1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cai lậy

116 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mở Rộng Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Cai Lậy
Tác giả Trần Duy Tuấn
Người hướng dẫn TS. Hồ Diệu
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2009
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 5,37 MB

Nội dung

Trang 1

TRAN DUY TUAN

MO RONG CHO VAY HO SAN XUAT TAI

NGAN HANG NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN

| NONG THON HUYEN CAI LAY

LUAN VAN THAC SI KINH TE

Trang 2

đo TS Hề Diệu hướng dẫn

Các số liệu nghiên cứu là trung thực và được trích dẫn nguồn Kết quả

nghiên cứu trong luận văn này là trung thực Và chưa được ai công bố trong

bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Người cam đoan

Trang 3

MO DAU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤTT - «e Í

1.1 Hộ sẵn XuẤt -ccceeeeeeerrtnrrerrrrriiirirsrirrrteserenrreeooee 1.1.1 Khái niêm hộ sản xuất con nh n2 rttmeirrrrririe i

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của kinh t6 hd sn Xuat «0 eeseeees eres eesseeeesseecenteenneeene 2

1.1.3 Phân loại hộ sản xuẤt iiđầaầad 3 1.1.4 Vai trò của kinh tế hộ sản xuất trong nên kinh tế quốc dân _- 1.2 Tin dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ sản xuẤt 6

1.2.1 Khái niệm tín đụng ngân hàng ceinnhheerrrrddrrrrrrtrrrrrdrrrrrirrrdirrn 6 1.2.2 Ban chất của tín dụng - ch re 7

1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất 8

1.3 Kinh nghiệm của ngần hàng một số nước về mở rộng tín dụng HSX 11 1.3.1 Tín dụng hộ sản xuất và kinh tế nông nghiệp - nông thôn ở Thái Lan 12 1.3.2 Ngân hàng nhân dân Indonesia - Bank Rakyat Indonesia seằằie 12

1.3.3 Bài học kinh nghiệm áp dụng đối với NHTM Việt Nam oenee 15

Chương 2: THỰC TRẠNG VA TIEM NANG MỞ RỘNG TIN DUNG HO SAN XUAT TAI CHI NHANNH NHNo & PTNT HUYEN CAI

LAY ÓC 0B g V00 900190 0h b0 0 0 9 03 :9240 00 nên 600090 1009000000 000909090000960606060060099090090200000009490069904000 0099990 17

2.1 Khái quát chung về chỉ nhánh NHNo & PTNT huyện Cai Lậy L7

2.1.1 Lich sử hình thành và quá trình phát triÊn ececneeeiererrrreirrrden 17

2 1.2 Cơ cấu tô chức và bộ máy quản lý eceerrrreerdrrrrddrrrddrrire 18 2.2 Thực trạng nguồn vốn của chỉ nhánh NHNo & PTNT huyện Cai Lậy 2Í 2.2.1 Về tăng trưởng nguồn "1 — 21 2.2.2 Cơ cầu nguồn vốn huy động —— 23

2.2.3 Thị phần vốn huy động trên địa bản cccieresrrrrerrerrrrrrrrrrrie 25 2.2.4 Các nguồn vốn được sử dụng tại chỉ nhánh .àccecceieerrreerrroe 27

2.3 Thực trạng tín dụng HSX tại chỉ nhánh NHNo & PTNT huyện Cai

ˆ

Lậy SZêĐsÐetet 4094500900061 69690000100000006050130000000420070050000009099900100000006000090900900900606000440009099090009090.0606.6 28

Trang 4

2.3.6 Lãi suất ChO VAY cccccccsescecssecssecssessucssucsuecsuccsvessecerserssrearesarsecssessresucsstsenseneesees 38 2.3.7 Thi phan tín dụng trên địa bàn SH H2 211 rrrce HH nhu 39 2.4 Đánh giá mở rộng tín dụng HSX tại chỉ nhánh NHNo & PTNT huyện Cai

Lậy soveasenseneenee 41

2.4.1 Những kết quả đạt được Ăn, _— 4]

2.4.2 Những hạn chế óc HT ng HH go ¬ 44 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế Lccknn H221 7 HH re ray, 45

2.5 Nhận xét về hoạt động tín dụng HSX qua ý kiến của khách hàng vay _ 2.6 Tiềm năng mở rộng tín dựng HSX tại chỉ nhánh NHNo & PTNT huyện Cai

LẬY ả SH HA Hàn HH TH ưng 0001 5001 1.910109700891507010970-17010010.0706006709700787009000119070078098040404 71009427260 S7

2.6.1 Vị trí địa lý kinh tế và các đặc điểm về điều kiện tự nhiên 57

2.6.2 Tỷ lệ hộ sản xuất có quan hệ tin dụng trên địa bản KH vu tk và 62

2.6.3 Nhu cầu vốn của khách hàng là hộ sản xuất qua điều tra 62 Chương 3: CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG HỘ

SÁN XUẤT TẠI CHÍ NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN CAI a

LAY RAPS SCSHSSSRR AAP SPS SHSCSSRSEUES SHS SSAA HSLSEHSHSRARSASHSSEREDRPSHSHHSHAEHHHERHEHROFATEHSSEHSSHHHREKETISOSRRARKTEOOEHRA 64

3.1 Định hướng phát triển của NHNo & PTNT huyện Cai Lậy đến 2010

C1: 810) 6 cờ“ ôôôỐ 3.1.1 Mục tiêu phát triển năm 2009 Q Q.2 n1 treo 64

3.1.2 Định hướng phát triển đến 2010 và tầm nhỉn đến năm 2020 65

aw ok > ^ r ^ >

3.2 Xây dựng chiên lược mở rộng tín dụng hộ sản xuất 66 3.2.1 Các quan điêm xây đựng chiên lược mo rộng tín dụng hộ sản xuất 66 3.2.2 Lựa chọn chiên lược mở rộng tín dụng HSX qua phân tích ma trận

ốc 66 3.2.3 Lựa chọn chiên lược mở rộng tín dụng HSX qua phân tích ý kiến khách

HANG VAY wee ốốốốố ốằe _¬‹

3.3 Giải pháp mở rộng tín dụng HSX tại chỉ nhánh NHNo & PTNT

huyện Cai Lậy c HQ 1 1 060088985 0 0666 rgeessssseeeeee "7 Š 3.3.1 Giải pháp huy động vốn, đảm bảo đủ nguồn vôn đáp img nhu cau vay

Trang 5

3.3.4 Có chính sách lãi suất linh hoạt, mềm đếo eceeeeerrrrrernrnrrerrrern T1

3.3.5 Đơn giản hồ sơ vay, rút ngắn thời giam thâm định vay VỐn .cceeeere 78

3.3.6 Giải pháp về quản trị điều hành eeeeeeeerrrrtrnrnnrrrrrsrrrreine 79

3.3.7 Giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng - ¬ ¬- 3.3.8 Phân khúc thị trường và khách hàng để xác định khách hàng mục › tiêu

và có chiến lược kinh doanh phù hợp `" 83 3.3.0 Nâng cao chật lượng nguồn nhân lực - -:-+>serhrrrrrmrttdmrtdrtrtrttnrrddrn 84 3.3.10 Các giải pháp khác K H k9 4kg _—— _—.- 3.4 Các giải pháp hỗ trợ cho việc mở rộng tín dụng tại chỉ nhánh NHNo

& PTNT huyện Cai Lậy -. -eesererrrrnenssennrrerretreeernerrnreetttitee91Tn0000700 87 3.4.1 Kién nghi đối với UBND huyện Cai Lậy :-rhnhrnrrrrrrrrrntt _- §7

3.4.2 Kiến nghị đối với NHNo & PTNT tỉnh Tiền Giang .ceneinriee 87

3.4.3 Kiến nghị đối với các ban nganh c6 Hin quan «seers _ 88 KET LUAN ss cocccccsacnauntarasannanersannnnussssiseessesceecnassssagassecsereccnonnissnenessseesenneanansnansees OO TÀI LIỆU THAM KHẢO .cccccssneerntettrrrtrrrrrrrartrrrtrtrrtrrrrrttitmrrrl

Trang 6

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình tín dụng eerrmrrerrrrrrrtrttrdrrrtrrrrltrdrtrrne 29 Hình 2.2: Quy trình phê duyệt - duvnanesesgenreeeneeoses KH ng g1 vn kh V112 xa 29

Trang 7

Bảng 2.1: Huy động vốn qua 5 năm (2004 - 2008) eeeeeereerrrerrrrrn 21

Bảng 2.2: Cơ cầu vốn huy động qua 5 năm (2004 - 2008) eo s 23 Bang 2.3: Thi phần huy động vốn qua 5 năm (2004 - 2008) "¬ 26

Bảng 2.4: Nguồn vốn sử dụng tại chỉ nhánh qua 5 năm (2004 - 2008) 27 Bảng 2.5: Dư nợ cho vay qua 5 năm (2004 - 2008) he 33 Bảng 2.6: Cơ cầu tín dụng HSX qua 5 năm (2004 - 2008) cerereesrrrrrre 35

Bảng 2.7: Nợ xấu cho vay HSX qua 5 năm (2004 - 2008) ceeieeeeeee 37

Bảng 2.8: Thị phân tín dụng trên địa bàn qua 5 năm (2004 - 2008) 39 Bảng 2.9: Thu nhập, chỉ phí, lợi nhuân qua 5 năm (2004 - 2008) 41

Trang 8

Đồ thị 2.2: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động qua 5 năm (2004 - 2008) 22

Đề thị 2.3: Thi phần huy động vốn năm 2008 ¬ 26

Đồ thị 2.4: Tỷ trọng nguồn vốn sử dụng năm 2008 eeerrrnreerree 28 Đề thị 2.5: Cơ cấu dư nợ HSX trong tổng dư nợ qua 5 năm (2004 - 2008) 33

Trang 9

HSX: BAAC: Lan BRI: NHTM: NHNN: TSCĐ: TĐTBQ: TCKT: TCTD: CBID: TG KKH: TG CKH: PGD: NHCT: NH TMCP: NH PTNDBSCL: UBND: LDVV: ADB: SWOT: WB: ATM: Hộ sản xuât

Ngân hàng nông nhiệp và hợp tác xã nông nghiệp Thái

Ngân hàng nhân dân Indonesia (Bank Rakyat Indonesia) Ngân hàng thương mại Ngân hàng Nhà nước Tài sản cổ định — —_ Tốc độ tăng bình quân Tổ chức kinh tế “Tổ chức tín dụng Can bộ tin dụng Tiền gửi không ky hạn Tiền gửi có kỳ hạn Phòng giao dịch

Ngân hàng công thương

Ngân hàng thương mại cổ phần ˆ

Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long

Ủy ban nhân dân

Liên danh vay vốn Asia Development Bank

Strengths, Weaknesses, Opportunities, Theats

World Bank |

Trang 10

quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị sản xuất và bảo đâm cuộc sống cho tắt cả các thành viên trong gia đình, mà còn là chủ thể tiêu diing rat da dang cua nền kinh tế Trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, phải nhận rõ những khó khăn để có thêm những chỉnh sách có tính chất đột phá nhằm tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển

Tại Cai Lậy kinh tế hộ gia đình chiếm hơn 80% thành phân kinh tế trong huyện

Đây là thành phần kinh tế chủ yếu có ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế của

huyện |

Từ khi chuyển đổi từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường với hàng loạt

các chính sách về nông, công, thương nghiệp ra đời đã tạo điều kiện cho kinh tế hộ

tự vươn lên Sự vươn lên đó không thé không kể đến đồng vốn vay từ ngân hàng,

việc vay vốn ngân hàng trong những năm qua có tác động tích cực góp phan cung cấp vốn trực tiếp đến hộ sản xuất, phát huy thế mạnh của kinh tế hộ gia đình và sản xuất cá thể, nhờ vào đó cải thiện và xây đựng lại làng quê mới, nông thôn mới,

giàu đẹp văn mình, giảm bớt sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn

Cho vay hộ sản xuất tại chỉ nhánh NHNo & PTNT huyện Cai Lậy đã mang lại kết quả đáng khích lệ, từng bước góp phần giải quyết các vấn đề xã hội bằng biện pháp kimh tế Đồng vốn ngân hàng đã mang lại cuộc sống âm no cho kinh tế hộ, đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng Song, cùng với quá trình đôi mới của đất nước, tốc độ tăng trưởng và những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng |

Hơn nữa, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tất cả các lĩnh vực kinh tế đều

đang đứng trước những cuộc cạnh tranh quyết liệt Với ngành ngân hàng, cuộc

Trang 11

cùng khó khăn

Vì vậy, việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và đặc biệt là hộ sản xuất cần phải quan tâm và nghiên cứu không ngừng vì mục tiêu kinh tế của huyện nhà và vì mục tiêu phát triển bền vững của chỉ nhánh NHNo & PTNT huyện Cai Lậy Xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn dé tài “MO RONG CHO - VAY HO SAN XUAT TAI NGAN HANG NONG NGHIEP VÀ PHÁT TRIEN NONG THÔN HUYỆN CAI LAY” lam dé tài nghiên cứu

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA DE TAI

Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh cho vay hộ sản xuất tại chỉ nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

huyện Cai Lậy trong thời gian qua nhằm đánh giá năng lực hiện tại của chỉ nhánh và khai thác tiềm năng phát triển cho giai đoạn tới Từ đó đề xuất những giải pháp

phát triển cho vay hộ sản xuất trong những nắm tiếp theo

3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đếi tượng nghiên cứu của đề tài là hộ sản xuất tại chỉ nhánh NHNo&PTNT

huyện Cai Lậy, đề tài phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của tín dụng hộ sản xuất, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế từ đó xây dựng chiến lược mở rộng

tin dụng hộ sản xuất trong thời gian tới

Những vấn đề khác được để cập trong đề tài chỉ nhằm phục vụ cho việc làm

rõ mục tiêu nghiên cứu của dé tai

Phạm vi không gian của để tài được giới hạn trên địa bàn huyện, có xem xét

với các quan hệ sự phát triển của ngành trong phạm vi cả nước

Trang 12

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn sử dụng các phương pháp hệ thông hỏa, thống kê, kết hợp với việc so sánh, tổng hợp, phân tích đề đánh giá thực trạng tín đụng hộ sản xuất của chỉ nhánh NHNo&PTNT huyện Cai Lậy trong thời gian qua

Bên cạnh đó luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu Marketing đề phân tích định tính các cơ sở đữ liệu thu thập từ điều tra mẫu các khách hàng vay, công cụ xử lý số liệu là phần mềm SPSS Số liệu thu thập sẽ được phân tích theo các dang sau: phan

tích thống kê mô tả (Deseriptive Statistics Analyze) và phân tích nhân tổ (Factor

Analyze)

s SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

Số liệu sử dụng trong luận văn gồm có số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp

- Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra mẫu khách hàng là hộ sản XUẤT vay

vốn tại chỉ nhánh Dự kiến số lượng mẫu thu thập là 140 mẫu, phương pháp chọn

mẫu là ngẫu nhiên xếp tầng Phương pháp này phô biến nhất vì tính chính xác và đại điện cao Dữ liệu thu thập được băng cách chia tổng thê thành những nhóm nhỏ theo những tiêu thức phân tầng như giới tính, tuổi tác Từ những nhóm phần tầng đó tiễn hành chọn ngẫu nhiên các nhóm theo những tiêu thức đã định sẵn đề phỏng

van

- Số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo của chỉ nhánh NHNo &: PTNT huyện

Cai Lậy, số liệu của phòng thống kê huyện Cai Lậy, các số liệu thứ cấp đã được

tong hop phan tich trong luận văn,

Trang 13

Chương 1: Cơ sở lý luận về tin dụng hộ sản xuất

Chương 2: Thực trạng và tiềm năng phát 'triển tín dụng hộ sản xuất tại chỉ nhánh NHNo & PTNT huyện Cai Lậy

Trang 14

1 1 1 Khái niệm hộ sản xuất

Nói đến sự tồn tại của hộ sản xuất trong nên kinh tế, trước hết chúng ta cần thấy răng hộ sản xuất không chỉ có ở nước ta mà còn có ở tất cả các nước có nên kinh tế sản xuất nông nghiệp trên thé giới Hộ sản xuất đã tổn tại qua nhiều phương thức và vẫn đang tiếp tục phát triển, trong mỗi chế độ nó tìm cách thích ứng với nên

kinh tế hiện hành Chúng ta có thể xem xét một số quan niệm khác nhau về hộ sản

* A

xuat

Trong mét sé tir dién chuyén nganh kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ, hộ là tất

cả những người cùng sống trong một mái nhà, nhóm người đó bao gồm những người chung huyết tộc và người làm công

Liên hiệp quốc cho rằng: "Hộ là những người củng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”

Tại cuộc thảo luận quốc tế lần thứ IV về quản lý nông trại tại Hà Lan năm 1980,

đưa ra khái niệm: "Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”

Có quan niệm lại cho rằng hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế mà các thành viên

dựa trên cơ sở kinh tế chung, các nguồn thu nhập do các thành viên cùng sang tao ra

và cùng sử dụng chung Quá trình sản xuất hộ được tiến hành một cách độc lập và

các thành viên của hộ thường có cùng huyết thông, thường cùng sống chung trong | một ngôi nhà Hộ cũng là một đơn vị dé tô chức lao động, tồn tại như một đơn vị

kinh tế cơ sở với chế độ tự cấp, tự túc, tự sản, tự tiêu

Trên góc độ ngân hàng: "Hộ sản xuất" là một thuật ngữ được dùng trong hoạt

động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả hộ Hiện nay trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam, cụ thể tại điều 106 của bộ luật dân sự

Trang 15

một chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật qui định và được định nghĩa là

một đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế

chung Một số thuật ngữ khác được dùng để thay thế thuật ngữ "hộ sản xuất" là "hộ", "hộ gia đình"

Ngày nay hộ sản xuất đang trở thành một nhân tố quan trọng của sự nghiệp

công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và là sự tồn tại tất yếu trong quá trình xây

dựng một nền kinh tế đa thành phân theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đề phù hợp

với xu thế phát triển chung, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ sản xuất

Đặc trưng 1: Kinh tế hộ nông thôn nước ta đang chuyển từ kinh tế tự cấp, tự

túc khép kín lên đần nên kinh tế hàng hoá Tiếp cận với thị trường chuyển từ nghề

nông thuần tuý sang nền kinh tế đa dạng theo xu hướng chuyên môn hóa Dưới sự

tác động của các qui luật kinh tế thị trường trong quá trình chuyển hóa tất yêu sẽ dẫn đến cạnh tranh và hệ quả sẽ đến sự phân chia giàu nghèo trong nông thôn Từ đó vẫn đề đặt ra đối với quản lý và điều hành phía Nhà nước là phải làm sao cho phép kinh tế hộ phát triển mà vẫn đảm bảo công băng xã hội, tăng số hộ giàu, giảm hộ nghẻo, tạo điều kiện để hộ nghèo bớt khó khăn và vươn lên khá giả

Đặc trưng 2: Qui mô và cơ sở vật chất kỷ thuật của các hộ chênh lệch nhau khả lớn giữa các vùng và ngay cả trong một số vùng cũng có sự chênh lệch nhau giữa

qui mô và điện tích đất đai, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động và trình độ hiểu biết Một tất yếu khác của sự phát triển kinh tế hộ sản xuất là nảy sinh quá trình tích

tụ và tập trung về ruộng đất, vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật ngày càng tăng, giảm bớt

tính chất sản xuất phân tán, manh múng lạc hậu của kinh tế tiểu nông

Trang 16

như các vùng kinh tế mới hình thức kinh tế trang trại đã bắt đầu phát triển và mang

hiệu quả rõ rệt |

1.1.3 Phân loại hộ sản xuất

Có nhiều cách phân loại hộ sản xuất khác nhau và việc phân loại hộ sản xuất có

căn cứ khoa học sẽ tạo điều kiện để xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp nhằm đầu tư phát triển có hiệu quả kinh tế hộ sản xuất

1.1.3.1 Căn cứ vào thu nhập hoặc tài sản

Đây là hình thức phân loại thường gặp nhất, căn cứ vào thu nhập hoặc tài sản của hộ có thể chia ra hộ giàu - nghèo; hoặc hộ giàu, hộ khả, hộ trung bình, hộ nghèo Tuy nhiên, việc tính thu nhập nhất là của người nông dân là điều rất phức tạp Mặt khác, tiêu chuẩn giàu, nghèo lại khác nhau giữa các khu vực như thành thị, nông thôn

1.1.3.2 Căn cứ vào ngành kinh tế

- Dựa vào mức độ đa dang hóa sản xuất có thể chia ra: hộ nông nghiệp, hộ công

nghiệp, hộ kinh doanh-dịch vụ, hộ tổng hợp |

Trong lĩnh vực nông nghiệp còn có thê phân chia thành hộ trồng trọt và hộ chăn nuôi Từ sự phân loại trên giúp cho các nhà quản lý, cũng như nhà đầu tư có thê đưa

ra những chính sách kinh tế phù hợp tạo điều kiện khuyến khích các hộ phát triển,

tăng trưởng sản phẩm hàng hóa

1.1.4 Vai trò của kinh tế bộ sắn xuất trong nền kinh tế quốc dân

1.1.4.1 Phát triển hộ sản xuất có tác đụng điều chuyển nên kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa

Lịch sử phát triển sản xuất hàng hóa đã trải qua giai đoạn đầu tiên là kinh tế tự

Trang 17

kinh tế hoạt động mua

Khi kinh tế hộ sản xuât có vai trò đặc

piét quan trong trong giai doan chuyén biên từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa

nhỏ tạo đà cho bước chuyên từ kinh tế hàng hóa nhỏ sang nền kinh 16 hang hoa

qui mô lớn Bước chuyển biến từ kinh tê ty nhién sang kinh tế hàng hóa nhỏ trên qui

mô hộ g1a đình là một giai đoạn lịch sử mà nêu chưa trải qua thì khó có thé phat trién

san xuat hang hoa với qui mô lớn và giải thoát khỏi tình trạng nên kinh tế kém phát

triển

1.1.4.2 Hộ sản xuất góp phần nâng €A9 hiệu quả

sử dụn§ nguồn lao động: giải

quyết việc làm ở nông thôn

Lao động là nguồn lực đôi dào nhất nước ta,

là yêu tố năng động và là động lực quyết định sự phát triển của nên kinh té quéc

dân Bởi lao động là một trong những yêu tế cơ bản cua lực lượng sản xuất, lao động

là nguồn gốc của giá trị thăng du, lao động gop phần làm làm tăng của cải vật chất cho mọi quốc gia

Đặc biệt ở Việt Nam cho đến nay có khoảng 80% dân số sông ở mức

thấp Từ khi đật nước chu uyên sang nền kinh tế hàng hóa với chủ trương mở

cửa nên kinh tế của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua số lượng các công tý

liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng, yêu

cầu lao động đổi với các doanh nghiệp này đòi hỏi cao về trình độ, tay nghề áo đó

lao động ở nông thôn nhiều nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyên dụng

Rất it lao dong nong thén co co hội làm việc trong các doanh nghiệp nay Hién nay,

ở nước ta CÓ khoảng 12 triệu lao động chưa được sử dụng và quỹ thời gian

của người lao động ở nông thôn cũng chưa được SỬ dụng hết Vì vậy phat triển

kinh tế hộ sản xuất là bài toán giải quyết được lao động dư thừa ở nông thôn

Mặt khác, do câu tạo hữu cơ thấp, qui mô

sản xuất nhỏ, nên mức đầu tư cho một lao động trong kinh té hộ sản xuất là thập

Qua khảo sát vốn đầu tư cho một lao động ửng với 1 việc làm cho thay:

Mức đầu tư bình quân cho một chỗ làm việc

thấp và khác nhau (doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài là 274 triệu đồng/1 lao động:

Trang 18

này đặt trong hoàn cảnh đất nước ta còn là một nước nghẻo, vốn tích lũy it thì càng khang định hộ sản xuất là một hình thức tổ chức kinh tế phù hợp góp phan giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho lực lượng lao động trong cả nước nói chung và ở nông thôn nói riêng

1.1.4.3 Hộ sản xuất có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đây sản _ xuất hàng hóa

°- Ngày nay, hộ sản xuất hoạt động theo cơ chế thị trường, tự do cạnh tranh trong sản xuất hàng hóa, là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, các hộ sản xuất phải quyết định mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình là sản xuất cái gì? Sản xuất như thể nào để trực tiếp quan hệ với thị trường Đề đạt được điều này các đơn vị kinh tế nói chung và hộ sản xuất nói riêng điều phải không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu và một số biện pháp khác để kích cầu từ đó mở rộng

sản xuất đồng thời đạt được hiệu quả kinh tẾ cao nhất,

Với qui mô nhỏ, bệ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, hộ sản xuất có thể dễ

đàng đáp ứng được những thay đổi của nhu cầu thị trường mà không sợ ảnh hưởng với tốn kém về mặt chỉ phí Thêm vào đó lại được Đảng và Nhà nước có các chính sách khuyến khích, hộ sân xuất không ngừng vươn lên tự khẳng định vị trí trên thị

trường, tạo điều kiện cho thị trường phát triển đầy đủ, đa dạng thúc đấy quá trình

sản xuất hàng hóa Như vậy với khả năng nhạy bén trước nhu cầu thị trường, hộ sản xuất đã góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày cảng cao của thị trường tạo ra động

lực thúc đây sản xuất hàng hoá phát triển cao hơn

1.1.4.4 Hộ sản xuất thúc đây sự phân công lao động dần tới chuyên môn hóa, _tạo khả năng hợp tác lao động trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi

Trang 19

sản xuất với nhau Nếu như chuyên môn hóa làm cho năng suất lao động tăng cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn thì hợp tác hoá sẽ làm cho quá trình sản xuất hàng hóa

được hoàn thiện đáp ứng đầy đủ nhu cầu của chính các hộ sản xuất và từ đó đáp ứng

nhu cầu thị trường

1.2 Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất

1.21 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngần hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyên giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

Nhu vay, tin dung ngân hàng là một phạm trù kinh tế hàng hóa Bản chất của tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn có hoàn trả và lãi sau một thời gian nhất

định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng

và hai bên cùng có lợi Trong nên kinh tế hàng hóa có nhiều loại tín dụng như: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước, tín dụng tiêu dùng

Điều 20 luật các tổ chức tín dụng qui định:

"Hoạt động tín dụng là việc tô chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động dé cấp tín dụng”

"Cấp tín dụng là việc tổ chức tín đụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với các nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khẩu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”

Do đặc điểm riêng của mình tín đụng ngân hàng đạt được ưu thế hơn các hình

Trang 20

hộ sản xuất" Tín dụng hộ sản xuất là quan hệ tín dụng giữa một bên ngân hàng với một bên là hộ sản xuất Từ khi được thừa nhận là chủ thé trong moi quan hệ xã hội, có thừa kế, quyền sở hữu tài sản, có phương án sản xuất kinh đoanh hiệu quả Tín dụng hộ sản xuất không ngừng được mở rộng và là mục tiêu hướng đến của các ngân hàng thương mại

Đối với ngân hàng, từ khi chuyển hệ thống ngân hàng hai cấp, hạch toán kinh tế và kinh đoanh độc lập, các ngân hàng phải tự tìm kiểm thị trường với mục tiêu an toàn và lợi nhuận Thêm vào đó là nghị định 14/CP ngày 02/03/1993 của Thủ tưởng Chính phủ, thông tư 01-TD -NH ngày 26/03/1993 cua Thống đốc ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện nghị định 14/CP về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp Và gần đây là qui định số 67/1999/QĐ-TTg

của Thủ tướng Chính phủ, văn bản số 320/CV-NHNN 14 của Thông đốc NHNN

hướng dẫn thực hiện qui định trên Với các văn bản trên đã mở ra một thị trường mới cho ngân bàng trong hoạt động tin dung Ben cạnh đó, hộ sản xuất đã cho thấy

sản xuất ngày càng có hiệu quả nhưng còn thiếu vốn để mở rộng và tiễn hành sản -

xuất kinh doanh Trước tình hình đó, việc tồn tại mệt hình thức tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất là một tất yếu phù hợp với cung câu trên thị trường được môi trường xã hội, pháp luật cho phép

1.2.2 Bản chất của tín dụng

Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ SỞ ˆ hoàn trả và có các đặc trưng sau

Trang 21

móc- thiết bị)

- Xuất phát từ nguyễn tác hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyên giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người ổi vay sẽ trả đúng hạn Đây là một yếu tế hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng

- Giá trị hồn trả thơng thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc Đề thực hiện được nguyên tắc này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát, hay nói cách khác phải xác định lãi suất thực dương (lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lam phát) Tuy nhiên, vì lãi suất chịu ảnh hướng của nhiều yếu tố khác nhau, nên trong một số trường hợp cụ thể lãi suất danh nghĩa có thể thấp hơn lạm phát, ngoại

lệ này chỉ tan tại trong một giai đoạn ngắn

- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước, thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

1.2 3 Vai trò của tín dụng ngần hàng đối với kinh tế hộ sản xuất

Trong nền kinh tế hàng hóa các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinh đoanh mà không có vên Đặc biệt là trong điều kiện nước ta hiện nay, thiếu vến là hiện tượng thường xuyên xảy ra đối với các đơn vị kinh té, khong chỉ riêng đối với hộ sản xuất Vì vậy vốn tín đụng ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa

Nhờ có vốn tín dụng, các đơn vị kinh tế không những đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thường mà còn mở rộng sản xuất, cải tiễn kỹ thuật, áp dụng kỹ

Trang 22

trưởng kinh te Nếu như vến tham gia vào quá trình đầu tư không đem lại hiệu quả sẽ không có sự tăng trưởng, thậm chí còn gây sức Ép tới lạm phát, tạo ra kết cục trai ngược Thực tế cho thấy, quá trình sản xuất luôn trải qua những giai đoạn khác nhau, vì vậy các doanh nghiệp nói chung và hộ sản xuất nói riêng có lúc thừa vốn, có lúc thiếu vốn Việc vay bổ sung vến lưu động sẽ giúp cho quá trình sản xuất được liên tục Mặt khác, vốn đầu tư từ bên ngoài vào còn giúp cho các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ nhất là trong thời kỳ công nghiệp

hóa - hiện đại hóa đất nước như nước ta hiện nay

Với sự chuyên môn hỏa sản xuất trong xã hội ngày càng cao, và với đặc trưng sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất, đã dẫn đến tình trạng hộ sản xuất chưa có hàng

hóa để bán thì chưa có thu nhập Trong khi đó họ vẫn cần tiền để trang trải cho các

khoản chi phí sản xuất, mua sắm đổi mới trang thiết bị và rất nhiều khoản chỉ phí khác Trong những lúc này các hộ sản xuất cần có sự hỗ trợ giúp đỡ của tín dụng ngân hàng để có đủ vốn đuy trì sản xuất được liên tục Nhờ có sự hỗ trợ về vốn, các hộ sản xuất có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực săn có khác như lao động, tài nguyên để tạo ra sản phẩm cho xã hội, thúc đây việc sắp xếp tô chức lại sản xuất, hình thành cơ cầu kinh tế hợp lý từ đó nâng cao dor song vat chat, tinh thân cho hộ

Như vậy có thể khẳng định rằng tín dụng ngân hang có vai trò rất quan trọng đối với việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Nhu cầu vay vốn đề phát triển sản xuất là cần thiết và rất lớn, và khu vực nông thôn trở thành một thị trường to lớn của tín dụng ngân hàng

1.2.3.2 Tín đụng ngân hàng góp phần thúc đây quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất

Trang 23

_ quả hoạt động kinh doanh là vấn đề sống còn đối với các ngân hàng phải đảm bảo

được độ an toàn và có lợi nhuận, tránh rủi ro trong cho vay

Bằng cách tập trung vốn vào các đoanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có nghĩa là vốn đã được bổ sung vào đúng chỗ còn thiếu, giúp cho các hộ sản xuất càng có điều kiện để mở rộng sản xuất có hiệu quả hơn, đóng góp cho xã

hội nhiều sân phẩm với chất lượng cao thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và đồng thời ngân hàng cũng bảo đảm tránh được rủi ro tín dụng

Thực hiện tốt chức năng là cầu nỗi giữa tiết kiệm và đầu tư, ngân hàng phải quan tâm đến nguồn vốn đã huy động được để cho hộ sản xuất vay Vì vậy ngân hàng sẽ thúc đây các hộ sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm vến cho sản xuất và lưu thông Trên cơ sở đó hộ sản xuất phải tập trung vốn như thế nào dé sản xuất Có hiệu qua, gop phan tích cực vào quá trình vận

động liên tục của nguồn vốn

1.2.3.3 Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát huy các ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, giải quyết việc làm cho người lao động, an sinh xã hội Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều làng nghề truyền thông, nhưng trong thực tế các làng nghề này chưa được quan tâm đầu tư đúng mức với tiềm năng của nó Phát huy được làng nghề truyền thống cũng chính là phát huy được nội lực của kinh tế hộ Và tín dụng ngân hàng sẽ là công cụ tài trợ cho các ngành nghề mới thu hút được số lao động nhàn rỗi, giải quyết việc làm cho người lao động Từ đó góp phần làm phát triển toàn điện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp ché biển nông - lâm - thủy sản, công nhgiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khâu, mở rộng thương nghiệp, dịch vụ, du lịch ở thành thị và nông thôn, đây mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại

Có thể nói tín đụng ngân hàng là đòn bây kính tế kích thích các ngành nghề phát triển một cách nhịp nhàng và đồng bộ Bang gián tiếp tín dụng ngân hàng đã kích thích các hộ sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hoạch định sản xuất kinh - doanh, tính toán có hiệu quả, giảm chỉ phí sản xuất hàng hóa, góp phần vào phát

Trang 24

Tín dụng ngân hàng không những có vai trò quan trọng trong việc thúc đây

phát triển kinh tẾ mà còn có vai trò to lớn về mặt xã hội

Thông qua việc cho vay mở rộng sản xuất đối với các hộ sản xuất đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Đó là một trong những van dé cap bách hiện nay ở nước ta Có việc làm, người lao động có thu nhập sẽ hạn chế được - tiêu cực xã hội Tín đụng ngân hàng thúc đây các ngành nghề phát triển, giải quyết việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn, hạn chế những luộng đi đân vào thành phố Thực hiện được vấn đề này là do các ngành nghề phát triển sẽ làm tăng thu nhập cho hộ, đời sống văn hóa, kinh té xa hội tăng lên, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị càng nhích lại, hạn chế bớt sự phân hóa bất hợp lý trong xã hội, giữ vững an ninh chính trị

Ngoài ra, tín dụng ngân hàng thực hiện tốt chính sách đổi mới của Dang va Nhà nước, điển hình là chính sách xóa đói giảm nghèo Tín dụng ngân hàng thúc đây các hộ sản xuất phát triển nhanh, làm thay đôi bộ mặt nông thôn, các hộ nghèo trở nên khá hơn, hộ khá trở nên hộ giàu Bên cạnh đó các tệ nạn xã hội dan dần _

được đẩy lùi, trình độ dân trí và trình độ chuyên môn của lực lượng kinh doanh

được nâng cao Qua đây, chúng ta thấy được vai trò của tín dụng ngân hàng trong

việc củng cố lòng tin của nhân dân nói chung và hộ sản xuất nói riêng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

1.3 Kinh nghiệm của ngân hàng một số nước về mở rộng tín dụng hộ sản xuất và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Trong khu vực, các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau, do đó chính

Trang 25

Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, hộ sản xuất phần lớn cũng là kinh tế trang trại Ở trình độ phát triển, nhưng chính sách tín dụng ngân hàng bình đẳng như các lĩnh vực kinh tế khác Các ngân hàng chủ động cho vay vến tới hộ sản xuất theo nguyên tác kinh doanh của họ

1.3.1 Tín dụng hộ sản xuất và "kinh tế nông nghiệp - nông thon & Thai Lan Ngan hang cấp tín dụng lớn nhất cho nông nghiệp và nông thôn Thái Lan là Ngân hàng nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan (BAAC) Đối tượng cho vay chủ yêu là hộ sản xuất BAAC do Chính phủ Thái Lan thành lập năm 1966, được cấp 100% vốn điều lệ Đến năm 2003, BAAC có 590 chỉ nhánh và §93 phòng giao dịch, Chính phủ Thái Lan năm 99% cô phần; số khách hàng trực tiếp và gián | tiếp lên tới 5,2 triệu hộ nông dân Chiếm 92% tổng số hộ nông dân Thái Lan BAAC được hưởng các khoản cho vay ưu đãi đặc biệt của Chính phủ và được Chính phủ ủy quyền ký các hiệp định vay vến của các tô chức tài chính quốc té _ Trong đầu tư tín dụng, BAAC mở rộng hình thức cho vay qua nhóm liên đới trách

nhiệm, mỗi nhóm có từ 15 đến 30 thành viên tham gia

Mục tiêu hoạt động của BAAC là cấp vốn tín dụng với lãi suất thấp, Chính phủ Thái Lan còn có chính sách cho nông dân vay vốn không phải thực hiện thé chap tai san

Trong quản lý rủi ro tỉn dụng đổi với các khoản nợ đến hạn, tuỳ theo nguyên nhân của từng khoản nợ, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp sau: Làm lại hợp đồng mới; Thu nợ gốc trước, thu lãi sau; Kéo dài thời gian trả ng; Giảm lãi suất tiên vay; Cho khách hàng khác vay mua lại nợ; Khởi kiện trước tòa và tịch biên tài sản; Thành lập quỹ dự phòng rủi ro

1.3.2 Ngân hàng nhân dân Indonesia - Bank Rakyat Indonesia

Trang 26

hoạt động ở nông thôn BRI có 1Š van phòng khu vực ở tỉnh và

nhánh tại huyện và liên huyện, 3 358 chi nhánh cơ sở năm tại các thôn, xã với 43.000 nhân viên Việc bố trí màng lưới của BRI được can cứ vào điều kiện và nhu

- cầu kinh doanh, không phụ thuộc vào địa giới hành chính

Theo đánh giá của các nhà tài trợ và tô chức tài chính quốc tế như: WB, ADB,

UNDP thì BRI là một mô hình ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính vì mô cho nông nghiệp nông thôn (gồm cả địch vụ tín dụng cho hộ nghèo) thành công nhất trong số những nước có nền kinh tế nông nghiệp còn chiếm phần chủ yếu

- Mô hình tô chức và quản lý: Nhằm cung cấp các địch vụ ngân hàng cho phù hợp với từng loại hình khách hàng và hạn chế rủi ro, BRI được chia làm 3 khối hạch toán kinh doanh độc lập với nhau, có nhân viễn, có bảng cân đối riêng, thực hiện chế độ hạch toán, tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính nhưng thực hiện sự chỉ

đạo tập trung thống nhất

+ Khối kinh đoanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng lớn và _ địch vụ trong quan hệ (các khách hàng có tài sản từ 10 triệu USD trở lên được gọi là

khách hàng lớn)

+ Khối kinh doanh cung cấp các địch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa

(các doanh nghiệp vừa là các doanh nghiệp có tài sản từ 2 triệu USD trở lên)

+ Khếi kinh doanh cung cấp các địch vụ ngân hàng cho các đoanh nghiệp nhỏ,

hộ sản xuất trong đó có hộ nông dân nghèo, con gợi là ngân hàng nông thôn

"Kupedes" (các doanh nghiệp nhỏ và hộ nghèo là những người có mức thu nhập hàng năm bình quân từ 320 - 600 kg gao/nam)

Các khách hàng được cung cấp dịch vụ tín dụng nhỏ có tài sản đưới 320 USD - Lãi suất cho vay: BRI ap dụng các mức lãi suất cho vay khác nhau cho từng

loại dịch vụ căn cứ vào mức phí tôn của từng loại địch vụ

Trang 27

Theo ho, do thực hiện tín dụng nhỏ ở nông thôn chi phí cao nên lãi suất cho vay nông thôn phải cao hơn mức lãi suất cho vay đối với khách hàng lớn Hoạt động tín dụng ở nông thôn, chi phí quản lý ngân hàng Ít nhất là 10%/năm, lập quỹ bù đấp rủi ro khoảng 4%%/năm, lợi nhuận tích luỹ 2%/năm dé mở rộng các hoạt động ngân hàng Vì vậy, lãi suất cho vay nông thôn của Kupedes được qui định sao cho có thé

bù đắp được mọi chỉ phí (không bao cấp) hoạt động, chi phí rủi ro và lợi nhuận

_ ~ Ngân hang chú trọng huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư, coi tiết kiệm là

hình thức tự nguyện của mọi người dân Huy động vốn băng nguồn tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn quan trọng quyết định sự thành công của BRI Các lợi thể trong

công cụ buy động tiết kiệm là an toàn, thuận tiện, đễ dùng có khuyến khích, lãi suất cao, chất lượng địch vụ với màng lưới các đơn vị rộng khắp hơn nhiều so với bất cứ

một đối thủ cạnh tranh nào

Sự thành công của BRI được quyết định bởi những yếu tổ sau:

- BRI phải trãi qua giai đoạn chuyển tiếp từ bao cấp sang kinh doanh và khẳng

định gia đoạn chuyên tiếp là cần thiết Phần lớn cơ sở vật chất, màng lưới của BRI

được hình thành và phát triển trong thời kỳ bao cấp của Nhà nước Nhờ đó, BRI đã thiết lập được một hệ thống dịch vụ tiết kiệm và cho vay đáp ứng được yêu cầu đa

dạng của nhân dân nông thơn Ngồi ra, BRI cịn thực hiện cho vay theo chương trình chỉ định của Chính phủ

| - Hệ thống tiết kiệm và cho vay nông thôn được phát triển với sự hỗ trợ về chính sách rất tích cực của Nhà nước

Chính phủ Indonesia quy định các ngân hàng thương mại phải đành 2020 vốn

đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ nông thôn, sự hỗ trợ của Nhà nước về tài chính

theo xu hướng giảm dần, chuyển sang mục tiêu tiếp thị, chuyên giao công nghệ tiêu thụ sản phẩm, .Việc cấp vốn chủ yếu xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, theo vùng; có chính sách hợp pháp về sử dụng đất đai trong nông nghiệp, tạo những điều kiện thuận lợi để nông dân sử dụng vốn có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh

Trang 28

trong sự phát triển nông nghiệp ở Indonesia Nguyên nhân thành công này là do ho phát triển được một mạng lưới địch vụ tiết kiệm an toàn, thuận lợi với lãi suất hợp

lý (lãi suất huy động tiết kiệm lớn hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm)

- Chính sách tự do hoá về lãi suất theo quan hệ cung - cầu từng nơi, từng lúc

và cơ cầu lãi suất cho vay, bảo đảm đủ bù đắp chỉ phí huy động vốn, chỉ phí quản lý, bù đắp rủi ro và có lãi, là nguyên nhân quan trọng thúc đây sự phát triển của BRI từ một ngân hàng bao cấp sang NHTM thực sự và lớn mạnh không ngừng

- Tổ chức giám sát chất lượng tín dụng và xử lý nợ quả hạn chặt chẽ, kịp thời đo có quỹ bù đắp rủi ro được tạo lập qua hoạt động kinh doanh Trường hợp rủi ro bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh trên điện rộng) thiệt hại từ 85% trở lên được Nhà

nước cấp bù toàn bộ số vốn bị thiệt bại Với chính sách này, các tô chức tín dụng

yên tâm huy động vốn để đầu tư và tình hình tài chính của ngân hàng luôn luôn

được xử lý khá trong sạch, bảo đảm khả năng thanh toán và phát triển bên vững

Mô hình BRI khá phù hợp với thực tiễn ở Indonesia và có nhiều vấn đề cần

xem xét vận dụng

1.3.3 Bài học kinh nghiệm áp dụng đối với NHTM Việt Nam

Qua kinh nghiệm của các nước Thái Lan, Indonesia trong cho vay hộ sản xuất;

để mở rộng tín dụng hộ sản xuất, đề tài rút ra 7 bài học kinh nghiệm áp dụng đối với

ngân hàng trên địa bàn huyện Cai Lậy như sau:

- Thử nhất, đặc biệt quan tâm đến công tác huy động vốn, chăm sóc nguồn vốn

và nâng cao tỷ lệ khả năng tự cân đối vốn qua từng năm

- Thứ bai, có chiến lược khách hàng phù bợp, cẦn coi trọng xây dựng chiến

lược khách hàng, đặc biệt là kinh doanh tín dụng, chiến lược khách hàng đảm bảo thu hút ngày càng một tăng số lượng khách hàng trên cơ sở giữ vững khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới, đồng thời có sàng lọc khách hàng

- Thứ ba, chủ trọng nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao công tác thâm

định; chủ ý đến việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng tuyển dụng cán

Trang 29

- Thứ tư, thực hiện tốt việc phân loại, xử lý nợ rủi ro, thu hồi nợ xử lý rủi ro

- Thử nam, c6 chính sách lãi suất linh hoạt, mềm đếo; đối với những khách

bàng truyền thông vay với số tiền lớn, ngân hàng tốn ít chỉ phí hơn so với những khách hàng Vay VỚI số tiền nhỏ |

- Thứ sáu, đối với khách hàng nho (vay sé tién it) cho vay qua nhom liên đới trách nhiệm, mỗi nhóm có từ 15 đến 30 thành viên tham gia (Ngân hàng nông

nghiệp về Hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan)

- Thứ bảy, Tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền để củng cố vị thế, mở rộng khách hàng va tang thêm nguồn vốn nhất là các

nguồn vến nhận ủy thác của Chính phủ

KET LUAN CHUONG 1

Trong chương ] tác giả đã trình bày tổng hợp về cơ sở lý luận cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài như: Hộ sản xuất, đặc trưng cơ bản của hộ sản xuất, vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế quốc đân, tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụng

ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất,

Trong chương này tác giả cũng đưa ra những tham khảo về hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan

(BAAC), Ngân hàng nhân dân Indonesia - Bank Rakyat Indonesia và rút ra bài học |

kinh nghiệm từ hai ngân hàng trên để làm cơ sở cho quả trình phân tích ở chương

Trang 30

CHU ONG 2

THU TRANG VA TIEM NANG MO RONG TIN DUNG HO SAN

-_ XUẤT TẠI CHI NHANH NHNo & PTNT HUYEN CAI LAY |

2.1 Khái quát chung về chỉ nhánh NHNo & PTNT huyện Cai Lậy 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Cai Lậy được thành lập năm 1988, cơ sở vật

chất là kế thừa của sự chia tách từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng 2 cấp Tên

gọi ban đầu là Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam chi nhánh huyện Cai Lậy, Tiền Giang, gọi tắt là Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện Cai Lay và kê từ đó chỉ nhánh chính thức đi vào hoạt động Đến năm 1990 Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện Cai Lậy được xem là ngân hàng thương mại quốc doanh và đôi tên là Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam chi nhanh huyén Cai Lay, Tién Giang, goi tắc là Ngân hàng nông nghiệp huyện Cai Lậy

Đến năm 1996 Ngân hàng nông nghiệp huyện Cai Lậy một lần nữa đổi tên thành

Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chỉ nhánh huyện Cai

Lậy, Tiền Giang, gọi tắt là Ngân hàng nộng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, viết tắt là NHNo & PTNT huyện Cai Lậy

Khi mới thành lập NHNo & PTNT huyện Cai Lậy gồm có trụ sở chính đặt tại

khu V, Thị trần Cai Lậy, huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang Qua thời gian hoạt động chỉ nhánh mớ thêm 3 ngân hàng khu vực loại 4 trực thuộc, nay là 3 phòng giao dịch đặt tại 3 trung tâm kinh tế của huyện là: Thị trấn Cai Lậy, Xã Long Tiên, Xã Mỹ

Phước Tây |

Trang 31

thức huy động vốn và cho vay nhằm thực hiện các chương trình phát triển kinh tế

theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá

NHNo & PTNT huyện Cai Lậy giờ đây đã thực sự là người bạn đáng tin cây của các đoanh nghiệp, tư nhân, cá thể và hộ sản xuất trên địa bản huyện, ngày càng khẳng định vị thế của minh trong quá trình đưa nên kính tế của huyện phát triển bên

vững theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá 2.1.2 Cơ cầu tô chức và bộ máy quần lý 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức 2.1.2.2 Chức năng của từng bộ phận % Ban Giám đốc

Ban Giám đốc NHNo&PTNT huyện Cai Lậy do Giám đốc NHNo&PTNT

tỉnh Tiền Giang bố nhiệm và miễn nhiệm Có chức năng trực tiếp quan ly, điều hành

Trang 32

Giám đốc: Trực tiếp điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh tại đơn vị Giám

đốc có toàn quyền quản lý và điều hành đơn vị và chịu trách nhiệm trước Giám đốc

NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang về hoạt động của toàn chị nhánh

Phó Giám đốc 1: Giúp Giám đốc quần lý và điều hành hoạt động của Phòng

nghiệp vụ kinh doanh theo ủy quyền của Giám đốc | a

Phó Giám đốc 2: Giúp Giám đốc quản lý và điều hành hoạt động của Phòng kế toán — ngân quỹ theo ủy quyền của Giám đốc

4 Phòng nghiệp vụ kinh doanh

Gồm-1 Trưởng phòng, 02 Phó phòng và các cán bộ tín dụng, phòng nghiệp vụ kinh doanh chức năng:

- Nghiên cứu xây đựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng

và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo

hướng đầu tư tín dụng khép kín: san xuất, chế biến, tiêu thụ xuất khẩu và gắn tín dụng với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng _

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế, đanh mục khách hàng, lựa chọn | biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao

- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyên

- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàn nông nghiệp cấp trên

theo phần cấp ủy quyền - |

- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước,

nước ngoài Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước

- Thường xuyên phân loại đư nợ, phan tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất khắc phục

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chỉ nhánh NHNo & PTNT giao $* Phòng kế toán - Ngân quỹ |

- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo qui định

Trang 33

- Xây dumg chi tiéu ké hoach ti chinh, quyén toan kế hoạch thu, chị, tài chính,

quy tiền lương

- Téng hợp lưu trữ hé so tai liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo

cáo theo qui định °

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước

- Chấp hành qui định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo qui định

- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyén dé

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhảnh NHNo & PTNT giao

- s#* Phòng Tế chức - Hãnh chính cóc

- Xây dựng qui định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, cơng đồn, phịng giao dịch trực thuộc trên địa bàn

- Thực hiện công tác qui hoạch cán bộ, để xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được qui hoạch, đảo tạo

- Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng qui định của Nhà nước, Dang,

ngành Ngân hàng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ

nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyển của Tổng giám đốc Ngân hàng nông

nghiệp | |

- Thực hiện công tác thị đua khen thưởng của chi nhánh

- Lưu các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế

của Ngân hàng nông nghiệp |

- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng; quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan

Trang 34

2.2 Thực trạng nguôn vến của chỉ nhánh NHNo & PTNT huyện Cai Lậy 2.2.1 Về tăng trưởng nguồn von

Bang 2.1 Huy động vốn qua 5 năm (2004 - 2008) Đơn vì: triệu đồng Huy động vốn Tăng, giảm so năm trước Năm - Tông Nội tệ Ngoại tệ Mức Ty 18 (%) _2004 146,122 144,656 1,466 | 2005 184,404 182,387 207 38,282 26.2% 2006 ss: 204,389 200,899 3,490 - 49986 — 108% 2007 257,598 252,689 4,909 53,209 26.0% 2008 356,013 349,340 6,673 98,415 38.2% Tốc độ tăng bình quân 25.3%

Nguôn: Báo cáo nội tệ của chỉ nhánh NHNo & PTNT huyện Cai Lay

Do xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, ngay từ đầu chi nhánh luôn quan tâm đến công tác huy động vốn và luôn chủ động để ra những biện pháp tích cực để giữ và tăng trưởng vốn huy động Bảng 2.Ì cho thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng liên tục qua các năm Năm 2005 tăng 38.282 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 tang 19.985 triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 tăng 53.209 triệu đồng so với năm 2006, năm

Trang 35

Đồ thị 2.1 Huy động vốn qua 5 năm (2004 - 2008) Triệu đồng 349,340 350,000 1 300,000 1 250,000 1ˆ 200,000 + 150,000- 400,000 ‡ 50,000+ N w - Nội tệ m- Ngoại tệ Nguồn: Phân tích từ bảng 2 l

Nhìn vảo đồ thị 2.1 ta thây vốn huy động chủ yêu tại chí nhánh là Việt Nam đồng, vốn huy động bằng ngoại tệ luôn chiếm tý trọng nhỏ và không đáng kế trong tổng nguồn vốn huy động Do đó, việc tăng, giảm vốn huy động bằng nội tệ sẽ ảnh hưởng đến vốn huy động của chỉ nhánh, Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân qua 5 năm từ năm 2004 đến 2008 là 25,3%

Đồ thị 2.2 Tốc độ tăng trướng vốn huy động qua 5 năm (2004 - 2008) 45.0% + on 30.0% — aan aes 25.0% “` —>- 20 0% SSV 26.0% 15.0% Ne 10.0% 5.0% 0.0% 10.8% 2005 2006 2007 2008 Nam Nguôn: Phân tích từ bảng 2.1

Nhìn vào đồ thị 2.2 ta thấy tốc độ tăng trưởng vốn huy động của chỉ nhánh

ở mức cao, năm 2005, 2007, 2008 tốc độ tăng trưởng vốn huy động trên 26%, Qua

Trang 36

tuy tốc độ tăng trưởng không đều qua c 10,8%) với tình hình huy động vốn trên f trong những năm qua luôn ôn định, chi nhánh

ác năm (như năm 2006 chỉ tầng được có a có thể khẳng định nguồn vốn huy động có khả năng chủ động tăng trưởng dư nợ từ nguồn vốn huy động tại chỗ và chí nhánh có khả năng chủ động trong thanh, khoản

2.2.2 Cơ cầu nguồn vẫn huy động

Bảng 2.2 Cơ cấu vốn huy động qua Š năm (2004 - 2008)

Đơn vị tính: Triệu đông — TĐTBQ' Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 %_ Phân theothờihangửi 146,122 184404 204,389 257598 356,013 253% _TG không kỳ hạn 3758 32449 29666 3l673 45974 114% -TG CKH <12 tháng 64,681 78602 81,588 96,920 248/494 50.1% -TG CKH từ 12 trở lên 49,683 73353 93135 129005 61545 - 152% Phân theo đối tượng khách hàng gửi

- Tiền gửi dân cư 132.95 156/537 176566 230/764 313266 - 26.8% - Tiền gửi của TCKT 22804 26360 26/610 24412 37855 - 1589 - Tiền gửi của TCTD 1023 1507 L213 2427 4/892 574%

Nguôn: Bảo cáo tổng kết nguôn vẫn của chỉ nhánh NHNo & PTNT huyện Cai Lậy + Cơ cầu nguồn vốn phân theo thời gian gửi

Qua bảng 2.2 ta thấy cơ cấu vến huy động phân theo thời gian gửi có sự chuyên địch rất lớn, cụ thể Tiền gửi không kỳ hạn năm 2005 chiểm 21,7% tổng vốn - huy động; năm 2006 chiếm 17,6%, nim 2006 chiếm 14,5%, năm 2007 chiếm

Trang 37

Tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng dịch chuẩn từ tiền gửi có kỳ hạn đài /ữ 12 tháng trở lên) sang tiền gửi có kỳ hạn ngắn hơn (đưới 12 tháng) Năm 2007 tiền gửi

có kỳ han dudi 12 thang chiếm tỷ trọng 37,6%, đến năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 69,8%, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên năm 2007 chiếm tỷ trọng 50,1%, đến năm 2006 còn 17,3% Nhìn chung, nguồn vốn huy động trong năm 2008 đã có sự dịch chuyên rất lớn từ nguồn vốn có kỳ hạn 12 tháng trở lên (giảm 32,8%) sang nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng; đồng thời nguồn vốn thu hút trong năm 2008 chủ yếu tập trung ở thời hạn đưới 12 tháng; Cơ cầu phân theo thời hạn đến cuối năm 2007 là 12-38-50, đến cuối năm 2008 là 13- 70-17 Với cơ cầu nêu trên chứng tò nguồn vốn huy động đang mất dần tính ôn định, tăng nguy hiểm trong thanh khoản -

và giảm dần nguồn vốn để cân đối cho vay trung đài hạn

Nguyên nhân chủ yếu là trong năm 2008 tỷ lệ lạm phát trong nước cao, giá cả hàng hóa tăng đột biến như: gạo, xăng, đầu, phân bón, xi mang, sắt thép, vàng, Bên cạnh đó NHNN điều tiết lãi suất của các NHTM băng lãi suất cơ bản, lãi suất tiền vay của các ngân hàng thương mại tăng từ 12%/năm lên đến 21%/nam Cac NHTM phải tập trung huy động vến để ổn định thanh khoản; với lãi suất hiện tại qua cao Các ngan hàng phải đưa ra khung lãi suất huy động có kỳ hạn ngăn cao hơn

lãi suất huy động có kỳ hạn đài nhằm đối phó khi lãi suất giảm + Cơ cầu nguồn vốn phân theo đối tượng khách hàng gửi

Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác không lớn và không biến

động nhiều, đến cuối năm 2008 số đư là 4.892 triệu đồng (tiền gửi không kỳ hạn), tăng qua 5 năm nhưng không lớn so với tổng nguồn; Năm 2004 chiếm ty trong

0,7%, đến năm 2009 1a 1,4%

Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội qua 5 năm có tăng

trưởng về số tuyệt đối, nhưng về tỷ trọng thì có xu hướng giảm đáng kể Năm 2004

Trang 38

Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng đều qua

trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động Năm 2005 tang 28% so với năm 2004, chiém ty trong 84,9% tong nguồn vốn huy động; năm 2006 tăng 12,8% so với năm

2005, chiếm tỷ trọng 86,4% tổng nguồn vốn huy động; năm 2007 tăng 30,7% so với

năm 2006, chiếm tỷ trọng 89,6% tông nguồn vốn huy động; năm 2008 tăng 35,8% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 88% tông nguồn vốn huy động Với sự tăng trưởng này cho phép xác định nguồn vốn huy động tại chỗ của chỉ nhánh có sự tăng trưởng bền vững

Nhìn chung đến năm 2008, mặc dầu có nhiều chỉ nhánh NHTM cỗ phần

khai trương hoạt động trên dia bàn, tạo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt; tuy nhiên © với sự tơ chức công tác huy động mềm đếo, lãi suất linh hoạt theo từng loại kỳ hạn, cùng với uy tin đã được tạo lập trong nhiều năm của NHNo Cai Lậy nên tỉnh hình huy động vốn của chỉ nhánh qua các năm đạt được kết quả khả quan, mức tăng _ trưởng về số tuyệt đối và tượng đối cao Vốn huy động tại chỗ đã đủ sức đáp ứng 100% mức tăng trưởng dư nợ trong năm, đồng thời góp phần giảm được tý lệ sử

dụng vốn TW Đó là một sự cố gắng rất lớn của chỉ nhánh NHNo Cai Lay, một chỉ nhánh nằm trong khu vực thiếu vốn

2.2.3 Thị phần vốn huy động trên địa bàn ;

Từ trước năm 2000 trên địa bàn huyện Cai Lay chi co duy nhất NHNo & _

PTNT huyện Cai Lậy, đến năn 2000 có sự xuất hiện của phòng giao dịch ngân hàng

Trang 39

Bảng 2.3: Thị phần huy động vốn qua 5 năm (2004 - 2008)

Đơn vị tính: triệu đồng

TÊN NGÂN HÀNG 2004 2005 2006 2007 2008 TDTTBQ

NHNo &PTNT Cai Lay 146,122 184,404 204,389 257,598 356,013 25.3% NHCT Tây Tiền Giang 15,004 18,305 22,699 27942 61,000 46.9%

PGD NH PTNPB SCL 14112 21453 35,742 59.3%

PGD NHTMCP S Gòn 47,361 70,473 48.8%

PGD NHSG T_Tin 69,548

Nguôn: Báo cáo thống kê của Phòng thông kê huyện Cai Lậy

Qua phân tích bảng 2.3 ta thay tốc độ tăng trưởng vốn huy động bình quân qua 5 năm của các chí nhánh ngân hàng thương mại khác trên địa bàn rất cao (rên 46%), nguyên nhân do mới gia nhập thị trường nên các chí nhánh này có nhiều chính sách trong huy động vốn như: Lãi suất huy động vốn thường cao hơn NHNo và có chế độ hậu mãi hấp dẫn Tuy số tương đối cao nhưng so về số tuyệt đôi thì chỉ

Trang 40

Nhìn vào đỗ thị 2.3 ta thấy các NHTM khác mới tham gia thị trường trong

những năm gần đây, nhưng đến nay đã chiếm một phần tương đối lớn thị trường vốn huy động Cụ thể ngân hàng Công thương Tây Tiên Giang chiếm 10% thị phần; Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 6% thị phần; Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chiếm 12% thị phần; Ngân hàng Sài gòn Thương tín chiếm 12% thị phân NHNo & PTNT Cai Lậy chiếm 60% thị phần, tuy đến nay chỉ nhánh chiếm hơn phân nữa thị phần vốn huy động, nhưng với sự có mặt của

nhiều NHTM trên địa bàn trong thời gian tới thì khả năng giữ vững thị phần của chỉ

nhánh là vô cùng khó khăn | |

_ 2.2.4 Các nguồn vốn được sử dụng tại chỉ nhánh

Báng 2.4 : Nguồn vốn sử dụng tại chỉ nhánh qua Š năm (2004-2008)

Đơn vị: triệu đông NGUÒN VỐN 2004 2005 2006 2007 2008 TĐTTBQ - Vến tự cân đối 113,102 160102 173752 220,807 301,212 28.5% - Vốn điều hòa 243417 2383543 260,292 252,967 223,876 -1.8% - Vốn ủy thác 26,791 34,399 42,088 44,088 46/448 15.2%

Nguôn: Bảo cáo tổng kết nguồn vốn của chỉ nhảnh NHNo & PTNT huyện Cai Lậy-

Chi nhánh NHNo & PTNT là chỉ nhánh hoạt động trong môi trường thiếu vốn,

Ngày đăng: 09/01/2024, 01:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w