1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu về máy sấy tĩnh vỉ ngang ở ĐBSCL Việt Nam " doc

19 873 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 670,93 KB

Nội dung

19 Phần 2. Nghiên cứu về máy sấy tĩnh vỉ ngang ĐBSCL Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu này bao gồm các thí nghiệm và điều tra khảo sát về máy sấy tĩnh vỉ ngang với trọng tâm hiện tượng nứt hạt gạo và so sánh các chế độ sấy đảo gió. Kết quả cho thấy cả hai máy sấy qui mô sản xuất 8 tấn và qui mô phòng thí nghiệm 20 kg, ảnh hưởng của đảo gió là giảm sai biệt ẩm độ cuối rất rõ ràng; tuy nhiên, ảnh hưởng này đến thời gian sấy và tốc độ sấy là khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Sấy cơ học dù là có hay không có đảo gió đều tốt hơn phơi nắng xét trên phương diện làm giảm nứt hạt. Tuy nhiên, khi so với đối chứng là mẫu sấy bóng râm, sấy cơ học (có hay không có đảo gió) làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên và tăng nứt; yếu tố ảnh hưởng chưa cụ thể có thể là do tốc độ sấy. Hiện t ượng tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm không nhất quán, thấp hơn hoặc cao hơn một ít trong mỗi cặp thí nghiệm giữa đảo gió và không đảo gió; kết quả này không như dự đoán với số liệu sai biệt ẩm độ cuối đã đo đạc. Thí nghiệm trên máy sấy 4 tấn Long An có trang bị bộ thu phụ năng lượng mặt trời cho chất lượng hạt tốt và minh chứng tính kinh tế cao. Các kết quả khảo sát chính từ các điều tra hiện trạng tình hình sử dụng máy sấy tĩnh vỉ ngang bảy tỉnh ĐBSCL là: xu hưởng tăng năng suất sấy, vai trò của các nhà chế tạo địa phương và cán bộ khuyến nông, sự hỗ trợ của chính phủ giảm lãi vay mua máy sấy, sấy trong mùa khô và đặc biệt là sự mất cân đối giữa chi phí sấy và lợi ích sấy. GIỚI THIỆU Máy sấy tĩnh vỉ ngang đã có mặt từ lâu trong nền sản xuất lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ mẫu máy đầu tiên trong những năm 1980 đến khoảng 6500 máy vào năm 2007 quả là bước tiến dài. Nhưng không phải tất cả đều đáng lạc quan. Mức độ chấp nhận máy sấy thay đổi tùy tỉnh, ngay cả các huyện các xã trong một tỉnh đều khác nhau. Tìm ra ra các nguyên nhân tác độ ng đến sự chấp nhận này quả thực phức tạp. Trong khuôn khổ Dự án CARD 026/VIE-05 với trọng tâm là sự nứt gãy hạt lúa, phần nghiên cứu máy sấy vỉ ngang từ năm 2006 đến 2008 gồm các hoạt động sau: • Thực hiện các thí nghiệm với các điều kiện sấy qui mô thí nghiệm và điều kiện sản xuất thực tế để đánh giá tác động của sấy lúa đảo chiều gió đến độ nứt hạt và các thông số sấy khác. • Tiến hành các thí nghiệm trên máy sấy vỉ ngang 4 tấn có bộ thu nhiệt phụ bằng năng lượng mặt trời. • Tiến hành Khảo sát nhanh (Participatory Rapid Rural Appraisal PRRA) về việc sử dụng máy sấy vỉ ngang tại ĐBSCL. CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN Các thông tin dưới đây lấy từ số liệu các tỉnh trong các buổi Hội thảo, từ cuộc khảo sát qui mô toàn vùng ĐBSCL do Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức năm 2004 phối hợp với tổ chức 20 Danida của Đan Mạch, và từ kinh nghiệm của người viết nghiên cứu về máy sấy trong 25 năm qua. Sự phát triển của máy sấy tĩnh vỉ ngang (MSTVN) Đồng Bằng Sông Cửu Long Nam Bộ với khoảng 2,7 triệu hecta lúa cho ra khoảng 50% sản lượng lúa củaViệt Nam, xuất khẩu hơn 90% gạo. Mỗi nông hộ có khoảng 1 ha, tuy rằng vài nơi, cũng nhiều người canh tác trên 3- 10 ha hoặc hơn thế . Sấy lúa trở thành vấn đề ĐBSCL từ những năm 1980 khi tăng thêm vụ lúa thu hoạch trong mùa mưa. Nhiều cơ quan đã thử nhiều mẫu máy sấy, nhưng chỉ một mẫu được sản xuất chấp nhận, đó là máy sấy vỉ ngang (MSVN). Mẫu MSVN đầu tiên được Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh lắp đặt tại Sóc Trăng năm 1982. Nông dân quanh vùng đã cải biến/ cả i tiến máy này, dùng nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương. Năm 1990, có khoảng 300 MSVN ĐBSCL, một nửa là Sóc Trăng. Nhiều tỉnh khác bắt đầu áp dụng máy này. Năm 1997 một khảo sát do Dự án Danida tiến hành, báo cáo có 1500 MSVN ĐBSCL, trong đó 3 tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, và Cần Thơ chiếm 850 máy, 10 tỉnh còn lại chiếm 650 máy (Bảng 2). Dự án Danida này Cần Thơ và Sóc Trăng đã tăng gấp đôi số lượng máy s ấy mỗi tỉnh, từ 250 máy lên 500 máy trong hai năm 1998-1999 thông qua hoạt động khuyến nông và chương trình tín dụng. Dự án này kết thúc năm 2001, và được thay bằng Hợp phần sau thu hoạch do Bộ Nông nghiệp quản lý, và cũng được Danida hỗ trợ các hoạt động khuyến nông. Hợp phần kết thúc năm 2007. Số MSVN tăng nhanh, năm 2002 có 3000 máy, năm 2006 có 6200 máy. Số máy sấy ĐBSCL chiếm hơn 95 % tổng số máy sấy Việt Nam. Sự phát triển của MSVN trong 25 năm qua theo một mô thức khá thú vị. Trước tiên, một cơ quan nghiên cứu đưa ra một mẫu máy, trong trường hợp này là ĐHNL. Sau đó, nông dân/ thợ cơ khí chép mẫu /cải biến/ cải tiến máy. Tiếp theo ĐHNL theo dõi các cải tiến đó, và cho ra một mẫu máy với nhiều thay đổi và cải tiến đột phá. Chu trình lặp lại. Các cột mốc về các mẫu thiết kế máy sấy củ a ĐHNL là: 1982: MSTVN kiểu thông thường, với không khí sấy đi vào buồng gió từ chính giữa; lò đốt trấu ghi phẳng và buồng lắng tro (Hình 1). 1994: MSTVN kiểu thông thường, với buồng gió bên hông (Hình 2), lò đốt trấu với buồng lằng xoáy (Hình 3). 2001: MSTVN loại đảo chiều không khí sấy (đảo gió), Hình 5 và 6. (dự kiến ): 2006: Lò đốt trấu tự động (model NLU-IRRI-Hohenheim, Hình 4) 2007: Bộ thu nhiệt năng lượng mặt trời cho MSTVN. Các cải biến / cải tiến quan trọng do nông dân th ực hiện bao gồm: 1987: Lò đốt trấu ghi nghiêng. 2004: Buồng sấy đảo gió, với ống gió chìm. 2006: Cơ cấu cào dưới hộc chứa trấu để cung cấp trấu đều hơn. 21 Hình 1. MSTVN kiểu thông thường, với không khí sấy đi vào từ chính giữa Hình 2. MSTVN kiểu thông thường, với buồng gió bên hông Hình 3. Lò đốt trấu với buồng lắng xoáy Hình 4. Lò đốt trấu tự động cho máy sấy đảo gió SRA-4 Drying Air UP Grain CONVENTIONAL SHG FLAT-BED DRYER Floor: 50 sq.m / 8 ton 0.3m Drying Air UP Drying Air DOWN Grain Grain REVERSIBLE SRA DRYER 0.6m Floor: 25 sq.m / 8 ton Hình 5. Nguyên lý sấy đảo gió Hình 6. Máy sấy đảo gió SRA-10 (10 tấn/mẻ) ĐHNL đã dẫn đầu khi đưa ra các mẫu quạt sấy hiệu quả, cho cả máy sấy thông thường và máy sấy đảo gió, đã chuyển giao thiết kế quạt cho 15 nhà sản xuất ĐBSCL, trong đó 7 nhà đã chế tạo ống khảo nghiệm quạt theo tiêu chuẩn Nhật JIS. 22 Chất lượng lúa sấy Chất lượng lúa sấy được đánh giá bằng nhiều tiêu chí:  Lúa không bị dính tro đen từ lò đốt.  Ẩm độ cuối hạt sấy khá đều phù hợp với yêu cầu bảo quản.  Nếu làm lúa giống, tỷ lệ nẩy mầm cao.  Nếu làm lúa thuơng phẩm, độ nứt vỡ hạt phải tối thiểu. Tiêu chí đầ u tiên (không lẫn tro) đã được đáp ứng sau vài năm nhờ các thợ xây lò đốt rút kinh nghiệm và cạnh tranh nhau đây là phản ứng đầu tiên của nông dân. Tiêu chí thứ hai khá khó đáp ứng do bản thân nguyên lý sấy vỉ ngang. Sai biệt ẩm độ cuối khoảng 1,5 % giữa lớp trên và lớp dưới được coi là tốt, trong lúc máy sấy tháp liên tục sai biệt 1 % là bình thường. Với MSVN nông dân phải đảo thủ công. Về kỹ thuật, suất lượng gió khá cao và nhi ệt độ khá thấp dưới 44 o C sẽ giúp giảm sai biệt ẩm độ. Nguyên lý sấy đảo chiều gió áp dụng từ 2002 cũng giúp giảm sai biệt này. Các điểm kỹ thuật này cần được khẳng định lại trong chương trình CARD này. Giữ độ nẩy mầm cao đã được các Công ty giống áp dụng bằng cách dùng nhiệt độ dưới 42 o C, và quan trọng là sấy hạt trong vòng 12 giờ sau khi thu hoạch. Với lúa thương phẩm, hạt nứt vỡ là vấn đề lớn. Một báo cáo (Phan Hiếu Hiền, 1998) dựa vào khảo sát vài nhà máy xay xát Cần Thơ và Long An cho rằng nông dân bị giảm lợi tức từ 5 đến 7 % do gạo xay ra nhiều tấm phơi sấy không đúng cách. Hao hụt này đến 7 % trong vụ Đông Xuân do tập quán phơi mớ ngoài đồng, và mức độ hao hụt này lên đến 20 tri ệu USD cho mỗi vụ thu hoạch ĐBSCL. Tuy nhiên, do số liệu và ước lượng từ khảo sát nhỏ, cần kiểm chứng lại trong chương trình CARD này bằng các thí nghiệm đầy đủ. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo nghiệm Khảo nghiệm máy sấy được tiến hành theo tiêu chuẩn như mô tả trong tài liêu RNAM (1991) và ASABE (2006). Thiết bị đo bao gồm: các loại nhiệt kế, máy đo ẩm độ, tủ sấy, thiết bị đo công suất v.v… Thí nghiệm đối với máy sấy 8 tấn/mẻ được bố trí 2 mức nhiệt độ sấy: a) Ổn định 43 o C; và b) 50 o C vào giờ đầu và ổn định 43 o C các giờ sau. Do năng suất thực tế của lò đốt đã thiết kế, nhiệt độ sấy khó đạt đến 50 o C nên trong thí nghiệm nhiệt độ sấy chỉ đạt được khoảng 48 o C. Yếu tố sấy có đảo gió và không đảo gió được tiến hành trong tất cả các thí nghiệm. Ngoài ra một vài thí nghiệm được tiến hành để so sánh đối với phơi nắng trên sân xi măng với bề dày 7 cm, như thông thường theo nông dân. 23 Độ nứt hạt và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên do Vinacontrol phân tích, một đơn vị chứng nhận gạo xuất khẩu, và Phòng Thí nghiệm Chất lượng Gạo của Bộ môn Công nghệ Hóa học thực hiện theo qui trình của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) và Đại học Queensland. Mỗi nghiệm thức được phân tích trên 3 mẫu, mỗi mẫu lấy ngẫu nhiên 50 hạt; các hạt lúa được bóc vỏ trấu bằng tay và soi độ nứt bằng kính lúp. Độ tăng độ nứt hạt và giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của mỗi nghiệm thức trên cơ sở mẫu lúa trước sấy được phơi dưới bóng râm đến ẩm độ 14%. Vấn đề lớn nhất của thí nghiệm là ẩm độ ban đầu của lúa sấy. Chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn trong những mẻ sấy về chất lượng và ẩm độ ban đầu. Điều này được chứng minh qua 8 mẻ sấy. Ngay cả đối với máy sấy 1 tấn, thí nghiệm 3 yếu tố cũng khó thực hiện do khác nhau về ẩm độ ban đầu. Cuối cùng chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm so sánh theo cặp trên máy sấy 20 kg có đảo gió và không đảo gió. Đối với các thí nghiệm sử dụng nguồn nhiệt mặt trời để sấy lúa, chọn các mẫu máy sấy tĩnh vỉ ngang 4 tấ n phổ biển chế tạo tại địa phương trang bị thêm bộ phận thu nhiệt mặt trời thiết kế tại Trung tâm Năng lượng và Máy nông nghiệp tại Đại học Nông Lâm Tp.HCM. Khảo sát Mục đích của khảo sát là: (i) xác định vai trò của máy sấy tĩnh vỉ ngang trong việc giảm tổn thất sau thu hoạch và giữ chất lượng lúa gạo; (ii) xác định các yếu tố của máy sấy vỉ ngang làm ả nh hưởng đến độ nứt hạt; và (iii) xác định những vấn đề còn tồn tại mà chương trình CARD có thể hỗ trợ. Khảo sát sử dụng phương pháp điều tra nhanh qua phỏng vấn nhiều tầng lớp (Participatory Rapid Rural Appraisal: PRRA), từ nông dân đến các chủ nhà máy và các cán bộ Phòng ban v.v…). Tuy nhiên, số liệu thu thập cũng dựa nhiều vào số liệu điều tra 10 năm trước và theo kinh nghiệm trên 20 năm của những chuyên gia về máy sấ y của Đại học Nông Lâm. Bốn tỉnh được chọn trong năm 2006 là Thành phố Cần-Thơ, tỉnh Kiên-Giang, Long-An, và Tiền-Giang. Ba tỉnh đầu tiên được Chương trình CARD chọn để tiến hành thí nghiệm và tập huấn khuyến nông. Trong năm 2007, chúng tôi cũng đã khảo sát một số tỉnh khác thuộc ĐBSCL như Hậu-Giang, An-Giang, Kiên Giang, Sóc-Trăng. 24 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KHẢO NGHIỆM Kết quả thí nghiệm trên máy sấy 8 tấn, máy sấy qui mô phòng thí nghiệm và máy sấy sử dụng năng lượng mặt trời và kết quả khảo sát được trình bày sau đây. Máy sấy 8 tấn Lựa chọn hai máy sấy 8 tấn cho các thí nghiệm này. Một máy sấy có đảo chiều gió được thiết kế tại trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM và được lắp đặt tạ i HTX Tân Phát A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vào tháng 07 năm 2006 (Hình 7 và 8). Máy sấy đảo gió do một nhà sản xuất địa phương chế tạo, thiết kế gần giống mẫu của ĐHNL và lắp đặt tại HTX Tân Thới, TP. Cần Thơ. Điểm khác biệt là buồng sấy với “ống gió chìm” (Hình 9) để phân bố không khí sấy đồng đều hơn. Hình 7. Máy sấy vỉ ngang 8-tấn/mẻ, HTX Tân Phát A, Kiên Giang Hình 8. Máy sấy vỉ ngang 8-tấn/mẻ với chiều không khí từ trên xuống Hình 9. Máy sấy 8 tấn tại HTX Tân Thới, TP. Cần Thơ Các thí nghiệm tiến hành tại Kiên Giang được kiểm soát tốt hơn nên sẽ được trình bày nhiều kết quả hơn trong báo cáo này và các kết quả tại Cần Thơ mang tính sơ bộ. Tham khảo các tài liệu của Phan Hiếu Hiền (2006, 2007, 2008) các chi tiết thí nghiệm. 25 Các thí nghiệm tại Kiên Giang được tiến hành trong hai mùa mưa (tháng 07 năm 2006 và tháng 07-08 năm 2007), và hai mùa khô (tháng 03 năm 2007 và tháng 03 năm 2008). Các kết quả chủ yếu như sau: • Nhiệt độ sấy ổn định và có thể giữ trong vòng ± 3 o C thường từ giá trị danh nghĩa 43 o C. • Đảo chiều gió có tác động rõ rệt đến việc giảm sai biệt ẩm độ cuối. Khi máy hoạt động đúng kỹ thuật, sai biệt này ít hơn 2.2% khi có đảo gió nhưng sẽ tăng lên 4.6% nếu không có đảo gió. Sai biệt ẩm độ cao đồng nghĩa với tăng nứt gãy hạt trong quá trình xay xát. Điều này giải thích tại sao càng ngày càng có nhiều máy sấy theo nguyên tắc đảo gió được lắp đặt từ năm 2003 trở đ i. • Tuy vậy ảnh hưởng của đảo gió đến thời gian sấy hay tốc độ sấy không rõ ràng do tác động của nhiều yếu tố khác nhau (Hình 10). Số liệu hạt nứt sau xát trong tháng 03 và tháng 07 2007 với ba cặp mẻ sấy (Có đảo gió và Không có đảo gió) cho thấy: • Sấy cơ học cho dù có hay không có đảo gió đều tốt hơn phơi về phương diện tỉ lệ hạt nứt gãy ít hơn và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên cao hơn. Số liệu của các thí nghiệm trong tháng 03 năm 2007 cho thấy tỉ lệ hạt nứt ít hơn 3-4 % và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên cao hơn khoảng 4%. • Tỉ lệ hạt nứt trong các mẻ có đảo gió thấp hơn các mẻ không có đảo gió (Hình 11). Đây là những kết quả cơ bản. • Tuy nhiên, tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm không nhất quán, thấ p hoặc cao hơn một ít mỗi cặp (Hình 12). Kết quả này được xử lý thống kê số liệu tỉ lệ thu hồi gạo nguyên bằng trắc nghiệm t giữa các mẻ có đảo gió và không có đảo gió cho thấy sự khác biệt là không có ý nghĩa về mặt thống kê mức 5%. Kết quả này không như dự đoán với kết quả thu được về sai biệt ẩm độ cuối. Có thể là do mẫ u xay xát thời gian xát trắng là một phút, các hạt nứt vẫn chưa bị gãy vỡ trong quá trình xay xát. • Trong cả hai trường hợp (có và không có đảo gió), khi sấy tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm và tỉ lệ hạt nứt tăng. Các yếu tố ảnh hưởng chưa được tìm hiểu thỏa đáng do có rất nhiều yếu tố liên quan khi sấy một khối lượng lúa lớn 8 tấn như độ đồng đều c ủa lúa, tốc độ sấy v.v… Dự đoán tốc độ sấy là lý do ảnh hưởng đáng kể (Hình 13), các số liệu cho thấy tốc Dr ying r ate 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 20 22 24 26 28 30 Initial MC, %wb Air Reversal No air reversal Hình 10. Ảnh hưởng của sấy đảo gió đến tốc độ sấy 26 độ sấy thích hợp là trong khoảng 1.0-1/2 %/ giờ. Tuy nhiên, kết quả này cần được kiểm chứng bằng các thí nghiệm tiếp theo hay các thí nghiệm qui mô phòng thí nghiệm. Crack % INCREASE (Kien Giang 2007 wet-season) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 B2 & B5 B1 & B6 B9 & B6 Ave(3batches) Batches Crack % Air reversal No air reversal Hình 11. Tỉ lệ hạt nứt (%) tăng, Kiên Giang, mùa mưa 2007 Head rice, Kien Giang 2007 Wet-season (AR = Air Reversal; NAR = No air reversal. B2 = Batch No2) 0 10 20 30 40 50 60 70 AR B2 AR B9 NAR B5 NAR B6 StDev(AR ) Head Rice Before drying, % Head Rice After drying, % Hình 12. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên trước và sau sấy Effect of Drying rate (AR & NAR) 0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 Drying rate, % /hr Crack Increase, Head rice Decrease, % Grain Crack Increase, % Head Rice Decrease , % Hình 13. Ảnh hưởng của tốc độ sấy đến tỉ lệ hạt nứt và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên Máy sấy qui mô thí nghiệm Hai yếu tố ảnh hưởng được nghiên cứu gồm có yếu tố A là ẩm độ cuối với hai mức ẩm độ (14% ký hiệu X14 và 17% ký hiệu X17). Yếu tố B là chế độ đảo gió với hai mức độ (có đảo gió AR và không có đảo gió NoAr). Bố trí mỗi trong bốn nghiệm thức (hay kết hợp yếu tố) là một khối thí nghiệm thực hiện tại cùng một thời gian nhờ vào hai máy sấy qui mô thí nghiệm hoàn toàn giống nhau hoạt động song song. Mỗi mẻ sấy có 20 kg lúa. Thí nghiệm được lặp lại 4 lần (4 khối). Chiều dầy lớp lúa trong các mẻ AR là 0.51 m trong khi chiều dày lớp lúa mẻ NoAr là 0.31 m. Lấy mẫu tại ba lớp – đáy, giữa và trên mặt trong 3 khay khác nhau và các khay đệm giữa. Trong mỗi khối thí nghiệm, các yếu tố độc lập là tốc độ sấy (đường cong sấy), độ đồng đều ẩm độ cuối (thể hiện qua ẩm độ của các lớp lúa đáy, giữa và trên cùng), tỉ lệ thu hồi gạo nguyên và tỉ lệ hạt nứt. Số liệu của một khối điển hình được trình bày trong Hình 14, 15, 16 và 17. Kết quả phân tích thống kê khối ngẫu nhiên hoàn toàn RCBD có số liệu được trình bày trong Bảng 1. Từ kết quả đạt được và phân tích thống kê, có thể rút ra các kết luận sau: 27 a. Sai biệt ẩm độ cuối: Tác động của chế độ đảo gió và ẩm độ cuối là khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê mức ý nghĩa 5%. Sai biệt ẩm độ cuối chế độ đảo gió ít hơn chế độ không đảo gió (Bảng 1, Hình 14). Khi quá trình sấy ngừng ẩm độ 14% thì sai biệt ẩm độ cũng ít hơn so với 17%. Tuy nhiên sự tương tác gi ữa các yếu tố có ý nghĩa do đó cần so sánh trong mỗi thí nghiệm kết hợp giữa các yếu tố. dụ trong Bảng 1, nghiệm thức NoArX14 và AR-X17 có sai biệt ẩm độ cuối tương tự nhau. 20-8-2008I: 43 o C 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 AR X14 NoArX14 AR X17 NoArX17 AR = Air Reversal; NoAr = No Air reversal. X14 = Average Final MC 14% X17 = Average Final MC 17% Final MC, %w b Upper Middle Lower Hình 14. Độ đồng đều ẩm độ 20-8-2008I: 43 o C. Final MC 17% 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 024681012 Drying time, hr MC , % wb NoArX17-Bottom NoArX17-Middle NoArX17-Top AR X17-Bottom AR X17-Middle AR X17-Top Layer Hình 15. Các đường cong sấy xuống 17% của các lớp trên cùng, giữa và lớp đáy AR = Đảo gió; NoAr = Không đảo gió. X14 = Ẩm độ cuối trung bình 14%. X17 = Ẩm độ cuối trung bình 17%. 28 20-8-2008I: 43 o C. Final MC 14% 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 024681012 Drying time, hr MC , % wb NoArX14-Bottom NoArX14-Middle NoArX14-Top AR X14-Bottom AR X14-Middle AR X14-Top Layer Hình 16. Các đường cong sấy xuống 14% của các lớp lúa trên cùng, giữa và lớp đáy b. Tốc độ sấy: Ảnh hưởng của cả chế độ sấy lẫn ẩm độ cuối là không có ý nghĩa về mặt thống kê mức alpha 5%. Tuy nhiên, mức alpha 10%, tốc độ sấy xuống 14% ẩm chậm hơn sấy xuống 17% một cách có ý nghĩa (Bảng 1, Hình 15 và 16). -6.38 -8.56 -12.92 22 -20 -18 -16 -14 -12 -10 -8 -6 -4 -2 0 NoArX14 AR X14 NoArX17 A Decrease in Head rice r y, compared to shade drying, % (decrease = - ) AR = Air Reversal; NoAr = No Air reversal. X14 = Average Final MC 14% X17 = Average Final MC 17% Hình 17. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm [...]... cục thống kê, Hà-Nội, Việt Nam, http://www.gso.gov.vn/ (2005); Báo cáo Danida ASPS (2004); # Ông Cỏn, Chi cục Phát triển Nông thôn (2006); ## Ông Việt, Chuyên viên sau thu hoạch tỉnh Tiền Giang (2006) Hiện trạng sau thu hoạch và sấy: a) Số lượng máy sấy tĩnh vỉ ngang của 4 tỉnh được thể hiện trong Bảng 3 Long-An và Tiền-Giang chậm hơn về phát triển máy sấy b) Máy sấy tĩnh vỉ ngang đầu tiên được lắp... năm • Với chủ máy sấy đơn lẻ, có thể không sấy được 100 mẻ mỗi năm Ngược lại, chủ nhà máy xay xát có máy sấy có thể sấy hơn thế Như vậy, NLMT nên nhắm đến đối tượng là các liên hợp sấy - xay xát ĐBSCL Việt Nam, nông hộ thường sử dụng hầu hết máy sấy tĩnh để sấy lúa trong mùa mưa Đối với mùa khô, chủ yếu là sử dụng vệ đường để phơi nắng nhằm tiết kiệm chi phí chất đốt cho công đoạn sấy Do đó, vào... thì chi phí sấy máy cũng phải thấp hơn phơi để nông dân chọn sấyMáy sấy SRA-8 với lò đốt trấu, và máy sấy SDG-4 với lò đốt trấu là các lựa chọn để giảm chi phí sấy • Tuy nhiên, không khuyến cáo máy sấy SDG-4 với lò đốt than đá chi phí sấy cao, chủ máy khó hoàn vốn • Chi phí sấy tính trên chưa bao gồm phí vận chuyển, từ 10 đến 12 đồng/kg hoặc US$0,6- 0,7/tấn, tương đương 10 % chi phí sấy 33 Bảng... năm 2002 Hiện tại đã có 400 máy sấy đảo gió ĐBSCL, trong đó khoảng 30 máy là mẫu ban đầu và do Đại học Nông Lâm lắp đặt c) Phần trăm lúa sấy bằng máy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các tỉnh Như tại Kiên Giang trung bình là 24%, nhưng một số huyện mới chỉ 3 % lúa thu hoạch vụ hè thu được sấy bằng máy d) Phần trăm lúa sấy bằng máy có thể không tương ứng với số lượng máy sấy hiện có, nhưng phụ thuộc... Theo dõi đặc tính sấy của một máy sấy tháp lắp đặt tại Long An với bộ thu năng lượng mặt trời cho kết quả chất lượng hạt tốt và kinh tế Khảo sát nhanh về hiện trạng sử dụng máy sấy vỉ ngang tại 7 tỉnh Các kết luận chính gồm: Khuynh hướng tăng năng suất sấy; vai trò của nhà sản xuất và cán bộ khuyến nông địa phương ; sự hỗ trợ của Nhà nước với việc giảm lãi suất vay làm máy sấy; và sấy máy trong vụ Đông... khuyến cáo thường xuyên của các trung tâm nghiên cứu và khuyến nông nhưng kết quả đạt được không như mong đợi thật sự chi phí phơi dưới ánh mặt trời rất thấp Lần đầu tiên Việt Nam, NLMT đã được sử dụng để sấy lúa qui mô sản xuất với chi phí chấp nhận được Các nỗ lực sấy NLMT của thập niên 1980 chỉ xoay quanh các mẻ sấy 50300 kg và kéo dài 2 ngày Các khảo nghiệm đã xác nhận chất lượng lúa sấy Về. .. 4- 8 tấn/ mẻ; năm 2007 có yêu cầu máy sấy 20 tấn/mẻ • Vai trò của nhà chế tạo tại địa phương và người làm công tác khuyến nông: Tỉnh có số lượng máy sấy phát triển nhanh như An-Giang và Tiền -Giang có nhiều nhà chế tạo cung cấp những máy sấy có độ tin cậy và hiệu suất cao cho nông dân Người làm công tác khuyến nông có sự hiểu biết sâu về cấu tạo và hoạt động của máy sấy là yếu tố quan trọng trong việc... trong khâu sấy tại các tỉnh, đó là sự mất cân đối giữa chi phí sấy và lợi ích từ khâu sấy 34 Trong khi chi phí sấy khá rõ ràng, thì lợi ích từ sấy lại không cụ thể Gạo chất lượng tốt hơn nhờ sấy máy có thể không được các thương lái mua với giá cao hơn để bù lại chi phí sấy Một số lý do khác là: Lúa sấy không đảm bảo chất lượng do sấy không đúng kỹ thuật Ngay cả sấy đúng kỹ thuật nhưng lúa sấy cũng không... loại máy sấy đảo gió chi phí thấp 4 tấn/ mẻ, do nhà chế tạo tại tỉnh Đồng Tháp Máy sấy này sử dụng quạt do đHNL thiết kế, nhưng giảm chi phí chế tạo bin sấy trong khi vẫn đảm bảo đồng đều qua ống phân bố gió giữa Kết quả khảo sát năm 2007: • Nhu cầu về máy sấy có năng suất lớn từ 12- 20 tấn/ mẻ; phản ảnh bằng yêu cầu lắp đặt máy sấy 10- 16 tấn trong 2 năm vừa qua, khác với 5 năm trước yêu cầu máy sấy. .. lượng lúa sấy bằng máy mới chỉ từ 10 đến 20 % e) Sấy bằng máy không chỉ giảm tổn thất sau thu hoạch mà còn giữ được chất lượng hạt Hiện tại, nhiều nông dân, các chủ nhà máy xay, các cán bộ nhận ra điều này, khác so với quan điểm 10 năm về trước f) Mặc dù những ưu điểm trên nhưng hiện tại phơi nắng vẫn còn là chủ yếu Như tại Cần Thơ, trong khi khả năng đáp ứng về năng suất sấy của các máy sấy đã lắp . 19 Phần 2. Nghiên cứu về máy sấy tĩnh vỉ ngang ở ĐBSCL Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu này bao gồm các thí nghiệm và điều tra khảo sát về máy sấy tĩnh vỉ ngang với trọng tâm hiện. máy sấy tĩnh vỉ ngang ở bảy tỉnh ở ĐBSCL là: xu hưởng tăng năng suất sấy, vai trò của các nhà chế tạo ở địa phương và cán bộ khuyến nông, sự hỗ trợ của chính phủ giảm lãi vay mua máy sấy, sấy. sấy và lợi ích sấy. GIỚI THIỆU Máy sấy tĩnh vỉ ngang đã có mặt từ lâu trong nền sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) . Từ mẫu máy đầu tiên trong những năm 1980 đến khoảng 6500 máy

Ngày đăng: 22/06/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w