Trước đây, nếu thực phẩm chỉ được lựa chọn dựa trên tính chất “ngon” thì đến ngày nay, người tiêu dùng hiện đại nhắm đến những loại sản phẩm thực phẩm không chỉ đáp ứng đầy đủ về mặt din
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM
Đề tài:
TÌM HIỂU CÁCH GHI NỘI DUNG TRÊN NHÃN
HÀNG HÓA THỰC PHẨM
Giảng viên hướng dẫn: ĐỖ VĨNH LONG
Nhóm 6:
Tăng Xuân Thành Toại 2005100415
Ngô Thị Huyền Trang 2005100155
Phan Thùy Dương 2005100123
Nguyễn Thị Thủy Tiên 2005100204
Trần Trọng Tường 2005100309
Trần Thị Toàn 2005100294 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013
MỤC LỤC
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay, thực phẩm luôn được xem là nhu cầu quan trọng và thiết yếu nhất đối với con người Trước đây, nếu thực phẩm chỉ được lựa chọn dựa trên tính chất “ngon” thì đến ngày nay, người tiêu dùng hiện đại nhắm đến những loại sản phẩm thực phẩm không chỉ đáp ứng đầy đủ về mặt dinh dưỡng
mà còn cả về mặt hình thức Chính vì thế, các nhà doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm không ngừng nghiên cứu và đổi mới sản phẩm cũng như khẳng định thương hiệu của mình thông qua nhãn hàng hóa Cùng sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, nhãn hàng hóa đã dần được cải tiến và hoàn thiện với nhiệm vụ quảng bá, thu hút người tiêu dùng Đồng thời qua nhãn, người tiêu dùng có thể nắm bắt được thông tin một cách cụ thể và rõ ràng về sản phẩm thực phẩm mình định mua.
Nhãn được coi là cầu nối giữa sản phẩm và người tiêu dùng, hay nói cách khác là giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng Chính vì thế, nhãn đóng vai trò rất quan trọng đối với một sản phẩm thực phẩm nói riêng, và nhà sản xuất thực phẩm nói chung Nhóm chúng em đã tiến hành bài tiểu luận với đề tài: “Tìm hiểu chung về nhãn hàng hóa thực phẩm” để chứng minh cho vai trò quan trọng đó.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, nhóm không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn.
NHÓM THỰC HIỆN
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm về nhãn hàng hóa
Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, nổi trực tiếp hoặc được dán, cài chắc trên hàng hóa hoặc bao bì để thể hiện thông tin cần thiết, chủ yếu về mặt hàng hóa đó
1.2 Yếu tố cần có của nhãn hàng hóa thực phẩm
Những yếu tố cần có của nhãn hàng hóa thực phẩm là:
- Thông báo cho người tiêu dùng về sản phẩm định mua mà không cần dùng thử
- Trình bày đầy đủ thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm: sản phẩm bao gồm những gì, thành phẩn chi tiết, trọng lượng…
- Chú trọng vào ngày sản xuất và hạn sử dụng
- Trong một số trường hợp, trên nhãn phải trình bày điều kiện bảo quản cụ thể đối với sản phẩm
Có 2 loại nhãn thông dụng:
- Nhãn trực tiếp: được in trực tiếp lên bao bì
- Nhãn gián tiếp: được sản xuất rời, sau đó mới dán lên bao bì
Hiện nay, tất cả các loại sản phẩm hàng hóa thực phẩm cũng như các loại hàng hóa khác đều phải ghi nhãn đúng qui cách Những hàng hóa ghi nhãn đúng qui cách và thông tin về đặc tính hay thành phần thực phẩm một cách chi tiết thường tạo được thế cạnh tranh cho sản phẩm một cách vững chắc trên thị trường
Nhãn của bao bì thực phẩm là nơi trình bày các thông tin chi tiết về sản phẩm chứa đựng bên trong cùng với sự trình bày thương hiệu nhà sản xuất, hình ảnh
và màu sắc minh họa Tất cả các thông tin đó đều phải được trình bày đúng theo qui cách
Ngoài nhãn chính, một số sản phẩm còn có thêm nhãn phụ Nhãn phụ của bao
bì thực phẩm là nơi ghi các thông tin chính theo qui định một cách ngắn gọn, thường không ghi thương hiệu, không có hình ảnh là phần phụ trợ giải thích cho nhãn hàng hóa của bao bì sản phẩm Nhãn phụ thường được ghi tiếng Việt Nam để giải thích cho các sản phẩm ngoại nhập Nhãn phụ có thể được gắn trên bao bì thực phẩm với kích thước nhỏ hoặc được để rời với sản phẩm
Trang 41.3 Vai trò của nhãn hàng hóa
1.3.1 Vai trò trong sản xuất
- Đáp ứng quy định bắt buộc đối với nhà sản xuất
- Thể hiện sự cam kết chịu trách nhiệm trước khách hàng
- Là một hình thức quảng cáo tiếp thị thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa
- Kí hiệu, hình ảnh, màu sắc đẹp mắt, sinh động Từ đó giúp thu hút khách hàng, khuyến khích sự tái tạo sản xuất và thu lợi nhuận cao
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp thông qua thương hiệu độc quyền
- Tạo niềm tin cho khách hàng
1.3.2 Vai trò trong phân phối
- Trong quá trình phân phối hàng hóa đến nơi tiêu thụ 1 số kí hiệu đặc biệt được ghi trên bao bì sẽ cho ta biết cách vận chuyển và bảo quản phù hợp
- Giúp các cơ quan chức năng thực hiện tốt việc kiểm tra và kiểm soát hàng hóa
1.3.3 Vai trò trong lưu thông
- Là cầu nối giữa sản phẩm với người tiêu dùng
- Thông qua nhãn hàng hóa, người tiêu dùng biết được thành phần, khối lượng tịnh, hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng, nơi sản xuất, cách dùng, cách bảo quản
- Biết được nơi xuất xứ của sản phẩm
- Phân biệt hàng nhái, hàng kém chất lượng nhờ tem chống hàng giả
- Nhãn hàng hóa giúp việc thanh toán, ghi hóa đơn nhanh, dễ dàng, truy tìm được hàng thất lạc nhờ mã số mã vạch
1.4 Vật liệu làm nhãn
Đối với nhãn trực tiếp: được in hoặc sơn trực tiếp lên bao bì
Đối với nhãn gián tiếp: thường được làm từ giấy hoặc từ giấy có phủ lớp kim loại, từ giấy tráng nhôm, từ vật liệu trung hợp Tùy vào loại sản phẩm và giá trị sản phẩm mà lựa chọn vật liệu làm nhãn phù hợp
Nhãn gián tiếp Nhãn trực tiếp
Trang 5CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA NHÃN HÀNG HÓA THỰC PHẨM2.1 Nội dung ghi nhãn bắt buộc
2.1.1 Tên của thực phẩm
2.1.1.1 Tên thực phẩm
Tên gọi của thực phẩm phải thể hiện bản chất xác thực của thực phẩm đó Tên gọi phải cụ thể, không trừu tượng Sử dụng tên gọi đã được xác định cho một thực phẩm cụ thể trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc văn bản pháp qui trong Nhà nước Trong trường hợp chưa qui định, sử dụng tên gọi của thực phẩm đã được xác định trong tiêu chuẩn Codex hoặc ISO
Trang 6Ví dụ: thịt bò khô, tôm khô, chà bông heo, muối lạcTrường hợp tên thực phẩm đã quá quen thuộc hoặc đã được Việt hóa thì có thể
để nguyên tên nước ngoài bằng tiếng Anh, tiếng theo hệ chữ tiếng La-tinh hoặc thêm tên mặt hàng kèm tên chữ bằng tiếng nước ngoài hoặc chữ phiên âm ra tiếng Việt
Ví dụ: Rượu XO, Bánh SnackLoại hàng hóa có bao bì thương phẩm chứa nhiều loại sản phẩm khác nhau có thể ghi tên chủng loại các hàng hóa kèm theo tên hiệu của nhà sản xuất (ví dụ: Kẹo các
Trang 7loại NESTLE, Bánh các loại LUBICO…) hoặc kèm theo tên thương mại của hàng hóa ( Ví dụ: Bánh mứt kẹo Đà Nẵng…).
Trường hợp nhãn hiệu hàng hóa đã được nhà nước bảo hộ hoặc có giấy phép chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hàng hóa, tên hàng hóa không phải ghi bằng tiếng Việt trên phần chính của nhãn
Ví dụ: Mì gói của Hàn quốc
2.1.1.2 Vị trí ghi trên nhãn sản phẩm
Chữ viết tên hàng hóa phải được ghi trên mặt chính (PDP) của nhãn và có chiều cao không nhỏ hơn một nửa (1/2) chữ cao nhất có mặt trên nhãn hàng hóa hoặc không nhỏ hơn 2mm ở ngay phía trên, phía dưới bên cạnh tên thương mại hay tên hiệu của cơ
sở sản xuất
Trang 8Đồi với sản phẩm là một phụ gia thực phẩm thì cần thiết ghi tên nhóm, tên gọi và hệ thống mã số quốc tế
(International Numbering System – INS) của các chất phụ gia
2.1.2 Liệt kê thành phần cấu tạo
- Phải liệt kê các thành phần của thực phẩm trên nhãn khi thực phẩm được cấu tạo từ hai thành phần trở lên Không ghi khi thực phẩm chỉ có một thành phần
Ví dụ: trường hợp chất gia vị thực phẩm là đường, muối, bột ngọt thì trên bao bì không có mục thành phần
Thuật ngữ “thành phần” có thể ghi là thành phần hay thành phần cấu tạo, phải được ghi rõ với cỡ chữ lớn hơn và nét chữ đậm hơn phần liệt kê các thành phần có trong thực phẩm
Trang 9Tất cả các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần tính theo tỷ lệ khối lượng của từng thành phần cấu tạo nên thực phẩm so với tổng khối lượng thực phẩm tại thời điểm sản xuất thực phẩm đó.
Đối với một thành phần “phức hợp” của thực
phẩm gồm hai hoặc nhiều thành phần phụ thì cần
ghi các “thành phần phụ” trong ngoặc đơn, theo
thứ tự giảm dần khối lượng và ghi sát ngay với
thành phần “phức hợp” đó Nếu thành phần
“phức hợp” có tên đã xác định mà chỉ chiếm tỷ lệ
nhỏ hơn 25% thực phẩm đó thì những thành phần
phụ không nhất thiết phải ghi nhãn, trừ khi chúng
là phụ gia thực phẩm
Lượng nước thêm vào thực phẫm phải được ghi vào thành phần cấu tạo, ngoại trừ các dạng nước có mặt trong một thành phần phức hợp như nước muối, siro hoặc canh thịt trong một thực phẩm hỗn hợp và đã ghi rõ trong bảng liệt kê các thành phần Không ghi lượng nước thêm vào thực phẩm nhưng đã bị bay hơi trong quá trình chế biến Đối với thực phẩm đã được cô đặc, cần thêm nước vào để tái tạo khi sử dụng thì các thành phần có thể được liệt kê theo tỷ lệ khối lượng các sản phẩm được tái tạo nhưng cần ghi thêm “thành phần khi tái tạo theo chỉ dẫn ghi trên nhãn”
- Phải sử dụng một tên gọi cụ thể đối với từng thành phần, không trừu tượng có thể gây nhầm lẫn
Trang 10Tên gọi các nhóm thực phẩm được hiểu theo quy định như sau:
Bảng: Các nhóm thực phẩm đã quy định
Tên nhóm (kèm theo tiếng Anh) Được hiểu là
“Dầu” cùng với thuật ngữ “thực vật” và
“động vật”, có thể xác định thêm bằng
thuật ngữ “hydro hóa” hoặc “hydro một
phần”
(Vegetable oil, animal oil, hydrogenated
or partially – hydrogenated vegetable oil)
Dầu tinh luyện, trừ dầu oliu
“Mở” kèm theo thuật ngữ “thực vật” hoặc
“động vật”
(vegetable fat, animal fat)
Mỡ tinh luyện trừ mỡ lợn, mỡ bò
“Thịt gia cầm”
(Poultry meat) Các loại thịt gia cầm khi chúng là một thành phần của thực phẩm khác mà việc
ghi nhãn không chỉ một loại thịt gia cầm cụ thể nào
“Pho mai”
(Cheese) Các loại pho mai hoặc hỗn hợp pho mai là thành phần của thực phẩm khác và việc
ghi nhãn không ám chỉ một lại pho mai đơn chất hay hỗn hợp cụ thể nào
“Gia vị” hoặc “hỗn hợp gia vị”
(Spice, Spices or mixed spices)
Các gia vị hoặc chất tiết ra từ gia vị, được dùng riêng hoặc kết hợp không vượt quá 2% của khối lượng thực phẩm
“Gia vị thảo mộc” hoặc “hỗn hợp gia vị
thảo mộc”
(Herbs or mixed herbs)
Các gia vị thảo mộc khi dùng riêng hoặc kết hợp không vượt quá 2% của khối lượng thực phẩm
“Gôm”
(Gum base) Các chế phẩm của gôm được dùng trong sản xuất kẹo cao su
“Đường”
“Dextroza” hoặc “Glucoza”
(Destrose or Glucose) Đường dextrose khan và đường dextrose ngâm một phân tử nước
“Muối casein”
(Caseinates)
Các loại muối casein
“Bơ cacao”
(Cocoa butter) Các loại bơ cacao nén, ép hoặc tinh chế
“Quả tẩm đường”
(Crystallized fruit) Các loại quả tẩm đường khi chúng không vượt quá 10% của khối lượng thực phẩm
Trang 11- Thành phần là các chất phụ gia được ghi trên nhãn theo một trong hai cách sau:
• Tên nhóm và tên chất phụ gia
• Tên nhóm và mã số quốc tế của các chất phụ gia, mã số được đặt trong ngoặc đơn
Ví dụ: Trong chế biến pho mát, khi dùng các chất tạo nhũ natri poly photphat và dikali diphotphat, có thể ghi nhãn các chất đó trong bảng thành phần của pho mát theo hai cách như sau:
• Chất tạo nhũ: natri poly photphat và dikali diphotphat hoặc
• Chất tạo nhũ (452i) và (450iv)
Để ghi nhãn được ngắn gọn, ưu tiên sử dụng cách ghi thứ hai (sử dụng mã số quốc tế của các chất phụ
Có thể ghi chung là “Hương liệu”, “Chất tạo màu”, “Chất tạo ngọt” đối với những chất phụ gia tạo hương, tạo màu, tạo ngọt tương ứng Đối với các chất phụ gia trong nhóm “Tinh bột biến tính” có thể ghi tên nhóm “Tinh bột biến tính” thay cho tên cụ thể của các chất phụ gia nằm trong nhóm này
Sau các từ “Hương liệu” hoặc “Chất tạo màu” cần ghi thêm: “tự nhiên” hay
“nhân tạo”
Trường hợp một chất phụ gia được đưa vào thực phẩm thông qua một thành phần nguyên liệu: thành phần mang chất phụ gia được dùng ở một lừu lượng khống chế hoặc một lượng đủ để thực hiện một chức năng công nghệ thì phải ghi vào bảng liệt kê thành phần
Nếu liều lượng chất phụ gia này được đưa vào với liều lượng lơn gần bằng hoặc vừa đúng so với lượng max quy định bởi tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thì phải ghi vào nhãn
Nếu lượng phụ gia đưa vào ở mức rất thấp so với quy định ML thì không cần ghi vào bảng thành phần
- Ghi nhãn định lượng các thành phần
Nếu việc ghi nhãn thực phẩm nhằm nhấn mạnh vào sự hiện diện của một hay nhiều thành phần đặc trưng có giá trị thì phải ghi tỷ lệ % thành phần đó theo khối lượng tổng tại thời điểm sản xuất
Trang 12Nếu việc ghi nhãn thực phẩm nhẳm nhấn mạnh đặc biệt hàm lượng thấp của một hay nhiều thành phần thì ghi tỷ lệ % thành phần đó theo khối lượng của nó chứa trong thành phẩm.
- Ghi nhãn đối với thực phẩm dùng cho chế độ
ăn kiêng
Dùng các thuật ngữ “Chế độ ăn uống đặc
biệt”, “Chế độ ăn kiêng đặc biệt”, hoặc “ăn kiêng”
để liên kết với tên gọi của thực phẩm đó
Nếu một thực phẩm không bị biến đổi
nhưng có thể phù hợp với một chế độ ăn kiêng
nhất định thì không ghi “dùng cho chế độ ăn
kiêng đặc biệt” hoặc “Đặc biệt dùng cho người ăn
kiêng” hay bất kì một sự xác nhận tương đương nào Tuy nhiên cũng có thể ghi “Thực phẩm này chứa X” sao cho sự ghi nhãn không có sự hiểu lầm
- Ghi nhãn giá trị dinh dưỡng của các thành phần thực phẩm
Ghi nhãn giá trị dinh dưỡng dựa trên hướng dẫn của FAO/WHO (CAC/GL2-1985) nhằm quy định việc công bố chất dinh dưỡng và các thành phần bổ sung về dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm bao gói sẵn
Các nội dung bắt buộc công bố gồm: giá trị năng lương; lượng protein, cacbonhydrat dễ tiêu và chất béo; lượng các chất dinh dưỡng khác; lượng các chất dinh dưỡng khác có liên quan
Nếu tiến hành xác nhận theo số lượng và các dạng acid béo thì công bố số lượng các acid béo no và các acid béo bậc cao chưa bão hòa
Ngoài việc bắt buộc phải công bố như trên cần liệt kê lượng vitamin và chất khoáng có tầm dinh dưỡng quan trọng và có liều sử dụng quy chuẩn đã được kiến nghị (RDA, quy chuẩn: Reference Recommended Daily Allowance)
2.1.3 Hàm lượng tịnh và khối lượng ráo nước
- Hàm lượng tịnh phải được công bố trên nhãn ở nơi dễ thấy theo qui định như sau:
• Đối với thực phẩm sản xuất trong nước: theo đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, theo đơn vị đo lường quốc tế (SI)
Trang 13Nếu dùng hệ đơn vị đo lượng khác thì phải ghi cả số đổi sang hệ đơn vị đo lường SI Kích thước và chữ số ghi định lượng trên nhãn hàng hóa được thiết kế theo diện tích phần chính của nhãn (PDP).
Vị trí định lượng sản phẩm phải đặt ở phần chính của nhãn Chứ số ghi định lượng theo dòng song song với đáy bao bì
• Đối với thực phẩm sản xuất trong nước nhằm để xuất khẩu thì được ghi đơn vị
đo lường quốc tế hoặc đơn vị đo lường Anh, Mỹ
- Hàm lượng tịnh phải được ghi như sau:
• Theo đơn vị thể tích đối với thực phẩm dạng lỏng
• Theo đơn vị khối lượng đối với thực phẩm dạng rắn
• Theo đơn vị khối lượng hoặc thể tích đối với thực phẩm dạng sệt
• Trường hợp thực phẩm trong một bao bì có nhiều đơn vị cùng chủng loại, thì số định lượng được ghi rõ: tích của số đơn vị và số khối lượng một đơn vị Ví dụ:
20 cái x 10g/cái hoặc ghi bằng số đơn vị có trong bao bì và tổng khối lượng hàng có trong bao: 20 cái – 200g
- Đối với thực phẩm được bao gói ở dạng một môi trường chất lỏng chứa các phần rắn phải ghi khối lượng tịnh và khối lượng ráo nước Môi trường chất lỏng có thể là nước, dung dịch đường hoặc muối, dấm hoặc nước ép rau, quả Các chất trên có thể được dùng riêng hoặc kết hợp
2.1.4 Địa chỉ nhà sản xuất
Phải ghi cả tên, địa chỉ và số điện thoại của cơ sở sản
xuất và cơ sở đóng gói nếu hai cơ sở đó khác nhau Địa chỉ
gồm: số nhà, đường phố, phường (xã), quận (huyện), thị xã,
thành phố (tỉnh)
Trang 142.1.5 Nước xuất xứ
- Nước xuất xứ của thực phẩm phải được ghi trên nhãn theo qui định sau:
a) Thực phẩm sản xuất trong nước phải ghi rõ “Sản xuất tại Việt Nam”
b) Thực phẩm nhập khẩu phải ghi rõ tên nước sản xuất, tên và địa chỉ công ty nhập khẩu (ghi trên nhãn phụ bằng tiếng Việt được gắn trên bao bì thực phẩm nhập khẩu)
- Thực phẩm tái chế tại một nước thứ hai làm thay đổi bản chất của thực phẩm đó, nước thứ hai được coi là nước xuất xứ để ghi nhãn
2.1.6 Ký mã hiệu lô hàng
Trên kiện hàng hóa phải ghi rõ ký
mã của công ty, nhà sản xuất lô hàng để
nhận biết về thời điểm sản xuất lô hàng
thực phẩm đó
2.1.7 Số đăng ký chất lượng
Đối với thực phẩm sản xuất để tiêu dùng trong nước nằm trong danh mục sản phẩm phải đăng ký chất lượng tại Sở Y tế, trên nhãn phải ghi rõ số đăng kí chất lượng của sản phẩm Cách ghi số đăng ký quy định tại điểm 2.5 Quyết định số 55/TĐC-QĐ ngày 02 tháng 03 năm 1994 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, qui định về việc đăng ký chất lượng hàng hóa
Hình: Ký mã hiệu lô hàng
Trang 152.1.8 Thời gian sử dụng và hướng dẫn bảo quản
- Thời gian sử dụng là số chỉ ngày, tháng, năm mà quá mốc thời gian đó, hàng hóa không được phép lưu thông và không được sử dụng Thời gian sử dụng chính là thời hạn sử dụng sản phẩm tốt nhất Thời hạn phải được ghi rõ bằng cụm từ:
“Sử dụng tốt nhất trước:… (Best before end…) hoặc ghi HSD
Ghi thời hạn sử dụng như sau:
• Ngày, tháng và năm đối với các sản phẩm có thời hạn sử dụng tốt nhất dưới ba tháng
• Tháng năm đối với các sản phẩm có hạn sử dụng tốt nhất trên ba tháng
• Ngày tháng và năm phải được ghi theo dãy số không mã hóa, với ba nhóm, mỗi nhóm gồm 2 chữ số có hoặc không ngăn cách nhau bằng dấu chấm để thể hiện ngày, tháng và năm
Ví dụ:
• Với thực phẩm có thời hạn sử dụng dưới 3 tháng, ghi như sau:
Trang 16“Sử dụng tốt nhất trước 30.09.14”
• Với thực phẩm có thời hạn sử dụng trên 3 tháng, ghi như sau:
“ Sử dụng tốt nhất trước 09.14”
Đối với sản phẩm nhập khẩu ghi nhãn bằng tiếng Anh thường ghi tháng bằng chữ, ví dụ: Apr 06
Phải ghi thời hạn ở nơi dễ thấy hoặc chỉ rõ nơi ghi thời hạn trên bao bì
- Danh mục thực phẩm bao gói sẵn phải ghi thời hạn sử dụng qui định Danh mục này được thay đổi theo yêu cầu quản lý chất lượng thực phẩm do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng công bố
- Phải ghi nhãn các điều kiện bảo quản đặc biệt để duy trì chất lượng thực phẩm nếu hiệu lực về thời gian sử dụng phụ thuộc vào việc bảo quản
2.1.9 Hướng dẫn sử dụng
Phải ghi hướng dẫn sử dụng đối với các sản phẩm cần hướng dẫn khi sử dụng kể cả cách “tái tạo” sản phẩm khi dùng, để bảo đảm không gây sai sót trong sử dụng Trường hợp nhãn hàng hóa không đủ diện tích để ghi các hướng dẫn thì phải ghi các nội dung đó vào một tài liệu kèm theo hàng hóa để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng
Hình: Hướng dẫn sử dụng trên bao bì