1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử của tòa án ở việt nam

7 17 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 2,76 MB

Nội dung

Tòa án là một thiết chế pháp lý đóng vai trò quan trọng giúp giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các bên trong xã hội, bảo đảm tính công bằng và bảo vệ quyền lợi của mọi cá nhân và tổ chức theo pháp luật. Tòa án cũng có nhiệm vụ giám sát, kiểm soát và giải quyết các vụ vi phạm pháp luật để duy trì trật tự, an ninh và nền tảng pháp lý ổn định cho xã hội, từ đó, bảo đảm sự phát triển bền vững của quốc gia. Bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, sự du nhập các giá trị văn hóa mới từ bên ngoài cùng với những tàn dư của văn hóa xét xử thời phong kiến tồn tại hàng trăm năm… đang là những thách thức rất lớn đối với hoạt động xét xử của Tòa án ở Việt Nam hiện nay. Theo đó, bối cảnh mới đặt ra nhu cầu tăng cường các hoạt động đầu tư, nâng cao năng lực của Tòa án, cũng đặt ra nhu cầu đẩy mạnh xây dựng và hình thành văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án ở Việt Nam, góp phần nâng cao tính minh bạch, công khai và tính chính xác của hoạt động xét xử, tạo niềm tin và sự tin tưởng của người dân vào công lý được bảo đảm nơi Tòa án.

Trang 1

DIENDAN VN HOA PHAP LUAT TRONG HOAT BONG MET Wi Glin THA AN TAI VIET NAM

ThS NGUYEN THANH TUNG* Tóm tắt: Bài viết phân tích làm rõ quan niệm về văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, thực trạng xây dựng và hình thành văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án ở Việt Namhiện nay, những hạn chế, nguyên nhân

và kiến nghị giải pháp hoàn thiện

Từ khóa: văn hóa pháp luật; xét xử; Tòa án

Ngày nhận bài: 11/4/2023 Ngày hoàn thành biên lập: 22/6/2023 Ngày duyệt đăng bài: 27/6/2023 Abstract: The article analyses and clarifies the concept of legal culture in the Court's trial activities, and the current

situation of building and forming legal culture in the Court's trial activities in Vietnam nowadays In addition, the article

analyses its limitations and causes, and makes recommendations for improvement Keywords: legal culture; trials; the Court

Dat van dé

Toa án là một thiết chế pháp lý đóng vai trò quan trọng giúp giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các bên trong xã hội, bảo đảm tính công

bằng và bảo vệ quyền lợi của mọi cá nhân và tổ

chức theo pháp luật Tòa án cũng có nhiệm vụ

giám sát, kiểm soát và giải quyết các vụ vi phạm

pháp luật để duy trì trật tự, an ninh và nền tang

pháp lý ổn định cho xã hội, từ đó, bảo đảm sự

phát triển bền vững của quốc gia Trong bối cảnh

. toàn câu hóa, hội nhập quốc tế, sự du nhập các | giá trị văn hóa mới từ bên ngoài cùng với những

tàn dư của văn hóa xét xử thời phong kiến tôn | tại hàng trăm năm đang là những thách thức rất lớn đối với hoạt động xét xử của Tòa án ở | Việt Nam hiện nay Theo đó, bối cảnh mới đặt ra nhu cầu tăng cường các hoạt động đầu tư,

nâng cao năng lực của Tòa án, cũng đặt ra nhu

cầu đẩy mạnh xây dựng và hình thành văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án ở

Viet Nam, góp phần nâng cao tính minh bach,

công khai và tính chính xác của hoạt động xét Xử, tạo niềm tin và sự tin tưởng của người dân

vào công lý được bảo đảm nơi Tòa án

1 Quan niệm về văn hóa pháp luật trong

hoạt động xét xử của Tòa án

Hiện nay trên thế giới có khoảng 400 - 500 định nghĩa văn hóa Điều đó nói lên sự phong

phú và sự không xác định cụ thể của khái niệm

văn hóa!, Văn hóa, xét đến cùng, là sự điều

S6.15 (kỳ Ï tháng 8/2023) “Tòa ẠN NHẬN DÂN chỉnh tự nhiên vào chuẩn mực, trật tự của cộng

đông, nhờ nó, con người vượt lên trên tự nhiên

để tiến hóa thành người Xuất phát điểm của văn hóa là cải biến tự nhiên, đưa tình trạng hỗn loạn và thấp hèn của tự nhiên vào trật tự và cao

cả Huyền thoại, tôn giáo, chính trị đóng vai trò tiên phong trong sự kiến tạo ấy thông qua các cấm ky Cũng chính quá trình kiến tạo đó, văn hóa tôn tại như một hệ thống ảo, bao gồm các biểu trưng và ký hiệu

Đối với văn hóa pháp luật, các biểu trưng, ký hiệu đó thể hiện những giá trị, triết lý mà nhân

loại hướng tới, nhằm xây dựng một xã hội có trật tự, bảo vệ quyền con người, lề công bằng Trong hoạt động xét xử của Tòa án, những biểu

trưng đó có thể thể hiện qua bài trí không gian

xét xử, trang phục những người tham gia, ngôn ngữ sử dụng, những điều cấm ky, những điều kỳ vọng ở Thẩm phán, niềm tin của người dân

vào công lý trong hoạt động xét xử

Những năm gần đây, văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án là chủ đẻ

đang được quan tâm trong giới học thuật ở Việt

Nam, cũng bởi vai trò quan trọng của hoạt động xét xử tại Tòa án với sự phát triển của xã hội Có thể hiểu: văn hóa pháp luật trong hoạt động

* Viện Nhà nước và 4

Fh a Pháp luật - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội

` Xem: Bạn Tư tưởng - Văn hóa Trung ương & Bộ Văn hóa tin, Van hóa và kính doanh, Nxb Lao động, Hà Nội,

Trang 2

xét xứ của Tòa án là sự điều chính vào chuẩn tực, trật tự của hoạt động xét xứ tại Tòa án

nhằm kiến tạo các giá trị niềm tin công lý, bao

dam tính thượng tôn của pháp luật, lẽ công

bằng, đáp ứng nhu câu kiểm soát, cân bằng

quyền lực, góp phân thác đấy xã hội ốn định và phát triển

'Văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử

của Tòa án được coi là một lĩnh vực văn hóa

chuyên ngành, có những điểm đặc trưng, phân biệt với văn hóa pháp luật trong các lĩnh vực khác thể hiện ở bốn khía cạnh sau:

Thứ nhất, văn hóa pháp luật trong hoạt động

xét xử của Tòa án là tổng hòa những giá trị vật chất và tỉnh thần được kết tỉnh trong các tác phẩm, công trình, biểu trưng, trtưởng, luận điểm,

nguyên tắc trong hoạt động xét xử của Tòa án

Ví dụ, biểu tượng “cán công công lý” có thể

được đúc bằng vàng hoặc bằng đồng dé trưng

bày ở nơi công đường (hình thức biểu thị giá trị vật chất); nhưng đông thời, biểu tượng này lại chứa đựng, truyền tải tính công bằng của pháp

luật và tỉnh thần thượng tôn pháp luật (giá trị tinh thân) Hoặc như các công trình, học thuyết

về đọc lập tư pháp, độc lập của Thẩm phán

hướng tới việc xây dựng các cơ chế bảo đảm sự

vô tư, khách quan của Thẩm phán trong hoạt động xét xử cũng là sựkết tinh của văn hóa pháp luật qua nhiều thế hệ

Thứ hai, chủ thể của văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án đông thời là những chủ thể có sự tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án Bao gồm những người tiến hành tố tụng,

đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, những người có trách nhiệm

giữ gìn an ninh trật tự cho phiên tòa Trong hoạt động xét xử của

“Tòa án, những chú thể này vừa là chủ thể sáng tạo nên những giá trị văn hóa pháp luật, vừa là đối tượng thụ hưởng những giá trị đó, — -

Thứ ba, giá trị của văn hóa pháp luật trong

hoạt động xét xử của Tòa án là những giá trị

tiến bộ, phù hợp với yêu cầu, đòi hồi của xã hội,

được thể hiện ham chứa trong cic quy tố tụng của một quốc gia hoặc chuẩn Tự,

tế và trong chính các phán quYết, bận a

Tòaán 4

Thứ tự, thông qua việc điều chỉnh vạu, mực, trật tự của hoạt động xét xử c,

Nhà nước thể hiện vai trò quan trọn trong việc thúc đấy hình thành của Vính, pháp luật trong hoạt động xét xứ của Thay Nói cách khác, việc định ra va bảo đẳm ¿

hành các quy tấc trong hoạt động xét xử¿, “Tòa án bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhàng

là yếu tố then chốt bảo đảm cho sự hinh thag và duy trì văn hóa pháp luật trong hoạt đục xét xử của Tòa án

2 Thực trạng văn hóa pháp luật tru,

hoạt động xét xứ của Tòa án ớ Viet Naw hién nay

3.1 Thành tựu xây dựng và hình thải văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xứci

Tòa án ở Việt Nam hiện nay

Trước bối cảnh trong nước và khu vực hướng hội nhập kinh tế quốc tế, yeu clu

dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ n##

Việt Nam), vị thế của hệ thống Tòaán nhân

ngày càng cao Vị trí, vai trò của hệ thống k

án đã được ghí nhận trong Hiến pháp nám 2 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 20l4 ố

thể, Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy #Ẻ

“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xircia

Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam thức

quyền tư pháp” (khoản 1) và Toaan si có nhiệm vụ báo vệ cong lý, báo về 00000)

người, quyền công dân, báo vệ chế đô anh chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước: vàlới ích họp pháp của tổ chúc, cá nhân

Bên cạnh đó, Luật Tổ chức Tòa án nhà"

nấm 2014 cũng quy định rõ: “7òa á1" ‘a

kật Ủa Tử,

Trang 3

là cơquan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp "* Với vị thế và vai trò quan trọng như vậy, nhu

cầu xây dựng, hình thành văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án với mục tiêu xây

dựng những giá trị bảo vệ công lý, thượng tôn

pháp luật, kiểm soát quyên lực, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết

Trong những năm qua, việc xây dựng và hình thành văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án đã đạt được một số thành tựu quan trọng như sau:

Thứ nhất, tiến độ và chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án ngày càng được hoàn thiện,

góp phần củng cố niềm tin của người dân vào

công lý được bảo đảm nơi Tòa án

Theo tổng hợp của Tòa án nhân dân tối cao,

từ ngày 01/6/2015 đến 30/4/2022, các Tòa án đã giải quyết 3.187.285 vụ việc các loại trong

tổng số 3.334.915 vụ việc đã được thụ lý (đạt tỷ lệ 95,57%; số vụ việc còn lại hầu hết là mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật Trung bình mỗi năm, các Tòa án phải giải quyết khoảng 476.416 vụ việc các loại Số vụ việc mà Tòa án phải giải quyết năm sau thường tăng so với năm trước Chất lượng xét xử tiếp tục được bảo đảm và có những tiến bộ nhất định, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do

lỗi chủ quan của Thẩm phán năm sau thường

thấp hơn năm trước Trung bình mỗi năm có

khoảng 1,22% các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán, đáp ứng

yêu cầu Quốc hội đề ra Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Tòa án có xu hướng giảm theo từng năm

'Việc xét xử các vụ án hình sự cơ bản bảo

đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Việc

tranh tụng tại phiên tòa được chú trọng theo

hướng thực chất, dân chủ, hiệu quả Các Tòa

án không hạn chế thời gian dành cho tranh tụng, tôn trọng và bảo đầm cho các bên tham gia tố tụng đưa ra chứng cứ và trình bày hết các ý

DIENDAN

kiến của mình Trên cơ sở kết quả tranh tung, Hội đông xét xử đưa ra các phán quyết khách quan, toàn diện, đúng pháp luật, được dư luận

xã hội ủng hộ

Thứ hai, công tác tổ chức phiên tòa xét xử

luôn đổi mới, bảo đầm sự uy nghỉ thể hiện tính quyên lực nhà nước Trước mỗi Tòa án đều có

gắn quốc huy, biểu tượng của quốc gia, thể hiện

chế độ, hình ảnh đặc trưng của quốc gia Ngày 28/7/2017, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC quy định về phòng xử án và Thông tư số 02/2017/TT-TANDTC về Quy chế tổ chức phiên tòa Mục đích của việc ban hành nhằm thể hiện vị trí, vai trò trung tâm của Hội đồng xét xử,

bảo đảm quyên bình đẳng trước Tòa án; bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; bảo

đảm quyên bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Đồng thời, việc bố trí phòng xử án phải phù hợp với yêu cầu xét xử từng loại vụ án nhằm nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án Theo đó, việc tổ

chức phiên tòa phải bảo đảm những yêu cầu nhất

định về nội quy phòng xửán, hình thức phòng xử án, tổ chức phòng xử án Ví dụ: Khi xuất hiện trong phòng xửán, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư

ký phiên tòa phải mặc trang phục xét xửtheo đúng

quy định Cùng với đó những người tham gia tố tụng vàtiến hành tố tụng phải ngồi đúng vị trí của

mình; phòng xử án bao gôm phòng xử án giám

đốc thẩm, tái thẩm; phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm; trong phòng xử án có hàng rào ngăn cách

giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với khu vực của người

tham dự phiên tòa, phiên họp

* Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 ° Phạm Minh Tuyên, Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay, thực trang và những vấn đề đặt ra, Kỳ yếu Hội thảo khoa học: "Đây mạnh cải cách tư

pháp (heo tinh thản Nghị quyết số 27/NO-TW vẻ tiếp tục xây

whee Wore „ Viện Nhà nước

Hà Nội, năm 2023, tr37-38, wv ar

Trang 4

DIÊN ĐÀN

Thực tiễn việc triển khai quy định trên của

Tòa án nhân dân tối cao cho thấy, việc giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc giữ bí mật nghề nghiệp bí mật kinh doanh, bí mật cá

nhân, bí mật gia đình theo yêu câu chính đáng của đương sự, bị cáo ngày càng được bảo đảm, việc tổ chức phiên tòa cơ bản bảo đảm thân thiện, phù hợp và bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi

Những thành tựu kể trên có được là do những

nguyên nhân sau:

Một là, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và là điều kiện tiên quyết để Tòa án có thể hoạt động hiệu quả

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã phát triển một hệ thống pháp luật bao gồm các luật, nghị định, quy định chuyên ngành, tạo ra cơ sở pháp

lý vững chắc cho hoạt động của Tòa án

Hai là, việc đào tạo và nâng cao trình độ, kỹ năng cho các Thẩm phán được chú trọng, góp

phan quan trong bảo đâm hoạt động của Tòa án diễn ra hiệu quả và công bằng Trong nhiều năm

qua, Việt Nam đã đầu tư nhiều vào đào tạo, huấn

luyện và nâng cao trình độ, kỹ năng cho các Tham phán, giúp họ có thể đáp ứng được yêu

câu của công việc

Ba là, việc áp dụng công nghệ thông tin vào

hoạt động của Tòa án đã giúp tăng cường tính

minh bạch, bảo đảm tính chính xác và hiệu quả

trong hoạt động xét xữ Việc sử dụng hệ thống thông tin Tòa án đã giúp giảm thiểu thời gian xét xử và tăng cường khả năng kiểm soát, giám sát các hoạt động của Tòa án

Bốn là, tính công bằng và độc lập trong hoạt động xét xử được chú trọng, tạo cơ sở để người dân tin tưởng và hưởng ứng với hoạt động của Toa 4n Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tăng

cường tính công bằng và đọc lập trong hoại động xét xử, bao gồm việc bảo đảm quyên tự do ngôn

luận, quyên tiếp cận công lý và giám sát của dư

luận đối với hoạt động của Tòa án

3.2 Một số hạn chế trong xây dựng và hình

thành văn hóa pháp luật trong hoạt động xá, xứ của Tòa án ở Việt Nam hiện nay

Bên cạnh những thành tựu kể trên, việc Xây

dựng và hình thành văn hóa pháp luật trong hoa động xét xử của Tòa án ở Việt Nam hiện Tây vẫn còn một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, sự tôn nghiêm trong hoạt động

xét xửtại một số Tòa án vẫn chưa được bảo đảm

Đương sự, người nhà lớn tiếng gây huyên náo

phiên tòa, luật sư tranh luận xúc phạm đồng nghiệp, ví von khó nghe đó là những “hạt sạn” chốn pháp đình đã và đang được nhìn thấy” Hav như hiện nay chưa có một quy chế nào cụ thể để quy định từ tác phong, cách ăn mặc cho người đến chốn pháp đình (cho dù họ đến Tòa án với

bất kỳ tư cách nào) Nhiều khi người đến tham dự phiên tòa ăn mặc không nghiêm túc, phản cảm Nhiều Thẩm phán phải cho dừng xét xử để yêu cầu họ “mượn” áo khoác của ai đó để mặc vào Thiết nghĩ, phần do ý thức của mỗi cá

nhân và sự thiếu sót các quy định của pháp luật

về vấn đẻ này đã làm cho chốn pháp đình mất đi tính uy nghi, quyền lực của nó Nhiều phiên tòa xét xửcó tình trạng người ra vào tùy tiện, ai muốn vào thì vào, ai muốn ra thì ra, muốn mặc quân

áo sao cũng được Thậm chí, cảnh sát tư pháp đang làm công tác bảo vệ can phạm ngôi đọc

báo, hút thuốc, chơi game trên điện thoại một cách vô tư”

Cách ứng xử giữa Hội đồng xét xử, Viện kiểm Sát, luật sư trong một số trường hợp cũng chư:

bảo đảm tính chuẩn mực Trong cách xưng hô

của mình, Kiểm sát viên đại diện cho Viện kiểm sát nhân dân khi đọc cáo trạng hay phát biểu

quan điểm của mình chỉ kính thưa Hội đồng Xét

xử mà quên đi sự hiện diện của luật sư Khi luât “Trinh Ninh - Lương Liễu, Văn hóa pháp dinh - su ton nghÉ tính nhân văn của pháp luật Việt Nam, https:iibaophapluaL*°

ver hoa-phap dinh-su-ton- nghien om cua

html, truy cap ngày

luat-viet-nam-post453893 | 4

° Nguyễn Hữu Thế Trạch, Văn hóa nơi pháp đnh, nto! Wwwu.hemcbarorg/NewsDetail aspx2CatPK=4&NewsPK 101, truy cập ngày 27/12/2022

E971 065015 S615 ty Láng van,

Trang 5

sưtrình bày luận cứ bào chữa hay tranh luận với đại diện Viện kiểm sát, nhiều Thẩm phán đã bảo

luật sư phải ngồi xuống hay cắt ngang không cho luật sư trình bày Đó đều là những hành vi

không tôn trọng luật sư, không dân chủ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa pháp đình” Thứ hai, hệ thống Tòa án nhân dân được tổ

chức dàn trải, số lượng các vụ việc phải giải quyết của mỗi Tòa án phụ thuộc vào đặc điểm dân số,

địa lý.mức độ phát triển kinh tế - xahội, số lượng

tội phạm, tranh chấp dân sự xảy ra trên từng

địa bàn dẫn đến tiến độ và chất lượng hoạt động

xét xử giữa các cấp Tòa án và giữa các địa phương không đồng đều, tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, niềm tin của người

đân vào Tòa án Các Tòa án cấp huyện thuộc

các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hỏ

Chí Minh là những đơn vị luôn phải giải quyết,

xét xử số lượng lớn các vụ việc và còn tiếp tục

tăng lên (có đơn vị hàng năm phải giải quyết,

xét xử trên dưới 3.000 vụ việc các loại); trong khi đó, Tòa án nhân dân cấp huyện ở các khu vực miễn núi lại có số lượng vụ việc thấp (có

Tòa án cấp huyện hàng năm chỉ giải quyết, xét

xử trên dưới 100 vụ việc các loại)” Đối với các

Tòa án cấp huyện tại các thành phố như Hà Nội,

Thành phố Hỏ Chí Minh, việc xây dựng đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất luôn là gánh nặng

và là vấn đè bức xúc do xuất phát từ yêu cầu phải giải quyết một khối lượng công việc về

chuyên môn quá lớn và ngày càng tăng theo đà phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương Ngược

lại, đối với những Tòa án cấp huyện có khối

lượng công việc giải quyết không đáng kể nhưng

vẫn phải bố trí đủ cán bộ theo cơ cấu tổ chức bộ

máy của Tòa án theo quy định và yêu cầu phải

©ó trụ sở, phương tiện làm việc như các đơn vị

khác đã gây nên tình trạng thừa, thiếu Thẩm

phán, công chức cục bộ tại một số Tòa án, gây

lãng phí không đáng có vẻ nhân lực và vật lực trong việc đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án,

$615

DIENDAN

Thứ ba, thực tiễn những năm qua cho thấy,

số vụ án tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp tuy không nhiều, nhưng tính chất, mức độ và hậu quả lại nghiêm trọng Đây

là các tội phạm xâm phạm đến sự đúng dan của hoạt động tư pháp, trực tiếp xâm hại đến quyền con người, dẫn đến nguy cơ bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội, gây ảnh hưởng

đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật,

làm suy giảm lòng tin của Nhân dân đối với sự bảo đảm công lý nơi Tòa án, ảnh hưởng đến sự nghiêm minh của pháp luật

Thứ tư, những bảo đảm cho sự độc lập, vô

tư của Thẩm phán trong hoạt động xét xử của Tòa án vẫn còn nhiều hạn chế Thẩm phán dù khi ngôi trên công đường xét xử trước hết và mãi mãi là một con người, nói như Các Mác là một thực thể tự nhiên và xã hội, là tập hợp của tất cả các đặc tính tâm, sinh lý và đặc tính đạo

đức xã hội!! Họ hoàn toàn có thể mắc sai lầm,

đôi khi dao động và dễ sa ngã

3 Kiến nghị giải pháp xây dựng văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án ở Việt Nam

Thứ nhất, cần củng cố trật tự, kỷ cương trong hoạt động xét xử của Tòa án Việc tăng cường trật tự, kỷ cương cần được thực hiện toàn

diện qua mọi hoạt động của Tòa án và tập trung nhất tại phiên tòa xét xử, từ việc ý thức, tác

phong của tổ chức, công dân khi đến Tòa án,

việc tiếp nhận, thụ lý từng vụ kiện, việc tiếp đương sự, công dân, thái độ, tác phong của

Thẩm phán, Thư ký vừa phải thể hiện mềm

mồng, lịch sự, vừa phải nghiêm túc, đúng đắn, chuẩn mực

® Nguyễn Hữu Thế Trạch, fd * Pham Minh Tuyn, ÂM, tr42

' Lại Việt Quang, Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấiu tranh phòng, chống lội phạm tham nhũng, chức vụ xây ra

IpagplcniÐ'y kiV Noo Nha sót9.văn đi

tr.37

''C, Mác và Ph Ăng-ghen, Toàn tập (tap 1), Nxb i quốc gia, Hà Nội, năm 1995, tr:569 oot oe

Trang 6

Thứ hai, tập trung xây dựng đội ngũ Thẩm phán có đủ trình độ và bản lĩnh để không chỉ “muốn”, “có khả năng” mà còn “đám” thực

thi quyền độc lập xét xử mà pháp luật và xã hội

trao cho mình, từ đó củng cố niềm tin của người dân vào công lý Độc lập xét xử, chỉ tuân theo

pháp luật tưởng như đơn giản nhưng đứng trước

những vấn đề như có tội hay không có tội, chung thân hay tử hình mới thấy trình độ và bản lĩnh

của Thẩm phán cần đến nhưthế nào? Học hành

không đến nơi đến chốn, không có dũng khí dé bảo vệ chân lý, sợ trách nhiệm, ba phải, dĩ hòa vi quý lànhững yếu tố chủ quan chỉ phối không

nhỏ đến tính độc lập xét xử của Thẩm phán hơn

bất kỳ các yếu tố khách quan nào Không phải ngẫu nhiên mà pháp luật nhiều nước đòi hồi

Thẩm phán độc lập xét xử không chỉ tuân theo

pháp luật mà còn phải xét xử theo đúng lương

tâm của mình

Thứ ba, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần tiếp tục đổi mới về tổ chức và nâng cao chất

lượng hoạt động, từ đó nâng cao hiệu quả thực

hiện chức năng, nhiệm vụ, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá trong đấu tranh phòng, chống

tội phạm tham nhũng, chức Vụ xảy ra trong hoạt

động tư pháp, bảo vệ công lý, bảo đảm Sự minh

bach, liém chính của hoạt động tư pháp, sự trong sạch của các cơ quan bảo vệ pháp luật, lòng tin

của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, sự

nghiêm mninh của pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án

Thit tw, Nhà nước cần có chính sách quan tâm đội ngũ Thẩm phán hơn nữa cả vẻ đời sống vật chất và đào tạo nghiệp vụ, pháp luật, có cơ

chế quy định bảo vệ Thẩm phán Ngoài việc

tổ chức, đào tạo có chiêu sâu nghiệp vụ và kiến thức pháp luật các mặt, Nhà nước và ngành quản lý cân quan tâm chăm sóc về đời sống

vật chất để "đội ngũ Thẩm phán và cán bộ Tòa

án nói chung” sống đủ, để yên tâm thực hiện

thiên chức thực thi và bảo vệ công lý của mình,

thể hiện được tư thế nghiêm túc và đáng kính

trước xã hội, công dân, để có điều kiện tích

cực đấu tranh nội bộ không để xảy ra tiêu cực

tạo dựng uy tín cân thiết, thường xuyên tryý, dư luận xã hội'?

Thứ năm, hoạt động giáo dục, đào tao,

nghiên cứu về luật học kết hợp với trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng hình thành van

hóa pháp luật của các nước trên thế giới cận được đẻ cao hơn nữa, góp phân lan tỏa, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân nói chung, những người trực tiếp tham gia hoạt động xét

xử của Tòa án nói riêng Bên cạnh đó, những

thành tựu, giá trị phổ quát về Nhà nước pháp quyền, quyền con người, độc lập tư pháp, độc

lập xét xử của Thẩm phán cần được mạnh dạn

nghiên cứu, tiếp thu, áp dụng, tạo cơ sở, nền tảng tạo dựng, củng cố các giá trị nhân văn, vì

con người, thượng tôn pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án

Cuối càng, Nhà nước cần chú trọng hình

thành cho người dân mot nén tâng văn hóa pháp

luật vững bên, khơi dậy trong tâm thức người dân những cảm xúc mãnh liệt và sâu sắc nhất đối với công lý Những giá trị đạo đức truyền

thống, yêu thương, quý trọng con người cản

được để cao và củng cố Từ đó, mới tạo ra nên

tang xây dựng và hình thành văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, bảo Vệ các giá trị quyền con người, niềm tin công lý nơi

Tòa án Nói như Montesquieu, muốn có pháp quyên thì cần có dân chủ, muốn có dân chủ thì

cần có đạo đức, nhưng muốn có đạo đức thì

người dân cần trước hết tôn trọng hay biết sợ thần linh (tức thần quyền) mà không phải sợ

quan tòa Có lẽ đây mới là gốc rễ của vấn đẻ

văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử ở 'Việt Nam hiện nay,

Kết luận

Xây dựng, phát triển nền văn hóa Viet Nam

(Xem tiếp trang 64)

Trang 7

VAN DE CHUYEN HO

(Tiếp theo trang 12)

kiến của bị hại, thì hành vi đó đã chuyển hóa từ

lừa đảo, công nhiên chiếm đoạt tài sản thành

cướp giật tài sản và trường hợp này cần định tội danh là “cướp giật tài sản”

Hai la, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần lựa chọn những bản án có quan

điểm khác nhau của các CQTHTT hoặc những

bản án xuất hiện các tình tiết dễ gây nhằm lẫn

trong định tội danh phát triển thành án lệ, để các CQTHTT nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn

giải quyết

Kết luận

Chuyển hóa tội phạm trong pháp luật hình

sự nói chung, chuyển hóa từ lừa đảo, công nhiên

chiếm đoạt tài sản thành cướp giật tài sản nói

riêng vẫn còn nhiều bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật, nhưng cả lý luận và pháp luật

thực định không có quy định cụ thể Vì vậy,

để pháp luật được thực thi nghiêm minh thì vấn đề này cần thiết phải được quy định, hướng

dẫn cụ thể, tạo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật

Tài liệu tham khảo

1 Thông báo số 192/TB-VKSTC ngày 31/8/2021 của Viện

kiểm sát nhân dân tối cao rút kinh nghiệm việc Tòa án xét xử

khác tội danh, khung khoản Viện kiêm sát đã truy tố

2 Trường Đại học Luật Thành phố Hỏ Chí Minh, Giáo trình

Luật hình sự Việt Nam - Phản chung Nxb Hồng Đức, năm 2014, tr114

3 Tòa án nhân dân tối cao, Bản án số 08/2021/HS-PT ngày 28/5/2021 của Tòa án nhân dân tinh Ha Giang, https:/)

congbobanan.toaan.gov.vn/2ta7 18025t1 cvn/chi-tiet-ban-an

4 Tòa án nhân dân tối cao, Bản án số 615/2019/HS-PT ngày

23/8/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, http:!! congbobanan.toaan.gov.vn/2ta333125t1cvníchi-tiet-ban-an

5 Tòa án nhân dân tối cao, Bản án số 19/2018/HSST ngày 09/8/2018 của Tòa án nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Binh

Phước, http:lIcongbobanan.toaan.gov.vn/2ta176408t1cvníchi-

tiet-ban-an

6 Tòa án nhân dân tối cao, Bản án số 148/2021/HS-ST ngày 19/7/2021 của Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố

Ha N6i, hitp://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta780401t1 cvn/ chi-tiet-ban-an

VAN HOA PHAP LUAT TRON

(Tiếp theo trang 26)

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một chủ trương

lớn, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta trong

tiến trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trong dòng chảy văn hóa của dân tộc, văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án được xác

định là một bộ phận hợp thành của nên văn hóa

nói chung, hàm chứa trong mình những thuộc

tính có tính bản chất, những đặc trưng chung

của nền văn hóa dân tộc Những năm qua, việc xây dựng và hình thành văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án đã đạt được một số

thành tựu quan trọng, nhưng cũng vẫn còn những

hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện, từ đó tạo dựng và khẳng định niềm tin và lòng tin của người dân vào công lý được bảo đảm nơi Tòa án [1 Tài liệu tham khảo

Pe gaat s6 27-NQTW ngày 09/1/2022 Hộ nh lần

thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vẻ tiếp

tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới,

2 Ban Tư tường - Văn hóa Trung ương & Bộ Văn hóa Thông tín, Văn hóa và kinh doanh, Nxb Lao động, năm 2001, Hà Nội 3 C Mác và Ph Ăng-ghen, Toàn tập (tap 1), Nxb Chính tị quốc gia, Hà Nội, năm 1995

4 Lại Việt Quang, Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dấu tranh phòng, chống tôi phạm tham những, chức vụ xảy ra tong

hoạt động tư pháp, Tạp chí Kiểm sát, số 08, năm 2022, tr37 5 Ngọ Văn Nhân, Về khái niệm văn hóa pháp luật Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4, năm 2014, tr29

6 Nguyễn Đăng Liêm, Một số suy nghĩ về xây dựng văn hóa kỷ cương pháp định và đội ngũ Thẩm phán chuẩn mực được xã hội kính trọng, hilp:ÍNww.hcmcbar.org/NewsDetail-aspx?

language=äCatPK=4&NewsPK=351, truy cập ngày 27/12/2022

7 Nguyễn Hữu Thế Trach, Văn hóa nơi pháp đình, htp?/

www.homebar (=48NewsPK=101,

The nh ng Ha yên, Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân

dân ở các cấp ở Việt Nam hiện nạy, N

để đại ra, Kỳ yếu Hội thảo khoa học: "Đây mạnh cải cách tư

pháp theo nh thắn Nghị quyết số 27/NQ-TW vẻ tếp tục xây

Gamo va oan hiện Nhà HC pháp quyền xã hội chỉ nga Việt Nam Ương gõi đoạn mốt, Viện Nhà nước và Phép it

Tap chi

Ngày đăng: 05/01/2024, 17:05

w