1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Chuyen de chung khoan 3 ppt

30 325 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 593 KB

Nội dung

Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển CHƯƠNG 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thị trường chứng khoán (TTCK) là một bộ phận của thị trường tài chính, hoạt động trong lĩnh vực trao đổi cổ phiếu và trái phiếu dài hạn, là một cấu trúc Xã hội đặc biệt của vận hành vốn. TTCK có vai trò rất quan trọng không chỉ trong việc huy động vốn cho sự phát triển kinh tế mà còn tham gia phân phối lại thu nhập quốc dân, điều hòa phân bổ vốn đầu tư xã hội giữa các ngành nghề, doanh nghiệp tạo ra môi trường điều tiết vĩ mô,…nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thị trường chứng khoán tuy còn mới mẻ đối với người dân Việt Nam song đối với các quốc gia khác trên thế giới thì thị trường chứng khoán đã phát triển rất lâu đặc biệt là ở những nước phát triển (G8). Nhận thức được vai trò quan trọng của TTCK, Đảng và Nhà Nước rất chú trọng xây dựng và phát triển các mô hình TTCK và các phương thức giao dịch trên thị trường tài chính - tiền tệ để góp phần phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, TTCK ở nước ta mới ra đời, thực trạng hoạt động còn kém hiệu quả và còn gặp nhiều khó khăn, chỉ số VN-Index và chỉ số Hastc- Index luôn có sự thay đổi thường xuyên và có chiều hướng xấu. Chính vì những lý do trên nên em quyết định chọn đề tài “Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Phát Triển” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định và phân tích thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam để đưa ra các giải pháp phát triển cho thị trường này. Để đạt đựơc mục tiêu đó thì các mục tiêu cụ thể của đề tài được xác định là: - Khái quát những vấn đề cơ bản về TTCK Việt Nam. - Mô tả thực trạng của TTCK Việt Nam - Đưa ra các giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phương pháp luận Phương pháp kiểm tra, đánh giá và tổng kết được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các thông tin thu thập để hình dung và biết được tình hình thị trường chứng GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà 1 Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển khoán Việt Nam một cách tương đối chính xác. Đó cũng là căn cứ để phân tích đánh giá kết quả của đề tài. 1.3.2. Phương pháp thu thập sô liệu Số liệu thu thập ở đây chủ yếu là số liệu thứ cấp. Nguồn số liệu thứ cấp gồm: các thông tin về thị trường chứng khoán, số liệu từ các trang Web, sách báo, tạp chí chuyên ngành và giáo trình TTCK…qua đó, phân tích, nghiên cứu sâu về những vấn đề cần quan tâm. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Thời gian Số liệu trong bài được thu thập trong giai đoạn (2005 – 2007) 1.4.2. Không gian Số liệu trong bài là số liệu của sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà 2 Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1.KHÁI NIỆM 2.1.1. Khái quát về chứng khoán Chứng khoán là hàng hóa trên thị trường chứng khoán, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và một số loại khác, như quyền mua cổ phiếu mới, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền lựa chọn. 2.1.2. Khái niệm về thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là bộ phận quan trọng của thị trường tài chính. Thị trường chứng khoán trong điều kiện nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được diễn ra ở thị trường sơ cấp khi người mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. 2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM. 2.2.1. Sự cần thiết hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam. Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ chúng ta đã dần thoát ra khỏi nền kinh tế nghèo nàn để đạt được những bước tiến như vậy là nhờ vào sự ổn định về Chính trị - Xã hội của Việt Nam, hằng năm nền kinh tế chúng ta tăng trưởng rất cao so với các nước trong khu vực (năm 2007 nền kinh tế chúng ta tăng trưởng đạt 8,5%, trong khi đó nền kinh tế Thái Lan chỉ đạt 5,6%, nền kinh tế Singapore cũng chỉ đạt 7,2% ), hằng năm tỷ lệ lạm phát được đẩy lùi, thu nhập của người dân năm sau cao hơn năm trước… tuy nhiên để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 là đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng bình quân ở mức trên 8%, thực hiện công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) thành công chúng ta phải hướng vào giải quyết quan hệ có tính chất nhân quả giữa tiết kiệm – đầu tư – tăng trưởng. Thực hiện CNH, HĐH chính là nhằm đạt cột mốc tăng trưởng kinh tế, muốn có tốc độ tăng GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà 3 Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển trưởng kinh tế cao đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, để có nguồn vốn lớn thì cách hiệu quả nhất đó là tiết kiệm. Trước đòi hỏi bức xúc cho nguồn vốn trung và dài hạn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta cần phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong nước, biến các nguồn vốn nhàn rỗi thành các nguồn vốn đầu tư hoạt động sinh lời và thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức như phát hành trái phiếu, cổ phiếu, mở rộng các quỹ đầu tư,… tiến tới hình thành từng bước TTCK tại Việt Nam. Văn kiện đại hội lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: Phát triển thị trường vốn, thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn qua Ngân hàng và các công ty tài chính để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư phát triển, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để xây dựng TTCK phù hợp với điều kiện Việt Nam và định hướng phát tiển kinh tế Xã hội của đất nước. Việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay rất cần thiết bởi những lý do sau: - Dưới góc độ kinh tế, với tư cách là một bộ phận của thị trường tài chính có chức năng huy động phân bổ nguồn vốn trung và dài hạn có hiệu quả, TTCK là trung tâm thu nhận, phân phối và giao lưu các nguồn vốn tiết kiệm cho đầu tư của toàn xã hội, gắn bó hữu cơ trong sự phát triển đồng bộ của hệ thống tài chính - tiền tệ cấu thành nền tài chính quốc gia. - Thị trường chứng khoán là một sơ sở hạ tầng về tài chính của nền kinh tế, giúp cho nguồn vốn đầu tư đi vào các ngành, những doanh nghiệp biết tạo ra hiệu quả thông qua định hướng của thị trường vốn. - Thị trường chứng khoán hoạt động tốt cung cấp sự dự báo tuyệt vời về chu trình kinh doanh trong tương lai. Đặc biệt TTCK tạo ra một môi trường không thể thiếu cho chương trình cổ phần hóa thành công vững chắc đồng thời việc cổ phần hóa cũng tạo động lực phát triển TTCK. - Thị trường chứng khoán cũng sẽ mang lại nhiều tiện ích cho công chúng, giúp công chúng có hình thức đầu tư vào công ty, cho Nhà Nước vay dài hạn qua các loại trái phiếu, chuyển dịch vốn một cách dễ dàng qua các hình thức đầu tư. GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà 4 Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển Hiện tại ở nước ta, môi trường kinh tế - xã hội nói chung đã có nhiều yếu tố thuận lợi để hình thành phát triển TTCK, như tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp, chính trị xã hội ổn định, hệ thống pháp luật đang được hình thành đồng bộ, chứng khoán và nhu cầu mua bán lại trái phiếu, cổ phiếu phôi thai đã xuất hiện. Song có chứng khoán mới chỉ là điều kiện cần, điều quan trọng hơn có ý nghĩa quyết định đến sự huy động vốn có hiệu quả trong phạm vi toàn xã hội là phải tạo ra môi truờng lưu chuyển vốn trong suốt. Do đó, hình thành và phát triển TTCK là yêu cầu tất yếu khách quan trong tiến trình đổi mới kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước, theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. 2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam. Thị trường tài chính trong đó có TTCK có những mặt tích cực cơ bản, đó là công cụ thu hút mọi nguồn vốn tiết kiệm và tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, tạo vốn cho Chính Phủ, doanh nghiệp đầu tư dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng. Đó là hình thức thu hút vốn nước ngoài một cách đơn giản. Đó cũng là thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của TTCK đối với nền kinh tế, Đảng và Nhà Nước ta chủ trường thành lập TTCK ở Việt Nam. Thành lập Ủy ban chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN), ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính Phủ. UBCKNN là cơ quan trực thuộc Chính Phủ, có chức năng tổ chức và quản lý Nhà Nước về chứng khoán và giao dịch chứng khoán như: soạn thảo các văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK, kiểm tra và giám sát các hoạt động có liên quan đến việc phát hành, kinh doanh chứng khoán, kiểm tra giám sát các hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán. Hiện nay, UBCKNN đã được chuyển giao cho Bộ tài chính trực tiếp quản lý. Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCKTP.HCM) được thành lập theo quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Trung tâm được Chính Phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Đó là: tổ GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà 5 Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý, điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng kí, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạt động khác. Có thể nói, tại thời điểm ra đời, TTGDCK TP.HCM gặp rất nhiều khó khăn như: hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung chưa được hoàn thiện, các văn bản điều chỉnh các hoạt động trên TTCK còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa thống nhất…, đội ngũ cán bộ quản lý điều hành chưa có kinh nghiệm thực tiễn, sự hiểu biết của công chúng về đầu tư chứng khoán và TTCK còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, TTGDCK khai trường và chính thức đi vào hoạt động trong bối cảnh đất nước chưa thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực, mức đầu tư cho nền kinh tế giảm sút, nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp chưa cao, thu nhập bình quân đầu người còn quá thấp…Tuy vậy, sự quan tâm rất lớn của Chính Phủ, các Bộ ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Ủy ban chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN), qua hơn 7 năm hoạt động TTGDCK TP.HCM đã phát triển về nhiều mặt, thực hiện tốt vai trò tổ chức và vận hành các hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung thông suốt, an toàn và hiệu quả. Ngày 08/03/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trường hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. TTGDCK Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu như sau: - Tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; - Quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán; - Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán; - Thực hiện đăng ký chứng khoán. Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã trình Chính Phủ và trong quý I/2007 sẽ chuyển thành Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Từ 01/01/2007, Luật chứng khoán bắt đầu có hiệu lực và theo luật mới thì các sàn giao dịch sẽ trực tiếp cấp phép cho các công ty niêm yết chứ không qua Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước như hiện nay. GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà 6 Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển 2.3. MỤC TIÊU HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM. Mục tiêu hàng đầu của TTCK ở Việt Nam phải tạo ra một kênh tập trung vốn trong nước và kênh thu hút vốn nước ngoài cho phát triển kinh tế. Do những hoàn cảnh lịch sử, ngày nay Việt Nam vẫn là một nước kém phát triển của khu vực và thế giới. Để đẩy nhanh tăng trưởng, để đi tắt, đón đầu và đuổi kịp, Việt Nam cần một lượng vốn rất lớn cho phát triển kinh tế, đặc biệt cho quá trình CNH, HĐH đất nước. Nếu chỉ dựa vào con đường tự tích tụ hoặc vay vốn Ngân hàng, thì không tận dụng được nguồn vốn còn tiềm tàng trong dân, bởi vì tự tích tụ hết sức chậm chạp và không phải mọi công dân đều có khả năng tự kinh doanh. Hơn nữa, hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng của Việt Nam hiện đang hoạt động chưa có hiệu quả nên cần một kênh huy động vốn ngoài hệ thống Ngân hàng để tăng hiệu quả của lưu động vốn nói chung. Ngoài ra, do đặc tính của TTCK là cung cấp phạm vi lựa chọn cũng như quyền chủ động tương đối rộng rãi cho cả người cần vốn, nên đây là một hình thức kích thích tích cực nhất tiết kiệm và đầu tư. Mục tiêu thứ hai của TTCK Việt Nam là tạo môi trường thuận lợi để vừa khuyến khích dân cư tiết kiệm, vừa cho phép sử dụng tiền tiết kiệm có hiệu quả nhất. Hoạt động đầu tư của dân cư nếu chỉ dừng ở việc gởi tiền vào Ngân hàng hoặc đầu tư thì không khai thác hết nguồn vốn tiềm tàng trong dân do hai hoạt động đầu tư này, hoặc đòi hỏi các điều kiện không phải ai cũng đáp ứng được hoặc đem lại lợi nhuận thấp. Với TTCK, cơ hội để nhà đầu tư tự nhận được nhiều lợi nhuận không chỉ dựa đơn thuần vào đầu cơ mà còn dựa vào vai trò phân bổ vốn hiệu quả của TTCK, cũng như tạo áp lực nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống doanh nghiệp, trong đó có Ngân hàng Thương mại, từ đó làm cho vốn được sử dụng tốt hơn. Mục tiêu thứ ba của việc hình thành và phát triển TTCK ở Việt Nam là tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước, cũng như tạo điều kiện cho loại hình công ty cổ phần có môi trường phát triển thuận lợi. Trên thực tế, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước đã hình thành độc lập và có trước TTCK. Tuy nhiên, trong những năm qua, quá trình triển khai cổ phần hóa rất GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà 7 Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển chậm chạp mà một trong những lý do là chưa có cơ chế định giá doanh nghiệp Nhà Nước theo nguyên tắc thị trường và chưa mở rộng đối tượng mua cổ phiếu. Nếu có TTCK, có thể sử dụng phương thức phát hành đại chúng làm cho cổ phiếu doanh nghiệp Nhà Nước cần cổ phần bán được nhanh hơn, thuận lợi hơn và phù hợp với giá trị thị trường hơn. Một mục tiêu khác của TTCK Việt Nam trong tương lai là tăng tính cạnh tranh với các TTCK khu vực nhằm tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài. Ngày nay, khi hệ thống Ngân hàng và hệ thống TTCK đã được quốc tế hóa thì nguồn vốn nhàn rỗi trên thế giới dễ dàng di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, một mặt các ngành sản xuất trong nước phải có doanh lợi cao, mặt khác mức độ minh bạch và hiệu quả trong vận hành TTCK cũng phải được chú trọng để tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, hình thành và phát triển TTCK còn nhằm tạo ra một hệ thống các loại thị trường thông suốt trong nền kinh tế để vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, vừa tạo môi trường để Nhà Nước có thể áp dụng và hoàn thiện cơ chế quản lý vĩ mô hữu hiệu của mình. Thông qua TTCK các doanh nghiệp được xã hội định giá thường xuyên, tạo thành nếp kinh doanh thị trường hiện đại. Thông qua cơ chế công khai thông tin, cơ chế thu mua công khai, cơ chế cổ đông kiểm soát doanh nghiệp bằng giá cổ phiếu…mà du nhập cung cách làm ăn hiện đại vào các doanh nghiệp ở nước ta. Về phía Nhà Nước, nhờ TTCK có thể chuyển cơ chế đầu tư từ phương thức trực tiếp vào doanh nghiệp Nhà Nước sang đầu tư qua thị trường vốn, đồng thời tạo điều kiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước, cũng như thiết kế cơ chế tài chính Nhà Nước phù hợp với các nguyên tắc thị trường… GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà 8 Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TTCK VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN( 2005 – 2007) - Năm 2005 Trong những tháng đầu năm 2005, lượng trái phiếu tăng gấp đôi so với năm 2003, nhưng lượng cổ phiếu tổng cộng là 28 loại (chỉ tăng thêm 6 loại) . Ngoài ra thị trường chứng khoán đã xuất hiện thêm chứng chỉ quỹ đầu tiên là VF1. Năm 2005 còn là năm có nhiều sự kiện quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Vào ngày 5/3/2005 thị trường chứng khoán Hà Nội, thị trường giao dịch chứng khoán thứ hai bắt đầu hoạt động, thực hiện tổ chức đấu giá cổ phiếu lần đầu cho các doanh nghiệp Nhà Nước và tổ chức giao dịch chứng khoán chưa niêm yết theo mô hình OTC đơn giản và quy mô nhỏ. Sáng 21/5/2005, trung tâm giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ kỷ niệm phiên giao dịch thứ 1.000 và ra mắt website mới www.ver.org.vn. Đây là một sự kiện đáng nhớ, đánh dấu sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam sau 5 năm hoạt động. Kết thúc phiên giao dịch này chỉ số VN-Index đã đóng cửa ở mức 241,86 điểm, tăng 3,47 điểm so với phiên trước và tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt được 14,29 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/6/2005, tổng giá trị chứng khoán niêm yết đạt gần 31.000 tỷ đồng, gồm hơn 1.700 tỷ đồng cổ phiếu của 29 công ty cổ phần và trên 29.000 tỷ đồng giá trị trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu địa phương và trái phiếu Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Tháng 10/2005, chỉ số VN-Index tăng mạnh lên khoảng 325.3 điểm, tăng chậm và dài cho đến cuối năm 2005, đem lại sự khả quan cho nền chứng khoán Việt Nam và làm hưng phấn cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Điều đó càng làm cho thị trường chứng khoán càng trở nên sôi động, nhiều nhà đầu tư mới, nhỏ bé dần GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà 9 Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển xuất hiện ngày càng nhiều như: những bà nội trợ, những người về hưu, những người ở tỉnh khác kéo đến càng làm cho lượng cầu chứng khoán tăng mạnh. - Năm 2006 Trong những tháng đầu năm 2006, thị trường chứng khoán có trị số VN - Index tăng liên tục từ tháng 1 đến tháng 3 vượt mức 500 điểm và vẫn tiếp tục tăng đến phiên giao dịch ngày 24/4/2006, chỉ số VN-Index đã đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay với 615,14 điểm. Bảng 1: BIỂU ĐỒ CHỈ SỐ VN-INDEX TỪ NGÀY 1/1/2006 ĐẾN 30/4/2006 (Nguồn: www.sbc.com.vn) Trong ba tháng đầu năm 2006, thị trường chứng khoán đã làm ngạc nhiên kể cả các nhà phân tích lạc quan nhất. Chỉ số VN-Index tăng lên 200 điểm kể từ đầu năm và đóng cửa vào phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3 với 502 điểm (tăng 64%). Nếu phiên giao dịch đầu tiên của năm 2006 (3/1/2006) chỉ số VN-Index đóng cửa mức 305,28 điểm thì phiên giao dịch 20/4/2006 chỉ số VN-Index tăng lên đến 569,79 điểm, tăng 86,64%. Một tốc độ tăng ấn tượng mà theo mạng thông tin tài chính CNN Money thì thị trường chứng khoán Việt Nam đang có nhưng bước tiến đáng kinh ngạc với tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai trên thế giới, chỉ sau thị trường chứng khoán của Zimbabwe; từ một thị trường có quy mô vốn 144 triệu USD với 22 GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Đào Thị Hà 10 [...]... Nam Phát Triển 133 7 133 6 133 5 133 4 133 3 133 2 133 1 133 0 132 9 132 8 132 7 132 6 132 5 132 4 132 3 132 2 132 1 132 0 131 9 131 8 131 7 131 6 131 5 21/07/2006 20/07/2006 19/07/2006 18/07/2006 17/07/2006 14/07/2006 13/ 07/2006 12/07/2006 11/07/2006 10/07/2006 07/07/2006 06/07/2006 05/07/2006 04/07/2006 03/ 07/2006 30 /06/2006 29/06/2006 28/06/2006 27/06/2006 26/06/2006 23/ 06/2006 22/06/2006 21/06/2006 4 73. 00 2,092 2,100,550... 289 ,32 9 -741 1,219,890 -7.68 -37 .31 60. 83 -1.50 511.00 1,986 2,005 ,37 0 129,272 4 93- 3,404,068 0.47 33 .02 -62. 93 0.09 510.00 1,4 93 5,409, 438 500,590 5 93, 238 22.29 -39 .14 12 .32 4.57 488.00 2,4 53 4,816,200 39 1 ,33 2 560 3, 6 13, 490 -18.08 29.58 30 0.45 -3. 57 GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên 14 -31 0 -960 SVTH: Đào Thị Hà Đề Tài:Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Để TTCK Việt Nam Phát Triển 131 4 131 3 131 2 131 1 131 0 130 9 130 8... 1,648,090 132 , 736 136 -408,152 -6.82 10.54 -19.85 -1 .34 507.00 1,290 2,056,242 1 73, 722 -555 -479 ,33 8 -8.28 -30 .08 -18.90 -1.61 516.00 1,845 2, 535 ,580 192,279 584 957,742 3. 3 46 .31 60.70 0.64 512.00 1,261 1,577, 838 126,607 -45-1,810,852 5. 83 -3. 45 - 53. 44 1.15 506.00 1 ,30 6 3, 388,690 30 3 ,34 5 4 -3, 669,750 4.9 0 .31 -51.99 0.98 502.00 1 ,30 2 7,058,440 667,194 57 3, 833 ,180 -1 .38 4.58 118.85 -0.27 5 03. 00 1,245 3, 225,260... -45.88 2 .34 4 23. 00 3, 265 4,042,162 2,622,250 597 2,091,452 -12.01 22 .38 107.21 -2.76 436 .00 2,668 1,950,710 928,400 164-1,264,020 17.77 6.55 -39 .32 4.25 418.00 2,504 3, 214, 730 2,122,660 -33 -1,052,060 17. 93 -1 .30 -24.66 4.48 400.00 2, 537 4,266,790 3, 027 ,36 0 38 6 1,076,226 -5.07 17.95 33 . 73 -1.25 405.00 2,151 3, 190,564 2 ,39 0 ,32 0 35 9-2,911,791 -17.54 20. 03 -47.72 -4.15 422.00 1,792 6,102 ,35 5 5 ,38 3,240 -684... 04/08/2006 03/ 08/2006 02/08/2006 01/08/2006 31 /07/2006 28/07/2006 27/07/2006 26/07/2006 25/07/2006 24/07/2006 Vn Trade Index S Volume S Value S*(M) Trade % Volume % Index Per Per % Trade Volume Per Index 432 .00 2,002 2,6 53, 270 1,576,090 -1297-1 ,32 8,688 2.15 -39 .31 -33 .37 0.50 430 .00 3, 299 3, 981,958 2,6 73, 560 1199 1,794,478 -3. 15 57.10 82. 03 -0. 73 433 .00 2,100 2,187,480 1,454,580 -1165-1,854,682 9.91 -35 .68... -16.89 -71 .34 -2.62 486.00 2,517 7 ,32 8,600 6, 434 ,910 8 4,096, 730 19 .38 0 .32 126.76 4.16 466.00 2,509 3, 231 ,870 2 ,31 8 ,38 0 36 7 711,870 -17.94 17. 13 28.25 -3. 71 484.00 2,142 2,520,000 1,780,160 207 38 1,640 -10.18 10.70 17.85 -2.06 494.00 1, 935 2, 138 ,36 0 1,467,650 - 231 66,675 -11.79 -10.66 3. 22 -2 .33 506.00 2,166 2,071,685 1,487 ,30 0 739 575, 435 -1.46 51.79 38 .46 -0.29 508.00 1,427 1,496,250 111,260 - 639 -542,010... - 13. 78 53. 82 -52 .34 -2.56 5 03, 970 -3. 48 -0.46 14 .34 -0.64 30 8,069 -256 1,876,190 -2.94 -16.42 114.59 -0.54 1,559 1, 637 ,250 112,961 36 6-1,724,059 -2.08 30 .68 -51.29 -0 .38 546.00 1,1 93 3 ,36 1 ,30 9 299, 634 -32 0 1,446,229 -2.81 -21.15 75.52 -0.51 549.00 1,5 13 1,915,080 135 ,599 109 -891,907 0.6 7.76 -31 .77 0.11 548.00 1,404 2,806,987 225,656 -38 2 645,817 3. 64 -21 .39 29.88 0.67 545.00 1,786 2,161,170 142 ,30 9... -542,010 5.48 -30 . 93 -26.59 1.09 502.00 2,066 2, 038 ,260 1 628 212,680 -1.92 43. 67 11.65 -0 .38 504.00 1, 438 1,825,580 115 ,39 9 -179 694,560 -0.98 -11.07 61.41 -0.19 505.00 1,617 1, 131 ,020 64,647 -285 -145,280 -3. 33 -14.98 -11 .38 -0.66 508.00 1,902 1,276 ,30 0 65 ,35 7 551 37 8,820 3. 05 40.78 42.21 0.60 505.00 1 ,35 1 897,480 41,4 93 235 -961,840 5.46 21.06 -51. 73 1.09 500.00 1,116 1,859 ,32 0 156,889 211, 230 -0.69 -21.74... -27. 63 230 .58 -3. 90 440.00 2,476 1,845,940 997,740 158-4, 035 ,970 -1.7 6.82 -68.62 -0 .39 441.00 2 ,31 8 5,881,910 5,001,870 -278 3, 009,800 7. 03 -10.71 104.79 1.62 434 .00 2,596 2,872,110 1,859,150 157 -34 8,641 -5.42 6.44 -10.82 -1. 23 440.00 2, 439 3, 220,751 2,462,470 604 3, 941 -21.02 32 .92 0.12 -4.56 461.00 1, 835 3, 216,810 2,606 ,33 0 -257 1,116,260 -12.18 -12.28 53. 14 -2.58 GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên 13 SVTH:... 130 8 130 7 130 6 130 5 130 4 130 2 130 1 20/06/2006 19/06/2006 16/06/2006 15/06/2006 14/06/2006 13/ 06/2006 12/06/2006 09/06/2006 08/06/2006 07/06/2006 06/06/2006 02/06/2006 01/06/2006 506.00 1,8 93 1,202,710 60,449 519.00 1,451 1,869,810 146,088 524.00 1,995 1,914,560 141,100 537 .00 1,297 4,017,410 37 7,691 541.00 1 ,30 3 3, 5 13, 440 544.00 442 -667,100 - 13. 53 30.46 -35 .68 -2.60 -44,750 -4. 23 -27.27 -2 .34 -0.81 . 5. 83 -3. 45 - 53. 44 1.15 132 0 28/06/2006 506.00 1 ,30 6 3, 388,690 30 3 ,34 5 4 -3, 669,750 4.9 0 .31 -51.99 0.98 131 9 27/06/2006 502.00 1 ,30 2 7,058,440 667,194 57 3, 833 ,180 -1 .38 4.58 118.85 -0.27 131 8 26/06/2006 5 03. 00. 2, 537 4,266,790 3, 027 ,36 0 38 6 1,076,226 -5.07 17.95 33 . 73 -1.25 134 4 01/08/2006 405.00 2,151 3, 190,564 2 ,39 0 ,32 0 35 9-2,911,791 -17.54 20. 03 -47.72 -4.15 134 3 31 /07/2006 422.00 1,792 6,102 ,35 5. -0.27 131 8 26/06/2006 5 03. 00 1,245 3, 225,260 289 ,32 9 -741 1,219,890 -7.68 -37 .31 60. 83 -1.50 131 7 23/ 06/2006 511.00 1,986 2,005 ,37 0 129,272 4 93- 3,404,068 0.47 33 .02 -62. 93 0.09 131 6 22/06/2006 510.00 1,4 93 5,409, 438

Ngày đăng: 22/06/2014, 16:20

w