1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài kỹ năng thu thập và đánh giá chứng cứ trong việc giải quyết vụ án dân sự

38 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Năng Thu Thập Và Đánh Giá Chứng Cứ Trong Việc Giải Quyết Vụ Án Dân Sự
Tác giả Hoàng Thị Thu Hường
Trường học Học Viện Tòa Án
Chuyên ngành Đào Tạo Thẩm Phán
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 462,37 KB

Cấu trúc

  • I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ VÀ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ …………………………………….. 3 1. Khái niệm về chứng cứ và việc thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự (3)
    • 2. Các hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án (6)
    • 3. Đặc điểm hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong TTDS (7)
    • 4. Ý nghĩa của thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự (10)
  • II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỸ NĂNG THU THẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ … (3)
    • 1. Kỹ năng thu thập chứng cứ của Thẩm phán ………………………………...................... 11 2. Kỹ năng đánh giá chứng cứ trong giải quyết vụ án dân sự (12)
    • 3. Thực tiễn áp dụng các quy định về thu thập, đánh giá chứng cứ tại địa phương (30)
    • 4. Một số vướng mắc trong thực tiễn (31)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ VÀ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ …………………………………… 3 1 Khái niệm về chứng cứ và việc thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự

Các hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án

Về nguyên tắc, khi tham gia tố tụng các đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, do vậy các đương sự phải thu thập các chứng cứ để cung cấp cho Tòa án, Tòa án có trách nhiệm xem xét các tình tiết của vụ án, căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết yêu cầu của đương sự Tuy nhiên khi xét thấy các tài liệu chứng cứ do các đương sự cung cấp không đủ cơ sở giải quyết hoặc các đương sự không thể cung cấp được các chứng cứ mà có yêu cầu thì theo quy định của BLTTDS Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ Sau khi có các chứng cứ, thì Tòa án phải tiến hành các hoạt động nghiên cứu và đánh giá chứng cứ để giải quyết đúng đắn vụ án dân sự.

Trên cơ sở các vấn đề cần chứng minh và các chứng cứ chứng minh mà các bên đương sự đã nộp cho Tòa án, Thẩm phán cần xác định các chứng cứ cần thu thập bổ sung để làm rõ các vấn đề có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án mà đương sự không thể cung cấp và yêu cầu Tòa án hỗ trợ thu thập Các biện pháp thu thập chứng cứ mà Tòa án tiến hành được quy định tại khoản 2 điều 97 BLTTDS 2015 như sau: Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ: a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng; c) Trưng cầu giám định; d) Định giá tài sản; đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ; e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự; h) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú; i) Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.

Đặc điểm hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong TTDS

Tính quyền lực Nhà nước của hoạt động này thể hiện ở chỗ các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án tiến hành có tính ràng buộc trách nhiệm với các chủ thể liên quan Chẳng hạn như đương sự, người làm chứng có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án; cơ quan hữu quan phải phối hợp với Tòa án trong việc tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ, cử người tham gia Hội đồng định giá; Tòa án nhận được ủy thác có ữách nhiệm thực hiện công việc ủy thác thu thập chứng cứ trong thời hạn luật định Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt với hoạt động thu thập chứng cứ của các chủ thể tố tụng khác như đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Bời vì, hoạt động thu thập chứng cứ của chủ thể trên nhằm thu thập các chứng cứ cung cấp cho Tòa án để chứng minh cho yêu cầu tố tụng của mình hay phản bác yêu cầu tố tụng của đối phương Các hoạt động thu thập chứng cứ này không mang tính quyền lực Nhà nước như hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án.

3.2 Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hoặc Hội đồng xét xử tiến hành

Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong TTDS do Thẩm phán giải quyết vụ việc hoặc do Hội đồng xét xử vụ án tiến hành là dấu hiệu để khẳng định quyền năng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong việc thu thập chứng cứ đối với các vụ việc dân sự Thẩm phán được phân công trực tiếp giải quyết vụ việc hoặc thành viên Hội đồng xét xử là người nắm rõ nội dung vụ việc nhất, là những người chịu trách nhiệm về kết quả của việc giải quyết vụ việc Chánh án, Phó Chánh án không có vai trò trong việc thu thập chứng cứ để giải quyết vụ việc Thư ký Tòa án cũng không có quyền thu thập chứng cứ mà chỉ là người giúp việc, hỗ trợ cho Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong một số hoạt động thu thập chứng cứ khi được Thẩm phán, Hội đồng xét xử phân công.

Theo quy định của BLTTDS, trong thời hạn chuẩn bị xét xử thì Thẩm phán là người trực tiếp xây dựng hồ sơ vụ án dân sự, có quyền áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 97 BLTTDS.

3.3 Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án nhằm hỗ trợ đương sự trong việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh và bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự được chính xác, khách quan

Khi tham gia tố tụng, các đương sự có nghĩa vụ chứng minh, do vậy họ phải thu thập chứng cứ giao nộp cho Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình Một trong các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong TTDS là nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về đương sự Vì vậy, đương sự phải tiến hành thu thập chứng cứ để cung cấp cho Tòa án, nghĩa vụ thu thập chứng cứ để chứng minh trước tiên thuộc về đương sự, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án chỉ mang tính hỗ trợ cho đương sự và phục vụ cho việc làm rõ cơ sở quyết định của Tòa án.

Không phải vụ việc dân sự nào Tòa án cũng tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ như nhau mà tùy thuộc vào yêu cầu của từng vụ việc, Tòa án sẽ tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ cần thiết, phù hợp Trong nhiều vụ việc khả năng bảo vệ của đương sự yếu, chứng cứ đương sự không tự thu thập được , nếu đợi chứng cứ do đương sự giao nộp, cung cấp thì vụ việc sẽ bị kéo dài mà không có hướng giải quyết, dẫn đến tình trạng án quá hạn luật định, án bị hủy hoặc sửa Trong trường họp này Tòa án sẽ tiến hành thu thập chứng cứ theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trên cơ sở yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết để đảm bảo giải quyết vụ việc dân sự.

3.4 Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định

Thông tin về vụ việc dân sự phải đảm bảo tính hợp pháp mới được sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ kiện Theo đó, những thông tin về vụ việc phải được Tòa án thu thập từ các nguồn hợp pháp và theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định Đặc điểm này nhằm bảo đảm tính hợp pháp của chứng cứ, tránh sự lạm quyền hay tùy tiện của Tòa án, ngăn ngừa các hành vi gây tổn hại đến quyền lợi của đương sự.

Các sự kiện, tình tiết để trở thành chứng cứ trong vụ việc dân sự có giá trị chứng minh cho yêu cầu hay phản yêu cầu của các bên thì cần phải được thu thập, bảo quản, củng cố, nghiên cứu và đánh giá theo một thủ tục do luật định.

Trình tự này nhằm bảo đảm giá trị của chứng cứ, buộc Tòa án tiến hành tố tụng một cách thận trọng, chặt chẽ; vừa đảm bảo độ tin cậy và tính khách quan của các chứng cứ do Tòa án thu thập và sử dụng, từ đó các phán quyết của Tòa án có được sức thuyết phục cao, thể hiện tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Chứng cứ sẽ mất giá trị nếu trong quá trình thu thập có sự vi phạm quy định của pháp luật.

Bên cạnh quy định về sự hỗ trợ của Tòa án đối với nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự, thì pháp luật TTDS cũng quy định trình tự, thủ tục khi Tòa án tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ nhằm đảm bảo chứng cứ có giá trị pháp lý làm căn cứ giải quyết vụ việc dân sự.

Như vậy hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong TTDS là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước do Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử tiến hành tập hợp, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm hỗ trợ đương sự trong việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự được chính xác, khách quan, đúng thời hạn luật định Việc quy định hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong TTDS trên cơ sở xuất phát từ nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án trong TTDS, phải phù hợp với đặc điểm truyền thống tố tụng, đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền, bên cạnh đó phải xuất phát từ việc bảo đảm quyền tiếp cận công lý của công dân và phải bảo đảm tính trung thực,khách quan, vô tư.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỸ NĂNG THU THẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ …

Kỹ năng thu thập chứng cứ của Thẩm phán ……………………………… 11 2 Kỹ năng đánh giá chứng cứ trong giải quyết vụ án dân sự

Việc thu thập chứng cứ của Tòa án thông qua hoạt động thu thập chứng cứ của Thẩm phán và hoạt động này xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án và giới hạn bởi yêu cầu của đương sự Khi thực hiện các hoạt động tố tụng để thu thập chứng cứ, Thẩm phán phải nắm vững các thuộc tính của chứng cứ, đồng thời xác định chính xác yêu cầu của đương sự (yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan), quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp trong vụ án, những vấn đề cần phải chứng minh, các chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án và các chứng cứ đang được lưu giữ ở đâu, nghĩa vụ chứng minh của đương sự, quy phạm pháp luật nội dung, từ đó áp dụng các biện pháp phù hợp để thu thập chứng cứ.

Xây dựng hồ sơ vụ án là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án Khi lập hồ sơ vụ án, Thẩm phán có nhiệm vụ: thông báo thụ lý vụ án; yêu cầu đương sự nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; thực hiện những biện pháp để thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 97 BLTTDS năm

2015 Theo đó, Thẩm phán được tiến hành các hoạt động tố tụng sau đây để thu thập chứng cứ:

1.1 Thông báo về việc thụ lý vụ án; yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập

Sau khi được phân công giải quyết vụ án, Thẩm phán tiến hành nghiên cứu hồ sơ khởi kiện và tiến hành hoạt động tố tụng đầu tiên là thông báo về việc thụ lý vụ án theo quy định tại Điều 196 BLTTDS năm 2015 Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án,Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án Trong nội dung thông báo thụ lý vụ án có nêu thời hạn người được thông báo phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có (khoản 2 Điều 196 BLTTDS năm 2015).

BLTTDS năm 2015 không có quy định thông báo yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Song, để bảo đảm nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS cũng như tính công khai, minh bạch trong việc giải quyết vụ án và để tiến hành thu thập chứng cứ thì Thẩm phán, sau khi đã chấp nhận xem xét yêu cầu phản tố của bị đơn; yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (thụ lý yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập), phải thực hiện việc thông báo các yêu cầu đó cho nguyên đơn, bị đơn biết để các đương sự này thực hiện việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án (có ý kiến bằng văn bản đối với yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ, liên quan và nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ kèm theo) Thời hạn, mẫu thông báo yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập có thể áp dụng tương tự thời hạn, mẫu thông báo thụ lý vụ án.

Như vậy, thông qua việc thực hiện hành vi thông báo thụ lý vụ án, thông báo yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập với việc yêu cầu các đương sự cung cấp chứng cứ, Thẩm phán đã bước đầu thực hiện việc thu thập chứng cứ.

1.2 Xác định các tài liệu, chứng cứ làm rõ vấn đề về tố tụng và các tài liệu, chứng cứ giải quyết nội dung vụ án a Các tài liệu để xác định các vấn đề về tố tụng

+ Tư cách đương sự và người tham gia tố tụng: Các tài liệu để chứng minh tư cách chủ thể của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

+ Xác định thẩm quyền giải quyết vụ án: Các tài liệu để xác định chính xác quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các bên? Những giấy tờ, tài liệu nhằm xác nhận căn cứ pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ mà các bên đang tranh chấp như hợp đồng, phụ lục hợp đồng, biên bản thanh lý; tài liệu xác định địa chỉ của bị đơn?+ Xác định thời hiệu khởi kiện: Tài liệu, chứng cứ nào xác định thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ, nội dung cụ thể?

+ Nêu những đặc thù về chứng cứ trong vụ án dân sự để xác định các vấn đề tố tụng?

+ Nêu những đặc thù về chứng cứ trong vụ án kinh doanh - thương mại để xác định các vấn đề tố tụng?

+ Nêu những đặc thù về chứng cứ trong vụ án lao động để xác định các vấn đề tố tụng?

+ Các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để xác định các vấn đề tố tụng đã đầy đủ chưa? Có phải yêu cầu đương sự xuất trình bổ sung không? b Chứng cứ để giải quyết vụ án về mặt nội dung

- Xác định yêu cầu của đương sự.

+ Nguyên đơn: Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn căn cứ vào nội dung đơn khởi kiện và yêu cầu bổ sung (nếu có).

+ Bị đơn: Yêu cầu của bị đơn căn cứ vào đơn phản tố (nếu có) hoặc ý kiến phản bác.

+ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có): Yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan căn cứ vào yêu cầu độc lập của họ.

- Xác định các vấn đề cần chứng minh, nghĩa vụ chứng minh của đương sự và các chứng cứ để chứng minh.

- Xác định những vấn đề cần chứng minh trong vụ tranh chấp.

+ Đối với nguyên đơn: Những vấn đề nguyên đơn phải chứng minh; Chứng cứ mà nguyên đơn xuất trình để chứng minh cho những yêu cầu của mình; Chứng cứ nguyên đơn cung cấp có ý nghĩa cho việc chứng minh (giá trị của chứng cứ); Theo hồ sơ vụ án, chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp đã đầy đủ chưa?

+ Đối với bị đơn: Những vấn đề bị đơn phải chứng minh; Những tài liệu, chứng cứ bị đơn đã xuất trình được; Những chứng cứ bị đơn cung cấp có ý nghĩa cho việc chứng minh theo yêu cầu của mình; Theo hồ sơ vụ án, chứng cứ mà bị đơn cung cấp đã đầy đủ chưa?

+ Đối với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (nếu có): Tương tự như đối với nguyên đơn và bị đơn.

1.3 Hướng dẫn đương sự cung cấp bổ sung chứng cứ để thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình.

Theo hồ sơ vụ án, xác định các tài liệu, chứng cứ cần thu thập bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ vụ án để từ đó, yêu cầu đương sự cung cấp bổ sung chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình hoặc để phản đối yêu cầu của đưng sự khác là có căn cứ và hợp pháp.

Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của BLTTDS năm

2015 hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.

Thực tiễn áp dụng các quy định về thu thập, đánh giá chứng cứ tại địa phương

Thực hiện các quy định của BLTTDS năm 2015, Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã áp dụng các quy định mới về chứng minh và chứng cứ trong quá trình tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện và xây dựng hồ sơ, thu thập chứng cứ nhằm giải quyết tốt các vụ án dân sự, đảm bảo thấu tình đạt lý.

Trung bình mỗi năm TAND hai cấp tỉnh Lạng Sơn giải quyết khoảng 300 vụ án dân sự Các tranh chấp dân sự phổ biến vẫn là tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, chiếm từ 50 – 60% các vụ án dân sự sơ thẩm, sau đó là tranh chấp về hợp đồng dân sự (chủ yếu là hợp đồng vay nợ) và yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Khi giải quyết các vụ án dân sự, Tòa án đều phải chủ động tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ như xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản, trưng cầu giám định, yêu cầu cơ quan chuyên môn cung cấp chứng cứ mới có thể giải quyết được vụ án Vì vậy, ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc, Thẩm phán đã chủ động xác định các tài liệu, chứng cứ cần thiết phải thu thập để giải quyết vụ án, chủ động thông báo đương sự cung cấp, giao nộp chứng cứ, chủ động gửi văn bản cho các cơ quan có liên quan (chủ yếu là các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân) để yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ mà họ lưu giữ liên quan đến vụ án

Trong công tác giải quyết án dân sự, TAND hai cấp tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh thực hiện công tác hòa giải nhằm giải quyết nhanh và triệt để các vụ án. Tuy nhiên trên thực tế, tỉ lệ các vụ việc dân sự có thể hòa giải thành chiếm tỉ lệ rất ít, chỉ hòa giải thành được khoảng 18% vụ án dân sự, còn lại hầu hết Tòa án phải đưa các vụ án ra xét xử Vấn đề khó khăn nhất trong công tác giải quyết các vụ án dân sự là vấn đề thu thập và đánh giá chứng cứ Do đó, tỉ lệ các vụ án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan cũng chủ yếu là các vụ án dân sự, trong đó nguyên nhân sửa hủy chủ yếu là do xác định thiếu tư cách người tham gia tố tụng, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, đánh giá chứng cứ chưa toàn diện.

Một số vướng mắc trong thực tiễn

4.1 Về việc yêu cầu đương sự thực hiện nghĩa vụ sao gửi tài liệu chứng cứ cho đương sự khác trong vụ án

Ngay từ khi tiếp nhận đơn khởi kiện, Tòa án đã kiểm tra việc đương sự đã hực hiện nghĩa vụ sao gửi đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo cho đương sự khác hay chưa, nếu đương sự đã gửi thì phải cung cấp phiếu gửi của bưu điện hoặc giấy tờ khác chứng minh đã sao gửi cho đương sự khác theo quy định của Bộ luật TTDS 2015

Tuy nhiên, việc đương sự chưa thực hiện nghĩa vụ gửi đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo cho người bị kiện không phải là căn cứ trả lại đơn khởi kiện theo Điều 192 Bộ luật TTDS 2015 nên dù chưa gửi thì Tòa án vẫn phải tiếp nhận và cấp giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện Hơn nữa, thực tế các đơn khởi kiện ban đầu nếu như không có Luật sư tham gia từ đầu thì đều không đảm bảo hình thức, nội dung và tài liệu chứng cứ kèm theo đơn theo quy định tài Điều 179 Bộ luật TTDS Người khởi kiện đa số viết không đúng mẫu, nội dung không đầy đủ, không rõ yêu cầu khởi kiện và phạm vi khởi kiện Sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện, nhiều trường hợp Tòa án phải yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn, nộp bổ sung tài liệu chứng cứ để chứng minh quyền khởi kiện Vì vậy, dù người khởi kiện chưa sao gửi đơn và tài liệu chứng cứ cho người bị kiện thì Tòa án vẫn thụ lý đơn và giải quyết theo thủ tục chung

4.2 Việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ

Trong tố tụng dân sự, việc cung cấp, giao nộp chứng cứ cho Tòa án là nghĩa vụ của đương sự để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cả nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án đều có nghĩa vụ cung cấp, giao nộp tài liệu chứng cứ cho Tòa án Tòa án đóng vai trò là cơ quan trọng tài, xem xét, đánh giá các tài liệu chứng cứ của mỗi bên để phân xử theo quy định của pháp luật dân sự.

Trên thực tế, nguyên đơn khởi kiện là người đầu tiên có trách nhiệm cung cấp, giao nộp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, phía nguyên đơn hầu như chỉ cung cấp được tài liệu chứng cứ ban đầu đầu chứng minh quyền khởi kiện của mình Nhiều chứng cứ quan trọng của vụ tranh chấp đang được lưu giữ tại cơ quan, tổ chức hoặc do các đương sự khác nắm giữ thì việc thu thập của đương sự sẽ gặp khó khăn, vướng mắc Ví dụ: trong vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản nhưng giấy tờ liên quan đến tài sản chỉ đứng tên một bên và do bên đó giữ toàn bộ, bên có yêu cầu chia tài sản không giữ bất kỳ tài liệu nào có thể chứng minh việc có tài sản đó để cung cấp cho Tòa án Đối với bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nhiều vụ án đương sự đương sự không hợp tác, không chịu cung cấp tài liệu chứng cứ cho Tòa án nên ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng giải quyết vụ án

4.3 Việc thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ

BLTTDS quy định, Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không tự thu thập được và có yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập Quy định này một mặt gắn trách nhiệm cho đương sự, giảm áp lực công việc cho Tòa án, mặt khác cũng là cơ chế bảo đảm tính khách quan, tránh tình trạng Tòa án lạm dụng trong việc thu thập chứng cứ có lợi để thiên vị cho một trong các bên Tuy nhiên, thực tiễn thi hành những quy định mới này đã gặp không ít khó khăn. Để bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ, Điều 7 của Bộ luận dân sự năm

2015 quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Tòa án chứng cứ trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án Trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Tòa án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ” Thi hành BLTTDS năm 2015 cho thấy, các quy định về thu thập chứng cứ vẫn khó thực hiện Thực tế, khi giải quyết các vụ án mà có các tài liệu, chứng cứ đang do cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý thì việc thu thập chứng cứ không hề đơn giản Trong rất nhiều vụ án, mặc dù đương sự đã cất công đi lại nhiều lần yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án để họ giao nộp cho Tòa án nhưng đều bị từ chối với đủ mọi lý do

Ngay cả đối với các trường hợp Tòa án chủ động thu thập chứng cứ, Tòa án đã có văn bản yêu cầu các cơ quan, tổ chức đang quản lý chứng cứ cung cấp các tài liệu chứng cứ có liên quan cho Tòa án để làm căn cứ giải quyết vụ án và ấn định thời hạn cung cấp theo quy định của pháp luật; tuy nhiên nhiều trường hợp các cơ quan đều cung cấp chứng cứ muộn, Tòa án phải ra văn bản thúc giục nhiều lần hoặc sang làm việc trực tiếp Thậm chí có trường hợp cơ quan quản lý chứng cứ còn cố tình giấu, không cung cấp tài liệu chứng cứ cho Tòa án Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do các hồ sơ, tài liệu, chứng cứ có sai sót Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, các tranh chấp về quyền sử dụng đất chiếm tỉ lệ lớn và khá phức tạp, nhất là các tranh chấp liên quan đến đất rừng Do địa bàn rộng nên việc quản lý đất đai trước đây tương đối lỏng lẻo, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhiều trường hợp bị chồng lấn, không đúng diện tích, không đúng chủ sử dụng Vì vậy, khi đương sự hoặc Tòa án yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác quản lý đất đai thì các cơ quan đều thoái thác hoặc cung cấp không đầy đủ.

Về công tác ủy thác thu thập chứng cứ, Tòa án khi nhận được ủy thác đều thực hiện việc ủy thác theo quy định của pháp luật Nhưng thực tế cho thấy những vụ án dân sự bị kéo dài về thời gian giải quyết đều do Tòa án chậm nhận được kết quả ủy thác, đặc biệt là ủy thác ngoài lãnh thổ Việt Nam Nhiều vụ án dân sự do hết thời hạn chuẩn bị xét xử nên phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án do chờ kết quả ủy thác theo khoản 1 Điều 214 BLTTDS Lý do phần lớn các Tòa án hay các cơ quan khác nhận ủy thác thường cho rằng đó là công việc làm hộ, làm thay Tòa án ủy thác nên tinh thần, trách nhiệm thực hiện không cao, không đảm bảo thời gian thực hiện ủy thác Bên cạnh, đó thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp đặc biệt là ủy thác tư pháp nước ngoài quy định rườm rà, không có thời hạn cụ thể nên nhiều vụ án không thể giải quyết thấu tình đạt lý do không có kết quả ủy thác tư pháp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thu thập và đánh giá chứng cứ trong giải quyết vụ án dân sự là hoạt động tố tụng hết sức quan trọng, nó được tiến hành trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Quá trình đó giúp cho việc giải quyết vụ án được chính xác đảm bảo quy định của pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Công việc này đòi hỏi người Thẩm phán phải có kỹ năng nghề nghiệp và sự hiểu biết pháp luật đầy đủ và đúng đắn Quá trình áp dụng BLTTDS trong việc thu thập và đánh giá chứng cứ ở các Toà án còn nhiều sai sót, vướng mắc do nhiều lý do khác nhau như nhận thức về quy định pháp luật còn khác nhau, kỹ năng của một số Thẩm phán chưa đảm bảo Mặt khác một số quy định của pháp luật còn chưa rõ ràng, không có văn bản hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc hiểu và áp dụng khác nhau ở mỗi Thẩm phán, ở mỗi địa phương Các quy định của BLTTDS năm 2015 đã khắc phục phần nào các vướng mắc của Toà án trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn tồn tại các hạn chế, vướng mắc, bất cập khi áp dụng do một số quy định vẫn chưa rõ ràng, đầy đủ. Vậy để công tác thu thập và đánh giá chứng cứ trong giải quyết vụ án dân sự của Toà án được chính xác, đầy đủ, đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:

Một là: Toà án nhân dân tối cao cần kịp thời ban hành Nghị quyết hướng dẫn thống nhất trong việc áp dụng các quy định pháp luật còn vướng mắc Pháp luật cần quy định cụ thể những trường hợp được coi là “đương sự không thể tự mình thu thập được tài liệu, chứng cứ” Thực tế cho thấy việc đương sự không thể tự mình thu thập được tài liệu chứng cứ gặp nhiều khó khăn do các cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền không làm đúng trách nhiệm Do đó, cần làm rõ khái niệm này để đảm bào đươc sự thực hiện nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.

Thứ hai: cần quy định rõ chế tài đối với việc đương sự không thực hiện nghĩa vụ giao nộp chứng cứ hoặc sao gửi chứng cứ cho đương sự khác Rõ ràng khi đẩy mạnh thực hiện tranh tụng tại phiên tòa mà đương sự không bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự khác là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.Bộluật TTDS 2015 quy định đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc Đương sự không giao nộp tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì phải chịu bất lợi do không thực hiện nghĩa vụ của mình Tuy nhiên thực tế các trường hợp vụ án không thu thập đủ tài liệu chứng cứ mặc dù đương sự không giao nộp tài liệu chứng cứ nhưng vẫn bị Tòa án cấp trên hủy do không thu thập đầy đủ chứng cứ Vì vậy, cần có hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về chế tài khi đương sự không thực hiện nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án và sao gửi chứng cứ cho đương sự khác.

Thứ ba: Cần quy định cụ thể về thời điểm tổ chức và số lượng phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải một lần hay nhiều lần để xác định thời hạn yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng như phạm vi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Thiết nghĩ, với mong muốn tăng cường hòa giải giữa các bên đương sự nhằm hạn chế mâu thuẫn trong nhân dân, việc tổ chức nhiều phiên hòa giải là cần thiết Đối với phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ cũng có thể tiến hành nhiều lần để đảm bảo thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, tạo điều kiện cho đương sự thực hiện quyền tranh tụng của mình Phạm vi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên được giới hạn tại phiên họp cuối cùng nhằm đảm bảo quyền và các lợi ích hợp pháp của đương sự.

Thứ tư: TAND tối cao cần hướng dẫn cơ chế phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ giúp Tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng pháp luật các vụ án dân sự Như đã phân tích ở trên, các vụ án dân sự đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong cả nước, phức tạp nhất là các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng và tranh chấp về hợp đồng.Đối với các tranh chấp về quyền sử dụng đất, hầu hết các tài liệu chứng cứ đêu được lưu giữ ở các cơ quan chức năng của địa phương như UBND, Phòng tài nguyên và môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Kiểm lâm… Các tài liệu chứng cứ này cơ bản là những tài liệu chứng cứ có ý nghĩa trọng để giải quyết vụ án, tuy nhiên đương sự hầu như không tự thu thập được Các cơ quan này khi cung cấp chứng cứ thường vi phạm thời hạn, không cung cấp hoặc cung cấp chứng cứ chưa đầy đủ dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài và chưa khách quan, toàn diện dẫn đến án bị sửa, hủy do lỗi chủ quan Hiện chưa có quy định nào về chế tài đối với các cơ quan quản lý chứng cứ trong việc không thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ Vì vậy, tại tỉnh Lạng Sơn đã đưa ra một giải pháp giải quyết vấn đề vướng mắc trong công tác phối hợp, đó là TAND tỉnh và UBND tỉnh ký kết quy chế phối hợp (quy chế số 01/QCPH-UBND-TAND ngày 10/4/2015) trong công tác giải quyết các vụ án dân sự, hành chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ.

Thứ năm: Tăng cường thực hiện công tác ủy thác thu thập chứng cứ giữa các

TAND và giữa TAND với các cơ quan nhận ủy thác để đảm bảo thu thập tài liệu, chứng cứ đầy đủ và nhanh chóng Hiện nay, pháp luật tố tụng dân sự cũng chưa quy định chế tài đối với các cơ quan nhận ủy thác nên nhiều đơn vị thực hiện công việc ủy thác với tinh thần làm hộ, làm giúp, không đảm bảo chứng cứ để giải quyết vụ án hoặc không kịp thời hạn Đặc biệt là vấn đề ủy thác tư pháp ra ngoài lãnh thổ Việt Nam hầu như không nhận được kết quả dẫn đến không đủ căn cứ để giải quyết vụ án TAND tối cao cần có hướng dẫn thực hiện vấn đề này.

Ngày đăng: 10/01/2024, 15:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w