1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

QTKD ppt

43 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 426 KB

Nội dung

Bài giảng QTKD 1. Thông tin học phần 1.1 Tên học phần: Quản trị doanh nghiệp 1.2 Mã học phần: CQTDN 1.3 Số đvht: 3 1.4 Số tiết: 45 tiết 1.5 Mục đích: Nắm được các kiến thức cơ bản về quản trị doanh nghiệp: Những vấn đề cơ bản về kinh doanh - doanh nghiệp, các chức năng của nhà quản trị daonh nghiệp, nghệ thuật quản trị, đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, lập kế hoạch kinh doanh, vạch chiến lược phát triển doanh nghiệp. 1.6 Điều kiện tiên quyết: Quản trị học 1.7 Phân phối thời gian & Phương pháp giảng dạy - Lý thuyết: 30 tiết - Bài tập: 15 tiết - Phương pháp giảng dạy: Sinh viên được cung cấp trước bài giảng word, giảng viên giảng dạỵ lý thuyết bằng giáo án điện tử kết hợp với viết bảng 1.8 Đánh giá học phần - Chuyên cần: 10% - Thi giữa học phần: 20% - Thảo luận tình huống: 20% - Thi kết thúc học phần: 50%, hình thức thi viết 1.9 Giáo trình & Tài liệu & Nhu liệu a. Giáo trình: - Bài giảng quản trị doanh nghiệp – Tài liệu giảng dạy nội bộ b. Tài liệu tham khảo Chương 1. Những vấn đề cơ bản của kinh doanh và quản trị doanh nghiệp (10 tiết) 1.1. Thế nào là kinh doanh, bản chất của kinh doanh 1.2. Doanh nghiệp – quản trị doanh nghiệp 1.3. Phân tích môi trường hoạt động của doanh nghiệp Chương 2. Tổ chức cơ cấu quản trị trong doanh nghiệp (7 tiết) 2.1. Các loại hình doanh nghiệp 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp Chương 3. Nghệ thuật quản trị doanh nghiệp (5 tiết) 3.1. Phong cách quản trị doanh nghiệp 3.2. Một số nghệ thuật quản trị doanh nghiệp Trang 1 Bài giảng QTKD Chương 4. Quản trị chiến lược và kế hoạch kinh doanh (7 tiết) 4.1. Quản trị chiến lược 4.2. Kế hoạch kinh doanh Chương 5. Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp (8 tiết) 5.1. Khái niệm và vai trò của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 5.2. Hoạt dộng quản trị nhân sự trong doanh nghiệp Chương 6. Đạo dức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp (8 tiết) 6.1. Đạo đức kinh doanh và vấn đề đạo đức trong kinh doanh 6.2. Văn hóa doanh nghiệp Trang 2 Bài giảng QTKD CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP I. Kinh doanh và doanh nghiệp 1. Kinh doanh a. Khái niệm - Nếu loại bỏ các phần khác nhau về phương tiện, phương thức, kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu : kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. - Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. b. Đặc điểm Kinh doanh được phân biệt với các hoạt động khác bởi các đặc điểm chủ yếu sau: - Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện được gọi là chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp. - Kinh doanh phải gắn liền với thị trường. Thị trường và kinh doanh phải đi liền với nhau như hình với bóng không có thị trường thì không có khái niệm kinh doanh. - Kinh doanh phải gắn liền với sự vận động của đồng vốn. - Mục đích chủ yếu của kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. 2. Doanh nghiệp 2.1. Khái niệm - Theo luật doanh nghiệp Việt Nam : “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. - Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh. - Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế, quy tụ các phương tiện về tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp hợp lý các mục tiêu xã hội. 2.2. Những nội dung chính của khái niệm doanh nghiệp bao gồm: - Doanh nghiệp là các tổ chức, các đơn vị được thành lập theo quy định của pháp luật, để tiến hành các hoạt động kinh doanh. - Doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh có quy mô đủ lớn vượt qua quy mô của các chủ thể, các hộ gia đình - Thuật ngữ doanh nghiệp có tính quy ước để phân biệt với lao động độc lập hoặc người lao động và các hộ gia đình của họ. Trang 3 Bài giảng QTKD - Doanh nghiệp là một tổ chức sống, theo nghĩa nó có vòng đời của nó với các bước thăng trầm, suy giảm tăng trưởng, phát triển hoặc bị diệt vong. 2.3. Các đặc trưng của doanh nghiệp - Tìm kiếm lợi nhuận. - Nhóm người có tổ chức, cấp bậc. - Tổ hợp các nhân tố sản xuất ( các yếu tố đầu vào ) - Sản xuất hàng hoá, dịch vụ để bán ra thị trường (các yếu tố đầu ra) - Phân phối lợi nhuận. 2.4. Các loại hình doanh nghiệp * Hình thức sở hữu : - Doanh nghiệp nhà nước - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Hợp tác xã * Số lượng người sở hữu : - Doanh nghiệp có một chủ sở hữu - Doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu * Theo quy mô : - Doanh nghiệp lớn - Doanh nghiệp vừa - Doanh nghiệp nhỏ * Theo trách nhiệm tài sản đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp : - Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn - Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn * Theo lĩnh vực hoạt động : - Doanh nghiệp công nghiệp - Doanh nghiệp vận tải - Doanh nghiệp thương mại - Doanh nghiệp xây dựng - Doanh nghiệp dịch vụ - Doanh nghiệp hỗn hợp II. Các yếu tố cần thiết trong kinh doanh 1. Đất đai Theo nghĩa rộng, đất đai bao gồm: đất sử dụng cho hoạt động kinh doanh, các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất . Ngày nay trong quá trình sử dụng phải tiết kiệm, sử dụng hợp lý, hiệu quả và không ngừng nâng cao năng lực sản xuất của đất đai. 2. Sức lao động Trang 4 Bài giảng QTKD Trên quan điểm kinh doanh, sức lao động là năng lực của lao động cụ thể sáng tạo ra các hàng hoá và dịch vụ. Nó bị chi phối bởi các hoạt động tinh thần và thể xác của người lao động. 3. Vốn Với tư cách là một yếu tố trọng yếu của kinh doanh. Vốn bao gồm: nhà xưởng, thiết bị, phương tiện vật chất dùng vào việc sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ. 4. Quản trị Đó là quá trình phối hợp giữa sức lao động, đất đai và vốn để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nhằm mục đích kiếm lời trong điều kiện chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định. 5. Tài sản vô hình Trong kinh doanh hiện đại, tài sản vô hình là thứ tài sản không định lượng được, không hiện hữu, không mua bán được, nhưng rất đa năng, đa dạng đòi hỏi phải có nhiều cố gắng và thời gian mới tích luỹ được. Tài sản vô hình bao gồm: + Danh tiếng. + Uy tín, niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp. + Triết lý kinh doanh, nền văn hoá công ty, bầu không khí của tổ chức + Trình độ kiểm soát luồn thông tin + Kỹ thuật, bí quyết (Know-how) + Kiểm soát khâu lưu thông phân phối + Trình độ quản trị kinh doanh. III. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 1. Khái niệm Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tổng thể các tác nhân, các điều kiện, các định chế có liên quan và tác động qua lại đến hoạt động của doanh nghiệp. 2. Các yếu tố của môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh có thể được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, ở đây, căn cứ vào sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh nghiệp để nghiên cứu và chia môi trường kinh doanh thành môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. 2.1. Môi trường vĩ mô Kết cấu của môi trường vĩ mô bao gồm : - Môi trường văn hóa - xã hội - Môi trường kinh tế - Môi trường chính trị - luật pháp - Môi trường khoa học và công nghệ - Môi trường tự nhiên Các bộ phận hợp thành môi trường vĩ mô có tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Sự thay đổi của môi trường vĩ mô gây nên hai hệ quả: + Có thể kèm theo những thay đổi về mức độ ưu tiên đối với hoạt động của doanh nghiệp, tạo cơ hội ra đời các sản phẩm mới hoặc sản phẩm thay thế. Trang 5 Bài giảng QTKD + Tác động đến những thay đổi trong các hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, tài chính, nhân sự. 2.2. Môi trường vi mô - Khách hàng - Nhà cung ứng - Các trung gian - Đối thủ cạnh tranh. - Giới công chúng . 3. Sự tác động của môi trường kinh doanh đến doanh nghiệp Môi trường kinh doanh có thể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp trên hai mặt: Một mặt, những ràng buộc của môi trường đè nặng lên doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có khả năng thích ứng, nếu không, hoạt động của doanh nghiệp bị sa sút, thậm chí bị phá sản. Mặt khác, môi trường tạo ra cơ hội, thuận lợi cho doanh nghiệp nếu biết nắm lấy. IV. Nhà kinh doanh và phẩm chất của một nhà kinh doanh 1. Nhà kinh doanh Nhà kinh doanh là những người tạo lập một doanh nghiệp hoặc được thừa kế một doanh nghiệp, làm chủ sở hữu và quản lí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Những đặc tính của nhà kinh doanh - Có cao vọng . - Chấp nhận sự rủi ro. + Về tài chính. + Về sự nghiệp. + Về gia đình. + Về tâm lí. - Tự tin. 3. Các loại nhà kinh doanh - Nhà kinh doanh sáng lập: là những người có sáng kiến hoặc có nghề chuyên môn, đứng ra nghiên cứu thị trường, bỏ vốn hoặc vay vốn để thành lập doanh nghiệp, tự quản lí kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. - Đại lí đặc quyền: là nhà kinh doanh bị ràng buộc bởi hợp đồng kí kết với người bán đặc quyền. - Nhóm nhà kinh doanh: là hai hay nhiều người cộng tác với nhau để tạo lập và phát triển một doanh nghiệp trên cơ sở góp vốn, kĩ thuật, tài năng kinh doanh. Trang 6 Bài giảng QTKD CHƯƠNG 2. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP I. Doanh nghiệp nhà nước 1. Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập, đầu tư vốn và tổ chức quản lí với tư cách là chủ sở hữu, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế do nhà nước giao. 2. Đặc điểm - Là một pháp nhân kinh tế. - Do nhà nước đầu tư vốn. - Chịu trách nhiệm hữu hạn. - Hoạt động kinh doanh do tập thể tổ chức tiến hành. - Hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính, hạch toán kinh tế và bình đẳng trước pháp luật. 3. Nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước - Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng kí và mục đích thành lập cơ sở kinh doanh. - Bảo toàn và phát triển vốn được giao. - Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với nhà nước. - Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chuyên môn cho người lao động. - Bảo vệ cơ sở kinh doanh, bảo vệ sản xuất, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm trọn nghĩa vụ quốc phòng. II. Doanh nghiệp tư nhân 1. Khái niệm Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn mức vốn pháp định, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 2. Đặc điểm - Vốn thuộc sở hữu cá nhân, không thấp hơn vốn pháp định. - Không có tư cách pháp nhân. - Chịu trách nhiệm vô hạn. 3. Những lợi thế của doanh nghiệp tư nhân - Thành lập dễ dàng . - Dễ kiểm soát các hoạt động kinh doanh. - Tính linh hoạt. - Sự kích thích trực tiếp. - Tính bí mật. - Sự giải thể dễ dàng . 4. Những bất lợi đối với doanh nghiệp tư nhân Trang 7 Bài giảng QTKD - Trách nhiệm vô hạn về mặt pháp lí đối với các khoản nợ kinh doanh. - Giới hạn sinh tồn của cơ sở kinh doanh bị hạn chế. - Sự hạn chế về vốn kinh doanh. - Sự yếu kém về kĩ năng quản trị chuyên. III. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1. Khái niệm Công ty TNHH là 1 loại hình doanh nghiệp, trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty. 2. Đặc điểm - Công ty TNHH có hai thành viên trở lên (Điều 26), thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp, nhưng không quá 50 thành viên. - Phần vốn góp của tất cả các thành viên dưới bất kỳ hình thức nào đều phải đóng đủ ngay khi thành lập công ty và được ghi trong điều lệ thành lập Công ty. - Phần vốn góp của các thành viên không được thể hiện dưới hình thức chứng khoán (như cổ phiếu trong công ty cổ phần). Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu ra ngoài công chúng để huy động vốn. Do đó khả năng tăng vốn của công ty rất hạn chế. - Việc chuyển vốn giữa các thành viên diễn ra tự do nhưng việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngoài công ty bị hạn chế gắt gao. Việc chuyển nhượng vốn chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 3/4 số vốn điều lệ của công ty. - Trên mọi giấy tờ giao dịch, ngoài tên công ty, vốn điều lệ của công ty phải ghi rõ các chữ "Trách nhiệm hưũ hạn", viết tắt "TNHH". - Cơ cấu quản lý thường gọn nhẹ phụ thuộc vào số lượng thành viên. Nếu công ty có từ 11 thành viên trở xuống cơ cấu tổ chức quản trị gồm có hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất, Chủ tịch công ty và giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) điều hành. - Trường hợp công ty TNHH một thành viên là tổ chức, là doanh nghiệp do một tổ chức sở hữu - gọi tắt là chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khỏan nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Đối với loại công ty này thì không thành lập hội đồng thành viên. Tùy thuộc quy mô, ngành, nghề kinh doanh cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm: Hội đồng quản trị và giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc), trong đó Chủ tịch là chủ sở hữu công ty và là người đại diện theo pháp luật của công ty, có toàn quyền quyết định việc quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. - Đối với công ty có 12 thành viên trở lên phải lập thêm ban kiểm soát. 3. Những thuận lợi của công ty TNHH - Có nhiều chủ sở hữu hơn DNTN nên có thể có nhiều vốn hơn. Trang 8 Bài giảng QTKD - Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh. - Trách nhiệm pháp lý hữu hạn. 4. Những khó khăn của công ty TNHH - Khó khăn về kiểm soát. - Thiếu bền vững và ổn định. - Công ty TNHH còn có bất lợi hơn so với doanh nghiệp tư nhân về những điểm như phải chia lợi nhuận, khó giữ bí mật kinh doanh và có rủi ro chọn phải những thành viên bất tài và không trung thực. IV. Công ty cổ phần 1. Khái niệm Công ty cổ phần là công ty mà trong đó vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và được thể hiện dưới hình thức chứng khoán là cổ phiếu. Người có cổ phiếu gọi là cổ đông tức là thành viên công ty. Cổ đông có thể mua 1 hoặc nhiều cổ phiếu. 2. Đặc điểm - Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là ba và không hạn chế số lượng tối đa. - Khi thành lập các sáng lập viên (những người có sáng kiến thành lập công ty chỉ cần phải ký 20% số cổ phiếu dự tính phát hành), số còn lại họ có thể công khai gọi vốn từ những người khác. + Công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra ngoài công chúng, do đó khả năng tăng vốn của công ty rất lớn. + Khả năng chuyển nhượng vốn của các cổ đông dễ dàng. Họ có thể bán cổ phiếu của mình một cách tự do. + Công ty cổ phần thường có đông thành viên (cổ đông) vì nó được phát hành cổ phiếu, ai mua cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông. - Tổ chức quản lý công ty cổ phần: Công ty cổ phần là loại công ty thông thường có rất nhiều thành viên và việc tổ chức quản lý rất phức tạp, do đó phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ. Việc quản lý điều hành công ty cổ phần được đặt dưới quyền của 3 cơ quan: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. + Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty gồm tất cả các cổ đông. Cổ đông có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia đại hội đồng công ty. Là cơ quan tập thể, đại hội đồng không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và chỉ ra quyết định khi đã được các cổ đông thảo luận và biểu quyết tán thành. Trang 9 Bài giảng QTKD Đại hội đồng cổ đông được triệu tập để thành lập công ty. Luật không quy định Đại hội đồng cổ đông phải họp trước hay sau khi có giấy phép thành lập nhưng phải tiến hành trước khi đăng ký kinh doanh. Đại hội đồng thành lập hợp lệ phải có nhóm cổ đông đại diện cho ít nhất 3/4 số vốn điều lệ của công ty và biểu quyết theo đa số phiếu quá bán (1/2). * Đại hội đồng bất thường: là đại hội chỉ được triệu tập để sửa đổi điều lệ công ty. Tính bất thường của Đại hội nói lên rằng đại hội sẽ quyết định những vấn đề rất quan trọng. * Đại hội đồng thường niên: được tổ chức hàng năm. Đại hội đồng thường niên quyết định những vấn đề chủ yếu sau: • Quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm. • Thảo luận và thông qua bản tổng kết năm tài chính. • Bầu, bãi miễn thành viên HĐQT và kiểm soát viên. • Quyết định số lợi nhuận trích lập các quỹ của công ty số lợi nhuận chia cho cổ đông, phân chia trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra đối với công ty trong kinh doanh. • Quyết định các giải pháp lớn về tài chính công ty. • Xem xét sai phạm của HĐQT gây thiệt hại cho công ty. + Hội đồng quản trị: (HĐQT) HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có từ 3-12 thành viên, số lượng cụ thể được ghi trong điều lệ công ty. HĐQT có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng. HĐQT bầu một người làm chủ tịch, chủ tịch HĐQT có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc công ty) hoặc HĐQT cử một người trong số họ làm Giám đốc hoặc thuê người làm Giám đốc công ty. + Ban kiểm soát : Công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có ban kiểm soát từ 3 đến 5 thành viên. Trang 10 [...]...Bi ging QTKD Kim soỏt viờn thay mt cỏc c ụng kim soỏt cỏc hot ng ca cụng ty, ch yu l cỏc vn ti chớnh Vỡ vy phi cú ớt nht mt kim soỏt viờn cú trỡnh chuyờn mụn v k toỏn Kim soỏt viờn cú nhim v v quyn hn nh sau:... HTX va l t chc kinh t va l t chc xó hi : + L mt t chc kinh t, HTX l mt doanh nghip c thnh lp nhm phỏt trin sn xut, kinh doanh cú hiu qu, bo m li ớch ca ngi lao ng ca tp th v ca xó hi Trang 11 Bi ging QTKD + L mt t chc xó hi, HTX l ni ngi lao ng nng ta v gớup ln nhau trong sn sut cng nh trong i sng vt cht v tinh thn - Hp tỏc xó t chc v hot ng theo cỏc nguyờn tc: + T nguyn gia nhp v ra khi HTX + T chu... Doanh nghip c y thỏc v qun lớ ti sn xó hi - i vi ngi lao ng, khỏch hng, ngi cung ng, doanh nghip thc hin trỏch nhim ca mỡnh thụng qua nhng lut l, nhng cam kt, quy nh c Trỏch nhim xó hi Trang 12 Bi ging QTKD Trỏch nhim xó hi ca doanh nghip l s gỏnh vỏc t giỏc cỏc trỏch nhim khỏc ngoi trỏch nhim v kinh t v phỏp lớ Trỏch nhim xó hi ũi hi cỏc doanh nghip phi da vo nhng tiờu chớ v o lớ xng ỏng m xó hi mong... ca doanh nghip Tuy nhiờn quan im ny ang b phờ phỏn l hnh ng vụ trỏch nhim trong xó hi bi vỡ : - Nu doanh nghip ch theo ui li nhun thỡ khụng cú gỡ m bo c rng khụng vi phm nhng vn xó hi Trang 13 Bi ging QTKD - Hn th na, bn thõn s iu tit ca chớnh ph gii quyt cỏc vn xó hi bng chớnh ngun úng gúp ca doanh nghip cng rt tn kộm b Quan im quyn lc v trỏch nhim Quan im ny cho rng doanh nghip cỏc loi hỡnh khỏc... cựng ca ngi tiờu dựng l c nghe Ngi ta khuyn khớch s phn i ca ngi tiờu dựng bi vỡ thụng tin ny s giỳp cho cỏc doanh nghip sa cha c sai lm v thụng bỏo v vic cung ng nhng sn phm, dch v mi Trang 14 Bi ging QTKD CHNG 4 QUN TR NHN S I Khỏi nim, chc nng v ni dung qun tr nhõn s 1 Khỏi nim + Nhõn s : l nhng con ngi c th m nhim mt chc v hay v trớ cụng tỏc no ú trong c quan, t chc + Ti nguyờn nhõn s : l ton b kh... hỡnh thc hin cụng vic + Tng cng k lut lao ng v thi ua sn xut 3.3 Giai on phỏt trin nhõn lc + o to v o to li + bt v thng tin + Thay i, thuyờn chuyn v sa thi II Hoch nh ti nguyờn nhõn s Trang 15 Bi ging QTKD - Hoch nh l tiờn oỏn cỏc thay i hay chuyn bin cng nh ngn nga cỏc ri ro cú th xy ra trong tng lai 1 Tin trỡnh hoch nh ti nguyờn nhõn s Cn c vo cỏc k hoch chin lc ca ton doanh nghip, mi qun tr viờn... phi cú chớnh sỏch v hnh ng gỡ? 1.3 Thc hin cỏc k hoch Sau khi cú chớnh sỏch v k hoch, nh qun tr TNNS phi phi hp vi cỏc b phn liờn h thi hnh k hoch theo yờu cu, c th cú hai k hoch sau: Trang 16 Bi ging QTKD 1.3.1 Thiu nhõn viờn hay khim dng nhõn viờn - Nu thiu nhõn viờn ỳng theo kh nng phi sp xp li TNNS - Nu thiu nhõn viờn hn, phi tuyn dng t ngun bờn ngoi 1.3.2 Tha nhõn viờn Nu tha nhõn viờn, nh qun... oỏn nhu cu nhõn s III Tuyn dng lao ng 1 Khỏi nim v ý ngha ca vic tuyn dng lao ng 1.1 Khỏi nim Tuyn dng lao ng l quỏ trỡnh thu hỳt, nghiờn cu, la chn v quyt nh nhn mt cỏ nhõn vo t chc Trang 17 Bi ging QTKD 1.2 Mc ớch Trong s nhng ngi tham gia d tuyn, doanh nghip phi tỡm mt ngi phự hp nht vi cỏc tiờu chun v yờu cu ca v trớ cn tuyn 2 Qui trỡnh tuyn dng lao ng 2.1 Xỏc nh nhu cu + Nhu cu cú th d kin trc... ngoi - DN nghip t tuyn hay thuờ c quan chuyờn mụn bờn ngoi 2.5 Thụng bỏo v qung cỏo - Thụng bỏo: thng c dựng trong trng hp tuyn ni b - Qung cỏo: thng c dựng trong trng hp tuyn bờn ngoi Trang 18 Bi ging QTKD 2.6 Thu h s v s tuyn + Thu nhn h s : - n xin vic - S yu lý lch - Cỏc chng ch v vn bng cn thit - Giy khỏm sc kho - nh mi nht, tem th, phong bỡ cú ghi sn a ch cỏ nhõn + S tuyn : - Tin hnh c k tng h... chc lao ng khoa hc 1 Khỏi nim T chc lao ng khoa hc l vic t chc lao ng da trờn nhng thnh tu ca khoa hc v nhng kinh nghim tiờn tin c ng dng mt cỏch cú h thng vo quỏ trỡnh sn xut 2 í ngha Trang 19 Bi ging QTKD + T chc lao ng khoa hc m bo thc hin cụng vic t c nõng sut cao, ng thi bo v sc kho v to ra nim vui, cm giỏc hnh phỳc, s thớch thỳ ca con ngi trong lao ng + S dng cú hiu qu ngun lc 3 Nhng phng hng c . Bài giảng QTKD 1. Thông tin học phần 1.1 Tên học phần: Quản trị doanh nghiệp 1.2 Mã học phần: CQTDN 1.3 Số. Phong cách quản trị doanh nghiệp 3.2. Một số nghệ thuật quản trị doanh nghiệp Trang 1 Bài giảng QTKD Chương 4. Quản trị chiến lược và kế hoạch kinh doanh (7 tiết) 4.1. Quản trị chiến lược 4.2 đức kinh doanh và vấn đề đạo đức trong kinh doanh 6.2. Văn hóa doanh nghiệp Trang 2 Bài giảng QTKD CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP I. Kinh doanh và doanh nghiệp 1. Kinh doanh a.

Ngày đăng: 22/06/2014, 17:20

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng này được bố trí bởi 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn. - QTKD ppt
Bảng n ày được bố trí bởi 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn (Trang 29)
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN - QTKD ppt
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w