Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ PHÁT TRIỂN CÁC BIỆN PHÁP THỰC HÀNH QUẢN LÝ NUÔI TỐT HƠN (BMPs) CHO CÁC TRANG TRẠI NUÔI TÔM THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH KHU VỰC NAM BỘ " pptx
1 MỘTSỐKẾTQUẢVỀPHÁTTRIỂNCÁCBIỆNPHÁPTHỰCHÀNHQUẢNLÝNUÔITỐTHƠN(BMPs)CHOCÁCTRANGTRẠINUÔITÔMTHÂMCANHVÀBÁNTHÂMCANHKHUVỰCNAMBỘ Đoàn Văn Bảy 1 , Phan Thanh Lâm 1 , Trình Trung Phi 1 , TS. Nguyễn Văn Hảo 1 GS TS. Patrick Sorgeloos 2 TÓM TẮT “Phát triểncácbiệnphápthựchànhquảnlýnuôitốthơn(BMPs)chocáctrangtrạinuôitôm sú thâmcanhvàbánthâmcanhkhuvựcNam Bộ”, với mục đích “Áp dụng BMPs hướng đến việc cải thiện sản lượng, cải thiện độ an toàn về chất lượng vàbảovệ môi trường để việc nuôitôm có thể đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước” và mục tiêu cụ thể là: (1) giảm thiểu các rủi ro về dịch bệnh và cả i thiện sản lượng chocáctrangtrạinuôi tôm; (2) nâng cao trình độ quảnlý của trangtrại để có sản lượng bền vững và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường; và (3) sản xuất ra các sản phẩm tôm có chất lượng tốt hơn, được xã hội chấp nhận, thân thiện với môi trường và có hiệu quảvề mặt kinh tế. Dự án được triển khai trong thời gian 3 năm (2008-2010), được thực bởi Vi ện NC NTTS 2 và Đại học Ghent. Để đưa ra được một qui phạm BMPs có tính khả thi caovà đáp ứng được mục tiêu đề ra, dự án được triển khai theo 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn 1 (10/2007-08/2008): tiền thực hiện (lựa chọn cáctrangtrạithực hiện thí điểm, xây dựng bản phác thảo BMPs); (2) Giai đoạn 2 (09/2008-12/2009): triển khai thực hiện thí điểm (triển khai thí điểm ở cáctrang trại, giám sát–đánh giá– điều chỉnh); và Giai đoạn 3 (01/2010- 12/2010): hậu dự án (hoàn thiện bản qui phạm BMPs, in ấn phổ biến qui phạm). Dự án này cũng được xem là một mô hình có thể áp dụng chocác đối tượng nuôi khác. Từ khóa: Thựchànhquảnlýnuôitốt hơn, nuôitôm sú thâm canh, nuôitôm sú bánthâmcanh I. MỞ ĐẦU Việt Nam có chiều dài bờbiển trên 3.200 km với đặc điểm kiến tạo địa hình, khí hậu, nguồn nước và chế độ thủy văn,… đặc biệt là ở vùng bãi triều – đồng bằng châu thổ, được đánh giá là có tiềm năng lớn đối với nuôi thủy sản nước lợ, trong đó con tôm nước lợ được chọn là thủy sản nuôi chủ lực. Tính đến n ăm 2007, tổng sản lượng NTTS đạt 2,10 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 3,75 triệu USD (thuộc 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu thủy sản), gấp 250 lần năm 1981. Trong đó riêng tômnuôi đã đạt 355.000 tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,51 triệu USD (Dung, 2008). Như vậy, tômnuôi nước lợ đã đột phá khá thành công và đi vào lịch sử ngành thủ y sản Việt Nam với kếtquả đáng trân trọng, bởi chỉ sau 7 năm (2000 – 2007) chuyển đổi loại hình sử dụng đất nôngnghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ, tômnuôi nước lợ đã vươn lên giữ vị trí quan trọng số 1 trong ngành thủy sản Việt Nam cả về quy mô sản xuất – kinh doanh và sử dụng khai thác hiệu quả tài nguyên đất – nước – lao động cũng như huy động các ngu ồn lực vào đầu tư pháttriểnnuôi – chế biến – dịch vụ nuôitôm nước lợ đem 1 Viện NghiêncứuNuôi trồng Thủy sản II (RIA II) 2 Đại học Ghent, Vương Quốc Bỉ 2 lại hiệu quả khá cao (Phi et al, 2007). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu – kếtquả đã đạt được trong pháttriểntômnuôi nước lợ đến năm 2007, trên thực tế vẫn còn không ít các tồn tại, yếu kém vàphát sinh như: (1) Nuôitôm nước lợ pháttriển thiếu bền vững và tỷ lệ rủi ro dẫn đến thất bại còn khá cao; (2) Nuôitôm nước lợ đã và đang là đối tượng chính gây ô nhiễm môi trường đất – nước; (3) K ết quả đã đạt được (năng suất – sản lượng, chất lượng và giá trị sản lượng – kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ) còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; (4) Năng suất tôm nước lợ trong cùng một phương thứcnuôi (thâm canh, bánthâm canh, quảng canh cải tiến) ở cùng một vùng sinh thái còn có khoảng cách khá lớn giữa các hộ, trangtrạivàcác địa phương; (5) Những giả i pháp nhằm gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quảnuôitôm nước lợ trong thực tế còn kém hiệu lực; (6) Việc gắn kết giữa 4 khâu: sản xuất – thu mua – chế biến – tiêu thụ tôm nước lợ chưa thật chặt chẽ, đã làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nhất là sản phẩm tôm xuất khẩu; và (7) Vấn đề đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh th ực phẩm đối với các sản phẩm tôm nước lợ vẫn còn những bất cập. Những tồn tại trên rất cần được làm rõ và có hướng giải quyết thỏa đáng để tômnuôi nước lợ pháttriển bền vững. Đồng thời, triển khai Nghị quyết lần thứ 4 BCH Trung ương khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg của Th ủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, đòi hỏi cần phải tổng kết – đánh giá một cách khoa học vàthực tiễn đối với kếtquảtômnuôi nước lợ đến năm 2007; từ đó tiến hành quy hoạch ngành hàng tômnuôi nước lợ đến 2015 và định hướng đến năm 2020 trên cơ sởphát huy những kế t quả đã đạt được, tiềm năng, lợi thế và nhanh chóng khắc phục các tồn tại để tiếp tục pháttriển bền vững, đưa tômnuôi nước lợ thành hàng hóa xuất khẩu chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao của thủy sản Việt Nam. Thực hiện việc xây dựng vàtriển khai áp dụng cácbiệnphápthựchànhquảnlýnuôitốthơn(BMPs)chocác nhóm trangtrạinuôitôm đặc biệt đối với qui mô thâmcanhvàbánthâmcanh là một trong các giải pháp nhằm giải quyết một phần những vấn đề nêu trên và góp phần thực hiện mục tiêu qui hoạch pháttriển ngành nuôitôm nước lợ. “Phát triểncácbiệnphápthựchànhquảnlýnuôitốthơn(BMPs)chocáctrangtrạinuôitôm sú thâmcanhvàbánthâmcanhkhuvựcNam Bộ” nhằm “Áp dụng BMPs hướng đến việc cải thiện sản lượng, cải thiện độ an toàn về chất lượng vàbảovệ môi trường để việc nuôitôm có thể đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước”, với các mục tiêu cụ thể: - Giảm thiểu các rủi ro về dịch bệnh và cải thiện sản lượng chocáctrangtrạinuôitôm sú. - Nâng cao trình độ quảnlý của trangtrại để có sản lượng bền vững và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 3 - Sản xuất ra các sản phẩm tôm có chất lượng tốt hơn, được xã hội chấp nhận, thân thiện với môi trường và có hiệu quảvề mặt kinh tế. II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Cáctrangtrạinuôitôm sú tham gia và thời gian thực hiện bản hướng dẫn “Qui phạm thựchànhquảnlýnuôitốthơn(BMPs)chocáctrangtrạinuôitôm sú thâmcanhvàbánthâm canh”: - Trangtrạinuôitôm sú công nghiệp: 05 trangtrại ở Sóc Trăng, 02 trangtrại ở B ạc Liêu, 02 trangtrại ở Vũng Tàu, và 01 trangtrại ở Bến Tre. Qui mô trangtrại từ 10 ha đến 300 ha. - Trại sản xuất giống tôm sú: 01 trại sản xuất ở Bạc Liêu và 01 trại sản xuất ở Vũng Tàu. Qui mô trại sản xuất từ 30 đến 50 bể. - Thời gian thực hiện gồm 03 giai đoạn: 1- Từ 10/2007 đến 08/2009, 2- Từ 9/2009 đến 12/2009 và 3- Từ 01/2010 đến 12/2010. 2. Các bước tiến hànhthực hi ện bản hướng dẫn: Giai đoạn 1: (10/2007 đến 08/2008) 1) Tổ chức đưa cáctrangtrạinuôitôm sú tham gia thí điểm đi thamquan học hỏi mô hình BMPs (Better Management Practices) đã xây dựng thành công tại Ấn Độ và Thái Lan. 2) Lựa chọn cáctrang trại, trại sản xuất giống tôm sú tham gia dự án. 3) Xây dựng phác thảo bản hướng dẫn qui phạm BMPs. 4) Tổ chức hội thảo với cáctrang trại, nhà tài trợ, c ơ quanquảnlývà cơ quannghiêncứu liên quan để hoàn chỉnh bản dự thảo BMPs. Giai đoạn 2: (9/2008 đến 12/2009) 1) Triển khai áp dụng thí điểm tại cáctrangtrạitham gia dự án, công việc cụ thể: - Tập huấn vềbản qui phạm BMPs đến cáctrang trại, với thành phần tham gia là các chủ trangtrạivàcác cán bộ kỹ thuật chính. - Tổ chức lại các đơn nguyên sản xuất của trang trạ i đảm bảo tính khoa học và hợp lý nhất. - Tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật ở phạm vi trang trại. - Hướng dẫn biểu mẫu và phương pháp ghi chép các thông tin cần thiết để làm hồ sơ truy xuất nguồn gốc cũng như giải quyết các sự cố xảy ra trong trangtrại thông quacác nguồn dữ liệu này. 2) Xúc tiến liên kết giữa các nhà cung cấp thức ăn, hóa chấ t với cáctrangtrại thông quacác hợp đồng kinh tế để đảm bảocác sản phẩm sản xuất ra an toàn và hiệu quả kinh tế. 3) Cáctrangtrại sản xuất vànuôi thương phẩm sẽ chủ động và tự giác áp dụng theo bản qui phạm BMPs đã được thống nhất. 4 4) Tiến hànhcác hoạt động giám sát, đánh giá và hiệu chỉnh: định kỳ tiến hành công tác hỗ trợ kỹ thuật, giám sát và đánh giá, sơkết để có những ghi nhận điều chỉnh vàbổ sung để hoàn chỉnh dần bản qui phạm theo phương châm vừa làm vừa học. 5) Xúc tiến các hoạt động liên kết với các nhà chế biến, xuất nhập khẩu để đảm bảo thị trường đầu ra đối với sản phẩm. Giai đoạn 3: 01/2010 đến 12/2010 1) Hoàn thiện bản qui phạm BMPs. 2) Chuẩn bị và in ấn các tài liệu khuyến ngư liên quan để phân phát. 3) Hội thảo mở rộng để công bố việc thực hiện mô hình và kế hoạch triển khai mở rộng. III. KẾTQUẢVÀ THẢO LUẬN 1. Xây dựng bản qui phạm BMPs 1.1. Giai đoạn 1: (10/2007 đến 08/2008) - Tổ chức đi thamquan mô hình BMPs: Cuối năm 2007, Dự án đã tổ chức đưa mộtsốtrangtrạinuôitôm sú qui mô lớn (bao gồm trangtrạinuôi thương phẩm vàtrangtrại sản xuất giống) đi thamquan học hỏi mô hình BMPs (Better Management Practices) đã xây dựng thành công tại Ấn Độ và Thái Lan. - Xây dựng bản dự thảo qui phạm BMPs: Từ tháng 12/2007 – 2/2008, căn cứ vào kinh nghiệm học hỏi từ chuyế n thamquan mô hình BMPs ở Ấn Độ và Thái Lan, đồng thời kết hợp với các tài liệu thu thập liên quanvà kinh nghiệm từ thực tiễn nghiêncứuvà sản xuất, nhóm CB dự án đã xây dựng xong bản phác thảo qui phạm BMPs. - Tổ chức hội thảo bước đầu hoàn chỉnh qui phạm BMPs: Cuối tháng 2/2008, hội thảo lần thứ 1 với mục tiêu: trình bày bản phác thảo qui phạm BMPs và xin ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh, đã được th ực hiện với sự tham gia cáctrang trại, nhà tài trợ, cơ quanquảnlývà cơ quannghiêncứu liên quan. Hội thảo này cũng đã thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ ích và góp phần rất lớn để nhóm CB dự án hoàn chỉnh bản dự thảo BMPs đề ra. - Tổ chức hội thảo hoàn chỉnh qui phạm BMPs: - Tiếp thu những ý kiến đóng góp của Hội thảo lần 1. Nhóm CB dự án đã hoàn chỉnh m ột lần nữa bản qui phạm BMPs trong thời gian tháng 3, 4/2008. Đầu tháng 5/2008, Hội thảo lần 2 được tổ chức tại Viện NC NTTS 2, với mục tiêu: thu thập để hoàn chỉnh lần cuối bản dự thảo BMPs (bản qui phạm này đã có những điều chỉnh từ Hội thảo lần 1) và thảo luận thêm về kế hoạch hoạt động trong năm 2008. Từ tháng 5- 8/2008, nhóm CB dự án đã hoàn chỉ nh xong bản hướng dẫn qui phạm BMPs. 1.2. Giai đoạn 2: (9/2008 đến 12/2009) - Tập huấn vềbản qui phạm BMPs đến cáctrang trại: Tháng 9, 10/2008 đã tiến hành tập huấn/phổ biếnbản qui phạm đến cáctrangtrạitham gia dự án: 5 + Tháng 9/2008: đã tổ chức tại Sóc Trăngchocáctrangtrạitham gia dự án thuộc tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng. + Tháng 10/2008: đã tổ chức tại Bến Tre chocáctrangtrạitham gia dự án thuộc tỉnh Bến Tre và Bà Rịa - Vũng Tàu. - Giám sát, đánh giá và hiệu chỉnh: Ngày 31/10/2008, Dự án đã tổ chức hội thảo sơkết hoạt động 2008 tại Trangtrạinuôi thuộc Cty TNHH Thủy sản Ngân Long, Thị xã Bà Rịa – Vũng tàu, nhằm định kỳ đánh giá, sơkết hoạt động dự án trong năm 2008 và xây dựng kế hoạch hoạt động 2009. Đến dự hội thảo có sự tham gia của đại diện Đại học Ghent, Công ty Inve, Công ty Văn Minh AB, Trung tâm khuyến ngư Trung ương vàcácsở NN-PTNT tỉnh Bà rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bạc Liêu. - Công tác tuyên truyền, thông tin dự án: Thông tin về dự án đã được đăng trên Bản tin Quý 2/2008 của Viện NC NTTS2. Tham dự hội thả o Ứng dụng công nghệ thông tin RFID vào quá trình theo dõi giám sát và truy xuất sản phẩm tôm, tổ chức ở Quảng Ninh (T8/2008). 1.3. Gian đoạn 3: Sẽ thực hiện đến cuối 2010 2. Nội dung bản qui phạm BMPs 2.1. Cácbiệnphápthựchànhquảnlýnuôitốthơn(BMPs) đối với các vấn đề liên quan đến kỹ thuật trong trang trại: Để đạt được mục tiêu đề ra cácbiệnphápnuôitốthơn (chủ yếu là các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật nh ất thiết phải được thực hiện tại cáctrang trại) đã được thảo luận, thống nhất và hình thành. Trong quá trình triển khai, cáctrangtrại sẽ tuân thủ cáccác yêu cầu đề ra và chủ động áp dụng thực hiện, điều chỉnh các hoạt động chung của trangtrại theo bản hướng dẫn đề ra. Những tiêu chuẩn/yêu cầu nào không phù hợp sẽ được ghi nhận thông quaquá trình giám sát định kỳ, và sẽ được thống nhấ t điều chỉnh trong các đợt sơkết định kỳ. Cácbiệnphápnuôitốt liên quan đến các vấn đề kỹ thuật được đề cập trong qui phạm BMPs này gồm có các nội dung chính được đề cập ở dưới, trong mỗi yêu cầu kỹ thuật thực hiện sẽ được chi tiết hóa bằng những tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể. Các nội dung chính/yêu cầu kỹ thuật chính được thống nhất cho nhóm cáctrại s ản xuất giống tôm sú vàtrangtrạinuôitôm sú thương phẩm gồm có: 2.1.1. Cácbiệnpháp liên quan đến kỹ thuật đối với cáctrại sản xuất giống tôm sú: 1) Yêu cầu lựa chọn điểm xây dựng trangtrại sản xuất. 2) Yêu cầu về thiết kế và xây dựng trangtrại sản xuất giống. 3) Yêu cầu đối với quảnlý nước đầu vào. 4) Yêu cầu trong quảnlý chăm sóc tôm b ố mẹ. 5) Yêu cầu đối với kỹ thuật cho đẻ và thu ấu trùng Nauplius. 6 6) Yêu cầu đối với quảnlý sức khỏe ấu trùng. 7) Yêu cầu đối với quảnlýthức ăn cho ấu trùng. 8) Yêu cầu đối với quảnlý thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học. 9) Yêu cầu đối với phương pháp xuất và vận chuyển Postlarvae. 10) Yêu cầu đối với quảnlý nước thải và chất thải. 11) Yêu cầu đối vớ i quảnlývệ sinh khử trùng cơ sở. 2.1.2 Cácbiệnpháp liên quan đến kỹ thuật đối với cáctrangtrạinuôitôm sú thương phẩm: 1) Yêu cầu lựa chọn điểm xây dựng trang trại. 2) Yêu cầu về thiết kế và xây dựng trangtrại nuôi. 3) Yêu cầu đối với việc chuẩn bị ao nuôivà mùa vụ thả nuôi. 4) Yêu cầu trong việc lựa chọn con giống và kỹ thuật thả gi ống. 5) Yêu cầu quảnlýthức ăn tôm nuôi. 6) Yêu cầu đối với quảnlý thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học. 7) Yêu cầu đối với quảnlý ao nuôi. 8) Yêu cầu đối với quảnlý sức khỏe tôm nuôi. 9) Yêu cầu đối với quảnlý nước thải và chất thải. 10) Yêu cầu đối với thu hoạch vàbảoquản sản phẩm. 2.2. Cácbiệnpháp th ực hànhquảnlýnuôitốthơn(BMPs) đối với các vấn đề liên quan đến việc tổ chức sản xuất trong trangtrạivà liên kết với cộng đồng: 1) Yêu cầu vềquảnlývà tổ chức sản xuất trong trang trại. Việc sắp xếp lại các đơn nguyên/đơn vị sản xuất và tổ chức là hết sức cần thiết. Vì vậy, các tiêu chuẩn và yêu cầu trong việc sắp xếp l ại các đơn nguyên và tổ chức sản xuất trong trại sản xuất giống vàtrangtrạinuôi thương phẩm chủ yếu là: (1) Yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất của trang trại; (2) Yêu cầu đối với trang thiết bị, bảo trì vàquản trị trong trang trại; (3) Yêu cầu đối với việc sắp xếp hàng hóa trong kho chứa hàng; (4) Yêu cầu đối với quảnlý hồ sơ ghi chép; và (5) Yêu cầu đối với việc quảnlý nhân viên. 2) Yêu cầu đối với việc liên kết với cộng đồng địa phương. Hoạt động nuôi trồng thủy sản của trangtrại sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương xung quanh ở nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy cáctrang trại, trại sản xuất cần phải quan tâm đến việc quảnlý những ảnh hưởng/tác động này, phả i có kế hoạch và chương trình liên kết/hoạt động hỗ trợ để cộng đồng địa phương trở thành một đối tác hỗ trợ trangtrại trong quá trình sản suất. Trong qui phạm BMPs cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với cáctrangtrại trong việc liên kết với cộng đồng. 7 2.3. Cácbiệnphápthựchànhquảnlýnuôitốthơn(BMPs) đối với các vấn đề liên quan đến việc liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ của trang trại: Việc pháttriểnnuôicác đối tượng thủy sản nói chung vànuôitôm sú nói riêng thì vấn đề sử dụng các sản phẩm thuốc, hóa chất vàthức ăn trong suốt quá trình nuôi là một vấn đề rất quan trọng mà chúng ta cần phải quan tâm. Mặt khác, với yêu cầu sản phẩm đạ t chất lượng ngày càng caovà khắt khe của thị trường, đòi hỏi người sản xuất phải tạo ra sản phẩm với chất lượng caovà đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Do vậy, để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng đáp ứng theo nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và góp phần pháttriển bền vững nghề nuôitôm thì cần phải có sự liên kết ch ặt chẽ giữa cáctrại sản xuất giống vàtrangtrạinuôitôm thương phẩm với các nhà cung cấp dịch vụ (thuốc/hóa chất thú y thủy sản vàthức ăn) thông quacác hợp đồng kinh tế lâu dài. Sự liên kết giữa cáctrangtrạivà nhà cung cấp dịch vụ nhằm mục đích mang lại sự đa dạng về lợi nhuận, sản phẩm tạo ra đảm bảovề chất lượng và an toàn vệ sinh th ực phẩm, đồng thời hoạt động sản xuất đi theo hướng thân thiện với môi trường và có trách nhiệm với cộng đồng. Trong qui phạm BMPs cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với việc hợp tác của trangtrại với các đối tác là các nhà cung cấp dịch vụ, cụ thể: 1) Yêu cầu chung đối với việc hợp tác của các bên liên quan: đề cập đến các yêu cầu đối vớ i các bên liên quan trong việc hợp tác: (1) Yêu cầu đối với phía trại sản xuất giống vàtrangtrạinuôi thương phẩm; và (2) Yêu cầu đối với phía các nhà cung cấp dịch vụ. 2) Yêu cầu đối với các thủ tục ký kết hợp đồng: các yêu cầu đối với các bên liên quan trong việc hợp tác: (1) Yêu cầu về sản phẩm trong sự hợp tác; (2) Yêu cầu về việc vận chuyển/lưu giữ hàng hóa; (3) Yêu cầu đối với vi ệc ghi chép/lưu trữ hồ sơ sản phẩm giao dịch; (4) Yêu cầu đối với các văn bản ký kết hợp tác; và (5) Các thủ tục khiếu nại/phản hồi. IV. KẾT LUẬN Bản hướng dẫn BMPs được xây dựng với sự hợp tác của các bên liên quan (đặc biệt với sự tham gia của cáctrangtrại thí điểm) sẽ có tính thực tế và khả thi cao. Việc áp dụng qui phạm BMPs sẽ chỉ hiệu quả khi công tác giám sát và hỗ trợ được thực hiện tốtvà chặt chẽ. BMPs có thể được xem là mộtbiệnpháptốt cần thực hiện đồng bộ để đảm bảo sản xuất được sản phẩm tôm sú đạt chất lượng cả về khía cạnh kinh tế, chất lượng vệ sinh thực phẩm và khía cạnh xã hội (tránh được các mâu thuẫn xung khắc với cộng đồ ng và được xã hội chấp nhận). TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyen Vu Dung (2008). Achieving a Sustainable Future for Vietnamese Seafood Industry. Presentation in IIFET 2008 Vietnam: “Achieving a Sustainable Future: Managing Aquaculture, Fishing, Trade and Development - Nha Trang, Vietnam, July 22 - 25, 2008. 8 Trình Trung Phi, Phan Thanh Lâm, Đỗ Quang Tiền Vương, Nguyễn Duy Hòa, Phạm Bá Vũ Tùng, Nguyễn Văn Hảo (2007). Quy hoạch pháttriểnnuôitôm nước lợ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Báocáo KH, Viện NC NTTS 2, Tp.Hồ Chí Minh. . 1 MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ PHÁT TRIỂN CÁC BIỆN PHÁP THỰC HÀNH QUẢN LÝ NUÔI TỐT HƠN (BMPs) CHO CÁC TRANG TRẠI NUÔI TÔM THÂM CANH VÀ BÁN THÂM CANH KHU VỰC NAM BỘ Đoàn Văn Bảy 1 ,. qui hoạch phát triển ngành nuôi tôm nước lợ. Phát triển các biện pháp thực hành quản lý nuôi tốt hơn (BMPs) cho các trang trại nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh khu vực Nam Bộ nhằm “Áp. Patrick Sorgeloos 2 TÓM TẮT Phát triển các biện pháp thực hành quản lý nuôi tốt hơn (BMPs) cho các trang trại nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh khu vực Nam Bộ , với mục đích “Áp dụng BMPs