Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Báo cáo tổng quan về ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu " pot

7 562 2
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Báo cáo tổng quan về ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu " pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Tóm luợc ngày làm việc tại CAP vào 27 tháng 2 năm 2008, để bàn về nội dung của “Báo cáo tổng quan về ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu” của TS. Jo Pluske Mục tiêu: 1. Rà soát lại các vấn đề đã được nêu ra trong bản “Báo cáo tổng quan về ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu” nhằm đưa ra một số định hướng cho chuyến đi thực tế tại Thái Lan, cho các chuyến đi thực địa và các công việc khác của dự án. 2. Xác định các vấn đề cần tìm hiểu và các câu hỏi cần đặt ra cho chuyến đi thực tế tại Thái Lan. Thành phần: Donna Brennan, Sally Marsh, Phạm Tuyết Mai, Trần Công Thắng, Nguyễn Anh Phong, và đại diện các bên liên quan trong ngành, gồm có: Ông Lê Bá Lịch (Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam), Bà Bùi Thị Kim Oanh (Trưởng phòng Thức ăn chăn nuôi, Cục chăn nuôi), Bà Trần Kim Anh (Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông quốc gia), Ông Trịnh Vinh Hiển và Ông Phạ m Thanh Hà (Phó Giám đốc, Công ty Thức ăn chăn nuôi Phú Gia) Phuơng pháp: Các cán bộ dự án phía Việt Nam chuẩn bị các bài trình bày để gợi ý cho thảo luận (các câu hỏi thảo luận nội dung thảo luận được trình bày dưới đây). Tiếp theo thảo luận về bản báo cáo, các thành phần của cuộc họp đã đưa ra một số câu hỏi chính cho chuyến đi Thái Lan. Các câu hỏi cũng được liệt kê dưới đây. A. Tóm lược n ội dung thảo luận: 1. Sản xuất thức ăn chăn nuôi: a) Đâu là các vấn đề căn bản của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi toàn cầu/ ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam đã được đề cập đến trong bản báo cáo? Toàn cầu: • Nhu cầu cho thịt đang tăng lên – nên nhu cầu cho thức ăn chăn nuôi cũng tăng theo • Giá ngô tăng nhanh (do nhu cầu sử dụng ngô cho nhiên liệu sinh học) – các loại khô dầu đang dần thay thế ngô trong công thức pha trộn thức ăn chăn nuôi – nhìn chung mức độ cạnh tranh tăng lên do việc tăng nhu cầu sử dụng ngũ cốc cho nhiên liệu sinh học (tr.50) • Giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng tiếp tục tăng lên (do việc tăng nhu cầu thịt/ nguyên liệu đầu vào) – các nhà chăn nuôi sẽ cần phải khôn khéo hơn. • Ở Trung Quố c - địa điểm đặt nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thường gắn với vùng tiêu thụ (liên kết dọc nhà máy thức ăn chăn nuôi – cơ sở chăn nuôi nhiều hơn là nhà máy thức ăn – nguyên liệu) (tr.19) • Thương mại quốc tế về nguyên nhiên liệu - đặc biệt là protein – là vấn đề quan trọng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu (tr.27) • Vấn đề nổ i cộm về an toàn thực phẩm - sự chuyên môn hoá của các nhà máy thức ăn chăn nuôi được xác định là một bước quan trọng dẫn tới tình trạng ô nhiễm chéo các đầu vào thức ăn chăn nuôi. • Sự lựa chọn giữa nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào và nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi (tr. 51) 2 • Các nhà máy thức ăn chăn nuôi lớn của nước ngoài có xu hướng thống trị thị trường. Tại Việt Nam: • Ngành chăn nuôi phát triển nhanh • Từ năm 1994 (khi có Luật Đầu tư mới), khu vực tư nhân đã đầu tư nhiều hơn vào ngành thức ăn chăn nuôi • Tỷ lệ sản xuất thức ăn chăn nuôi giữa các nông hộ, các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi nhỏ và các nhà máy thức ăn chăn nuôi nước ngoài – xu hướng/ vận dụng. • Các nhà máy lớn tập trung vào việc sản xuất và thương mại thức ăn đậm đặc – các nhà máy địa phương và cơ sở quốc doanh tập trung vào việc sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (tr13) - Liệu điều này có đúng không? • Cần thể chế có hiệu quả cho việc đổi mới hoạt động thị trường, thực hiện đúng hợp đồng và chống vi phạm bản quyền nhãn hiệu (tr.52) b) Đâu là những vấn đề chính của ngành chăn nuôi Việt Nam (hay của các nước đang phát triển nói chung) được nêu ra trong bản báo cáo? Việt Nam: • Phụ thuộc vào nhập khẩu (40/60% đầu vào phải nhập khẩu - đậu tương, lạc, ngô) • Thuế nhập khẩu đầu vào • Chi phí các nguyên liệu đầu vào tăng • Giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam cao hơn so với mức giá thức ăn chăn nuôi thế giới/ khu vực • Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất đỗ tương và ngô (tr. 53) • Sản xuất thức ăn chăn nuôi trên quy mô nhỏ với mật độ cơ sở sản xuất dày đặc có thể gây hại cho môi trường sống của các đơn vị sản xuất và vùng lân cận – thêm vào đó là vấn đề xử lý chất thải tr. 36 c) Điều gì làm cho giá thức ăn chăn nuôi Việt Nam cao hơn một cách tương đối so với khu vực và thế giới? • Nguyên liệu đầu vào - sản xuất nội địa thiếu, năng suất kém, thuế nhập khẩu đầu vào • Ngành hoạt động theo kiểu độc quyền nhóm • Cơ sở hạ tầng yếu kém ảnh hưởng tới giá thức ăn chăn nuôi ở Miền Bắc và Miền Nam, cơ sở hạ tầng yếu giới hạn việc sản xuất để cung ứng cho thị trường nội địa nhỏ • Hạn chế trong kho bãi và phương tiện bốc xếp ngũ cốc (tr. 15) • Nguồn cung ngô không đều trong suốt năm (tr. 37), hệ thống sản xuất ngô và các sắp xếp thương mại (tr. 38-40, tr. 48) • Hệ thống quản lý và phân phối kém (tr. 40) • Lệ thuộc vào các phụ gia nhập khẩu, sản xuất nhỏ dẫn tới chi phí cho vận chuyển, đóng gói và quảng cáo cao (tr. 47) 3 d) Đâu là những thách thức trong tương lai của ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu? Việt Nam có thể đối phó với những thách thức đó như thế nào? • Dự tính để hỗ trợ cho các nước đang phát triển với các yêu cầu về sản xuất thức ăn chăn nuôi/ sản phẩm chăn nuôi. (tr. 27) • Thương mại sản phẩm thức ăn đậm đặc có lợ i thế (tr. 27) • Lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế đã vượt qua vấn đề về giá và chất lượng cơ bản, đang chuyển dịch sang vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và nông nghiệp lành mạnh (tr. 29) • Việc áp dụng HACCP • Khả năng xâm chiếm thị trường của toàn ngành công nghiệp trong nước nói chung sẽ ảnh hưởng tới khả năng tham gia của khu v ực tư nhân (không tính đến năng lực của khu vực tư nhân nói riêng) (tr.30 và tr. 43) • Các sản phẩm GMO có khả năng cung ứng dinh dưỡng tốt hơn cho vật nuôi • Nhu cầu từ phía người tiêu dùng cao hơn các quy định của chính phủ (tr. 34) – quản lý chuỗi cung ứng cho một số thị trường nhất định (ví dụ sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm vì cộng đồng) • Quản lý dịch bệnh và an toàn thực phẩm • Khả năng thiếu lương thực do vấn đề thay đổi khí hậu (tr.50) 2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi a) Đâu là những vấn đề cơ bản về việc tham gia thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam? Trên thế giới? • Các nhà máy sản xuất thức ăn nhỏ tạ i địa phương có khả năng giúp giảm chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi (tr. 12) • Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nhỏ có khả năng trở thành các điểm cung ứng trực tiếp sản phẩm thức ăn chăn nuôi (tr. 12) • Ở Philippines – các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động như các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên sâu cho các doanh nghiệp lớn (nhưng có thể không áp dụ ng cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi) (tr. 22) • Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi nước ngoài/ công nghệ tiên tiến sẽ dẫn tới tiến bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp nội địa (tr. 28) b) Đâu là các thách thức mà ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam phải đối diện? • Hạn chế về tín dụng (tr. 12) • Quá nhỏ để có thể trở nên cạnh tranh trong dài hạn - cần ph ải kết hợp với nhau để nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng thị phần sản phẩm nội địa (tr.13 và một số chỗ khác) • Hiện tại đang tập trung vào phân đoạn dưới của thị trường (chất lượng thấp – hàm lượng protein ít – giá thành thấp) – có nguy cơ tập trung vào một phân đoạn thị trường đang đi xuống (cần có dự báo cho thị trường này – ví dụ: người chăn nuôi nhỏ) (tr.13) 4 • Có rất ít dữ liệu về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam – vì 3 tổ chức đang quản lý các mặt khác nhau, với các văn bản quản lý khác nhau về doanh nghiệp vừa và nhỏ (tr. 25) • Đảm bảo chất lượng thông qua quản lý chuỗi cung ứng (tr 31) – Quy định về chất lượng thức ăn chăn nuôi – các phòng thí nghiệm/ chứng chỉ được công nhận của khu vực tư nhân [liệu t ự quản lý chất lượng có khả thi] • Xác định các cản trở với sản xuất, tìm phương án đối phó với các vấn đề này (tr.43) c) Các tác giả khác nói thế nào về vấn đề đưa các cơ sở sản xuất nhỏ hoà nhập vào thị trường? Điều này có xảy ra ở Việt Nam không? • Các sáng kiến dựa trên công nghệ đơn sơ (tr. 33) • Liên kế theo chiều dọc c ủa các cơ sở sản xuất nhỏ yêu cầu - cải thiện tổ chức sản xuất, ràng buộc qua hợp đồng, cải thiện kênh thông tin, cải thiện hạ tầng thị trường, liên kết với các công ty thuộc khu vực tư nhân (tr. 40) • Đánh giá những hạn chế do cơ sở hạ tầng yếu kém gây ra (tr. 41) • Để phát triển chăn nuôi thì ngành thức ăn chăn nuôi cũng cần được cả i thiện (tr. 41) • Mua sô thông qua dàn xếp mang tính cộng đồng làng xã (tr. 47) 3. Khả năng cạnh tranh của ngành thức ăn chăn nuôi a) Đâu là những yếu tố được cho là có khả năng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của ngành thức ăn chăn nuôi? • Ngành hoạt động theo cơ chế độc quyền nhóm • Cơ sở hạ tầng (đường xá, giao thông vận tải) (tr.14) • IFPRI 2001 – lợi thế kinh tế nhờ quy mô tồn tại ở các nhà máy lớn, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, hiệu quả sản xuất cao và lợi nhuận cao hơn (tr. 41) • Khả năng xác định đâu là những cách thức sản xuất “tốt”, truyền bá và áp dụng những cách thức trên. (tr. 43) • Năng suất chăn nuôi thấp, chi phí đầu vào cao, thiếu trình độ kỹ thuật để chế biế n sản phẩm chăn nuôi (tr. 44) b) Trong các nghiên cứu khác hiệu quả/ năng lực cạnh tranh được đo lường bằng cách nào? Các phương pháp đó liệu có thể áp dụng cho nghiên cứu của chúng ta? Thức ăn chăn nuôi: • Cảnh báo: công suất thiết kế có thể không phản ánh điều gì cả về chất lượng và hiệu quả (ví dụ như thức ăn dạng viên) tr. 32 • Cách đo lợi nhuận thô - lợi nhuận biên từ doanh thu (tỷ lệ giữa thu nhập ròng trước thuế trên tổng doanh thu) – tr. 32 [tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu tăng lên cùng với quy mô nhà máy - IFPRI tr. 46) • Số ngày để doanh nghiệp hoàn vốn (đo lường hiệu quả) tr. 32 5 • Hiệu quả kỹ thuật – liệu các nhà máy thức ăn chăn nuôi đạt tới lượng đầu ra tối đa với những nguồn lực hiện có (hay liệu các nhà máy thức ăn chăn nuôi có khả năng sử dụng đầu vào ít nhất để đạt tới lượng đầu ra như hiện tại) tr. 32 • Trình độ công nghệ và quản lý (tr.43) • Tiếp cận với tín dụng (tr. 45) • Lợi nhuận từ đầu tư (tr. 46) Các cơ sở chăn nuôi: • Giống, quy mô trang trại và vị trí có ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các cơ sở sản xuất lợn và gia cầm (tr. 45) Thương mại/ buôn bán: • Quy mô tỏ ra có tầm quan trọng trong việc duy trì và tăng cường lợi nhuận của nhà thương mại – làm giảm chi phí vận hành trung bình, mang lại thu nhập cao hơn cho ng ười lao động, hạ giá bán sản phẩm, đầu tư vào của cải sinh lời cao. 4. Chính sách công và các can thiệp của chính phủ a) Trong bản báo cáo, các can thiệp chính sách nào nhằm giúp các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi vừa và nhỏ? Các nhà chăn nuôi nhỏ? Chính sách nào trong số đó đang được áp dụng tại Việt nam? Với các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi: • Ở Thái Lan: đầu tư công cho cơ sở hạ tầng và các d ịch vụ hỗ trợ (nông nghiệp) (tr.19) • Ở Thái Lan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn được khuyến khích và tiếp tục là một thành phần quan trọng trong ngành chế biến nông sản. (tr. 20). • Các mô hình của Philippines và Nhật bản (tr. 23, 24) • Mô hình Nhật bản - tập trung vào các thế mạnh (nhiều hơn là các điểm yếu) của Doanh nghiệp vừa và nhỏ, gắn liền với sự năng động và linh hoạt của các doanh nghiệ p này (tr. 24) Các cơ sở chăn nuôi: • Các gia đình nông thôn làm hợp đồng gia công cho các công ty (tr. 20) • Các nhà chăn nuôi nhỏ cần sự hỗ trợ để tiếp cận với công nghệ, thị trường và tin dụng – IFPRI 2001 tr. 41 • Kết hợp hoạt động của các đơn vị sản xuất nhỏ với các cơ sở sản xuất lớn • Nghiên cứu và phát triển các phương thức quản lý dinh dưỡng vậ t nuôi tiến bộ (tr. 46) b) Trong báo cao, các chính sách công nào được cho là cần thiết cho ngành thức ăn chăn nuôi? Ngành chăn nuôi? Các chính sách nào trong số đó hiện đang được thực thi ở Việt Nam hay có khả năng được áp dụng tại Việt Nam? (đánh giá từ 1- 5)? Ngành thức ăn chăn nuôi: • Các vấn đề về hành chính (tr. 25) – tìm hiểu về hệ thống thể chế và chính sách có liên quan tới doanh nghiệp vừa và nhỏ. 6 • Việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn cơ sở (tr. 30) dựa trên tiêu chuẩn ngành. • Hệ thống đào tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chương trình hợp tác vùng, liên kết giữa nhà nước và tư nhân để xây dựng năng lực (tr.32) • Can thiệp để chống lại tính chất độc quyền nhóm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi (tr.45) • Hạn chế tỷ suất thuế đánh trên nguyên liệu và các thành phần đầu vào, cải thiện giống và tự do hoá việc phân phối giống cây trồng, nghiên cứu và triển khai để phát triển các giống có năng suất cao – IFPRI tr. 46 • Xây dựng một hệ thống nhãn mác, kiểm tra kiểm soát chất lượng hiệu quả - liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp tư nhân - IFPRI tr.46 • Can thiệp chính trị để cải thiện sức mua của các đơn vị kinh doanh nhỏ (tr.48) Chăn nuôi: • Quá tập trung vào phát triển mà ít quan tâm tới công bằng xã hội làm một bộ phận dân cư ở nông thôn bị bỏ quên (ở Thái Lan – tr. 19) • Thành lập hệ thống kiểm dịch (ví dụ: cúm gà) (tr. 32) • Liên kết các chính sách để tăng cường khả năng lập kế hoạch và phát triển hệ thống cây trồng - vật nuôi thích hợp (tr.46) 5. Các câu hỏi/ vấn đề khác • Ở Thái Lan – làm thế nào để các doanh nghiệp vừ a và nhỏ tồn tại trong mối quan hệ với các doanh nghiệp lớn như CP • Bài học từ Anh - rất ít các nhà quản lý coi các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp rất nhỏ là đối thủ của nhau - vấn đề về phân đoạn thị trường • Pham – doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp tích cực và việc giảm nghèo (không yêu cầu nhiều vốn đầu tư) (tr. 26) • Tại sao Việt Nam lại nhập kh ẩu nhiều bột cá đến thế (tr. 28) • Tìm hiểu các tác nhân ảnh hưởng tới chất lượng ngũ cốc dành cho mỗi ngành chăn nuôi (tr. 32) • Cần xem xét riêng cho từng nhóm sản xuất khác nhau B. Các câu hỏi cần được trả lời qua chuyến đi Thái Lan 1. Sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Thái Lan: a. Ngành thức ăn chăn nuôi đã phát triển như thế nào? i. Xu hướng ii. Quy mô iii. Cơ cấu của ngành, sự tham gia của doanh nghiệp vừa và nhỏ vào ngành (chi tiết trong Câu hỏi 2) b. Chuỗi cung ứng - sự khác biệt giữa doanh nghiệp nhỏ - doanh nghiệp lớn, mức độ liên kết dọc c. Sử dụng đầu vào - sử dụng đầu vào trong nước, nhập khẩu d. Kiểm soát chất lượng – tiêu chuẩn, quy chuẩn, vai trò của chính phủ và khu vực tư nhân, các lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất trong kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn (vai trò của chính sách công được thể hiện rõ hơn trong câu hỏi 3) 7 2. Sự tham gia của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi Thái Lan: a. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành đã phát triển như thế nào? i. % trong tổng số doanh nghiệp (số doanh nghiệp, tổng khối lượng sản xuất) – xu hướng ii. Phân bố (địa điểm) – quy mô iii. Sản phẩm - Thị trường (sự khác nhau trong chuỗi cung ứng) b. Các chính sách cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành, đâu là sự khác biệt với chính sách cho các doanh nghiệp lớn? c. Các vấn đề/ thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi 3. Các chính sách công hỗ trợ ngành thức ăn chăn nuôi ở Thái Lan: a. Chính sách hỗ trợ (cung) i. Các cây trồng dùng làm thức ăn chăn nuôi (giống ngô, đậu tương, …) ii. Các nhà máy (đất, thuế, tín dụng, trợ c ấp, …) iii. Chính sách thương mại (thuế, quy định về xuất, nhập khẩu, …) b. Chính sách hỗ trợ (cầu) i. Phát triển chăn nuôi (chăn nuôi thương mại, chăn nuôi nhỏ, …) ii. Thương mại (sản phẩm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, ) c. Môi trường chính sách d. Các quy định/ tiêu chuẩn về chất lượng thức ăn chăn nuôi, cơ chế kiểm tra/ giám sát, chế tài xử ph ạt vi phạm. e. Hạ tầng (đường xá, kho dự trữ quốc gia, hệ thống thuỷ lợi) . thức ăn chăn nuôi: a) Đâu là các vấn đề căn bản của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi toàn cầu/ ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam đã được đề cập đến trong bản báo cáo? Toàn cầu: • Nhu cầu. về nội dung của Báo cáo tổng quan về ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu của TS. Jo Pluske Mục tiêu: 1. Rà soát lại các vấn đề đã được nêu ra trong bản Báo cáo tổng quan về ngành thức ăn. (thuế, quy định về xuất, nhập khẩu, …) b. Chính sách hỗ trợ (cầu) i. Phát triển chăn nuôi (chăn nuôi thương mại, chăn nuôi nhỏ, …) ii. Thương mại (sản phẩm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, ) c.

Ngày đăng: 22/06/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan