0
Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

4.2.TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT

Một phần của tài liệu CHUYEN DE CHUNG KHOAN 3 PPT (Trang 25 -26 )

Trong công văn số 997/VPCP-KTTH ngày 27/2, Thủ tướng Chính Phủ khẳng định, chưa cần thiết áp dụng các giải pháp cấp bách kiểm soát ngoại hối đối với đầu tư gián tiếp nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước đề xuất tại phiên họp ngày 12/2/2007 của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên, Thủ tướng Chính Phủ yêu cầu, Bộ tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và kể cả Bộ Công an, Thanh tra Chính Phủ tiến hành các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát bảo đảm sự tuân thủ các qui định của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán. Kiên quyến xử lí nghiêm và công khai các hành vi vi phạm pháp luật, kể cả việc rút giấy phép và cấm các đơn vị, cá nhân này hoạt động trên thị trường chứng khoán.

Theo Thủ tướng Chính Phủ, yêu cầu quan trọng để thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững, cấp thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn bộ máy quản lý và tăng cường các hoạt động giám sát thị trường. Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan khẩn trương ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Chứng khoán, Pháp lệnh ngoại hối và các văn bản có liên quan khác. Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cần đề xuất với Chính Phủ các giải pháp đồng bộ, phù hợp với từng tinh huống nhằm bảo

đảm cho thị trường Chứng khoán phát triển nhanh, bền vững, tránh được các biến cố xấu gây mất ổn định kinh tế - xã hội.

Thực tế, sự phát triển của thị trường Chứng khoán là một điều đáng mừng ở hai khía cạnh: Thứ nhất, Việt Nam đã mở rộng ra các hình thức thu hút vốn, ngoài thu hút vón trực tiếp, thu hút vốn viện trợ ODA, bây giờ mình lại mở ra một hình thức thu hút vốn gián tiếp, nên về hình thức là đa dạng, phong phú thêm; Thứ hai, thu hút vốn qua thị trường chứng khóan là một kênh rất quan trọng, tất cả các nước muốn phát triển đều phải mở rộng cách này. Chính sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ bảo đảm thu hút vốn cả 2 nguồn: trong nước và nước ngoài. Qua mấy phiên gia dịch sau Tết, chúng ta thấy rất rõ, rất nhiều các tổ chức đầu tư nước ngoài, nhiều thành phần trong xã hội chen chút tham gia đầu tư vào thị trường.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích nhận định, thị trường Chứng khoán Việt Nam phát triển nhanh, nhưng chưa đồng bộ bởi nhiều yếu tố khác. Thứ nhất, hệ thống kiểm toán của chúng ta không phát triển tương xứng, hệ thống kế toán của chúng ta chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là hệ thống kiểm toán rất yếu kém, không thể hiện được tính công khai, minh bạch. Thứ hai, thị trường phát triển mạnh hơn là các dịch vụ, các định chế tài chính khác. Đó là điều không tốt. Tiến sĩ Võ Trí Thành - Trưởng ban nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng: “Điều cần quan tâm hiện nay là làm sao cùng với sự phát triển lành mạnh của thị trườn này, chúng ta vẫn giữ được ổn định vĩ mô, ít nhất là dưới hai góc độ: Một là, tránh gây ra những cái lên xuống quá thất thường của thị trường, tạo cho thị trường phát triển bình tĩnh; Hai là, cùng với quá trình mở cửa, tự do quá dịch vụ tài chính cho việc các nguồn vốn ra vào một cach tự do hơn thì chúng ta cũng phải tăng cường giám sát, đặc biệt là đối với các nguồn vốn ngắn hạn”. Theo Tiến sĩ Võ Chí Thành, nếu chúng ta không cẩn thận, không có một hệ thống thông tin và giám sát tốt thì có thể gây ra những đổ vỡ, thậm chí khủng hoảng cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu CHUYEN DE CHUNG KHOAN 3 PPT (Trang 25 -26 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×