TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN ĐÌNH CHÁNH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DUNG ĐỐI VỚI SẲN XUẤT VA KINH DOANH CA PHE TAL NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN NONG THON VIET NAM - CHI NHANH DAK LAK
LUAN VAN THAC SY KINH TE
CHUYEN NGANH : KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60 31.12
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: PGS., TS HA QUANG DAO
THANH PHO HỒ CHI MINH - NAM 2008
Trang 2
Tôi xin cam đưan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi
Các số liệu, nghiên cứu là trung thực và được trích dẫn nguồn Kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bế trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả ký tên
Trang 3Viết nguyên chữ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TCTD Tổ chức tín dụng NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
UBND ủy ban nhân dân
XNK xuất nhập khẩu
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
Trang 4doanh cà phê đến 31/12/2007 Tên bằng Trang
Bang 1.1 | Bang cham diém théng tin cá nhân 13 Bang 1.2 | Bảng chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng 14 Bảng 13 | Bảng tổng hợp xếp loại khách hàng 15 Bảng I4 | Sản lượng cà phê thê giới từ vụ 2002 -2007 21
| Bang 1.5 | Danh mục các nước nhập khâu cà phê Việt Nam 22
Bang 1.6 | Gia xuất khẩu cả phê qua các năm 24
Bảng 17 | Dư nợ khoanh cà phê của NHNo&PTNT ở Tây Nguyên 27
Bang 2.1 Dién tich, nang suất và sản lượng Việt Nam qua các năm 34
Bảng2.2 | Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê Đăk Lăk năm 1997-2007 35
Bảng 2.3 Mười thị trường XK chính cuả cà phê ĐăkLăk vu 2005-2006 38
Bảng 2.4 | Tình hình các DN sản xuất, xuất khâu cà phê dén 31/12/2007 41 Bảng2.5 | Tình hình huy động vôn của các TCTD trên địa bàn 42 Bang 2.6 | Tinh hinh nguén von cua NHNo&PTNT DakLak 44
Bang 2.7 | Dư nợ cuả các TCTD trên địa bàn tỉnh 47
Bang 2.8 | Dung cua NHNo&PTNT DakLak theo khách hàng 48
Bang 2.9 | Du no cua NHNo&PTNT DakLak phan theo thoi gian 48
Bang 2.10 | Dung cua NHNo&PTNT DakLak déi với ngành cà phê 50
Bang 2.11 | Số liệu thanh toán quốc tê trong thời gian qua 54
Bang 2.12 | Tinh hinh nợ xâu qua các năm 54
Bang 2.13 | Tình hình nợ xâu đôi với cho vay cả phê 55
Bang 2.14 | Lượng cà phê Robusta do LIFFE phân loại và bị thái loại 59
Bang 2.15 | Tình hình một số chỉ tiêu tài chính cuả các DN sản xuất, kinh 62
Trang 5Trang
CHU VIET TAT
PHAN MO DAU
Chwong 1 LY LUAN CO BAN VE TIN DUNG NGAN HANG DOI VOI SU
PHAT TRIEN NGANH CA PHE |
1.1 TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ TÍN ĐỤNG sasececsvasscssestsvavacseseeeeaes 4
1.1.1 Khai niệm tín dụng: ehieeedrrmrie " thư 4 1.1.2 Vai trò cuả tín dụng ằieeerrrrmrerrersrrtre “ ¬ 5
1.1.3 Quản lý rủi ro tín Mung cece cesses eeeetesnneeceeeenneeeneecencanesnnnennennneanacsensen 7
1.1.3.1 Mô hình định tính về rủi ro tín dụng .cecerrrerrrtrsrrrrtrrrree 7
1.1.3.2 Mô hình định lượng rủi ro tin dụng cằrrreesrtte 12 1.1.4 Đo lường chất lượng tín dụng .ereeeeerrrmrrrrrrrrrrrrtrren 15
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CÀ PHÊ
1.2.1 Tình hình sản xuất cà phê uc Hrrrrrrrreiiritirdiie 19
1.2.2 Cung cầu cà phê Việt Nam và thể giới eeerrrrnrnrrsrrrrrrreeh 21
1.2.3 Thị trường cà phê thế giới và diễn biến giá cà phê ecererrrre 23 13 VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HANG ĐÓI VỚI SỰ PHÁT TRIEN
NGANH CA PHEvisessssssssscscosssosssseeneerssessssssssssnesnessncsauseneeeseeneescenccsscenvoneneetsatty 25
1.3.1 Góp phần khai thác có hiệu quả tài nguy€n dat 0 eet 25
1.3.2 Nâng cao đời sống người trồng cà phê, tạo thu nhập ôn định 25 1.3.3 Tạo mặt hàng nông sản gia tri xuất khẩu cao, đứng thứ 2 về kim ngạch xuất
khẩu saU BẠO vn 2tr0 26
1.3.4 Góp phần ôn định an ninh chính trị ở khu vực Tây nguyên ceeo 26
1.4 MOT SO BAI HOC KINH NGHIEM TRONG HOAT DONG TIN
Trang 6POI VOI VIEC PHAT TRIEN NGANH CA PHE TAI TINH DAKLAK 2.1 DIEU KIEN DIA LY VA KINH TE - XA HOI CUA TINH PAKLAK 30
2.1.1 Điều kiện địa lý ¬ 30
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội c-creirrrrrirrirrdrrrreiriririie 31
2.1.2.1 Bộ máy hành chính .eierirrrrrrrdrdrrrdrrddtdrdrdrrrtrrrrrrrrrrrr 31
-2.1.22 Tình hình dân số, dân tộc cccrreeeerrrrerrrrrrrrtrrdddrrrrrriie 31 2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tÊ eeeiesrrrrrrrrrrrreoỞÏ 2.2 THUC TRANG NGANH SAN XUAT VA KINH DOANH CA PHE TAI
DAKLAK, cosssssssssssssssessssssssssssessessssnenssssssesssnanssssssnsnnennnsenssnanananeneseccscccsqsscsssssss 33
2.2.1 Thực trạng ngành sản xuất cà phê ¬ b2 21eeren 33
2.2.1.1 Khái quát chung về sản xuất cà phê cuả cả nước .eeerennreere 33
2.2.1.2 Các loại ca phê trồng tại ĐãkLãk . cccereererrerrrrrrrtrtrrrdrrrr 36
2.2.2 Thực trạng công tác thu hái và chế biến cà phê .càerdrrre 36 2.2.3 Thực trạng ngành kinh doanh cả phê eeeernerrrrdrrrrrmrrrrrrre 38 2.2.3.1 Tình hình tiêu thụ cà phê eerieeerrrrrrrddtderdrrtrtttrrrredrrrrneeee 39
2.2.3.2 Về năng lực các DN xuất khẩu cà phê cccceeeeerrrrrrrrrrrrrre 40 23 THỰC TRẠNG HOẠT DONG TIN DUNG DOI VOI PHAT TRIEN NGANH CA PHE TAI NHNo VA PTNT VIET NAM - CHI NHANH
tóc co 11 nh 41
2.3.1 Tổ chức mạng lưới hoạt động rrrerrerrrrrrrrrrrrrtrie 4] 2.3.2 Hoat déng huy dong vốn trong thời gian qua eceeerrrrrrrrrrrrrre 42 23.3 Tình hình dư nợ cho VayV ve cecerrrrrnrrrdrrrndtrrsrtdrdrddrdrrrrrrrrdrertrttrse 46
2.3.3.1 Tình hình dư nợ cuả các TCTD trén địa bàn -«eemrrrrsrerrrrre 46 2.3.3.2 Tình hình dư nợ cuả NHNo&PTNT CN ĐăkLšk àrrneeee 47
2.3.3.3 Tinh hinh du no cua NHNo&PTNT DakLak đối với ngành cà phê 49
Trang 72.4.2 Hiệu qua kinh té trén 1 ha đất chưa cao eceeerrrrrrrrrrrrrrrrrrr 58 2.4.3 Chất lượng sản phẩm còn thấp -srrrrrrrrrrrrrrrrrrtrrrrrrrrrren 58
2.4.4 VAn dd quan ly dt dai cece eecssseeeecsesssseecessssneersnnnessennesseneancennenetsaninnssssen 60 2.4.5 Năng lực cạnh tranh-cuả doanh nghiệp cOn thap «ccs 60
2.4.6 Liên kết giưã người sản xuất, doanh nghiệp trong tiêu thụ ees 63 2.4.7 Công tác quản lý tin dụng -errrrrrrrrrrrdrrdrrdrerrrrrrrrdteo 63
2.4.8 Nợ xấu và nguy cơ phát sinh nợ xấu eeccceeeerrrrrrrrrrreeoÔỔ 24.0 Vai trò cuả Tổng công ty cả phê Việt Nam .ceeererrrrmrnree 64
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG TiN DUNG DOI VOI
PHÁT TRIEN CÀ PHÊ TẠI TÂY NGUYÊN eeceeeeserrisrrerrsere 66
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIEN NGANH CÀ PHÊ ĐÈN NĂM 2010 VÀ
TẢM NHÌN ĐÉN NĂM 2020 5<Ă<5erererieserrrriesreseriirieee 66 3.3.1 Định hướng cuả Chính phủ về phát triển ngành cả phê eeeeerrr 66 3.3.2 Định hướng cud NHNo&PTNT VN .ecceeriirrerrrerrrrdrrrrrrrrrrr 67 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NANG CAO CHÁT LƯỢNG TIN DUNG DOI
VỚI NGÀNH CÀ PHÊ TẠI NHNo&PTNT CN ĐĂKLÁK .- 68 3.2.1 GIẢI PHÁP Ở TÂM VĨ MÔ .<Ă<eeeirrrrieirrereeisirrriirirrasre 68 3.2.1.1 Cần phải định hướng phát triển lâu đài ngành cả phê - ce- 69 3.2.1.2 Đẩy nhanh tiến độ cấp quyền sử dụng dat cho hộ nông dân 69 3.2.1.3 Chính sách wu dai đối với đầu tư vào thiết bị chế biến 70 3.2.1.4 Xây dựng lộ trình thích hợp để áp dụng tiêu chuẩn cà phê Việt Nam
4193-2005 ccecccccccssssssseeseccsssssuvesssssssssusesseceennennsnnessssectesssasaneseceesnneesessenieetersesseceante 70
3.2.1.5 Thực hiện thưởng xuất khẩu cho hàng cà phê chất lượng cao 72 3.2.1.6 Đưa trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột vào hoạt động 72
3.2.1.7 Tăng cường tiêu thụ nội địa, đa dạng hoá sản phẩm, nghiên cứu tác dụng
yr
à phê đên sức khẻ 74
Trang 8DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ . e -sesseeeereeritrirrrririraree 75
3.2.2.1 Đối với hộ nông dân -cccnrerrrrrrtrrirrrrrtrrrrrrrrirrrrrrrrrirrnrrn T5
32.22 Đối với các DN sản xuất cà phê nnnetrneerrrrrrrrrrrerrriii 76
32.23 Đối với DN xuất khẩu cà phê .eceerererrrrrdrtrrrrrdrrrtrrrirn 77
3.2.2.4 Nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiỆp eceermemsrtree 78
3.2.2.5 Mô hình cuả Tổng công ty cà phê Việt Nam reneerrrrrrne 80 32.3 GIẢI PHÁP VỀ CƠNG TÁC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG .80
3.2.3.1 Tiếp tục đây mạnh công tác huy động vỐn -cceccscerrrsreseerrrrrrerssz-DÔ
3.2.3.2 Xây dựng hạn mức tập trung tín dụng chetrrtrrtrerrrrrrerrrrie 81
3.2.3.3 Cai tién qui trinh thấm dinh va cap tin dung ¬ 82
3.2.3.4 Khép kín đối tượng cấp tín dụng eererrrrrrrrnrerrrrrrrrrre 84
3.2.3.5 Đơn giản hoá thủ tục cho VAY eeeeeerrerrtrrrtrtrtrrstrrrdrrttrrerrrrrre 86
3.2.3.6 Thực hiện cho vay đồng 18:07 86
3.2.3.7 Day manh céng tac chuyén tai vốn tín dung thông qua trung gian 87
3.2.3.8 Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ theo qui định nhe 88
3.2.3.0 Tăng cường công tác kiêm tra tín dụng e«ecerrrrrnenrtrrttrrrre 90 3.2.3.10 Tăng cường cơng tác đào tạo cho cán bộ tín dụng .ierrrrree 9]
3.2.1.11 Phối hợp xây đựng sản phẩm bảo hiểm tín dung .eeeeeeenrrree 92
3.2.4 MỘT SÓ KIÊN NGHỊ .cằnnnieeeerrrrrrrrrrrrrrriterrrrrr 93
3.2.4.1 Kiến nghị với chính quyền địa phương, eeeeeeerrerrenrrrrrrrrern 93 3.2.4.2 Kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành liên quan eeeeeerrrrerrrree 93 3.2.4.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT VN àeeeeerererrrrnrrtrtrrrtrtrre 94 KẾT LUẬN .- -cessteerrtrrrrrrrrrrrrrirririirriiiiriirirririrlrtrerr 96
Trang 91 Ly do chọn đề tai:
Cây cà phê đã xuất hiện ở nước tạ từ năm 1870, được trồng ở các đền điền
cuả người Pháp vào đầu thế kỷ 20 Sau năm 1975 cà phê phát triển mạnh ở các tỉnh tây nguyên gồm ĐăkLăk, Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đông và Đăk Nông Đến nay cá nước có khoảng 520.000ha cà phê với sản lượng đạt 900.000 tân, kim ngạch xuất khẩu hằng năm khoảng 1,8 tỷ USD, là mặt hàng nông sản có
kim ngạch xuất khâu đứng thứ 2 sau gạo
ĐăkLăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất với hơn 175.000ha, sản lượng
hằng năm khoảng 400.000 tấn, cây cà phê đóng đóp 60% GDP cuả tỉnh Hơn 44
đân số cuả tỉnh sống nhờ vào cây cả phê Hiện tại cũng như trong tương lai cà
phê vẫn là cây trồng chủ lực, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kính tế
Tinh ĐăkLăk (Nguồn: Đề án kỹ thuật trung tâm giao địch cà phê Buôn Ma
Thuột) |
Tuy nhién trong những năm gần đây ngành cà phê cả nước nói chung vả
Tỉnh Đăk Lăk nói riêng chứa đựng nhién han chế, tiềm ân nhiều rủi ro Điển
hình những năm 2001-2004 người trồng cà phê và các doanh nghiệp kinh
doanh cà phê đã thua lỗ nặng, số tiền giảm lãi Chính phủ phải bù đắp trên 100 tỷ đồng và nợ khoanh lên đến hàng ngàn tỷ đồng Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến các ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk, phải thua lỗ gần 3 năm liên, trong đó NHNo&PTNT chịu ảnh hưởng lớn nhất
Việc nghiên cứa nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với ngành cà phê là một đòi hỏi bức thiết, không những có ý nghĩa nâng cao chất lượng tín dụng đổi
với các ngân hàng mà còn có tác động tích cực trở lại để ngành cà phê phát
triển, hạn chế rủi ro, gia tăng giá trị cho cây cả phê mang lại lợi ích cao hơn cho
người nông dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê và các ngân hàng Với ý nghiã đó tôi chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng tín dụng đối với sản xuất
và kinh doanh cả phê tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Trang 10những hạn chế trong việc việc đầu tư tín dụng cho cây cà phê và đưa ra các giải
pháp để hoàn thiện |
2 Phạm vi nghiên cứu:
Việc nghiên cứu chỉ tập trung phân tích trong giới hạn Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chỉ nhánh Đăk Lăk, cũng là tổ chức tín dụng có mức đầu tư tín dụng ngân hàng lớn nhất cho cây cà phê
-3 Nội dung luận văn: Luận văn gỗm 3 phân:
Phan 1: gồm những vấn đề cơ bản mang tính lý thuyết về tín dụng, trong đó
tập trung nhiều vào quản lý rủi ro tín dụng Trong phần này cũng trình bày tình
hình sản xuất và kinh doanh cả phê cuả nước ta, để cập tình hình cung cầu cà
phê thế giới, |
Phần 2: nêu lên thực trạng việc đầu tư tín dụng cho sản xuất và kinh doanh
cà phê tại NHNo& PTNT VN- Chỉ nhánh ĐăkLãk, đồng thời nêu những tôn tại,
và nguyên nhân cuả nó;
Phân 3: là các giải pháp và kiến nghị để giải quyết những tổn tại cũng như
tạo điều kiện để nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành cà phê
4 Mục đích nghiên cứu
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với sản xuất và kinh doanh cả phê, đẳng
thời khắc phục những hạn chế cuả ngành sản xuất cà phê nói chung, gia tăng giá trị cho người lao động là mục đích nghiên cứu cuả luận văn này
Š Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp biện chứng, sử dụng những lý thuyết cơ bản về tiền tệ, tín dụng, kinh tế vĩ mô, vi mô và các đữ liệu lịch sử để phân tích
6 Những đóng góp mới cuá luận văn
Luận văn đã hệ thống hoá lý luận về tín dụng ngân hàng, trong đó tập trung
vào quản lý rủi ro tin dung
Luận văn đã phân tích đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh cà phê tại
Tỉnh ĐăkLăk;, tình hình hoạt động tín dụng cuả ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh ĐăkLăk nói chung và tin dụng đối với sản xuất và kinh doanh cà phê nói riêng Phân tích tình hình chất lượng tín dụng, những thành
Trang 11DakLak |
7 Kết cầu luận văn: Luận văn gồm 3 chương
Chương 1 Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành cả
phê | |
Chương 2 Thực trạng cuả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển
ngành cả phé tai Tinh Dak Lak |
Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành sản xuất và kinh doanh cà phê tại Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam- Chỉ nhánh Dak Lak
Kết luận
Trang 12LÝ LUẬN CO BAN VE TIN DUNG NGAN HANG DOI VOI SU PHAT
_TRIỄN NGÀNH CÀ PHÊ
1.1 TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ TÍN DỤNG
1.1.1 Khái niệm tín dụng: |
Tín dụng khởi nguồn từ tiếng Latin là Credito, creditor, credo với ý nghiã là
tin tưởng, tín nhiệm Một bên bằng sự tin tưởng cho bên kia sử dụng tài sản là hiện
vật, tiễn bạc, dịch vụ cuả mình đối lại là sự hứa hẹn, cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ số
vốn, cả tiên lãi sau một thời gian nhất định Hay nói cách khác tín dụng là một
quan hệ kinh tế làm chuyển dịch quyền sở hữu tạm thời trên cơ sở tín nhiệm
Khi nói đến tín dụng người ta nghĩ ngay đến ngân hàng, nhưng thực chất tín dụng bao gồm nhiều hành vi kinh tế phức tạp hơn, đó là: bán chịu hàng hoá, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác và phát hành giấy bạc Hành vị tín dụng có thể do bất cứ ai thực hiện, chẳng hạn như hai người quen nhau cho nhau vay tiên, hai doanh nghiệp bán chịu hàng hoá cho nhau Tuy nhiên, với sự chun mơn hố cao,
Ngân hàng là tổ chức thực hiện hầu hết và rộng rãi các hoạt động tín dụng như cho
vay, bảo lãnh, chiết khấu, ký thác và cả phát hành giấy bạc
Bằng ngôn ngữ hiện đại là “đi vay để cho vay”, Ngân hàng thực hiện huy
động nguôn vốn nhàn rỗi, tạm thời chưa sử dụng đến cuả mọi người, cuả các doanh nghiệp và cho vay lại các cá nhân, doanh nghiệp cần vốn Nói cách khác ngân hàng
làm vai trò trung gian tài chính kết nối cung và cầu vến trong xã hội, đảm bảo
nguồn vốn được sử dụng hiệu quả, mang lại lợi ích cho cả hai bên Có nhiều định nghiã tín dụng ngân hàng, chẳng hạn: |
~ Tín dụng là một trạng thái ứng xử của hai chủ thể, ở đó một bên từ sự tín
nhiệm, tín tưởng đồng ý cho bên kia được quyên sử dụng các giá trị dưới dang tién
bạc, tài sản hoặc dịch vụ cuả mình, theo một hứa hẹn rang toàn bộ giá trị đó sẽ được hoàn trả, cùng giá trị tăng thêm nếu có ở một thời điểm trong tương lai
Trang 13đo tin vào khả năng và uy tín cuả người vay để quyết định
- Tín dụng là quan hệ chuyên nhượng quyền sử dụng tư bản giữa người cho
Vay Và người ổi vay trên ba nguyên tắc: có hoàn trả, có thời hạn và có đến bù
- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức
hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất
định trả lại với một lượng lớn hơn
Từ các định nghiã trên thì tín dụng là quan hệ mượn tài sản với đặc trưng
mang tính bản chất sau:
® Quan hé tín dụng là quan hệ vay mượn: Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này.sang người khác Sự chuyển
giao nay mang tinh chất tạm thời, có thời hạn nhất định
e Quan hệ tín dụng là quan hệ dựa trên niền tin: người cho vay chỉ
quyết định cho vay khi họ tin tưởng người vay có khả năng hoàn trả
Chính vì vậy, việc tìm hiểu khả năng hoàn trả đúng hạn cuả người vay là việc làm cơ bản mà người cho vay phải thực hiện trước khi cho vay
se Qua hệ tín dụng là quan hệ tư bản: nghiã là khi hoàn lại lượng giá trị
đã chuyên giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi
thêm gợi là lợi tức
1.1.2 Vai trò cuả tin dung
Trong điều kiện nên kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có các vai trò sau:
-Thứ nhất: Đáp ứng nhu câu vốn để duy trì quả trình sản xuất được liên tục
đồng thời góp phân đầu tư phát triển kinh tế
Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nên
kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục Tín dụng còn là cầu nối
giữa tiết kiệm và đầu tư Nó là động lực kích thích tiết kiệm đông thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vẻ vốn cho đầu tư phát triển
Trang 14phần động viên vật tư hàng hoá đi vào sản xuất, thúc day tiến bộ khoa học kỹ thuật, đây nhanh quá trình tái sản xuất xã hội
- Thứ hai: Tín dụng thúc Äẩy quá trình lập trung vốn và tập trung sản xuất
Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế Mặt khác quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh
đoanh hiệu quả
- Thứ ba: Tín dụng ngân hàng là công cụ thực hiện chính sách kinh tế
Thông qua việc tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành
kinh tế mũi nhọn, hay trong thời gian tập trung phát:triển nông nghiệp, nông thôn và ưu tiên cho xuất khẩu Nhà nước tập trung tín dung dé tài trợ phát triển các
ngành đó, từ đó tạo điều kiện phát triển các ngành khác Thông qua chính sách tín
dụng thắt chặt hay nới lỏng có tác động đến chính sách điều hành vĩ mô nên kinh
té, déng thời với việc ưu tiên đầu tư tín dụng vào mộ số ngành, lĩnh vực, Nhà nước
hướng nên kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu, định hướng của mình
- Thư tư: Góp phần tác động đến việc tỒHg CƯỜNG chế độ hạch toản kinh rễ
của các doanh nghiệp
Đặc trưng cơ ban cua von tin dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả Băng cách tác động như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp khi sử dụng vốn tín dụng
phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chỉ phí sản xuất, tăng
vòng quay của vốn, tạo điều kiện nâng cao đoanh lợi của doanh nghiệp
- Thứ năm: Tạo điều kiện đề phái triển các quan hệ kinh tê với nước ngoài Trong điều kiện kinh tê “mở”, tín dụng đã trở thành một trong những phương
tiện nôi liên các nên kinh tế các nước với nhau Thông qua hoạt động tài trợ tín
dụng xuất nhập khẩu, tín đụng góp phần thúc đây việc giao lưu mua bán hàng hoá,
Trang 15giữa các nước ngày càng phát triển 1.1.3 Quán lý rủi ro tin dung:
Rủi ro tín dụng được hiểu là tình trạng người vay không thể trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Rủi ro tín dụng là phần không thê
tách rời trong hoạt động ngân hàng, P Volker, cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang
My (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản nợ xấu thì đó không
phải là hoạt động kinh doanh”, các nhà quản trị chỉ có thể tìm mọi biện pháp để giảm nó, quản lý chất lượng tín dụng tốt hơn, nhưng không triệt tiêu rủi ro đi được, bởi lẽ rủi ro ngân hàng phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân: Rủi ro của khách hàng
vay, rủi ro theo tính chất đây chuyền từ các đối tượng khác ảnh hưởng đến khách
hàng vay, rủi ro do thiên tai dịch bệnh, do biến động giá cả, tý giá, do chính trị, rủi
ro quốc gia, rủi ro do các chính sách kinh tế trong và ngoài nước tác động
Do tính tiềm tàng và hệ quả tác hại lớn lao của rủi ro tín dụng nên các ngân hàng luôn tìm cách đưa ra các mô hình phân tích đánh giá rủi ro tín dụng Các mô hình này khá đa dạng bao gồm các mô hình phản ánh về mặt định tính- còn được
gọi là phương pháp chất lượng, phương pháp chuyên gia hay truyền thông; và mô
hình định lượng Các mô hình này không loại trừ lẫn nhau, do vậy một ngân hàng
có thê sử dụng nhiều mô hình khác nhau để phân tích tích đánh giá mức độ rủi ro
tín dụng của khách hàng
1.1.3.1 - Mô hình định tính về rủi ro tín dụng:
Mô hình này thể hiện thông qua 4 bước như sau:
a Phân tích tít dụng: Đôi với mỗi trường hợp vay vỗn, cán bộ tín dụng cần phải
phân tích trên các mặt sau:
+ Người đi vay có thể tín nhiệm ? tức là họ có thiện chí trả nợ vay khi đến
hạn hay không? trả lời câu hỏi này liên quan đến phân tích 6 yếu tố, (còn gọi là 6
khía cạnh-6C) của người xin vay đó là: Tư cách (character), năng luc (capacity),
Thu nhập (Cash), bao đảm (collateral), điều kiện (Conditions) va kiểm soát
(Control)
+ Hợp đồng tín dụng có được ký kết đúng đắn và hợp lệ? Vấn đề này mang
Trang 16bảo tính pháp lý để ngân hàng có thé thu hồi được nợ, cũng như các kỳ han tra ng
phải phù hợp và thuận lợi cho khách hàng, Ai là người ký hợp đồng tín dụng có
đầy đủ thâm quyền theo qui định, các điều khoản về việc xử lý vi phạm,
+ Ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản đảm bảo? Việc này đòi hỏi
cán bộ tín dụng phải xác định 6 gia tr tài sản bảo đảm, liệu tài sản này có thể bán
dễ dàng dễ thu hồi nợ? bởi lẽ có những tài sản có giá trị rất lớn nhưng bán đi thì
không để Hoặc là tính pháp lý của tài sản có đủ để nhận bảo đâm cho khoản vay không là những vấn đề cần cân nhắc rất kỹ
b Hệ thẳng chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng
Hệ thống chỉ tiêu tài chính có thể chia thành 4 nhóm gồm: Nhóm chỉ tiêu
thanh khoản, Nhóm chỉ tiêu hoạt động, Nhóm chỉ tiêu đòn bấy và nhóm chỉ tiêu
sinh lời
- Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:
i Chỉ tiêu thanh toán nhanh hay tức thời (Quảck rao): chỉ tiêu này đo lường khả năng chuyền tài sản lưu động thành tiên của doanh nghiệp Người ta sủ dụng chỉ
tiêu này theo hai cách:
Chỉ tiêu thanh toán = Các tài sản lưu động chuyến thanh tiền tức thời
tức thời Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu thanh toán = _Các tài sản lưu đông không kể hàng tôn kho
tức thời Nợ ngắn hạn
Như vậy doanh nghiệp có chỉ tiêu thanh toán tức thời càng cao thì có khả năng chi trả nợ tức thời càng lớn
ii Chi tiêu thanh toản ngắn hạn ( Current ratio): chỉ tiêu này xác định khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp, được xác định theo công thức;
Tài sản lưu động Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn = ~-~-~-~~-~~~~~=~===>====~
Nợ ngăn hạn
Để đảm báo khả năng thanh toán ngắn hạn thì chỉ tiêu này phải lớn hơn l,
trường hợp nhỏ hơn 1 doanh nghiệp dé gặp khó khăn trong việc trả nợ ngắn hạn
Trang 17itt Vốn lưu động ròng ( Net working capital)
Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động -Nợ ngắn hạn
- Nhóm chỉ tiêu hoạt động: Nhóm chỉ tiêu này đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tải sản của doanh nghiệp Phản ánh mối tương quan giữa từng nhóm
tài sản nhất định như hàng tồn kho, tài khoán phải thu, hay tổng tài sản với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp như doanh thu, lợi nhuận Có ba chỉ tiêu chính
là:
i, Vong quay hang tôn kho ( Inventory turnover): \a số vòng quay của doanh thu
hàng năm trên hàng tôn kho bình quân, và được tính như sau:
Doanh thu hang nam Vong quay hang tôn kho = ~~-
Hàng tôn kho bình quân
So với chỉ tiêu ngành, nếu vòng quay hàng tồn kho quá cao thì có thể doanh nghiệp
đã dự trữ lượng hàng tổn kho quá ít, điều này có thê không tốt vì doanh nghiệp có
thê không có đủ hàng hoá cho hoạt động kinh doanh Ngược lại nếu chỉ số này quá
thấp thì cũng không tốt vì có thể lượng hàng tồn kho là quá mức, hoặc hàng hoá
sản xuất ra mà không bán được
ii Kỳ thu nợ bình quân (Average collection period) Chi tiéu nay tinh bang cach
lấy số dư bình quân của tài khoản phải thu chia cho doanh số bán chịu hàng ngày
bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân mà công ty phải chờ đợi từ khi
bán hàng cho đến khi thu được tiền
Tài khoản phải thu bình quân Ky thu nợ binh quan = - ; ~=~=
Doanh sô bán chịu hàng ngày bình quân
iii Vong quay tong tai san ( Total asset turnover): là số vòng quay của doanh thu
hàng năm trên tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh năng lực của doanh nghiệp trong việc sử dụng tổng tài sản để tạo thành doanh thu,
doanh nghiệp có chỉ tiêu này cảng cao thì cảng có lợi thế cạnh tranh, và được tính:
Ộ , Doanh thu hang nam
Vòng quay tông tài sản = -~ -~-e>>x=~x>=z=~~=======~
Trang 18- Nhóm chỉ tiêu đòn bẫy ( Leverage ratios): Nhóm chỉ tiêu này phần ánh qui mô
nợ so với vốn cổ phần của doanh nghiệp, đồng thời là bằng chứng về khả năng
hoàn trả các khoản nợ của doanh nghiệp trong đải hạn
¡ Tỷ số nợ trên tổng tài sản ( Debt to total assets):
Tổng dư nợ |
Ty s6 ng = -=
Tông tải sản
Tỷ số nợ càng cao phản ánh hoạt động của doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn vay càng lớn, ngược lại doanh nghiệp có chỉ số này thấp thê hiện doanh nghiệp
hoạt động chủ yếu dựa vào vốn chủ sở hữu
ii Kha ndng tra lai tién vay: (Interest coverage ratio) Chi titu nay phan anh kha
năng thanh toán tiền lãi vay của doanh nghiệp và được tính như sau:
, Lợi nhuận trước trả thuế và lãi vay
Khả năng trả lãi tiên vay = ee
Chi phí lãi tiên vay
- Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của đoanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận cho cô đông
¿ Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu ( Profit margin on sales): Chi số này thê hiện tỷ lệ
lãi phát sinh trên 1 đơn vị doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu = -7 27-7 Doanh thu ii Tỳ lệ sinh loi trén von chit sé hitu ( Return on shareholder’s Equity): con goi là hé s6 ROE Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu
iii Tỷ lệ sinh lời trén tong tai sdn ( Return on total assets) hay con goi la ROA
Lợi nhuận sau thuế ROA =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng tông tải sản của doanh
nghiệp
c Kiểm tra tín dụng: Đây là việc làm hết sức cân thiết sau khi đã giải ngân cho
Trang 19năng trả nợ vay Thông thường các ngân hàng thường kiểm tra tín dụng định kỳ hãng tháng, quí Thông qua kiểm tra tín dụng ngân hàng sẽ điều chỉnh chính sách
tín dụng của mình, mặt khác kiểm tra tín dụng không những giúp ngân hàng biết
được khách hàng có thực hiện nghiêm túc các thoả thuận đã ký trong hợp đồng tín dụng hay không ma con nam được việc cán bộ tín dụng có tuân thủ chặt chế các
qui trình tín dụng đã đặt ra |
d, Xử lý tín dụng có van đề: Dù đã thực hiện phân tích tín dụng, kiểm tra tín dụng
nghiêm ngặt, nhưng có thể rủi ro vẫn xảy ra Thông thường những biểu hiện sau
đây báo hiệu khoản vay có vấn dé, dé dan đến rủi ro:
- Có chậm trễ bất thường và không có lý do trong việc báo cáo tài chính và trả nợ
theo lịch đã thoả thuận, hoặc chậm trể trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng
- Đối với tín dụng doanh nghiệp, có sự thay đổi bất thường trong khẩu hao tải sản kế hoạch trả lương và phụ cấp, giá trị hàng tổn kho, tài khoản thuế và thu nhập
~ Xay ra tinh trang co cấu lại nợ, hạn chế thanh tốn cơ tức, hoặc có sự thay đôi xếp hạng tín nhiệm
- Giá cô phiếu công ty thay đổi bất lợi
- Thu nhập ròng giảm trong một hay nhiều năm, đặc biệt là các chỉ tiêu như: Tỷ lệ
sinh lời trên tổng tải sản (ROA), tý lệ sinh lời trên vốn cô phần (ROF), lợi tức
trước thuế và lãi suất ( EBIT)
- Những thay đổi bất lợi trong cơ cầu nguồn vốn chủ sở hữu, thanh khoản, hay thay
đổi bất ngờ, không dự kiến và không có lý do của tài khoản tiền gởi ngân hàng
Khi khoản vay xây ra rủi ro, ngân hàng cần tìm ra giải pháp để thu hồi nợ
theo các bước sau:
- Luôn luôn đặt mục tiêu: tận dụng tối đa các cơ hội dé thu hỏi đây đủ nợ vay
- Khan trương khám phá và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến tin
dụng, mọi sự chậm trễ đều làm cho tình hình tín dụng trở nên xấu hơn
- Trách nhiệm xử lý tín dụng có vấn để phải được độc lập với chức năng cho vay
nhăm tránh những xung đột có thé Xảy ra với quan điểm của cán bộ tín dụng trục
tiếp cho vay
Trang 20động sau khi đã xác định được rủi ro, dự tính những nguồn thu nợ có thể, cần bô sung hỗ sơ tín dụng, hồ sơ bảo đảm tiền vay, bỗ sung thêm tài san bao dam dé phi
hợp với tình hình mới
- Ngoài ra cần phải xem xét gia hạn nợ tạm thời, hay điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ
cho phù hợp với tình hình mới |
Tuy theo hinh hinh cu thé mà áp dụng các biện pháp cho phù hợp, với mục
tiêu cao nhất là thu hồi hết nợ gốc và lãi đã cho vay, hạn chế thấp nhất rủi ro tín
dụng cho ngân hàng
1.1.3.2 Mô hình định lượng rủi ro tín dụng
Mô hình định tính rủi ro tín dụng mang tính chủ quan và tốn nhiều thời
gian của cán bộ thâm định, chính vì vậy các ngân hàng đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp định lượng, bằng cách cho điểm để lượng hố rủi ro Mơ hình định
lượng cho phép xử lý nhanh chóng khối lượng lớn các đơn xin vay và đảm bảo tính
khách quan Mô hình định lượng dựa trên các tiêu chí tài chính và kinh tẾ của
khách hàng để chấm điểm Đối với các doanh nghiệp đó là các chỉ tiêu đánh giá
tài chính như đã nêu phần trên, lịch sử quan hệ tín dụng Đối với khách hàng vay
tiêu dùng thì đó là thu nhập, tài sản, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, Có nhiều mô hình định lượng rủi ro, sau đây chúng ta tiếp cận hai mô hình cơ bản nhất
a Mé hinh diém sé Z (Z- Credit scoring model)
M6 hinh nay do E I Atman hinh thanh để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phận loại rủi ro và phụ
thuộc vào:
- — Trị số của các chỉ số tài chính của người vay ( Xj)
- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ
Atman đã đưa ra mô hình như sau:
Z = 1,2X, + 1,4X2 + 3,3X3+ 0,6%4+ 1,0X5
Trong đó: Xị là tỷ số “Vốn lưu động ròng/tổng tài sản”
X; là tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/T ông tài sản”
X¿ là tỷ số “ Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tỗổng tài sản”
Trang 21X; là tỷ số “Doanh thu/ tổng tài sản”
Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp, và ngược lại khi
trị số Z thấp là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao Mô hình
cho điểm Z của Altman cho rằng bat ky khach hang nao co điểm số Z thấp hơn
1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao
b Mô hình điểm số tín đụng tiêu dùng
Ngày cảng nhiều các ngân hàng sử dụng mô hình điềm số tín dụng tiêu dùng để xử lý số lượng đơn yêu cầu ngày càng gia tăng, ngân hàng dựa trên một số tiêu chí quan trọng gồm tuổi đời, trạng thái nhà ở, thu nhập, nghề nghiệp, thời gian công tác, và tỉnh hình quan hệ với ngân hàng dé cham điểm Bảng dưới đây tham khảo mô hình theo số tay tín dụng cuả NHNo& PENT VN, cho thấy những hạn mục và điểm của chúng: -Bảng 1.1 : Bảng chấm điểm thông tin cá nhân: STT | Chỉ tiêu 1 |Tuôi 18-25 tudi |25-40tuỗi | 40-60 tuôi Trên 60 tuổi Điểm 05 lã 20 10
2 Trình độ học | Trên đại Đại học Trung học Dưới trung
van hoc /cao đẳng học/ thất học Điểm 15 5 = 20 3 Nghệ nghiệp Chuyênmôn | Thư ký Kinh doanh Nghỉ hưu / kỹ thuật Điểm 25 15 5 0
4 Thời gian công Dưới 6 Oéthang -1 1-5 nam >5 nam
tac thang nam
Diém 05 10 15 20
5 Thời gian làm Đưới 6 06tháng -] 1-5 năm >5 năm
công việc hiện tháng năm
tại
Điểm 05 10 15 20
Trang 22Tinh trạngnhà |Sởhữu | Thuê Chung với gìa | Khác Ở riêng đình Điểm 30 12 5 0
7 Cơ cấu gia đình Hat nhan Song với | Sơng cùng Ì Sông cùng |
cha mẹ gia đình hạt| số g.dinh hat
Điểm - nhân khác nhân khác 20 5 0 -5 8 Sô người ăn | Độc thân <3 người | 3-5 người >5 người theo Điểm | 0 10 Š -5 3 TThunhpc |[>120mệu |36-120tr |t236tiệu |<l2triệu nhân/năm (đ) Điểm 40 30 15 -5 10 |Thu nhập của | >240triệu | 72-240tr | 24-72 trigu | <24 triệu gia đình “năm Điểm 40 30 15 -Š - Bảng 1.2 : Bắng chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng: STT | Chỉ tiêu
1 Tính hình trả nợ với | Chua giao | Chua bao| Thoigian | Thời gian
NHNo &PTNT dịch vay vốn |giờ quái quáhạn |quá hạn
hạn <30 ngày ¡ >30 ngày
Điểm 0 40 0 =
2 Tình hình chậm trải Chưa giao | Chưa bao | Chưa chậm | Đã có lần
Trang 23Điểm 25 10 5 5
4 | Các dịch vụ khác sử| Chigởitết | Chist | Tiếtkiệm | Không sử
dụng của NHNo & kiệm dụng thẻ và thẻ dụng dịch PTNT có vụ gi
Điểm 15 05 25 -5
5 Số dư tiễn gởi tiết |>500triệu | 100-500 |20-100 <20 triệu
kiệm trung bình tại triệu triệu NHNo & PTNT VN | Diém 40 25 10 0 Sau khi chấm điểm theo hai bảng trên, cán bộ tín dụng tổng hợp và thực hiện xếp loại khách hàng: Bảng 1.3 Bảng tổng hợp xếp loại khách hàng Loại Số điểm đạt Cấp tín dụng được
Aaa | >=401 Đáp ứng tôi đa nhu câu tín dụng
Aa | 351-400 Đáp ứng tôi đa nhu câu tín dụng
a | 301-350 Đáp ứng tôi đa nhu câu tín dụng
Bbb | 251 -300 Cấp tín dụng với hạn mức tuỳ thuộc vào phương án bao dam
tiên vay
Bb |201-250 Có thê cấp tín dụng nhưng phải xem xét kỹ lưỡng hiệu quả
phương án vay vốn và bảo đảm tiền vay
b 151-200 Không khuyến khích mở rộng tín đụng mà tập trung thu nợ Ccc | 101-151 Từ chỗi cấp tín dụng Ce | 51-100 Từ chỗi cấp tín dụng C |0-50 Từ chỗi cấp tín dụng D <0 Từ chỗi cấp tín dụng
1.1.4 Đo lường chất lượng tín dụng
Trước đây chúng ta thường sử dụng khái niệm “nợ quá hạn” để đo lường chất lượng tín dụng, thì nay tiêu chí được sử dụng phổ biến đó là nợ xấu Nếu như
Trang 24nợ quá hạn chỉ những khoản nợ mà khách hàng không có khả nắng trả nợ gốc hoặc lãi đúng hạn và không được ngân hàng đồng ý cho gia hạn nợ, thì khái niệm nợ xấu
rộng hơn không chỉ dựa vào thời hạn trả nợ mà còn dựa vào tình hình tài chính,
khả năng trả nợ cũng như tình hình quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác Đề đo lường chất lượng tín dụng người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
- _ Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
- _ Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu
- _ Nợ đáng nghỉ ngờ ( nợ có vẫn đề) - có khả năng chuyển thành nợ xâu cao
- _ Nợ không có tải sản bảo đảm
Tiêu chí nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được sử dụng phô biến nhất,
đo vậy khi nói đến chất lượng tín dụng người ta chỉ nên lên tỷ lệ nợ xấu trên tông
dư nợ |
Tuỳ thuộc vào trình độ của hệ thống thông tin, thơng kệ, kế tốn mà từng
quốc gia có sự khác biệt về định nghĩa nợ xấu do vậy dẫn đến sự khác biệt về đánh
giá nợ xấu hay tỷ lệ nợ xấu Chẳng hạn như năm 2005 nợ xấu của Ngân hàng đầu
tư và phát triển Việt Nam là 12,47% nhưng kết quả qua kiểm toán quốc tê tăng lên
31 % gap gan 2,5 lần
Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê - Liên hợp quốc, “về cơ bản
một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc
các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm
trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán
đầy đủ” Như vậy, nợ xấu về cơ bản được xác định dựa trên 2 yếu tố: (1) quá hạn
trên 90 ngay va (ii) kha năng trả nợ nghỉ ngờ Đây được coi là định nghĩa của hệ
thống kiểm toán quốc tế (AS) đang được áp dụng phô biển hiện hành trên thể giới
Một định nghĩa mới về nợ xấu theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
(IFRS) va LAS 39 vừa được Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế cho ra đời và được
khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005 Về cơ bản IAS 39 chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa
Trang 25khách hàng thường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng
khoản vay (khách hàng) Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyết, nhưng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn Vì vậy, nó đang được Ủy ban
Chuẩn mực Kế toán quốc tế chỉnh sửa lại
Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tạ Quyết định 493/2005/QĐ ngày 22/4/2005 của NHNN như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào
nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).” Qui
định cụ thể nợ phân vào các nhóm từ 3 đến 5 như sau: (Đã được sửa đổi, bổ sung
theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống Đốc NHNN)
+ Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gốm
-
Các khoản nợ đã quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ
điều chỉnh kỳ trả nợ lần đầu;
Các khoán nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng + Nhóm 4: Nợ nghỉ ngờ, bao gôm:
~~
Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cầu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn nợ lần thứ hai
+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mắt vốn, bao gồm
~~ -~
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cầu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ ĐÔ ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cầu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
Các khoản nợ cơ cầu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa
bị quá hạn hoặc đã quả hạn
Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý
Ngoài ra, Các khoản nợ phải được phân loại vào nhóm cao hơn trong các
Trang 26+ Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một TCTD phải được phân loại vào một nhóm nợ Đôi với khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại TCTD mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ
khác, TCTD phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm nợ có rủi ro cao nhất đó | | |
+ TCTD phải chủ động phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vào các nhóm theo qui định vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo đánh giá của
TCTD khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh
vực kinh doanh của khách hàng
- - Các khoản nợ của khách hàng bị các TCTD khác phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn ( nếu có thông tin)
- Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng ( về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm
- - Khách hàng không cung cấp đây đủ, kịp thời và trung thực các thông
tin tai chính theo yêu cầu của TCTD để đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng
Như vậy, Việt Nam đã qui định khá chỉ tiết về nợ xấu, và được xem là gân
sát với các chuân mực quốc tế, tuy nhiên trong thực tế các TCTD không có được
thông tin về phân loại nợ của khách hàng tại các TCTD khác, thậm chí là trong nội
bộ của TCT khi công nghệ chưa cho phép
Cũng theo quyết định 493/QĐ-NHNN, Ngân hàng Nhà nước qui định các
TCTD phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân
loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tính hình thực
tế cuả TCTD và tối thiểu phải bao gồm: |
- Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của
khách hàng;
- Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính,
Trang 27- Uy tín đối với TCTD đã giao dịch trước đây;
- Các tiêu chí đánh giá khách hàng chỉ tiết, cụ thé, có hệ thống ( đánh giá yếu tế ngành nghề địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng
Trong những năm qua việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn được NHNN
Việt Nam quan tâm chỉ đạo Thống đốc đã ban hành nhiều chỉ thị về quản lý,
phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng như: Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày
20/4/2005 về nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả
năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an tồn hệ thơng; Chỉ thị
02/2006/CT-NHNN ngày 23/5/2006 về tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn
chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các TCTD, và năm 2007 Thống đốc đã
ban hành chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 về kiểm sốt qui mơ, chất
lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm
phát, thúc đây tăng trưởng kinh tế, Đây là những biện pháp, chỉ thị cần thiết nhằm
điều chỉnh hoạt động tín dụng của các TCTD, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm
bảo an toàn hệ thống ngân hàng cũng nhưng phát triển ôn định kinh tế đất nước
1.2 TINH HINH SAN XUAT VA KINH DOANH CA PHE
1.2.1 Tình hình sản xuất cà phê:
Cà phê được trằng tại 75 nước trên thế giới, diện tích khoảng 10 triệu ha,
năng suất 0,6 -0,7 tần/ha và sản lượng giao động từ 6 -7 triệu tấn/năm Trong số nước sản xuất cả phê có 51 nước thực hiện xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cà phê hằng
năm vào khoảng 7 - 10,5tÿ USD Ba nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê là Braxin, Việt Nam và Columbia Sản lượng cà phê của ba nước này
chiếm hơn 50% sản lượng cà phê thế giới
Có hai loại cà phê chính được trồng ở các các nước đó là cả phê Arabica,
còn gọi là cà phê chè và cà phê Robusta, còn gọi là cà phê vôi Ca phê chè được trồng nhiều ở các nước như Braxin, Columbia, Ấn độ, Mêhicô , điện tích cả phê
chè chiếm 70% diện tích cà phê toàn thế giới, là loại cả phê có giá trị kinh tế cao,
thông thường giá bán trên thị trường thường gấp đôi giá cà phê Robusta Cà phê
Robusta được trồng nhiều ở Việt Nam, Indonesia, Uganda, trong dé Viét Nam la
Trang 28Cây cà phê được đưa vào Việt nam vào cuối thế kỷ thứ 19 Nó được trồng rộng rãi trong các đồn điển vào đầu thế ký thứ 20 Lúc đó người ta trông cả 3 loại cà phê, cả phê arabica với chủng chủ yếu là Typica, cà phê Canephora với chủng Robusta va ca phê Liberica cùng với Dewevrei chủng Excelsa Năm 1930 diện tích
cả phê ở Việt nam có 5.900 hecta, trong đó có 4.700 hecta cà phê Arabica, 900
hecta cà phê Excelsa và 300 hecta cả phê Robusta
Qua nhiều năm trồng cà phê, kết quả cho thấy cà phê Arabica (cà phê chè)
không cho kết quả mong muốn vì cà phê bị sâu đục thân (xylotrechus quadripes) và nắm gỉ sắt (Hemileia vastatrix) phá hoại Cà phê Robusta (cả phê vối) thì không
phát triển tốt ở miền Bắc do có mùa đông nhiệt độ quá thấp so với yêu cau sinh
thái của cay nay Chi cd cà phê Excelsa (cà phê mit) sinh trưởng khỏe, cho nắng
suất khá, song giá trị thương phẩm lại thấp Và lúc đó có chuyên gia nước ngồi đã khuyến cáo khơng nên trồng cà phê chẻ ở Việt nam và chỉ trồng cà phê vỗi ở phía nam và cả phê mít ở phía bắc (Chatot ~ cây cà phê ở Đông Dương -1940)
Vào những năm 1960-1970 ở miễn Bắc, hàng loạt nông trường quốc doanh
được thành lập, trong đó có hàng chục nông trường trồng cà phê Tình hình phát
triển của cả phê những năm này cũng không mấy khả quan và đến đầu thập niên 70
người ta đã kết luận không trồng được cà phê ở phía bắc
Cho đến năm 1975 cả nước trên hai miền nam bắc mới chỉ có khoảng
13.000 hecta với sản lượng khoảng 6.000 tấn Và cũng từ sau 1975 ngành cà phê
Việt nam mới đi vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ
Năm 1980 một chương trình phát triển cà phê ở Việt nam do Công ty cả phê
ca cao thuộc Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm xây dựng được trình lên
Thường trực Hội đồng Bộ trưởng và được cho phép thực hiện Tiếp đó là một loạt các hiệp định hợp tác sản xuất cả phê được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và
Liên xô (trồng mới 20.000 hécta cà phê), Cộng hoà dân chủ Đức (10.000 hecta),
Bungary (5.000 hecta), Tiệp khắc (5000 hecta) và Ba lan (5000 hecta) Giống cả
phê được trồng theo chương trình nảy là cả phê Robusta vì trong thời gian này,
Trang 29Năm 1982 Liên hiệp các xi nghiệp cà phê Việt nam được thành lập theo
Nghị định 174/HÐBT của Hội đồng Bộ trưởng với sự tham gia của 3 sư đoàn quân đội và một số công ty thuộc Bộ Nông nghiệp và các địa phương Đăklăk, Gia lại Kontum Chương trình phát triển cả phê được mở rộng trên các tỉnh Tây nguyên và Đông nam bộ Loại cà phê được chọn để mở rộng diện tích là cà phê Robusta,
giống cà phê ưa điều kiện khi hậu nóng âm và nhất là ít bị tác hại của bệnh gỉ sắt, Cho đến nay, sau 20 năm (1980 - 2000) diện tích cà phê của cả nước đã lên
tới trên 500.000 hecta với sản lượng hàng năm xấp xỉ đạt 900.000 tấn, 1.2.2 Cung cầu cà phê Việt Nam và thể giới : |
Theo số liệu của tổ chức cà phê thế giới (ICO) cung/cầu cà phê thể giới niên
vụ 2006/07 sẽ gần cân đối, ở mức khoảng 120 -125 triệu bao, tương đương 7,2 -7,5
triệu tấn Tốc độ tăng trưởng của nhu cầu cà phê bình quân 2%/năm, Các nước có
sản lượng cà phê xuất khâu lớn gồm Braxin giao động 32- 45 triệu bao, Việt Nam
10-15 triệu bao, Columbia từ 10-12 triệu bao và Indonesia từ 5,5 -7,5triệu bao Sản
lượng của bốn quốc gia này chiếm gần 60% sản lượng cà phê thể giới
Bảng 1.4 Sản lượng cà phê thế giới từ vụ 2002 -2007 Dvt: 1000 bao (1bao =60kg)
Trang 30Cầu cà phê thế giới những năm gần đây thường ở mức thấp hơn cung, trong
vụ 2007 ở mức 125 triệu bao Nước có sản lượng nhập khẩu cả phê lớn nhất là Mỹ ở mức 23 triệu bao/năm, tiếp đến là Đức từ 16-18 triệu bao, Nhật Bản, Y khoảng 7
triệu bao Riêng Trung Quốc đủ là nước đông dân nhất thể giới nhưng tiêu thụ ca
phê không nhiều Trong các nước xuất khẩu cà phê thì Braxin là nước tiêu thụ cả
phê nhiều nhất |
Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu đi trên 60 nước, ở khắp các châu lục Dưới
đây là số liệu của 10 nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới (Số tổng cộng là
của toàn thé giới)
Bang 1.5 Danh mục các nước nhập khẩu cà phê Việt Nam ĐÐvt: bao =60kg STT Quốc gia Năm 2005 Năm 2006 1| Mỹ 23 041 516 23 708 762 2 | Đức 16 716 049 18 540 964 3 | Nhật Bản 7 506 960 7631 552 4|Y 7 268 613 7 547 526 5 | Pháp 5 714 009 6 167 277 6| Bi 4 063 225 4 604 684 7 | Tây Ban Nha 4 356 082 4 538 360 8 | Anh 3 433 304 4 044 294 9 | Hà Lan 2 988 015 3 292 805 10 | Ba Lan 2 791 504 2 603 095 Tổng cộng 92 513 856 97 260 307
Nguồn: Số liệu thông kê của Tổ chức cà phê thê gidi ICO
Nhu cầu tiêu dùng nội địa: Việt nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai
trên thế giới song lượng tiêu dùng lại quá khiêm tốn, với mức không quá l triệu bao hàng năm so với dân số là 80 triệu người So với các nước khác như Braxin là
nước sản xuất cả phê lớn nhất thế giới và cũng là nước tiêu dùng cà phê lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ và đứng đầu về tiêu dùng trong các nước sản xuất cả phê
Tiêu dùng cà phê của Braxin đang tiếp tục tăng trưởng và có thể vượt qua Mỹ, đạt
18 triệu bao mỗi năm, trở thành nước đứng đầu về tiêu dùng cà phê trên thế giới
trong vòng 2, 3 năm tới Hiệp hội các nhà rang xay ca phê Braxin (Abic) có 450
thành viên đã chế biến 74% lượng cà phê bán ở Braxin Dự tính vào năm 2010
Trang 31Braximn sớm phải tăng sản lượng bình quân hàng năm lên 50 triệu bao so với vải năm trước đây
Theo nhận định của Hiệp hội cà phê Việt Nam, vẫn dé quan trong trong việc cô vũ sự tiêu dùng cà phê là sự nghiên cứu tác dụng cà phê với sức khỏe của người
tiêu dùng Lĩnh vực này ở Việt Nam hau như chưa được chủ trọng
1⁄2.3 Thị trường cà phê thế giới và diễn biến giá cà phê trên thị trường thế giới.:
Cà phê được giao dịch chủ yếu trên hai thị trường lớn là thị trường cà phê Newyork, đối với cà phê chè ( Arabica) và thị trường cà phê Luân Đôn đỗi với cà
phê vối (Robusta) Các doanh nghiệp xuất khẩu cả phê Việt Nam chủ yếu kinh
doanh dựa trên cơ sở giá của thị trường cả phê Luân Đôn
Thị trường cà phê Luân đôn là cách gọi ngắn gọn của Thị trường hợp đông
tương lai và quyền chọn Quốc tế Luân Đôn - LIFFE là từ viết tắt của London
International Financial Futures and Options Exchange
- Phương thức giao dịch của thị trường: Trên thị trường Luân Đôn người mua với người bán không gặp gỡ trực tiếp với nhau mà giao dịch qua trung gian,
môi giới là các công ty môi giới, các ngân hàng, định chế tài chính Công cụ chủ yếu trên thị trường này là các hợp đồng tương lai (future contract) va hop déng
quyền chọn (option contract), trong đó các nhà xuất khẩu Việt Nam mới chập
chững bước vào thị trường này chủ yếu mới làm quen với hợp đồng tương lai Để được phép giao dịch trên thị trường Luân Đôn, cà phê phải đạt những
tiêu chuẩn chất lượng theo qui định Các tháng giao hàng có thê là tháng 1, 3, 5, 7,
9, và 11 Mức xê dịch giá tối thiểu là 1 USD/tấn ($5/1ô) Ngày giao dịch cuối cùng
là vào 12h30 ngày làm việc cuối cùng của tháng giao hàng Giờ giao dịch từ 9h40 đến 16h55
Theo qui định của Ngân hàng Nhà nước việc giao dịch loại hợp đồng tương lai phải được thực hiện qua các Ngân hàng đồng thời phải diễn ra trên cơ sở giao
hàng thực để tránh hiện tượng lợi dụng giao dich hop đồng tương lai trên thị thường hàng hóa để đầu cơ Ở các nước khác hầu như không có qui định như vậy
Từ năm 2004, Chính phủ chỉ định Ngân hàng cổ phần kỹ thương
Trang 32Nam, thực hiện chương trình sử dụng công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro Các bên đã huấn luyện cho doanh nghiệp, và tổ chức thí điểm đưa cà phê Việt Nam tham
gia san giao dịch hàng hoá Luân Đôn Cho tới hết năm 2005, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam thực hiện mua bán trên thị trường hợp đồng tương lai Luân Đôn đều
phải thông qua môi giới của Techcombank Ngân hàng này giữ vai trò đại lý giao
dịch làm cầu nối cho nhà xuất khẩu Việt Nam và doanh nhân cả phê quốc tế Hiện
nay ngoài Techcombank, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Công ty CP Môi giới thương mại châu Á (ATB) của Vietcombank và Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB Bank) cũng đã xúc tiến cung cấp dịch vụ giao dịch hợp đồng tương lai cho
các nhà xuất khẩu cà phê |
- Diễn biến giá cà phê qua các năm: cả phê.là mặt hàng có biến động giá
khá mạnh Trong 5 năm 1995-2000 giá biến động với biên độ lớn, giá cao nhất năm 1995 gấp gần 4 lần giá thấp nhất năm 2000 Năm 2001-2002 giá ở mức thấp
ký lục và hiện nay đang phục hồi ở mức khá cao, giá các tháng đầu năm 2008 xoay
Trang 3313 VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐÓI VỚI SỰ PHAT TRIEN NGANH CA PHE
1.3.1 Góp phần khai thác có hiệu quả tài nguyên đất:
Tây nguyên nói chung và ĐăkLăk nói riêng, có đất đai màu mỡ, chủ yếu là
đất đô bazan phủ hợp trồng các loại cây công nghiệp, trong đó có cây cà phê Do
mức đầu tư cho cây cà phê khá lớn, thời gian kiến thiết cơ bản 4 năm nên hầu hết
người nông dân thiếu vốn Nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nhất là vốn trung hạn
đầu tư cho các hộ dân, các nông trường cà phê (cũ), nay là các Công ty cà phê đã
tạo điều kiện để phát triển diện tích cà phê với tốc độ nhanh, các nhà chuyên môn còn gọi là “bùng nổ” điện tích Từ năm 1985 cả nước chỉ có gần 45.000ha, đến
năm 2000 diện tích đã lên đến 533.000ha Riêng đối với Tỉnh ĐăkLăk với điện tích
đất nông nghiệp là 478.000ha thì diện tích cà phê lên đến 175.000ha, chiếm tỷ lệ
36,4% Với hiệu quả vượt trội của cây cà phê so với cây trồng khác như cây điều, mía , bông vải, và các loại nông sản khác, vốn tín dụng ngân hàng đã góp phan khai thác có hiệu quả tài nguyên đất,
1.3.2 Nâng cao đời sống người trồng cà phê, tạo thu nhập ồn định:
Cây cà phê không chỉ mang lại hiệu quả cao cho người trồng cà phê, trung bình 1 ha cà phê mỗi năm mang lại doanh thu từ 50-100 triệu đ, trong đó lợi nhuận
đạt trên 50% doanh thu; còn tạo ra khối lượng việc làm không lỗ cho lao động
nhàn rỗi, thu hút lao động tại chỗ cũng như các tỉnh lần cận Mỗi ha cà phê binh
quân cần 400 công lao động mỗi năm, tập trung nhiều vào thời điểm thu hoạch đã
tạo cơ hội việc làm, thu nhập cho hàng triệu người lao động Theo đề án trung tâm
giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, đã được ban hành ngày 26/11/2006 thị “Ngành cả phê đã thu hút trên 300.000 hộ gia đình, với trên 700.000 lao động chuyên
nghiệp, chiếm khoảng 1,9% tông số lao động của cả nước, và 2,93% tổng số lao
động trong ngành nông nghiệp; nếu tính cả số lao động có liên quan và làm việc
bán thời gian thì ngành cà phê đã thu hút trên 1 triệu người”.[ Ló]
Tỷ lệ hộ nghèo của Tinh Dak Lak d& giam ttr 23,28% nam 2006 xudng con
18,75% năm 2007, trong đó các hộ trồng ca phê rất ít thuộc diện nghèo, phần lớn
Trang 342007 của Tỉnh Đăk Lăk đánh giá “Nông dân có thu nhập tăng khá, nhất là vùng
trồng cà phê"
1.3.3 Tạo mặt hàng nông sản giá trị xuất khẩu cao, đứng thứ 2 về kim ngạch
xuất khẩu sau gạo: - |
Mặt hàng cả phê trong những năm qua luôn là mặt hàng nông sản xuất khẩu
chủ lực Kim ngạch hằng năm 500 -600triệu USD, đứng thứ hai sau lúa gạo Riêng
hai vụ 2006 và 2007 do giá cà phê tăng cao nên dự tính kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt
1,5 -1,8 tỷ USD Đối với một nước còn nhập siêu thì kim ngạch xuất khâu từ cà
phê đóng góp tích cực trong cân bằng cán cân thương mại Tạo nguồn ngoại tệ để
nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất Trong những năm vừa qua xuất khẩu cà phê Việt Nam giữ vững vị trí thứ hai thể giới, sau Braxin, giao động tử 11
~15 triệu bao ( 1 bao = 60kg )
1.3.4 Góp phân ồn định an ninh chính trị ở khu vực Tây nguyên:
Trong những năm gần đây tình hình an ninh chính trị ở khu vực Tây
nguyên, trong đó có ĐăkLắk khá phức tạp, một số phần tử phản động, lưu vong đã kích động đồng bào dân tộc thiểu số nỗi lên bạo loạn, vượt biên trái phép sang
Campuchia Một trong những nguyên nhân để đồng bào dân tộc thiểu số đễ bị lôi kéo là đo hoàn cảnh nghèo khó, thiếu đất sản xuất Do vậy khi Nhà nước chủ
trương cấp đất cho các hộ dân tộc nghèo, trông cây cà phê với thu nhập cao đã giúp
người dân an tâm sản xuất Đối với các hộ đã trồng cà phê lâu năm, thu nhập cà
phê mang lại đã giúp họ có cuộc sống khá giả, họ cảng tin tưởng vào đường lỗi
chính sách của Đảng và Nhà nước
1.4 MOT SO BAI HOC KINH NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
ĐÓI VỚI CÂY CÀ PHÊ
Cà phê Việt Nam và thế giới đã trải qua giai đoạn khủng hoảng giá trầm
trọng và kéo dài từ năm 2000 - 2004, từ mức giá trên 2.000USD/tấn những năm 1994-1996, xuống còn 400-500USD năm 2000-2001 và tiếp tục duy trì mức thấp
trong những năm tiếp theo Hậu quả của nó là các doanh nghiệp lâm vào cảnh thua
lỗ trầm trọng, nếu không có chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước chắc chắc đã
Trang 35hàng, và tất cả rủi ro đó chuyển sang cho hệ thống các ngân hàng thương mại Các chính sách ứng phó với cuộc khủng hoảng giá gồm:
— Thu mua tạm trữ 150 nghìn tấn cà phê nhằm hạn chế tốc độ giảm giả cả
phê trên thị trường trong nước và quốc tế: thời hạn tạm trữ là 06 tháng và Nhà
nước bù lỗ phần lãi ngân hàng phát sinh, nhưng hầu hết các doanh nghiệp được
phân giao chỉ tiêu tạm trữ, chủ yếu là các DNNN phải chịu thêm khoản lỗ khi hết
thời hạn tạm trữ do giá tiếp tục giảm
— Chính sách tín dụng ưu đãi như khoanh nợ, giãn nợ, lãi suất thấp cho các
đối tượng tham gia trồng, chế biến và tiêu thụ cà phê cả doanh nghiệp, hợp tác xã
và hộ nông dân: Tổng số tiền miễn lãi trên 350 tỷ đồng, số tiền khoanh nợ trên
1000 tỷ đông, chỉ riêng các tỉnh khu vực Tây nguyên.đã lên gần 800 tỷ đồng: Bang 1.7 Nợ khoanh cà phê của NHNo&PTNT ở Tây Nguyên — Ðvt týđ Năm 2001 | Năm 2002 Năm 2003 ˆ NHNo& PTNT ĐăkLăk 340 399 | 383 NHNo& PTNT Gia Lai 206 218 217 NHNo&PTNT Kontum 81 81 80 NHNo&PTNT Lâm Đồng 145 146 75 Cộng 772 844 755
Nguôn: Tông hợp từ báo cáo các Chỉ nhánh NHNo&PTNT
— Cấp đất, gạo, vải cho người trồng cả phê nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số
và giảm thuế đất nông nghiệp 50% cho các hộ trồng cả phê
Tất cả các chính sách trên đã tháo gỡ bớt khó khăn cho cả người trồng cả phê, các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thương mại, tuy nhiên hiệu quả
mang lại không cao Các khoản nợ khoanh cà phê của doanh nghiệp đến nay hết
thời gian khoanh đã lâu (01/7/2004) nhưng vẫn không đòi hết được, các Công ty thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam được kéo dài thời gian khoanh nợ và nay vẫn
chưa trả được
Nguyên nhân ngành cà phê bị tốn thất nặng nẻ là do chúng ta chưa có chính
sách phòng ngừa rủi ro do biến động giá, cũng như việc cấp tín dụng chưa đảm bảo
khép kín, an toàn Dưới đây đề cập một số bài học kinh nghiệm cần rút ra:
- Xác định doanh thu dựa trên cơ sở không chắc chắc: Các TCTD khi cho
Trang 36đó phần sản lượng khá chính xác nhưng phần giá bán thường lấy giá hiện tại,
không có cơ sở do vậy khi giá thị trường lúc thu hoạch, cũng là thời điểm trả nợ,
giảm mạnh làm cho khách hàng không có khả năng trả nợ
- Không có công cụ phòng ngừa rủi ro về giá: Người nông đân và doanh
nghiệp không ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm từ đầu vụ, do vậy khi thu hoạch xong
giá thị trường xuống thi người nông dân chịu thiệt hại Chỉ có một số ít doanh
nghiệp giao dịch mua bán bằng hợp đồng tương lai thông qua ngân hàng
Techcombank, còn lại hầu hết các doanh nghiệp áp dụng hình thức bán hàng chốt
giá sau căn cứ vào giá thị trường Luân đồn, trừ lùi từ 80-150USD/lấn, nên khi đã mua hàng xong thì giá trên thị trường biển động làm cho doanh nghiệp bị rủi ro
- Cho vay các DN xuất khẩu cà phê rủi ro, đáng lẽ chỉ có các doanh nghiệp
sản xuất pặp rủi ro khi giá xuống, do có sự chênh lệch đáng kể về thời gian giữa
đầu tư chi phí và doanh thu, tuy nhiên trong thực tế giai đoạn giá cà phê giảm 2001-2002 thì phần nợ khoanh và thua lỗ của các doanh nghiệp kinh doanh XUẤT khẩu lại chiếm tỷ lệ lớn hơn Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể qui thành ba nguyên nhân chính sau:
Một là các TCTD đã không khép kín được hoạt động cấp tín dụng của mình,
cụ thể TCTD cho vay trồng, chăm sóc cà phê, nhưng không tham gia cho vay thu mua cả phê xuất khẩu và không cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế do vậy không
quân lý được nguôn tiền hàng quay về, khi tiền về doanh nghiệp lại sử dụng đầu cơ
tiếp và gặp rủi ro khi giá xuống
Hai là TCTD cho vay thu mua trên cơ sở các hợp đồng chưa chốt giá, chẳng
hạn hợp đồng ký vào tháng 3 nhưng giao hàng tháng 7 và giá cả xác định bằng cach lay giá giao hàng tháng 5 trừ lùi 100USD/tắn, nên gặp rủi ro khi giá xuống
Ba là sự thiểu phối hợp, hợp tác giữa các ngân hàng nên các doanh nghiệp
f ^
vay vốn ở nhiều nơi và cơ sở vay vốn là các hợp đồng xuất khẩu được sử dụng
trùng lặp, một hợp đồng vay nhiều nơi tạo nên lượng tiền thừa và doanh nghiệp
dùng để đầu cơ cà phê chờ giá
Tất cả những bài học trên cân phải được đánh giá và khắc phục, như vậy
mới có thể đảm bảo chất lượng tín dụng khi giá cả cà phê trên thị trường thế giới
Trang 37Kết luận chương 1:
Trong chương 1, luận văn trình bày khái quát cơ sở lý luận về tín dụng ngân
hang, va vai tro cua tin dung ngân hàng đối với ngành sản xuất và kinh doanh cà phê, tình hình sản xuất, cung cầu cà phê Bên cạnh đó giới thiệu thông tin cơ bản
về tình hình sản xuất và kinh doanh cà phê trên thể giới
Trang 38CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HANG BOI
VỚI VIỆC PHÁT TRIÊỄN NGÀNH CÀ PHÊ
_ TẠI TỈNH ĐĂKLĂK
2.1 DIEU KIEN DIA LY VA KINH TE - XA HOI CUA TINH DAKLAK 2.1.1 Diéu kién dia ly:
Pak Lak 1a tinh thuéc khu vuc Tay nguyén véi dién tich tu nhién 1.312.537ha gồm 13 huyện và thành phố trực thuộc Đăk Lăk có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng
ở khu vực Tây nguyên, nằm ở Trung tâm Tây nguyên, phía bắc giáp Tỉnh Gia lai,
phía đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Tây giáp Campuchia và tỉnh Dak
Nông, phía Nam giáp Lâm Đồng Tỉnh có đường biên giới dài 70km chung với
Campuchia, có quốc lộ 14, 26 và 27 nối liền các Tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 350km, có sân bay bay trực tiếp đi Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà
Nẵng thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế
Với diện tích tự nhiên 1.312.537ha trong đó đất nông nghiệp 478.154 ha
chiếm tỷ lệ 36,4%, đất rừng 602.479 ha, tỷ lệ 45,9%, đất chuyên dùng 82.179ha
chiếm tỷ lệ 6,26% còn lại là đất ở và đất chưa sử dụng Đất nông nghiệp chủ yêu là đất đỏ bazan thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cao
su, hỗ tiêu, cà phê, |
Khi hau Tinh DakLak vira chiu sy chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát địu, chịu ảnh hưởng mạnh nhất là
khí hậu Tây trường sơn, đó là nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều,
nắng ít; mùa đông ít mưa Nhìn chung khí hậu Đăk Lăk chia thành 2 mùa rõ rỆt,
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió tây nam, các tháng có lượng mưa
lớn nhất là 7,8 và 9 chiếm 80-90% lượng mưa của năm Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1600-1800mm, vùng có lượng mưa lớn nhất là các huyện phía nam ( 1950-2000mm) và vùng thấp nhất là tây bắc (1500 -1550mm) Mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ âm giảm, gió đông bắc thôi mạnh,
bốc hơi lớn gây khô hạn nghiêm trọng, bình quân mùa khô chỉ chiếm 16% lượng
Trang 39Tóm lại khí hậu Đắk Lắk vừa mang nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa
vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên nên phù hợp với nhiều loại cây
trồng Tuy nhiên do chế độ thời tiết có 2 mùa rõ rệt, mùa khô thiếu nước cho sản
xuất và sinh hoạt, mùa mưa lượng mưa lớn tập trung gây lũ lụt một số vùng
Lượng mưa lớn cũng gây xói mòn và rửa trôi đất đai
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:
2.1.2.1 Bộ máy hành chính:
Hiện Đăk Lăk gồm 14 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 01 thành phố
Buôn Ma Thuột, là đô thị loại H, và 13 huyện gồm Huyện Eahleo, Easup, Krông Năng, Krông Buk, Buôn Đôn, Cư M Gar, Eakar, Ma Drak, Kréng Pac, Krong Bông, Krông Ana, Chư Kuynh và huyện Lak Với 149 xã và 26 phường, thị trần Phân lớn các huyện đều nằm trên các trục đường quốc lộ 14, 26 và 27, hệ thông
giao thông nội tỉnh, và hệ thống thông tin liên lạc phát triển khá tốt 2.1.2.2 Tình hình dân số, dân tộc
Đến cuối năm 2006, dân số toàn Tỉnh Ðaklak 1.737.376 người (Theo thống
kê năm 2006 ), bao gồm 44 dân tộc anh em cùng định cư, sinh sống, Dân tộc kinh
chiếm 70%, còn lại các dân tộc khác chiếm 30% Trong đó dân tộc tại chỗ chủ yếu |
là người Êđê, M'nông và một số dân tộc ít người khác như Ba na, Gia rai, Sẽ
đăng nhưng số lượng không lớn Tổng số dân các dân tộc tại chỗ biện nay là
253.154 người; trong đó dân tộc Êđê chiếm đến 70.1%, dân tộc Mnông chiếm
17%, con lai các dân tộc khác nhu Ba na, Gia rai, Sé dang
Lao động trong độ tuổi là 766.963 người chiếm 44,15% dân số toàn tỉnh
Trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp là 580.943 người,
chiếm 75,7% số lao động toàn tỉnh 2.1.2.3 Tình bình phát triển kinh lễ:
Theo báo cáo cuả UBND Tỉnh ĐăkLăk, đến cuối năm 2007, kinh tế ĐăkLšk
đã có bước phát triển kha quan, tổng giá trị sản phẩm cả năm tính theo giá cô định năm 1994 đạt 9.244 tỷ đồng, tăng 17,1% so năm 2006 Trong đó nông nghiệp tăng
Trang 40theo hướng tích cực, ty trong nganh nông nghiệp
giảm từ 59,56% xuống 57,28%,
công nghiệp tăng từ 15,29% lên 15,99%, dịch vụ tăng
từ 25.16% lên 26,73% -
Kim ngạch xuất khâu đạt 580 triệu USD, tầng 44,3%
so VỚI năm 2006, vượt
48,7% so kế hoạch Kim ngạch nhập khẩu đạt 12.3 triệu USD
tăng 9,8? 50 năm
trước l |
|
Thu ngân sách đạt 1.669 tỷ đồng, tăng 42.2% so với dự
toán trung ương giao Tỷ lỆ hộ nghèo chỉ còn 18,75% [15] So với các tỉnh khu vực Tay nguyên tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 của ĐăkLăk là khá cao, cụ thể Gia lai tăng 13,6%, Kontum tăng 15,24%, ĐăkNông tăng 15,74% Thu nhập bình quân đầu người fuY có cao hơn
hai tỉnh Gia lai và
Kontum cùng đạt 7,Trriệu đ/ngườinăm, nhưng vẫn
thấp hơn Tinh DakNong là 9 86triệu đ/người/năm, Tỷ lệ hộ nghèo của Tịnh vẫn
còn khá cao So với các tỉnh
trong khu vực thì Đăk Lăk là tỉnh dẫn dầu về kim ngạch xuất nhập khẩu
- Về sản xuất nông nghiệp: Với lợi thé tir dat dai va khi
hau, Tink Dak Lak
chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh
tế như cà phê, cao SU, hd
tiêu Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt 8.396 tỷ đồng,
tăng 11,46% so năm
trước Sản lượng cả phê vụ 2006-2007 đạt 435 ngàn
tan, Cao su 25.747 tin , diéu 16.297 tan, hỗ tiêu 4.417 tấn Tổng diện tích đất năm 2006 như SaU: 1.312.537 ha trong đó đất nông nghiệp chiêm 478.155ha gồm: Cây hằng năm: ._ 204.600 ha Cây lâu năm: 268.621 ha » (Cao su 22.614 ha » Cà phê: 174.740 ha » Hồ tiêu: 4.417 ha „ Điều: 44,696 ha » Ché: 50 ha Đất trồng cỏ, đất nuôi trồng thủy sản: 4.934 ha
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì cây lâu
năm chiếm 56,17%, trong diện tích cây trồng lâu nắm thì diện tích cây cà phê
chiêm 65,05% Do vậy cay ca
phê có vị tri rat quan trong trong giá trị sản xuất nông