Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú

55 1.3K 3
Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Làm thế nào để giáo dục học sinh rèn luyện nhân cách, phẩm chất đạo đức một cách có hiệu quả để các em có thể vừa học tập, sinh hoạt với nhau suốt cả 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày quả là không thực sự đơn giản. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú”.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh có nói : "Có tài mà không có đức là người vô dụng , có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ". Có thể nói câu nói của Người như một châm ngôn , như một chân lí sống mà dù trong thời đại nào , thế hệ nào thì cũng hiển nhiên đúng .Trong mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay cũng coi trọng giáo dục đạo đức và lòng yêu tổ quốc . Những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã nh ận thức sâu sắc về những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của việc giáo dục đạo đức cho học sinh , coi trọng yếu tố con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, các nền văn minh của quốc gia. Cho nên xây dựng và phát triển con người có trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Để đạt được điều đó, giáo dục - đào tạo có vai trò quyết định. Ở nước ta hiện nay, đang diễn ra công cuộc đổi mới sâu sắc trong phạm vi toàn xã hội. Sự nghiệp giáo dục đang được coi trọng là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ghi rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ vững và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân lo ại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Đương thời Hồ Chủ Tịch luôn quan tâm đến giáo dục lý tưởng ,đạo đức cho th ế hệ trẻ. Trong di chúc của Người về giáo dục thanh niên Bác chỉ rõ : "Bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đời sau là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết", và “thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng cần bồi dưỡng họ thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa hồng vừa chuyên". Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục, s ự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của kinh tế xã hội và ngược lại giáo dục có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội; giáo dục là công cụ, là phương tiện để cải tiến xã hội. Khi xã hội phát triển, giáo dục được coi vừa là động lực vừa là mục tiêu cho việc phát triển tiếp theo của xã hội. Giáo dục trong nhà trường giúp học sinh phát triển toàn diện về “ đức, trí, thể, mỹ” và các kỹ năng sống cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa , xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, nhằm thực hiện tốt mục tiêu nguyên lý giáo dục của Đảng. Đức và tài là hai mặt cơ bản hợp thành trong một cá nhân; đạo đức là gốc của nhân cách. Người thành đạt trong học thức mà không thành đạt trong đạo đức coi nh ư là không thành đạt. Giáo dục đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục như Bác Hồ đã nói " Hiền dữ phải đâu là có sẵn , phần nhiều do giáo dục mà nên." . Vì vậy, việc quan tâm tới công tác quản lý và giáo dục đạo đức trong nhà trường là một việc làm cần thiết. Trường dân tộc nội trú ở nước ta ra đời theo yêu cầu của sự nghiệp cách m ạng miền núi, vùng dân tộc. Trường ở vị trí mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục miền núi được coi là trường chuyên biệt đào tạo cán bộ nguồn cho dân tộc. Nhiệm vụ của các trường Dân tộc nội trú bậc THCS là đào tạo học sinh con em dân tộc thiểu số có đủ trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức để tiếp tục học cấp cao hơn; khi đủ sứ c, đủ đức, đủ tài trở về xây dựng quê hương, làng bản thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo hoặc có thể sẵn sàng phục vụ xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trường PT DTNT Điểu Xiểng, đối tượng giáo dục là con em của 6 dân tộc thiểu số thuộc các xã vùng sâu, vùng khó khăn ở hai huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ , Long Khánh. Trong một năm thì có 9 tháng các em ăn, họcsinh hoạt tại trường, đạo đức, nhân cách của các em phát triển tốt hay xấu, chất lượng hạnh kiểm cao hay thấp là do một phần lớn công tác giáo dục của nhà trường . Trước tình hình và thực trạng đó, trong nhữ ng năm qua đã được các cấp, các ngành, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục thực sự quan tâm và sự cần thiết là phải đầu tư cho việc giáo dục toàn diện. Nhưng thực tế thì vấn đề giáo dục lý tưởng đạo đức vẫn có những nơi, những lúc còn bị xem nhẹ, chưa được chú trọng. Giáo dục đạo đức ở các trường Phổ thông đã khó , ở trường Phổ thông dân tộc nội trú lại càng khó hơn , bởi lẽ học sinh chúng ta là 100% con em đồng bào dân tộc thiểu số , các em đã quen với những sinh hoạt cộng đồng , những phong tục tập quán đã ăn sâu vào trong tư tưởng của các em , những tiếng chửi thề , những trò ngỗ nghịch , những hành xử thiếu ý thức đã không thể một sớm một chiều mà có thể thay đổi được . Do vậy , trọng trách chèo lái con thuyề n Điểu Xiểng – một trường PTDTNT mang tên một Liệt sĩ một người con của đồng bào dân tộc , ngay từ đầu trong tiềm thức của bản thân cũng chưa hình dung ra được bản chất hoạt động của trường như thế nào ? đối tượng học sinh ra làm sao ? nhiệm vụ chủ yếu là gì ? , nào là việc học tập , sinh hoạt ,nội trú ,ăn uống của các em sẽ làm sao trong lúc bộ phận Ban giám hiệu lại chưa có Hiệu phó . Trong nỗi băn khoăn ngày đêm trăn trở , bản thân tôi đã được Lãnh đạo Sở giáo dục cho cơ hội được đi tiếp cận với cách quản lí của trường PTDTNT Liên huyện Tân phú –Định quán , và nhiều lớp tập huấn giáo dục đặc thù khác . Bản thân tôi đã dần hình dung ra được mục tiêu chính để quản lí trường PTDTNT , đó chính là việc nuôi và dạy . Tuy nhiên, việc nuôi đã có chế độ của nhà nước ban hành theo quy định , còn quan trọng là việc dạy . Đối với trường PTDTNT cấp THPT thì có thể dễ dàng hơn vì các em cũng đã khôn lớn , còn đối trường PTDTNT cấp THCS thì các em còn rất nhỏ , đây là lần đầu tiên các em phải sống xa gia đình và tự lập . Vậy làm thế nào để giáo dục học sinh rèn luyện nhân cách, phẩm chất đạo đức một cách có hiệu quả để các em có thể vừa học tập , sinh hoạt với nhau suốt cả 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày quả là không thực sự đơn giản . Đó chính là lý do khiến tôi thực hiện chuyên đề này. Xuất phát từ những lí do khách quan và chủ quan như đã phân tích ở trên , b ản thân đã chọn dề tài : Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinhtrường Phổ thông DTNT ” II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận Theo tổ chức Y tế thế giới WHO độ tuổi vị thành niên có từ 10 đến 19 tuổi, ở Việt Nam quy định độ tuổi vị thành niên từ 10 đến dưới18 tuổi.Như vậy học sinh THCS là lứa tu ổi cuối của tuổi vị thành niên.Giai đoạn này các em phát triển mạnh về thể chất, sinh lý là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, các em luôn có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân. Ở giai đoạn phát triển này sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của người lớn làm các em cảm thấy rất khó chịu, bực bội và rất dễ nổi nóng. Trong l ứa tuổi này các em muốn tìm tòi, phát hiện khám phá,tìm hiểu những điều chưa biết của cuộc sống, các em muốn có quyền tự quyết định trong các công việc và việc làm của mình và muốn không bị sự ràng buộc của gia đình, bố mẹ và các người lớn tuổi. Ở lứa tuổi này sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn. Các em có xu hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp vớ i tình tình để vui chơi, đùa nghịch, có những lúc, những nơi các em có các hành động không đúng, không phù hợp với lứa tuổi của mình. Trong giai đoạn này quá trình phát triển sinh lý ảnh hưởng đến rất nhiều tính cách của các em: các em rất dễ bị xúc động khi có một tác động nào đó, bản thân các em dễ bị lôi kéo, kích động, lòng kiên trì và khả năng tự kiềm chế yếu. Ở lứa tuổi này tính tình không ổn định, dễ nổi cáu, khi thì quá sôi nổ i nhiệt tình nhưng có trở ngại lại dễ buông xuôi, chán nản. Đối với các em ở lứa tuổi này, cái gì cũng dễ dàng, đơn giản, các em luôn ở trạng thái hiếu thắng hoặc tự ti vì thế dễ dàng đi đến những hành động thiếu suy nghĩ chín chắn, nhiều lúc vi phạm mà vẫn không biết. Chính vì vậy, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và mọi tổ chức trong xã hội phải có trách nhiệm quan tâm sát sao, động viên kịp thời để hướng các em có những suy nghĩ và hành động đúng. Để chỉ đạo và quản lý tốt quá trình giáo dục đạo đức trong trường PT DTNT, người cán bộ quản lý cần xây dựng kế hoạch cụ thể và nắm vững vấn đề cụ thể như sau: a) Đạo đức. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm đạo đức, nhưng có thể hiểu khái niệm đạo đức dưới 2 góc độ: - Góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái xã hội đặc biệt được phản ánh dưới dạng nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, điều chỉnh (hoặc chi phố i) hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với xã hội, giữa con người với nhau và với chính bản thân mình. - Góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những sản phẩm, nhân cách của con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người khác và vớ i chính bản thân mình. b) Quá trình hình thành và phát triển đạo đức. Quá trình hình thành và phát triển đạo đức của cá nhân, của con người là quá trình tác động qua lại giữa xã hội và cá nhân để chuyển hoá những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức – xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm cho cá nhân đó trưởng thành về mặt đạo đức, công dân đáp ứng các yêu cầu của xã hội. c) Quá trình giáo dục đạo đức. Là mộ t hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch nhằm biến chứng những nhu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của xã hội thành những sản phẩm, giá trị đạo đức của cá nhân, nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội. d) Các đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức. - Có định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường. - Tính biện chứng, phức tạp trong quá trình phát triển, biến đổi v ề nhân cách của học sinh về mặt đạo đức. - Có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất đạo đức. - Phát triển thông qua các hoạt động và giao lưu tập thể. - Tính đột biến và khả năng tự biến đổi. - Tính cá thể hoá cao. - Chứa nhiều mâu thuẫn. - Có sự tương tác hai chiều giữa nhà giáo d ục và đối tượng giáo dục. *. Thực trạng nhà trường: Với đối tượng là học sinh dân tộc, các em ăn, ở sinh hoạt tại trường ngôn ngữ, phong tục tập quán bất đồng, nhân cách của các em chưa được hoàn thiện. Hơn nữa, nhà trường nằm ở khu đông dân cư , học sinh dễ bị ảnh hưởng, tác động, lôi cuốn của thanh niên bên ngoài. Do vậy rất cần được rèn luyện, bồi dưỡ ng tiếp tục ở bậc THCS để trẻ trở thành con ngoan, trò giỏi đáp ứng lòng mong muốn của phụ huynh, của xã hội. Làm cho học sinh tiến bộ, trưởng thành đó là việc làm đầy tính nhân đạo của người giáo viên nói riêng, người làm công tác giáo dục nói chung. Phần đa phụ huynh, học sinh ở xa trường, nên việc phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình có khi không kịp thời, có một số phụ huynh phó thác toàn bộ con em mình cho nhà trườ ng. Những em là học sinh lớp 6, mới tuyển vào trường, lần đầu tiên xa nhà, xa bố mẹ, người thân, không tránh khỏi ảnh hưởng về tâm lý, tư tưởng cũng như tự phục vụ bản thân mình (hay khóc, buồn chán, chưa thích ứng với môi trường tập thể). Hầu hết học sinh ở các xã vùng sâu, vùng xa, quen với cách sống tản mạn, tự do, tùy tiện, có phong tục, tập quán, ngôn ngữ, lứa tuổi khác nhau, do vậy đư a các em vào kỷ cương, nền nếp không hề dễ dàng. Học sinh ở lứa tuổi từ 11 đến tuổi 16 có đặc điểm tâm lý diễn biến phức tạp ( nhất là tuổi: 14,15) các em tiếp thu cái mới, cái lạ, cái xấu rất nhanh, hay bắt chước, a dua, đua đòi, tính tình bồng bột, tự phát, ít kìm chế được bản thân, không thích người lớn nói nặng, lớn tiếng với mình, có khi phản ứng gay gắt, thậm chí chửi l ại thầy cô, công nhân viên bằng những lời tục tĩu, nhất là các em nam thường ngang tàng, bướng bỉnh, thích làm người lớn, thể hiện những hành động của người lớn như hút thuốc, uống rượu, nhuộm tóc, ăn mặc mô del, thích làm nổi trội hơn người khác… Hơn nữa, giáo viên không ai biết tiếng dân tộc, trong khi đó các em giao tiếp với nhau, với người thân toàn bằng tiếng dân tộc riêng của mình, nên việc giao tiếp giữ a thầy và trò, giữa thầy với phụ huynh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh cũng là một trở ngại không nhỏ trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. * Thống số liệu về hạnh kiểm học sinh trước khi thực hiện chuyên đề: Khối lớp Tổng số học sinh Xếp loại hạnh kiểm Tốt % Khá % TB % Yếu % 6 68 61 89.7 6 8.8 1 1.47 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1.Nội dung và hình thức giáo dục: *Nội dung giáo dục: - Giáo dục học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, nội quy lớp học , nội quy khu nội trú ; chấp hành tốt luật pháp, các quy định; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; - Giáo dục các em lòng nhân ái, kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, tôn trọng người lớn tuổi, thương yêu và giúp đỡ bạn bè ,các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, được các bạn tin yêu. - Giáo dục lòng yêu đất nước , yêu tổ quốc , yêu nhân dân, yêu nhân loại, yêu hòa bình, yêu quý và tự hào lịch sử vẻ vang của dân tộc, truyền thống văn hóa , đặc điểm địa lý về biển đảo . - Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình; - Tích cực rèn luyện thân thể, lao động vệ sinh, giữ gìn và bảo vệ môi trường, giữ gìn và bảo quản tài sản. - Giáo dục và rèn luyện đức tính, phẩm chất tốt đẹp như: thật thà, trung thực, giản dị, khiêm tố n, tiết kiệm, đoàn kết dân tộc, thương yêu đùm bọc, giúp đỡ nhau lúc ốm đau, khó khăn, hoạn nạn, tính tự giác, siêng năng, không ăn gian, nói dối, không gian lận trong học tập, sinh hoạt … - Giáo dục và bồi dưỡng tình yêu: trường, lớp, quê hương, đất nước, yêu hòa bình, có niềm tin và biết ơn Hồ Chủ Tịch, Đảng, Nhà nước XHCN Việt Nam, biết ơn những người đã hy sinh giành được độc lập, tự do cho đất nước, biết giữ gìn và phát huy những di sản tinh hoa của dân tộc. - Rèn luyện cho các em tính tự giác, tích cực, chủ động thực hiện và tuân thủ đúng thời gian biểu và nội qui, qui định của nhà trường (ngăn nắp, gòn gàng, giờ nào, việc nấy) - Tích cực lao động vệ sinh trường lớp , khu nội trú nhằm xây dựng nếp sống văn minh , lịch sự , xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp . - Giáo dục họ c sinh lòng kính yêu Bác Hồ, học tập và làm theo “tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh”. - Lồng ghép giáo dục các em thông qua cuộc vận động “Hai không” và phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực’. * Hình thức giáo dục: - Giáo dục đạo đức cho học sinh vào các buổi chào cờ sáng thứ Hai hàng tuần : trong mỗi buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần học sinh đều được nghe một học sinh đại diện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và nghe chương trình quà tặng cuộc sống sau khi đã được Hiệu trưởng nhận xét , đánh giá ưu khuyết điểm trong tuần . - Giáo dục các em qua các môn học trên lớp; - Giáo dục các em trong các ti ết sinh hoạt lớp, các tiết hoạt động NGLL (theo chủ điểm) của giáo viên chủ nhiệm; - Lồng ghép giáo dục các em trong các buổi “rèn kỹ năng sống” vào chiều thứ sáu hàng tuần; - Ngoài ra, còn giáo dục đạo đức cho các em qua gương người tốt, việc tốt, tham gia phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, phòng chống các tệ nạn trong xã hội… 2.2 Biện pháp thực hiện: 2.2.1 Tăng cường sự chỉ đạo của chi bộ Đảng và hiệu lực quản lý của Ban giám hiệu nhà trường: - Trong trường học, chi bộ Đảng là tổ chức cao nhất, nắm quyền lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của nhà trường; là hạt nhân, là nền tảng của sự đoàn kết. Chi bộ nhà trường luôn thực hiện theo phương châm “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý”. - Triển khai kịp thời sâu rộng mọi văn bả n chỉ đạo của Đảng và nhà nước để công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đạt hiệu quả cao. - Phân công các đảng viên vào các vị trí quan trọng của nhà trường để các đảng viên phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của mình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. - Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu lập kế hoạch cụ thể, phù hợp, sát thực với từng thời điểm, g ắn liền với việc giáo dục đạo đức học sinh từng tháng, từng tuần theo các chủ điểm; giao cụ thể cho từng bộ phận, tổ công tác và cá nhân thực hiện. [...]... cầu: Giáo dục pháp luật, đạo đức, nếp sống cho học sinh phù hợp với bậc THCS theo hướng kết hợp lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành Học sinh nội trú tại trường nên việc sinh hoạt nội trú là rất cần thiết ,GVCN cần sinh hoạt với học sinh vào những ngày cuối tuần Kết hợp giáo dục chính khoá với giáo dục ngoại khoá; tích hợp, lồng ghép nội dung pháp luật một cách hợp lý trong môn học Giáo dục công dân. .. cho từng thành viên luôn phiên giáo dục học sinh vào sáng thứ hai trong tiết chào cờ và chiều thứ Sáu trong buổi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Khi được phân công cá nhân phải xây dựng kế hoạch trước , xây dựng dự thảo kế hoạch về giáo dục đạo đức cho học sinh từng thời điểm , từng tháng , tuần : a Đối với Hiệu trưởng : Là Hiệu trưởng nhà trường – người chịu trách nhiệm chính về quản lí , chỉ đạo. .. cha mẹ học sinh Nhà trường phối hợp chặt chẽ để xây dựng quy chế phối thuộc giáo dục truyền thống cách mạng, đạo ức, lối sống trong học sinh 5 Đối với giáo viên bộ môn Tích cực phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống trong học sinh đạt hiệu quả IV Nội dung cụ thể 1- Giáo dục nền nếp ý thức kỷ luật: Học sinh đi học đúng... thống nhà trường GVCN HT, TPT, QS, GVCN HT, TPT, QS, GVCN Kế hoạch tháng 10 1 .Kế hoạch chung - Giáo dục đạo đức cho học sinh trong các giờ sinh hoạt về ý thức công dân, trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện nội quy nhà trường - GVCN cùng tập thể lớp làm đèn lồng và tập các tiết mục văn nghệ để đón trung thu qua đó có thời gian tâm sự giáo dục đạo đức cho học sinh - Tổ chức Trung thu cho học sinh - Tiếp... một số môn học khác; bảo đảm sự liên thông về kiến thức giữa các cấp học và kết hợp giáo dụcthông qua các môn học với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Đặc biệt GVCN cần cho học sinh giao lưu với nhau, để các em hòa đồng trong môi trường nội trú, tránh tình trạng phân biệt dân tộc, biết giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống hàng ngày Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, nếp sống... động dạy và học của nhà trường , chịu trách nhiệm về việc giáo dục đạo đức cho học sinh, tôi phải xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể để thường xuyên giáo dục các em bằng nhiều nội dung khác nhau như: lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết, lễ phép, kính trọng người lớn, nói lời hay, làm việc tốt, kiên trì, siêng năng trong học tập, lao động làm vệ sinh trường lớp …: SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG PTDTNT... TUẦN Kế hoạch tháng 9 1 .Kế hoạch chung - Ổn định tổ chức lớp, các lọai sổ sách: Sổ chủ nhiệm, sổ đầu bài, danh sách tổng hợp học sinh, sổ liên lạc, ổn định nề nếp học sinh, nắm bắt tình hình đối tượng học sinh trong lớp nhất là các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh chậm tiến bộ - Giáo dục đạo đức cho học sinh trong các giờ sinh hoạt về ý thức công dân, trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện nội quy... của nhà trường, ổn định nhanh chóng các tổ chức lớp, các hoạt động của cờ đỏ lớp, để công tác giáo dục có hiệu quả và nhanh chóng đi vào chiều sâu Tăng cường các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống Sắp xếp chỗ ăn ở cho học sinh thật hợp lý, tránh tinh trạng học của 1 dân tộc ở với nhau sẽ gây nên phân biệt dân tộc Xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch. .. tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam chống Mỹ-Diệm; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, dùng tiếng Việt dạy trong các trường đại học, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh, bài trừ tệ nạn văn hóa -giáo dục nô dịch trụy lạc của đế quốc Mỹ; đấu tranh chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên... tăng cường giáo dục pháp luật cho HS Tổ chức nghiêm túc, có hiệu quả việc triển khai tìm hiểu, học tập Điều lệ trường học, Luật giáo dục, Luật giao thông, Luật thanh niên, Luật chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng, Luật phòng chống ma tuý Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, nhà trường xâydựng nội quy học sinh, cho học sinh thảo luận, học tập, viết thu hoạch

Ngày đăng: 18/06/2014, 17:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan