Tài liệu Chỉ số RSI- Áp dụng VN Index ppt

6 801 9
Tài liệu Chỉ số RSI- Áp dụng VN Index ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chỉ số RSI- Áp dụng VN Index Biểu đồ chỉ số RSI(Relative strength indicator )sức mạnh tương đối Được phát triển bởi J. Welles Wilder. Thuật ngữ “cường độ tương đối - relative strength” vô tình là một việc sử dụng sai và thường gây ra sự nhầm lẫn với những thuật ngữ khác khi nó được sử dụng trong phân tích thị trường chứng khoán. Chỉ số RSI giải quyết vấn đề của những dịch chuyển bất thường và giải quyết nhu cầu về một biên độ giới hạn trên và dưới không đổi. Chỉ số RSI được xác định theo công thức sau: Số ngày được sử dụng trong tính toán là 14 ngày theo đồ thị hàng ngày; sử dụng đồ thị tuần số ngày sẽ là 14 tuần. Để xác định được các giá trị trung bình đi lên, chúng ta cộng tổng số điểm đạt được trong các ngày giá tăng trong 14 ngày và chia tổng số đó cho 14. Để xác định giá trị trung bình đi xuống, chúng ta cộng tổng số điểm bị mất trong 14 ngày giá giảm và chia lại cho 14. Sau đó “cường độ tương đối - RS” được xác định bằng cách chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm. Giá trị RS này sau đó được đưa vào trong công thức tính RSI. Số lượng ngày có thể thay đổi bằng cách thay đổi giá trị của x. Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động từ 0 - 100. (Phần dưới cùng của biểu đồ trên: RSI - 14 ngày.) Đường trung bình nằm giữa màu xám 50.Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau: Đường 50 ở giữa, màu xám cũng là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường màu xám này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá (bullish). Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường màu xám này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá (bearish). Ở đây ta nhần mạnh là kỳ vọng, vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ phiếu. Khi xác lập xu thế mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng tăng ( hoặc giảm ) :: Đường 70 phía trên màu hồng được coi là ngưỡng quá mua (tạm dịch từ “overbought” nghĩa là đã mua quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống). Thường khi đường RSI rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán có dấu hiệu giảm giá. :: Đường 30 ở dưới màu xahh được coi là ngưỡng quá bán (tạm dịch từ “oversold” nghĩa là lượng bán ra quá nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đầu tư sẽ mua thêm vào để đẩy giá lên). Thường khi đường RSI từ dưới đi lên và vượt qua ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng giá. :: Đường cong màu tím chạy giữa 2 đường ngang trên là đường RSI. Công thức tính cơ bản bằng tiếng Anh như sau: Trong biểu đồ kỹ thuật trên của VN INDEX, chúng ta thấy đường RSI đã vượt ngưỡng lố mua từ khoảng ngày 10/01/2007 cho đến khoảng ngày 03/02/2007 khi đường RSI bắt đầu “chui” xuống dưới ngưỡng 70, thì giá nhiều cổ phiếu đã “đổ dốc” một mạch vào cuối tháng 2. Từ đầu tháng 3, đường RSI dao động với xu hướng giảm xuống phía dưới vạch 45, thỉnh thoảng vượt ngưỡng rồi lại rớt trở lại dưới vạch 45.Nhìn lại thị trường trong thời gian này thì thấy sức mạnh tương đối của VN INDEX đã giảm từ đầu tháng 3 đên cuối tháng 4-2007. VNINDEX vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Nếu đường RSI vượt lên được khoảng 45 kết hợp với khối lượng mua tăng khá (phần biểu đồ cột ở trên biểu đồ RSI), thì đó là dấu hiệu tốt cho thị trường cổ phiếu vì có dấu hiệu phục hổi. Dải Bollinger (Bollinger bands): Đó chính là dải màu xanh lá cây nhạt chạy dọc theo các đường màu đỏ và màu hồng trong biểu đồ trên. Dải Bollinger gồm 3 đường: :: Đường ở giữa chính là đường trung bình động đơn giản 20 ngày (Simple moving average 20 days - SMA 20 days) màu hồng trong biểu đồ trên. :: Dải trên là đường màu xanh lá cây nhạt phía bên trên. Đường này được tính bằng đường ở giữa (SMA 20 ngày) cộng với 2 độ lệch tiêu chuẩn. :: Dải dưới là đường màu xanh lá cây nhạt phía bên dưới. Đường này được tính bằng đường ở giữa (SMA 20 ngày) trừ cho 2 độ lệch tiêu chuẩn. Xác định thời điểm mua 2 đáy (double bottom buy): Để minh hoạ cho vấn đề này, vì không tìm được ví dụ phù hợp, nên tôi xin dùng một ví dụ của công ty nước ngoài năm 1999 vậy. Đó là cổ phiếu của AT & T. Đáy (bottom) là điểm trên biểu đồ giá của một loại chứng khoán khi nó xuống mức thấp nhất trong một giai đoạn nhất định (điểm mũi tên đỏ trong hình trên). 2 đáy là hiện tượng giá một cổ phiếu rớt xuống mức thấp nhất, sau đó hồi phục, rồi lại rớt lại một lần nữa (điểm mũi tên xanh trong hình trên) trước khi tăng đều. Khi giá rớt xuống vượt dải dưới của Bollinger bands, sau đó vượt lên lại nằm trên dải dưới, rồi lại rớt xuống một lần nữa, nhưng lần rớt thứ hai không vượt quá dải dưới. Nếu sau đó giá tăng lên vượt qua dải ở giữa (chỗ có vòng tròn màu xanh), khi đó, tín hiệu thị trường tăng giá (bullish sign) được xác định. Nghĩa là có thể bắt đầu mua vào để chờ tăng giá rồi bán ra. Xác định thời điểm bán 2 đỉnh (double top sell): Đỉnh (top) là các điểm trên biểu đồ thể hiện giá của một loại chứng khoán khi nó lên mức cao nhất trong một giai đoạn nhất định. 2 đỉnh là hiện tượng giá một cổ phiếu tăng lên mức cao nhất, sau đó tụt giảm, rồi lại tăng lại một lần nữa trước khi rớt xuống nhanh chóng. Khi giá tăng lên vượt dải trên của Bollinger bands, sau đó rớt xuống, rồi lại tăng lên một lần nữa, nhưng lần tăng thứ hai không vượt quá dải trên. Nếu sau đó giá giảm xuống dưới dải ở giữa, khi đó, tín hiệu thị trường giảm giá (bearish sign) được xác định. Nghĩa là nên bán ra để tránh mất giá khi cổ phiếu rớt giá mạnh. Khi dải trên và dải dưới tiến sát gần nhau: Nếu 2 dải trên và dải dưới tiến rất sát nhau (như hình tròn màu đỏ trong biểu đồ phía dưới), khi đó rất có khả năng sẽ có biến động giá lớn. Tuy nhiên, dải Bollinger không cho biết giá sẽ biến động tăng hay giảm. Chúng ta phải dùng các công cụ khác để dự báo. . Chỉ số RSI- Áp dụng VN Index Biểu đồ chỉ số RSI(Relative strength indicator )sức mạnh tương đối. không đổi. Chỉ số RSI được xác định theo công thức sau: Số ngày được sử dụng trong tính toán là 14 ngày theo đồ thị hàng ngày; sử dụng đồ thị tuần số ngày

Ngày đăng: 09/12/2013, 15:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan