Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học môn Toán/Dự đoán Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, thực nghiệm, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn Ví dụ 1: Hình thành quy tắc cộng hai số nguyên kh
Trang 1Tạo tình huống có vấn đề trong dạy
học môn Toán/Dự đoán
Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, thực nghiệm, thực hành hoặc hoạt
động thực tiễn
Ví dụ 1:
Hình thành quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
Một em bé đang đứng ở khoảng giữa của một cầu thang Nếu quy ước lên 2 bậc viết là +2, xuống 3 bậc viết là -3 Hãy nêu nhận xét về số bậc lên xuống của em bé trong các trường hợp sau:
1 Lên 2 bậc rồi lên tiếp 3 bậc
2 Xuống 2 bậc rồi xuống tiếp 3 bậc
3 Lên 2 bậc rồi xuống 2 bậc
4 Lên 2 bậc rồi xuống 3 bậc
Từ đó dẫn đến việc phát hiện ra quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
Ví dụ 2:
Hình thành khái niệm bằng nhau
Khi dạy bài ”Bằng nhau, dấu =”,
Vào lớp GV có thể hỏi: các con cho cô biết 1 kg sắt (hoặc sách) và
1 kg bông (gòn) bên nào nặng hơn?
HS có thể trả lời như sau:
1 Sắt (sách) nặng hơn, trường hợp này GV cho HS dùng hai tay cầm
2 vật và so sánh để đi đến kết luận 1 kg sắt (sách) = 1 kg bông
2 Bông gòn nhiều hơn, trường hợp này GV giải thích cho HS về khái
niệm nặng chứ không phải là nhiều và tiếp tục cho trẻ tự cân bằng
tay để đi đến kết luận
Trang 23 Bằng nhau, trường hợp này GV phải hỏi vì sao, để xem HS có hiểu đúng bản chất vấn đề không
Ví dụ 3:
Hình thành bảng cộng phạm vi 7
Trong một lớp học, khi dạy bài cộng trong phạm vi 7 GV có thể cho mỗi nhóm học sinh dùng hai cái ”xúc sắc” Một cái HS dùng để quay, một cái dùng để chọn (mặt có dấu chấm cho phù hợp) Khi mặt ”xúc sắc” hiện lên một chấm (.) thì HS tìm ở ”xúc sắc” còn lại mặt 6 chấm để chung vào rồi viết 1 + 6 = 7 Và cứ tuần tự như thế, HS tự thiết kế bảng cộng trong phạm vi 7 chứ không phải GV thuyết giảng cho cả lớp GV chỉ điều chỉnh khi cần thiết hoặc hướng dẫn riêng cho một HS chậm hơn các bạn Ở lớp này HS là chủ thể tạo ra tri thức trên cơ sở tự tin, hứng thú khi tự mình tìm cách giải quyết tình huống
Ví dụ 4:
Hình thành quy tắc chuyển vế
Quan sát lời giải sau:
Từ x — 2 = - 3 ta được x = -3 + 2
Từ x + 4 = 3 ta được x = 3 — 4
GV: "nhận xét gì về dấu của một số hạng khi chuyển số hạng đó từ
vế này sang vế kia của đẳng thức?"
HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi… "phải đổi dấu số hạng đó: dấu + thành dấu – và dấu – thành dấu +."
GV: "đó chính là nội dung của quy tắc chuyển vế."
Ví dụ 5:
Dạy học định lí Cosin[1]
Trang 3Cũng có thể gợi vấn đề từ thực tiễn: Để đo khoảng cách giữa hai điểm B,
C mà không thể đo trực tiếp được (vì cách sông, cách rừng, ) thì làm thế nào?