Theo điều tra của cục bảo vệ thực vật, so với những vùng sản xuất khác thì ở miền Nam Việt Nam 80% nông dân sử dụng thuốc trừ sâu như một vật tư thiết yếu trong hoạt động sản xuất của họ
Trang 1DỰ ÁN CARD 050/040 VIE
‘Thúc đẩy thị trường nội tiêu & xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng & công nghệ sau thu
hoạch”
Nghiên cứu về kinh tế và kinh tế xã hội ở nông trại xoài quy mô nhỏ và các
hợp tác xã ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam
Ông Robert Nissen 1 ,Ông Nguyễn Duy Đức 2 , Cô San Trâm Anh 2 , Cô Trần Thị Kim Oanh 2 , Ms Trần Thị Ngọc Diệp 2 , Ông Vũ Công Khanh 2 , Ông Ngô Văn Bình 2 , Ông Lê Minh Hùng 2 , Ông Trần Ngọc Linh 2 , Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu 3 , Ông Đoàn Hữu Tiến 3 , Ông Tạ Minh Tuấn 3 , Tiến sĩ Lê Thi Hồng 3 , Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhat Hằng 3 , Tiến sĩ Ian
Russel 4 , & Tiến sĩ Marlo Rankin 4
1 Bộ Công Nghiệp Cơ Bản và Thủy Sản, Bang Queensland (DPI&F) , Maroochy Research Station, PO Box 5083 SCMC, Queensland, Australia, 4560
2 Phân Viện Cơ Điện NN và Công Nghệ Sau Thu Hoạch (SIAEP), 54 Trần Khánh Dư, Quận
1, thành phố Hồ Chi Minh City, Vietnam
3 Viện nghiên cứu giống cây trồng miền Nam (SHRI) trước đây là viện cây ăn quả miền Nam (SOFRI), Long Đinh-Châu Thành, P0 Box 203 Mỹ Tho Tiền Giang, Vietnam
4 Trường đại học Queensland, Gatton College, School of Natural and Rural Systems Management, Gatton Campus, Lawes Queensland, 4343, Australia
© Bộ Công Nghiệp Cơ Bản & Thủy Sản bang Queensland, 2008 giữ bản quyền xuất bản Theo đạo luật bản quyền 1968 (Cth), cấm mọi hành vi sao chép (photo, sao chép điện tử hay bất cứ hình thức nào), đưa lên mạng, truyền dẫn hay bất cứ hình thức xuất bản nào trước khi được phép của Bộ Công Nghiệp Cơ Bản & Thủy Sản bang Queensland
Mọi ý kiến xin gửi về copyright@dpi.qld.gov.au (Điện thoại: +61 7 3404 6999)
Hoặc người quản lý cục sở hữu trí tuệ Bộ Công Nghiệp Cơ Bản & Thủy Sản bang
Queensland GPO Box 46 Brisbane Queensland 4001 Việc lưu trữ, tái xuất bản và phổ biến các tài liệu này cho mục đích giáo dục hoặc mục đích thương mại khác là chủ quyền của tác giả, Việc tái bản hoặc các mục đích thương mại khác không được phép nếu không có sự đồng ý của tác giả
Trang 2Mục lục
TÓM LƯỢC CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ
ÁN 4
THÔNG TIN CƠ BẢN 6
THUẾ 22
MỐI QUAN TÂM VỀ MÔI TRƯỜNG CHO DỰ ÁN CARD 29
PHẦN 2 (B):- KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG XOÀI CÁT HÒA LỘC Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG MÊ KÔNG VIỆT NAM 34
VƯỜN CÂY QUY MÔ NÔNG TRẠI HAY HỘ GIA ĐÌNH 34
TỔ NG S Ả N LƯ Ợ NG & SẢ N LƯ Ợ NG TIÊU THỤ 34
QUY MÔ NÔNG H Ộ 34
SẢN LƯỢNG NÔNG TRẠI 34
SỐ TRÁI & SỐ GIỎ TIÊU THỤ MỖI HECTA 34
THU NHẬP CỦA NÔNG TRẠI 35
CHI PHÍ TRỒNG CÂY TRONG TOÀN NÔNG TRẠI 37
TỔNG CHI PHÍ KHÁC CỦA NÔNG TRẠI 38
TỔNG LỢI NHUẬN CỦA NÔNG TRẠI 38
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CỦA NÔNG TRẠI 39
TỔNG CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CỦA NÔNG TRẠI 39
thỜI ĐIỂM BÁN XỔ CỦA NÔNG TRẠI 40
TIỀN LỢI THỰC CỦA NÔNG TRẠI 40
NHÀ THU MUA 40
SỐ LƯỢNG THU MUA BỞI NHÀ THU MUA 40
GIÁ MUA CỦA NGƯỜI THU MUA 41
GIÁ BÁN CỦA NGƯỜI THU MUA 41
CÁC CHI PHÍ KHÁC CỦA NHÀ THU MUA 42
TỔNG LỢI NHUẬN 43
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CỦA NHÀ THU MUA 43
CHÍ PHÍ VỐN 44
TỔNG CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CỦA NHÀ THU MUA 44
thỜI ĐIỂM BÁN XỔ CỦA NGƯỜI THU MUA 44
TIỀN LỜI THỰC CỦA NGƯỜI THU MUA 44
NHÀ BÁN SỈ : CHỢ ĐỊA PHƯƠNG 45
SỐ LƯỢNG KINH DOANH BỞI NHÀ BÁN SỈ 45
CHI PHÍ THU MUA SẢN PHẨM CỦA NHÀ BÁN SỈ ĐỊA PHƯƠNG 45
GIÁ BÁN SẢN PHẨM CỦA NHÀ BÁN SỈ ĐỊA PHƯƠNG 45
CHI PHÍ KHÁC CỦA NHÀ BÁN SỈ ĐỊA PHƯƠNG 46
TỔNG LỢI NHUẬN CỦA NHÀ BÁN SỈ 47
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CỦA NHÀ BÁN SỈ 47
CHI PHÍ VỐN CỦA NHÀ BÁN SỈ ĐỊA PHƯƠNG 48
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CỦA NHÀ BÁN SỈ ĐỊA PHƯƠNG 48
THỜI ĐIỂM BÁN XỔ CỦA NHÀ BÁN SỈ ĐỊA PHƯƠNG 48
TIỀN LỜI THỰC CỦA NHÀ BÁN SỈ ĐỊA PHƯƠNG 48
HỢP TÁC XÃ 49
SỐ LƯỢNG KINH DOANH BỞI HỢP TÁC XÃ 49
GIÁ BÁN SẢN PHẨM CỦA HỢP TÁC XÃ 51
CHI PHÍ KHÁC CỦA HỢP TÁC XÃ 52
TỔNG LỢI NHUẬN CỦA HỢP TÁC XÃ 53
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH 53
CHI PHÍ VỐN CỦA HỢP TÁC XÃ 54
Trang 3HỆ THỐNG BÁN LẺ (CỬA HÀNG TRÁI CÂY) 55
SẢN LƯỢNG Ở CỬA HÀNG BÁN LẺ 55
GÍA BÁN LẺ 55
GIÁ BÁN LẺ 55
CHI PHÍ BIẾN ĐỔI TRUNG BÌNH 56
LỢI NHUẬN BÁN LẺ 57
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CHO NGƯỜI BÁN LẺ 57
CHI PHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO NGƯỜI BÁN LẺ 58
TỔNG CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CHO NGƯỜI BÁN LẺ 58
ĐIỂM HÒA VỐN CHO NGƯỜI BÁN LẺ 58
LỢI NHUẬN RÒNG CHO NGƯỜI BÁN LẺ 59
PHẦN 2 ( C ):- SO SÁNH CHUỖI CUNG ỨNG/GIÁ TRỊ TẠI CẤP NÔNG HỘ 60
CHUỖI CUNG ỨNG/GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG (NÔNG DÂN TRỒNG CHỈ CUNG ỨNG CHO CHỢ ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA NGƯỜI THU MUA) 60
DOANH THU 60
THU NHẬP RÒNG 61
CHUỖI CUNG ỨNG/GIÁ TRỊ CŨ NÔNG DÂN THƯỜNG ỨNG DỤNG ĐỂ CUNG CẤP SẢN PHẨM LOẠI ĐẶC BIỆT VÀ HẠNG I CHO THỊ TRƯỜNG MỚI Ở THÀNH PHỐ HCM 62
DOANH THU 63
LỢI NHUẬN 63
CHUỖI CUNG ỨNG/GIÁ TRỊ CÓ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN GAP CHO THỊ TRƯỜNG MỚI Ở TP HCM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM HẠNG I (NGÀY TẾT VÀ THỊ TRƯỜNG Ở TP HCM) 64
DOANH THU 65
LỢI NHUẬN 65
NHỮNG QUẢN LÝ CẢI TIẾN MỚI THEO HƯỚNG GAP CHO HTX XOÀI CÁT HÒA LỘC DỰA TRÊN NHỮNG TIÊU CHUẨN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG METRO 66
DOANH THU 67
LỢI NHUẬN 67
TỔNG KẾT 68
TÌNH TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN Ở ĐBSCL VIỆT NAM 68
SO SÁNH KINH TẾ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG/GIÁ TRỊ 69
CÁC NGHỊ QUYẾT VÀ THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN ĐƯỢC BAN HÀNH BỞI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐƯỢC ĐỀ CẬP ĐẾN TRONG BÁO CÁO NÀY 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 4TÓM LƯỢC CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ VÀ
THỰC HIỆN DỰ ÁN
CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘI
Tốc độ tăng dân số trung bình ở Việt Nam vào đầu những năm 1990 là 3.5% nhưng hiện nay nó giảm xuống còn 1.35% Điều này có thể là do sự giảm tốc độ sinh sản, do việc giáo dục tốt hơn đối với những người dân tộc thiểu số, những tộc người này trước đây có gia đình rất đông và do sự tăng mức sống của người dân Ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tốc
độ tăng dân số là 2%, cao hơn mức tăng trưởng trung bình ở Việt Nam là 0.65%
Thực hiện chính sách “ đổi mới” và giảm đói nghèo của chính phủ Việt Nam đã mang lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo Tỷ lệ đói nghèo bình quân ở Việt Nam hiện nay là 19% Tỷ lệ đói nghèo ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn ở mức 13.3% , thêm vào đó có đến 20% hộ chỉ sống trên giới hạn sự nghèo khổ Tình trạng suy thoái kinh tế có thể cho thấy sự thay đổi tỷ lệ đói nghèo, người dân từ các thành phố phải trở về lại quê nhà do sự các công ty phá sản, do việc cắt giảm nhân công ở các công ty
Theo báo cáo của diễn đàn hợp tác kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Cửu Long cung cấp 90% sản lượng gạo, 70% sản lượng trái cây và 60% sản phẩm thủy sản nước ngọt cho xuất khẩu của Việt Nam Do đó, khi nhắc đến Đồng bằng Sông Cửu Long, người ta nghĩ ngay đến những điểm thuận lợi nỗi bậc của nó là một vùng giàu thực phẩm nhưng nghèo về kiến thức Việc giáo dục và đào tạo của con người ở vùng này rất kém
Ví dụ, số lượng học sinh trong vùng ở trường hướng nghiệp chiếm tỉ lệ thấp nhất Do trình độ dân trí thấp so với cả nước nên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn chưa đạt được tiềm năng thực sự, những vùng sản xuất nông nghiệp chưa ổn định và tỷ lệ nghèo đói sẽ tăng lên nếu điều này vẫn tiếp diễn Những người nông dân có tri thức cao tỏ ra hiểu được vấn đề này và
đã áp dụng những công nghệ mới để giải quyết chúng, trong khi những người nông dân có trình độ thấp hơn vẫn tiếp tục sử dụng phương thức sản xuất truyền thống và cho rằng việc giải quyết vấn đề này thuộc về trách nhiệm người khác
Khoảng 40% diện tích đất của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long bị ảnh hưởng acid sunfat (ASS) Acid sunfat từ các vùng đất trống bị nhiễm ASS, thông qua kênh mương, đất canh tác và mô đất chảy vào hệ thống nước ngọt và chảy ra biển, làm chết hoặc tăng nguy cơ gây bệnh cho các sinh vật sống ở biển Đất mặn ở các vùng giáp ranh với biển cũng cản trở sự phát triển của nông nghiệp việc phát triển mới và cải tạo các vườn cây ăn quả có sẵn yêu cầu đất phải được chuyển đổi hoặc cải tạo và phải có kế hoạch quản lý để loại bỏ sự chảy acid và đào thải chất dinh dưỡng từ vùng đất canh tác vào môi trường
Việc tạo dựng các nông trại và các vườn cây ăn quả đạt yêu cầu là cần thiết để đảm bảo không bị thất thoát nước, phân bón, hóa chất và đất vào môi trường Đây là vấn đề chính của GAP Vấn đề này thường bị bỏ sót hoặc bị lờ đi vì chi phí của việc tái thiết lập nông trại
và việc cắt giảm diện tích sản xuất để đảm bảo rằng môi trường được bảo vệ Không có sự khuyến khích hoặc khoản tiền trợ cấp nào từ chính phủ và những người nông dân buộc phải
bỏ tiền túi cho những chi phí này nên làm giảm khả năng thực hiện nó Mặc dù việc áp dụng
nó sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn về xã hội, sinh thái và môi trường, làm giảm phạm vi ảnh hưởng của các mầm bệnh, giúp môi trường sạch hơn, lượng chất gây ô nhiễm được giảm đi và sức khỏe của con người sẽ tốt hơn
Những người nông dân và những người khác khi sử dụng thuốc trừ sâu thường không
để ý đến các mối nguy, các hướng dẫn an toàn và các phương pháp bảo vệ thiết yếu Điều tra cho thấy 11% các trường hợp nhiễm độc ở nước ta là do thuốc trừ sâu Năm 1999, ở Việt Nam có gần 840 ca nhiễm độc xẩy ra ở 53 tỉnh thành Theo điều tra của cục bảo vệ thực vật,
so với những vùng sản xuất khác thì ở miền Nam Việt Nam 80% nông dân sử dụng thuốc trừ sâu như một vật tư thiết yếu trong hoạt động sản xuất của họ Việc sử dụng quá liều và không đúng hóa chất sẽ gây ảnh hưởng bất lợi trong việc đạt được tiêu chuẩn GAP và việc đảm bảo chất lượng cho xoài và bưởi cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu
Trang 5Trong suốt quá trình thực hiện dự án CARD các vấn đề về môi trường cũng được đưa ra thảo luận trong các cuộc hội thảo với nông dân Các vấn đề đó là:
• Tạp nhiễm nguồn nước tưới tiêu
• Việc thải bỏ của nước bẩn và sản phẩm tạp nhiễm từ kênh mương
• Phương pháp áp dụng phun hóa chất nông nghiệp và cách phun
• Loại, lượng phân bón và phương pháp sử dụng chúng để giảm ô nhiễm môi trường
• Phương pháp kết hợp trồng trọt và chăn nuôi và hành động thực tiễn
Thực hành sản xuất kém ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có thể gây ô nhiễm đất và nguồn nước rất nghiêm trọng Đó là do:
• Quản lý và cải tạo đất không hợp lý (đặc biệt là đất nhiễm acid sulphate (ASS))
• Quản lý nước và hệ thống tưới tiêu không đúng
• Sử dụng không đúng và không thay đổi hóa chất nông nghiệp (thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng v.v…)
• Dùng phân bón không đúng (cả phân hữu cơ và vô cơ)
Điều này có thể dẫn tới hậu quả:
• Tăng độ mặn của nước
• Giảm sản lượng mùa vụ và nghề nuôi trồng thủy sản ở địa phương
• Ô nhiễm lan rộng, các mối nguy về chất độc và các bệnh truyền nhiễm tăng lên cho dân cư ở địa phương
• Phá hủy cân bằng hệ sinh thái của địa phương
• Giảm sự thuê mướn nhân công do giảm năng suất
Việt Nam cần phải phát triển các tổ chức kinh doanh nông nghiệp vừa và nhỏ Nhiều nhóm nông dân đang cố gắng thực hiện việc này nhưng họ gặp phải nhiều khó khăn Một khó khăn lớn nhất là việc vay tiền từ các ngân hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh của họ do các ngân hàng thực hiện việc ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước vay Ở Việt Nam đa số người dân sống ở nông thôn, do đó cần phải có chính sách phát triển kinh tế xã hội thuận lợi cho vùng nông thôn
Các việc làm cần thiết để phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ là:
1 Phát triển tiếp thị và thương mại
• Đào tạo để họ hiểu chuỗi cung ứng: giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của tất cả những người tham gia và vai trò của họ trong chuỗi cung ứng (nội địa và xuất khẩu)
• Đào tạo cách xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng: hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển chuỗi cung ứng, sau đó xây dựng chuỗi cung ứng riêng của họ để tạo ra cải tiến có giá trị cho toàn bộ thành viên của chuỗi
• Phân tích và phát triển thị trường: hiểu được thị trường, từng khâu của thị trường, điều chỉnh sản phẩm của họ để đáp ứng nhu cầu đặt ra của thị trường, phát triển các sản phẩm mới
2 Khía cạnh công nghệ bao gồm máy móc và thiết bị
• Thông tin/kiến thức về công nghệ mới
• Bổ sung/áp dụng công nghệ mới
• Đánh giá các thiết bị công nghệ mới để tạo ra giá trị gia tăng
• Hiệu quả của việc sử dụng thiết bị mới (giảm thời gian nhàn rỗi)
3 Phát triển kinh doanh
• Thành lập các hiệp hội: có bộ luật chỉ đạo, đưa ra các luật lệ cho các thành viên v.v…
• Phát triển kinh doanh mẫu: thành lập công ty, kết cấu công ty: kế hoạch kinh doanh, bao gồm kế hoạch thị trường và kế hoạch tài chính v.v
• Đào tạo và phát triển các kỹ năng thầu khoán
Trang 6PHÂN TÍCH KINH TẾ
Những người nông dân áp dụng chuỗi cung ứng truyền thống thu được lợi nhuận khoảng 6,514 VNĐ (A$0.45) cho mỗi kg sản phẩm Những nông dân áp dụng hệ thống sản xuất mới GAP và phát triển thị trường mới sẽ thu được khoảng 15,423 VNĐ (A$1.07) cho mỗi kg sản phẩm Những người nông dân tham gia thực hiện GAP và thực hiện tốt, cộng với phát triển thị trường mới sẽ nhận được khoảng 21,793VNĐ (A$1.51) cho mỗi kg sản phẩm
Họ nhận cao gấp 3 lần nếu họ vào hợp tác xã và thực hiện tốt hệ thống GAP bao gồm hệ thống thực hành nông nghiệp tốt trước và sau thu hoạch và phát triển chuỗi cung ứng mới đến thành phố Hồ Chí Minh Vào hợp tác xã về căn bản sẽ giúp giảm chi phí của việc thực hiện hệ thống GAP và phát triển các thị trường mới ở thành phố Hồ Chí Minh
Hệ thống GAP và đảm bảo chất lượng mới này dựa trên cơ sở:
• Áp dụng phương pháp thu hoạch và xử lý mới, sử dụng giỏ lưới, giảm số lượng trái trên cây, không ném hoặc làm rơi hoặc dùng tay thu hoạch quả, kéo cắt với túi lưới được dùng để thu hoạch quả, cắt quả với cuống dài, cắt quả với cuống ngắn và để lại cuống quả để suberise cháy mủ bằng cách không cho mủ dính vào quả
• Đảm bảo chất lượng, hàng năm đưa ra bảng tiêu chuẩn về độ trưởng thành, phân cở, phân loại quả và các khuyết tật cho phép và đáp ứng những tiêu chuẩn này
• Việc áp dụng công nghệ sau thu hoạch như điều kiện vệ sinh, nhúng nước nóng để phòng trừ bệnh, tiêu chuẩn phân loại và đóng gói
• Đóng gói quả vào các thùng cách nhiệt để loại bỏ sự tổn thương, sự tạp nhiễm và hư hỏng quả
Ví dụ: nông dân trồng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long trồng trung bình 2 vụ mỗi năm Trung bình thu hoạch khoảng 4.8 tấn/ha với thu nhập khoảng 3,652 VNĐ/kg gạo (Berg 2002, pp.100 và 102) Do đó, các nông dân trồng xoài Cát Hòa Lộc có thu nhập cao gấp 7 lần so với các nông dân trồng lúa
THÔNG TIN CƠ BẢN
Năm 2003, Việt Nam có khoảng 670.000 ha đất sản xuất rau quả, với sản lượng đạt khoảng 5.7 triệu tấn Gần 85% các hộ nông dân ở nông thôn trồng ít nhất 1 loại cây ăn quả và 85% rau quả sản xuất ra được tiêu thụ nội địa
Chính phủ Việt Nam đưa ra mục tiêu đạt 1 tỉ USD cho rau quả xuất khẩu năm 2010 Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đã cho rằng có 11 loại trái cây có tiềm lực xuất khẩu Trong danh sách 11 loại trái cây, có 2 loại quả (xoài và bưởi) được thử nghiệm trong dự án CARD Tuy nhiên trong năm 2002 xuất khẩu của Việt Nam giảm khoảng 30%, điều này cho thấy sự cần thiết phải cải tiến sự cạnh tranh trong hoạt động của chuỗi cung ứng ở Việt Nam (VCNI, báo cáo USAID năm 2003)
Ngành kinh doanh rau quả của Việt Nam chịu ảnh hưởng của việc mở rộng và hội nhập toàn cầu Việt Nam phải cạnh tranh với các nước trong khu vực như Thái Lan và Trung Quốc về thị trường xuất khẩu (Ford et al., 2003) Rất khó khăn để cạnh tranh với Thái Lan, giả thuyết đưa ra là nghề làm vườn cần phải phát triển đáng kể để có thể cạnh tranh toàn diện
Ví dụ, theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2008, diện tích trồng cam nội địa ở tỉnh Hà Giang là dư thừa với 8.000 tấn không bán được Giá cam nội địa bị sụt giảm mạnh và sản lượng tăng, cam được nhập khẩu từ Trung Quốc vì hình dạng đẹp và giá thấp hơn Sự dư thừa cũng xẩy ra với quả dứa ở tỉnh Ninh Bình, quả na ở tỉnh Lạng Sơn và quả vải ở tỉnh Bắc Giang ( Việt Nam news, 2009)
Trang 7Việt Nam đang trải qua cạnh tranh khốc liệt vì Trung Quốc và Thái Lan đã ký hiệp ước mậu dịch tự do với việc cắt giảm thuế quan đến mức 0 cho 188 loại rau quả và Trung Quốc gia nhập WTO, thực hiện các yêu cầu kiểm dịch chặt chẽ gây ảnh hưởng rất mạnh đến việc xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang Trung Quốc
Ford và cộng sự (2003) phân tích tính cạnh tranh của ngành kinh doanh trái cây của Việt Nam đã xác định các vấn đề như chất lượng kém, sản lượng không ổn định, không có tiêu chuẩn chất lượng, công nghệ trước và sau thu hoạch kém, thiếu sự phối hợp trong khâu tiếp thị và ít nắm bắt thông tin về chuỗi cung ứng, về giá cả và nhu cầu của khách hàng là các nguyên nhân hạn chế nghiêm trọng sự phát triển của ngành công nghiệp rau quả ở Việt Nam
Chương trình cộng tác với chính phủ Úc về nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện từ năm 2005 nói về sự hạn chế nghiêm trọng thông qua việc xác định giải pháp cho nhà đầu tư của chính phủ và bộ phận công nghiệp Nó chú trọng vào toàn bộ hệ thống của chuỗi cung ứng và xác định khâu nào có thể mang lại lợi nhuận Dự án sẽ lắp đầy khoảng trống và giảm điểm yếu trong công nghệ sau thu hoạch, tăng chất lượng sản phẩm và tạo sự
ổn định, tổ chức thành từng nhóm và xây dựng kế hoạch quản lý chuỗi cung ứng
Trong phạm vi dự án CARD này, xoài và bưởi là 2 loại quả được lựa chọn để nghiên cứu Xoài được lựa chọn vì nó là loại trái cây quan trọng với sản lượng cao 33.000 ha ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và 9200 ha ở Khánh Hòa, một tỉnh miền trung Việt Nam Bưởi có diện tích khoảng 9.000 ha ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Những người nông dân trồng xoài và bưởi ở những vùng này tập hợp thành các nhóm và hoạt động kinh doanh để cải thiện thu nhập của họ Dự án CARD đã hỗ trợ để cải thiện công nghệ sau thu hoạch, cung cấp kiến thức về chuỗi cung ứng và cải thiện công nghệ
Các mục tiêu của dự án CARD 050/04 VIE “ cải tiến thị trường xuất khẩu và nội địa cho rau quả Việt Nam thông qua cải tiến công nghệ sau thu hoạch và quản lý chuỗi cung ứng” là :
• Cải tiến công nghệ sau thu hoạch để sản xuất ra xoài chất lượng cao (quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý mùa vụ tổng hợp, kiểm soát ruồi đục quả, chỉ dẫn thu hoạch, giảm
dư lượng thuốc trừ sâu, cải thiện môi trường và sức khỏe con người v.v…
• Cải thiện công nghệ sau thu hoạch xoài và bưởi ( ví dụ quản lý chuỗi cung ứng lạnh, đóng gói, nhúng sau thu hoạch, làm chín bằng etylen, phủ sáp, rửa và tác nhân làm ướt, đảm bảo chất lượng)
• Cải thiện tiêu chuẩn chất lượng và chương trình đảm bảo chất lượng cho xoài và bưởi Phương pháp và việc phát triển công nghệ cho 2 loại quả này thông qua dự án này sẽ được mở rộng áp dụng cho những loại rau quả khác
• Vạch ra chuỗi cung ứng hiện tại cho thị trường nội địa và xuất khẩu (cộng hòa nhân dân trung hoa và Châu Âu), với sự chú trọng đặc biệt trong xác định khách hàng, các
sở thích, nhu cầu của khách hàng và mục tiêu là mang lại lợi nhuận cho nông dân
• Giúp đỡ khi thành lập và quản lý quy mô nhỏ của nhóm thị trường
• Hiểu rõ và có thể cải thiện chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp rau quả của Việt Nam
•
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Như một phần của dự án CARD, trong Milestone 9, dự án phải báo cáo sự cải thiện hoạt động của chuỗi cung ứng cho xoài và bưởi Đó là:
• Dẫn chứng bằng tài liệu về cải thiện chất lượng, số lượng và giá trị đạt được bởi các nhóm, bao gồm các dẫn chứng về giảm tổn thất sau thu hoạch
• Phân tích lợi ích kinh tế xã hội và kết quả của dự án, bao gồm dòng thu nhập, sử dụng phương pháp đóng gói thích hợp và thuê mướn người dân tại vùng trồng
NHÓM NGHIÊN CỨU
Các thành viên Úc và cơ quan tổ chức là:
• Queensland Department of Primary Industries and Fisheries (DPI&F)
o Mr Robert Nissen
Trang 8• Trường đại học Queensland ( UQ)
o Tiến sĩ Marlo Rankin
o Tiến sĩ Lean Russell (Tiến sĩ Russell đại diện cho tiến sĩ Rankin vì tiến sĩ Rankin không tham dự được)
Các thành viên Việt Nam và cơ quan tổ chức là:
• Phân viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (SIAEP)
o Ông Nguyễn Duy Đức
o Ông Vũ Công Khanh
o Cô San Trâm Anh
o Bà Trần Thị Kim Oanh
o Ông Nguyễn Thế Bình
o Bà Trần Thị Ngọc Diệp
• Viện cây ăn quả Miền Nam
o Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu
o Ông Đoàn Hữu Tiến
o Ông Tạ Minh Tuấn
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Vài phương pháp được sử dụng để thu thập số liệu về hoạt động của chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam Số liệu liên quan và thông tin được thu thập từ internet, từ các báo cáo của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD), từ
bộ phận thống kê của chính phủ Việt Nam (GSO), và văn phòng các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Thêm vào đó là các thông tin thu được từ internet, các báo cáo đã công
bố và cơ sở dữ liệu của tổ chức nông lương liên hiệp quốc (FAO) và ngân hàng thế giới, tổ chức kế hoạch hóa gia đình của liên hợp quốc (UNFPA, Population Reference Bureau and U.S Department of State)
Điều tra hoạt động chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam được thực hiện để chứng minh hiệu quả của chuỗi cung ứng Điều tra theo biểu mẫu và quá trình phân tích được thực hiện và kiểm tra bởi cộng tác viên người Việt Đây là một phần trong việc hướng dẫn đào tạo do các cộng tác viên người Úc của dự án CARD 050/04VIE thực hiện Mỗi chuỗi cung ứng được cắt thành các khâu như gồm các nhóm, khách hàng, nhà bán sỉ, nhà thu gom, nông dân Việc điều tra toàn bộ được thực hiện thông qua phỏng vấn và điều tra với các khách hàng, nhà bán sỉ, nhà thu gom, và những người nông dân thuộc hoạt động của chuỗi cung ứng xoài và bưởi ỏ huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, huyện Bình Minh và tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Bến Tre và thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam vào tháng 7 năm 2005 đến tháng 5 năm 2006
Mẫu được phân tầng ngẫu nhiên và phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng
để thu thập số liệu điều tra xoài và bưởi Với chuỗi cung ứng xoài, phỏng vấn được thực hiện với 100 khách hàng, 560 nhà bán lẻ bao gồm 30 siêu thị, 46 cửa hàng cao cấp, 397 chợ bán lẻ
và 37 người bán hàng rong và các sạp ven đường nhà bán lẻ đưa chia thành 4 nhóm dựa trên
sự phân loại theo danh sách Những loại này là:
• Các siêu thị rộng hơn 250m2 và bán cả các thực phẩm và rau quả
• Các sạp trái cây cao cấp chỉ bán các loại rau quả chất lượng cao
• Chợ bán lẻ trái cây và rau quả (chợ truyền thống như chợ trời)
• Xe đẩy, các sạp dọc đường và các người bán dạo ven đường
Tiến hành điều tra việc bán xoài ở cả thời điểm chính vụ hoặc trái vụ Phỏng vấn 98 người bán lẻ trong suốt mùa vụ chính và 100 người bán lẻ khi trái vụ Phỏng vấn 8 nhà bán sỉ
từ thành phố đến huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang và 10 nhà thu gom ở huyện Vĩnh Kim và huyện Cái Bè Thực hiện phỏng vấn 299 nhà bán sỉ, bao gồm các chợ đầu mối ở thành phố Hồ chí Minh, các chợ nổi Tôn Thất Thuyết (hiện nay không còn hoạt động), Chợ Lớn, Chợ Thủ Đức cũng như các chợ đầu mối của tỉnh Bình Thuận, Bình Dương, Bến Tre, Tiền Giang và
Trang 9Đồng Tháp Thực hiện điều tra các nhà bán sỉ vào năm 2006 và điều tra chợ rau quả trung tâm
ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 tháng 4 năm 2006
Với chuỗi cung ứng bưởi, phỏng vấn tổng số 64 nông dân ở huyện Cẩm Sơn, với 34 người nông dân trồng mới và 30 người nông dân trồng lâu năm Ở huyện Hòa Hưng, điều tra
24 nông dân trồng lâu năm Tất cả nông dân được phỏng vấn sản xuất quả cho thị trường vào tháng 1 đến tháng 4 Ngoài ra còn phỏng vấn thêm 100 nông dân khi họ đang tham dự khóa huấn luyện về xoài ở trung tâm phát triển nông nghiệp Thông tin còn được thu thập thêm thông qua phỏng vấn 3 người trồng bưởi của hợp tác xã vào tháng 11 năm 2005 và tháng 4 năm 2006
Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng và kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên được sử dụng để thu thập số liệu điều tra của bưởi Phỏng vấn được thực hiện với:
• 20 hộ nông dân trồng bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh và tỉnh Vĩnh Long
• 9 nhà kinh doanh bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh và tỉnh Vĩnh Long
• 4 nhà bán sỉ bưởi Năm Roi ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang
• 1 công ty chế biến và xuất khẩu bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh và tỉnh Vĩnh Long Hơn nữa, việc phỏng vấn và điều tra còn được thực hiện trong các đợt đào tạo của dự án CARD tại hợp tác xã bưởi Năm Roi Mỹ Hòa và hợp tác xã xoài Cát Hòa Lộc
Các kết quả và báo cáo về các cuộc điều tra được trình bày ở:
• Báo cáo về điều tra chuỗi cung ứng xoài ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam
• Điều tra chuỗi cung ứng ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam
• Và báo cáo dưới đây
Để chứng minh lợi ích của việc phát triển chuỗi cung ứng mới, các thí nghiệm được thực hiện cho cả xoài và bưởi Các kết quả của thí nghiệm này được công bố trong 2 báo cáo:
• So sánh chất lượng của 3 chuỗi cung ứng xoài Cát Hòa Lộc ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, miền nam Việt Nam
• Duy trì chất lượng quả và tăng thời hạn bảo quản của chuỗi cung ứng bưởi Năm Roi ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, miền nam Việt Nam
Báo cáo này được chia thành 2 phần Phần 1 đề cập đến các kết quả về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam và phần 2 đề cập đến các kết quả phân tích kinh tế của các chuỗi cung ứng xoài Cát Hòa Lộc
Trang 10PHẦN 1: CÁC KẾT QUẢ VỀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
NHÂN KHẨU HỌC
NHÂN KHẨU HỌC CỦA VIỆT NAM
Theo kết quả cuộc điều tra dân số vào năm 2007 cho thấy tổng dân số Việt Nam
khoảng 85,15 triệu người Ước tính đến năm 2008 tổng dân số Việt Nam sẽ đạt khoảng 86,2
triệu Tốc độ tăng trưởng dân số của Việt Nam là 1,35% trên năm Tỷ lệ này giảm so với
3,5% vào những năm 1980-1990 và duy trì ở tốc độ tăng trưởng này được duy trì từ năm
2000 Khoảng 25,6% dân số ở độ tuổi 0-14, 68,6% ở độ tuổi 15-64 và 5,8% ở độ tuổi ngoài
65 Độ tuổi trung bình là 26,9, ở nam là 25,8 và ở nữ là 28 (PBF 2009, p.; GSO 2008, pp
21-22; CIA World Factbook 2008, p.1) Trong số 54 nhóm dân tộc ở Việt Nam thì người Kinh
chiếm đa số Bảng 2 ở dưới là tỷ lệ phần trăm các nhóm dân tộc ở Việt Nam
Bảng 2: Tỷ lệ phần trăm các nhóm dân tộc ở Việt Nam năm 2003
Nhóm dân tộc Phần trăm
Tày 1.97% Thái 1.70% Mường 1.52%
Nùng 1.13% Hmông 1.11%
(Source: U.S Department of State 2009, p.1)
Có sự tăng đáng kể về tuổi thọ trung bình, tăng số người già và có sự giảm khả năng
sinh sản ở Việt Nam (xem hình 1 và 2, biểu đồ dân số năm 1999 và 2007) Các số liệu này
cho thấy dân số Việt Nam sẽ trở nên già hơn và tỷ lệ sinh sản đang giảm
Hình 1 Biểu đồ dân số Việt Nam ngày
1 tháng 4 năm 1999
Hình 2 Biểu đồ dân số Việt Nam ngày 1
tháng 4 năm 2007
Trang 11NHÂN KHẨU HỌC Ở CÁC THÀNH PHỐ CHÍNH CỦA VIỆT NAM
Có 2 thành phố chính ở Việt Nam là thủ đô Hà Nội ở miền bắc và thành phố Hồ Chí Minh ở miền nam Việt Nam Hà Nội có khoảng 6,232 triệu dân sau khi đã được mở rộng gồm
cả tỉnh Hà Tây và một phần của tỉnh Hòa Bình Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 6,629 triệu dân và Hải Phòng khoảng 1,711 triệu dân Bốn thành phố lớn ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là Cần Thơ, có dân số khoảng 1,154 triệu người (GSO 2008, pp 22-24; GSO (b) 2007; U.S Department of State 2009,p.1) Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất Việt Nam với tổng diện tích khoảng 2095 km2 Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ đáng kể Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 11%/ năm trong thập niên qua và tốc độ tăng dân số hàng năm là 3,5% (GSO (a) 2007)
Thực hiện chính sách “đổi mới” từ năm 1984 giúp giảm số hộ nghèo ở Việt Nam và giúp Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường (Nguyen, N.H., 2007)
NHÂN KHẨU HỌC Ở HAI VÙNG CHÍNH CỦA VIỆT NAM
Dân số Việt Nam tập trung ở 2 vùng chính là đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long Khoảng 42,3% dân số Việt Nam sống ở các vùng đồng bằng này, với 21,6% dân số sống ở đồng bằng sông Hồng và 20,7%, tương ứng với 17.3% triệu dân sống ở Đồng bằng Sông Cửu Long Mật độ dân số trung bình của Việt Nam khoảng 240 người/km2 và mật
độ dân số ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là 435 người/ km2 Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 17% tổng dân số của Việt Nam (GSO, 2008, pp.24-25; Nguyen, N.H., 2007)
Năm 2006, số nhân khẩu trung bình trong mỗi hộ gia đình là 4,2 Số người trong các gia đình ở nông thôn cao hơn so với các gia đình ở thành thị Các hộ nghèo có số người trung bình là 4,6 người, cao hơn 1,2 lần so với các hộ giàu (GSO,2006, p.23) Xấp xỉ 13 triệu người sống dưới mức nghèo so với mức nghèo mà chính phủ Việt Nam đưa ra (200 ngàn đồng cho vùng nông thôn và 2.600 ngàn đồng cho vùng thành thị) với xấp xỉ 28 triệu dân chỉ sống trên mức nghèo (GSO, 2006, p.23; Oxfam, 2008, p.11)
Tốc độ tăng dân số ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ổn định ở mức 1,8-2% trong suốt những năm 1990, nhưng tốc độ tăng dân số hiện nay đã tăng lên trên 2% Khoảng 85% dân số ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long theo nghề nông và họ sản xuất ra 90% sản lượng gạo cho xuất khẩu và đóng góp 60% tổng doanh thu về sản phẩm thủy sản cho Việt Nam (Nguyen, N H., 2007)
Năm 2004, trong tổng số 100 người ở vùng thành thị thì có 61% nam và 39% nữ, và 61.4% nam và 36.6% nữ vào năm 2006 So với ở vùng nông thôn năm 2004 tỷ lệ này là 78.8% nam và 21.2% nữ, năm 2006, 79.5% nam và 20.6% nữ Tỷ lệ này ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2004 là 73.6% nam và 26.5% nữ, và 74.1% nam và 25.9 % nữ trong năm 2006 (GSO, 2006, p.54) Trong khi việc bình đẳng giới đã được đặt ra trong hiến pháp và chính sách của chính phủ Việt Nam, chống lại sự phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn tồn tại
ở Việt Nam và nhiều phụ nữ chống đối luật pháp và trở ngại xã hội Nghị định 163 của chính phủ (1998) thể chế hóa địa vị của VWU, với hơn 50% phụ nữ là hội viên (Bourke Martignoni,
2001, pp 10-11) nhưng nhiều phụ nữ vẫn phải chống lại với việc phân biệt đối xử với phụ nữ đặc biệt ở những vùng nông thôn
NHÂN KHẨU HỌC VÀ PHỤ NỮ Ở NÔNG THÔN
Trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, phụ nữ tham gia sản xuất ở các đơn vị gia đình cùng với tất cả các thành viên trong gia đình, tham gia vào quản lý sau thu hoạch Phụ nữ tham gia vào các hoạt động trên đồng ruộng như việc thu hoạch Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm phần lớn dân số ở nông thôn (khoảng 52%) và là lực lượng lao động chính ở nông thôn (52-54%) Do đó phụ nữ chi phối lớn cho sự tăng trưởng kinh tế ở nông thôn Nhận thức được vai trò của người phụ nữ, các chính sách kinh tế xã hội ở nông thôn của chính phủ đã đề cao vai trò của người phụ nữ với tài năng và tiềm năng của họ
Trang 12Ngày nay, phụ nữ góp phần chi phối đáng kể trong việc phát triển kinh tế nông thôn thông qua chính sách tăng việc làm, tạo niềm tin, giáo dục và khoa học và công nghệ sản xuất tiên tiến Thêm vào đó, mức lương của phụ nữ cũng được tăng lên ngang với nam giới, nhưng
họ cần phải làm nhiều hơn trong lĩnh vực này Ngày càng nhiều phụ nữ chiếm giữ các vị trí quan trọng trong hàng ngũ chính phủ Việt Nam và xu hướng này vẫn tiếp tục
NHÂN KHẨU HỌC CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐÀO TẠO, NGƯỜI ĐƯỢC ĐÀO TẠO, CÁC THÀNH VIÊN CỦA DỰ ÁN VÀ THÔNG TIN VỀ VAI TRÒ PHỤ NỮ Ở CÁC NÔNG TRẠI CỦA VIỆT NAM
Dự án CARD nhận thấy được sự cần thiết của việc hợp tác, khuyến khích và hỗ trợ phụ nữ tham gia vào chuỗi cung ứng trong việc thiết lập và thực hiện của dự án Ở cấp độ nông dân, dự án gặp khó khăn trong việc khuyến khích phụ nữ tham gia như thành viên đại diện và khó hơn để họ tham gia vào cấp quản lý
Đây vẫn còn là khó khăn trong việc phát triển hợp tác xã nói chung, người trụ cột gia đình sẽ tham gia như các thành viên của hợp tác xã và thành viên nữ trong gia đình sẽ chỉ được tham dự hội thảo nếu người đàn ông trụ cột không tham dự được Tuy nhiên, có thể nhận ra rằng phụ nữ đóng nhiều vai trò khác nhau ở tất cả các khâu của chuỗi cung ứng xoài
và bưởi Việc khuyến khích phụ nữ tham gia vào dự án này được thực hiện bởi nhà quản lý của SIAEP và SOFRI
THÀNH VIÊN CỦA DỰ ÁN CARD
Thành viên của dự án CARD Úc bao gồm 3 nam và 1 nữ, trong khi thành viên của SOFRI ban đầu được thành lập với 5 nam và 4 nữ, thành viên của SIAEP bao gồm 6 nam và 4
nữ Phía SOFRI được lãnh đạo bởi nhà khoa học nữ có kinh nghiệm và cởi mở là tiến sĩ Hồng, một người rất tận tụy với việc phát triển chuyên môn cho nhân viên nữ Số lượng các nhà khoa học nữ trẻ của cả hai viện đã được khuyến khích tham gia đảm nhiệm một phần của
dự án Họ cũng được khuyến khích để hiểu rõ, học hỏi và hỗ trợ các thành viên nữ tham gia ở các khâu của chuỗi cung ứng Họ có khả năng hiểu được tính phức tạp của dự án và nhạy cảm trong việc nhận định để xây dựng thành công chuỗi cung ứng Họ cần phải hiểu sâu và điều hòa mối quan hệ nội bộ Có hơn 12 khóa đào tạo cho nông dân về xoài và bưởi được thực hiện bởi những thành viên nữ của dự án CARD
Về phía Úc mặc dù chỉ có 1 thành viên nữ, nhưng cô ta rất giàu kinh nghiệm trong quá trình làm việc với nông dân ở các tỉnh và viện nghiên cứu ở Việt Nam Điều này giúp cô hiểu
và đưa ra các kết quả có giá trị của dự án Hiểu sâu về văn hóa và thông minh để làm việc trong sự khuyến khích các thành viên nữ của dự án chống lại sự phân biệt đối xử để đạt được
sự ổn định và kết quả của dự án cho phụ nữ ở chuỗi cung ứng ở Việt Nam
NGƯỜI ĐƯỢC ĐÀO TẠO CỦA DỰ ÁN CARD
Kinh nghiệm quá khứ cho thấy rằng là nông dân, hầu hết phụ nữ tham gia tập huấn khi buổi tập huấn không trang trọng và không tốn quá nhiều thời gian Họp nhóm nhỏ được tổ chức ở nhà của thành viên Khi thành viên nữ của gia đình được khuyến khích tham gia để thành công của kỹ thuật bằng việc đưa ra quan điểm và đạt được lợi ích có giá trị thể hiện vai trò của họ thực hiện nhiều nhiệm vụ cả ở nhà và một phần hoạt động sản xuất nông nghiệp Nhân viên dự án CARD đến nhiều nông trại để thu thập thông tin cũng như phổ biến thông tin huấn luyện cho nông dân ở địa phương Trong suốt quá trình đến chủ hộ thường tiếp nhưng thỉnh thoảng người phụ nữ của gia đình cũng tham gia thảo luận và cung cấp thông tin
Trang 13• Phụ nữ thể hiện nhiều vai trò trong gia đình như nấu nướng, chăm sóc các thành viên
trong gia đình, làm các việc lặt vặt trong gia đình cũng như các việc nặng nhọc ngoài
đồng ruộng như hoạt động thu hoạch, sau thu hoạch và bán trái cây
Thông tin này thu được từ những phụ nữ đặc biệt quan trọng khi thử phân tích chuỗi cung
ứng hiện tại về khía cạnh nguồn nhân lực
Dự án này cho thấy phụ nữ có vai trò rất lớn trong việc sau thu hoạch và tiếp thị, bán xoài và
bưởi với 6/7 phụ nữ tham gia Nhiều người chồng, khi được phỏng vấn bởi thành viên dự án
CARD về các vấn đề của chuỗi cung ứng, họ phải hỏi ý kiến vợ để có được câu trả lời cho
người phỏng vấn Phụ nữ chiếm 85 % nhà thu gom, nhà bán sỉ, nhà kinh doanh và nhà bán lẻ
ở các địa phương và thành phố Hồ Chí Minh Thông tin thị trường có giá trị và những hiểu
biết sâu sắc đạt được thông qua những nhà thu gom, nhà bán sỉ, bán lẻ và sự hợp tác để phân
tích chuỗi cung ứng hiện tại
TỔ CHỨC HỘI THẢO DỰ ÁN CARD
Có 10 cuộc hội thảo chính được thực hiện bởi dự án CARD này Mỗi hội thảo được
chia thành những cuộc hội thảo nhỏ hơn để các thành viên có thể hiểu các vấn đề và phương
pháp học tập lẫn nhau Các cuộc hội thảo được tổ chức khắp vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long, ở các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Mỹ Tho, Cái Bè, và tỉnh Khánh Hòa
với khoảng 25% phụ nữ tham dự Nội dung các cuộc hội thảo này là:
• Giới thiệu giá trị các chuỗi cung ứng
• Các nguyên tắc của chuỗi cung ứng, phát triển các chuỗi cung ứng, phân tích chuỗi
cung ứng, phát triển kế hoạch chiến lược và kế hoạch hoạt động
• Phát triển chuỗi cung ứng nông nghiệp cải tiến mới
• Sinh lý và công nghệ sau thu hoạch xoài, thu hoạch xoài và xử lý trên đồng ruộng,
phân tích kinh tế xã hội và phát triển
• Quản lý chuỗi cung ứng của sản phẩm tươi đạt chất lượng và an toàn thực phẩm
• Sự tiếp thị và chú trọng vào đào tạo các nhóm
• Trình bày các hội thảo huấn luyện cho người trồng xoài và bưởi ở Việt Nam
• Phân tích kinh tế xã hội của chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở Việt Nam
• Hệ thống quản lý côn trùng và dịch bệnh tổng hợp cho xoài và bưởi
TỶ LỆ PHỤ THUỘC
Tổng tỷ lệ người phụ thuộc cho thấy mối quan hệ của độ tuổi, khả năng sinh sản và tỷ
lệ tử vong với lực lượng lao động Tổng tỉ lệ phụ thuộc của Việt Nam giảm đáng kể Giảm từ
89 người phụ thuộc (ở độ tuổi dưới 15 và trên 60 tuổi) trên tổng số 100 người xuống còn 54
người phụ thuộc trong năm 2007 (GSO, 2008, p 25) Việc giảm số lượng trẻ em phụ thuộc
có thể do việc thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam Bảng 2 dưới đây cho
thấy sự giảm tỉ lệ phụ thuộc trong khoảng từ năm 1979-2007
Bảng 2: Tỷ lệ phụ thuộc của dân số Việt Nam trong khoảng thời gian từ
1979-2007
năm 1979
Điều tra năm 1989
Điều tra năm
1999
Điều tra năm
Trang 14TỶ LỆ SINH SẢN
Việt Nam có tỷ lệ sinh sản (2.07 trẻ em/ phụ nữ) thấp hơn so với các nước Asean (2.3 trẻ/phụ nữ) tỷ lệ sinh sản của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (1.74 trẻ/phụ nữ) thấp hơn so với tỷ lệ của sinh sản của Việt Nam Tỷ lệ tử vong của trẻ em (IMR) ở Việt Nam là 16/1000
và tỷ lệ tử vong sơ sinh(CRD) là 5.3/1000, nhưng ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tử vong của trẻ em là 11/1000 (GSO, 2008, p 26-28)
TỶ LỆ TỬ VONG
Việt Nam khoảng 85.4% chết là do bệnh tật, 8% là do tai nạn và 6.6% do các nguyên nhân khác Chết do tai nạn giao thông cao gấp 5 lần so với chết do tai nạn nghề nghiệp (4.7%
so với 1%) Chết do tai nạn giao thông ở cả thành thị và nông thôn đối với nam cao gấp 2 lần
so với nữ, 10.5% so với 4.5% tương ứng (GSO, 2008, p 35)
Bao nhiêu cái chết này và việc giảm tỷ lệ sinh sản do kế hoạch hóa gia đình và việc sử dụng sản phẩm nông nghiệp, ví dụ các loại hóa chất?
SỨC KHỎE VÀ VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Trong cuộc điều tra về mức sống của các gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2006, 49% các hồ sơ cho thấy họ bị bệnh trong vòng 12 tháng với 35% có sử dụng thuốc để chữa trị Các
hộ giàu có số lượng ca điều trị cao nhất Tuy nhiên, người ở nông thôn ít có cơ hội để được kiểm tra và chữa trị ở các bệnh viện nhà nước so với người thành phố Chỉ 74% những người nông thôn tìm cách chữa trị so với 89% người sống thành thị
Chỉ 1/3 trung tâm chăm sóc sức khỏe áp dụng hoạt động khử trùng với hơn 60% trung tâm sức khỏe cộng đồng có khó khăn trong việc khử trùng và 45% thiếu các thiết bị cần thiết (GSO, 2006) Trong năm 2006, 9.013 địa phương có trạm y tế tương ứng với 99,3% số địa phương ở Việt Nam và 36.9% trung tâm chăm sóc sức khỏe tư nhân, trong đó tỷ lệ cao nhất thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (73.5%) nhưng người dân tham gia chăm sóc sức khỏe ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thấp nhất chỉ đạt 73.6% (GSO, 2007, pp.52-53)
Chỉ 50% người dân chữa trị có bảo hiểm y tế Với tỷ lệ 71% hộ nghèo và chỉ 61% hộ giàu có bảo hiểm Ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long bệnh tiêu chảy đã được giảm xuống nhưng sốt xuất huyết vẫn là vấn đề lớn Trong suốt mùa lũ năm 2000, bệnh tiêu chảy, bệnh lỵ amip, bệnh thương hàn và sốt xuất huyết tăng đột ngột Hơn 1 nữa phụ nữ bị bệnh phụ khoa ((MARD/UNDP, 2006) Chính phủ Việt Nam đặt ưu tiên hàng đầu để hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe cho người dân ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
Mọi người có thể đến khám sức khỏe, tiêm văcxin cho trẻ em và dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến tận nhà để khám cho bà con, chỉ 22% các hộ nghèo ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có ít nhất 1 người có thẻ bảo hiểm y tế ít hơn so với tỷ lệ trung bình cả nước là 29% (UNDP/AUSAID, 2004) Mưa lớn, lốc xoáy, bão to gây khó khăn cho nhiều hộ nghèo đến trung tâm y tế để chữa trị vì ngập lụt
HÚT THUỐC
Số người lớn hút thuốc (trên 15 năm) là 19.5% hầu hết đàn ông hút thuốc và khoảng 1% phụ nữ hút thuốc Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ hút thuốc cao nhất so với vùng đồng bằng sông Hồng, nơi có tỷ lệ hút thuốc thấp nhất hầu hết mọi người bắt đầu hút thuốc
từ độ tuổi 17-20 (GSO, 2006) Tổng chi phí chăm sóc sức khỏe do hút thuốc ở Việt Nam trong năm 2005 đạt đến 1 161 829 triệu đồng (tương đương 77.5 triệu đô Úc) Nó chiếm khoảng 0.22% thu nhập quốc nội (GDP) và 4.3% tổng chi phí cho chăm sóc sức khỏe
Họ biết rõ rằng hút thuốc có thể gây nên các bệnh nghiêm trọng đối với sức khỏe, nhưng hơn nữa các biến chứng phát sinh khi làm việc sản xuất nông nghiệp các mối nguy khi
xử lý hoặc làm việc với hóa chất nông nghiệp gồm:
• Cháy và ngộ độc khi xử lý hoá chất
• Tự gây tạp nhiễm
o Hít hơi hóa chất
Trang 15o Nhiễm hóa chất do dùng tay xử lý hóa chất và sau đó cầm hút thuốc mà không có phương pháp bảo vệ như rửa tay
Hơn thế nữa, mối nguy để duy trì chương trình đảm bảo chất lượng rất nghiêm ngặt, vì sản phẩm bị tạp nhiễm thông qua:
• Sự vứt bỏ các mẫu thuốc, cái có thể mang mầm bệnh và gây tạp nhiễm
• Tro từ việc cháy của thuốc có thể tạp nhiễm vào sản phẩm
• Có thể quả chín trước khi trưởng thành do sự tăng hàm lượng khí etylen
Do đó, việc hút thuốc nên cấm khi thu hoạch và đóng gói quả trên đồng ruộng, xử lý hóa chất và từ nơi đóng gói, phòng dấm chín và phòng lạnh, phòng bảo quản kiểm soát thói quen hút thuốc của nông thôn nghèo, người được thuê trong nhà đóng gói và phát triển chương trình đảm bảo chất lượng và phát triển đồng ruộng thực hiện chương trình canh tác tốt GAP sẽ cần đến chương trình giáo dục đáng kể ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam
GIÁO DỤC
Các gia đình Việt Nam chi khoảng 1.211 triệu đồng cho thành viên trong gia đình đến trường, tăng 47% so với tỷ lệ năm 2004 Khoảng 92% các thành viên trong gia đình đến trường công lập Khoảng 43% thành viên gia đình tham gia các lớp học thêm, với 68% được
tổ chức ở trường và 28% tổ chức ở nhà giáo viên (GSO, 2006 pp 24-25) Chi phí trường học, chi phí học thêm và các chi phí giáo dục khác chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí cho giáo dục của các thành viên trong gia đình Chi phí cho giáo dục (2.096 triệu/ người) ở vùng thành thị tăng 2.3 lần so với vùng nông thôn Tỷ lệ học sinh có mức giáo dục tốt ở vùng thành thị cao hơn 2.5 lần so với vùng nông thôn và cao hơn 5 lần ở hộ giàu so với hộ nghèo (GSO,
2006 pp 24-25) Có nhiều khó khăn về vấn đề trường học và điều này thay đổi từ nông thôn đến thành thị và có sự khác nhau giữa các nhóm thu nhập Các khó khăn đó là:
• Thiếu thiết bị
• Chất lượng xây dựng trường
• Chất lượng của giáo viên
Con em của nhiều hộ nghèo ở nông thôn phải bỏ học để tìm việc phụ giúp gia đình, nhưng nền giáo dục ở nông thôn được cải thiện từ năm 1944 và năm 2001 khi cuộc điều tra sau cùng được thực hiện năm 2006, 88.3% xã có trường mẫu giáo, 99.3% có trường cấp 1 và 90.8 %
có trường cấp 2, với 10.8% có trường cấp 3 trở lên Tỷ lệ rất thấp các nhà trẻ và các trường mẫu giáo ở các tỉnh thành vẫn tồn tại và đó là các tỉnh Cao Bằng, Lai Châu, Đak Nông, Tiền Giang, Kiên Giang và Cà Mau
Tỷ lệ giáo dục tiểu học ở Việt Nam là 1.44% và ở Đồng bằng Sông Cửu Long là 2.14% Việc xây dựng các phòng học tạm thời được thể hiện ở bảng 3 dưới đây
Bảng 3: Loại trường và cấp độ ở Việt Nam năm 2006 Cấp trường Trường cố định Trường bán cố định
Trong tạp chí luật giáo dục tháng 9 năm 1998, nữ giới sẽ có quyền bình đẳng trong học tập Số lượng nữ sinh tham gia học cấp 1 và 2 tương đương với nam sinh, nhưng vẫn còn
sự bất bình đẳng trong số lượng nữ sinh tham gia học ở các cấp cao hơn (Bourke-Martignoni,
2001, pp 11-12)
Trang 16Nông dân ngày nay cần được giáo dục tốt, vì họ phải thực hiện chương trình đảm bảo chất lượng Tất cả các chương trình đảm bảo chất lượng phải đáp ứng yêu cầu về truy nguyên nguồn Muốn truy nguyên nguồn gốc người nông dân phải lưu giữ hồ sơ về phân bón và hóa chất sử dụng, đọc nhãn mác và tính toán lượng hóa chất theo tỷ lệ để đảm bảo rằng sản phẩm của họ làm ra đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, đó là vấn đề trọng tâm của các chương trình đảm bảo chất lượng Những người nông dân phải có khả năng đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, đây là yêu cầu của người bán lẻ hiện nay
Theo báo cáo của diễn đàn hợp tác kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Cửu Long cung cấp 90% sản lượng gạo, 70% sản lượng trái cây và 60% sản phẩm thủy sản nước ngọt cho xuất khẩu của Việt Nam Do đó, khi nhắc đến Đồng bằng Sông Cửu Long, người ta nghĩ ngay đến những điểm thuận lợi nổi bậc của nó Tuy nhiên người ta cũng nghĩ về Đồng bằng Sông Cửu Long như một vùng giàu thực phẩm nhưng nghèo về kiến thức
Do trình độ dân trí của vùng này thấp hơn so với cả nước Ví dụ, số lượng học sinh của vùng này học ở trường hướng nghiệp với tỷ lệ thấp nhất và nông nghiệp của vùng không bền vững
và tỉ lệ nghèo đói sẽ tăng lên nếu điều này tiếp diễn (MDEC, 2008, p.1)
TRÌNH ĐỘ GIÁO DỤC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN DỰ ÁN CARD
Trong khi hình thành những nhóm nông dân nhỏ đã tạo ra lợi ích kinh tế lớn hơn và giảm số lượng thành viên trong chuỗi cung ứng, các lợi ích đối với những người nông dân trong nhóm có sự liên kết chặt chẽ với trình độ giáo dục những người nông dân có trình độ giáo dục cao hơn hiểu vấn đề tốt hơn và áp dụng công nghệ mới để giải quyết vấn đề Những nông dân có trình độ giáo dục thấp không dễ thay đổi phương pháp truyền thống
Vì trình độ giáo dục khác nhau của nông dân ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, dự
án CARD này sử dụng phương pháp luận để học hỏi lẫn nhau, nông dân đào tạo nông dân (FTF) Điều này đạt được thông qua các cuộc hội thảo và các lớp tập huấn thực tế trên đồng ruộng (các trường của nông dân trên ruộng) Chỉ có thể sử dụng các phương pháp này với các nông dân có trình độ học vấn cao để giúp các nông dân có trình độ học vấn thấp hơn Phương pháp này có các bất lợi: - trình độ giáo dục càng cao, quá trình nhận thức càng nhanh các nông dân không thể tiến bộ nhanh như họ muốn, bởi vì những nông dân có trình độ học vấn cao hơn giúp những người có trình độ thấp hơn hiểu các ý tưởng và các khái niệm Phương pháp này có thể giúp nông dân có trình độ thấp tiến bộ nhanh hơn Phương pháp này cũng giúp cả nhóm có bước tiến nhanh hơn
Để khắc phục tình trạng các nông dân có trình độ học vấn cao bị kìm hãm, tập huấn được tổ chức hàng năm và nó cung cấp các thông tin phức tạp hơn cho những người nông dân có học vấn cao để họ hiểu và sử dụng nó Thông tin cung cấp cũng phải rõ ràng và lôgic theo chuỗi
để dễ hiểu và có hiệu quả, phù hợp cho nông dân có trình độ giáo dục từ thấp nhất đến cao nhất
Để xây dựng kiến thức, khả năng và học vấn cho người dạy, dự án CARD này cũng dùng để đào tạo phương pháp luận cho người dạy (TT) Thông tin cung cấp cho những người dạy ở mức độ cao hơn so với thông tin cung cấp cho nông dân Do đó tham khảo kết quả hàng năm cũng cung cấp cho người dạy Phương pháp này có khả năng giáo dục theo cấp độ, cả người dạy và nông dân sẽ được nâng cao, nó rất hiệu quả và thay đổi khả năng thực hành của
cả người dạy và nông dân
Đào tạo theo chuỗi logic từ việc hiểu chuỗi cung ứng là gì, việc cung cấp công nghệ đầu vào, điều này chi phối tác động lớn nhất đến chuỗi cung ứng:
Hiểu được chuỗi cung ứng cho người dạy và nông dân
• Giới thiệu giá trị chuỗi cung ứng
• Phân tích giá trị chuỗi cung ứng
• Phát triển kế hoạch chiến lược và các kế hoạch hành động cho chuỗi cung ứng
• Phát triển chuỗi cung ứng cải tiến mới
Đào tạo kỹ thuật đầu vào cho những người dạy và nông dân
Trang 17• Sinh lý và công nghệ sau thu hoạch, cách thu hoạch xoài và cách xử lý trên đồng ruộng, phân tích kinh tế xã hội và phát triển
• Quản lý chuỗi cung ứng của sản phẩm rau quả tươi đạt chất lượng và an toàn thực phẩm
• Hệ thống quản lý dịch bệnh và côn trùng tổng hợp cho xoài và bưởi
Đào tạo cho những người dạy:
• Việc tiếp thị và chú trọng vào đào tạo các nhóm
• Tổ chức các hội thảo huấn luyện cho người trồng xoài và bưởi ở Việt Nam
• Phân tích kinh tế xã hội của chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở Việt Nam
Trong suốt quá trình thực hiện dự án CARD chúng tôi nhận thấy rằng nhiều nông dân Việt Nam không đủ kiến thức và thông tin về loại hóa chất nào nên áp dụng để phòng trừ côn trùng
và bệnh và đâu là cách sử dụng hóa chất hiệu quả kinh tế nhất? Quan sát cũng cho thấy rằng nhiều nông dân và người lao động không áp dụng đầy đủ các phương pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc trừ sâu
Cần huấn luyện nông dân về việc sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt trùng đúng cách và giúp
họ hiểu được các mối nguy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu dùng không đúng cách Nhiều nông dân không ý thức được việc sử dụng quá liều hóa chất và vấn đề kháng thuốc của côn trùng và bệnh hại do sử dụng hóa chất quá liều
Hầu hết nông dân ý thức được sự ngờ vực của khách hàng về việc sử dụng hóa chất để trồng rau quả và xu hướng của khách hàng hướng tới các sản phẩm rau quả sạch và an toàn được trồng theo hướng hữu cơ
Do đó, dự án CARD này cung cấp chương trình đào tạo để tạo thói quen sản xuất theo GAP của nông dân và hội thảo về quản lý dịch hại tổng hợp và phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM/IDM) cho xoài và bưởi được tổ chức vào tháng 10 năm 2007
MẠNG LƯỚI THÔNG TIN LIÊN LẠC
Ở Việt Nam, xấp xỉ 17,7% các xã ở nông thôn có hệ thống internet Ở miền nam Việt Nam tỷ lệ này cao nhất đạt 49.1% tiếp theo là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 43,6% và thấp nhất là ở vùng Tây Bắc với tỷ lệ 2.9% Số lượng gia đình có điện thoại (cố định hoặc di động) đạt đến 2.924 triệu tỷ lệ này tương ứng với cứ 4.7 hộ sẽ có 1 điện thoại khoảng 75.4%
xã ở Việt Nam có hệ thống radio nối với làng xã, với 9,7% xã có thư viện (GSO (a), 2007)
CÁC HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP
Hệ thống thú y, hệ thống nông lâm ngư nghiệp mở rộng ở các làng xã cho thấy có 57 vùng không có địa điểm thích hợp hoặc không đủ địa điểm Đó là các tỉnh Hải Dương, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quãng Ngãi, Daklak, Bình Dương, Bến Tre và Sóc Trăng (GSO (a), 2007)
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO CHẾ BIẾN SẢN PHẨM NÔNG LÂM NGHIỆP
NGÂN HÀNG
Hệ thống ngân hàng thương mại và thẻ tín dụng đã được xây dựng ở các khu vực nông
thôn giúp người dân có thể vay vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của họ Năm 2006, khoảng 12,1% các địa phương ở Việt Nam có chi nhánh ngân hàng và 10.1% thẻ cho vay tín dụng được đưa ra Chương trình 135, chương trình mục tiêu của quốc gia về giảm nghèo và tạo ra công ăn việc làm phát triển giúp một số địa phương có chi nhánh ngân hàng hoặc thẻ cho vay nhưng điều này vẫn còn ở tỷ lệ rất thấp 4,3% và 2.4% tương ứng (GSO (a) 2007)
Cuối năm 2007, việc dư thừa của tiền tệ tạo ra áp lực lớn cho việc tăng giá trị của đồng tiền Việt Nam, ảnh hưởng đến cạnh tranh xuất khẩu Để chống lại áp lực đó một lượng lớn tiền mặt được đưa vào thị trường Kết quả là khủng hoảng tiền tệ, tăng lạm phát, vật giá bị thổi phồng Cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, tăng trưởng xuất khẩu bị giảm, dòng chảy tiền
Trang 18tệ giảm và tốc độ đầu tư cũng giảm Do hoạt động kinh tế bị chậm chạp và công việc bị cắt giảm, lợi nhuận thực cũng bị giảm đi và tất yếu nghèo đói sẽ xẩy ra
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở KHU VỰC NÔNG THÔN
Thông qua nghị định 135 của Việt Nam, một số dự án đã được thực hiện gồm:
• Cho các hộ nghèo vay vốn để họ phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh
• Hướng dẫn cho người nghèo hoạt động kinh doanh, cung cấp hỗ trợ các vật tư, dịch vụ nông lâm ngư nghiệp
• Phát triển mô hình xóa đói giảm nghèo ở các vùng đặc biệt
• Xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo
• Hỗ trợ sản xuất và cải thiện đời sống cho các xã nghèo
• Đào tạo và củng cố năng lực cho đội ngũ nhân viên tham gia hoạt động xóa đói nghèo
và đội ngũ nhân viên ở các xã nghèo
• Cho các dự án nhỏ vay vốn để tạo việc làm cho người dân bằng nguồn ngân sách quốc gia về hỗ trợ việc làm
• Hỗ trợ giáo dục cho các xã vùng núi, vùng dân tộc ít người và các vùng có nhiều khó khăn
• Củng cố điều kiện vật chất cho các trường học
Các chợ nông thôn đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Những chợ này có các sản phẩm cơ bản, nó thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền trong khu vực hoặc tỉnh thành Ở Việt Nam khoảng 58% các xã vùng nông thôn có chợ, riêng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có 72.6% xã có chợ Các chợ này đã phát triển thông qua các chính sách của chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để nông dân bán các sản phẩm do họ làm ra
NGUỒN LAO ĐỘNG
Lao động là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến tiêu chuẩn sống ở Việt Nam Độ tuổi người tham gia lao động (15-60 đối với nam và 55 đối với nữ) có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây Trong đó nhóm có độ tuổi từ 15-19 đã giảm xuống (GSO, 2006) Điều này có thể do sự tăng số lượng các sinh viên tham gia học trường Tuy nhiên, các hộ nghèo vẫn có tỷ lệ cao hơn những người trong độ tuổi này tham gia làm kinh tế, vì thực tế là họ có ít tiền đầu tư học hành và vùng nông thôn rộng hơn đáng kể so với vùng thành thị Điều này cơ bản là do họ phải bắt đầu đi làm khi còn rất trẻ
Sự thay đổi trong cấu trúc lao công ở Việt Nam đang xẩy ra hiện nay là lao động thuộc ngành không thuộc ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm đến 28.4% dân số vào năm 2006 Số giờ lao động trung bình hàng tuần là 33 giờ nhiều hơn 1 giờ so với năm 2004 Lao động ở nông thôn vẫn là nhân tố chính với thời gian lao động ít hơn 13 giờ mỗi tuần so với ở thành thị Thời gian lao động trung bình ở các hộ giàu nhiều hơn 15 giờ so với các hộ nghèo và nhiều hơn 15 giờ so với thời gian làm việc của họ năm 2004 (GSO, 2006) Sự khác nhau trong thời gian làm việc này tạo ra khoảng cách rộng giữa người nghèo và người giàu Các gia đình
ở nông thôn và các khu vực nghèo có đông con hơn nhưng số người tham gia lao động ít hơn
so với các gia đình ở thành phố và các khu vực giàu
Quá trình công nghiệp ở Việt Nam thể hiện ở việc tăng số lượng các công ty xung quanh các thành phố và việc tạo ra các vùng kinh tế trọng điểm ở các phần khác của nông thôn Trái lại, vùng nông thôn có ít động lực và hiện tại đang đối mặt với khó khăn trong việc mất cân bằng giữa nguồn lực và diện tích đất đai vì hậu quả sự tăng dân số cao của thập niên vừa qua Những người nông dân ở nông thôn hiện nay bị thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp và tiêu chuẩn đời sống của họ khá thấp
Ở Việt Nam các gia đình chủ yếu tham gia sản xuất nông lâm ngư nghiệp So với các nước đang phát triển khác trên thế giới thì diện tích đất và số người tham gia sản xuất ở mỗi gia đình ở Việt Nam không lớn Trung bình mỗi gia đình làm nông lâm ngư nghiệp cần khoảng 2.3 lao động và họ có 2.3 lao động để tham gia vào sản xuất Số lượng lao động trung bình được sử dụng bởi các doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc bởi các nông trại tương ứng là 122,
Trang 1917.4 và 3.4 người Đất sử dụng cho nông lâm ngư nghiệp năm 2006 là 1.5ha, tăng 1.4% so với năm 2001, năm có diện tích đất sử dụng bởi doanh nghiệp là 1.727 ha, hợp tác xã là 6.2ha, nông trại là 4.5ha và các gia đình là 0.9 ha (GSO(a), 2007, pp.71-72)
NGUỒN LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN
Tổng số gia đình ở nông thôn năm 2006 là 13.77 triệu hộ, tăng 0.7 triệu từ năm 2001 Năm 2006, có 9.78 triệu hộ làm các việc liên quan đến nông lâm ngư nghiệp giảm từ 81% xuống 71,1% và số hộ tham gia kinh doanh và dịch vụ tăng từ 5.8% lên 10.2% và các hộ tham gia lĩnh vực xây dựng tăngtừ 10.6 lên 14.9%, xem hình 3 và 4 (GSO (a), 2007)
Sự thay đổi nhanh chóng về cấu trúc, dịch vụ của các gia đình ở nông thôn hiện nay là 25% tổng số gia đình ở nông thôn Việt Nam Chỉ 4 vùng ở Việt Nam chiếm hơn 25% đó là vùng Đông Nam 42.9%, vùng đồng bằng Bắc Bộ 33.4%, ven biển miền trung 26.1% và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là 25.1% (GSO (a), 2007) Với sự khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và tiếp tục trong năm 2009, thất nghiệp ở thành thị sẽ đảo ngược xu hướng này và
có thể có sự tăng đáng kể số lượng gia đình sống ở nông thôn quay trở lại với ngành nông nghiệp để sống
Nhà nước khuyến khích nông dân thực hiện sản xuất riêng và mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn, tuyển dụng lao động từ các hộ nông dân và người thất nghiệp, lao động nữ và người nghèo không có đất hoặc thiếu đất để sản xuất Các nông trại tư nhân có quyền thuê không giới hạn số lao động Thời gian làm việc, số lượng công việc, tiền lương và cách trả lương phải được thống nhất giữa người chủ và người làm thuê được xây dựng dựa trên luật lao động
Các nông dân phải trả cho người lao động các khoảng phụ thêm (tương ứng với 15% lương cho bảo hiểm xã hội và 2% cho bảo hiểm sức khỏe) Họ phải trang bị cho người lao động quần áo bảo hộ và chịu trách nhiệm nếu người lao động bị tai nạn hoặc ốm đau trong suốt thời gian hợp đồng (thông tư số 23/LD-TBXH, 2000) (Man, P.S., 2006, pp.89-90)
Types of rural households in Vietnam in year 2006
Other households
Hình 3 Các loại gia đình ở nông thôn Việt Nam năm 2006
Trang 20Types of rural households in Vietnam in 2001
Other households
Hình 4 Các loại gia đình ở nông thôn Việt Nam năm 2001
(Source GSO (a), 2007)
Trong khi thất nghiệp đang tăng ở Việt Nam thì phụ nữ vẫn phải làm một khối lượng lớn công việc gồm việc nhà và việc đồng án Phụ nữ ở nông thôn Việt Nam làm trung bình 12.5 giờ/ngày và phụ nữ độc thân làm trung bình 16giờ/ngày Hậu quả trực tiếp do lao động trong thời gian dài, phụ nữ Việt Nam phải gồng gánh và phải thực hiện 2 hoặc 3 vai trò cùng lúc (làm việc trong gia đình, chăm sóc con cái và làm việc bên ngoài) Họ có rất ít thời gian
để nghỉ ngơi và dành cho các hoạt động khác như học tập, rèn luỵện, các hoạt động văn hóa
và xã hội (Bourke-Martignoni, 2001, p.12)
HỆ THỐNG KINH TẾ
Hợp tác toàn cầu giúp Việt Nam có cơ hội phát triển Sự liên kết giá cả với thị trường quốc tế cho phép nông dân Việt Nam nhận được lợi nhuận cao hơn cho sản phẩm của họ và thoát khỏi đói nghèo Ở Việt Nam mức nghèo khổ giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 18% năm 2006 với 43 triệu người thoát khỏi đói nghèo (World Bank, 2008, p.42) Việt Nam mở cửa để thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) kết quả tạo ra công ăn việc làm và thu hút hàng triệu lao động mới vào thị trường lao động FDI tăng đáng kể từ năm 1988
Xuất khẩu là phương thức chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vì kinh doanh trong nước gắn liền với sự tăng trưởng của thị trường quốc tế Mở cửa dịch vụ để mang đến sự cạnh tranh mới cho các công ty nhà nước lớn (SOEs) và các ngân hàng thương mại nhà nước (SOCBs)
Nhưng kết quả của điều này là thu được lợi nhuận đáng kể Việt Nam là một nước có nền kinh
tế phát triển nhanh nhất trên thế giới với tổng thu nhập quốc nội (GDP) hàng năm tăng khoảng 8% từ năm 1990-1997 và 6.5% từ năm 1998-2003 và 8% từ năm 2004-2007 nhưng đã giảm xuống còn 6.2% trong năm 2008 (GSO (c), 2007,p.71; U.S Department of State, 2009
p 6) Tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng đáng kể trong những năm gần đây Năm 2007, thị trường tài chính thế giới không ổn định gây ra tăng giá thực phẩm đặc biệt là giá gạo Cũng như gạo giá dầu mỏ tăng gấp 3 lần so với năm 2003 và giá của các thực phẩm khác tăng gấp đôi (World Bank (a), 2008 p.1) nhưng Việt Nam có sản phẩm thực phẩm xuất khẩu chính và
Trang 21có thể thu lợi nhiều hơn từ việc giá thực phẩm tăng, đặc biệt là gạo Điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay là khó khăn lớn với dự đoán tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây của ngân hàng thế giới vào năm 2008 Xem bảng 4 (World Bank (a), 2008 p.1)
Bảng 4: Ngân hàng thế giới (2008) và quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) 2008 và điều kiện kinh tế
Giá các vật dụng khác (% biến đổi) 15.8 10.0 – 12.0 -10.0 – 0 Khoảng 73% dân số Việt Nam sống ở nông thôn và nông thôn chiếm 94% tổng số người nghèo Trung bình các gia đình làm ra thực phẩm trị giá 15 400.000 đồng và họ chi 10.200.000 đồng mỗi năm Gần 27% người nghèo và 18% hộ không nghèo ở Đồng bằng Sông Cửu Long tham gia bán gạo mặc dù Đồng bằng Sông Cửu Long là bát gạo của Việt Nam Ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 38% hộ nghèo và 50% hộ không nghèo tham gia bán thực phẩm Phân tích của ngân hàng thế giới năm 2007 cho thấy nội dung khái quát hóa ở trên không luôn đúng Các hộ ở thành thị mua thực phẩm, họ chi 3.300.000 đồng để mua thực phẩm, nhưng 12% và 27% hộ nghèo ở thành thị bán thực phẩm so với các hộ ở nông thôn, nơi 46% hộ nông thôn mua thực phẩm Mặc dù chính sách phát triển phúc lợi xã hội toàn diện ở Việt Nam là 51% tổng số các hộ nghèo
ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ ĐẾN DỰ ÁN CARD
Trong suốt quá trình thực hiện dự án CARD này chúng tối nhận thấy sự cần thiết đáng kể để phát triển các xí nghiệp kinh doanh nông nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, nhiều nhóm nông dân đang cố gắng thực hiện việc này nhưng họ gặp phải nhiều khó khăn Một khó khăn chính là việc vay mượn tiền từ ngân hàng để mở rộng và duy trì hoạt động kinh doanh của họ Các ngân hang thực hiện việc ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước Ở Việt Nam đa
số người dân sống ở nông thôn, họ có nhu cầu cấp thiết để phát triển được thuận lợi thông qua các chính sách kinh tế xã hội
Các vùng cần thiết cho sự phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ là:
1 Phát triển tiếp thị và mậu dịch
• Đào tạo để hiểu chuỗi cung ứng: Họ cần nhận thức được tầm quan trọng của tất cả những người tham gia và vai trò của họ trong chuỗi cung ứng (nội địa và xuất khẩu)
• Đào tạo về cách phát triển và thành lập các chuỗi cung ứng: - Tìm hiểu quá trình phát triển chuỗi cung ứng, sau đó xây dựng chuỗi cung ứng để tạo giá trị được cải thiện cho tất cả các thành viên của chuỗi
Trang 22• Phân tích và phát triển thị trường: -tìm hiểu thị trường của họ; phân đoạn thị trường của họ, điều chỉnh sản phẩm của họ đến các phân đoạn thị trường mục tiêu, phát triển những sản phẩm mới
2 Các khu vực công nghệ bao gồm cây trồng và dụng cụ thiết bị
• Thông tin về công nghệ mới
• Thực hiện công nghệ mới
• Truy cập thiết bị công nghệ mới đối với giá trị bổ sung
• Các hiệu quả trong việc sử dụng thiết bị công cụ (giảm thiểu thời gian nhàn rỗi)
3 Phát triển kinh doanh
• Thành lập các đoàn thể: - lập mã số các hướng dẫn, nguyên tắc và toàn thể hội viên…
• Phát triển các mô hình kinh doanh: -thành lập các cơ sở thương mại; cấu trúc cơ sở thương mại: -Kế hoạch kinh doanh, bao gồm kế hoạch tạo thị trường và tài chính…
THUẾ
Chính phủ Việt Nam hiện không thu phí sử dụng đất đối với đất đã được phân bổ trong hạn ngạch cho một hộ gia đình, cá nhân và các nông trại, miễn là đất được sử dụng cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp Luật đất đai 2003 quy định rằng nhà nước có thể thu lệ phí đất cho bất
kỳ diện tích đất vượt quá một hạn ngạch và đất của nhà nước cho thuê Ngoài ra người chủ sở hữu nông trại được miễn phí sử dụng đất, phí cho thuê đất, và thuế sử dụng nông nghiệp Theo điều này, người dân sử dụng các sườn đồi trọc, đất hoang, đất nằm trong khu vực trước
đó không có đầu tư cho mục đích sản xuất nông lâm ngư nghiệp (Nghị quyết số 3CP 2000, thông tư số.82/BTC, 2000) Nông trại và nông dân cũng được nhà nước quan tâm xem xét để được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong những trường hợp nào mà họ phải đối mặt rủi
ro từ thị trường và giá cả
Ở Việt Nam, nhà nước miễn thu thuế thu nhập cho các nông trại với thời gian cho phép tối đa được quy định hợp lệ Điều này làm giảm thuế thu nhập đến mức tối thiểu cho các nông trại với việc sản xuất và kinh doanh ổn định, hoặc cho giá trị hàng hoá nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nông trại Ngoài ra cũng được cung cấp để:
• miễn thuế thương mại cho các sản phẩm nông nghiệp
• không có loại thuế nguồn nước cho các công trình thủy lợi, hoặc cho việc sử dụng nước mặt và nước ngầm trong giới hạn nông trại (Quyết định số 3/CP, 2000)
• và không có loại thuế cho việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với một số cây công nghiệp, chẳng hạn như cây trồng được sử dụng trong các ngành công nghiệp giấy, gỗ, và một số cây trồng đặc biệt (Nghị quyết số.9/CP, 2000) (Man, PS 2006, p.87)
THU NHẬP
Trong năm 2006, ở Việt Nam thu nhập bình quân hàng tháng tính trên đầu người là 363 nghìn đồng tăng 31,4% so với năm 2004 Nhưng gia tăng thực sự thu nhập trong giai đoạn 2004 đến 2006 là 6,2%, thấp hơn thực tế thu nhập của giai đoạn 2002 -2004 của 10,7% (GSO,
2006 Pp 29-30) Trong năm 2006, đã có tăng mức lương tối thiểu (lương xã hội) Trong thời gian 2006 đã có một gia tăng:
• sản xuất
• sản lượng cây trồng (chủ yếu dựa vào gia tăng sản lượng lúa gạo)
• giá cả nông nghiệp và thuỷ sản (gạo, cà phê, cao su, hạt điều, thịt heo (trọng lượng sống), tôm và cá
Trang 23Thu nhập tăng đến 1.058 nghìn đồng và 506 nghìn đồng tương ứng trong cả hai khu vực
thành thị và nông thôn Tăng đến 29,8% và 33,8% tương ứng so với mức thu nhập hàng tháng
2004 Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất xảy ra ở các vùng đô thị Thu nhập hàng tháng trong các
hộ gia đình nghèo đã được 184 nghìn đồng so với nhiều hộ gia đình với 1.542 nghìn đồng mỗi
tháng (GSO, 2006, pp 29-30) Với tư cách là một kết quả của việc bình quân đầu người tăng
thu nhập đã nâng đời sống của người nghèo và giảm số lượng các hộ gia đình nghèo
Chính phủ Việt Nam đã chỉ ra rằng phần trăm hộ nghèo theo mức sống tối thiểu mới là 200
ngàn đồng cho các khu vực nông thôn và 2600 nghìn đồng cho các khu đô thị là 15,5% Mức
độ nghèo dựa trên mức sống tối thiểu mới đối với ĐBSCL là 13% dân số (GSO, 2006, pp
29-30)
Bảng 4 Phần trăm hộ nghèo năm 2004 và năm 2006 theo mức sống tối thiểu mới của
Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (%)
Đồng bằng sông Cửu
(Source GSO, 2006 pp 31)
Trên cơ sở mức sống tối thiểu mới của Chính phủ Việt Nam, khoảng 13 triệu người trong
tổng dân số là dưới mức sống tối thiểu với hơn 28 triệu người có đời sống cao hơn mức sống
tối thiểu chính thức (GSO, 2006; Oxfam, 2008)
Nhiều hộ nghèo đã mượn nợ, và một sự tác động của thiên tai sẽ khiến cho rất nhiều hộ gia
đình vướng vào nợ nần sâu hơn Bình quân Việt Nam có khoảng 6 đến 8 trận thiên tai trong
một năm, và các hộ nghèo dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng Trong những trường hợp
như vậy, chiến lược đối phó của các hộ gia đình thường bao gồm:
• vay mượn từ gia đình và bạn bè;
• vay mượn từ tư nhân với lãi suất cao;
• vay gạo tại set interest rent, cho mỗi mùa, để có thể được trả sau khi thu hoạch tiếp theo;
• Quyên góp các sản phẩm tự nhiên thứ yếu,
• Di trú theo mùa để làm việc tại các thành phố hoặc nông trại như lao động chân tay, và
• Làm việc ở địa phương như lao động ngày
Trang 24Thiên tai đã đưa các hộ này vào tình huống thậm chí còn nợ nhiều hơn và không có hoặc rất ít
cơ hội thoát nợ
Trong năm 2006, chỉ còn 5,8% hộ nông thôn chưa có điện, tăng 41% kể từ năm 1994 Năm
2006, 98.9% xã và 92.4% xã có điện mà trong đó có đến 87% làng có mạng lưới điện quốc gia Hiện có 6 tỉnh và thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bình Dương và tỉnh Tiền Giang) có đến 100% xã có điện Tuy nhiên, ở vài khu vực tỉnh thành số lượng xã, làng có hộ dân cư có điện vẫn còn thấp và thường là ở khu vực miền Nam và miền trung Việt Nam
Trang 25GIAO THÔNG
Khu vực ĐBSCL chiếm tỉ lệ đường dành cho xe ôtô chạy thấp nhất Khoảng 83.2% xã có đường dành cho xe chạy quanh năm, và con số này là thấp nhất nước Mặc dù có nhiều cải tiến vượt trội trong đường giao thông nông thôn, nhiều tuyến đường vẫn còn đang gây khó khăn cho sản xuất và đời sống người dân Tỷ lệ các xã không có đường lộ đến văn phòng Ủy ban nhân dân còn cao ở một số tỉnh ở Việt Nam Vùng ĐBSCL tỉ lệ xã không có đường lộ ở các tỉnh đến văn phòng ủy ban nhân dân là:
Việc thiếu các con đường kín và được bảo quản đang gây rất nhiều khó khăn cho nhiều làng,
xã và hộ nông thôn ở ĐBSCL Việt Nam Thử nghiệm vận chuyển bằng đường bộ đối với những sản phẩm mau hư hỏng, như là: xoài, chôm chôm và vú sữa, v.v…, đến thị trường mà không gây hại đến chất lượng sản phẩm là không thể Phần lớn trái cây đều bị hư (>10% đến 30%) do đường vận chuyển gồ ghề và phương pháp đóng gói truyền thống không thể bảo vệ trái cây hoàn toàn từ việc bị chà sát và bị rung, áp lực, bị thâm tím và bị nhiễm bẩn, bụi, khói
và phun nước không sạch và những chất lỏng khác hay các chất bẩn rắn như phân bón khi vận chuyển
KHÍ HẬU
ĐBSCL có khí hậu nhiệt đới trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa mưa với hàm lượng ẩm trung bình là 75% Có 2 mùa trong 1 năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11, lượng mưa trung bình là 1,800mm hằng năm Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến thành 4 Những vùng đất thấp thường bị ngập trong nước trong từ 2 đến 6 tháng, mực nước trong khoảng 0.3 đến 3 mét tùy vào từng khu vực và lượng mưa hàng năm (Nguyen, N H., 2007)
Nhiệt độ trung bình 28oC (82oF), có khi cao nhất lên đến 39oC (102oF) các buổi trưa cuối tháng 4, trong khi nhiệt độ có khi xuống thấp nhất dưới 16oC (61oF) các buổi sáng sớm cuối tháng 12
Việt Nam đứng hàng thứ 8 trong 10 có thời tiết khắc nghiệt ở Đông Á (World Bank, 2008) Theo Nguyen, N H., 2007, 70% người Việt sống ở khu vực nông thôn với thu hoạch chính là lúa gạo Vấn đề chính ở vùng đồng bằng song Cửu Long là phải đối mặt với tần số và lượng nước lụt, nước biển xâm thực với thủy triều cao, đất xâm thực và mực nước biển tăng cao và các cơn bão nhiệt đới
THỔ NHƯỠNG
Việt Nam nằm ở mũi Đông-Nam bán đảo Trung Ấn Việt Nam có diện tích khoảng 331,688 kilomet vuông Chiều dài từ Bắc đến Nam là 1,650 kilomet Bề rộng tại điểm hẹp nhất ở Việt Nam là 50 kilomet Bờ biển Việt Nam khoảng 3,260 kilomet chiều dài Việt Nam có khoảng
3000 đảo với tổng diện tích là 1600 kilomet vuông, và hơn 1 triệu kilomet vuông diện tích mặt biển (Nguyen, N H., 2007)
Vùng ĐBSCL có khoảng 40,000 km vuông diện tích và là vùng đất thấp cao hơn mặt nước biển không quá 3m và một hệ thống kênh rạch chằng chịt, tổng cộng khoảng 2,220km chiều dài Vùng châu thổ này lấn ra biển mỗi năm từ 60 đến 80 mét Điều này phụ thuộc vào lượng phù sa ở các nhánh sông Mêkong khác nhau Ước chừng lượng phù sa do sông bồi đắp hằng năm khoảng 1 tỉ mét khối, hoặc gần 13 lần lượng phù sa bồi đắp cho sông Hồng ở miền Nam Việt Nam Khoảng 10,000 km vuông đất ĐBSCL thâm canh lúa gạo Vùng này là một trong những vùng trồng lúa gạo chính cho cả thế giới Mũi cực Nam đồng bằng sông Cửu Long,
Trang 26bán đảo Cà mau, hay mũi Bai Bung, và được bao phủ bởi rừng rậm rạp và những đầm lầy đước (Nguyen, N H., 2007)
Đất ở ĐBSCL được đánh giá cao chủ yếu là do thời gian bị ngập nước và khả năng kiểm soát mực nước ĐBSCL là nơi cư trú của 17.3 triệu người dân, trải rộng qua suốt 13 tỉnh và thành phố với mật độ 435 người trên 1 km vuông (GSO 2006, Nguyen, N H.,2007)
Nếu ta chia Việt Nam theo vùng kinh tế, thì vùng nông nghiệp sử dụng 0.7 ha đất làm đất nông nghiệp Con số này tương ứng với 692 ha và 0.63 ha cho kinh doanh nông nghiệp và hộ gia đình Lâm nghiệp sử dụng 142 ha đất rừng Con số này tương ứng với kinh tế rừng và hộ gia đình là 10,274 ha và 2,9 ha Tương tự, ngư nghiệp dùng 0,74 ha đất ngư nghiệp tương ứng kinh tế ngư nghiệp và hộ gia đình là 37 ha và 0.66 ha (GSO (a), 2007 Pp 71-72)
Năm 1986, việc đưa ra quá trình cải cách theo cơ cấu “đổi mới”, đổi mới nền kinh tế Việt Nam, đã có tác động lớn đến ngành nông lâm ngư nghiệp ở Việt Nam; thực tế là mọi phương diện kinh tế nông thôn đều bị ảnh hưởng (Trần Thị Thu Trang, 2003)
Đổi mới đã đem lại kết quả án tượng cho nông nghiệp Việt Nam; cụ thể là cả 4 mặt ngành nông nghiệp đều bị ảnh hưởng bởi cơ chế thị trường tữ do:
- Sỡ hữu đất
- năng suất lúa
- đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
- thương mại nông sản trong và ngoài nước
Luật đất đai năm 1993 đã thay đổi rõ ràng thực tiễn sỡ hữu đất tại Việt Nam Trong khi đất thời kỳ “đổi mới” là những nông trại lớn trên cơ sở tập thể, luật này cho phép người nông dân quyền thừa kế, thế chấp, chuyển nhượng, trao đổi và cho thuê đất Đến năm 1999, khoảng 10 triệu hộ dân, một lượng lớn người dân nằm trong vùng đất thấp, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Các quyền sở hữu mới đẩy mạnh gia tăng lượng nông trại gia đình là tăng năng suất; tức là, trong những nghiên cứu gần đây gần 1/3 mức độ phát triển kinh tế ở Việt Nam là giao quyền phát canh đất cho người nông dân
Ở Việt Nam hiện nay, các hộ dân được xem như những đơn vị tự túc kinh tế; chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các hộ dân đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế quốc gia Sự phát triển trên nền tảng hộ gia đình và các tổ chức sản xuất sẽ có nhiều lợi thế, như là các hộ gia đình đưa ra quyết định và thực hiện kế hoạch riêng của mình Những vùng dân tộc thiểu số, nơi sinh sống cũng là một cộng đồng theo truyền thống của họ, với cuộc sống của mỗi cá nhân đều gắn chặt với cộng đồng Nhiều phong tục truyền thống đến nay vẫn còn được gìn giữ và thực sự có sức mạnh không chỉ đối với tinh thần của người dân
mà còn đối với đời sống của họ Mặc dù mỗi hộ dân là một đơn vị kinh tế tự túc nhưng các hoạt động sản xuất (sử dụng đất, mùa sản xuất, thu hoạch vụ mùa) vẫn phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng
Các thị trường tạo ra cơ hội “đổi mới” khuyến khích đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và phát triển nền nông-công nghiệp ở Việt Nam, và tăng thu nhập trao đổi với nước ngoài nhờ xuất khẩu nông sản giá trị cao
CHÍNH SÁCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG TRẠI
Các hiến pháp và pháp lệnh của Việt Nam chỉ ra rằng tất cả đất đai thuộc quyền sở hữu của người dân, và Nhà nước (chính phủ Việt Nam) là đại diện của người dân Vì vậy đất đai được Nhà nước quản lý và cho các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng lâu dài thông qua hợp đồng thuê dài hạn người dân phải sử dụng đất theo cách thức (Man P.S, 2006, pp 87-88)
Đối với mục đích nông nghiệp, nhà nước cấp đất cho các hộ gia đình và các cá nhân để khuyến khích họ đầu tư phát triển nông trại, hoặc là họ có thể thuê đất và nhận quyền sử dụng
Trang 27đất Nhà nước cũng khuyến khích đầu tư vào khai thác và sử dụng những sườn đồi trọc, đất bỏ hoang, ao, đầm lầy, đất phù sa dọc sông và bờ biển để phát triển nông trại nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (Quyết định số 3/CP, 2000) (Man P.S., 2006, pp.87-88) Theo Luật đất đai Việt Nam (2003), cho phép phát triển nông trại và đặt ra các quy định sử dụng
Luật đất đai này nói rằng người chủ nông trại cũng như các hộ gia đình đều không phải là người làm sở hữu Tuy nhiên họ có điều kiện thuận lợi và có cơ hội đề làm việc trên đất, mở rộng đất và có quyền sử dụng đất để phát triển nông trại Luật đất đai năm 2003 cũng cho phép các tổ chức kinh tế hải ngoại và người Việt ở nước ngoài, các tổ chức nước ngoài và người nước ngoài thuê đất để đầu tư ngành nông lâm ngư nghiệp và sản xuất muối (Man P.S.,
2006, pp 87-88)
Man, P S., 2000 viết rằng Nhà nước thu phí thuê đất hằng năm hay mỗi lần cho 1 khoảng thời gian sử dụng đất (phần 35) Người Việt ở nước ngoài, các tổ chức nước ngoài và người nước ngoài được phép trả phí sử dụng 1 lần, và họ có quyền chuyển nhượng, cho thuê đất và thế chấp tài sản của họ (Circular No.82/2000/TT-BTC and Resolution No.9/2000/CP) (Man, P.S.,
2006, pp.87-88)
Cho phép sử dụng đất đai với mục đích tín dụng Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế ở nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức nước ngoài và người nước ngoài đầu tư vốn để phát triển nông trại nông lâm ngư nghiệp (Man, P.S., 2006, pp.87-88)
Đất dùng cho kinh tế nông nghiệp bao gồm đất đuợc Nhà nước phân cho các hộ và các cá nhân để làm nông lâm ngư nghiệp và sản xuất muối (họ không phải trả phí sử dụng đất trong hạn ngạch); Nhà nước cho thuê đất, đất thuê, đất chuyển nhượng, đất thừa kế, đất được cho như quà tặng; đất được góp phần bởi các hộ gia đình và các cá nhân
Mặc dù người phụ nữ ở Việt Nam, theo pháp luật, được quyền sở hữu đất, nhưng thực tế thì quyền sở hữu đất của người phụ nữ ở nông thôn vẫn còn xa vời Phụ nữ ở nông thôn Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi bởi vì đa phần người phụ nữ đều phụ thuộc vào nam giới về đất đai Trong khi nhiều mục trong luật đất đai Việt Nam, thường là do người chồng đứng tên và điều này dẫn đến nhiều khó khăn cho người phụ nữ đã ly hôn hoặc góa phụ trong mục dành quyền
sử dụng đất Phụ nữ không được đăng ký quyền sở hữu đất thường gặp những khó khăn trở ngại khi vay nợ vì khó chứng minh được họ có đủ điều kiện mà không có đất đai (Bourke-Martignoni, 2001, pp 12-13)
MỘT VÀI ĐIỀU LUẬT SỬ DỤNG ĐẤT VỀ DIỆN TÍCH ĐẤT VÀ THỜI HẠN SỬ DỤNG
Đất của mỗi hộ gia đình hoặc các cá nhân cho vụ mùa hàng năm, sản xuất ngư nghiệp, hay sản xuất muối, không quá 3 ha cho mỗi loại hình sản xuất, và được trợ cấp trong 20 năm (Man, P.S., 2006, p.88)
Đối với cây trồng lâu năm, giới hạn cho mỗi hộ hay cá nhân ở vùng đồng bằng không quá 10 ha; ở vùng trung du và miền núi, không được quá 30 ha và được trợ cấp trong 50 năm (Man, P.S., 2006, p.88)
Giới hạn cho bảo vệ rừng hay sản xuất lâm nghiệp cho mỗi hộ hay cá nhân không quá 30 ha
và trợ cấp trong 50 năm (Man, P.S., 2006, p.88)
Đối với đồi trọc, đất hoang, bãi bồi phù sa dọc các con sông hay bờ biển xem như đất không
sử dụng được, giới hạn và thời gian sử dụng đất cho mỗi hộ hay cá nhân không vượt quá giới hạn và thời gian sử dụng đất cho mỗi vụ mùa hằng năm, cây lâu năm hoặc sản xuất lâm nghiệp Hơn nữa, bất cứ hộ hay cá nhân nào đã nhận đất theo hạn ngạch và có mong muốn mở rộng ra trên vùng đất giới hạn hoặc các hộ hay cá nhân không được nhận đất, nhưng có nhu
Trang 28cầu sử dụng đất cho mục đích sản xuất nông lâm ngư nghiệp có thể thuê đất với cùng một thời hạn cho mỗi loại đất (Man, P.S., 2006, p.88)
Giới hạn đất thuê tùy thuộc vào quỹ đất ở mỗi khu vực và quyết định bởi lãnh đạo tỉnh, thành phố (mục 67, 70) (Man, P.S., 2006, p.88)
Các hộ gia đình hay các cá nhân sử dụng đất cho kinh tế nông nghiệp có quyền trao đổi, thừa
kế, chuyển nhượng, thế chấp hay góp phần như là tài sản riêng theo quyền sử dụng đất; họ được chủ động trong việc thay đổi mục đích sử dụng đất để kinh doanh khi được sự chấp thuận của nông thôn và ủy ban quận huyện (an, P.S, 2006, p.88)
Nếu đã hết thời hạn sử dụng đất, nhưng các hộ gia đình hay các cá nhân muốn tiếp tục sử dụng đất, Nhà nước sẽ phân đất cho họ (Mục 82) (Man, P.S., 2006, p.88)
MỐI QUAN TÂM VỀ ĐẤT ĐAI TRONG DỰ ÁN CARD
Vấn đề hiện nay của đất ở vùng ĐBSCL là đất bị trẻ hóa Gần 30 phần trăm ĐBSCL là các bãi bồi, phân bố ở giữa vùng Hậu Giang và Tiền Giang Hơn 40 phần trăm ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi đất bị nhiễm acid sulphate (ASS) Điều đáng lo của ASS là phải làm thoáng đất, tháo nước, cấy cày và gò đất có thể làm trung hòa acid trong môi trường nước và nước biển, theo đó sẽ làm chết cá hay tăng dịch bệnh trong môi trường nước biển Đất mặn lại là vấn đề khó khăn hơn khi phát triển nông ngiệp ở vùng bờ biển Việc phát triển mới và tái phát triển ở các vùng hiện có yêu cầu đất có thể hoặc được di dời hoặc được quan tâm, và có kế hoạch quản lý để loại bỏ acid hay bổ sung khoáng chất trong đất vào môi trường Cho đến ngày nay không có một nguyên tắc nào về việc quản lý đất đai lại bị phủ lấp đi trong việc đào tạo bởi bất kỳ dự án nào Nhiều người nông dân/ người trồng trọt nhận thấy được ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp hiện nay và cần phải thay đổi nhưng không có sự giúp đỡ Một nhận xét từ nhóm trồng bưởi : “cần thêm nhiều khóa huấn luyện để thực hiện theo nguyên tắc GAP về nông trại ở các cấp địa phương” Huấn luyện kỹ năng quản lý đất và phương pháp làm giảm đất bị nhiễm bẩn được tiến hành theo Dự án CARD Như một phần của khóa đào tạo GAP, hội thảo PAL về thiết kế và bố trì vườn đã được tiến hành Thiết kế, bố trí và lắp đặt một khu vường đúng là quan trọng đối với các khu vườn thiết kế sai và có ảnh hưởng đến môi trường
NƯỚC
Trung bình có khoảng 6-10 cơn bão hay áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam mỗi năm Những thiên tai này đều ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế cũng như con người theo Báo cáo Quản lý Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới năm 2008, Việt Nam xếp hàng thứ 8 trong số các nước có thời tiết khắc nghiệt ở Đông Á, với xấp xỉ 70% đời sống của người dân Việt Nam
ở những vùng có nước bị ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai (Oxfam 2008, p13) Lượng mưa trùng bình là 1,500 đến 2,000 mm mỗi năm với khoảng 100 ngày mưa và độ ẩm là 80% Bức xạ trung bình khoảng 100 kcal/cm2 mỗi năm và giờ chiếu sáng từ 1,500 đến 2,000 giờ một năm
CẤP NƯỚC NÔNG THÔN
Ở Việt Nam có khoảng 63% số xã có tháp nước sạch Ở ĐBSCL (74.2%), Đông Bắc Bộ (43.8%), Tây Nam Bộ (51.2%) và bờ biển Nam Trung Bộ (43.1%) đều có tháp nước sạch Cùng với việc phát triển nhanh các làng nghề thủ công và làng nghề truyền thống, nông lâm nghiệp và chế biến thủy sản và vùng công nghiệp ở vùng nông thôn, ô nhiễm môi trường đã xuất hiện và vấn đề xử lý vệ sinh, rác thải, nước thải không có hoặc rất ít và gây nguy hiểm cho môi trường
Theo Báo cáo Oxfam 2008, cơ quan DARD ở ĐBSCL đã xác định nước mặn đã từ biển tràn vào các con sông 60km vào cuối mùa khô tháng 5 năm 2007 Họ cũng xác định rằng lượng muối trong nước sông tăng lên 4 phần ngàn (ppt), là giới hạn mà cây lúa gạo không thể sống được Ở những vùng bị ảnh hưởng trước đây, điểm này là 1 hay 2 ppt, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây vườn và ao nuôi cá Giảm sút kinh tế do nhiễm mặn đang báo động Ví dụ như
Trang 29ở Bến Tre, năm 2003, nhiễm nước mặn làm thiệt hại 12 tỉ đồng (US$750,000) và làm 16000
hộ không có nước sạch, vào năm 2005 con số này tăng lên 570 tỉ đồng (US$37m) và 110,000
hộ gia đình, tức 39% dân số ở tỉnh Bến Tre Những con số này được đánh giá thông qua năng suất lúa, cây ăn trái, dừa và đường mía (Oxfam 2008, pp27-28)
CÁC HOẠT ĐỘNG TƯỚI TIÊU VÀ QUẢN LÝ NƯỚC VÀ MỐI QUAN TÂM CHO
DỰ ÁN CARD
Nước đóng vai trò chính trong hệ thống trồng trọt nông nghiệp Nó là một phần trong cấu tạo cây và cung cấp vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây (nhân tố điều hòa cây trồng tự nhiên) Lịch trình thủy lợi (khi nào và lượng nước cung cấp bao nhiêu) rất quan trọng và phải đi đôi với lịch tưới tiêu và kiểm soát lượng nước trong đất, hiệu quả và sử dụng nước có hiệu quả Cây trồng cần nước nhiều hơn trong những giai đoạn quan trọng sau:
- ra hoa và quả
- Phát triển quả
- Giai đoạn tăng trưởng của rau
Vì vậy, việc kiểm soát nước trong đất là thiết yếu và để loại bỏ stress thực vậtở những giai đoạn quan trọng Thiếu nước (khô hạn) hay dư nước cũng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm như chất dinh dưỡng và thuốc trừ sâu thải vào môi trường Thiết kế vườn, nông trại tốt là cần thiết để bảo đảm không có chất thải ở nông trại Đây là nhân tố thiết yếu của GAP Yếu tố này thường được xem nhẹ hoặc bỏ qua do chi phí tái xây dựng một khu vườn hay giảm năng suất để bảo đảm môi trường được bảo vệ tốt Không có ưu đãi hay trợ cấp gì cho bà con nông dân và họ buộc phải tự bỏ tiền túi để trang trải cho những khoảng chi phí này làm giảm khả năng phát triển ngay cả có những khoảng lợi nhuận về môi trường sinh thái và xã hội, chẳng hạn như làm giảm sự tác động của các dịch bệnh mà có thể giảm hậu quả, làm sạch môi trường (ít ô nhiễm hơn) và có một đời sống mạnh khỏe hơn cho cộng đồng
từ những hoạt động đó
MỐI QUAN TÂM VỀ MÔI TRƯỜNG CHO DỰ ÁN CARD
Nhiều vấn đề về môi trường được đặt ra khi tham khảo ý kiến của bà con nông dân trong hội thảo tập huấn Tiến hành phân tích những ý kiến này đã đưa ra một số vấn đề chính như sau:
- nhiễm bẩn nước tưới tiêu (muối và nước xám)
- Loại bỏ nước xám và các chất bẩn trên đường nước chảy
- phương pháp và hoạt động ứng dụng phun thuốc nông nghiệp
- loại và lượng phân bón, phương pháp ứng dụng và giảm sự xâm nhập vào môi trường
- thực hiện phương pháp nuôi trồng hỗn hợp (thực hiện nuôi vật nuôi và trồng cây hỗn hợp)
Các hoạt động nông nghiệp nghèo nàn tạo ra những vấn đề nghiêm trọng ở ĐBSCL và sự nhiễm bẩn vào đất và thủy lợi thông qua:
- kiểm soát và xáo trộn đất (đặc biệt là đất nhiễm acid sulphate (ASS))
- hệ thống tưới tiêu và kiểm soát nước không đúng
- sử dụng hóa chất nông nghiệp không đúng và thường xuyên (thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, v.v…)
- dùng phân bón không đúng (cả phân hữ cơ và vô cơ)
điều này có thể dẫn đến:
- tăng lượng muối
- giảm năng suất trồng trọt và nông ngư nghiệp
- sự lan rộng của nhiễm bẩn, chất độc và tăng dịch bệnh trong cộng đồng
- gây thiệt hại cho môi trường sinh thái
- thiệt hại do giảm năng suất
Trang 30SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP
Chi cục Bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) thường xuyên phát tài liệu cho nông chất và người sử dụng thuốc trừ sâu khác để phòng trừ nguy hại, hướng dẫn
an toàn và mức độ bảo vệ cần thiết khi sử dụng hóa chất Hồ sơ lưu cho thấy 11% nhiễm độc trên toàn quốc là do thuốc trừ sâu; 840 ca nhiễm độc trên 53 tỉnh thành năm 1999 ở Việt Nam Khảo sát được thực hiện bởi Chi cục bảo vệ thực vật cho thấy 80% nông dân ở miền Nam Việt Nam lạm dụng thuốc trừ sâu như một thành phần chính trong hệ thống sản xuất so với việc kiểm soát khác
Công tác quản lý hóa chất nông nghiệp gồm các phần sau:
• loại hóa chất (công thức)
• thời gian bảo quản và mục đích tiếp thị
• phân phối ra thị trường v.v…
Việc dùng sai thuốc trừ sâu ở vùng nhiệt đới cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề diệt côn trùng do quá trình tăng trưởng quanh năm và khả năng phát triển không bình thường nhanh hơn, sau đó sẽ xuất hiện bản sao của chúng ở những vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới Trong khi nhiều bà con nông dân được IPM đào tạo và áp dụng những ứng dụng của họ vào nông trại của mình đều không thể áp dụng được vì nhiều yếu tố phức tạp ở từng cấp nông thôn
Mặc dù các vấn đề môi trường không phải là phần quan trọng trong dự án CARD Việc đào tạo cung cấp kiến thức về phương pháp thiết kế vườn, giữ đất, nước và phương pháp IPM và IDM Điều này được thực hiện trong việc khảo sát ý kiến các đối tác Việt Nam trong dự án CARD Dự án CARD này nhắm đến một hệ thống phân phối an toàn xoài và bưởi để phân phối sản phẩm sạch đáp ứng các tiêu chuẩn GAP châu Á
Trang 31PHẦN 2A: - GIẢ ĐỊNH CHO VIỆC PHÂN TÍCH VỀ KINH TẾ XÃ HỘI CHUỖI CUNG ỨNG XOÀI CÁT HOÀ LỘC
XOÀI VIỆT NAM
Nghiên cứu sơ bộ này phác thảo khả năng kinh tế của việc sản xuất xoài tại Việt Nam Nó chỉ được xem như một tài liệu hướng dẫn mà thôi Trong ngành công nghiệp xoài Việt Nam, có một loạt các hệ thống sản xuất, môi trường phát triển , kỹ thuật quản lý , giống và các lựa chọn tiếp thị Các yếu tố khác như các nguồn lực sẵn có, giới hạn điều tiết và các mục tiêu kinh doanh cá nhân, tăng tính phức tạp của việc so sánh các hệ thống ngân sách Những mục tiêu của nghiên cứu này chỉ là để cung cấp các đánh giá sơ bộ Những nghiên cứu chi tiết và giải thích cần phải được đảm bảo để xác minh việc sản xuất xoài ở Việt Nam có khả năng và
sẽ đem về một nguồn lợi nhuận Nhiều cơ quan tài chính cung cấp ngân quỹ cho các doanh nghiệp nông nghiệp sẽ yêu cầu một dự thảo ngân sách chi tiết về các hoạt động kinh doanh đã được đề xuất Vì vậy, đối với các vụ mùa cây ăn trái lâu năm, thật quan trọng để thiết lập các điểm hoà vốn và lợi nhuận, bởi vì trong thực tế các doanh nghiệp nông nghiệp liên doanh lâu dài
Dữ liệu cung cấp cho các phân tích sơ bộ này đã được tập hợp bởi các cộng tác viên dự án của chúng tôi tại Việt Nam và tuyệt không thể xem như là phân tích cuối cùng Chúng tôi muốn cảm ơn Giám đốc Nguyễn Duy Đức của SIAEP, Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu của Shri và các ban nghiên cứu đã cung cấp thông tin này cho các phân tích
GIẢ ĐỊNH
Chi phí cố định: là những loại chi phí vẫn còn còn khả năng biến đổi, ngay cả khi một sự thay đổi trong khối lượng hoạt động xảy ra và là kết quả của các hoạt động kinh doanh toàn điện Các chi phí này có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát và hầu hết là 'dựa trên thời gian' Chúng thường thay đổi theo chiều dài thời gian ví dụ như thuê hoặc cấp phép để bơm nước trong một năm Các chi phí này được chỉ định cho doanh nghiệp dựa theo hoạt động của nó và tầm cỡ kinh doanh
Chi phí biến đổi: là những loại chi phí phải gián tiếp gánh chịu như là kết quả của hoạt động kinh doanh Các chi phí này thường khó khăn để thu được hoặc ước tính mà không có kinh nghiệm thực tế và thay đổi với mức độ hoạt động Chúng thường được đo theo các điều khoản tiền tệ so với khối lượng hoạt động hay số lượng được sản xuất, nhưng do những hoạt đông kinh tế hoặc không kinh tế của quy mô nên nó là một mối quan hệ không tuyến tính
Vụ mùa: Xoài (đơn vị nông trại/hộ gia đình/doanh nghiệp = 1 ha)
Xoài cát Hoà Lộc (8-12 năm): - 50 đến 60 kg/cây – trung bình = 55 kg
− 3 năm: 3 đến 5 kg/cây – trung bình = 4 kg
− 4 năm: 10 đến 20 kg/cây – trung bình = 15 kg
− 5 năm: 20 đến 40 kg/cây – trung bình = 30 kg
− 5 năm và hơn 40 đến 140 kg/cây – trung bình = 70 kg
Trang 32Địa điểm chợ (chủ yếu)
Kilogram trái cho mỗi giỏ
Đối với chuỗi cung cấp truyền thống xoài Cát Hòa Lộc từ tỉnh Tiền Giang đến TP Hồ Chí Minh: - Trái cây được đóng gói 30kg vào giỏ tre Các giỏ được vận chuyển bằng xe tải có hoặc không có các thiết bị làm mát
Đối với chuỗi cung cấp mới xoài Cát Hòa Lộc từ tỉnh Tiền Giang đến TP Hồ Chí Minh: - Trái cây được đóng gói vào 5 kg vào thùng carton Các thùng carton được vận chuyển bằng xe tải có hoặc không có các thiết bị làm mát
Đối với chuỗi cung cấp mới mát xoài Cát Hòa Lộc trái cây từ tỉnh Tiền Giang để Metro tại
TP HCM: - Trái cây được đóng gói vào 5kg thùng carton Các thùng carton được vận chuyển bằng xe tải làm lạnh đến Metro TP Hồ Chí Minh và đem bán
Vì vậy giá trung bình cho mỗi kg = 16 000 đồng / kg hoặc 1,11 A$/ kg
Ghi chú: việc sử dụng chuỗi cung cấp truyền thống ởtại Việt Nam, tất cả các nông sản này thường được bán tại các cổng nông trại cho thương lái Điều này không bình thường cho các sản phẩm được gửi đến các chợ trên hàng hoá ký gửi (đại lý làm việc ăn hoa hồng) Hiện có các cấp độ khác nhau của trái cây Dữ liệu về thu nhập đối với các cấp độ kích cỡ
đã được thu nhận, nhưng để đơn giản hóa việc phân tích, thì trung bình giá cả tại cổng nông trại sẽ được sử dụng trong các tính toán
Dự kiến trái cây Việt Nam thích hợp để bán là 70% Có 30% thiệt hại do côn trùng (ruồi đục quả) và dịch bệnh, hiệu ứng môi trường (cháy nắng) và thâm tím trong suốt thời gian thu hoạch
Thu thuế thu nhập từ các chợ
Đối với chuỗi cung ứng truyền thống Địa điểm chợ tại các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp
Các chợ địa phương: 8,000-15,000 VND/kg hoặc 0.55-1.04 A$/kg
Đối với chuỗi cung ứng mới Địa điểm chợ: - Thành phố Hồ Chí Minh TP.Hồ Chí Minh: 15,000-20,000 VND/kg hoặc 1.04-1.39 A$/kg Đối với chuỗi cung ứng Metro mới
Địa điểm chợ: - Metro Thành phố Hồ Chí Minh Metro TP.Hồ Chí Minh: 22,000-25,000 VND/kg hoặc 1.53-1.73 A$/kg
Tỷ giá chuyển đổi tử dollar Úc (A$/kg ) thành đồng Việt Nam (VND)
= 14 400 VND / A$1.00 AUD vào ngày 7 tháng 6 năm 2009
Trang 33Các chuỗi cung ứng
• Chuỗi cung ứng truyền thống
o Các chuỗi cung ứng tại Việt Nam có nhiều thành viên và thường rất dài Có thể bao gồm một số người bán sỉ tại các chợ địa phương và các tỉnh, và một người bán sỉ ở chợ đầu mối TP Hồ Chí Minh) Chúng tôi đã giảm tính phức tạp của chuỗi cung ứng và vì vậy chúng tôi có thể thu thập dữ liệu đáng tin cậy Đối với việc phân tích chuỗi cung ứng truyền thống này, chúng tôi chỉ đề cập đến: - nông dân, thương lái, người bán sỉ và người bán lẻ
Đóng gói: - trái được đóng gói vào từng sọt tre 35kg theo cách sử truyền thống Hoạt động này thường được thực hiện bởi thương lái
Vận chuyển: - trái cây có thể được vận chuyển bằng xe máy, tàu thuyền hoặc xe tải không có các phương tiện bảo quản đến các chợ địa phương
• Chuỗi cung ứng mới
o Chuỗi cung ứng mới này có số lượng thành viên tương tự tự như chuỗi cung ứng truyền thống Đối với chuỗi cung ứng này, chúng tôi đề cập đến: người nông dân/hợp tác xã, người bán sỉ và người bán lẻ Khác biệt là ở cấp độ nông dân/hợp tác xã:
trái cây được thu hoạch bằng cách sử dụng các phương pháp thu hoạch
và xử lý mới Trái cây được cắt từ các cành dài Các trái riêng rẽ được bao giấy và đặt trong các rổ nhỏ và đưa xuống đất Trái được đảo ngược xuống và trên cành được loại bỏ bớt chỉ còn một chồi stem trimmed và đặt trên các khung để hạn chế bỏng nhựa trên bề mặt của trái Trái cũng được đặt dưới bóng râm của cây để giảm thiểu hấp thu nhiệt Một khi thân cây đã hóa bần và không có nhựa rỉ ra thì trái sẽ được đặt trên giấy và vận chuyển đến nhà đóng gói Trái cây sau đó được rửa sạch, xử lý nước nóng, sấy khô, được sắp xếp, chấm điểm và đóng gói trong các thùng carton cách nhiệt và vận chuyển đến người bán sỉ
• Chuỗi cung ứng lạnh mới Metro
o Hệ thống mới này có số lượng thành viên tối thiểu Đối với chuỗi cung ứng METRO mới này, chúng tôi đã bao gồm: - nông dân / hợp tác xã đến METRO tại TP HCM Không có thương lái, người bán sỉ tham gia vào chuỗi này Ở cấp
độ nông dân/hợp tác xã, các quá trình xử lý, thu hoạch, sau thu hoạch mới bao gồm rửa, xử lý nước nóng, sấy khô, phân loại, chấm điểm, đóng gói và bảo quản lạnh và trái cây được vận chuyển nhờ một chuỗi làm mát đến METRO tại TP HCM Hệ thống đảm bảo chất lượng trong cũng được lắp đặt tại các nhà đóng gói và trong nông trại để cho phương pháp khả thi
Trang 34PHẦN 2 (B):- KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG XOÀI CÁT HÒA LỘC Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG MÊ KÔNG VIỆT NAM
VƯỜN CÂY QUY MÔ NÔNG TRẠI HAY HỘ GIA ĐÌNH
Diện tích: trong khi kích thước nông trại xoài bình quân khoảng 0.4 – 0.6 hecta, việc phân tích được tiến hành dựa trên hoạt động kinh doanh của 1 hecta
Do sự thay đổi khoảng cách giữa các cây trong vườn xoài ở vùng đồng bằng sông Mê Kông, khoảng cách cây tính theo mét ở Việt Nam bằng với khoảng cách hàng 6 m, với khoảng cách
1 cây 6 m được lựa chọn Điều này tương ứng với 200 cây/ha Chiều cao cây từ 6 đến 10 mét với chiều rộng khoảng 6 mét theo đường kính
TỔNG SẢN LƯỢNG & SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ
QUY MÔ NÔNG HỘ
SẢN LƯỢNG NÔNG TRẠI
Hệ thống sản xuất Tổng sản
lượng
kg mỗi cây
Tổng sản lượng
kg mỗi ha
Sản lượng tiêu thụ
SỐ TRÁI & SỐ GIỎ TIÊU THỤ MỖI HECTA
Kích thước giỏ = 30 kg mỗi giỏ tre số giỏ mỗi cây số giỏ mỗi ha
Giỏ tre 30 kg
Ở nông trại, tất cả các trái đều được coi như có khả năng tiêu thụ Do đó, mặc dù trái có chất lượng thấp cũng có thể được bán ở chợ địa phương
Sản lượng:-
• Sản lượng thấp 10 kg mỗi cây hay 2 000 kg hay 2 tấn mỗi hecta
• Sản lượng cao 100 kg mỗi cây hay 20 000 kg hay 20 tấn mỗi hecta
• Sản lượng trung bình is 55 kg mỗi cây hay 11 000 kg hay 11 tấn mỗi hecta
Trang 35Giá tại nông trại chuỗi truyền thống :-
• Giá Thấp = 8,000 VND/kg hay A$0.55/kg
• Giá Cao = 15,000 VND/kg hay $1.04 /kg
• Giá Trung bình = 11,500 VND/kg hay A$0.80/kg
Chi phí thu lượm và thu hoạch:-
• Thu hoạch, phân loại và đóng gói tại nông trại = ngày lao động/ha
• Ngày lao động = 5 ngày cho 4 nam và 4 nữ để thu hoạch 11 tấn xoài từ 1 hecta hay
200 cây
• Loại nhân công = nữ:- 50,000 VND/ngày và Nam:- 70,000 VND/ngày
• 1 ngày lao động = 8giờ
• Tổng giờ lao động = 320 giờ cho 1 hecta
• Do đó: - Để thu hoạch 1 kg xoài = 1.75 phút
• Do đó: - Để thu hoạch 11 tấn hay 1 hecta (200 cây) chi phí khoảng 2,400,000 VND
(A$166.66)
• Do đó loại nhân công để thu hoạch 1 hecta xoài = Nam 1,400,000 VND/ha và nữ
1,000,000VND/ha
THU NHẬP CỦA NÔNG TRẠI
Dựa trên thông tin khảo sát nông dân năm 2008
• 3 tấn (27%) vụ xoài với giá 32,500 VND/kg hay A$2.26/kg Số lượng trái này được bán đến nhà bán sỉ ở thành phố Hồ Chí Minh (chuỗi cung ứng ở TP.HCM) thông qua chuỗi cung ứng truyền thống và là xoài loại 1 và 2 Họ bán những trái này theo cách thức này để giảm rủi ro và đảm bảo lợi nhuận
• 1 tấn (9%) vụ xoài với giá 52,500 NVD/kg hay A$3.64/kg Số lượng trái này tập
trung vào thị trường đặc biệt Nông dân kiểm soát một số cây để có trái đủ độ chin vào ngày
Tết Gía này chỉ thu từ xoài loại 1 và đặc biệt được sử dụng làm qua biếu hoặc cúng
Trang 36Chi phí khác của nông trại
Quản lý tán (Tỉa & huấn
luyện vv) /ha
Tỷ giá A$ / ngày
Tỷ giá A$ /ha /năm
Tỷ giá nhân công VND / ngày
Tỷ giá VND /ha / năm
Tỉa cành (mùa đông) 1 lần mỗi
Quản lý cây trồng/ ha Tỷ lệ/giờ Ngày/ha A$/ngày A$/ha VND/ngày VND/ha
Phun thuốc và bao trái cho thị
trường đặc biệt có giá trị cao
Các loại phân bón khác (kg/ha)
Tưới tiêu/ha Sự tiêu
thụ nước/giờ
Sự tiêu thụ nước /ha
A$/giờ A$/ha VND/giờ VND/ha
Kiểm soát cỏ dại /ha Tỷ lệ /giờ Tỷ lệ /ha A$/giờ A$/ha VND/giờ VND/ha