1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC

133 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 4,47 MB

Nội dung

TT Chỉ tiêu Đơn vị Yêu cầu đặt ra Kết quả đạt được 7 Giảm chi phí sản xuất so với thu hoạch bằng thủ công % Đề tài đã đạt được 4/7 chỉ tiêu đặt ra là năng suất thuần túy, tỷ lệ đào nhổ s

Trang 1

BNN & PTNT

VCĐNN & CNSTH

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch

Số 54/102 Trường Chinh - Đống Đa – Hà Nội

Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài:

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC

Chủ nhiệm đề tài: TS Đỗ Hữu Khi

Trang 2

BNN & PTNT VC§NN & CNSTH

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch

Số 54/102 Trường Chinh - Đống Đa – Hà Nội

Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài:

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC

TS Đỗ Hữu Khi

HÀ NỘI, 6-2008

Bản quyền thuộc Viện Cơ điện NN & Công nghệ STH

Đơn xin sao chép toàn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải gửi đến Viện Trưởng

Trang 3

BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

A-Khối lượng công việc của máy trong năm

AC0-Khối lượng công việc tối thiểu trong năm máy làm việc đảm bảo hòa vốn B-Bề rộng làm việc của máy

c- Khối lượng quả trung bình trên 1m luống

Ckh-Chi phí khấu hao sử dụng máy liên hợp thu hoạch cho 1ha

Cpm- Chi phí thu hoạch bằng máy cho một ha

Dbs- Đường kính bánh sao chủ động

Dcs- Đường kính pu ly trên trục thu công suất

Dđc- Đường kính puly động cơ

Dđc1- Đường kính pu ly số 1 trên trục động cơ

Dđc2- Đường kính pu ly số 2 trên trục động cơ

Dx – Đường kính đĩa xích chủ động-xích kẹp nhổ chuyển cây

Gcp-Mức giảm chi phí so với thu hoạch bằng thủ công

Glđ- Mức giảm công lao động so với thu hoạch bằng thủ công

Hv-Hiệu quả vốn đầu tư

i1- Tỷ số truyền vận tốc tiến số 1 của máy

i2- Tỷ số truyền vận tốc tiến số 2 của máy

i3- Tỷ số truyền vận tốc tiến số 3 của máy

i4- Tỷ số truyền vận tốc tiến số 4 của máy

i5- Tỷ số truyền vận tốc tiến số 5 của máy

i6- Tỷ số truyền vận tốc tiến số 6 của máy

ics1- Tỷ số truyền trục thu công suất tầng chậm của máy

ics2- Tỷ số truyền trục thu công suất tầng nhanh của máy

ilc- Tỷ số truyền vận tốc lùi chậm

Trang 4

iln- Tỷ số truyền vận tốc lùi nhanh

itg-Tỷ số truyền trung gian

ix- Tỷ số truyền chuyển động cho xích kẹp nhổ cây

K-Thông số động học

La- Tiền thu được hàng năm thu hoạch bằng máy (không kể lãi suất đầu tư)

Li- Chiều dài đoạn thí nghiệm

Lt- Lợi nhuận cả đời máy

N-Năng suất làm việc thuần túy của máy

Nmax- Năng suất làm việc thuần túy tối đa của máy

Ntt- Năng suất làm việc thực tế của máy

n- Số năm sử dụng một đời máy

ncs- Số vòng quay trục thu công suất

ndd3- Số vòng quay bánh sao chủ động ở vận tốc tiến số 3

nđc- Số vòng quay định mức của động cơ

nlh- Số vòng quay của tục côn ly hợp chính

nx- Số vòng quay trục chủ động đĩa xích kẹp nhổ chuyển cây

q- Năng suất làm việc một ca máy

q1- Khối lượng quả nhổ sót TB trên 1m chiều dài đoạn thử

q2- Khối lượng quả bứt sót TB trên 1m chiều dài đoạn thử

q3- Khối lượng quả rơi vãi TB trên 1m chiều dài đoạn thử

q4- Khối lượng quả vỡ trong mẫu

q5- Khối lượng quả còn tia trong mẫu

q6- Khối lượng lạc sạch trong mẫu

Q2- Khối lượng quả trong mẫu phân tích tỷ lệ vỡ

Q3- Khối lượng quả trong mẫu phân tích tỷ lệ quả còn tia

Q4- khối lượng quả trong mẫu phân tích độ sạch sản phẩm

Trang 5

R2- Vận tốc lùi nhanh của máy

ti- Thời gian máy làm việc trên đoạn thí nghiệm

T1- Chi phí công nhổ lạc bằng thủ công trên diện tích 1ha

T2- Chi phí công bứt quả lạc bằng thủ công trên diện tích 1 ha

Tn- Chi phí công thu hoạch lạc bằng thủ công trên diện tích 1ha

Tv – Thời gian thu hồi vốn

Vm- Vận tốc tiến của máy

Z- -Giá trị của máy khi hết khấu hao

α-Góc nghiêng của xích kẹp nhổ cây so với mặt ruộng

Trang 6

SL- Sản lượng STH- Sau thu hoạch THL-Thu hoạch lạc TN- Thí nghiệm

Trang 7

BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ

VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI

CỦA ĐỀ TÀI KH &CN CẤP NHÀ NƯỚC

1.Tên đề tài:

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy liên hợp thu hoạch lạc

2.Đề tài độc lập cấp Nhà nước được chuyển tiếp từ đề tài KC-07-29 thuộc

chương trình khoa học và Công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn mã số KC-07

3.Chủ nhiệm đề tài: TS Đỗ Hữu Khi

4.Cơ quan chủ trì đề tài:

Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch

5.Thời gian thực hiện đề tài:

- Bắt đầu từ tháng 1/2005 ÷12/2005: Đề tài 07-29 thuộc chương trình 07;

KC Từ tháng 1/2006 ÷12/2007 :Đề tài được chuyển thành đề tài độc lập cấp Nhà nước

6.Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 1.800.000 VNĐ

Trong đó, kinh phí từ NSNN: 1.800.000 VNĐ

7.Tình hình thực hiện đề tài so với hợp đồng

7.1.Về mức độ hoàn thành công việc

Đề tài đã hoàn thành đầy đủ các nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu đã đăng k ý :

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy liên hợp thu hoạch lạc

7.2 Về các yêu cầu khoa học và chỉ tiêu cơ bản của các sản phẩm KHCN

Đã thiết kế, chế tạo mẫu máy liên hợp thu hoạch lạc THL-0.2, mẫu máy có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật sau:

Trang 8

TT Chỉ tiêu Đơn vị Yêu cầu đặt ra Kết quả đạt được

7 Giảm chi phí sản xuất so với

thu hoạch bằng thủ công

%

Đề tài đã đạt được 4/7 chỉ tiêu đặt ra là năng suất thuần túy, tỷ lệ đào nhổ

sót, tỷ lệ quả vỡ và giảm được đáng kể công lao động Chỉ tiêu tỷ lệ bứt sót và

tỷ lệ tạp chất chưa đạt so với yêu cầu đặt ra, song có thể khắc phục bằng cách thêm 2 nhân công nhặt lại sau máy và làm sạch tinh sau khi phơi Chỉ tiêu giảm

chi phí sản suất đặt ra 30-40% là quá cao khó thực hiện được trong điều kiện

kinh tế-xã hội ở Việt nam Giảm được chi phí sản xuất 18% so với thu hoạch

bằng thủ công, thực tế sản xuất có thể chấp nhận được Nhìn chung về cơ bản

mẫu máy có các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng làm việc đáp ứng được yêu cầu của sản xuất

Mặt hạn chế của mẫu máy là :

-Máy THL-0.2 chỉ thu hoạch được lạc gieo trồng theo quy trình thâm canh hàng hẹp: hai hàng trên một luống

-Máy liên hợp thu hoạch lạcTHL-0.2 làm việc đảm bảo các chỉ tiêu năng

xuất, chất lượng trong điều kiện khi thu hoạch: lạc đứng cây và ruộng được

chăm sóc tốt có ít cỏ

-Độ bền, độ tin cậy khi sử dụng của mẫu máy chưa cao: còn hay xảy ra sự

cố hư hỏng nhỏ cần phải khắc phục

Trang 9

7.3.Về những đóng góp mới của đề tài:

Trên cơ sở so sánh với các thông tin đã được công bố trên các ấn phẩm trong và ngoài nước đến thời điểm kết thúc đề tài Đề tài có điểm mới sau đây:

Ứng dụng những thành tựu mới của Đài Loan trong lĩnh vực nghiên cứu thiết kế chế tạo máy liên hợp thu hoạch lạc, thực hiện những cải tiến thiết kế, chế tạo hộp số di động, khung gầm máy Xây dựng quy trình chế tạo lắp ráp một số cụm chi tiết của liên hợp máy phù hợp với trình độ chế tạo trong nước Mẫu máy liên hợp thu hoạch lạcTHL-0.2 là mẫu máy đầu tiên được nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm ứng dụng trong điều kiện sản xuất, đạt được một số chỉ tiêu chất lượng làm việc xấp xỉ tương đương với mẫu máy nhập của Đài Loan

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

TS.Đỗ Hữu Khi

Trang 10

BÀI TÓM TẮT

Đề tài :” Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy liên hợp thu hoạch lạc.”

Mã số KC-07-29 (thời gian thực hiện từ 1/2005 đến 6/2006) thuộc chương trình

Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước ”Khoa học và Công nghệ phục

vụ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn” mã số KC-07 (Giai

đoạn 2001-2005)

Tháng 1/2006 đề tài được chuyển tiếp là đề tài độc lập cấp Nhà nước ( thời gian thực hiện từ 1/2006 đến 12/2007)

Mục tiêu của đề tài: Cung cấp cho sản xuất mẫu máy liên hợp thu hoạch

lạc phù hợp với vùng trồng lạc tập trung, nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đáp ứng yêu cầu về thời vụ

Mục tiêu cụ thể và sản phẩm của đề tài là: Thiết kế chế tạo và ứng dụng

máy liên hợp thu hoạch lạc trong điều kiện sản xuất Máy có năng suất 0,2 ÷ 0,22 ha/h, tỷ lệ đào nhổ sót ≤ 1,5%, tỷ lệ bứt sót ≤ 1%, tỷ lệ quả vỡ ≤3% Giảm được 90% công lao động và 30÷40% chi phí so với thu hoạch bằng phương pháp thủ công hiện nay

số và thay đổi kích thước khung gầm máy;

-Thay thùng chứa quả xả liệu bằng thủy lực bằng thùng đựng quả đóng bao

Trang 11

-Giảm khe hở sàng làm sạch từ 13÷14mm xuống còn 8÷9mm cho phù hợp với kích thước quả lạc Việt nam;

Máy liên hợp THL-0.2 có kết cấu và nguyên l ý làm việc không quá phức tạp, phù hợp với trình độ công nghiệp chế tạo trong nước

3.Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo và lắp ráp một số cụm chi tiết của máy liên hợp thu hoạch lạc tự hành THL-0.2:Cụm số phanh chuyển hướng, cụm

5 Máy liên hợp thu hoạch lạc THL-0.2 đã được ứng dụng trong sản xuất 4

vụ tại Xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng –Tây Ninh Sử dụng máy THL-0.2 so với thu hoạch bằng lao động thủ công: giảm được 92% công lao động và 18% chi phí Thời gian thu hồi vốn là 2,5 năm và hiệu quả vốn đầu tư là 1,84;

6.Máy liên hợp thu hoạch lạc THL-0.2 đã được chuyển giao cho Trung tâm sản xuất thực nghiệm giống –Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh (Thuộc Viện nghiên cứu cây có dầu) để ứng dụng và giới thiệu mở rộng mô hình CGH thu hoạch lạc ở Đông Nam Bộ

Trang 12

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG

MÁY THU HOẠCH LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

1.1.Tình hình sản xuất lạc và công nghệ thu hoạch lạc

1.1.1.Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

1.1.2.Công nghệ thu hoạch lạc

1.2.Các loại máy thu hoạch lạc

1.2.1.Máy đào lạc

1.2.2.Các máy thu hoạch lạc hai giai đoạn

1.2.3 Máy liên hợp thu hoạch lạc

1.3 Kỹ thuật thâm canh lạc cho năng suất cao

1.4.Tình hình nghiên cứu ứng dụng máy thu hoạch lạc ở Việt Nam

1.5 Kết luận

CHƯƠNGII MỤCTIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

2.1.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin và xử lý các số liệu điều tra, khảo sát,

các thông tin truy cập từ các kênh thông tin trong và ngoài nước

2.2.2 Phương pháp thiết kế máy nông nghiệp cho các thiết kế cơ khí;

2.2.3 Phương pháp thử khảo nghiệm máy liên hợp thu hoạch lạc trên đồng

Trang 13

2.2.4.Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của công cụ máy móc cơ điện

Nông nghiệp

2.3.Thiết bị và dụng cụ thử khảo nghiệm máy liên hợp thu hoạch lạc

CHƯƠNGIII KỸ THUẬT CANH TÁC SẢN XUẤT LẠC VÀ ĐẶC

ĐIỂM CÂY LẠC KHI THU HOẠCH

3.1.Kỹ thuật canh tác sản xuất lạc

3.1.1.Tình hình sản xuất lạc

3.1.2.Kỹ thuật canh tác lạc ở một số vùng trồng lạc tập trung của Việt nam

3.2.Đặc điểm cây lạc khi thu hoạch

3.2.1.Đặc điểm cây lạc khi thu hoạch ở Nghệ An

3.2.2.Đặc điểm cây lạc khi thu hoạch ở Tỉnh Tây Ninh

3.3.Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác trồng lạc phù hợp với phương

pháp thu hoạch 1 giai đoạn bằng máy liên hợp thu hoạch lạc

3.3.1.Quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp với thu hoạch bằng liên hợp máy

3.3.2.Yêu cầu về quy cách lô thửa, đặc điểm đồng ruộng, tính chất cây lạc

để thu hoạch bằng máy liên hợp thu hoạch

CHƯƠNG.IV.LỰA CHỌN NHẬP MẪU VÀ KẾT QUẢ THỬ

NGHIỆM MẪU MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC TPH-3252

4.1.Phân tích lựa chọn nhập mẫu máy liên hợp thu hoạch lạc làm cơ sở để

4.4.Kết quả thử nghiệm trên đồng mẫu máy TPH-3252

4.4.1.Thông số kỹ thuật máy liên hợp thu hoạch lạc TPH-3252

Trang 14

4.4.2.Kết quả thử nghiệm trên đồng mẫu máy TPH-3252

CHƯƠNG V NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN

HỢP THU HOẠCH LẠC THL-0.2

5.1.Thiết kế cải tiến hộp số chính truyền chuyển động

5.2.Thiết kế thùng chứa quả thu gom sản phẩm

5.3.Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo và lắp ráp một số cụm chi tiết của

máy liên hợp thu hoạch lạc THL-0.2

5.4 Thiết kế, chế tạo máy liên hợp thu hoạch lạc THL-0.2

5.5.Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy liên hợp thu hoạch lạc THL-0.2

5.6 Đánh giá khả năng chế tạo máy liên hợp thu hoạch lạc THL-0.2 trong

nước

CHƯƠNG VI KẾT QUẢ ỨNG DỤNG MÁY LIÊN HỢP THU

HOẠCH LẠC THL-0.2 TRONG SẢN XUẤT

6.1.Kết quả thử khảo nghiệm máy liên hợp thu hoạch lạc

6.2.Kết quả ứng dụng máy liên hợp thu hoạch lạc THL-0.2 trong sản xuất

6.3.Sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế

6.3.1.Các căn cứ tính toán

6.3.2.Chi phí cho việc thu hoạch bằng máy

6.3.3.Xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Trang 15

LỜI MỞ ĐẦU

Cơ giới hóa sản xuất lạc là sử dụng máy móc để hoàn thành nội dung các khâu công việc của quá trình sản xuất lạc, hiện nay CGH sản xuất lạc ở nước ta vẫn còn ở mức thấp chủ yếu là thực hiện CGH việc làm đất, bón phân, gieo hạt, quản lý ruộng, chăm sóc và thu hoạch Việc làm đất, quản lý ruộng đến nay đã

cơ bản thỏa mãn yêu cầu CGH ở một số vùng trọng điểm trồng lạc, nhưng riêng khâu gieo trồng và thu hoạch còn một khoảng cách khá lớn, đặc biệt là khâu thu hoạch vẫn phải thực hiện bằng lao động thủ công Đặc thù của khâu thu hoạch là thực hiện trong khoảng thời gian ngắn và tốn nhiều công lao động nặng nhọc Chi phí thu hoạch lạc bằng phương pháp thủ công 65÷75 công/ha Do tình trạng khan hiếm lao động thời vụ, chi phí thu hoạch lạc ở các vùng sản xuất tập trung

đã tăng 2÷3 lần so với 3-4 năm trước đây Hiện nay chi phí thu hoạch lạc ở vùng ĐNB dao động từ 2.400.000 ÷ 3.000.000đ/ha Cơ giới hóa thu hoạch để giảm chi phí lao động, giảm chi phí sản xuất và kịp thời vụ đã trở thành nhu cầu bức xúc cho sự phát triển bền vững của các vùng sản xuất lạc hàng hóa tập trung ở các tỉnh vùng Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ

Đề tài KC-07-29 : “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy liên hợp thu hoạch lạc” nhằm giải quyết yêu cầu cấp bách trên với mục tiêu cụ thể và sản phẩm sau:

- Thiết kế chế tạo và thử nghiệm mô hình ứng dụng mẫu máy liên hợp thu hoạch lạc ở vùng trồng lạc tập trung Mẫu máy có năng suất làm việc thuần túy 0,2÷ 22 ha/h, tỷ lệ nhổ sót ≤ 1,5, tỷ lệ bứt sót ≤ 1%, tỷ lệ quả vỡ ≤3 % và giảm được 90% công lao động, 30÷40% chi phí so với phương pháp thu hoạch thủ công hiện nay

Trên cơ sở mục tiêu và các nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã triển khai thực hiện trong thời gian 3 năm

Trang 16

Đơn vị thực hiện: Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ STH cùng với Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ STH thành phố Hồ Chí Minh

Đề tài thực hiện với tổng kinh phí 1.800 triệu đồng, trong đó:

-Thuê khoán chuyên môn: 524 triệu đồng;

-Nguyên vật liệu năng lượng: 348 triệu đồng;

-Thiết bị máy móc: 718 triệu đồng;

-Chi khác: 210 triệu đồng

Thời gian thực hiện và kinh phí thực hiện được chia làm 2 giai đoạn:

-Giai đoạn 1: Từ 1/2005 đến 12/2005 đề tài cấp Nhà nước KC-07-29 thuộc chương trình khoa học công nghệ KC-07 (giai đoạn 2001-2005), kinh phí thực hiện là 1.200 triệu đồng;

-Giai đoạn 2: Từ 1/2006 đến 12/2007 đề tài KC-07-29 được chuyển thành thành đề tài độc lập cấp Nhà nước, kinh phí thực hiện là 600 triệu đồng (Hợp đồng số 7/2006/HĐ-ĐT)

Do tính chất khó khăn phức tạp, chuyển giai đoạn từ đề tài KC-07-29 thành đề tài độc lập và có tính thời vụ cao của đề tài, trên cơ sở đề nghị của Viện

Cơ điện Nông nghiệp & Công nghệ STH, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn số 1331/BKHCN-KHCNN ngày 30 tháng 5 năm 2007 cho phép đề tài được kéo dài thời gian thực hiện tới tháng 12 năm 2007

Trang 17

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG MÁY THU HOẠCH LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

1.1.Tình hình sản xuất lạc và công nghệ thu hoạch lạc

1.1.1.Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Cây lạc là cây lương thưc thực phẩm ngắn ngày, còn là một trong năm loại cây dầu quan trọng trên thế giới Cây lạc đựơc trồng rộng rãi ở hơn 100 quốc gia châu Mỹ, châu Phi, châu Á với tồng diện tích hơn 25.214.000 ha; sản lượng hơn 35.907.000 tấn, năng suất bình quân đạt 14,2 tạ/ha (FAO 2005 - xem bảng 1.1) Trong đó diện tích lạc châu Á (xem bảng 1.2) có 13.372.110 ha chiếm 53,0%, sản lượng đạt 23.430.135 tấn chiếm hơn 65,3% sản lượng lạc thế giới, năng suất bình quân 17,5 tạ/ha cao hơn năng suất bình quân trên thế giới Qua số liệu thể hiện bảng 1.3 về diện tích, sản lượng lạc năm 2005 của các quốc gia châu Á Về diện tích, Việt Nam đứng hàng thứ 5 sau Ấn Độ, Trung quốc, Inđônêsia, Myanmar Về năng suất bình quân (theo nguồn WAP 7/2006), Việt Nam đứng thứ 3 ở châu Á và thứ 6 trên thế giới sau Mỹ (33,2 tạ/ha),Trung Quốc (29,6 tạ/ha), Braxin (24,6 tạ/ha), Argentina (23,8 ta5/ha), Inđônêsia 20,0 tạ/ha) và Việt Nam (17,4 tạ/ha)

Phần lớn các nước thuộc châu Phi, châu Á lạc trồng trong điều kiện khô hạn và bán khô hạn, không có nước tưới, đầu tư kỹ thuật thâm canh kém, đất nghèo dinh dưỡng nên năng suất thấp dưới 7÷8 tạ/ha Ngược lại các nước Mỹ, Australia, Argentina, Braxin, Trung Quốc lạc được coi là cây hàng hóa, đầu tư nghiên cứu, sử dụng giống mới, kỹ thuật thâm canh cao, đầu tư kỹ thuật canh tác hiện đại, vì vậy năng suất đạt cao ( hơn 30 tạ/ha) Đặc biệt trong vòng 10 năm nay, các nước ở châu Á như Trung Quốc, Đài Loan…đã áp dụng rất thành công

kỹ thuật thâm canh tổng hợp làm tăng năng suất lạc 20÷50%, đồng thời tiến hành nghiên cứu ứng dụng CGH các khâu gieo, thu họach có hiệu quả, đưa sản xuất lạc của các quốc gia này ngày càng phát triển trên thế giới

Trang 18

Bảng 1.1 Diện tích, Lạc Sản lượng Lạc 2001 – 2005 trên Thế giới

Năm Diện tích

(ha)

Sản lượng (Tấn)

10.0 12.0 14.0 16.0 18.0 20.0

Trang 19

Bảng 1.3 Diện tích, sản lượng Lạc 2005 của một số Quốc gia thuộc Châu Á

-50,000 50,000 150,000 250,000 350,000 450,000 550,000 650,000

8.0 10.0 12.0 14.0 16.0

Trang 20

1.1.2.Công nghệ thu hoạch lạc

Sản xuất lạc chủ yếu là để thu hoạch quả làm thực phẩm, chế biến dầu ăn và chế biến thức ăn cho gia súc Đặc điểm của cây lạc là ra hoa thụ phấn rồi đâm xuống đất để hình thành quả, vì vậy thu hoạch lạc chủ yếu tập trung giải quyết khâu đào nhổ và bứt, tách lấy quả từ cây Công nghệ thu hoạch lạc hiện nay trên thế giới theo công nghệ thu hoạch quả tươi và thu hoạch quả khô (hình1.1)

*Công nghệ thu hoạch quả tươi: Vào thời điểm khi quả đã chín hơn 90%

thì tiến hành đào nhổ và bứt quả ngay trên đồng Sau đó vận chuyển quả về phơi sấy và bảo quản Ưu điểm của công nghệ này là rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm chi phí vận chuyển, bốc dỡ Nhược điểm là cần phải xác định chính xác thời điểm thu hoạch, nếu thu hoạch sớm sẽ giảm chất lượng quả, thu hoạch muộn cuống già đẽ gây tổn thất cao

Công nghệ thu hoạch quả tươi có thể thực hiện theo hai phương pháp (Hình 1.1.):

-Thu hoạch nhiều giai đoạn: Thực hiện riêng rẽ các khâu đào nhổ, thu gom, bứt quả Các khâu này có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc thủ công kết hợp với máy đào và máy bứt quả

-Thu hoạch một giai đoạn: Thu hoạch bằng các máy liên hợp thực hiện cùng một lúc các công đoạn: đào nhổ cây - giũ đất - bứt quả - làm sạch – đóng bao (hoặc gom vào thùng chứa quả) ngay trên đồng

*Công nghệ thu hoạch quả khô: Cây lạc sau khi được đào nhổ vẫn còn

tiếp tục trao đổi chất để hoàn thiện quá trình chín, tạo cho quả có chất lượng cao hơn Do đó có thể nhổ lạc sớm khi quả còn tươi chắc khó đứt, giảm được tổn thất trong quá trình nhổ Cây lạc khi đào nhổ có độ ẩm 60-80%, độ ẩm quả 30% Sau khi phơi 2-3 nắng thì độ ẩm của cây và quả còn 20-25% thì tiến hành tách bứt

Trang 21

thu hoạch, chi phớ phơi, vận chuyển và bốc dỡ cao Cơ giới hoỏ theo cụng nghệ này cú nhiều loại mỏy tham gia chủ yếu thực hiện cỏc cụng đoạn: đào nhổ, giũ đất, phơi cõy, thu gom và bứt quả Cụng nghệ thu hoạch quả khụ cú thể thực hiện bằng hai phương phỏp: Thu hoạch nhiều giai đoạn và thu hoạch hai giai đoạn (hỡnh 1.1)

Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ và phương pháp thu hoạch lạc

Túm lại từ hai cụng nghệ thu hoạch quả tươi và quả khụ, trờn thế giới hiện nay đang ỏp dụng cỏc phương phỏp thu hoạch lạc: thu hoạch nhiều giai đoạn, thu hoạch hai giai đoạn và thu hoạch một giai đoạn Cỏc phương phỏp này nhờ cú ưu

LHM đào rải phơi cây trên

Trang 22

thế riêng đến nay vẫn song song tồn tại và không ngừng hoàn thiện các kiểu, chủng loại máy

1.2.Các loại máy thu hoạch lạc

Thu hoạch lạc là một quá trình thực hiện các công đoạn gồm: đào nhổ lạc, giũ đất, rải hàng phơi, gom bứt quả , làm sạch và đóng bao Dựa vào công năng

và kết cấu của máy, có thể phân thành các loại máy sau: Máy đào lạc, máy thu

hoạch lạc đào- rải cây trên đồng, máy thu gom và bứt quả lạc và máy liên hợp thu hoạch lạc

1.2.1.Máy đào lạc

Trong phương pháp thu hoạch lạc nhiều giai đoạn, máy đào lạc có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chi phí và tổn thất trong thu hoạch Tác dụng chủ yếu của máy đào lạc là phá vỡ liên kết giữa đất với rễ cây và quả để cho việc thu nhổ bằng thủ công dễ dàng, không gây sót quả Bộ phận đào của các máy đào lạc làm việc theo 3 nguyên lý sau:

-Bộ phận đào bị động: là bộ phận đào có lưỡi đào bắt cố định với khung máy

Ưu điểm của bộ phận đào này là có kết cấu đơn giản, làm việc chắc chắn, nhưng khả năng phá vỡ liên kết đất kém, lực cản lớn;

-Bộ phận đào chủ động: là bộ phận đào trong quá trình làm việc lưỡi đào thực hiện chuyển động tương đối với khung máy Ưu điểm của bộ phận đào chủ động là giảm được lực cản và tăng khả năng phá vỡ liên kết đất quả, song có kết cấu phức tạp, làm việc không chắc chắn do lực quán tính lớn;

-Bộ phận đào phối hợp: là bộ phận kết hợp giữa lưỡi đào cố dịnh với bộ phận chủ động như sàng lắc, trục răng khế Có ưu điểm là đảm bảo lưỡi đào làm việc chắc chắn và tăng cường khả năng phá vỡ liên kết đất quả

Trang 23

Các loại máy đào lạc thường được liên kết treo trên máy kéo và sử dụng 2 kiểu

bộ phận đào bị động và đào phối hợp (bị động với chủ động)

Máy đào lạc có bộ phận đào bị động: Máy đào lưỡi phẳng của Trung

Quốc (hình 1.2)

Hình1.2.Máy đào lạc lưỡi phẳng (Trung Quốc)

Bộ phận làm việc chủ yếu là lưỡi phẳng dạng chữ nhật, phía dưới có gắn các thanh thép tròn nhằm tăng khả năng phá vỡ liên kết đất-quả, thanh của lưỡi đào có lắp tay gom cây Máy có bề rộng làm việc 900mm, phối lắp với máy kéo 20HP, năng suất 0.3 ha/h

Trên hình 1.3 là máy đào lạc có bộ phận đào bị động của Mỹ Bộ phận làm việc chủ yếu là lưỡi đào phẳng dạng chữ nhật đặt xiên về phí sau, phía sau lưỡi có gắn các thanh dẫn Bề rộng làm việc 2000mm, liên hợp với máy kéo 35-40HP Năng suất 0.5-0.6 ha/h

-Máy đào lạc có bộ phận đào phối hợp:Trên hình 1.4 là hình vẽ

một kiểu kết cấu máy đào của Ấn Độ Bộ phận đào phối hợp giữa lưỡi đào phẳng hình chữ nhật kết hợp với trục lăn bị động Trục lăn có tác dụng nén

Trang 24

ép lên lớp đất quả sau khi đào, có tác dụng phá vỡ liên kết đất -quả Máy có

bề rộng làm việc 1200mm ÷1500mm, phối lắp với máy kéo30-35HP, năng suất 0.3÷0.4ha,/h Tổn thất 3÷5%

Hình 1.3.Máy Đào lạc lưỡi phẳng (Mỹ)

Hình 1.4.Máy đào lạc lưỡi phẳng kết hợp với trục lăn (Ấn Độ)

1.2.2.Các máy thu hoạch lạc hai giai đoạn

*Máy thu hoạch lạc đào- rải cây trên đồng

Loại máy này được sử dụng trong công nghệ thu hoạch quả khô Máy có công năng đào lớp đất chứa quả, giũ đất bám vào rễ, quả và rải cây phơi trên đồng

Trang 25

Các loại máy này có 2 bộ phận làm việc chính là lưỡi đào cố định và băng tải xích-thanh ngang có gắn các ngón để vận chuyển cây ra phía sau và giũ đất

Máy thu hoạch lạc rải cây trên đồng (hình 1.5; 1.6;1.7; 1.8) được sử dụng phổ biến ở Mỹ, Nam Phi và Úc…Loại máy này có bề rộng làm việc 1200 ÷ 3000mm Loại máy có bề rộng làm việc 2000mm phối lắp với máy kéo 50HP, năng suất 0,5ha/h

Hình 1.5.Sơ đồ máy thu hoạch lạc đào - rải cây trên đồng

Hình 1 6 Máy thu hoạch lạc đào - rải cây PDSI-6 ( Mỹ)

Trang 26

Hình 1.7 Máy thu hoạch lạc đào-rải cây làm việc trên đồng (Mỹ)

Hình.1 8.Máy thu hoạch lạc đào-rải cây làm việc trên đồng (Úc)

Trang 27

*Máy thu gom - bứt quả lạc

Các máy thu gom - bứt quả có các công năng: gom cây lạc, bứt quả, làm sạch quả, gom vào thùng chứa sau khi máy thu hoạch rải cây trên đồng phơi 2÷3 ngày nắng (hình 1.9; 1.10) Máy làm việc theo nguyên lý: các cây lạc được trống vơ lên và chuyển vào buồng bứt quả với các bộ phận trống bứt ngang trục, quả lạc sau khi bứt rơi xuống sàng làm sạch-quạt ly tâm, sau đó được vít tải chuyển lên thùng chứa quả Cây lạc sau khi qua các trống bứt quả được xả trên mặt đồng

Hình 1.9.Máy thu gom- bứt quả liên hợp với máy kéo 80HP (Mỹ)

Trang 28

Máy thu gom-bứt quả lạc của Trung Quốc (hình1.11) có bộ phận thu gom và vận chuyển cây kiểu băng tải xích Máy liên kết với máy kéo 50H Năng suất 1000kg/h

Hình 1.11 Máy thu gom - bứt quả lạc (Trung Quốc)

1.2.3 Máy liên hợp thu hoạch lạc

Để thu hoạch quả tươi, các nước có nền kinh tế phát triển, kỹ thuật tiên tiến như Mỹ, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc đã ứng dụng liên hợp máy thu hoạch lạc phối lắp với máy kéo ở dạng móc hoặc tự hành (hình 1.12; 1.13; 1.14)

Phương pháp thu hoạch lạc một giai đoạn đòi hỏi có tính năng kỹ thuật cao, trình độ công nghệ chế tạo hiện đại, vốn đầu tư ban đầu lớn Song ngược lại,

sử dụng máy sẽ có năng suất cao (0,2÷0,25ha/h), giảm được đáng kể công lao động (85-90%), tổn thất thấp do các công đoạn thu hoạch được khép kín trên một máy

Nguyên lý làm việc của các máy liên hợp thu hoạch lạc gồm các bộ phận chính: Lưỡi đào – xích vuốt dựng cây – xích kẹp nhổ cây - tấm giũ đất - trống bứt quả - sàng quạt làm sạch quả - băng gầu tải quả - thùng chứa quả đóng bao

Trang 29

hoặc tự lật đổ lên xe vận chuyển Thân cây sau khi được bứt quả được băng tải rải trên mặt đồng

Đặc điểm chung của các máy liên hợp thu hoạch lạc là phải được cơ giới hoá đồng bộ từ khâu làm đất – gieo trồng –chăm sóc đến khâu thu hoạch Các luống lạc chỉ được trồng 2 hàng với khoảng cách hàng cách hàng 25-30cm, bề rộng luống 60cm, rãnh luống 30cm

Loại máy tiêu biểu cho phương pháp thu hoạch lạc 1 giai đoạn là liên hợp máy thu hoạch lạc tự hành TPH-3252 của Đài Loan.Máy có các đặc tính kỹ thuật

cơ bản sau:

- Thu hoạch 2 hàng lạc trồng trên 1 luống có bề rộng mặt 0,6 m; rãnh 0,3

m

- Hệ thống di động: kiểu xích cao su;

- Bộ phận gom cây: dạng tay vơ chủ động;

Hình 1 12 LHM thu hoạch lạc có hai cặp trống bứt quả

Trang 30

Hình 1 13 Máy liên hợp thu hoạch lạc tự hành có 2 cặp trống bứt quả của Đài Loan

(thu hai hàng riêng lẻ trên một luống)

Trang 31

Hình 1 14 Máy liên hợp thu hoạch lạc tự hành một cắp trống bứt quảTPH-3252 ( Đài Loan)

- Bộ phận đào: dạng lưỡi cạnh sắc nghiêng theo chiều tiến máy 450

- Bộ phận kẹp nhổ: kiểu xích, má ngoài dạng vấu;

- Bộ phận giũ đất: kiểu va đập 2 bên;

- Bộ phận bứt quả: 2 trống thanh bản, quay ngược chiều nhau;

- Bộ phận làm sạch: sàng kết hợp với quạt;

- Bộ phận chứa quả: bin chứa có hệ thống thuỷ lực nâng hạ;

- Năng suất làm việc thuần túy: 0,2 ÷ 0,22 ha/h;

1.3 Kỹ thuật thâm canh lạc cho năng suất cao

Trung Quốc là một quốc gia Châu Á, năm 1980 đã tiến hành nghiên cứu

và áp dụng thành công các giống lạc mới cho năng suất cao, kết hợp các biện pháp kỹ thuật mới khác, trong đó có kỹ thuật gieo phủ nilông đã tạo nên cuộc cách mạng trong sản xuất lạc, đưa Trung Quốc trở thành số 1 về sản xuất lạc trên thế giới từ năm 1998 Hiện nay (2005) Trung Quốc tiếp tục đứng đầu sản xuất

Trang 32

lạc với diện tích 4.871.800 ha, sản lượng đạt 14.408.500 tấn, năng suất bình quân

là 29,6 tạ/ha đứng thứ 2 sau Mỹ

Theo các tài liệu nghiên cứu về kỹ thụât thâm canh lạc Trung Quốc của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam.Trung Quốc đã nhập kỹ thuật che phủ nilông cho lạc của Nhật Bản từ năm 1978 – 1984 kỹ thuật này được khảo nghiệm rộng ở 13 tỉnh thành đủ cơ sở kết luận: áp dụng sẽ tăng năng suất lạc lên từ 20÷50% so với đối chứng Kết quả áp dụng kỹ thuật mới năm 1993 với diện tích cả nước là 3.370.500 ha, trong đó hơn 10% che phủ nilông cho năng suất bình quân 24,91 tạ/ha, tăng 13,7% so năm 1990; tăng 39,9% so năm 1980.Tỉnh Sơn Đông với diện tích 800.000 ha đạt năng suất bình quân 34,5 tạ/ha , điển hình năng suất cao do che phủ nilông đạt 96 tạ/ha trên diện rộng 14 ha, nếu

sử dụng giống mới như Lubua 14 năng suất đạt được106 tạ/ha

Các nhà khoa học của Trung Quốc cho rằng, các nguyên nhân chính làm tăng năng suất lạc có che phủ nilông bởi vì:

- Tăng nhiệt độ trong tầng đất 0,5m từ 2,5÷3,9ºC làm cây lạc sinh trưởng khỏe, phân cành sớm, rút ngắn thới gian sinh tưởng, làm tăng số quả chắc trên cây

- Giữ độ ẩm đất gieo và thời kỳ cây con, tránh làm dẽ đất khi mưa to, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh hại cây

- Tăng họat động các vi sinh vật có ích trong đất, các vi sinh vật cố định đạm làm tăng sự phát triển bộ rễ, tăng sự hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ giúp cho sinh trưởng của cây

- Tăng sự hấp thu ánh sáng của các tầng dưới lá do phản xạ của nilông, tăng tốc độ gió giữa các hàng, tăng sự trao đổi khí cacbon và làm tăng hiệu suất quang hợp của lạc

- Tăng số quả chắc trên cây do nilông ngăn các tia ra muộn đâm xuống đất cho tạo quả vô hiệu, tập trung dinh dưỡng nuôi quả hình thành sớm

Trang 33

Nói chung che phủ nilông đã tạo nên môi trường tốt nhất cho sự sinh trưởng phát triển của cây Kỹ thuật này còn có phạm vi áp dụng rất rộng cho các lọai cây trồng khác như ớt, cà chua, dứa v.v

Quy trình kỹ thuật thâm canh lạc có che phủ nilông bao gồm các điểm chính sau:

™ Sử dụng các giống mới: Tùy theo điều kiện khí hậu, đất, nước từng khu vực sinh thái mà sử dụng các giống mới phù hợp cho năng suất cao

™ Thời vụ gieo: tùy thuộc điều kiện khí hậu từng khu vực mà có thời gian gieo hạt cho phù hợp, nhìn chung nhiệt độ không khí trên 12º là gieo đựơc

™ Phân bón cho 1 ha: Phân hữu cơ 8÷10 tấn ; Supe lân 400÷450 kg, Kali 120÷130kg, Ure 60÷100 kg (tùy theo lựơng phân hữu cơ); Vôi bột, đất chua nhiều bón 2 đợt, đợt 1 bón lúc cày bừa 400÷500 kg , đợt 2 dùng 20÷30 kg rải trực tiếp trên cây sau khi lạc ra hoa 15-20 ngày Không trộn vôi với các loại phân khác

™ Chọn đất và làm đất:

- Không trồng lạc trên đất bị bệnh như héo xanh, thối quả

- Chọn đất cát pha, thịt nhẹ hoặc thịt trung bình Chủ động tưới tiêu

- Độ cày sâu 15-20 cm

™ Kích thứơc luống và mật độ gieo trồng:

- Luống rộng 60 cm, rãnh luống rộng 30 cm, cao 15 cm Khỏang cách giữa

2 hàng 27-30 cm, hốc cách hốc 13-15 cm, gieo 2 hạt /1 hốc, mật độ đạt 30-34 cây/m² cả rãnh.Cơ sở khoa học: thoát nước tốt, tưới thuận lợi, sử dụng nguyên lý hiệu ứng hàng bìa, tất cả các khóm lạc đều đựơc hưởng diện tích ánh sáng như nhau, tạo khả năng tăng năng suất 10÷20% so với tập quán cũ

™ Kỹ thuật che phủ nylon - gieo:

- Làm đất lên luống: Cây vỡ bừa sau phẳng, gieo bằng máy hoặc bằng thủ công dùng thước chia ruộng rộng 0.6m , rãnh 0.3 m, dùng cây chia luống cho

Trang 34

nhanh đảm bảo độ cao của luống : lên luống bón toàn bộ phân chuồng đạm, lân, kali, cuốc lấp phân san hẳn mặt luống

- Phun thuốc trừ cỏ :Có thể dùng Achetoclo ,Ronstar ,Butavil… phun theo chỉ dẫn

- Phủ nilông: Căng phẳng trên mặt luống Vét đất ở rãnh lấp cố định nilông ở hai bên mép luống Luống rộng 0.6 cm dùng nylon khổ 45 hoặc 50 cm Nilông phải sản xuất từ nhựa PE nguyên chất, độ dày 0,007mm để đảm bảo không khí giữ nhiệt, ấm, ánh sáng xuyên qua, đàn hồi tốt, đảm bảo không rách, tuyệt đối không dùng nylông tái sinh

- Gieo: Dùng que đục lỗ theo khoảng cách hốc 13-15 cm, nên gieo hai hàng dọc luống, nếu gieo 4 hàng thì khoảng cách hốc là 20 cm Gieo hạt vào lỗ đã đục, độ sâu 3-4 cm, mỗi lỗ 2 hạt Chú ý nếu đất khô phải tưới nước vào lỗ hoặc để tranh thủ thời gian và bảo đảm mật độ có thể ngâm hạt nhú mầm mới gieo

- Phun thuốc trừ sâu nếu bị phát hiện, phun trừ bệnh đốm lá, gỉ sắt đợt 1

từ 10-15 ngày Đợt 2 sau đợt 1 là 15 ngày bằng Daconil, Boocdo và các thuốc trừ bệnh lá khác Có thể trộn lẫn thuốc trừ sâu và trừ bệnh để phun

- Chống úng, hạn cho lạc: Sau các trận mưa to phải tháo xả nước ngay, khi lạc bị hạn vào giai đoạn ra hoa làm quả thì tưới nước ngay

Trang 35

- Chống chuột: đánh chuột bằng bẫy, đào bắt bằng bả sinh học

™ Thu hoạch : Bằng máy hoặc bằng thủ công

Từ ngày thứ 90, kiểm tra nếu thấy lạc bị mọc mầm thì thu ngay nếu không thì có thể để đến 110-115 ngày cho lạc mảy khi thu hoạch tranh thủ phơi không để chất đống làm giảm sức nảy mầm

Kỹ thuật thâm canh lạc là tổng hợp các tiến bộ kỹ thuật về giống, vật tư nông nghiệp và phương pháp canh tác, nhằm tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của cây lạc Áp dụng làm tăng năng suất 20÷50% là có cơ sở khoa học

và đã được chứng minh trên diện rộng không chỉ Trung Quốc mà còn ở các nước châu Á : Đài Loan , Hàn Quốc…kỹ thuật thâm canh này phù hợp với việc thu hoạch bằng các máy liên hợp thu hoạch

Ở Việt nam, năm 2004-2005 Trung tâm sản xuất thực nghiệm giống Trảng Bàng –Tây Ninh đã bắt đầu ứng dụng mô hình kỹ thuật thâm canh sản xuất lạc, kết hợp với kỹ thuật canh tác, gieo hàng hẹp : bề rộng luống 60cm, rãnh luống 30 cm, cao 15 cm bằng máy gieo GLH-0.2

Hình 1.15.Ruộng lạc hàng hẹp gieo bằng máy phủ nilông ở Trung Quốc

Trang 36

Hình 1.16.Ruộng lạc hàng hẹp gieo bằng máy gieo GLH-0.2

(Xã Đôn Thuận-huyện Trảng Bàng –Tây Ninh)

1.4 Tình hình nghiên cứu ứng dụng máy thu hoạch lạc ở Việt Nam

Ở nước ta lạc thường được gieo thành khóm và thành từng hàng, mỗi khóm

9 đến 12 cây và khoảng 8-12 khóm/m2, chiều dài cây 35-45 cm, quả lạc nằm phía dưới đất, cách bề mặt 3-10 cm và phân bố xung quanh gốc trong phạm vi bán kính 10 cm Lạc được trồng trên đất đồi, đất pha cát Quy trình thu hoạch lạc thủ công hiện nay ở các địa phương có khác nhau, nếu đất pha cát thì có thể nhổ trực tiếp sau đó bứt quả, nếu đất thịt phải tháo nước vào ruộng, ngâm một thời gian sau đó mới nhổ cây, bứt quả.Trong sản xuất nông nghiệp, cây lạc được coi

là cây trồng có giá trị hàng hoá cao phục vụ xuất khẩu và công nghiệp chế biến dầu Diện tích và sản lượng lạc ở nước ta không ngừng tăng và hình thành nhiều vùng sản xuất lạc tập trung Tuy nhiên việc nghiên cứu cơ giới hóa sản xuất lạc nói chung cũng như thu hoạch lạc nói riêng chưa được quan tâm Đến nay việc

Trang 37

thu hoạch lạc chủ yếu vẫn hoàn toàn bằng phương pháp thủ công: nhổ, thu gom, bứt quả đều thực hiện bằng tay

Các công trình nghiên cứu về cơ giới hóa thu hoạch lạc ở nước ta rất ít ỏi

về nội dung và kết quả

Năm 1970, Viện Công cụ và Cơ giới hoá nông nghiệp (nay là Viện Cơ Điện Nông nghiệp và Công nghệ STH) đã tiến hành thí nghiệm cơ giới hoá sản xuất cây lạc ở nông trường Mộc Châu bằng hệ thống máy cỡ nhỏ như phay đất, cày lên luống, máy rạch hàng, máy bón phân gieo hạt, máy xới Riêng khâu thu hoạch dùng máy đào khoai tây của nhật để đào rỡ lạc, sau đó gom lại, dùng máy đập theo nguyên lý đập dọc trục để bứt quả, tất cả các máy trên đều dùng nguồn động lực công nông-7 Với hệ thống máy đó, chi phí sản xuất lạc trên 100 công/ha, tăng năng suất lao động từ 4-5 lần so với thủ công

Vào những năm 1970, Viện Công cụ và Cơ giới hóa Nông nghiệp đã nghiên cứu máy bứt quả lạc BL-300 Máy gồm các bộ phận như băng chuyền cấp liệu, buồng đập theo nguyên lý đập dọc trục với răng trống đập bằng cao su

và bộ phận làm sạch sơ, máy liên hợp với động cơ điện 4,5Kw hoặc động cơ điêzen 7÷12 HP Kết quả khảo nghiệm tại các tỉnh Bắc ninh, Bắc giang và Thanh hoá theo quy trình khi thu hoạch cắt cây 20÷25 cm, sau đó nhổ và tiến hành bứt quả bằng máy, độ ẩm quả 40%, độ ẩm thân cây 50%, năng suất máy đạt 450÷500kg /h, độ sót nhỏ hơn 1%, độ nứt vỡ 8÷10%, độ sạch sản phẩm 84÷90% Máy có năng suất khá cao, song tỷ lệ quả nứt vỡ tới 10%, tỷ lệ quả còn cuống lớn hơn 30% Vì vậy ảnh hưởng đến công đoạn làm khô, bảo quản chế biến nên chưa được ứng dụng rộng vào sản xuất Đề tài dừng lại không có điều kiện tiếp tục nghiên cứu cải tiến

Năm 1987, TS Trần Đức Dũng và KS Võ Thành Bang đã đề xuất kiểu bộ phận đào phối hợp cho máy ĐL với mục tiêu phá vỡ liên kết lớp đất quả, giảm lực nhổ sau khi đào Bộ phận đào phối hợp gồm:

Trang 38

- Ba lưỡi đào phẳng hình tam giác lắp cố định trên khung;

- Một trục rotor lắp sau lưỡi đào, được truyền chuyển động từ trục thu công suất máy kéo qua hộp số bánh răng nón Rotor được kết cấu dạng các đĩa

có 3 cánh với đường kính ngoài 150 mm, khoảng cách giữa các đĩa 90 mm, số vòng quay 310 v/ph Máy đào lạc với bộ phận đào kết hợp được liên hợp với máy kéo MTZ-50 Kết quả thử nghiệm sơ bộ cho thấy máy có khả năng đáp ứng được yêu cầu phá vỡ liên kết, giảm đáng kể lực nhổ cây sau khi đào và tỷ lệ tổn thất thấp

Năm 1986-1987 Viện Công cụ và Cơ giới hoá Nông nghiệp đã nghiên cứu và giới thiệu công cụ bứt quả lạc đạp chân (hình 1.17) Công cụ làm việc theo nguyên lý cấu tạo của guồng tuốt lúa đạp chân, chỉ khác về hình dạng răng

và cách bố trí răng tuốt Răng guồng tuốt lúa có dạng hình tam giác và mặt phẳng vuông góc với trục trống tuốt, còn ở guồng bứt quả lạc răng có dạng cung tròn và mặt phẳng răng nghiêng với trục trống góc 450 Nhờ dạng răng cung tròn

mà guồng bứt quả không kéo theo và làm tước đứt các cành lạc Công cụ này có năng suất 80 kg quả/h, tỷ lệ quả sót và nứt vỡ nhỏ hơn 1% Tuy nhiên cả hai mẫu máy đào lạc và guồng bứt quả lạc đều chưa được ứng dụng trong sản xuất, các kết quả nghiên cứu mang tính chất thử nghiệm thăm dò nguyên lý

Năm 2003-2006 Phân Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ STH đã triển khai thực hiện đề tài cấp Bộ nghiên cứu thiết kế chế tạo máy gieo, máy bứt quả lạc phục vụ CGH sản xuất lạc theo quy trình thâm canh lạc che phủ ni lông Kết quả nghiên cứu đã đưa vào ứng dụng trong sản xuất ở huyện Trảng Bàng-Tây Ninh máy bứt quả lạc tươi 2 trống BQL-2T và máy bứt quả lạc BQL-300 (hình 1.18; 1.19) có năng suất 150÷160 kg/h Tuy có chất lượng làm việc đáp ứng yêu cầu thu họach, nhưng năng suất còn hạn chế Vì vậy việc ứng dụng các máy bứt

quả này chưa được mở rộng trong sản xuất

Trang 40

Hình 1.19.Máy bứt quả lạc BQL-300

Đầu năm 2001, một đề mục của đề tài cấp nhà nước KC-07-15 (Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch) thuộc chương trình cấp Nhà nước KC-07 về “ Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy đào lạc ĐL-0.3” liên hợp với máy kéo 50 HP được triển khai tại Phân Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch ở TP Hồ Chí Minh, đây là đề tài nghiên cứu máy thu hoạch theo phương pháp nhiều giai đoạn Đã thiết kế chế tạo máy đào lạc ĐL-0.3 (Hình1 20).Bề rộng làm việc của máy 1000mm, Năng suất làm việc 0,3 ha/h Liên kết treo với máy kéo MTZ-50 hoặc MTZ-80.Truyền động: từ trục thu công suất máy kéo Máy có năng suất khá cao, tuy nhiên còn có mặt hạn chế khi làm việc trên nền đất ẩm hay bị ùn tắc

Như vậy tính đến nay, tình hình nghiên cứu máy thu hoạch lạc ở nước ta tiến hành rời rạc, gián đoạn do nguồn kinh phí được cấp ít nên kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất

Ngày đăng: 22/06/2014, 20:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Trần Đức Công – các cộng tác viên : nghiên cứu thiết kế, chế tạo và ứng dụng máy thu hoạch lạc liên kết với máy kéo 50 Hp có năng suất 0,3 ha/h – đề thuộc chương trình KC.07.15-năm 2005 Khác
3.Trần Đức Dũng – Võ Thành Bang : nghiên cứu máy đào lạc – KH& KTNN- Nº320 tháng 2/89 Khác
4.Trần Đức Dũng – Nguyễn Bá Quang : nghiên cứu công nghệ bứt quả lạc – KH&KTNN-Nº316 tháng 10 /88 Khác
5.Trần Đức Dũng – các cộng tác viên. Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy gặt đập liên hợp GLH-0.3A, đề tài nhánh KC.07.15 thuộc chương trình KC.07. năm 2005 Khác
6.Trần Đình Long. Định hướng & phát triển lạc, đậu tương ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Tài liệu tập huấn kĩ thuật sản xuất lạc và đậu tương. Năm 2000 Khác
7.Trần Nghĩa: Quy trình kĩ thuật trồng lạc che phủ ny lon đạt năng suất cao – trung tâm nghiên cứu & thực nghiệm Đậu Đổ (viện KHKTNN Việt Nam)-2000 Khác
8.Phùng Văn Tửu Nít. Báo cáo kết quả thí nghiệm máy tuốt lạc vụ Xuân năm 1970 Khác
9.Phùng Văn Tửu Nít. Báo cáo tổng kết điều tra tình hình sản xuất lạc và công cụ sản xuất lạc ở Việt Nam 1970 Khác
10.Phùng Văn Tửu Nít. Báo cáo kết quả thí nghiệm máy bứt lạc BL-300. Viện Công cụ và Cơ giới hóa nông nghiệp. Năm 1974 Khác
11.Phạm Văn Thiêù: kĩ thuật trồng lạc năng suất & hiệu quả - NXB Nông nghiệp- 2004 Khác
12.Phan Thanh Tịnh – Bùi Quang Huy: phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của công cụ máy móc cơ điện NN –Tạp chí NN, công nghệ thực phẩm -Nº7/1993 Khác
13.Tài liệu khuyến nông: kĩ thuật thâm canh lạc cho các tỉnh Đông Nam Bộ - Viện nghiên cứu dầu thực vật (OPI)-2003 Khác
14.Tài liệu sở NN & PTNT Nghệ An : Qui trình kĩ thuật thâm canh lạc -2003 Khác
15.Grundnut shellers/strippers project (Final report), Department of agricultural Engineering, Faculty of Engineering Khon Kaen University, Thailand,1987 Khác
16.Development of peanut combine harvester. National Chung Hsing University Taichung, Taiwan,1995 Khác
17.Cz.Kanafojski, T.Karwowski. Teoria i konstrukcja maszyn rolniczych. Warsawa 1972, Panstwowe wydawnictwo rolnicze i lesne Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng Lạc 2001 – 2005 của Châu Á - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng Lạc 2001 – 2005 của Châu Á (Trang 18)
Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng Lạc 2005 của một số Quốc gia thuộc Châu Á - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng Lạc 2005 của một số Quốc gia thuộc Châu Á (Trang 19)
Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ và phương pháp thu hoạch lạc - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ và phương pháp thu hoạch lạc (Trang 21)
Hình 1.5.Sơ đồ máy thu hoạch lạc đào - rải cây trên đồng - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 1.5. Sơ đồ máy thu hoạch lạc đào - rải cây trên đồng (Trang 25)
Hình 1.7. Máy thu hoạch lạc đào-rải cây làm việc trên đồng (Mỹ) - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 1.7. Máy thu hoạch lạc đào-rải cây làm việc trên đồng (Mỹ) (Trang 26)
Hình 1.9.Máy thu gom- bứt quả liên hợp với máy kéo 80HP (Mỹ) - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 1.9. Máy thu gom- bứt quả liên hợp với máy kéo 80HP (Mỹ) (Trang 27)
Hình 1.11. Máy thu gom - bứt quả lạc (Trung Quốc) - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 1.11. Máy thu gom - bứt quả lạc (Trung Quốc) (Trang 28)
Hình 1. 12. LHM thu hoạch lạc có hai cặp trống bứt quả           Phối lắp với máy kéo 50HP (Úc) - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 1. 12. LHM thu hoạch lạc có hai cặp trống bứt quả Phối lắp với máy kéo 50HP (Úc) (Trang 29)
Hình 1. 14. Máy liên hợp thu hoạch lạc tự hành một cắp trống bứt quảTPH-3252 ( Đài Loan) - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 1. 14. Máy liên hợp thu hoạch lạc tự hành một cắp trống bứt quảTPH-3252 ( Đài Loan) (Trang 31)
Hình 1.15.Ruộng lạc hàng hẹp gieo bằng máy phủ nilông ở Trung Quốc - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 1.15. Ruộng lạc hàng hẹp gieo bằng máy phủ nilông ở Trung Quốc (Trang 35)
Hình 1.20.Máy đào lạc ĐL-0.3  1.4. Kết luận: - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 1.20. Máy đào lạc ĐL-0.3 1.4. Kết luận: (Trang 41)
Bảng 3.1.Tình hình sản xuất lạc ở Việt nam - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Bảng 3.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt nam (Trang 48)
Bảng 3.3.Tình hình sản xuất lạc vụ Xuân của các Huyện ở Nghệ An - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất lạc vụ Xuân của các Huyện ở Nghệ An (Trang 50)
Hình 3.2.Cây lạc khi thu hoạch - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 3.2. Cây lạc khi thu hoạch (Trang 61)
Hình 4.1.Sơ đồ phân tích chuyển động  của cây lạc sau khi được đào -nhổ - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 4.1. Sơ đồ phân tích chuyển động của cây lạc sau khi được đào -nhổ (Trang 68)
Hình 4.2.Máy liên hợp hợp thu hoạch lạc TPH-3252  thử nghiệm trên đồng ở Diễn Châu –Nghệ An - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 4.2. Máy liên hợp hợp thu hoạch lạc TPH-3252 thử nghiệm trên đồng ở Diễn Châu –Nghệ An (Trang 73)
Hình 5.4.Cấu tạo hộp - trục truyền công suất - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 5.4. Cấu tạo hộp - trục truyền công suất (Trang 81)
Hình 5.5: Sơ đồ hộp số sau khi lắp các bộ phận phụ trợ - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 5.5 Sơ đồ hộp số sau khi lắp các bộ phận phụ trợ (Trang 82)
Hình 5.6. Thùng chứa quả (đóng bao) - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 5.6. Thùng chứa quả (đóng bao) (Trang 83)
Hình 5.7.Hình ảnh máy liên hợp thu hoạch lạc THL-0.2 khi xuất xưởng - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 5.7. Hình ảnh máy liên hợp thu hoạch lạc THL-0.2 khi xuất xưởng (Trang 85)
Hình 5.8.Sơ đồ cấu tạo và nguyên   ly hoạt động của máy THL-0.2 - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 5.8. Sơ đồ cấu tạo và nguyên ly hoạt động của máy THL-0.2 (Trang 88)
Hình 6.2.Máy liên hợp thu hoạch lạc THL-0.2   làm việc trên đồng ở Tây Ninh - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 6.2. Máy liên hợp thu hoạch lạc THL-0.2 làm việc trên đồng ở Tây Ninh (Trang 93)
Bảng 6.5.Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế sử dụng của máy THL-0.2  T - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Bảng 6.5. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế sử dụng của máy THL-0.2 T (Trang 99)
Hình 4.1.Sơ đồ phân tích chuyển động  của cây lạc sau khi được đào -nhổ - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 4.1. Sơ đồ phân tích chuyển động của cây lạc sau khi được đào -nhổ (Trang 117)
Hình 5.1. Sơ đồ cấu tạo hộp số máy kéo tay 18HP - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình 5.1. Sơ đồ cấu tạo hộp số máy kéo tay 18HP (Trang 121)
Hình vẽ 5.5.Sơ đồ hộp số sau khi chế thêm các bộ phận phụ trợ. - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Hình v ẽ 5.5.Sơ đồ hộp số sau khi chế thêm các bộ phận phụ trợ (Trang 125)
Bảng 6.2.Kết quả thử nghiệm năng suất, chất lượng làm việc - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY LIÊN HỢP THU HOẠCH LẠC
Bảng 6.2. Kết quả thử nghiệm năng suất, chất lượng làm việc (Trang 129)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w