1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phương pháp xây dựng kế hoạch rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên đại học năm nhất trường đại học ngoại thương cơ sở quảng ninh

29 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 237,23 KB

Nội dung

Về phạm vi đối tượng nghiên cứu: 87 sinh viên năm nhất chuyên ngành Kinh doanh quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương- cơ sở Quảng Ninh...8 NỘI DUNG...9 CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ KỸ NĂNG NG

Trang 1

- 

 -TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN KỸ

NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ QUẢNG NINH

Quảng Ninh, ngày 21 tháng 12 năm 2021

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trần Sĩ Lâm

Trang 2

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày…tháng…năm…

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình chúng em bắt đầu theo học tại trường Đại học Ngoại thương cho đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía các thầy cô và phía nhà trường để có thể giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận này một cách tốt nhất.

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy cô trường Đại học Ngoại thương, các thầy cô đồng giảng dạy bộ môn Kỹ năng phát triển nghề nghiệp Và chung em xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất đến giảng viên đã hướng dẫn chúng em PGS.TS Trần Sĩ Lâm đã quan tâm, giúp đỡ, cũng như hỗ trợ chúng em tận tình trong quá trình làm bài tiểu luận kết thúc môn lần này

Trong quá trình làm tiểu luận, chúng em có những sai sót không thể tránh khỏi, rất mong thầy bỏ qua và góp ý kiến để em có thêm kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn trong những bài tiểu luận sắp tới

Chúng em xin trân thành cảm ơn!

Quảng Ninh, ngày 21 tháng 12 năm 2021

Nhóm sinh viên thực hiện

Nhóm 14

Trang 4

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1

LỜI CẢM ƠN 2

MỤC LỤC 3

LỜI MỞ ĐẦU 7

1 Tính cần thiết của việc nghiên cứu 7

2 Mục đích nghiên cứu 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện mức độ về kỹ năng giải quyết các vấn đề của sinh viên 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu 8

3.2.1 Về phạm vi địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Ngoại thương- cơ sở Quảng Ninh 8

3.2.2 Về phạm vi đối tượng nghiên cứu: 87 sinh viên năm nhất chuyên ngành Kinh doanh quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương- cơ sở Quảng Ninh 8

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP, KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 9

1 TÌM HIỂU VỀ KỸ NĂNG NGHỀ NGIỆP 9

1.1 Kỹ năng là gì? 9

1.1.1 Khái niệm kỹ năng 9

1.1.2 Các loại kĩ năng 9

Trang 5

1.2 Kỹ năng nghề nghiệp là gì? 9

1.2.1 Khái niệm kỹ năng nghề nghiệp 9

1.2.2 Các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho công việc sau này 10

2 TÌM HIỂU VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 10

2.1 Tổng quan về giải quyết vấn đề 10

2.1.1 Vấn đề là gì? 10

2.1.2 Nguyên nhân vì sao vấn đề không được giải quyết 10

2.2 Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? 11

2.2.1 Khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề 11

2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề 11

2.2.3 Quy trình để giải quyết vấn đề hiệu quả 12

2.3 Cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề 12

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ QUẢNG NINH 14

1 KHẢO SÁT SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ QUẢNG NINH VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 14

1.1 Số liệu khảo sát 14

1.2 Nhận xét về khảo sát 14

2 PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CHO CÁC BẠN SINH VIÊN CƠ SỞ QUẢNG NINH 15

2.1 Xác định vấn đề trong kĩ năng giải quyết vấn đề 15

2.1.1.Thừa nhận các vấn đề đang gặp phải 15

Trang 6

2.1.3 Nhìn nhận vấn đề bằng cái nhìn đa chiều 15

2.1.4.Nghiên cứu lí do phủ nhận vấn đề 16

2.1.5.Đặt ra các câu hỏi xung quanh vấn đề 16

2.2 Xác định nguyên nhân dẫn đến vấn đề 16

2.2.1.Tập hợp dữ liệu dẫn đến vấn đề đang gặp phải 16

2.2.2.Xác định phạm vi tầm ảnh hưởng và sự phức tạp của vấn đề16 2.2.3.Xem xét các hạn chế của các giải pháp chuẩn bị đưa ra 17

2.2.4.Sử dụng kỹ thuật phân tích vấn đề để đưa ra kết quả cuối cùng.17 2.3 Đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề dựa trên các yếu tố 18

2.3.1.Mục tiêu của vấn đề 18

2.3.2.Yếu tố ưu tiên trong quán trình giải quyết 18

2.3.3.Nguồn lực đang có và có thể huy động 19

2.3.4.Mục tiêu tối thiểu có thể đạt được 19

2.4 Lựa chọn phương án tối ưu 19

2.4.1.Phương án tối ưu nhất 19

2.4.2.Phương án phù hợp nguồn lực và có thể huy động 19

2.4.3.Xem xét các kĩ năng vào thực hiện giải quyết 20

2.4.4.Thời gian thực hiện tối ưu 20

2.4.5.Các rào cản gặp phải 20

2.4.6.Những rủi ro khi thực hiện 20

2.4.7.Phương án phù hợp lợi ích của hai bên giải quyết 21 2.4.8.Phương án phù hợp Pháp Luật và có khả năng khả thi nhất.21

Trang 7

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ

QUẢNG NINH 22

1.NHỮNG ĐIỀU NÊN ỨNG DỤNG TRONG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 22

1.1 Trong đời sống, xã hội 22

1.2 Trong học tập 22

1.3 Trong công việc làm thêm 23

1.4 Trong các hoạt động giao lưu 23

2 NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 24

2.1 Trong đời sống, xã hội 24

2.2 Trong học tập 24

2.3 Trong công việc làm thêm 25

2.4 Trong các hoạt động giao lưu 25

KẾT LUẬN 26

Tài liệu tham khảo 28

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cần thiết của việc nghiên cứu

Việc làm quen một môi trường mới đối với các tân sinh viên năm nhất không phải là một điều dễ dàng Khi còn học Trung học phổ thông, chúng em rất ít có

cơ hội để tiếp cận cũng như mở mang được tầm hiểu biết của bản thân trong việc tiếp cận các vấn đề thực tế bởi chủ yếu nhà trường chỉ dạy mỗi kiến thức học tập

mà không chú trọng tới việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh Vậy nên khi bước chân vào một môi trường cần có sự tự lập cao thì đa số các bạn sinh viên đều gặp phải rất nhiều trở ngại và khó khăn trong việc sử dụng những kỹ năng mềm một cách thành thạo và hiệu quả, ứng dụng những kỹ năng mềm ấy trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống, xã hội, trong việc giao lưu chứ không riêng gì trong học tập

Là một sinh viên trường Đại học Ngoại thương- một ngôi trường không chỉ luôn

đi đầu về học tập mà còn dẫn đầu với đông đảo sinh viên luôn năng nổ, sáng tạo, nhiệt huyết, tìm tòi và nghiên cứu các lĩnh vực trong cuộc sống Từ những năm đầu, các bạn đã không ngừng cải thiện việc rèn luyện cho bản thân những kỹ năng cơ bản nhất mà mỗi sinh viên cần phải có Nhưng bên cạnh đó, cũng còn những bạn vẫn còn tự ti và chưa dám tiếp cận nhiều vì các bạn chưa từng gặp những vấn đề như vậy trước đấy bao giờ Đây cũng là một trong những trường họp mà các bạn sinh viên năm nhất trường Đại học Ngoại thương cơ sở Quảng Ninh đang gặp phải Và càng khó khăn hơn khi tình hình dịch bệnh đang diễn ra

vô cùng căng thẳng và các bạn chưa thể nào lên được trường, đây cũng chính là

lý do vì sao mà các bạn càng không thể tạo được cơ hội cho bản thân mình được ứng dụng kỹ năng, nhất là kỹ năng giải quyết các vấn đề- một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng và có quyết định tới mọi lĩnh vực mà chúng ta cần phải

xử lí trong mọi trường hợp trong cuộc sống.

Và như đã đề cập ở trên, ta có thể thấy, được tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề Bởi giải quyết các vấn đề không phải là một điều dễ dàng Có những vấn đề mà chúng ta thấy bế tắc và không thể nào tìm được hướng giải quyết ra sao, hay chưa hiểu rõ được vấn đề ấy một cách rõ ràng Từ sự cấp thiết của vấn

Trang 9

đề này, đây là lý do vì sao nhóm chúng em chọn đề tài: “Phương pháp xây dựng

kế hoạch rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên năm nhất trường Đại học Ngoại thương cơ sở Quảng Ninh”

2 Mục đích nghiên cứu

Việc chọn đề tài nghiên cứu về lần này, nhóm chúng em dựa trên những khảo sát thực tế về thực trạng mà sinh viên năm nhất cơ sở Quảng Ninh đang gặp phải trong việc giải quyết các vấn đề Vậy nên mục đích của việc nghiên cứu của nhóm là chỉ ra những tình huống mà các bạn đang gặp phải, và đưa ra những phương pháp để có thể giúp các bạn giải quyết những khó khăn khi cần phải xử lí một việc gì đó Bên cạnh đó, nhóm chúng em còn muốn khai thác và đi sâu vào nghiên cứu gốc rễ của các vấn đề trong từng lĩnh vực và triển khai các phương hướng giải quyết thật phù hợp đối với các bạn sinh viên, gỡ bỏ những khúc mắc

3.2.2 Về phạm vi đối tượng nghiên cứu: 87 sinh viên năm nhất chuyên ngành

Kinh doanh quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương- cơ sở Quảng Ninh

Trang 10

NỘI DUNG CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP, KỸ NĂNG

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 TÌM HIỂU VỀ KỸ NĂNG NGHỀ NGIỆP

1.1 Kỹ năng là gì?

1.1.1 Khái niệm kỹ năng

Kỹ năng được hiểu chung là khả năng vận dụng kiến thức và hiểu biết của con người để hoàn thành các công việc cụ thể nhằm tạo kết quả mong đợi.

1.1.2 Các loại kĩ năng

Theo lời tác giả Tô Thanh Hiếu (2021), ta có thể phân loại kỹ năng thành:

- “Kỹ năng cứng: chính là tập hợp các kỹ năng và khả năng để một người có thể hoàn thành một loại tác vụ nghề nghiệp chuyên môn, và thường được dạy tại các trường học

- Kỹ năng mềm (hay còn được gọi là Kỹ năng sống): liên quan đến tính cách con người, không mang tính chuyên môn, được xem như khả năng hòa nhập, tương tác với xã hội, cộng đồng tập thể.”

Ta có thể thấy được rằng kỹ năng là yếu tố vô cùng cần thiết và có tầm quan trọng đối với mỗi người, và hơn hết để có được thành công trong cuộc sống ta cần chuẩn bị tốt những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản nhất mà mỗi người chúng

ta cần phải có để ứng dụng được vào trong từng công việc, lĩnh vực cụ thể Chính vì vậy, ta hãy cùng đi tìm hiểu về kỹ năng nghề nghiệp.

1.2 Kỹ năng nghề nghiệp là gì?

1.2.1 Khái niệm kỹ năng nghề nghiệp

“Professional skills- kỹ năng nghề nghiệp được dùng để chỉ những khả năng, năng lực hoàn thành một công việc trong một lĩnh vực cụ thể Kỹ năng nghề nghiệp gồm có kỹ năng chuyên môn (kỹ năng nghiệp vụ) và kỹ năng chung (hay còn gọi là kỹ năng mềm) Kỹ năng nghề nghiệp càng được trau dồi, hoàn thiện thì chất lượng và hiệu quả của công việc sẽ càng nâng cao.” –Trích từ blog TopCV (2021).

Trang 11

1.2.2 Các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho công việc sau này

Tương lai để có một việc làm ổn định hay có thể gắn bó lâu dài thì chính bản thân mình cần có những kỹ năng cần thiết cho công việc đó Kỹ năng có rất nhiều, nhưng việc ứng dụng những kỹ năng nào là quan trọng thì chúng ta cần phải ưu tiên trau dồi và rèn luyện để có thể sớm đạt đến thành công Sau đây là một vài kỹ năng chúng em cho là thực sự không thể thiếu đối với một sinh viên, đặc biệt là đối với “người Ngoại thương”:

- Kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp

- Kỹ năng tư duy sáng tạo

- Kỹ năng làm việc nhóm một cách hiệu quả

- Kỹ năng đưa ra những đánh giá và ra quyết định của bản thân

- Kỹ năng quản lý về mọi lĩnh vực

2 TÌM HIỂU VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1 Tổng quan về giải quyết vấn đề

2.1.1 Vấn đề là gì?

“Vấn đề được mô tả là những tình huống không chắc chắn hoặc khó hiểu, một cái gì đó khó kiểm soát và gây gián đoạn sự tiến triển bình thường, một câu đố hoặc một điều bí ẩn, một nhiệm vụ khó thực thi.”

2.1.2 Nguyên nhân vì sao vấn đề không được giải quyết

“Chúng ta thường xuyên có xu hướng giải quyết vấn đề có xu hướng giải quyết vấn đề không hiệu quả bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như:

- Không có phương pháp mà chỉ giải quyết vấn đề một cách ngẫu nhiên

- Thiếu sự cam kết trong giải quyết vấn đề

- Không có khả năng phân tích và sáng tạo

- Thiếu kiến thức và kỹ thuật cho quy trình giải quyết vấn đề, hiểu sai vấn đề hoặc sử dụng phương pháp sai trong một vấn đề.”, dựa trên kết luận của Nguyễn Đông Triều (2021).

Trang 12

Còn đối với cá nhân, quan điểm của nhóm chúng em cùng đưa ra và tổng hợp lại các ý, ngoài các nguyên nhân đã chỉ ra ở trên, thì một nguyên nhân nữa vấn

đề không được giải quyết đó chính là ở bản thân chúng ta vẫn còn thụ động trong việc suy nghĩ Không hẳn không có điểm mạnh mà là chúng ta chưa khai thác được điểm mạnh ấy ở chúng ta Trước giờ chúng ta chưa từng được tiếp cận với những tình huống thực tế, nên khi gặp những tình huống ấy thì chúng

ta thường có xu hướng đùn đẩy, né tránh và không muốn làm Chúng ta càng làm như vậy, chúng ta càng khiến cho bản thân mình thu hẹp lại khả năng của bản thân, những tiềm năng dường như không được khai phá ra, và càng ngày

ta càng trở nên lười biếng suy nghĩ, không muốn giải quyết vấn đề mà chỉ luôn tìm cách làm sao để trốn tránh trách nhiệm, trốn tránh vấn đề Theo chúng em,

đó chính là nguyên nhân lớn nhất quyết định tới việc chúng ta có muốn hoàn thiện kỹ năng này hay không hay hoàn thiện bản thân mình hay không.

2.2 Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

2.2.1 Khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là tập hợp những khả năng phân tích, xử lý và đưa

ra quyết định, hướng giải quyết khi gặp những tính huống ngoài ý muốn, không có trong dự tính của bản thân mình

2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề

Ngoài việc bản thân chúng ta cần phải có kỹ năng chính là kỹ năng giải quyết vấn đề, chúng ta còn cần tích hợp thêm một vài kỹ năng khác có liên quan đến vấn đề để được giải quyết triệt để như sau:

- Kỹ năng nghiên cứu: thu nhập thông tin hay tìm tòi, khám phá những ý kiến liên quan đến vấn đề Kỹ năng này sẽ giúp cho ta tìm hiểu và đi sâu vào khai thác, tập trung vào vấn đề mình cần nghiên cứu.

- Kỹ năng phân tích: ta có thể phân tích các khả năng có thể xảy ra, dự trù những khả năng nằm ngoài tính toán của vấn đề đó để sắp xếp quá tình giải quyết Ta có thể dự đoán được những trường hợp nằm ngoài dự kiến có thể xảy ra và ta biết nắm bắt được việc mình cần phải xử lý sao cho hiệu quả đạt mức cao nhất.

Trang 13

- Kỹ năng đưa ra quyết định: Cá nhân hay cả một tập thể phải cùng thống nhất ý kiến tối ưu cho vấn đề Việc quyết định của cá nhân hya một tập thể trong công việc hay trong bất kỳ lĩnh vực nào sẽ rèn cho chúng ta sự kiên định khi phải trong một trường hợp mang tính quyết định cao.

2.2.3 Quy trình để giải quyết vấn đề hiệu quả

Từ việc tìm hiểu thế nào là kỹ năng giải quyết vấn đề và những yếu tố ảnh hưởng tác động đến kỹ năng giải quyết vấn đề, ta thấy được tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề trong mọi lĩnh vực trong đời sống mà mỗi ngày

ta đều phải đối mặt Nhưng để giải quyết được mọi vấn đề, ta cần phải đưa

ra một quy trình cụ thể với các bước theo một trình tự nhất định như sau:

- Bước 1: Xác định vấn đề

- Bước 2: Truy tìm nguyên nhân

- Bước 3: Thiết lập mục tiêu cần giải quyết

- Bước 4: Nghiên cứu và lựa chọn giải pháp tối ưu

- Bước 5: Xây dựng kế hoạch và thực hiện Ngoài phương pháp đã khá là quen thuộc và phổ biến như đã đề cập ở phía trên, thì còn một mô hình phương pháp xây dựng kế hoạch giải quyết vấn

đề nữa mà chúng ta nên học tập Đó chính là Biểu đồ xương cá (Fishbone Diagram) hay còn có một tên gọi khác là “Ishikawa Diagram” hoặc “cause- and-effect diagram” Đây là một phương pháp vô cùng hiệu quả mà các doanh nghiệp lớn đều sử dụng, và càng hiệu quả hơn khi ứng dụng vào trong công việc của chúng ta sau này

2.3 Cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

- Trước hết, ta cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề, tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề và đặt ra những câu hỏi xung quanh vấn đề ấy, bởi chỉ khi hiểu rõ nó

ta mới dễ dàng tìm ra những gốc rễ của vấn đề.

- Tiếp đến, tạo ra các cơ hội đặt bản thân mình vào vấn đề để suy nghĩ tìm giải pháp Một số vấn đề được giải quyết một cách thông minh là khi ta hiểu được bản chất của vấn đề mình gặp phải là gì, biết vấn đề ấy khúc mắc ở điểm nào

và mình cần suy nghĩ, đưa ra hướng giải quyết nhue thế nào cho hợp lí, đi

Trang 14

đúng vào trọng tâm vấn đề, tránh trường hợp xử lí một cách lan man, dài dòng.

- Bên cạnh đó, ta phải luôn tận dụng cơ hội mọi lúc, mọi nơi, mọi trường hợp

để thực hành giải quyết các vấn đề dù lớn hay nhỏ để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

- Cuối cùng, ta phải biết học cách quan sát từ những người xung quanh trong cách mà học giải quyết vấn đề để từ đó học hỏi, thấy được những thiếu sót của bản thân trong việc xử lí giải quyết các vấn đề của minh.

Ngày đăng: 03/01/2024, 00:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w