1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân cấp thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thống tòa án ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

207 217 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 207
Dung lượng 485 KB

Nội dung

Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi Ban chỉ đạo cải cách t pháp củaViệt Nam đang xây dựng đề án Chiến lợc cải cách t pháp giai đoạn 2006-2020, mà một trong những nhiệm vụ trọng tâm là

Trang 1

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công cuộc xây dựng và phát triển đất nớc trong thời kỳ đổi mới ở nớc

ta đã và đang có nhiều triển vọng tốt đẹp trong mọi lĩnh vực Bên cạnh đó,những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc cũngdần bộc lộ Đây là những rào cản lớn trên bớc đờng phát triển của đất nớc Bởivậy, Đảng và Nhà nớc ta đã và đang tiến hành mạnh mẽ công cuộc cải cáchnhằm loại bỏ những khâu bất hợp lý trong tổ chức và hoạt động của cơ quannhà nớc, trong đó có các cơ quan t pháp mà hệ thống Tòa án là một bộ phậnquan trọng

Thực tiễn xét xử của ngành Tòa án trong thời gian vừa qua cho thấykhông ít những vụ việc dân sự đã bị giải quyết kéo dài, gây tâm lý phản cảm,giảm sút niềm tin trong một bộ phận nhân dân Một trong những nguyên nhânquan trọng của tình trạng trên là ở sự bất cập trong cách thức tổ chức phân cấpthực hiện thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thống Tòa án.Trên thực tế, đã có những vụ án dân sự bị xét xử kéo dài hàng chục năm chakết thúc và đơng sự vẫn tiếp tục khiếu nại Có thể nói, những quy định củapháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thống Tòa án chatạo ra một cách thức phù hợp, hiệu quả, cha đủ khả năng giải quyết các tranhchấp dân sự, vốn đã phức tạp và ngày càng phức tạp trong đời sống xã hội Hệthống pháp luật về tố tụng, về tổ chức Tòa án tuy đã có nhiều sửa đổi nhữngvẫn có những quy định không phù hợp, mà tập trung nhất là ở vấn đề tổ chứcthực hiện thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự của Tòa án Trớc tìnhhình đó, Đảng ta đã chủ trơng đẩy mạnh cải cách t pháp cho phù hợp với nềnkinh tế thị trờng và quá trình hội nhập hiện nay Một trong những nhiệm vụtrọng tâm là công tác cải cách t pháp

Trang 2

Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi Ban chỉ đạo cải cách t pháp củaViệt Nam đang xây dựng đề án Chiến lợc cải cách t pháp giai đoạn 2006-

2020, mà một trong những nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện mô hình tổ chứcTòa án và thủ tục tố tụng t pháp, xác định "Tòa án là trung tâm của t pháp,trọng tâm của hoạt động t pháp là hoạt động xét xử của Tòa án", thì việcnghiên cứu mô hình tổ chức xét xử dân sự với việc phân cấp thẩm quyền giảiquyết tranh chấp dân sự theo thủ tục sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm, thủ tục giám

đốc thẩm, thủ tục tái thẩm là một vấn đề hết sức cần thiết về phơng diện lýluận cũng nh về phơng diện thực tiễn

Với các lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài "Phân cấp thẩm quyền

giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thống Tòa án ở Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay" làm luận án tiến sĩ luật học.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Thực hiện chủ trơng của Đảng và Nhà nớc về cải cách tổ chức, nângcao chất lợng và hoạt động của các cơ quan t pháp, đã có một số công trìnhkhoa học, nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn, ở những mức độ khác nhaunghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân (TAND)

Có thể kể đến Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: "Vị trí, vai trò và chức

năng của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nớc qua các thời kỳ cách mạng Việt Nam" của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) năm 1996; Đề án: "Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành T pháp" của Bộ T pháp năm 1996; Đề

tài khoa học cấp Bộ: "Những yêu cầu và giải pháp nâng cao năng lực đội

ngũ cán bộ Tòa án nhân dân" của TANDTC năm 1999; Tiến sĩ Trần Văn

Độ: "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân" (Tạp chí Nhà nớc

Trang 3

chủ yếu là các vụ án hình sự Đề tài "Phân cấp thẩm quyền giải quyết tranh

chấp dân sự trong hệ thống Tòa án ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" là

công trình đầu tiên nghiên cứu kết hợp tất cả những vấn đề về tổ chức, về thẩmquyền về dân sự của Tòa án và thủ tục tố tụng dân sự, trên cơ sở đó có cáinhìn tổng quan về hoạt động giải quyết vụ án dân sự tại hệ thống Tòa án

3 Mục đích, đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu những quy định về cách thức tổ chức thực hiệnthẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thống TAND và thực tiễngiải quyết về dân sự, luận án có mục đích xây dựng một mô hình tổ chức xử

án dân sự thực sự khoa học, có khả năng nâng cao chất lợng xét xử về dân sự,phục vụ mục tiêu cải cách t pháp

Đối tợng nghiên cứu của luận án là sự phân cấp thực hiện thẩm quyềngiải quyết vụ án dân sự trong hệ thống Tòa án theo thủ tục sơ thẩm, thủ tụcphúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm về dân sự Đó là cách thức

tổ chức thực hiện thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong mỗi cấp Tòa

án cũng nh giữa các cấp Tòa án trong hệ thống Tòa án Luận án cũng đãnghiên cứu những bất cập trong cách thức tổ chức phân cấp thẩm quyền sơthẩm, thẩm quyền phúc thẩm, thẩm quyền giám đốc thẩm, thẩm quyền tái thẩmkhi Tòa án giải quyết một tranh chấp dân sự Luận án không nghiên cứu sựphân cấp thẩm quyền giải quyết việc dân sự trong hệ thống Tòa án

Phạm vi nghiên cứu của luận án là những quy định về thẩm quyền giảiquyết tranh chấp dân sự trong hệ thống Tòa án theo thủ tục sơ thẩm, thủ tục phúcthẩm, thủ tục giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm về dân sự Những quy định vềthẩm quyền giải quyết việc dân sự không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án

4 Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu

Luận án đợc triển khai trên cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứucủa triết học Mác - Lênin về Nhà nớc và pháp luật, những quan điểm của

Trang 4

Đảng và Nhà nớc ta về xây dựng Nhà nớc pháp quyền, về cải cách t pháp vàcải cách nền hành chính quốc gia

Việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào thực tiễn xét xử, những tổng kếtcủa ngành Tòa án, những số liệu thống kê về tình hình xét xử, về tổ chức cán

bộ của các cơ quan chức năng, d luận xã hội làm cho những kiến nghị sửa

đổi, bổ sung pháp luật về sự phân cấp thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sựkhông những chỉ dựa trên cơ sở khoa học mà còn có cơ sở thực tiễn

Phơng pháp nghiên cứu so sánh những quy định tơng ứng trong phápluật của các quốc gia khác cũng nh trong cổ luật của Việt Nam làm vấn đề đ-

ợc nghiên cứu trong tính hệ thống, từ đó cho phép đa ra những kiến nghị vềmô hình tổ chức sự phân cấp thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong

hệ thống Tòa án một cách toàn diện và đầy đủ hơn

Những phơng pháp nghiên cứu khoa học pháp lý truyền thống cũng

đ-ợc áp dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài nh phơng pháp tổng hợp, tiếp cận

hệ thống, lịch sử, thống kê v.v

5 Những điểm mới của luận án

Luận án với đề tài "Phân cấp thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự

trong hệ thống Tòa án ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" là công trình đầu

tiên nghiên cứu một cách hệ thống cách thức tổ chức thực hiện thẩm quyềngiải quyết một tranh chấp dân sự theo thủ tục sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm, thủtục giám đốc thẩm, tái thẩm về dân sự của hệ thống Tòa án Luận án có những

điểm mới sau đây:

Một là, luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thẩm quyền về

dân sự của Tòa án, thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự, xây dựng một hệthống khái niệm liên quan đến nội dung luận án xung quanh vấn đề thẩmquyền về dân sự và thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án Từcác nội dung này, luận án đã làm rõ khái niệm, sự cần thiết, ý nghĩa, vai trò

Trang 5

của sự phân cấp thực hiện thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong hệthống TAND.

Hai là, luận án đã đi sâu nghiên cứu những quy định của pháp luật

Việt Nam về phân cấp thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thốngTòa án qua cách thức tổ chức thực hiện thẩm quyền sơ thẩm, thẩm quyền phúcthẩm, thẩm quyền giám đốc thẩm, thẩm quyền tái thẩm về dân sự của mỗi cấpTòa án cũng nh giữa các cấp Tòa án với nhau và thẩm quyền quyết định củamỗi Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng phúc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm,Hội đồng tái thẩm Từ những nghiên cứu này, luận án đã chỉ ra những bất cậptrong tổ chức thực hiện thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự, ảnh hởngtrực tiếp đến chất lợng xét xử về dân sự, là nguyên nhân quan trọng đa việcgiải quyết vụ án dân sự rơi vào tình trạng xét xử lòng vòng qua nhiều cấp, kéodài nhiều năm, gây bức xúc và mất niềm tin trong nhân dân

Ba là, luận án đã đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới sự phân cấp

thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự, xây dựng mô hình tổ chức phân cấpthẩm quyền làm bảo đảm về mặt pháp lý cho việc nâng cao chất lợng xét xử

về dân sự trong hệ thống Tòa án Trớc tiên là sự thay đổi việc tổ chức thẩmquyền tại mỗi Tòa án theo cách thức là có các Thẩm phán chuyên trách hoặcTòa chuyên trách thực hiện thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của cấpTòa án đó Về lâu dài, mỗi cấp Tòa án chỉ nên có một thẩm quyền giải quyết,theo nguyên tắc mỗi cấp Tòa án tơng ứng với một cấp xét xử

Giải pháp thứ hai là việc thay đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục

tố tụng, tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện thẩm quyền giải quyết tranhchấp dân sự đạt hiệu quả cao nh quy định thủ tục rút gọn, nguyên tắc tranhtụng, quyền kháng cáo giám đốc thẩm, kháng cáo tái thẩm cho các đơng sự

Giải pháp mang tính đồng bộ là vấn đề tăng cờng và nâng cao năng lựcchuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Tòa án mà trung tâm là các Thẩmphán

Trang 6

6 ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án là những bổ sung quan trọng về cơ sở

lý luận về tổ chức Tòa án, về thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến sự phân cấpthẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thống Tòa án Kết quảnghiên cứu này cho phép tiếp cận với cách nhìn mới, cách đánh giá mới vềnhững nguyên tắc và cách thức tổ chức Tòa án và Luật tố tụng dân sự Đây lànhững cơ sở lý luận rất quan trọng để đa ra một cách thức tổ chức phân cấpthẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thống Tòa án có tính mới

Những giải pháp nhằm hoàn thiện việc phân cấp thẩm quyền giảiquyết tranh chấp dân sự trong hệ thống Tòa án có thể làm tiền đề cho nhữngcông trình nghiên cứu khoa học, những đề án về hoàn thiện mô hình tổ chứcTòa án, hoàn thiện hệ thống luật tố tụng và những kế hoạch cụ thể để nâng caochất lợng đội ngũ Thẩm phán

Luận án có thể đợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nhànghiên cứu pháp luật và những ngời làm công tác thực tiễn

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận án gồm 3 chơng, 7 mục

Trang 7

Chơng 1 : Một số vấn đề lý luận về phân cấp thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thống

Tòa án nhân dân

1.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án nhân dân

1.1.1 Khái niệm thẩm quyền của Tòa án

1.1.1.1 Một số vấn đề chung về thẩm quyền

Nhà nớc, theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Lênin, là "sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể

Mác-điều hòa đợc" [29, tr 31] Đó là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị,một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ cỡng chế và thực hiện các chức năng quản

lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện những mục đích và bảo vệ lợiích của giai cấp thống trị trong xã hội Các chức năng và nhiệm vụ của Nhà n -

ớc đợc thực hiện thông qua bộ máy nhà nớc Bộ máy nhà nớc là hệ thống cơquan từ trung ơng tới địa phơng, bao gồm nhiều loại cơ quan nh cơ quan lập

chức năng, nhiệm vụ chung của Nhà nớc, nhng mỗi cơ quan trong bộ máy nhànớc có chức năng, nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn đợc giao.Cơ sở để xác định chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quyền hạn cho mỗi cơquan trong bộ máy nhà nớc phụ thuộc vào các kiểu Nhà nớc và hình thức Nhànớc

Chẳng hạn, trong hình thức Nhà nớc quân chủ, quyền lực tối cao củaNhà nớc tập trung toàn bộ hoặc phần lớn trong tay ngời đứng đầu Nhà nớc, th-ờng đợc gọi là Vua Cách tổ chức này đã dẫn đến "sự tùy tiện là quyền

Trang 8

lực của nhà Vua" hay "quyền lực của Vua là sự tùy tiện" nh nhận xét củaC.Mác [39, tr 319]

Còn Montesquieu, một nhà xã hội học, một triết gia và nhà khai sángngời Pháp thế kỷ XVIII thì cho rằng, "trong mỗi quốc gia đều có ba thứ quyềnlực: quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp vàquyền thi hành những điều trong luật dân sự" [47, tr 100] Theo ông, thựchiện quyền lực nhà nớc, xét cho cùng là việc tổ chức thực hiện ba quyền lựctrên Montesquieu đã đánh giá:

Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trongtay một ngời hay một Viện Nguyên lão, thì sẽ không còn gì là tự donữa; vì ngời ta sợ rằng chính ông ta hay viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài

để thi hành một cách độc tài Cũng không có gì là tự do nếu quyền tpháp không tách khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp Nếuquyền t pháp nhập lại với quyền lập pháp thì ngời ta độc đoán vớiquyền sống và quyền tự do của công dân; quan tòa sẽ là ngời đặt raluật Nếu quyền t pháp nhập lại với quyền hành pháp thì ông quantòa sẽ có cả sức mạnh đàn áp Nếu một ngời hay một tổ chức củaquan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng nắm luôn cả bathứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết [47, tr 100-101]

Những quan điểm của Montesquieu là nền tảng cho học thuyết "tamquyền phân lập", một học thuyết có ảnh hởng lớn tới tổ chức bộ máy nhà nớc củacác Nhà nớc t sản Có thể thấy ảnh hởng của học thuyết tam quyền trong Hiếnpháp Mỹ năm 1787, trong tuyên ngôn của Cộng hòa Pháp về quyền con ngời vàquyền công dân năm 1789 Chẳng hạn, Điều 16 của Bản tuyên ngôn năm

1789 nêu rõ: một xã hội trong đó không bảo đảm việc sử dụng các quyền vàkhông thực hiện sự phân quyền thì không có Hiến pháp [90, tr 6]

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin trong khi xây dựng họcthuyết về Nhà nớc kiểu mới, đã kế thừa những hạt nhân hợp lý của các học

Trang 9

thuyết chính trị và trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh giai cấp

để đa ra quan điểm quyền lực nhà nớc thống nhất, không phân chia và thuộc

về nhân dân Nhân dân trao quyền lực đó cho ngời đại diện của mình là Quốchội, đó "không phải là cơ quan đại nghị mà là một cơ quan hành động, vừa lập

pháp luật của mình, tự mình kiểm tra lấy tác dụng của những pháp luật ấy, tựmình phải chịu trách nhiệm trực tiếp trớc cử tri của mình" [28, tr 33] Nhngcơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nớc không trực tiếp làm tất cả công việc

mà phân công cho các cơ quan khác trong bộ máy nhà nớc, trong đó mỗi cơquan có chức năng, nhiệm vụ, có quyền hoạt động trong một lĩnh vực nhất định

Quan điểm của Đảng và Nhà nớc ta khi xây dựng Nhà nớc ta là Nhà

n-ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.Tất cả quyền lực nhà nớc thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữagiai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Điều 2 Hiếnpháp năm 2002 của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [44] đã khẳng

định: "Quyền lực nhà nớc là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa cáccơ quan nhà nớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tpháp"

Quyền lực nhà nớc thực hiện thông qua những cơ quan đại diện cho ýchí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trớcnhân dân, đợc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ có sựphân công, phân nhiệm trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc thống nhất quyền lực

Sự phân công, phân nhiệm không chỉ xác định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn cho từng cơ quan, mà còn tạo ra những lĩnh vực hoạt động riêngcủa cơ quan đó trong bộ máy nhà nớc Ví dụ, cùng có nhiệm vụ bảo vệ phápchế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ củanhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nớc, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản,

tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, nhng TAND có chức năng xét xử,

Trang 10

còn chức năng của Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố và kiểm sát cáchoạt động t pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định Phạm vi hoạt độngriêng của từng cơ quan đã tạo ra thẩm quyền cho mỗi cơ quan nhà nớc.

Thẩm quyền của cơ quan nhà nớc bao gồm lĩnh vực mà Nhà nớc giaocho cơ quan đó thực hiện Với thẩm quyền của mình, các cơ quan nhà n ớckhông thể làm thay chức năng của nhau, không thể thay thế cơ quan nhà nớcnày bằng cơ quan nhà nớc khác để thực hiện chức năng đã đợc xác định.Thẩm quyền của cơ quan nhà nớc không chỉ xác định phạm vi hoạt động củatừng cơ quan, mà còn phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà n ớc trong

bộ máy nhà nớc Sự xác định và phân định này do pháp luật quy định

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan mà pháp luật quy địnhcho mỗi cơ quan có một hoặc nhiều thẩm quyền Ví dụ, Quốc hội là cơ quan

đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nớc cao nhất của nớcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyềnlập hiến và lập pháp Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội

và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nớc,những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc, vềquan hệ xã hội và hoạt động của công dân Quốc hội thực hiện quyền giám sáttối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nớc Chính phủ là cơ quan chấphành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nớc cao nhất của nớc Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam, có quyền quản lý và điều hành xã hội trên mọilĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoạicủa Nhà nớc… Thực hiện

Khái niệm thẩm quyền gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của các cơquan trong bộ máy nhà nớc Thẩm quyền trở thành một thuộc tính tất yếu củaquyền lực nhà nớc Từ điển Luật học đã định nghĩa thẩm quyền là "tổng hợpcác quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc

Trang 11

hệ thống bộ máy nhà nớc do pháp luật quy định" [93, tr 459] Giáo trình Lýluận về nhà nớc và pháp luật của Trờng Đại học Luật Hà Nội cũng cho rằng:

Các cơ quan nhà nớc hoạt động trong phạm vi thẩm quyềncủa mình Thẩm quyền của cơ quan nhà nớc là toàn bộ những quyền

và nghĩa vụ mà Nhà nớc quy định cho cơ quan đó, phụ thuộc vào vịtrí của mình trong bộ máy nhà nớc Các cơ quan nhà nớc khác nhauthì có thẩm quyền khác nhau [85, tr 204]

Là thuộc tính của quyền lực nhà nớc, khái niệm thẩm quyền không chỉgắn với hoạt động của một cơ quan nhà nớc, mà trong nhiều trờng hợp, thẩmquyền còn là quyền hạn của một cá nhân đợc thực hiện nhân danh quyền lực nhànớc theo quy định của pháp luật Ví dụ, Chủ tịch nớc là ngời đứng đầu Nhà n-

ớc, thay mặt nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội, đối ngoại.Thủ tớng Chính phủ là thành viên của Chính phủ, là ngời chịu trách nhiệm tr-

ớc Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, ủy ban Thờng vụ Quốc hội,Chủ tịch nớc Bộ trởng các bộ là ngời chịu trách nhiệm quản lý nhà nớc vềlĩnh vực, ngành mình phụ trách Chánh án TANDTC chịu trách nhiệm báo cáocông tác của ngành Tòa án trớc Quốc hội Thẩm phán là ngời có quyền ra bản

quyền nhất định đợc pháp luật quy định Ví dụ, Chánh án TANDTC có thẩmquyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết

định đã có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp Thẩm phán có quyền xét xử

độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi ra bản án

Giáo trình Luật tố tụng hành chính của Trờng Đại học Luật Hà Nộicũng cho rằng: "Thẩm quyền là quyền hạn theo pháp luật quy định, của cơquan công quyền và công chức giữ chức vụ nhà nớc nhất định" [84, tr 29] Từ

điển Tiếng Việt cũng định nghĩa: thẩm quyền là "quyền xem xét để kết luận

và định đoạt một vấn đề theo pháp luật" [91, tr 922]

Trang 12

Từ những phân tích trên, chúng tôi đa ra khái niệm về thẩm quyền nh

sau: Thẩm quyền là tổng hợp các quyền mà pháp luật quy định cho một cơ

quan, tổ chức hoặc một công chức đợc xem xét giải quyết những công việc cụ thể trong lĩnh vực và phạm vi nhất định nhằm thực hiện chức năng của bộ máy nhà nớc.

1.1.1.2 Khái niệm thẩm quyền của Tòa án

Bộ máy nhà nớc ta đợc tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nớcthống nhất, không phân chia, nhng có sự phân công giữa ba quyền lập pháp,hành pháp và t pháp Quyền t pháp, hiểu theo nghĩa rộng, là toàn bộ các hoạt

động bảo vệ cho hệ thống pháp luật đợc thực thi, bao gồm quyền điều tra, truy

tố, xét xử và thi hành án Là một bộ phận của bộ máy nhà nớc, Tòa án nhândân là cơ quan thực hiện quyền t pháp của Nhà nớc, với chức năng xét xử

Điều 127 Hiến pháp 2002 khẳng định: "Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa ánnhân dân địa phơng, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định lànhững cơ quan xét xử của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức TAND năm 2002 [33]

đã quy định cụ thể nhiệm vụ của Tòa án, trong phạm vi chức năng của mình làbảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân, bảo

vệ tài sản của Nhà nớc, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự

và nhân phẩm của công dân Từ chức năng, nhiệm vụ của TAND, thẩm quyềncủa Tòa án đợc xác định trong phạm vi xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hônnhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc kháctheo quy định của pháp luật Xét xử là thẩm quyền của Tòa án trong việc xemxét những hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ của sự vi phạm, căn cứvào quy định của pháp luật để đa ra quyết định nhằm bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của Nhà nớc, của cá nhân, của các tổ chức và các lợi ích cộng cộngkhác Các quyết định này có thể là về hình phạt tơng ứng với mức độ vi phạmcủa ngời thực hiện trong các vụ án hình sự; có thể là các quyết định về quyền

Trang 13

và nghĩa vụ của cá nhân trong các vụ án dân sự, vụ án kinh tế, tranh chấp lao

động và vụ án hành chính

Quyết định của Tòa án thờng thể hiện dới hình thức bản án Một số ờng hợp đợc thể hiện dới hình thức quyết định nh quyết định công nhận sựthỏa thuận của đơng sự, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định

quyết định này Bản án, quyết định của Tòa án là nhân danh Nhà nớc; mọi cơquan nhà nớc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang và cá nhân tôntrọng, những ngời và những tổ chức liên quan phải nghiêm chỉnh thi hành; đợcbảo đảm thi hành bằng sức mạnh cỡng chế của Nhà nớc thông qua một hệthống cơ quan nhà nớc có chức năng thi hành án là hệ thống cơ quan thi hành

án dân sự

Thẩm quyền của Tòa án không chỉ xác định phạm vi công việc củaTòa án mà còn giới hạn phạm vi những công việc giữa Tòa án với những có quannhà nớc khác Ví dụ, giải quyết những tranh chấp quyền sử dụng đất, theo quy

định của Luật Đất đai năm 2003 [31], nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đấthoặc có một trong những giấy tờ đợc pháp luật quy định, tranh chấp sẽ thuộcthẩm quyền của Tòa án; nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc

có những giấy tờ mà pháp luật quy định, tranh chấp thuộc thẩm quyền giảiquyết của ủy ban nhân dân (Điều 136 Luật Đất đai) Trong trờng hợp này,thẩm quyền của Tòa án cho phép xác định một vụ việc Tòa án xét xử, giảiquyết là có cơ sở pháp lý để công nhận tính hợp pháp hay không Nếu Tòa ánxét xử, giải quyết một vụ án không đúng thẩm quyền, thì dù vụ án đợc giải quyết

đúng về nội dung, phán quyết của Tòa án cũng không đợc công nhận và bịhủy bỏ

Không chỉ phân định sự khác nhau về giới hạn hoạt động của Tòa ánvới cơ quan nhà nớc khác, thẩm quyền của Tòa án còn định ra giới hạn thẩmquyền cho các Tòa án trong cùng hệ thống Tòa án Có thẩm quyền của Tòa án

Trang 14

các cấp để phân định các loại việc thuộc thẩm quyền xét xử theo thủ tục sơthẩm; thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ để phân định thẩm quyền giải quyếttheo thủ tục sơ thẩm giữa các Tòa án trong cùng một cấp; thẩm quyền xét xửtheo sự lựa chọn của nguyên đơn để xác định Tòa án có thẩm quyền sơ thẩm

vụ án Lại có thẩm quyền giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm,giám đốc thẩm, tái thẩm nhằm xác định quy trình giải quyết một vụ án dân sựqua các cấp và các Tòa án có thẩm quyền Đây cũng là loại thẩm quyền củaTòa án thuộc phạm vi nghiên cứu chính của đề tài luận án

Trớc khi Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) đợc ban hành, Pháp lệnhThủ tục giải quyết các vụ án dân sự (Pháp lệnh TTGQCVADS) [59], Pháp lệnhthủ tục giải quyết các vụ án kinh tế [60], Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấplao động [61] quy định thủ tục giải quyết vụ án dân sự, vụ án kinh tế và cáctranh chấp dân sự tại Tòa án Căn cứ vào những Pháp lệnh này, thẩm quyền củaTòa án còn đợc xác định theo thủ tục tố tụng dân sự, thẩm quyền giải quyết vụ

án theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụnglao động Đây cũng là một loại quy định về thẩm quyền của Tòa án

Nghiên cứu để đa ra một khái niệm khoa học về thẩm quyền của Tòa

án có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phạm vi, cách thức thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của Tòa án Có quan điểm cho rằng thẩm quyền của Tòa

án là quyền xét xử, bao gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh, mang tính lịch sử cụthể quy định quyền xét xử của Tòa án Nội dung của nó do các điều kiện kinh

tế, chính trị, xã hội và các điều kiện khác quyết định [100, tr 92] Nếu hiểu

nh vậy thì khái niệm thẩm quyền của Tòa án mới chỉ mang tính xã hội, chathể hiện đợc tính quyền lực nhà nớc Trong khi đó, thẩm quyền của cơ quannhà nớc nói chung, có thẩm quyền của Tòa án nói riêng tồn tại trên cơ sởquyền lực nhà nớc Thẩm quyền là thuật ngữ đợc gắn với cơ quan công quyền,

là thuộc tính của quyền lực nhà nớc

Trang 15

Khái niệm thẩm quyền cũng đợc nghiên cứu, đề cập đến trong phápluật của nhiều nớc trên thế giới Tuy có nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau,nhng nhìn chung thẩm quyền của Tòa án đều đợc thừa nhận là quyền xét xử

và quyền quyết định của Tòa án Đó cũng là quyền đợc làm những việc vàquyền đợc quyết định về những vấn đề trong phạm vi pháp luật cho phép củaTòa án Theo Từ điển pháp luật của tác giả Lemeunier thì thẩm quyền của Tòa

án đợc hiểu là "khả năng của một Tòa án xem xét một vụ việc trong phạm vipháp luật cho phép" [100, tr 74] Trong tiếng Anh, thuật ngữ Jurisdition đợcdùng để chỉ thẩm quyền hoặc quyền tài phán của Tòa án [99, p.297] Theo cácquan điểm này, khái niệm thẩm quyền không chỉ đợc phân tích về bản chất,

mà còn chỉ rõ phạm vi thẩm quyền theo diện rộng Theo tiến sĩ Wolf Ruecliger,thì "thẩm quyền của Tòa án cần phân biệt sự khác nhau giữa thẩm quyền theo

vụ việc, địa điểm và thẩm quyền phân cấp" [22, tr 227]

Từ những phân tích trên, chúng tôi đa ra khái niệm thẩm quyền của

Tòa án nh sau: Thẩm quyền của Tòa án là toàn bộ những quyền do pháp luật

quy định theo đó Tòa án đợc tiến hành xem xét, giải quyết những vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật Hoặc cũng có thể định nghĩa, thẩm quyền của Tòa án là quyền xét xử những vụ án hình sự, giải quyết các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh, thơng mại; lao

động; giải quyết các vụ án hành chính và giải quyết các vụ việc khác trên cơ

sở quyền lực nhà nớc và đợc quy định bởi pháp luật.

Thẩm quyền của Tòa án có nhiều nội dung, đợc xem xét dới nhiều góc

độ nh thẩm quyền về hình sự, thẩm quyền về dân sự, thẩm quyền quyết định… Thực hiệnMỗi loại thẩm quyền tạo ra những giới hạn khác nhau cho phạm vi hoạt động củaTòa án Ví dụ, một trong những thẩm quyền về dân sự của Tòa án là loại thẩmquyền của Tòa án đối với quyết định của cơ quan nhà nớc khác Trên cơ sởthực hiện quyền lực t pháp của Nhà nớc, với t cách là cơ quan xét xử, phánquyết của Tòa án là nhân danh Nhà nớc, Tòa án có quyền công nhận hay

Trang 16

không công nhận tính hợp pháp của một quyết định của cơ quan, tổ chức khác.

Điều 12 Pháp lệnh TTGQCVADS quy định: Khi xét xử vụ án dân sự, Tòa án

có quyền hủy quyết định rõ ràng là trái pháp luật của cơ quan, tổ chức khácxâm phạm quyền lợi hợp pháp của các đơng sự trong vụ án mà Tòa án cónhiệm vụ giải quyết

Hiện nay BLTTDS không quy định thẩm quyền của Tòa án đối vớiquyết định của cơ quan, tổ chức khác Tuy vậy, theo chúng tôi điều đó không

có nghĩa là Tòa án không có quyền hạn đối với các quyết định của cơ quan, tổchức khác, nếu quyết định đó rõ ràng là trái pháp luật, làm ảnh hởng đếnquyền và lợi ích của đơng sự trong vụ án Tòa án đang giải quyết Với chứcnăng là cơ quan xét xử của Nhà nớc, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ nền công lý.Mọi hành vi vi phạm pháp luật, cho dù hành vi đó là của cá nhân hay của cơquan, tổ chức đều phải chịu sự phán xét của Tòa án Đó cũng là một nội dungcủa thẩm quyền của Tòa án Việc giải quyết này có thể đợc thực hiện theo thủtục tố tụng hành chính hoặc có thể đợc Tòa án quyết định trong phạm viquyền hạn của mình

Hoặc quy định về thẩm quyền quyết định của Tòa án xác định phạm viquyền hạn đối với việc giải quyết vụ án Quyền quyết định hay còn gọi là quyềnhạn của Tòa án là bộ phận không thể thiếu của thẩm quyền của Tòa án NếuTòa án có thẩm quyền xét xử mà không có quyền quyết định, không ra đợcbản án hay quyết định thì không thể hoàn thành đợc thẩm quyền của mình.Trong Từ điển tiếng Việt, quyền hạn là "quyền đợc xác định về nội dung, phạm

vi, mức độ" [91, tr 815] Từ điển Luật học cũng định nghĩa: quyền hạn là "quyền

đợc xác định trong không gian, thời gian, lĩnh vực hoạt động" [65, tr 402].Các định nghĩa này cho phép xác định quyền hạn của Tòa án là quyền quyết

định trong phạm vi pháp luật quy định ở các cấp, các thủ tục xét xử khácnhau, quyền hạn của Tòa án khác nhau Ví dụ, quyền hạn của Tòa án cấp sơ

Trang 17

thẩm, quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm, quyền hạn của Hội đồng giám

đốc thẩm, tái thẩm

1.1.2 Thẩm quyền về dân sự của Tòa án nhân dân

1.1.2.1 Khái niệm thẩm quyền về dân sự của Tòa án

ở các loại việc khác nhau, các thủ tục xét xử khác nhau, mức độ quyềnhạn của Tòa án là khác nhau Sự khác nhau về thẩm quyền của Tòa án ở cấp

độ này tạo ra phạm vi xét xử và giới hạn xét xử Từ điển tiếng Việt định nghĩa,giới hạn là "phạm vi, mức độ nhất định, không thể hoặc không đợc phép vợt

một vấn đề hay một cái gì" [91, tr 764] Giới hạn thẩm quyền theo vụ việccủa Tòa án là quyền xét xử các vụ án hình sự, giải quyết các vụ việc dân sự;hôn nhân và gia đình; kinh doanh, thơng mại; lao động; giải quyết các vụ ánhành chính và quyền giải quyết những vụ việc khác theo quy định của phápluật Giới hạn thẩm quyền theo vụ việc tạo ra phạm vi thẩm quyền về dân sự,

về hôn nhân và gia đình, thẩm quyền về hình sự, thẩm quyền về kinh doanh,thơng mại, thẩm quyền về lao động, thẩm quyền về hành chính cho Tòa án

Thẩm quyền về dân sự của Tòa án là một loại thẩm quyền của Tòa án.Xét theo mối quan hệ giữa Tòa án với cơ quan nhà nớc khác, thẩm quyền vềdân sự của Tòa án xác định phạm vi những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyềngiải quyết của Tòa án, phân định với những vụ việc về dân sự thuộc thẩmquyền giải quyết của cơ quan nhà nớc khác Xét theo mối quan hệ giữa cácTòa án với nhau thì thẩm quyền về dân sự của Tòa án trớc hết xác định phạm

vi giải quyết các vụ việc dân sự so với phạm vi xét xử về hình sự và phạm vigiải quyết những vụ việc khác thuộc thẩm quyền xét xử, giải quyết của Tòa ántheo quy định của pháp luật

Phạm vi giải quyết các vụ việc dân sự và phạm vi xét xử về hình sựhình thành trên cơ sở những đặc thù của loại vụ án hình sự và loại vụ việc dân

Trang 18

sự Đặc thù của vụ án hình sự là giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nớc và kẻphạm tội, trong đó, hành vi vi phạm pháp luật mà kẻ phạm tội thực hiện khôngchỉ làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, đến tài sảncủa cá nhân ngời bị hại mà còn bị coi là nguy hiểm đối với xã hội Tính chất

"công" đợc coi nh đặc trng của mối quan hệ này Vì lẽ đó, thủ tục tố tụng hình

sự là một hoạt động đợc tiến hành bởi nhiều cơ quan tiến hành tố tụng nh cơquan điều tra, cơ quan kiểm sát, cơ quan Tòa án, trong đó, cơ quan điều tra cóchức năng điều tra vụ án, cơ quan kiểm sát thực hiện việc truy tố và trên cơ sở

đó, Tòa án mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự

Đối với vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thơng mại,lao động, hành chính, mối quan hệ cần giải quyết là lợi ích giữa các cá nhânhoặc tổ chức với nhau Tính chất "t", "cá nhân" đợc coi là đặc trng trong cácmối quan hệ này Các tranh chấp này cần sự phán xử của một cơ quan là Tòa

án Thủ tục tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, hành chính bắt đầu từ việc Tòa

án thụ lý vụ án hoặc thụ lý yêu cầu về dân sự Toàn bộ hoạt động chuẩn bị xét

xử cũng nh việc xác minh, xây dựng hồ sơ vụ án và quyết định đa vụ án ra xét

xử đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Mặt khác, do tính chất dân

sự, riêng t của những quan hệ, nên các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh thơng mại, lao động, hành chính không phải lúc nào cũng phải mở phiêntòa xét xử Nhiều vụ việc, với sự giải quyết của Tòa án, đã kết thúc bằng việchòa giải giữa các đơng sự hoặc bằng việc rút đơn kiện của nguyên đơn

Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự của Tòa án xác định phạm vi thẩmquyền của Tòa án trong việc ra bản án, quyết định tại phiên tòa, còn thẩm quyềngiải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thơng mại, lao

động, hành chính xác định thẩm quyền của Tòa án trong việc thụ lý, chuẩn bịxét xử, ra bản án, quyết định về vụ việc Thẩm quyền giải quyết về dân sự củaTòa án có giới hạn phạm vi rộng hơn so với thẩm quyền xét xử về hình sự

Trang 19

Thẩm quyền về hình sự của Tòa án là quyền xét xử của Tòa án giớihạn chính trong phần phiên tòa Thẩm quyền về dân sự của Tòa án là quyềnquyết định của Tòa án đối với toàn bộ quá trình tố tụng mà xét xử tại phiêntòa chỉ là một giai đoạn Hiến pháp cũng nh Luật Tổ chức TAND xác địnhTòa án là cơ quan xét xử các vụ án hình sự, các vụ án dân sự và các loại việckhác theo quy định của pháp luật Các vụ án này thuộc "thẩm quyền xét xử"của Tòa án Trong thực tế cũng nh trong nhiều văn bản, nhiều trờng hợp thờng

sử dụng thuật ngữ "xét xử hình sự" và "giải quyết vụ án dân sự" hoặc "thẩmquyền xét xử hình sự" và "thẩm quyền giải quyết dân sự" để chỉ thẩm quyềncủa Tòa án trong lĩnh vực hình sự và trong lĩnh vực dân sự Trong chừng mựcnhất định, "thẩm quyền giải quyết" có phạm vi rộng hơn "thẩm quyền xét xử"

và cũng phù hợp hơn với vai trò của Tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự,kinh tế, lao động, hành chính

Trớc khi có BLTTDS, thủ tục giải quyết các loại vụ án dân sự, kinh tế,lao động đợc quy định trong các pháp lệnh: "Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ

án dân sự", "Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế", "Pháp lệnh thủ tụcgiải quyết các tranh chấp lao động" Đối với các vụ án hành chính thì thủ tục đợcquy định trong "Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính"

Thẩm quyền về hình sự của Tòa án đợc xác định trong phạm vi "xétxử", thẩm quyền về dân sự của Tòa án ngoài phạm vi "xét xử" còn bao gồmphạm vi "giải quyết" Nếu thẩm quyền về hình sự của Tòa án xác định thẩmquyền xét xử, thì thẩm quyền về dân sự của Tòa án không chỉ xác định thẩmquyền xét xử, mà còn xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án Thẩmquyền xét xử về dân sự và thẩm quyền giải quyết dân sự là những thuật ngữ đ-

ợc sử dụng để chỉ phạm vi quyền hạn của Tòa án đối với các vụ việc về dân

sự Vì vậy, trong luận án, ngoài việc sử dụng thuật ngữ "Thẩm quyền giảiquyết về dân sự", một đôi chỗ vẫn sử dụng thuật ngữ "Thẩm quyền xét xử vềdân sự" theo một số các văn bản pháp luật hiện hành

Trang 20

Thẩm quyền về dân sự của Tòa án là toàn bộ những quy định về quyềncủa Tòa án tiến hành giải quyết vụ việc dân sự gồm các vụ án dân sự và cácviệc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và những chủthể khác trong phạm vi do pháp luật quy định.

Là một loại thẩm quyền của Tòa án, thẩm quyền về dân sự của Tòa áncũng do pháp luật quy định và có những đặc trng riêng Ví dụ, pháp luật quy

định công dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nớc có thẩm quyền xác nhậncha, mẹ, con Trờng hợp nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa Tòa án (Điều 63, Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình [32]) Nếu không cótranh chấp, các bên chỉ cần làm thủ tục khai sinh hoặc thủ tục sửa chữa lại hộtịch tại cơ quan hộ tịch theo quy định của pháp luật Nhng không phải từ quy

định này, mỗi khi có một tranh chấp về xác nhận cha, mẹ, con phát sinh trong

đời sống dân sự thì Tòa án tự đa vụ việc đó ra để giải quyết mà phải có yêucầu của đơng sự Thẩm quyền giải quyết về dân sự của Tòa án chỉ xuất hiệnkhi có yêu cầu của đơng sự, theo sự lựa chọn của đơng sự Ví dụ: các tranhchấp về kinh doanh, thơng mại, đơng sự có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, nh-

ng cũng có thể lựa chọn hình thức giải quyết theo thủ tục trọng tài Để bảo vệquyền nhân thân của một cá nhân mỗi khi bị xâm phạm, theo Điều 27 Bộ luậtDân sự (BLDS) [3], cá nhân đó có quyền yêu cầu ngời vi phạm hoặc yêu cầuTòa án buộc ngời vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính côngkhai Chỉ khi cá nhân lựa chọn việc giải quyết sự xâm phạm quyền nhân thâncủa mình bằng việc yêu cầu Tòa án giải quyết, lúc đó, thẩm quyền của Tòa ánmới xuất hiện đối với loại việc này

Cùng với quy định của pháp luật, sự lựa chọn trên cơ sở quyền định

đoạt của đơng sự là những thuộc tính không thể thiếu đợc của thẩm quyền vềdân sự của Tòa án Thuộc tính này cũng có thể đợc xác định là đặc trng riêngcủa thẩm quyền về dân sự của Tòa án Bởi lẽ, thẩm quyền về hình sự của Tòa

Trang 21

án, về căn bản không đợc quyết định bởi sự định đoạt của cá nhân công dân.Hành vi vi phạm pháp luật hình sự của một ngời bị coi là nguy hiểm cho xãhội, khi đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thì sẽ bị truy tố và xét xử theo quy

định của pháp luật, không phụ thuộc vào mong muốn của cá nhân công dân

Do tính dân sự của những loại việc thuộc thẩm quyền của Tòa án, nêntrong nhiều trờng hợp cần có sự phân định thẩm quyền về dân sự của Tòa ánvới thẩm quyền về dân sự của cơ quan nhà nớc khác Đây cũng có thể coi làmột đặc trng khác của thẩm quyền về dân sự của Tòa án so với thẩm quyền vềhình sự Thẩm quyền xét xử hình sự chỉ thuộc về Tòa án mà không cần phảiphân định với cơ quan nhà nớc khác Ngay cả đối với các cơ quan tiến hành tốtụng hình sự khác, thì thẩm quyền của những cơ quan này cũng rất riêng biệtvới Tòa án Chẳng hạn cơ quan điều tra thì có thẩm quyền điều tra vụ án hình

sự, cơ quan kiểm sát có thẩm quyền truy tố vụ án hình sự Chỉ có Tòa án mới

có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự

Trong khi đó, khi giải quyết vụ việc dân sự, trong một số trờng hợp,Tòa án cần phải xác định loại vụ việc dân sự có thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa Tòa án hay thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nớc khác

Xác định giới hạn thẩm quyền về dân sự của Tòa án với cơ quan nhànớc khác là một thuộc tính của thẩm quyền về dân sự Dới góc độ này, loại

vụ việc về dân sự của Tòa án

Giáo trình Luật tố tụng dân sự của Trờng Đại học Luật Hà Nội năm

2003 đã định nghĩa: Thẩm quyền chung là thẩm quyền của Tòa án trong việcthụ lý giải quyết các loại việc theo thủ tục tố tụng dân sự [86, tr 37] Địnhnghĩa này không chỉ xác định những loại việc về dân sự thuộc thẩm quyền giảiquyết của TAND, mà còn xác định giới hạn những vụ việc thuộc thẩm quyền

Trang 22

giải quyết của các Tòa trong cùng hệ thống Tòa án theo các thủ tục tố tụng khácnhau Trớc ngày BLTTDS có hiệu lực, việc giải quyết những vụ việc ở các Tòadân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động đợc tiến hành theo các thủ tục tố tụng dân

sự, thủ tục tố tụng kinh tế, thủ tục tố tụng lao động Trong giai đoạn này, ngoàiviệc xác định vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án, thì việc xác định vụ việcthuộc thẩm quyền của Tòa án đợc giải quyết theo thủ tục nào, tố tụng dân sự, tốtụng kinh tế, hay tố tụng lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc xác địnhchính xác thẩm quyền về dân sự của Tòa án Xác định thủ tục tố tụng để giảiquyết loại vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án là bộ phận quan trọng trongviệc xác định thẩm quyền chung về dân sự của Tòa án

Do phạm vi điều chỉnh của BLTTDS là thủ tục giải quyết vụ việc dân

sự, thủ tục giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình, thủ tục giải quyết vụ việckinh doanh, thơng mại, thủ tục giải quyết vụ việc lao động, nên từ 1-1-2005,tất cả các vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh và thơng mại,lao động đều gọi chung là vụ việc dân sự, gồm vụ án dân sự và việc dân sự, đ-

ợc giải quyết theo một thủ tục chung là thủ tục tố tụng dân sự Trong bối cảnhnày, dấu hiệu đợc chỉ ra trong định nghĩa về thẩm quyền chung nh Giáo trìnhcủa Đại học Luật Hà Nội năm 2004 xác định thủ tục giải quyết cho những vụviệc thuộc thẩm quyền giải quyết về dân sự của Tòa án là không còn cần thiết.Khi chỉ còn thủ tục tố tụng dân sự để giải quyết vụ việc dân sự, vụ việc hônnhân và gia đình, vụ việc kinh doanh, thơng mại, vụ việc lao động, gọi chung

là vụ việc dân sự, thì những vụ việc nào đợc coi là vụ việc dân sự để đợc giảiquyết theo thủ tục tố tụng dân sự mới có ý nghĩa quyết định đến việc xác địnhthẩm quyền chung về dân sự của Tòa án

Vì vậy, có thể định nghĩa thẩm quyền chung về dân sự của TAND là

quyền của Tòa án đợc tiến hành giải quyết các vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng.

Trang 23

Vụ việc dân sự là gì? Đây là một khái niệm gắn liền với sự phát triểncủa Luật tố tụng dân sự Trong mỗi một giai đoạn phát triển của luật tố tụngdân sự, khái niệm vụ việc dân sự có những thay đổi nhất định, tất yếu dẫn đến

sự khác nhau trong thẩm quyền về dân sự ở các giai đoạn phát triển khác nhaucủa luật tố tụng dân sự

1.1.2.2 Thẩm quyền về dân sự của Tòa án trớc khi có Bộ luật tố tụng dân sự

Trớc khi có BLTTDS, trong các văn bản pháp luật cũng nh trong thực

tế, thuật ngữ "vụ án dân sự" đã đợc sử dụng để chỉ tất cả những loại vụ việcthuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự của TAND Việc sửdụng thuật ngữ vụ án dân sự cũng có tính lịch sử

Hiến pháp năm 1946 của nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa [26], tại

Điều thứ 65 quy định "trong khi xét xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân

dân để hoặc tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định vớithẩm phán nếu là việc đại hình" Cùng với khái niệm việc hình là khái niệm

việc hộ để chỉ những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Đây

cũng là những thuật ngữ đợc sử dụng trong các Tòa án dới thời Pháp thuộc

(tr-ớc 1945), cả ở Bắc phần, Trung phần và Nam phần

Về loại việc hộ, trong Sắc lệnh số 13-SL ngày 24 tháng giêng năm 1946

về tổ chức Tòa án và các ngạch thẩm phán [66], đã chỉ rõ bao gồm "các việc

về dân sự và thơng sự" (Điều thứ 3, Điều thứ 17)

Các văn bản tố tụng trong thời kỳ tiếp theo đã chỉ rõ hơn về bản chấtcủa việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Đó là những việc th-ờng có kiện tụng, có tranh chấp về quyền lợi giữa các bên yêu cầu, vì vậy

những việc này còn đợc gọi là việc kiện Ví dụ, Sắc lệnh số 51 ngày 17-4-1946

ấn định thẩm quyền các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong tòa

án [67], tại Điều thứ 6 xác định thẩm quyền xử về dân sự và thơng sự của Tòa

Trang 24

án sơ cấp gồm "những việc kiện dân sự, thơng sự về động sản mà giá ngạch do

nguyên đơn định không quá 150 đ"

Sắc lệnh số 85-SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 về cải cách bộ máy tpháp và luật tố tụng [69], tại Điều 9 quy định: "Tòa án nhân dân huyện họp

thành hội đồng hòa giải để thử hòa giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thơng

sự, kể cả việc xin ly dị, trừ những vụ kiện mà theo pháp luật đơng sự không có

Các thuật ngữ này tiếp tục đợc sử dụng cho đến khi có Hiến pháp 1959[26] Điều 97 của bản Hiến pháp quy định:

Tòa án nhân dân tối cao nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa,các Tòa án nhân dân địa phơng, các Tòa án quân sự là cơ quan xét

xử của nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa Trong trờng hợp cần xét xử

những vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án

đặc biệt

Luật Tổ chức TAND năm 1960 [35], tại Điều 1 quy định: "Các Tòa ánnhân dân là những cơ quan xét xử của nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa Tòa

án nhân dân xét xử những vụ án hình sự và dân sự để trừng trị những kẻ phạm

tội và giải quyết những việc tranh chấp về dân sự trong nhân dân… Thực hiện"

Kể từ thời điểm này, thuật ngữ vụ án để chỉ những loại vụ việc thuộc

thẩm quyền giải quyết của Tòa án, chính thức đợc sử dụng trong các văn bảnpháp luật Thông t số 1-UB ngày 3-3-1969 [75] của TANDTC hớng dẫn việc viếtbản án sơ thẩm và phúc thẩm hình sự và dân sự, cũng sử dụng nhiều lần thuật

Trang 25

ngữ "vụ án", bao gồm vụ án hình sự và vụ án dân sự Thông t số 01/TTLTngày 1-2-1982 của TANDTC, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) h-ớng dẫn về thủ tục giám đốc thẩm, Thông t số 02/TTLT ngày 1-2-1982 củaTANDTC, VKSNDTC hớng dẫn về thủ tục tái thẩm cũng sử dụng thuật ngữ

vụ án Với cách sử dụng này, tất cả những việc hình sự và dân sự, đợc xác

định thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, đều đợc gọi chung là vụ án

Về nội dung, vụ án dân sự dùng để chỉ những việc kiện dân sự và cảnhững việc dân sự đặc biệt Việc kiện dân sự là những việc trong đó có sựtranh chấp về quyền, lợi ích giữa các đơng sự trong các quan hệ về dân sự, hônnhân và gia đình Ví dụ Thông t số 39-NCPL [75] ngày 21-1-1972 của

TANDTC về việc thụ lý, di lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về hôn nhân và

gia đình và tranh chấp về dân sự Trong việc kiện dân sự có các bên đơng sự.Bên đi kiện gọi là bên nguyên hay còn gọi là nguyên đơn Nguyên đơn là ngờigiả thiết cho rằng có quyền và lợi ích bị xâm hại, bị tranh chấp nên đã tự mìnhyêu cầu hoặc đợc ngời khác yêu cầu Tòa án bảo vệ theo quy định của phápluật Bên bị kiện đợc gọi là bên bị hay còn gọi là bị đơn Bị đơn là ngời giảthiết cho rằng đã xâm hại hoặc tranh chấp quyền và lợi ích với nguyên đơnnên phải tham gia tố tụng để giải quyết về việc kiện đó

Ngoài những việc kiện về dân sự, Tòa án cũng giải quyết cả nhữngviệc không có sự tranh chấp về quyền lợi ví dụ yêu cầu xác định ngời thất tụng(ngời mất tích), xác định ngời đã chết Đây là những loại việc đặc biệt mà trêncơ sở phán quyết của Tòa án, sẽ phát sinh những quan hệ pháp luật mới Ví

dụ, bằng phán quyết của Tòa án về việc công dân đã chết, sẽ làm phát sinhquan hệ thừa kế hoặc về nhân thân, ngời vợ hay ngời chồng của ngời chết đợcphép kết hôn mới

Về phạm vi, khái niệm vụ án dân sự đợc sử dụng trong thời kỳ này làrất rộng, bao gồm những tranh chấp và những loại việc phát sinh trong quan

hệ pháp luật dân sự liên quan đến đời sống cá nhân về tài sản và nhân thân của

Trang 26

con ngời, nh các tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự, trong kinh doanh,trong lao động, trong quan hệ hôn nhân và gia đình Khi những tranh chấpnày phát sinh tại Tòa án, đợc Tòa án giải quyết, thì đó vụ án dân sự.

Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989 vẫn tiếp tục sử dụng thống nhất

thuật ngữ vụ án dân sự Điều 10 Pháp lệnh TTGQCVADS đã xác định: Các Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự sau đây:

- Những tranh chấp về quyền sở hữu, về hợp đồng, về bồi thờng thiệthại ngoài hợp đồng hoặc những tranh chấp khác về quyền, nghĩa vụ theo quy

định của pháp luật dân sự giữa công dân với nhau, giữa công dân với phápnhân, giữa pháp nhân với nhau, trừ những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan,

tổ chức khác;

- Những việc về quan hệ hôn nhân và gia đình;

- Những việc tranh chấp về lao động;

- Những việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết, trừ những trờnghợp quân nhân, cán bộ mất tích hoặc chết trong chiến trờng thuộc trách nhiệmgiải quyết của các cơ quan hữu quan;

- Những việc khiếu nại cơ quan hộ tịch về việc từ chối đăng ký hoặckhông chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch;

- Những việc khiếu nại về danh sách cử tri;

- Những việc khiếu nại cơ quan báo chí về việc không cải chính thôngtin có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ngời khác;

- Những việc khác do pháp luật quy định

Xét về nội dung, có vụ án dân sự xuất phát từ một tranh chấp dân sự

nh tranh chấp về hợp đồng, về quyền sở hữu Có vụ án dân sự xuất phát từ mộtviệc dân sự không có tranh chấp nh yêu cầu xác định ngời chết, ngời mất tích

Trang 27

Khi một tranh chấp dân sự hay một việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa Tòa án, đợc Tòa án giải quyết thì trở thành vụ án dân sự.

Về phạm vi các vụ án dân sự, tại thời điểm mới ban hành Pháp lệnhTTGQCVADS, những vụ án dân sự vẫn là những vụ việc về dân sự theo nghĩarộng, đợc quy định thuộc thẩm quyền giải quyết về dân sự của Tòa án từnhững văn bản đầu tiên về tổ chức Tòa án và luật tố tụng Đó là những tranhchấp, những việc về dân sự, về hôn nhân và gia đình, những tranh chấp vànhững việc về lao động, những tranh chấp về hợp đồng kinh tế, một số tranhchấp trong lĩnh vực hành chính nh khiếu nại cơ quan hộ tịch đã không đăng kýhoặc sửa chữa những giấy tờ về hộ tịch

Từ phạm vi những vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa

án đợc quy định trong Pháp lệnh TTGQCVADS, có thể xác định vụ án dân sự

là những tranh chấp và những việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết củaTòa án theo thủ tục tố tụng dân sự Tranh chấp dân sự là loại việc phát sinh từcác quan hệ pháp luật về dân sự và hôn nhân, gia đình trong đó các chủ thể cómâu thuẫn với nhau về quyền lợi, nghĩa vụ Việc dân sự là loại việc phát sinh

từ quan hệ pháp luật dân sự và quan hệ hôn nhân và gia đình nhng không cómâu thuẫn về quyền lợi giữa các chủ thể mà chỉ là việc yêu cầu Tòa án xácnhận một sự kiện pháp lý làm cơ sở phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủthể này Theo cách định nghĩa này, khi một tranh chấp dân sự hay một việcdân sự theo quy định là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục

tố tụng dân sự sẽ trở thành vụ án dân sự

Việc thành lập các Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính và cácPháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm1994, Pháp lệnh thủ tục giảiquyết các vụ án lao động năm 1996, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ ánhành chính năm 1996 [62] đợc ban hành, phạm vi của vụ án dân sự thuộcthẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự đã thu hẹp Đầu

Trang 28

tiên là các vụ án kinh tế đợc chuyển sang cho Tòa kinh tế giải quyết theo thủtục tố tụng kinh tế, bắt đầu từ 1-7-1994, tính từ thời điểm các Tòa kinh tế đợcthành lập trong hệ thống Tòa án nhân dân và chính thức hoạt động.

Tiếp đó, với việc thành lập thêm Tòa lao động và Tòa hành chính trong

hệ thống Tòa án nhân dân, bắt đầu từ 1-7-1996, các tranh chấp lao động, các

vụ án hành chính cũng đợc tách khỏi các vụ án dân sự, chuyển sang các Tòalao động, Tòa hành chính giải quyết theo thủ tục tố tụng lao động, tố tụnghành chính

Với những thay đổi đó, khái niệm vụ án dân sự trong Pháp lệnhTTGQCVADS đã ngày càng thu hẹp phạm vi so với thời kỳ đầu mới ban hànhPháp lệnh này Từ 1-7-1996, vụ án dân sự chỉ gồm những tranh chấp, nhữngyêu cầu phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hôn nhân vàgia đình Ngời ta cũng thờng dùng khái niệm "Vụ án dân sự theo nghĩa truyềnthống" chính là để chỉ những tranh chấp, những yêu cầu trong hai lĩnh vực dân

sự, hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục

án hình sự Nhng tìm từ để thay thế cho thuật ngữ mang tính truyền thốngkhông phải chỉ là trong cách gọi mà còn trong các văn bản pháp luật thì không

đơn giản Thuật ngữ vụ việc dân sự ra đời trong bối cảnh đó Lúc đầu vụ việc

Trang 29

dân sự đợc định nghĩa tại Điều 23 Dự thảo BLTTDS (Dự thảo lấy ý kiến củanhân dân và cơ quan, tổ chức) Nội dung nh sau:

Trong Bộ luật này các từ ngữ dới đây đợc hiểu nh sau:

1 "Vụ việc dân sự" bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự;

2 "Vụ án dân sự" bao gồm những vụ án dân sự, vụ án hônnhân và gia đình, vụ án kinh tế, vụ án lao động;

3 "Việc dân sự" là việc cá nhân, tổ chức không có tranhchấp, nhng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhậnmột sự kiện pháp lý là căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hônnhân và gia đình, kinh tế, lao động của mình hoặc của cá nhân, tổchức khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự,hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động… Thực hiện

Cách định nghĩa nh Điều 23 tồn tại nhiều điểm bất hợp lý Thứ nhất,

không thể chỉ đơn thuần ghép tiếng đầu tiên của một từ vào nhau là hình thànhmột thuật ngữ Điều này đã không thể áp dụng đợc ngay cả trong lĩnh vựcngôn ngữ, càng không thể áp dụng trong lĩnh vực pháp luật Điểm bất hợp lý

thứ hai là khoản 2 đã dùng các vụ án dân sự, vụ án hôn nhân và gia đình, vụ

án kinh tế, vụ án lao động để giải thích thuật ngữ vụ án dân sự, thì khoản 3, lại

dùng những việc không có tranh chấp, nhng có yêu cầu Tòa án công nhậnhoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ phát sinh quyền, nghĩa

vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động của cá nhân, tổ chức để giải

thích thuật ngữ việc dân sự là không thống nhất Đọc cách giải thích từ ngữ này khó có thể hiểu vụ án dân sự khác việc dân sự ở chỗ nào.

Chính bởi những bất hợp lý này mà khi BLTTDS đợc thông qua và đợccông bố thì không còn điều luật này Thay vì việc đa ra một định nghĩa mangtính học thuật, lý luận, nhà làm luật đã đa ra một quy định cụ thể hơn nhằmchỉ rõ vụ việc dân sự là gì

Trang 30

Điều 1 BLTTDS quy định:

Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bảntrong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyếtcác vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,thơng mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự,thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hônnhân và gia đình, kinh doanh, thơng mại, lao động (sau đây gọichung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việcdân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án… Thực hiện

Với quy định này, phạm vi điều chỉnh của BLTTDS là vụ việc dân sự,

gồm vụ án dân sự và việc dân sự

Vụ án dân sự là vụ có tranh chấp về quyền lợi, nghĩa vụ giữa cá nhân,

tổ chức với nhau Các tranh chấp gồm tranh chấp dân sự, tranh chấp hôn nhân

và gia đình, tranh chấp kinh doanh và thơng mại, tranh chấp lao động Khimột tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, đợc đơng sựyêu cầu Tòa án giải quyết sẽ trở thành vụ án dân sự Trong BLTTDS, thuậtngữ tranh chấp dân sự và thuật ngữ vụ án dân sự đợc sử dụng thay thế nhau,

đồng nhất với nhau

Việc dân sự là việc không có tranh chấp về quyền và lợi ích nhng cóyêu cầu của cá nhân, tổ chức đề nghị Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý

mà phát sinh quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức này Có các việc yêucầu về dân sự, các việc yêu cầu về hôn nhân và gia đình, các việc yêu cầu vềkinh doanh và thơng mại, các việc yêu cầu về lao động Tất cả các việc yêucầu này đợc gọi chung là việc dân sự Một việc dân sự theo quy định là thuộcthẩm quyền giải quyết của Tòa án, đợc Tòa án giải quyết cũng không trởthành vụ án dân sự Vụ án dân sự trong BLTTDS không bao gồm việc dân sự

mà gồm các tranh chấp dân sự Trong Pháp lệnh TGQCVADS thì vụ án dân

Trang 31

sự, gồm có tranh chấp dân sự và việc dân sự Theo nội dung này, khái niệm vụ

án dân sự trong BLTTDS dờng nh bị thu hẹp hơn so với khái niệm vụ án dân

sự trong Pháp lệnh TTGQCVADS

Tuy nhiên, thực tế thì khái niệm vụ án dân sự lại đợc mở rộng rất lớn, nếuxét theo phạm vi loại việc Theo Điều 1 của Bộ luật thì chỉ riêng về vụ án dân sự,ngoài những vụ án dân sự theo cách sử dụng của Pháp lệnh TTGQCVADS, gồmnhững vụ án về dân sự và hôn nhân và gia đình, còn bao gồm những vụ án vềkinh doanh, thơng mại - trớc đó là các vụ án kinh tế, đợc giải quyết theo thủ tục

tố tụng kinh tế - và những vụ án lao động - trớc đó là các tranh chấp lao động đợcgiải quyết theo thủ tục tố tụng lao động

Ngoài vụ án dân sự, BLTTDS còn điều chỉnh thủ tục giải quyết cácviệc dân sự Cũng nh phạm vi những vụ án dân sự, những việc dân sự có phạm

vi rộng, ngoài các việc dân sự thờng đợc dùng theo nghĩa truyền thống, gồm cácviệc về dân sự, hôn nhân và gia đình, còn có các việc về kinh doanh, thơngmại và các việc về lao động

Vụ án dân sự trong BLTDS vẫn là những việc có tranh chấp, bắt đầu từmâu thuẫn về quyền và lợi ích dân sự, vì vậy vẫn tiếp tục tạo ra các bên đ ơng

sự trong tố tụng dân sự Luật tố tụng dân sự gọi những ngời này là nguyên

đơn, bị đơn, ngời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Các đơng sự này chỉ xuấthiện trong vụ án dân sự Trong việc dân sự, do không có yếu tố kiện, không cótranh chấp về lợi ích giữa các đơng sự nên không có bên đi kiện hay bên bịkiện nên không xuất hiện khái niệm nguyên đơn, bị đơn trong việc dân sự.BLTTDS đã đa ra hai thủ tục giải quyết khác nhau là thủ tục giải quyết vụ ándân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự

Chơng III của BLTTDS quy định những vụ việc dân sự thuộc thẩmquyền giải quyết về dân sự của Tòa án, bao gồm:

Trang 32

- Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

đợc quy định tại Điều 25 BLTTDS;

- Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

đ-ợc quy định tại tại Điều 26 của BLTTDS;

- Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giảiquyết của Tòa án đợc quy định tại Điều 27 của BLTTDS;

- Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa Tòa án đợc quy định tại Điều 28 của BLTTDS;

- Những tranh chấp về kinh doanh, thơng mại thuộc thẩm quyền giảiquyết của Tòa án đợc quy định tại Điều 29 BLTTDS;

- Những yêu cầu về kinh doanh, thơng mại thuộc thẩm quyền giảiquyết của Tòa án đợc quy định tại Điều 30 BLTTDS;

- Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa

án đợc quy định tại Điều 31 BLTTDS;

- Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

đợc quy định tại Điều 32 của BLTTDS

Đây chính là những quy định về thẩm quyền về dân sự của Tòa án theoquy định của BLTTDS Căn cứ vào những điều luật này, có thể xác định đợcnhững vụ án dân sự và những việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết củaTòa án

Tuy nhiên, luận án không nghiên cứu tất cả các loại thẩm quyền vềdân sự theo nghĩa rộng đợc quy định trong BLTTDS, gồm các vụ việc về dân

sự, các vụ việc về hôn nhân và gia đình, các vụ việc về kinh doanh, thơng mại,các vụ việc về lao động Luận án chỉ nghiên cứu thẩm quyền về dân sự giới

hạn trong các tranh chấp dân sự, không gồm các việc dân sự Mặt khác, các

tranh chấp dân sự đợc nghiên cứu trong luận án cũng mang nghĩa truyền

Trang 33

thống, gồm các tranh chấp về dân sự đợc quy định tại Điều 25 BLTTDS, cáctranh chấp về hôn nhân và gia đình đợc quy định tại Điều 27 BLTTDS

Vì vậy, trong phạm vi luận án, có thể định nghĩa: Thẩm quyền về dân

sự của Tòa án là quyền của Tòa án đợc tiến hành giải quyết các tranh chấp

về dân sự, hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật tố tụng.

1.1.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án

1.1.3.1 Khái niệm tranh chấp dân sự và giải quyết tranh chấp dân sự

Một vụ việc dân sự, căn cứ vào thẩm quyền về dân sự, đợc xác định làthuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, nếu là tranh chấp dân sự sẽ đợc giảiquyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự, nếu là việc dân sự, sẽ đợc giảiquyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự Một tranh chấp dân sự, nếu thuộcthẩm quyền giải quyết của Tòa án, sẽ là vụ án dân sự Cũng vì mối liên hệgiữa tranh chấp dân sự và vụ án dân sự, trong luận án, thờng sử dụng thuật ngữtranh chấp dân sự, nhng cũng có lúc dùng thuật ngữ vụ án dân sự

Vụ án dân sự và việc dân sự đợc Tòa án giải quyết theo hai thủ tụckhác nhau Những vụ án dân sự đợc giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự đợcquy định từ chơng đến chơng XII đến chơng XIX của BLTTDS Việc dân sự

đợc giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự đợc quy định từ chơng XX đến

ch-ơng XIX của BLTTDS Tuy nhiên, do luận án không nghiên cứu về phân cấp

thẩm quyền giải quyết việc dân sự, nên những vấn đề liên quan đến việc dân

sự không đợc đi sâu nghiên cứu trong luận án

Trong phạm vi BLTTDS, tranh chấp dân sự là vụ án dân sự và vụ ándân sự là tranh chấp dân sự Các tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giảiquyết của Tòa án đợc quy định tại các Điều 25, Điều 27, Điều 29 và Điều 31BLTTDS, gồm:

- Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án(Điều 25);

Trang 34

- Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giảiquyết của Tòa án (Điều 27);

- Những tranh chấp về kinh doanh, thơng mại thuộc thẩm quyền giảiquyết của Tòa án (Điều 29);

- Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa

sự gồm những tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự và quan hệpháp luật hôn nhân và gia đình Đây là những tranh chấp đợc quy định thuộcthẩm quyền giải quyết về dân sự của Tòa án từ trớc khi có BLTTDS Còn nếuhiểu theo nghĩa hẹp nhất của khái niệm vụ án dân sự thì nó chỉ bao gồmnhững tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự Tuy nhiên, nếu theonội dung của nghĩa hẹp, thì khái niệm vụ án dân sự cha bảo giờ đợc sử dụng

nh vậy trong lĩnh vực tố tụng dân sự, mà cho đến trớc khi có BLTTDS, kháiniệm vụ án dân sự đợc sử dụng theo nghĩa truyền thống

Cũng chính bởi những nội hàm của vụ án dân sự, nên nghiên cứu vềkhái niệm tranh chấp dân sự cũng cần phải có những lu ý Những tranh chấpdân sự sẽ trở thành vụ án dân sự, nếu có yêu cầu giải quyết theo quy định củapháp luật tố tụng Nhng không phải tất cả các vụ án dân sự đều là các tranhchấp dân sự Có những vụ án dân sự là tranh chấp về kinh doanh, thơng mại,

Trang 35

tranh chấp về lao động Mặt khác, các tranh chấp dân sự trong BLTTDS đợc

sử dụng theo nghĩa hẹp nhất của từ này, chỉ bao gồm những tranh chấp, mâuthuẫn về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ do pháp luật dân sự điềuchỉnh Đây là các tranh chấp đợc quy định tại Điều 25 BLTTDS Tuy nhiênkhái niệm tranh chấp dân sự trong luận án lại không dừng lại theo nghĩa hẹp

mà khái niệm tranh chấp dân sự đợc sử dụng theo nghĩa truyền thống, gồmcác tranh chấp về dân sự đợc quy định tại Điều 25 BLTTDS và các tranh chấp

về hôn nhân và gia đình đợc quy định tại Điều 27 BLTTDS

Từ điển Tiếng Việt cũng xác định : Tranh chấp là việc giành nhau một

cách giằng co không rõ thuộc về bên nào Tranh chấp cũng có nghĩa là đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thờng là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên [91, tr.1024].

Vì vậy, trong phạm vi luận án, có thể định nghĩa tranh chấp dân sự là

các mâu thuẫn, bất đồng về quyền và lợi ích giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự và quan hệ pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Các tranh chấp dân sự khi có yêu cầu giải quyết tại Tòa án, đợc Tòa án

giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự Tranh chấp dân sự và giải

quyết tranh chấp dân sự là những vấn đề xuất hiện trong hoạt động thực hiện

chức năng của hệ thống Tòa án Tuy nhiên không phải tất cả các tranh chấp dân

sự đều dẫn đến việc giải quyết tranh chấp dân sự Thực tế có tranh chấp dân sựnhng chủ thể của tranh chấp không yêu cầu giải quyết Nhng đã nói đến tranhchấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì tranh chấp dân sự vàgiải quyết tranh chấp dân sự là những cặp khái niệm luôn luôn tồn tại cùngnhau Về nội hàm, đây là những khái niệm khác nhau, chỉ những vấn đề khác

nhau Nếu tranh chấp dân sự nói đến những sự việc cụ thể, thì giải quyết

tranh chấp dân sự lại liên hệ đến thủ tục giải quyết những sự việc đó

Trang 36

Giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án nhân dân là những công việc Tòa án phải làm để giải quyết tranh chấp dân sự theo quy định của pháp luật

tố tụng Đó là những việc liên quan đến việc thụ lý vụ án nh thủ tục nhận đơn

khởi kiện, việc trả lại đơn khởi kiện, việc thụ lý vụ án, phân công Thẩm phán

phải tiến hành những công việc chuẩn bị xét xử nh yêu cầu đơng sự giao nộp

bổ sung chứng cứ, tiến hành một số các biện pháp để thu thập chứng cứ, ra cácquyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án nếu có căn cứ đợc quy địnhtrong BLTTDS… Thực hiện Tòa án cũng có trách nhiệm tiến hành hòa giải đối vớinhững vụ án phải hòa giải theo quy định của pháp luật, nhằm giúp đỡ các đ-

ơng sự thỏa thuận, thơng lợng với nhau về việc giải quyết vụ án Nếu hòa giảithành, Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đơng sự và vụ án đợckết thúc Nếu hòa giải không thành, Tòa án phải đa vụ án ra xét xử tại phiêntòa sơ thẩm Bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theothủ tục phúc thẩm Trờng hợp nếu có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án phải giảiquyết vụ án đó theo thủ tục phúc thẩm Sau khi bản án, quyết định của Tòa án

có hiệu lực, nếu phát hiện ra sai lầm hoặc tình tiết mới làm thay đổi nội dung

vụ án, nếu có kháng nghị của ngời có thẩm quyền, vụ án sẽ bị xét lại theo thủtục giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm Giải quyết tranh chấp dân sự sẽ khôngchỉ là những công việc mà Tòa án phải thực hiện theo thủ tục sơ thẩm, mà cònbao gồm những công việc mà Tòa án phải thực hiện theo thủ tục phúc thẩm vàcác thủ tục đặc biệt khác theo quy định của pháp luật tố tụng Đây chính là nộidung của khái niệm giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án

1.1.3.2 Khái niệm thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án

Nếu giải quyết tranh chấp dân sự liên hệ đến vấn đề thủ tục, bao gồmtoàn bộ những quy định về công việc mà Tòa án phải làm để giải quyết mộttranh chấp dân sự, thì những công việc đó, thủ tục đó đợc quy định là thuộcthẩm quyền giải quyết của một Tòa án nào hoặc các Tòa án nào lại liên quan

Trang 37

đến quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án Nếu giảiquyết tranh chấp dân sự là thủ tục giải quyết một tranh chấp dân sự, thì thựchiện các thủ tục đó quy định trong thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sựcủa Tòa án.

Chẳng hạn, khi một tranh chấp dân sự phát sinh và đợc xác định là thuộcthẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án cấp nào, cụ thể là Tòa án cấphuyện hay Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự này Khitranh chấp dân sự đợc xác định là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấphuyện (hoặc cấp tỉnh) thì Tòa án huyện nào (hay tỉnh nào) sẽ có thẩm quyềngiải quyết tranh chấp dân sự Đó là việc xác định thẩm quyền giải quyết tranhchấp dân sự theo thủ tục sơ thẩm Sau khi xét xử sơ thẩm thì Tòa án nào có thẩmquyền phúc thẩm, thẩm quyền giám đốc thẩm, hoặc thẩm quyền tái thẩm Khicác Tòa án tiến hành giải quyết tranh chấp dân sự theo thủ tục sơ thẩm, thủ tụcphúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm thì thẩm quyền quyết định

đối với việc giải quyết tranh chấp của các Tòa án này nh thế nào Trong các ờng hợp này, thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự đợc hiểu chính là cácquyền hạn của các Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội

tr-đồng giám đốc thẩm, Hội tr-đồng tái thẩm Tất cả các quy định này là nội dungcủa loại thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của TAND là quyền của một Tòa án hoặc các Tòa án trong hệ thống TAND đợc tiến hành những thủ tục giải quyết một tranh chấp dân sự cụ thể theo quy định của pháp luật tố tụng.

Trong phạm vi luận án, cũng có thể định nghĩa: Thẩm quyền giải

quyết tranh chấp dân sự của TAND là quyền của một Tòa án hoặc các Tòa án trong hệ thống TAND đợc tiến hành những thủ tục giải quyết một tranh chấp

về dân sự hoặc một tranh chấp về hôn nhân và gia đình cụ thể theo quy định của pháp luật tố tụng.

Trang 38

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án quy định về quyền

của Tòa án, nhng liên hệ nhiều tới vấn đề thủ tục Cụ thể, thẩm quyền giải quyết

tranh chấp dân sự của Tòa án quy định quyền của Tòa án trong việc giải quyếtmột tranh chấp cụ thể theo thủ tục sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm, thủ tục giám đốcthẩm, tái thẩm Đây cũng là điểm khác nhau căn bản giữa thẩm quyền giải quyếttranh chấp dân sự và thẩm quyền về dân sự của Tòa án Thẩm quyền về dân sự

cũng quy định quyền của Tòa án, nhng lại liên hệ nhiều tới yếu tố sự việc, trong

đó xác định sự việc nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, sự việc nàothuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nớc khác Một sự việc thuộc thẩmquyền giải quyết của Tòa án thì sự việc đó do Tòa án nào giải quyết, thủ tục vàthẩm quyền thực hiện các thủ tục giải quyết nh thế nào không thuộc quy định

về thẩm quyền về dân sự của Tòa án mà là nội dung của quy định về thẩmquyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án Tuy đây là hai khái niệm khácnhau, nhng thẩm quyền về dân sự và thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sựcủa Tòa án đều là những nội dung của thẩm quyền của TAND

1.1.3.3 Các loại thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án gắn liền với thẩmquyền của Tòa án trong việc thực hiện thủ tục giải quyết một tranh chấp dân sự

cụ thể theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm Theo BLTTDS,thì đây là các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự theo cấp Tòa

án, theo lãnh thổ, theo sự lựa chọn của nguyên đơn, thẩm quyền giải quyết theothủ tục sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm

a) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự theo cấp Tòa án

Khi tranh chấp dân sự, căn cứ vào thẩm quyền chung về dân sự củaTòa án, đợc xác định là thuộc thẩm quyền giải quyết về dân sự của Tòa án thìtranh chấp đó sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết sơ thẩm của Tòa án cấp nàotrong hệ thống Tòa án Tòa án cấp sơ thẩm sẽ tiến hành tất cả những công

Trang 39

việc, những thủ tục để thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử và xét xử vụ án theo thủtục sơ thẩm Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong hệ thống Tòa án cóTAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh là có thẩm quyền sơ thẩm Việc quy địnhTòa án cấp huyện hay Tòa án cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết một tranhchấp dân sự cụ thể đợc gọi là thẩm quyền về dân sự của các Tòa án các cấp

Vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của các Tòa án các cấp

là quyền của từng cấp Tòa án trong hệ thống Tòa án thực hiện các thủ tục giải quyết một tranh chấp dân sự cụ thể theo thủ tục sơ thẩm

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của các Tòa án các cấpkhông chỉ xác định loại tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp nào, màcòn phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự theo thủ tục sơ thẩmgiữa Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh trong hệ thống TAND Yếu tố tác

động tới loại thẩm quyền này là quy định về tổ chức và hoạt động của hệthống Tòa án Sự thay đổi trong hệ thống Tòa án dẫn tới thay đổi về thẩmquyền sơ thẩm về dân sự của các Tòa án các cấp

b) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn

Cũng do tổ chức và hoạt động hệ thống Tòa án Việt Nam, sau khi xác

định thẩm quyền giải quyết của Tòa án các cấp, đã xác định đợc vụ án thuộcthẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp huyện hay Tòa áncấp tỉnh, còn cần thiết phải xác định vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết củaTòa án nào trong cấp Tòa án đó Ví dụ, khi một tranh chấp dân sự, căn cứ vàothẩm quyền của Tòa án các cấp, đợc xác định là thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa Tòa án cấp huyện, thì còn phải xác định Tòa án huyện nào, huyện A hayhuyện B hay huyện C có thẩm quyền giải quyết vụ án Đây là loại thẩm quyềndân sự theo lãnh thổ, đợc xác định trên cơ sở Tòa án có điều kiện thuận lợi nhấtcho đơng sự tham gia vào việc giải quyết vụ án

Trang 40

Vậy thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự theo lãnh thổ của Tòa

án là quyền của một Tòa án cụ thể trong hệ thống Tòa án đợc thực hiện thủ tục giải quyết một tranh chấp dân sự cụ thể theo quy định của pháp luật.

Mục đích của loại thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự theo lãnhthổ là xác định Tòa án cụ thể có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp dân sựtheo thủ tục sơ thẩm với điều kiện nhất định Đó là các điều kiện dựa trên dấuhiệu về lãnh thổ, liên quan đến nơi c trú của đơng sự, nơi có tài sản tranh chấp

và nơi đặt trụ sở Tòa án

Ngoài việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo dấuhiệu lãnh thổ, còn một loại thẩm quyền giải quyết của Tòa án đợc xác địnhtheo sự lựa chọn của nguyên đơn Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của loạitranh chấp mà đơng sự có yêu cầu Tòa án giải quyết, trong một số vụ án dân

sự, nếu thỏa mãn những điều kiện đợc quy định trong pháp luật, nguyên đơn

có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm

Vậy thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự theo sự lựa chọn của

nguyên đơn là quyền của một Tòa án cụ thể trong hệ thống Tòa án đợc thực hiện thủ tục giải quyết một tranh chấp dân sự cụ thể theo thủ tục sơ thẩm trên cơ sở sự lựa chọn của nguyên đơn.

Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn thể hiện mộttrong những đặc tính của thẩm quyền dân sự của Tòa án, đó là loại thẩmquyền đợc hình thành không phải chỉ trên cơ sở của pháp luật mà còn trên cơ

sở quyền định đoạt và sự lựa chọn của đơng sự

Nếu thẩm quyền của các Tòa án các cấp xác định cấp Tòa án có thẩmquyền giải quyết tranh chấp dân sự theo thủ tục sơ thẩm, phân cấp thẩm quyềnsơ thẩm vụ án dân sự giữa Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh trong hệ thốngTòa án; thì thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo sự lựa chọn củanguyên đơn xác định một Tòa án cụ thể trong cùng một cấp Tòa án có thẩm

Ngày đăng: 30/11/2018, 10:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thọ Bình - Bá Kiên (2003), "Chất lợng xét xử của chúng tađã ổn cha?", Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, (87/2003 ra ngày 17-11), tr. 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lợng xét xử của chúng tađã ổn cha
Tác giả: Lê Thọ Bình - Bá Kiên
Năm: 2003
3. Bộ luật Dân sự của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Dân sự của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam
Tác giả: Bộ luật Dân sự của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
4. Bộ luật Hình sự của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Hình sự của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam
Tác giả: Bộ luật Hình sự của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
5. Bộ luật Tố tụng dân sự của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Tố tụng dân sự của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam
Tác giả: Bộ luật Tố tụng dân sự của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
6. Bộ luật Tố tụng hình sự của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Tố tụng hình sự của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam
Tác giả: Bộ luật Tố tụng hình sự của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
7. Bộ T pháp (1994), "Thành lập Tòa án khu vực - Vấn đề then chốt trong quá trình cải cách hệ thống cơ quan xét xử ở Việt Nam", Đổi mới các cơ quan t pháp, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành lập Tòa án khu vực - Vấn đềthen chốt trong quá trình cải cách hệ thống cơ quanxét xử ở Việt Nam
Tác giả: Bộ T pháp
Năm: 1994
8. Bộ T pháp (2004), Văn bản số /TP-DSKT ngày 23 tháng 4 năm 2004 của về việc tổng hợp ý kiến góp ý cho Dựán Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản số /TP-DSKT ngày 23 tháng 4năm 2004 của về việc tổng hợp ý kiến góp ý cho Dự"án Bộ luật tố tụng dân sự
Tác giả: Bộ T pháp
Năm: 2004
9. Các văn bản pháp luật về tổ chức Tòa án nhân dân (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản pháp luật về tổ chức Tòa án nhân dân
Tác giả: Các văn bản pháp luật về tổ chức Tòa án nhân dân
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
10. Nguyễn Ngọc Chí (2003), "Tố tụng tranh tụng và vấn đề cải cách t pháp ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nớc pháp quyền", Nhà nớc và pháp luật, (11), tr. 53-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tố tụng tranh tụng và vấn đềcải cách t pháp ở Việt Nam trong điều kiện xâydựng Nhà nớc pháp quyền
Tác giả: Nguyễn Ngọc Chí
Năm: 2003
11. Cục Văn phòng dân sự Tòa án tối cao Nhật Bản (1992), Tài liệu nghiệp vụ liên quan tới phí tố tụng dân sự, Hiệp hội t pháp Nhật Bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiệp vụ liên quan tới phí tố tụng dân sự
Tác giả: Cục Văn phòng dân sự Tòa án tối cao Nhật Bản
Năm: 1992
13. Dennis A. Rondinelly và John R. Nellis (1985), "Đánh giánhững chính sách phân cấp: Một trờng hợp lạc quan một cách thận trọng", Chính sách và phát triển, (IV), tr. 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giánhững chính sách phân cấp: Một trờng hợp lạc quanmột cách thận trọng
Tác giả: Dennis A. Rondinelly và John R. Nellis
Năm: 1985
14. Lu Tiến Dũng (1996), "Hệ thống t pháp và thủ tục tố tụng ở Nhật Bản", Đề tài nghiên cứu khoa học: Vị trí, vai trò và chức năng của Tòa án nhân dân trong bộ máy Nhà nớc qua các thời kỳ cách mạng Việt Nam, Tòa án nh©n d©n tèi cao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống t pháp và thủ tục tố tụngở Nhật Bản
Tác giả: Lu Tiến Dũng
Năm: 1996
15. Đặng Đức Đạm (2002), Phân cấp quản lý kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân cấp quản lý kinh tế
Tác giả: Đặng Đức Đạm
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 2002
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), "Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII", Trong sách: Các nghị quyết của trung ơng Đảng 1996-1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghịlần thứ bảy Ban chấp hành trung ơng Đảng Cộng sảnViệt Nam khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc của Đảng lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 2001
18. Nguyễn Huy Đấu (Thẩm phán, Giám đốc Nha Hộ vụ, Giảng viên Trờng Luật khoa Đại học Sài Gòn) (1962), Luật dân sự tố tụng Việt Nam, Xuất bản dới sự bảo trợ của Bộ T pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật dân sự tố tụng Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Huy Đấu (Thẩm phán, Giám đốc Nha Hộ vụ, Giảng viên Trờng Luật khoa Đại học Sài Gòn)
Năm: 1962
19. Trần Văn Độ (2003), "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân", Nhà nớc và pháp luật, (11), tr. 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới tổ chức và hoạt động củaTòa án nhân dân
Tác giả: Trần Văn Độ
Năm: 2003
20. Gareth Morgan (1994), Cách nhìn nhận tổ chức từ nhiều góc độ, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách nhìn nhận tổ chức từ nhiềugóc độ
Tác giả: Gareth Morgan
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 1994
21. Gunter Buschges (1996), Nhập môn xã hội học tổ chức, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn xã hội học tổ chức
Tác giả: Gunter Buschges
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1996
22. Gustave Peiser (1994), Luật Hành chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hành chính
Tác giả: Gustave Peiser
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w