III Các chỉ tiêu phục vụ quản trị điều hành
3.3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và các Hiệp hội của DNVVN
của DNVVN
Để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNVVN của NHTM, các cơ quan nhà nước cũng cần có những biện pháp cụ thể để tạo ra những điều kiện đầy đủ và thuận lợi cho hoạt động này phát triển. Xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trường đầu tư và tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư.
Thứ nhất, NHNN Việt Nam cần ban hành chính sách tiền tệ ổn định và mang tính mục tiêu cả trong dài hạn và ngắn hạn, giúp cho các NHTM hoạch định được phương hướng mọi hoạt động, tạo ra tính chủ động cho các NHTM. Chính sách tiền tệ cần có sự thống nhất, hợp với xu hướng phát triển của đất nước, ổn định nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy hoạt động của các NHTM.
Thứ hai,Nhà nước cần xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh đối với mọi thành phần kinh tế. Để tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng và công bằng cho các loại hình doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, phải từng bước tiến tới hệ thống luật pháp đồng bộ, điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp theo một cơ chế chính sách thống nhất trên quan điểm Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mỗi công dân, từng doanh nghiệp. Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trường đầu tư và tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư. Đồng thời hình thành hệ thống kế toán tài chính và thống kê kinh tế để cung cấp cho các doanh nghiệp không phân biệt loại hình sở hữu.
Thứ ba, Tăng cường hỗ trợ thông tin với DNVVN. Vấn đề thông tin là một trong những khó khăn lớn đối với DNVVN. Vì thế, Nhà nước cần có chính sách về cung cấp thông tin cho bộ phận DN này. Với việc lập các website chuyên về tin tức, sự kiện, thị trường cho các ngành nghề DNVVN, cập nhật các văn bản Luật và văn bản dưới Luật sẽ giúp DN có được hiểu biết tổng quan nhất. Đồng thời các cơ quan chức năng có thể tiến hành đào tạo các khóa về thủ tục đăng kí kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu, đào tạo công tác quản lí, các quy chế của NHTM…nhằm nâng cao hiểu biết cũng như năng lực của DNVVN.
Thứ tư, nên thành lập các khu công nghiệp tập trung cho DNVVN. Hoạt động tập trung giúp Nhà nước dễ dàng hỗ trợ cho các DNVVN về cơ sở hạ tầng, cập nhật thông tin, phát triển thị trường và giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất cho DNVVN.
Thứ năm, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thành lập và phát triển DNVVN ở một số ngành lợi thế, như các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh, các ngành tại đầu vào cho các doanh nghiệp lớn, cũng như trong các lĩnh vực phục vụ đầu ra cho các sản phẩm của doanh nghiệp lớn, các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp nông thôn, bao gồm các sản phẩm thuộc các ngành nghề truyền thống…Đó được xem là những ngành thuận lợi cho DNVVN, vì thế Nhà nước cần định hướng cho DN đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong những lĩnh vực trên.
Thứ sáu, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có các biện pháp cụ thể nhằm quản lí hoạt động của các DNVVN. Việc hỗ trợ phải đi cùng với kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo các DN hoạt động trong hành lang pháp luật. Với những trường hợp vi phạm Pháp luật, gây thiệt hại về của cải vật chất cho xã hội cần có
những biện pháp xử lí thích đáng, đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh.
Cuối cùng, các Hiệp hội cần có những biện pháp cụ thể để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của mình. Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Vinasmea) được thành lập từ năm 2005, với định hướng là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tập hợp, liên kết, hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ cácDNVVN Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Hiệp hội giữ vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp với cơ quan chức năng trong mọi mặt hoạt động, đồng thời làm tham mưu, đóng góp ý kiến với các cơ quan nhà nước nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách vì lợi ích đất nước và vì lợi ích của doanh nghiệp... Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội DNVVN cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong hoạt động cung cấp thông tin, làm cầu nối cho doanh nghiệp với thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN
KẾT LUẬN
Trước sự phát triển của lực lượng DNVVN Việt Nam hiện nay, mở rộng cho vay đối với các DNVVN là hoạt động rất tiềm năng và là xu thế tất yếu của các NHTM.
Chuyên đề tốt nghiệp về đề tài “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội” đã nêu lên một số cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay DNVVN
nói riêng, tìm hiểu và vận dụng vào việc phân tích để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Đồng thời chuyên đề đã giới thiệu hoạt động của chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội trong 2 năm 2006-2007, phân tích hoạt động cho vay DNVVN tại Chi nhánh, phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động này, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp và một số kiến nghị nhằm mở rộng cho vay DNVVN.
Trong những năm vừa qua,Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội đã xác định được phướng đúng đắn và đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động cho vay DNVVN, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Để nâng cao hiệu quả mở rộng cho vay DNVVN, đòi hỏi toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên và Ban lãnh đạo Chi nhánh phải chủ động khắc phục khó khăn, không ngừng trau dồi nghiệp vụ và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp.