Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Vì vậy xin mời thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống vào dạy học môn Đạo đức lớp 5.
1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀO DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5 2 MỞ ĐẦU “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”[Luật Giáo dục, Điều 27, khoản 2]. Nhân cách của học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản trong nhà trường là con đường dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản đó. Trong công cuộc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông của mọi môn học đều được biên soạn thống nhất chung dưới một quan điểm chỉ đạo quan trọng là tích hợp nhiều môn khoa học trong mỗi môn học, nhằm đáp ứng xu thế phát triển của khoa học và nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội ngày nay. Thực tiễn GD trong các trường tiểu học, giáo viên đã tìm hiểu và thực hiện tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học chính khóa của nhiều môn học, đặc biệt môn Đạo Đức nhằm góp phần phát triển và giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đao đức cho học sinh. Kết quả đạt được trong dạy học và giáo dục của các trường tiểu học đã khẳng định tính khả thi, tính cấp thiết và bổ ích của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên việc tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học các môn học, đặc biệt môn Đạo Đức còn đang gặp nhiều lúng túng. Nhiều GV băn khoăn trăn trở trong việc phải tích hợp quá nhiều chủ đề khác nhau vào mçi môn học (như Giáo dục môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn ma tuý học đường, giáo dục kĩ năng sống, v.v ). Chính vì vậy chúng tôi chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra được giải pháp hữu hiệu góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học. Do đó tên sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ là: “Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo Đức lớp 5’’. 3 Mục đích của đề tài nghiên cứu này là nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học môn Đạo đức trong các trường tiểu học, đồng thời góp phần giáo dục đạo đức và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh các trường tiểu học. Đối tượng nghiên cứu là hướng dẫn tích hợp dạy học nội dung kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo Đức lớp 5 ở trường tiểu học. Khách thể nghiên cứu là Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh lớp 5 ở trường tiểu học. Các nhiệm vụ nghiên cứu sẽ thực hiện là: - Tập hợp một số vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học để tích hợp nội dung kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo Đức lớp 5. - Điều tra thực trạng tích hợp nội dung kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo Đức lớp 5. - Đề ra biện pháp hữu hiệu hướng dẫn tích hợp nội dung kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo Đức lớp 5 ở trường tiểu học. Các Phương pháp nghiên cứu sẽ thực hiện là: Nhóm Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu Luật Giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, Nhiệm vụ năm học và đọc SGK môn Đạo Đức, sách hướng dẫn GV để thu thập một số vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học phục vụ cho mục một của đề tài (cơ sở lí luận). Nhóm các PP tổ chức hoạt động thực tiễn: điều tra cơ bản, quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện với cán bộ, GV, phụ huynh và với HS; thực nghiệm sư phạm, nghiên cứu sản HĐ của GV và sản phẩm học tập của HS khối 5 kết hợp với thăm lớp, dự giờ, trao đổi xin ý kiến chuyên gia được dùng ở mục 2 và 3 (điều tra thực trạng và thực nghiệm khoa học). Nhóm PP nghiên cứu hỗ trợ: PP thống kê Toán học, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn giáo dục được sử dụng để tính toán, tính trung bình và tỉ lệ phần trăm phục vụ cho nghiên cứu ở mục ba của đề tài (tổ chức thực nghiệm khoa học). Giới hạn và phạm vi của đề 4 tài này là nghiên cứu việc tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo Đức lớp 5 ở trường TH (thuộc TP Hà Nội) trong một năm học. NỘI DUNG 1. Một số vấn đề lí luận cơ bản của SKKN 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu: * Các cuộc vận động của Bộ GD&ĐT: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” * Chỉ thị Số 40/2008/CT-BGDĐT Về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. * Mục tiêu giáo dục và yêu cầu đổi mới của chương trình, SGK - Mục tiêu giáo dục của Tiểu học: Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. - Yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa: Theo chỉ đạo đúng đắn của Đảng CSVN, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã triển khai đổi mới Chương trình Giáo dục các bậc học, các cấp học, trong đó có cấp Tiểu học để tiến kịp xu thế phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. 1.2. Một số khái niệm cơ bản làm công cụ nghiên cứu của SKKN * Ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học : Thế kỉ XXI với 4 đặc trưng cơ bản là Toàn cầu hoá - Văn minh trí tuệ – Kinh tế tri thức – Công nghệ thông tin. Giáo dục là “quốc sách hàng đầu” của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, trong đó đối tượng được ưu tiên giáo dục hàng đầu chính là trẻ em. Nền kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin đã và đang tác 5 động mạnh mẽ đến các em học sinh. Do vậy việc trang bị các kĩ năng sống cơ bản cho học sinh là hết sức cần thiết, nhằm giúp các em tránh không mắc phải những hành vi của lối sống không lành mạnh. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở lứa tuổi này là định hướng cho các em những con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại, như: Giáo dục kĩ năng sống trong quan hệ với chính mình; Giáo dục kĩ năng sống trong quan hệ với gia đình; giáo dục kĩ năng sống; Giáo dục kĩ năng sống trong quan hệ với xã hội giúp học sinh biết cách ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên, với cộng đồng. Do vậy việc giáo dục giáo dục kĩ năng sống và hình thành nhân cách toàn diên cho học sinh nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Đây không chỉ là đòi hỏi của nhà trường tiểu học mà còn là yêu cầu cấp thiết của xã hội đối với nhà trường và gia đình. * Kĩ năng sống là gì ? Có nhiều góc nhìn khác nhau xem xét về khái niệm về kĩ năng sống như: - Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) thì kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày - đó là những kĩ năng cơ bản như: kĩ năng đọc, viết, làm tính,… - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì kĩ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khoẻ mạnh. Đó là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày. - Theo thuyết hành vi thì kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ - là những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống. 6 Con người cần có những kĩ năng nhất định để sống (tồn tại và phát triển) khi xem xét nó trong ba mối quan hệ: Con người với chính bản thân mình; Con người với tự nhiên; Con người với các mối quan hệ xã hội. Dù nhìn từ góc độ nào thì các kĩ năng sống đều nhằm giúp người học biết vận dụng những kiến thức đã học thành hành động thực tế để có thể phát triển hài hòa, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, phát triển bền vững. Kĩ năng sống mang tính cá nhân, tính dân tộc và quốc gia, tính xã hội - toàn cầu. Kĩ năng sống vừa mang tính sinh học vừa mang tính xã hội nghĩa là nó chủ yếu được hình thành, vận động , phát triển và hoàn thiện dần trong hoạt động và thực tiễn cuộc sống. Kĩ năng sống cơ bản trong lứa tuổi học sinh tiểu học thường là kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng đặt mục tiêu,… Những kĩ năng này th-êng gắn với một nội dung giáo dục cụ thể như giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục lòng nhân ái, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, giáo dục sống an toàn, khoẻ mạnh, v.v * Phân loại kĩ năng sống : - Cách thứ nhất: Kĩ năng chung và kĩ năng chuyên biệt (trong lĩnh vực cụ thể). Các kĩ năng chung: Kĩ năng nhận thức (phê phán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, sáng tạo, tự nhận thức về bản thân,). Kĩ năng đương đầu với xúc cảm (động cơ, ý thức trách nhiệm, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự điều chỉnh,…). Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác (giao tiếp, quyết đoán, hợp tác, sự thông cảm,…). Các kĩ năng chuyên biệt: kĩ năng về giới tính, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh sức khoẻ, đề phòng tai nạn thương tích; bảo vệ thiên nhiên và môi trường; v.v - Cách thứ hai: chia thành ba loại chính là kĩ năng nhận biết và sống với chính mình; kĩ năng nhận biết và sống với người khác; kĩ năng ra quyết định. 7 + Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình gồm các kĩ năng như : Tự nhận thức: Các em cần nhận biết và hiểu rõ bản thân về những tiềm năng, tình cảm, những mặt mạnh, mặt yếu của mình, cũng như về vị trí của mình trong cộng đồng. Càng nhận thức được khả năng của mình bao nhiêu, các em càng có khả năng sử dụng các kĩ năng sống khác một cách có hiệu quả bấy nhiêu, và càng có khả năng lựa chọn những gì phù hợp với các điều kiện sẵn có của bản thân, của xã hội bấy nhiêu. Lòng tự trọng: Sự tự nhận thức đưa đến sự tự trọng. Nó thể hiện qua việc con người nhận thức được những điều tốt đẹp – những giá trị của bản thân và kiên định giữ gìn những giá trị đó trong các tình huống phải lựa chọn giá trị. Sự kiên quyết: Sự kiên quyết có nghĩa là nhận biết được những gì bản thân muốn và tại sao lại muốn, và tiến hành các bước cần thiết để đạt được những điều đó trong những hoàn cảnh cụ thể. Cần phân biệt 2 thái cực của sự kiên quyết: một cực là thụ động, học sinh có thể biết hoặc hiểu mình muốn gì nhưng lại quá nhút nhát và quá lười biếng để vươn lên. Còn cực kia, là do quá hung hăng nên kiên quyết giành giật điều bản thân muốn mà không xem xét đến hoàn cảnh hoặc những người mình đang quan hệ. Điều quan trọng là học sinh thể hiện tính kiên quyết phải phù hợp hoàn cảnh, với từng đối tượng khác nhau. Đương đầu với cảm xúc: cảm xúc sợ hãi, yêu thương, phẫn nộ, e thẹn và mong muốn được thừa nhận,… mang tính chủ quan và con người thường có hành động, phản ứng để đáp ứng một cách tức thời với những tình huống đó mà không dựa trên suy luận lô gic. Do vậy, cảm xúc dễ đưa con người đến những hành vi mà sau này có thể phải hối tiếc. Việc xác định, nhận biết cảm xúc của mình và nguyên nhân của chúng để có quyết định đúng không để xúc cảm chi phối chính là kĩ năng đối phó hay còn gọi là kĩ năng đương đầu với cảm xúc. 8 Đương đầu với căng thẳng: Những căng thẳng như chuyện bất hoà trong gia đình, sự mất mát người thân, xích mích với bạn bè, căng thẳng trong thi cử,… là một phần hiển nhiên của cuộc sống . + Kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm: Quan hệ tương tác liên nhân cách: Cá nhân biết cách đối xử phù hợp trong quan hệ cụ thể để phát triển tối đa tiềm năng. Cảm thông: Bày tỏ sự cảm thông bằng cách tự đặt mình vào vị trí của người khác, là hỗ trợ người khác để gióp họ hoàn thành công việc được giao nhanh chúng nhất. Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè (người khác): nghĩa là bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân. Thương lượng: là cá nhân dùng hiểu biết, kinh nghiệm và niềm tin để trao đổi mang tính thuyết phục người khác đồng ý với ý kiến, thái độ của mình. Giao tiếp có hiệu quả: là có khả năng dùng ngôn ngữ kết hợp với các phương tiện biểu cảm khác để trao đổi, tiếp xúc với người khác khi cần thiết. Việc này bao gồm cả kĩ năng lắng nghe và hiểu được người khỏc, v.v -+ Các kĩ năng ra quyết định: Tư duy phê phán, sáng tạo, Ra quyết định. - Cách phân loại thứ ba: Các kĩ năng cơ bản (biết đọc, viết, làm tính và biết sử dụng các kĩ năng này trong các sinh hoạt, học tập hàng ngày). Các kĩ năng chung (giải quyết vấn đề; tư duy phê phán; làm việc theo nhóm; thương lượng). Các kĩ năng trong các tình huống, ngữ cảnh cụ thể như sức khoẻ; giới; gia đình, môi trường, ). 2. Nghiên cứu thực trạng việc tích hợp nội dung kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo đức cho học sinh lớp 4, lớp 5 2.1. Đặc điểm và tình hình chung của các trường Tiểu học (ở Hà Nội) Qua khảo sát một số trường tiểu học thuôc thành phố Hà Nội, chúng tôi đã có những kết quả là 100% các đồng chí trong BGH của đều đạt chuẩn và trên 9 chuẩn. Các đồng chí GV giảng dạy khối 5 phần lớn là những GV đều là những người có chuyên môn nghiêp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, quan tâm và thích học hỏi cái mới, không ngại khó khăn, nhiệt tình, yêu học sinh và yêu nghề dạy học. Họ chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng, tập huấn về tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống. Bởi vậy chỉ đạo và hướng dẫn giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào môn học là mới mẻ và gặp nhiều khó khăn. Học sinh ham học hỏi, thích tìm hiểu và khám phá cái mới lạ của các sự vật, hiện tượng, thích làm thí nghiệm khoa học thông qua các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 2.2. Đặc điểm của nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 5: Kết quả nghiên cứu chương trình và SGK môn Đạo đức lớp 5 (SGK đổi mới) cho thấy Chương trình môn Đạo đức lớp 5 gồm có 14 bài, học trong cả năm, phân bố mỗi tuần học 02 tiết môn Đạo đức. Nội dung môn Đạo đức lớp 5 gồm nhiều vấn đề vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ thể có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc liên hệ đến nội dung giáo dục kĩ năng sống cho HS. Vận dụng tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo đức lớp 5 được cụ thể như sau: - Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình và Kĩ năng ra quyết định: Bài 1- Em là HS lớp năm; Bài 2- Có trách nhiệm về việc làm của mình Bài 3- Có chí thì nên - Kĩ năng nhận biết và sống với người khác và Kĩ năng ra quyết định: Bài 4 - Nhớ ơn tổ tiên Bài 5 - Tình bạn Bài 6 - Kính già yêu trẻ Bài 7 - Tôn trọng phụ nữ Bài 8 - Hợp tác với những người xung quanh 10 Bài 9- Em yêu quê hương Bài 10- ủy ban nhân dân xã em Bài 11- Em yêu Tổ quốc Việt Nam Bài 12- Em yêu hòa bình Bài 13- Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc Bài 14- Bảo vệ tài nguyên (kĩ năng chuyên biệt: kĩ năng về bảo vệ thiên nhiên và môi trường). 2.3. Mục đích, nội dung và cách tiến hành nghiên cứu thực trạng: * Mục đích: Nghiên cứu thực trạng giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống cho HS lớp 5 nhằm xác định đúng, đủ và rõ những gì đã thực hiện tốt hoặc những hạn chế trong quá trình giảng dạy môn Đạo đức lớp 5. Kết quả nghiên cứu thực trạng chính là cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo đức lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giảng dạy và giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho HS. * Nội dung khảo sát thực trạng: - Khảo sát nhận thức, thái độ và kỹ năng của của BGH, GV và HS ở trường tiểu học (các trường tham gia dự án) về nội dung giáo dục kĩ năng sống, về biện pháp khi thực hiện tích hợp giảng dạy trong môn Đạo đức lớp 5. - Khảo sát Kế hoạch chỉ đạo giảng dạy môn Đạo đức lớp 5 có tích hợp nội dung kĩ năng sống, thông qua dạy chính khóa và ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Riêng trong dạy chính khóa, chúng tôi tìm hiểu rõ nội dung kiến thức và kỹ năng đã được GV khai thác như thế nào, liên quan đến kĩ năng sống ra sao; phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học mà GV đã lựa chọn sử dụng trong bài giảng để dạy kĩ năng sống cho HS. - Khảo sát cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học môn Đạo đức lớp 5. - Dự giờ, thăm lớp học trong tiết học môn Đạo đức lớp 5 (chính khóa). [...]... lớp 5 - Việc nghiên cứu kỹ chương trình giúp BGH và GV xác định đúng nội dung cần tích hợp vào dạy học môn Đạo đức lớp 5, trên cơ sở đó BGH có chỉ đạo cụ thể cho các tổ trưởng chuyên môn triển khai thực hiện việc giảng dạy tích hợp GV xác định đúng nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp để dạy tích hợp vào môn học - Mức độ tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào môn Đạo đức lớp 5 là... của giáo viên cũng có sự khác nhau - Nội dung giáo dục kĩ năng sống chưa được các cấp lãnh đạo trong và ngoài nhà trường quan tâm đúng mức… 14 3 Giải pháp tổ chức, hướng dẫn dạy học tích hợp kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo đức lớp 5 và tổ chức thực nghiệm khoa học: 3.1 Một số giải pháp thực hiện tích hợp kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo đức lớp 5 3.1.1 Nghiên cứu nội dung chương trình môn Đạo đức lớp. .. năng sống 3.1.3 Lên kế hoạch tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo đức lớp 5: Kế hoạch chỉ đạo giảng dạy tích hợp trong toàn khối lớp 5 cần phản ánh các vấn đề như sau: * Xác định mục tiêu bài dạy tích hợp kĩ năng sống Mục tiêu của môn Đạo đức lớp 5 cần phán ánh đủ ba mặt là: kiến thức, thái độ và kỹ năng Các mục tiêu này đã được xác định rõ trong sách hướng dẫn giáo viên về môn Đạo đức lớp. .. đức lớp 5 Mục tiêu kĩ năng sống được đan xen, hòa quyện, tích hợp một cách hợp lý, nhẹ nhàng vào mục tiêu của môn Khoa học Mục tiêu kĩ năng sống không tách rời mục tiêu của môn học, không phải là sự đặt cạnh hoặc cộng lại của hai loại mục tiêu trong môn Đạo đức lớp 5 * Đặc điểm của bài dạy tích hợp kĩ năng sống vào môn Đạo đức lớp 5 là: Bài giảng tích hợp kĩ năng sống vào môn Đạo đức lớp 5: phải... BGH, giáo viên khi chỉ đạo và thực hiện giảng dạy môn Đạo đức lớp 5 có tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống 2.3.3 Cách tiến hành nghiên cứu thực trạng: Một số phương pháp, biện pháp đã được sử dụng phối kết hợp để nghiên cứu thực trạng là: - Nghiên cứu kỹ chương trình giảng dạy môn Đạo đức lớp 5, sử dụng phương pháp đọc SGK và các tài liệu về giáo dục kĩ năng sống để xác định cụ thể nội dung tích hợp. .. và giáo viên tiểu học được khảo sát đều có ý kiến khẳng định tính cấp thiết phải đưa kĩ năng sống vào trong nhà trường 100% ý kiến đã nhấn mạnh lợi ích của giảng dạy tích hợp kĩ năng sống vào môn Đạo đức lớp 5 Tuy nhiên hiểu biết của GV về kĩ năng sống còn hạn chế, việc xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp tổ chức thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho HS vào dạy học môn đạo đức lớp 5 còn... thức, kỹ năng của môn Đạo đức lớp 5 Nội dung bồi dưỡng về kĩ năng sống cho GV để dạy tích hợp là các vấn đề cơ bản như: - Ý nghĩa và vai trò của giáo dục kĩ năng sống; - Khái niệm, nội dung cụ thể của kĩ năng sống thông qua môn Đạo đức dạy chính khóa Những kĩ năng sống cơ bản được biên soạn lồng ghép trong các bài học ở tiểu học gồm: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng. .. biện pháp hướng dẫn tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức Giải pháp tổ chức và hướng dẫn tích hợp kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo đức lớp 5 là đúng đắn, thiết thực, bổ ích, phù hợp với thực tiễn các trường tiểu học và có tính khả thi cao - Kết quả của hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS được nâng cao và đạt kết quả tốt chỉ khi nội dung dạy học có sự tích hợp một số vấn đề 25 giáo dục mang... Hướng dẫn trò chơi và chơi thử Nhắc nhở một số yêu cầu thực hiện trong trò chơi GV kết hợp cùng HS nhận xét và tuyên bố kết quả của trò chơi - Hướng dẫn cách thiết kế giáo án môn Đạo đức có tích hợp (kĩ năng sống) : + Xác định mục tiêu của bài dạy có tích hợp: Mục tiêu của bài dạy tích hợp kĩ năng sống môn Đạo đức lớp 5 là mục tiêu kép, nghĩa là mục tiêu của bài học môn Đạo đức với mục tiêu giáo dục. .. khi tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào dạy học môn Đạo đức lớp 5 Kết quả cho thấy chủ yếu nhu cầu và nguyện vọng của giáo viên là mong muốn được bồi dưỡng và tập huấn những kiến thức và kỹ năng cần thiết về kĩ năng sống phù hợp với môn học; là bồi dưỡng hoặc cung cấp tài liệu về nội dung này và biện pháp tổ chức các hoạt động để GD kĩ năng sống, là kỹ năng xác định mục tiêu, kĩ năng khai thác nội dung . tuệ – Kinh tế tri thức – Công nghệ thông tin. Giáo dục là “quốc sách hàng đầu” của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, trong đó đối tượng được ưu tiên giáo dục hàng đầu chính là trẻ em. Nền kinh tế. năng sống bị hạn chế. - Vốn hiểu biết, kiến thức lí luận và kinh nghiệm thực tiễn về kĩ năng sống; hoàn cảnh gia đình và khả năng kinh tế của mỗi giáo viên cũng khác nhau…Do đó kết quả giảng. thực trạng và thực nghiệm khoa học). Nhóm PP nghiên cứu hỗ trợ: PP thống kê Toán học, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn giáo dục được sử dụng để tính toán, tính trung bình và tỉ lệ phần trăm phục