Năng lực thẩm định tín dụng của đội ngũ cán bộ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội” pot (Trang 28 - 29)

Các DN khi vay vốn trước hết phải lập hồ sơ gửi đến NH, bao gồm các giấy tờ thể hiện năng lực của DN, các giấy tờ liên quan đến TSĐB, lập dự án đầu tư và một số giấy tờ khác. Khi đó cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của các loại giấy tờ, xem xét khả năng tài chính của DN và tính khả thi của dự án. Việc này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ về kế toán, kiểm toán, nắm chắc các quy định của pháp luật và quy chế cho vay của NH. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng phải có khả năng xử lý tổng hợp thông tin về các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của DN, như nhu cầu của thị trường, khả năng xâm nhập thị trường, khả năng cung ứng nguyên vật liệu cho dự án... Nếu cán bộ NH có hiểu biết rộng các lĩnh vực kinh tế xã hội và đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn thì mới đưa ra được đánh giá chính xác nhất năng lực tài chính của DN, đưa ra hạn mức tín dụng đáp ứng được nhu cầu về vốn vay của DN và phù hợp với khuôn khổ cho vay của NH. Điều này không chỉ hữu ích đối với DN mà còn giúp NH tăng thêm mối quan hệ với đội ngũ KH tiềm năng là DNVVN, hạn chế rủi ro đối với khoản vay. Ngược lại, nếu cán bộ tín dụng không có đầy đủ kiến thức, năng lực và không nắm chắc quy định cho vay của NH sẽ dẫn đến việc không xác định đúng năng lực của DN và tính khả thi của dự

án đầu tư, khiến cho DN không được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời. Mặt khác, nếu đánh giá tính khả thi của dự án cao hơn thực tế sẽ tăng thêm nhiều rủi ro trong cho vay của NHTM.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội” pot (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w