Phụ Lục 1 009/06 VIE: Nâng cao năng lực khuyến nông viên các tỉnh trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất đến sức sản xuất thông qua việc sử dụng hệ thống hổ trợ SCAMP Một số nhóm
Trang 1Phụ Lục 1
009/06 VIE: Nâng cao năng lực khuyến nông viên các tỉnh trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất đến sức sản xuất thông qua việc sử dụng hệ thống hổ trợ SCAMP
Một số nhóm đất trồng chính và những mặt hạn chế của đất ảnh hưởng đến sức sản xuất của những cây trồng cạn
chính của những hộ nông dân sản xuất nhỏ
I Tỉnh Gia Lai
PW MoodyA và Phan Thị CôngB
A Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên và Nước Queensland, Indooroopilly, Qld 4068, Úc
B Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Trang 21 Giới thiệu
‘Bộ trọn gói về việc quản lý các mặt hạn chế đất’ (‘SCAMP’) được phát triển nhằm đánh giá những mặt hạn chế của đất đến sức sản xuất thông qua một số đặc tính cơ bản của đất (Moody
và Phan Thi Công 2008; Moody và cộng tác viên 2008) Một khi xác định được những hạn chế của đất, các biện pháp kỹ thuật giúp cải tạo và giảm thiểu những mặt hạn chế này sẽ được xây dụng Sức chống chịu của cây trồng thay đổi theo giống cây và một đặc tính đất nào đó hạn chế sinh trưởng của một cây trồng nào đó nhưng có thể không ảnh hưởng đến một số cây trồng khác Do đó, một khi xác định được những hạn chế của một nhóm đất đặc trưng nào đó, người ta có thể đánh giá được khả năng hổ trợ của đất đó đến sản lượng của các cây trồng đặc thù
Mục tiêu của một loạt các báo cáo này là:
- Nhìn lại những thông tin hiện hữu trên việc đánh giá và mở rộng các loại đất trồng trọt vùng cao ở những tỉnh quan tâm của Việt Nam
- Xác định các nhóm đất chính được sử dụng cho hộ nông dân sản xuất nhỏ ở các tỉnh trọng điểm và xác định những mặt hạn chế của nó thông qua việc sử dụng SCAMP
- Xác định những hệ thống cây trồng chính đã sử dụng ở hộ nông dân sản xuất nhỏ tại một
số tỉnh trọng điểm và soạn thảo những yêu cầu về đất đặc trưng của các hệ thống trồng trọt này
- Kết nối một số những hạn chế với những yêu cầu về đất của những cây trồng cạn và xây dựng cẩm nang hướng dẫn cho việc quản lý một số dạng đất đặc trưng cho một số loại cây riêng biệt
Báo cáo I tập trung trên các hệ thống đất và cây trồng của tỉnh Gia Lai
2 Những loại đất chính sử dụng cho hộ nông dân sản xuất nhỏ
Những qui mô của các nhóm đất khác nhau (phân loại FAO-UNESCO) ở tỉnh Gia Lai được trình bày tại (Bảng 1)
Trang 3Bảng 1 Qui mô của các nhóm đất tại tỉnh Gia Lai
(Nguồn: Lê Trung Lập, 2000) Nhóm đất Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%) Chromic và Haplic Acrisols Acric, Humic và Vetic
Dystric và Gleyic Arenosols
Alumic, Hyperdystric và Chromic Acrisols
Acric, humic và Vetic Ferralsols
90.481 6
Mollic Fluvisols
Luvic và Fluvic Phaeozems
Cambisols
64.218 4
Tổng số 1.549.571
Địa hình của đất Gia Lai được phân loại (Berding và cộng tác viên, 1999) như:
- Đồi và núi thấp
- Cao nguyên bazan
- Đồi dốc thoai thoải trên đá granit và đá biến chất hoặc trên đất phù sa mới được bồi
- Khu vực trầm tích
Địa hình (độ dốc) hạn chế sự phát triển nông nghiệp tại một số vùng ở Gia Lai, và một số
nhóm đất chính rất quan trọng cho nông nghiệp là nhóm đất đỏ và nhóm đất xám tập trung ở
những vùng cao nguyên bazan và đồi dốc thoai thoải Những nhóm đất này chiếm khoảng
49% diện tích đất bề mặt của Tỉnh (Bảng 1, dòng 1)
3 Một số hạn chế đất và công tác quản lý cho sản xuất nông nghiệp bền vững
Trong một nghiên cứu gần đây (Moody và cộng tác viên, 2008), các vị trí xác định trên bảng
đồ đất 1: 100.000 tỉnh Gia Lai ‘Đất nâu đỏ trên bazan’ (Ferralsols) và ‘Đất xám trên đá phún
xuất’ (Acrisols) (Lê Trung Lập, 2000) được chọn từ cao nguyên bazan và đồi dốc thoai thoải
Có 14 mẫu đất đỏ được thu thập dưới một loạt hệ cây trồng khác nhau (bắp-lúa rẩy, bắp-khoai
mì, cao su, cà phê, cây bạch đàn, cây ăn trái, điều) tại các huyện Dak Doa, Mang Yang, Chu
Pah, Ia Grai, Duc Co, Chu Prong và Chu Sê ở phía tây-bắc tỉnh Gia Lai Có 16 mẫu đất Xám
được lấy từ những vị trí khác nhau (trên đỉnh đồi, giữa đồi và dưới chân đồi) ở một số cây
trồng như (bắp, khoai mì, mía, rau) tại vùng phụ cận xã Dak Pơ, huyện Dak Pơ nằm ở phía
đông tỉnh Gia Lai
Trang 4Các Mini-pit được đào tại mỗi vị trí cũng như những đánh giá của SCAMP cấp 1 và cấp 2 tại
(Bảng 2) Một tổ hợp mẫu đất đại diện tầng 0-15 cm ở tầng đế cày được thu thập và phân tích
cho thuộc tính cấp độ 3 (Bảng 2)
Bảng 2 Một số thuộc tính đã xác định cho việc áp dụng mức độ SCAMP
Cấp 1 Sa cấu, màu của đất khi ẩm và đốm rỉ, cấu trúc và độ chặt (lúc ẩm),
cấp thoát nước, cấp thấm nước, độ dốc, nguy cơ xói mòn, hàm lượng sỏi, độ nén chặt
Cấp 2 pH đồng ruộng (pH nước và 1M KCl), EC đồng ruộng, cấp phân tán
sét, tốc độ thấm
Cấp 3 Carbon hữu cơ, % sét, khả năng cố định lân, Ca, Mg, Na và K trao
đổi, độ chua trích ly (H +Al), ECEC, độ đệm pH
Từ dữ liệu này, SCAMP (Moody và Phan Thị Công, 2008) được sử dụng để xác định những
mặt hạn chế của hai nhóm đất chính này đến sản xuất bền vững (Bảng 3)
Bảng 3 Các ký hiệu SCAMP cho 14 mẫu đất đỏ và 16 mẫu đất xám tỉnh Gia Lai, Việt Nam
Số lượng mẫu của từng thuộc tính được đặt trong ngoặc đơn
Nguy cơ xói mòn Er(nhẹ) (9), er(trung bình) (2),
er(cao) (2), er(rất cao) (1)
Er(nhẹ) (3); er(trung bình) (2);
er(cao) (6); er(rất cao) (3);
er(rất rất cao) (2) Chiều hướng di chuyển của
nước
Thoát nước (7);
Thoát nước + chảy tràn (7)
Thoát nước (8) Thoát nước + chảy tràn (5);
chảy tràn (3)
Độ chua Tầng mặt a (14); tầng bên
dưới a (12)
Tầng mặt a (2); tầng dưới a(1)
Nguy cơ axit hóa ar(thấp) (14) ar(thấp) (2); ar(trung bình)
(12); ar(cao) (2) Khả năng giữ dinh dưỡng
kém
Khả năng cố định lân cao i (14)
Dự trữ kali thấp Bề mặt k (1); tầng dưới k (1) Bề mặt k (1); tầng dưới k (7)
Đặc tính điện tích biến đổi geric (4)
Trang 5Những đánh giá này cho thấy rằng sa cấu thịt chiếm ưu thế trong nhóm đất đỏ, với nhiều nguy
cơ xói mòn tùy thuộc vào độ dốc Những đường di chuyển của nước là do quá trình tiêu thoát nước hoặc chảy tràn cùng với tiêu thoát nước Nhóm đất này có pH nước đặc trưng thấp dưới 5,2 nhưng nguy cơ axit hóa thấp là do hàm lượng carbon hữu cơ và sét trong đất cao ECEC đặc trưng rất thấp (<4 cmolc/kg) và chúng có khả năng cố định lân cao Thành phần điện tích trao đổi của vài nhóm đất tiến đến gần hoặc đạt ở mức bằng không (pHKCl – pHH2O từ -0,10 đến + 0,10)
Đất xám có thành phần cơ giới trung bình chiếm ưu thế, mặt dù thỉnh thoảng cũng xảy ra hiện tượng sa cấu thịt của tầng mặt nằm trên tầng cát bên dưới Nguy cơ xói mòn biến thiên từ thấp đến rất cao tùy thuộc vào độ dốc Một nữa số điểm nghiên cứu có chiều di chuyển của nước là thấm sâu thoát nước, nửa số mẫu còn lại nước chảy tràn trên mặt hoặc vừa chảy tràn vừa thấm sâu.Những hạn chế về độ chua đất không phải hiện tượng phổ biến nhưng hầu hết các đất có nguy cơ chua hóa ở mức trung bình bởi vì hàm lượng sét và chất hữu cơ trong đất thấp Hiện tượng khá phổ biến là kali trong đất thấp Nhiều nơi bề mặt đất có hiện tượng đóng váng hoặc nén chặt
Những hạn chế chính trên đất đỏ (Ferralsols) là độ chua (a), hàm lượng dinh dưỡng thấp (e),
cố định lân cao (i) và giới hạn về điện tích trao đổi trên bề mặt keo sét (geric), thoát nước theo chiều sâu là khá phổ biến (Bảng 2) Từ những mặt hạn chế này, SCAMP cho ra những chiến lược quản lý thích hợp cho sản xuất nông nghiệp bền vững như sau:
a: Trồng những cây có khả năng chịu được chua cho mục đích ngắn hạn Để phát triển bền
vững lâu dài phải thực hiện một chương trình bón vôi đi kèm với việc thường xuyên theo dõi pH
e: Làm tăng CEC trong đất bằng cách gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất (duy trì các
tàn dư thực vật, bổ sung tàn dư hữu cơ, trồng cây che phủ hoặc trồng cây phân xanh) kết hợp với chương trình bón vôi để gia tăng pH đất và điện tích biến đổi của CEC (Aitken và ctv., 1998; Phan & Merckx, 2005) Vấn đề thực tiễn của việc bón bổ sung sét chất lượng cao nhằm gia tăng điện tích vĩnh cửu có thể được áp dụng (Noble và ctv., 2004)
i: Đối với đất có khả năng cố định lân cao đòi hỏi cần được bón một lượng lân khá lớn hoặc
phải có những biện pháp quản lý lân thích hợp (như dạng loại và phương pháp bón phân lân) cần được thực hiện Việc bón phân lân trong các hệ thống cây trồng đầu tư tối thiểu nên được hướng đến việc sử dụng liều lượng lân tối thiểu bón theo băng hay theo hốc gần với hạt và trồng giống có nhu cầu lân thấp Việc bón phân lân dễ tan theo
hố hay băng sẽ làm giảm việc thất thoát lượng lân dễ tiêu do hiện tượng cố định lân trong đất Tuy nhiên, việc bón phân như vậy sẽ làm cho rễ tập trung xung quanh thân
và điều này làm giảm khả năng phát triển phân tán bộ rễ trong phẩu diện đất Ở những vùng thường bị những đợt hạn ngắn, điều này có thể làm giảm năng suất cây trồng vì
bộ rễ không thể vươn xa để lấy nước Ngay từ lúc ban đầu, việc giảm liều lượng phân bón, bón vải cùng với bón theo băng sẽ giúp phân bố bộ rễ đồng đều hơn Phân tích xác định hàm lượng lân trong đất cần phải thực hiện ở nhiều giai đoạn nhằm theo dõi tình trạng dinh dưỡng lân trong đất
Trang 6geric: Những nhóm đất này có rất ít điện tích biến đổi trên bề mặt và do đó chúng bị giới hạn
khả năng giữ các cation dinh dưỡng (canxi và kali) hoặc các anion (nitrat) Phân bón cần được chia thành nhiều đợt bón với một lượng nhỏ phù hợp với những nhu cầu đòi hỏi của cây trồng Bón vôi cho tầng đất mặt để nâng pH nước lên trên 5.5 sẽ làm tăng khả năng giữ cation của đất bằng cách gia tăng các điện tích âm trao đổi, và là sự chọn lựa quan trọng cho việc quản lý đất Bổ sung chất hữu cơ như cây phân xanh cần được quan tâm vì điều này có thể làm gia tăng điện tích âm trao đổi
Đối với nhóm đất xám, hạn chế phổ biến nhất là tỷ lệ chất hữu cơ từ thấp đến trung bình, hàm lượng kali thấp đặc biệt ở những tầng dưới lớp đất mặt và các vấn đề lý tính đất liên quan đến
sự dí dẻ và đóng váng bề mặt Vài nơi cục bộ chịu ảnh hưởng từ quá trình tiêu thoát nước dẫn đến sự úng nước và đọng vũng Để giải quyết những hạn chế này, cơ sở dữ liệu SCAMP sẽ đưa ra những chiến lược quản lý như sau:
om (thấp đến trung bình): Gia tăng chất hữu cơ trong đất sẽ giúp cải thiện lượng dinh dưỡng,
tăng CEC, tăng khả năng giữ nước và khả năng đệm pH Quản lý chất hữu cơ ở những đất nhiệt đới bao gồm việc che phủ bề mặt và sự cày vùi các loại cây phân xanh như cây họ đậu hoặc đồng cỏ, duy trì các tàn dư thực vật nơi hoa màu được trồng, không đốt cháy tàn dư thực vật, hạn chế hoặc không sử dụng các hệ thống cày bừa, trồng theo băng và bón chất hữu cơ (như phân chuồng, rác thải thành phố đã ủ, bùn từ cống
rãnh và chất thải hữu cơ công nghiệp địa phương) thu được từ bên ngoài nông trại
k: Phân kali hoặc và chất bổ sung dạng hữu cơ chứa đựng lượng kali đáng kể cần được bón
cho đất Đất với khả năng dự trữ kali thấp ở tầng dưới lớp đất mặt, cây trồng có thể có những biểu hiện thiếu kali trong suốt giai đoạn mùa khô Trong trường hợp này, việc bón phân kali bên dưới hạt lúc gieo hoặc trộn phân kali qua đất tại hố gieo là chiến lược quản lý hiệu quả hơn bón phân kali theo hàng dọc rễ cây trên mặt đất Cây trồng nên được giám sát chặt chẻ đối với các triệu chứng thiếu kali
hs, comp: Đóng váng bề mặt làm giảm tốc độ thấm và dẫn đến cây trồng kém phát triển,
trong khi đó các lớp dí dẻ chặt làm hạn chế sự phát triển bộ rễ và giới hạn chiều sâu phát triển của bộ rễ dẫn đến cây trồng chiu sức ép rất lớn khi gặp hạn Việc duy trì tàn
dư thực vật và che phủ bề mặt phải được sử dụng để duy trì ẩm độ lớp đất mặt do đó giảm thiểu hiện tượng đóng váng đất Để hạn chế tối đa nguy cơ dí dẻ đất, chỉ nên làm đất khi ẩm độ đất thấp hơn giới hạn dẻo của chúng và cày bừa cũng như di chuyển máy móc nên hạn chế khi đất ẩm hơn giới hạn dẻo của nó
4 Các mùa vụ trồng chính trên đất vùng cao ở những hộ nông dân sản xuất nhỏ
Dữ liệu thống kê nông nghiệp được sử dụng nhằm xác định những loại cây trồng chính trên đất vùng cao của những hộ nông dân sản xuất nhỏ ở Gia Lai Diện tích cây trồng được trình bày ở Bảng 4 Cây trồng chiếm hơn 5% đất canh tác được là: lúa, bắp, khoai mì, mía, cao su
và cà phê
Trang 7Bảng 4: Diện tích cây trồng của tỉnh Gia Lai
Tổng cộng 312983
5 Sự thích hợp của đất cho những cây trồng chính ở những hộ nông dân sản xuất nhỏ
Những đánh giá SCAMP của nhóm đất đỏ và đất xám (Phần 3 bên trên) đã xác định nhiều mặt hạn chế về đất đến khả năng sản xuất của đất Một số mặt hạn chế ảnh hưởng đến sức sản
xuất cây trồng, bất chấp loại cây trồng: xói mòn (er), CEC thấp (e), khả năng cố định lân cao (i), carbon hữu cơ thấp (om), thiếu kali (k), đặc tính điện tích biến đổi (geric), đặc tính đóng váng bề mặt (hs) và các tầng dí dẻ chặt (comp) Tuy nhiên, Các loại cây trồng khác nhau về
khả năng chịu đựng được những hạn chế khác như sự thoát nước và tính chua; trong khi đó một thuộc tính đất đặc trưng hoặc một hạn chế có thể là một giới hạn chính đến sức sản xuất của một cây trồng nhưng nó có thể chỉ là một giới hạn không đáng kể tới một cây trồng khác Khung của FAO (1976) cho việc đánh giá đất sử dụng 5 cấp để phân loại tính thích hợp của một nhóm đất đặc trưng cho phát triển một cây trồng riêng biệt (Bảng 5) Để thuận tiện cho việc áp dụng SCAMP, những thuộc tính/hạn chế của đất riêng lẻ xác định cho nhóm đất đỏ và đất xám được đánh giá theo ảnh hưởng của chúng lên sản xuất bền vững của mùa vụ chính trên đất cao đối với nông dân sản xuất nhỏ Gia Lai (Bảng 6) Việc đánh giá được dựa trên sự phối hợp thông tin của Williams (1975), Landon (1984), Page (1984), Schaffer và Andersen (1994), Robinson (1996) và Dierolf và ctv (2001)
Trang 8Bảng 5 Phân lớp khả năng thích nghi của đất [nguồn: FAO 1976]
1 Thích nghi cao Đất thích nghi cho sản xuất bền vững mà không
cần cải tạo
2 Thích nghi trung bình Đất thích nghi cho sản xuất bền vững nếu các biện
pháp cải tạo tối thiểu được áp dụng (Vi du: bón vôi, lên liếp để cải thiện tính thoát nước cục bộ)
3 Khó thích nghi cho
trồng trọt
Đất chỉ thích nghi cho sản xuất nông nghiệp bền vững nếu được cải tạo qui mô (ví dụ: xây dựng hệ thống thoát nước trên qui mô lớn)
4 Không thích nghi Đất không thích nghi cho sản xuất nông nghiệp bền
vững
Bảng 6 Phân lớp thích nghi của thuộc tính và hạn chế đất đối với sức sản xuất của những cây
trồng đặc trưng
Thành phần cơ
giới đất Miêu tả SCAMP Lúa nước Bắp Khoai mì Mía Cà phê
S
L
C
O
4
1
1
4
2
1
1
3
2
1
2
2
2
1
1
3
2
1
1
3 Phân loại tính
thoát nước
1 (g)
2 (g-)
3
4
5
6
2
1
3
4
4
4
4
4
3
1
1
1
4
3
3
2
1
1
4
3
2
1
1
1
4
4
3
2
1
1
Độ dốc (%) 0-2
2-5 5-10
>10
1
2
3
4
1
1
2
3
1
1
2
3
1
1
2
2
1
1
2
3
2
2
3
1
2
1
2
2
3
-s
2
3
3
4
3
4
2
4
3
4 Khả năng chịu
hạn
Đinh dưỡng
chính/ vùng lấy
nước (cm)
Đòi hỏi dinh
dưỡng
cao
Chịu được độ phì thấp
N, K cao N, K
cao
Trang 9Những đề nghị dưới đây áp dụng cho các biện pháp kỹ thuật cần được thực hiện để thỏa mãn những nhu cầu của từng loại cây trồng ngoài những biện pháp đã trình bày ở Phần 3
Thành phần cơ giới đất
S: Do đặc tính cố hữu của đất cát là lượng nước hữu dụng thấp, do đó tưới nước rất cần thiết
cho những cây trồng có khả năng chịu hạn thấp như bắp, mía và cà phê Sử dụng lớp phủ bề mặt từ tàn dư thực vật sẽ làm giảm sự bốc thoát hơi nước và tăng khả năng giữ
ẩm của đất
Đối với những cây trồng đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao như bắp, mía và cà phê, đất cát có ECEC thấp đòi hỏi những ion dinh dưỡng như kali cần được bón làm nhiều đợt theo nhu cầu của cây trồng Việc trồng cây phân xanh hoặc bón thân lá những cây trồng này (như quỳ dại) sẽ làm gia tăng khả năng giữ dinh dưỡng (CEC) của đất
C: Đối với những cây lấy củ như khoai mì không thích hợp trên đất có nhiều sét bởi vì khó
thu hoạch Đất nhiều sét không thích hợp với những cây trồng không có khả năng chịu đựng đất có ẩm độ cao trong thời gian dài như cây cà phê; tính thấm nước thấp ở những đất có nhiều sét làm cho khả năng giữ ẩm kéo dài hơn so với những đất có thành phần cơ giới nhẹ hơn
Tiêu thoát nước
Đất thoát nước kém không thích hợp cho những cây trồng không có khả năng chống chịu trong điều kiện ngập úng như cà phê và bắp, và việc lên luống cũng như tăng cường hệ thống tiêu thoát nước trên diện rộng cần được thực hiện khi trồng những cây này
Độ chua
a: Những đất có mặt hạn chế này không thích hợp cho những cây trồng có sức chịu đựng đối
với độc tố nhôm hoặc mangan từ thấp đến trung bình như bắp và cà phê trừ khi một kế hoạch bón vôi triệt để được thực hiện
a - : Những đất này đòi hỏi một kế hoạch bón vôi nếu chúng được sử dụng để trồng những cây
có sức chịu đựng kém đối với độc tố nhôm như bắp và cà phê Việc bón tàn dư
Tithonia trên các nhóm đất chua cho thấy có sự cải thiện độ chua đất từ việc tăng pH
đất Một lợi ích từ việc sử dụng phân lân nung chảy (FMP) như một nguồn phân lân cho thấy nó cũng có hiệu quả như bón vôi
Dinh dưỡng chính/vùng hấp thu nước
Các cây trồng có bộ rễ hoạt động nông sẽ không nhạy cảm như những cây trồng có bộ rễ sâu
hơn như cà phê và mía đối với những hạn chế của đất như sự nén chặt bề mặt (comp)
Trang 10Kết luận
Đất đỏ (Ferralsols) và đất xám (Acrisols) là những nhóm đất chính ở Gia Lai Những hạn chế khá phổ biến trên nhóm đất đỏ là độ chua đất, hàm lượng dinh dưỡng thấp, khả năng cố định lân cao và đặc tính điện tích biến đổi, sự thoát nước theo chiều sâu là chiều dòng chảy chính Đối với đất xám (Acrisols) các mặt hạn chế phổ biến là tỷ lệ chất hữu cơ thấp đến trung bình, hàm lượng kali dự trữ thấp đặc biệt là ở tầng dưới, và các vấn đề về lý tính đất như đóng váng
bề mặt và dí dẻ Vài nhóm đất xám bị hạn chế trong vấn đề thoát nước dẫn đến hiện tượng ngập úng và đọng vũng
Những cây được trồng phổ biến nhất ở những hộ nông dân sản xuất nhỏ của Tỉnh là lúa nước, bắp, khoai mì, mía và cà phê Mỗi cây trồng chịu đựng được vài hạn chế nhất định, và do đó quản lý đất nhằm cải thiện hoặc giảm thiểu những tác động từ những mặt hạn chế này đến sức sản xuất cây trồng cũng thay đổi theo Tuy nhiên việc áp dụng một chương trình bón vôi và bón cây phân xanh cho đất đỏ Ferralsols cần thiết cho tất cả các cây trồng, trong khi đó cải thiện quá trình tiêu thoát nước, duy trì lớp phủ bề mặt, và bón cây phân xanh là vấn đề thiết yếu cho đất xám Acrisols
Tài liệu tham khảo
Aitken, R.L., Moody, P.W & Dickson, T 1998 Field amelioration of acidic soils in
south-east Queensland I Effect of amendments on soil properties Australian Journal of
Agricultural Research, 49, 627-637
Berding, F.R., Tran Mau Tan, Truong Dinh Tuyen, Tran Van Hue, Deckers, J & Langhor, R
1999 Soil Resources of Gia Lai Province National Institute of Agricultural Planning and Projection (Vietnam) and Katholieke Universiteit Leuven (Belgium)
Dierolf, T., Fairhurst, T and Mutert, E 2001 Soil Fertility Kit Potash and Phosphate
Institute: Singapore
FAO 1976 Framework for land evaluation Soils Bulletin No 32 FAO:Rome
Landon, J.R (ed.) 1984 Booker Tropical Soil Manual Longman Inc.: New York
Le Trung Lap 2000 Land use and sustainable development for soil resources of Gia Lai
Province Proceedings of Workshop on Environment and Sustainable Development of the Central Highland Pleiku, Sept 2000 Department of Science, Technology and Environment, Pleiku
Moody, P.W and Cong, P.T 2008 Soil Constraints and Management Package SCAMP):
guidelines for sustainable management of tropical upland soils ACIAR Monograph
No 130, 86pp Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra Moody, P.W., Phan Thi Cong, Legrand, J.& Nguyen Quang Chon 2008