Đa dạng hóa phương thức cho vay và xây dựng chính sách thời hạn nợhợp lí

Một phần của tài liệu Đề tài: “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội” pot (Trang 70 - 72)

III Các chỉ tiêu phục vụ quản trị điều hành

3.2.1.3.Đa dạng hóa phương thức cho vay và xây dựng chính sách thời hạn nợhợp lí

hạn nợhợp lí

Như chúng ta đã biết, DNVVN hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Vậy có được khoản vay phù hợp với chu kì sản xuất, vòng quay vốn, các thời điểm ra, vào của dòng tiền…sẽ giúp DN chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh và ổn định để phát triển.

Hiện nay, việc lựa chọn phương thức cho vay nào, giải ngân ra sao là không bắt buộc. GiữaNH và KH có thể thỏa thuận với nhau để áp dụng phương thức phù hợp nhất. Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội hiện đang áp dụng nhiều hình thức cho vay khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là cho vay trực tiếp từng lần. Phương thức này nhìn chung là cần thiết đối với những KH mới, tuy nhiên gây mất thời gian do mỗi lần vay DN phải lập lại hồ sơ từ đầu về tất cả các thủ tục, TSĐB…Vì vây NH có thể áp dụng cho vay trực tiếp từng lần đối với những DN không có quan hệ vay trả thường xuyên với NH, thu nhập không ổn định hoặc vay để bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời. Đối với những DN có quan hệ truyền thống, NH nên chủ động cho vay theo hạn mức, hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay trả góp... Như thế cả NH và DN đều tiết kiệm được thời gian và chi phí, giảm khối lượng thủ tục rườm rà và tạo điều kiện cho DN lên kế hoạch sản xuất kinh doanh cho cả kì.

Cơ cấu về thời hạn trong dư nợ tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay DNVVN. Các khoản vay ngắn hạn có

thời gian thu hồi vốn nhanh hơn, mức độ an toàn cao hơn, do đó các NHTM thường thiên về cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên nhu cầu vay vốn trung dài hạn của DNVVN là rất lớn. Do đó để mở rộng cho vay DNVVN hiệu quả thì NH phải xây dựng cơ cấu thời hạn hợp lí sao cho phù hợp giữa mục tiêu của NH với nhu cầu của DN. Hiện nay trong tổng dư nợ đối với DNVVN, dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm đa số với tỷ lệ 78%, do đó Chi nhánh cần thay đổi quan điểm về cho vay trung dài hạn đối với DNVVN. Nguồn trả nợ vốn vay trung dài hạn là các khoản thu từ dự án đầu tư, do đó để đánh giá khả năng trả nợ thực tế, Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội cần dựa trên tính khả thi của dự án. Đây là yếu tố cần thiết nhằm chuyển dịch cơ cấu thời hạn nợ trong cho vay DNVVN hợp lí hơn.

3.2.2.Thành lập tổ phụ trách đối tượng khách hàng DNVVN nhằm tăng tính chuyên môn hóa trong cho vay DNVVN

Hiện tại, ở Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội mới chỉ có bộ phận tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân. Trong đó chưa có sự phân quyền rõ ràng giữa cho vay DNVVN với DN lớn.

Hiện nay, Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội đã xác định DNVVN là đối tượng khách hàng chiến lược. Để cạnh tranh với các NHTM cổ phần khác trên địa bàn, đòi hỏi NH ĐT&PT Nam Hà Nội phải tăng tính chuyên môn hóa trong cho vay DNVVN. Đó là sự chuyên môn hóa từ quy trình cho vay, công tác thẩm định và quan hệ khách hàng. Đồng thời bộ phận này sẽ phụ trách việc phát hiện và giải quyết kịp thời những bất cập trong hoạt động cho vay DNVVN. Đặc biệt, để phục vụ cho công tác thẩm định hiệu quả hơn, Chi nhánh có thể thành lập các nhóm phụ trách một số công việc cụ thể, như phụ trách vấn đề thông tin, phụ trách thẩm định giá, phụ trách xác định giá trị TSĐB…Tăng cường chuyên môn

hóa trong hoạt động cho vay DNVVN sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho NH.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội” pot (Trang 70 - 72)