1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác thi hành án dân sự và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh quảng ninh

100 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Công Tác Thi Hành Án Dân Sự Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quá Của Công Tác Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Hoàng Đức Nam
Người hướng dẫn GS.TS Nguyễn Thị Mơ
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 37,94 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỊ HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ CỦA CÔNG TÁC THỊ

HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TÍNH QUẢNG NINH

Ngành: Luật Kinh tế

HOÀNG ĐỨC NAM

Hà Nội - 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỊ HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ CỦA CÔNG TÁC THỊ

HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TÍNH QUẢNG NINH

Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107

Học viên cao học : Hoàng Đức Nam

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thị Mơ

Hà Nội - 2019

Trang 3

tôi Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn có trích nguồn rõ ràng, đầy đủ, các kết quả nghiên cứu là xác thực và trung thực của tác giả

Tác giả luận văn

Trang 4

LOI CAM ON

Tôi xin bày tỏ lòng biết on trân thành nhất tới sự hướng dẫn hết sức nhiệt

tình của GS TS Nguyễn Thị Mơ, trường Đại học Ngoại thương

Tôi cũng xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ, giảng viên của Cơ sở Quảng Ninh, Khoa Luật, Khoa sau đại học của Nhà trường, về sự tận tình, tận tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn

Do thời gian và trình độ còn hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự góp ý

của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn

Trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC 082980507 ~ ÔÔ,,ÔỎ i 09199 00007.= .) ii DJ 0):000970102757 - đH H)HH , vii TOM TAT KET QUA NGHIEN CUU CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ viii 0/6670 .,ÔỎ 1

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE THI HANH AN DAN SU VÀ PHÁP LUẬT VÈẺ THỊ HÀNH ÁN DÂN SỰ -2- 22s ©cs<cceseccssee 7

1.1 Khái niệm, đặc điểm và nội dung của thi hành án dân sự 7 1.1.1.Khái niệm về thỉ hành án đdâH Sự -=c-e<ccs©csscceeccsecesccsee 7 1.1.2 Đặc điểm của thi hành án dân Sựự - 2-2-2 ©cs<cssecssecsecce 10 1.1.3 Nội dung của thỉ hành úH (ỦÑH S <-<=<<=<==<eseseesessese 12

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thi hành án dân sự 16

1.2 Khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật về thi hành án dân sự 23 1.2.1 Khái niệm pháp luật về thi hành án dâm Sựự -. -« 23

25

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật về thi hành án dân sự

1.2.3 Nội dung của pháp luật thỉ hành án dân sự ST

CHUONG 2: THUC TRANG CONG TAC THI HANH AN DAN SU’ TREN DIA BAN TINH QUANG NINH vesssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessssssssesss 33

2.1 Một số nét về tinh Quang Ninh 2.1.1.Về điều kiện tự nhiên 2.1.2 Về phát triển kinh tế

2.1.3 Về văn hóa - xã hội -e-ccscccsccsecce 35

2.1.4 Công tác thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh 35

2.2 Thực trạng công tác tổ chức việc thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh37 2.2.1 Thực trạng về cơ cấu tổ chức và hiện trạng đội ngũ cán bộ của cơ

quan thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh

Trang 6

2.2.3 Các kết quả cụ thể trong tô chức việc thỉ hành án dân sự tại tỉnh

QUANG NINN 00 —.— 40 2.2.4 Nhận xét về thực trạng công tác tổ chức việc thỉ hành án dân sự tại tỉnh QUANG ÌNÏHÌ, 5- << =< << << si HT HH Hi nh ng 43 2.3 Thực trạng hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh 44 2.3.1 Ti iép tục gia tăng các vụ việc bị cưỡng chế thỉ hành án dân sự tại tỉnh QUANG NINN 00 —.— 44 2.3.2 Nguyên nhân của việc gia tăng sự cưỡng chế thi hành án dân sự tại tỉnh QUANG ÌNÏHÌ, 5- << =< << << si HT HH Hi nh ng 46 2.4 Thực trạng hoạt động miễn, giảm thi hanh án dân sự tại tỉnh Quảng QUANG NINN 00 —.— 48 2.5 Thực trạng hoạt động hoãn thi hành án dân sự tại địa bàn tỉnh Quảng TNnhh << chọn THỌ HH HH HH HH 0000000000000 040060400118 49 2.5.1 Các trường hợp được hoãn thì hành án dân sự tại địa bàn Quảng ĂÌHH, << Tnhh HH HH HH TH nh The 49 2.5.2 Kết quả hoạt động hoãn thi hành án dân sự tại tinh Quang Ninh 50 2.6 Nhận xét chung về thực trạng thỉ hành án dân sự ở tỉnh Quảng Ninh .51

2.6.1 Một số khó khăn, hạn ChẾ 2-2 ©ce<©cse©sserseresereerrssrrscrcee 51 2.6.2 Một số bắt cập trong thực hiện quy định của pháp luật về thi hanh an

(ÏẾÌ H1 SV << 5< Ă << Họ HH 00 54 2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế, bắt cập -. -« «- 3

CHUONG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUAT VE THI HANH ÁN DAN SU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUA CUA CONG TAC THI HANH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH . << 63

3.1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự 63

Trang 7

3.1.3 Sửa doi bỗ sung các quy định về trình tự, thủ tục thỉ hành quyết định giám đốc tHHẪHI 22-©e<©©s<€+ee€E2e€E+e€ExecEveErxeeEreerrrecrrrrrerrrerrrrecree 66 3.1.4 Bỗ sung các quy định về thỉ hành án dân sự đối với các bản án liên

quan dé tài sản hình thnh trong tng èai 5< ôccs<âcseeccs<e 67 3.1.5 Bồ sung, sửa đổi cách diễn đạt một số điều luật theo hướng cụ thể

hơn, Chỉ tÏẾt ÏiƠ -cs<©cceeEECeeeEE+eetErtetEtrketkrrettrkertrrkerrrrerrrrerrrreerrre 68

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trên địa ban tỉnh Quảng ïNinh = << << << vn ng 0m 69 3.2.1 Nhóm giải pháp đỗi với cơ quan thi hành án dân sự 69 3.2.2 Các giải pháp đối với cán bộ thi hành án dân sự' - 73 944.07) 00., 77

1 000/.00757 7 - A ,ÔỎ 83

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT | Ký hiệu viết tắt Nội dung viết tắt 1 TA Toa an

2 TAND Toa an nhan dan

3 NCKH Nghiên cứu khoa hoc

4 XHCN Xã hội chủ nghĩa 5 DS Dan su

6 THADS Thi hanh an dan su

7 HDND Hội đông nhân dân § UBND Uỷ ban nhân dân

9 BLDS Bộ luật dân sự

10 BLTTDS Bộ luật tô tụng dân sự lãi LTHADS Luật thi hành án dân sự

Trang 9

DANH MUC BANG

Bang 2.1: Kết quả thi hành án dân sự về việc từ năm 2014-2018 41

Bảng 2.2: Kết quả thi hành án dân sự về tiền từ năm 2014-2018 42

Bảng 2.3 Số liệu về vụ việc phải cưỡng chế thi hành án dân sự từ tháng

Trang 10

TOM TAT KET QUA NGHIEN CUU CUA LUAN VAN THAC Si

Đề tại luận văn: “Thực trạng công tác thi hành án dân sự và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”

1 Kết quả đạt được của Luận văn

- Luận văn đã phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến các quy

định của pháp luật về thi hành án dân sự như: khái niệm và đặc điểm của thi hành

án dân sự;nội dung của thi hành án dân sự; các yếu tố ảnh hưởng đến thi hành án dân sự; khái niệm và đặc điểm của pháp luật thi hành án dân sự;

- Luận văn đã phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của pháp luật về thi

hành án dân sự, bào gồm: (¡) Tổ chức việc thi hành án dan su; (ii) Cudng ché thi hành

án dân sự; (1i) Miễn, giảm thi hành án dân su; (iv) Hoãn thi hành án dân sự;

- Luận văn đã phân tích và làm rõ thực tiễn thực thi pháp luật về thi hành án

dân sự trên dia ban tinh Quang Ninh; chỉ ra những bắt cập của pháp luật và những vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về thi hành án dân sự;

- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực thi pháp luật về thi hành án dân sự trên dia ban tinh Quang Ninh

2 Khả năng ứng dụng thực tiễn của Luận van

- Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, don vi, tổ chức trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về

công tác thi hành án dân sự

- Luận văn là tài liệu có tính ứng dụng trong công tác thi hành án dân sự trên

địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cũng là tài liệu tham khảo cho các cơ quan

trung ương nói chung trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác thi hành

Trang 11

Thi hành án dân sự (THADS) là hoạt động làm cho các bản án, quyết định đã

có hiệu lực pháp luật của Tòa án (TA) được thực hiện Nếu như kết quả của hoạt

động xét xử là đưa ra các phán quyết trên cơ sở áp dụng các điều luật cụ thê thì kết quả của hoạt động thi hành án là làm cho các phán quyết đó được thực hiện trên

thực tế Do vậy, thi hành án nói chung và thị hành án dân sự nói riêng có vai trò

quan trọng trong hoạt động tư pháp và đặc biệt là trong quá trình giải quyết vụ án

Bản án, quyết định của TA chỉ thực sự có giá trị khi được thị hành trên thực tế Hoạt

động thi hành án là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bản án, quyết định của TA được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ôn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước Để khẳng định tầm quan trọng của hoạt động thi hành án, Điều 106

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân

có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng: cơ quan, tổ

chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.”

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thi hành án và yêu cầu cải cách tư pháp, hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm đáp ứng cho công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực Đảng và Nhà nước ta chủ trương

Đề thực thi Hiến pháp năm 1993, Pháp lệnh THADS được ban hành và được

sửa đổi năm 2004; sau đó 4 năm, Luật THADS năm 2008 lần đầu tiên ra đời nhằm

điều chỉnh các vấn đề liên quan đến THADS Cùng với đó, Quốc hội thông qua

Nghị quyết số 24/2008/QH12 về việc thi hành Luật THADS, theo đó Luật THADS

có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 Sau một thời gian áp dụng Luật THADS 2008, nhận thức được tầm quan trọng của công tác THADS và yêu cầu cải cách tư pháp, hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm đáp ứng cho công cuộc hội

nhập quốc tế và khu vực, Quốc Hội tiếp tục ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một 36

Trang 12

triển khai và hoạt động bước đầu có hiệu quả

Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác THADS hiện vẫn đang gặp khó khăn với

nhiều vấn đề còn tồn tại, quy định của pháp luật chưa cụ thé và mang tính bao quát; nghiệp vụ của cán bộ và Chấp hành viên thi hành án còn hạn chế: hiệu quả công tác THADS chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và sự quan tâm của Đảng,

Nhà nước và nhân dân; hoạt động thi hành án chưa triệt đề, không thật sự bảo đảm

được tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật Tình trạng này tồn tại trên phạm vi cả nước, trong đó thé hiện khá rõ nét ở tinh Quang Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh có diện tích đất rộng, dân số đông, số lượng các bản án phải được thi hành hàng năm tương đối lớn Trong thực tế những năm qua, công tác thi hành án dân sự ở Quảng Ninh đã đạt được những kết quả nhất định: Nhiều vụ

việc phức tạp, tồn đọng lâu năm đã được tô chức thi hành dứt điểm; một số bản án lớn, có tính chất phức tạp, có ảnh hưởng lớn về kinh tế, trật tự an toàn xã hội cũng đã được chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo Kết quả đạt được nói trên phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành tư pháp nói chung, cũng như đội ngũ cán bộ THADS nói riêng, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương: sự phối hợp chặt chẽ của các ngành hữu quan trong công tác THADS

của tỉnh Quảng Ninh

Mặc dù vậy, công tác THADS ở Quảng Ninh vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới Lượng án tồn đọng qua

các năm còn lớn Nhiều bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực pháp luật

nhưng chưa được tổ chức thi hành Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân liên quan đến quy định pháp luật, nguyên nhân liên quan

đến việc tổ chức thực hiện việc THADS, nguyên nhân đến ý thức pháp luật của

Trang 13

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm dé tài cho Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Những năm gần đây, trước những đòi hỏi khách quan của công tácTHADS, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề nay, cu thé:

Năm 1998, Cục quản lý thị hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp đã chủ trì thực

hiện đề tài NCKH cấp Bộ với đề tài: “Mô hình quản lý thông nhất công tác thi hành án” (mã số 96-98-207/ĐT) Trong 13 chuyên đề nghiên cứu, đề tài đã trình bày các

vấn đề như lịch sử hình thành và phát triển của công tác thi hành án, pháp luật thi

hành án và thực trạng công tác thi hành án trong các lĩnh vực như hình sự, dân sự -

kinh tế Đây có thể coi là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về công tác

thi hành án tại Việt Nam Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài này là van đề

thi hành án nói chung, nên việc đánh giá thực trạng pháp luật THADS chưa được phân tích sâu Ngoài ra, đề tài cũng không phân tích công tác thi hành án dân sự ở tỉnh Quảng Ninh

Đề tài NCKH cấp Nhà nước: “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đối

mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới” do Viện

nghiên cứu khoa học pháp lí thuộc Bộ Tư pháp chủ trì (được nghiệm thu năm

2003) Dé tài đã phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động thi hành

án, thực trang tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự tại Việt Nam cũng như đề

xuất một số kiến nghị đối với việc đổi mới tô chức và hoạt động thi hành án tại Việt

Nam Song đề tài này cũng chưa có những giải pháp cụ thể cho công tác THADS Đặc biệt là thời gian thực hiện đề tài này đã từ rất lâu, không liên quan đến thực trạng THADS tại Quảng Ninh

Năm 2015, tác giả Hoàng Thế Anh bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ Luật

học tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài "Giám sát thi hành án dân

Trang 14

Nam 2016, tác giả Nguyễn Thị Mai trong Luận văn Thạc sĩ Luật học bảo vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội về “Thực trạng thi hành án dân sự tại tỉnh

Ninh Bình "đã khái quát một số vẫn đề lý luận về thi hành án dân sự ở Việt Nam,

thực trạng thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình và phương hướng, giải pháp nâng

cao chất lượng thi hành án dân sự tại tỉnh Ninh Bình

Ngoài ra, có thể kế đến một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học như: “Những vướng mắc từ thực tiễn thì hành Luật Thi hành án dân sự”, của Nguyễn

Thị Khanh(Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 05/2010); “Công fác cán bộ thi hành

án dân sự - Một số vấn đề từ thực tiễn” của Đinh Duy Bằng(Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 09/2010); “Vướng mắc trong hoạt động thi hành án dân sự” của Ngọc

Biên(Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 09/2011); “Một số khó khăn sau hai năm áp

dụng Luật Thi hành án dân sự” của Lac Phong(Tap chi Dan chu và Pháp luật, số

02/2012); “Nguyên nhân của tình trạng án dân sự tơn đọng” của Hồng Thế Anh(Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 06/2012) Các công trình nêu trên đã nghiên

cứu về thi hành án đân sự ở những góc độ, khía cạnh và mức độ khác nhau Các

công trình nghiên cứu trên cũng đã phân tích những vấn đề chung về THADS cũng như thực trạng THADS ở Việt Nam nói chung và ở một số địa phương

Tuy nhiên, chưa có Luận văn Thạc sĩ Luật học nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực tiễn về công tác thi hành án dân sự ở tỉnh Quảng Ninh và đặc biệt sau

khi Luật sửa đổi bổ sung Luật THADS năm 2014 được ban hành Đây là Luận văn

Thạc sĩ Luật học đầu tiên nghiên cứu thực trạng công tác THADS và giải pháp nâng

cao hiệu quả của công tác THADS tại tỉnh Quảng Ninh 3, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 15

3.2 NIiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau

đây:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về thi hành án dân sự, như khái niệm, đặc

điểm, bản chất và nội dung của THADS và pháp luật về THADS

- Phân tích những bắt cập của pháp luật về thi hành án dân sự

- Đánh giá thực trạng về công tác THADS ở tỉnh Quảng Ninh và chỉ ra những kết quả, yếu kém và nguyên nhân của những yếu kém trong hoạt động THADS tại tỉnh Quảng Ninh

- Đề xuất các giải pháp sửa đôi, bổ sung pháp luật về THADS và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Nnh trong thời gian tới

4, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề liên quan đến THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm các quy định của pháp luật về THADS và thực tiễn thực thi pháp luật về THADS tại tỉnh Quang Ninh

4.2 Pham vỉ nghiên cứu

- Phạm vi về thời gian: Phạm vị nghiên cứu về mặt thời gian của Luận văn là giai đoạn từ năm 2008 — năm ban hành Luật THADS đầu tiên của Việt Nam cho

đến nay Khi đề xuất giải pháp, luận văn đề xuất giải pháp tăng cường công tác

THADS tai Quang Ninh từ nay cho đến năm 2020 và xa hơn là đến năm 2023 - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác thi hành án đân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Phạm vi về nội dung: Thi hành án dân sự là hoạt động bao gồm nhiều quy

Trang 16

THADS; (4) Công tác miễn giảm THADS 5, Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương

pháp tổng hợp Ngoài ra, vì là Luận văn thạc sĩ Luật học, luận văn còn sử dụng

phương pháp so sánh luật học để phân tích các quy phạm pháp luật nhằm chỉ ra những tiến bộ của pháp luật Việt Nam về THADS Các phương pháp này được sử

dụng cụ thé, xuyén suốt trong toàn bộ luận văn, trong đó:

Chương 1 của luận văn sử dụng phương pháp hệ thống hóa và phương pháp phân tích nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến THADS và pháp luật về THADS.Cũng trong Chương 1, phương pháp so sánh Luật học cũng được sử dụng để

chỉ ra những thay đổi, những tiến bộ của pháp luật Việt Nam về thi hành án dân sự

Trong Chương 2, luận văn sử dụng phương pháp phân tích và thống kê nhằm

đánh giá thực trạng công tác thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh, đồng thời phân tích các thông tin và các số liệu về THADS tại tỉnh Quảng Ninh để chỉ ra những kết

quả và bắt cập

Chương 3 sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm luận giải cho các giải pháp được đề xuất trong Luận văn

6, Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của

luận văn gồm 3 chương:

Chương I1: Một số vấn đề lý luận về thi hành án dân sự và pháp luật về thi

hành án dân sự

Trang 17

1.1 Khái niệm, đặc điểm và nội dung của thi hành án dân sự

1.1.1.Khái niệm về thỉ hành án dân sự

Xét trong mối quan hệ với quyền lập pháp và quyền hành pháp thì quyền tư pháp thực hiện xoay quanh trục của hoạt động xét xử, là quá trình đi tìm chân lý để áp dụng công lý và phán quyết của sự công bằng theo quy định của pháp luật Toàn

bộ hoạt động điều tra, truy tố và các hoạt động bổ trợ tư pháp khác đều nhằm mục

đích phục vụ công tác xét xử để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và của công dân Song, quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án mới chỉ là những giai đoạn đầu của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của đương sự Kết thúc giai đoạn xét xử, TA đưa ra những phán quyết về nội dung

vụ án, về người vi phạm pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của các bên Bản án của TA thê hiện quyền lực tối cao của Nhà nước trong việc quản lý xã hội, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các chủ thê khác, đảm bảo trật tự xã hội Chỉ khi những phán quyết, quyết định, bản án của TA được thực thi trên thực tế, thì quyền tư pháp của Nhà nước mới được thực hiện một cách trọn vẹn,

công lý mới trở thành hiện thực và trật tự pháp luật mới thực sự được bảo vệ Chính

vì vậy, Điều 106 Hiến pháp 2013 quy định: “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.Đây cũng chính là nguyên tắc mang tính chỉ đạo, xuyên suốt trong mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước Dé bảo đảm tính thượng tôn của pháp luật, đặc biệt trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân,

dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có thé noi, vấn đề đám bảo hiệu lực

bản án, quyết định của TA là yêu cầu tất yếu khách quan trong hoạt động Nhà nước,

là nguyên tắc hiến định chỉ đạo toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành án của nước

ta từ nhiều năm nay Suốt từ năm 1945 tới nay, công tác THADS luôn được coi là

Trang 18

thi hành án có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc nhiều việc vì

lợi ích của người được thi hành án Việc thi hành bản án, quyết định của TA là một giai đoạn độc lập, tiếp theo sau giai đoạn xét xử Theo luật THADS năm 2008 (sửa

đổi bỗ sung năm 2014), đối với hoạt động THADS, các nghĩa vụ phải thi hành liên

quan đến tiền và tài sản — phần “dân sự” trong các bản án, quyết định có hiệu lực

pháp luật

Hiện nay, vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau khi nói về THADS Do

vậy, khái niệm THADS vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất

Quan điểm thứ nhất cho rằng, THADS là một hoạt động tư pháp độc lập với

hoạt động tố tụng dân sự (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2007, tr.11) Theo quan điểm này thì có xét xử sẽ phải có thi hành án Thi hành án chính là việc củng cố kết

quả của công tác xét xử, đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của TA

nên thi hành án là giai đoạn độc lập với hoạt động tố tụng Vì vậy, THADS cũng là

một hoạt động chấp hành nhưng là chấp hành bản án, quyết định dân sự của TA

Quan điểm thứ hai cho rằng: THADS là một thủ tục hành chính Theo đó,

quá trình tố tụng chỉ do TA thực hiện(Nguyễn Quang Khải, 2005, tr 43) Tố tụng là quá trình tiến hành giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật; quá trình này sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn, song các giai đoạn ấy lại có mối liên hệ mật thiết với nhau trong một thể thống nhất chung và xét xử là giai đoạn cuối cùng của quá

trình tố tụng Vì vậy, bản án, quyết định chính là kết quả đánh dấu sự kết thúc của

quá trình tố tụng đó

Quan điểm thứ ba lại cho rằng: THADS là một thủ tục hành chính — tư pháp

(Lê Minh Tâm, 2001, tr.22) Tác giả này cho rằng vì THADS có mục đích và bản

chất khác với mục đích và bản chất của tố tụng Mục đích của tố tụng DS 1a xac định chứng cứ để lập lại trạng thái ban đầu của sự việc Với mục đích đó, toàn bộ quá trình tố tụng DS được diễn ra theo một quá trình hết sức chặt chẽ và khi có

Trang 19

Nhà nước bắt buộc thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế Về bản chất, THADS là

dạng hoạt động chấp hành, quản lý và tiến hành theo phương pháp hành chính Vì vậy, THADS phải thuộc chức năng của quyền hành pháp Tuy nhiên, THADS cũng là một dạng hoạt động tư pháp vì căn cứ đề thi hành án là các bản án, quyết định của TA Hơn nữa, THADS còn được thực hiện bởi các cơ quan tư pháp (theo nghĩa rộng) Do đó,

THADS cần được hiểu là một thủ tục hành chính - tư pháp

Các quan điểm trên xuất phát từ những lý do khác nhau và đều có tính hợp

ly Tuy nhiên, tác giả ủng hộ quan điểm thứ nhất, theo đó cho rằng, THADS là một

hoạt động tư pháp, độc lập với hoạt động tố tụng dân sự Bởi lẽ, thi hành án cũng có những đặc điểm đặc trưng của hoạt động tố tụng dân sự, như là hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự vì thông qua thi hành án dân sự, các tô chức, cá nhân có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó và thực hiện các nghĩa

vụ của mình theo đúng quyết định của TA Nhờ đó mà quyên và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm phạm được khôi phục, đảm bảo thực hiện mục đích của tố tụng DS là bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công

dân Bên cạnh đó, THADS còn mang tính độc lập, để đảm bảo việc tổ chức thi hành đúng đắn các bản án, quyết định của TA thì trong quá trình thi hành án các cơ quan THADS và những người chịu trách nhiệm tổ chức thi hành án phải được độc lập với

các cơ quan, tô chức và cá nhân khác Hơn nữa, TA chỉ là một trong những cơ quan

tư pháp mà không phải là cơ quan tư pháp duy nhất nên không thể coi THADS là

một dạng của hoạt động hành chính vì THADS không do TA tổ chức thực hiện

Từ những phân tích trên đây, tác giả cho rằng: 7Ù¿ hành án dân sự là hoạt

động của cơ quan thỉ hành án và của các chủ thể khác theo trình tự, thủ tục nhất

định nhằm tổ chức thực hiện thì hành án bản án, quyết định theo quy định của pháp

luật về thi hành án dân sự

Trang 20

được giải quyết xong thì quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân mới được đảm bảo, phán quyết của TA mới được thực thi trong thực tiễn đời sống Nếu như bản án, quyết định của TA có hiệu lực pháp luật mà

không được thi hành hoặc thi hành không nghiêm chỉnh đồng nghĩa với việc trật tự

kỉ cương xã hội bị vi phạm, quyền lực Nhà nước bị xem thường

Để đảm bảo thi hành các bản án, quyết định về “dân sự” nhằm khôi phục lại tình

trạng ban đầu về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, pháp luật quy định cơ quan THADS là cơ quan có thâm quyền tổ chức thi hành và Chấp hành viên là người có thâm quyền tổ chức công tác thi hành án Trong quá trình thi hành án, Chấp hành viên

và cơ quan THADS phải thực hiện đúng các trình tự, thủ tục pháp luật quy định, đồng thời đảm bảo quyền tự định đoạt và thỏa thuận của các đương sự

1.1.2 Đặc điểm của thi hành án dân sự

Thị hành án dân sự có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, THADS là một hoạt động diễn ra sau quá trình xét xử của TA Các bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật là cơ sở để tiến hành các hoạt

động THADS Do đó, có thể khăng định rằng, không có kết quả của hoạt động xét xử thì không thê có hoạt động THADS Song, THADS là một dạng hoạt động tư pháp, mà không phải là hoạt động tổ tụng DS, bởi lẽ xét về mặt bản chất của vấn đề,

THAD§S hồn tồn khác với tố tụng DS Bản chất và mục đích của tố tụng DS là xác

định sự thật của các vụ việc dé trên cơ sở đó giải quyết từng trường hợp theo đúng

các quy định của pháp luật Toàn bộ quá trình tố tụng DS diễn ra theo một trình tự

hết sức chặt chẽ, tuân thủ các nguyên tắc bình đăng, công khai, dân chủ, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng Khi có phán quyết của TA,

nghĩa là khi sự thật đã được khẳng định và việc áp dụng pháp luật đã hoàn thành thì

quá trình tố tụng kết thúc Nếu hình dung bằng hình ảnh thì có thê nói rằng, tố tụng

DS là quá trình đi tìm chân lý để áp dụng công lý (pháp luật), còn THADS là quá

trình thực thi chân lý bằng công lý

Thứ hai,THADS là hoạt động có tính chấp hành, vì THADS chỉ được tiến

Trang 21

của TA Tuy vậy, tính chấp hành trong THADS có những nét đặc thù riêng, bởi lẽ đây là hoạt động chủ yếu do cơ quan tư pháp (hiểu theo nghĩa rộng) thực hiện Mặt khác, cơ sở để tiến hành các hoạt động THADS bao gồm các quy định của pháp luật và các bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật Hơn nữa, mục đích cuối cùng của hoạt động THADS là đảm bảo cho các nội dung của các bản án, quyết

định của TA đã có hiệu lực pháp luật được thực thi mà không phải là ra các văn bản

áp dụng pháp luật hoặc các quyết định có tính chất điều hành như trong hoạt động của các cơ quan hành chính

Thứ ba,THADS là hoạt động có tính quản lý, bởi THADS đòi hỏi các yếu tố kế hoạch, tổ chức, đôn đốc, kiểm tra, xử lý nhằm tác động tới các đối tượng phải

thi hành án để họ tự nguyện thi hành hoặc áp dụng các biện pháp buộc họ phải thị

hành nghĩa vụ đã được xác định trong các bản án, quyết định của TA Qua đó, giáo dục họ và những người xung quanh về ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi ích

tập thể và cá nhân, tôn trọng trật tự, kỷ cương, lý luật Nhà nước và đoàn thể Trong trường hợp nay, tinh chất quản lý cũng có những đặc trưng riêng về chu thé,

đối tượng và khách thê quản lý, phạm vi và phương pháp quản lý

Thứ tư ,các biện pháp THADS mang tính mệnh lệnh Cụ thể, mặc dù các

phương pháp giáo dục, thuyết phục có vai trò hết sức cần thiết, nhưng phương pháp

mệnh lệnh, bắt buộc thi hành lại có tính chất đặc trưng Ngay cả việc tự nguyện thi

hành của người phải THADS cũng dựa trên cơ sở họ nhận thức được tính bắt buộc

và sự cưỡng chế trong việc các cơ quan THADS thực thi bản án, quyết định của TA

đã có hiệu lực pháp luật

Thứ năm, THADS đòi hỏi phải có sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan

Do vậy, THADS không chỉ là hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đơn thuần mà còn

có ý nghĩa chính trị, xã hội rộng lớn, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều cấp,

ngành, cơ quan khác nhau

Xuất phát từ những đặc điểm trên đây, có thể hiểu vì sao nói bản chất của

Trang 22

quy định, nhằm buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện các nghĩa vụ theo bản án, quyết định của TA

1.1.3 Nội dung của thỉ hành án dân sự

1.1.3.1 Tổ chức thực hiện việc thi hành án dân sự

Tổ chức thực hiện việc THADS là tổ chức việc thực hiện quyết định THADS

của Thủ trưởng cơ quan THADS theo quy định của pháp luật về THADS Sau khi kết thúc quá trình giải quyết các tranh chấp về dân sự, TA ra các bản án, quyết định, trong đó xác định các quan hệ pháp lý, sự kiện pháp lý, buộc người phải thi hành án

có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc nhiều việc vì lợi ích của

người được thi hành án Trên cơ sở bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật do TA chuyển giao hoặc đơn yêu cầu thi hành án của đương sự, cơ quan THADS quyết

định thi hành án và thụ lý, tổ chức việc thi hành án Thủ tục này độc lập với các thủ tục khác trong việc giải quyết vụ án hoặc vụ kiện trọng tài Việc THADS là quá

trình diễn ra sau quá trình xét xử của TA, còn bản án, quyết định đã có hiệu lực là

cơ sở đề tiến hành thực hiện các thủ tục thi hành án Như vậy, việc thi hành bản án,

quyết định của TA là một giai đoạn độc lập, tiếp theo sau giai đoạn xét xử

Tổ chức thực hiện việc THADS bao gồm việc THADS có điều kiện thi hành

và việc THADS chưa có điều kiện thi hành Căn cứ để phân loại việc thi hành án có

điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành chính là các điều kiện để thi hành

án Thông qua hoạt động xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ tập trung thời gian, nhân lực, chi phí cho những việc thị hành

án có điều kiện thi hành; đồng thời tiết kiệm công sức, tiền bạc dành cho các việc

thi hành án chưa có điều kiện thi hành Do đó, có thể nói, việc xác định và phân loại

việc tô chức thực hiện THADS có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công

tác THADS, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác THADS; giảm án tồn đọng, đồng thời giảm áp lực đối với cơ quan THADS

1.1.3.2 Cưỡng chế thi hành án dân sự

Trang 23

chế gắn liền với hoạt động quản lý Nhà nước và là phương pháp thường xuyên được áp dụng trong quản lý Nhà nước, trong đó có quản lý THADS Khoản 2 Điều 9 Luật THADS năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) quy định: “Người phải thì hành án

có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thì hành án

theo quy định của Luật này ” Như vậy, người phải thi hành án phải tự nguyện thi

hành án khi có điều kiện, nếu không tự nguyện thì chủ thể có thẩm quyền thi hành

án sẽ ra quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế

Vì vậy, có thể hiểu cưỡng chế THADS là biện pháp cưỡng chế của cơ quan thi hành án do chủ thể có thâm quyền quyết định, bắt buộc đương sự phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật Hiệu quả hoạt động cưỡng chế THADS ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác thi hành án Do vậy, cưỡng chế THADS được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành trong thời hạn do Chấp hành viên ấn định, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tấu tán, hủy hoại tài sản Cưỡng chế THADS là biện pháp nghiêm khắc nhất dành cho người phải THADS, do đó, Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án không được áp dụng một cách tùy tiện mà phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định Những nguyên tắc đó bao gồm:

Thứ nhất, chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định, các biện pháp đó bao gồm: (1) Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thị hành án (2) Trừ vào thu nhập của người phải THADS (3) Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, ké ca tai san dang do người thứ ba chiếm giữ (4) Khai thác tài sản của người phải thi hành án (5) Buộc chuyển giao vật, chuyên giao quyền tài sản, giấy tờ (6) Buộc người phải thi hành án thực hiện

hoặc không được thực hiện công việc nhất định

Thứ hai, chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS sau khi đã hết thời

hạn tự nguyện thi hành án, trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có

hành vi tâu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ thi hành án Theo đó, thời

Trang 24

cơ quan THADS không tô chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong

thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án Quy định này xuất phát từ

mục đích nhân đạo của Nhà nước đối với người phải THADS

Thứ ba, chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế THADS Việc tổ chức cưỡng chế phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết khác Chấp hành viên phải ước tính giá trị tài sản để làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều so với nghĩa vụ

phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia sẽ làm

giảm đáng kê giá trị của tài sản thi Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án

Thứ t, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào bản án, quyết định và từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thê trong quá trình tiến hành công tác thi hành

án dân sự Nguyên tắc này đòi hỏi rất cao về mặt chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh

nghề nghiệp, đạo đức của Chấp hành viên Vì việc tổ chức cưỡng chế THADS có

thuận lợi hay không, an tồn hay khơng và có ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bản xảy ra việc cưỡng chế hay không tùy thuộc vào việc có áp dụng thống nhất nguyên tắc này trên thực tế hay không Thực

tiễn cho thấy, đối với những vụ việc có giá trị lớn, người phải THADS hầu như

không tự nguyện thi hành, buộc cơ quan THADS phải tô chức cưỡng chế theo quy định của pháp luật, song nếu tô chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành án không đúng, không thành công sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với xã hội

1.1.3.3 Hoãn thi hành án dân sự

Về nguyên tắc, khi bản án, quyết định của TA có hiệu lực pháp luật thì tổ

chức, cá nhân được thi hành án có thê làm đơn yêu cầu Cơ quan THADS thi hành án Tuy nhiên, để đảm bảo vụ việc được xem xét cẩn trọng, đảm bảo quyền và lợi

Trang 25

THADS là việc cơ quan THADS quyết định chưa tổ chức thi hành bản án, quyết

định khi có căn cứ mà pháp luật quy định Khi ra quyết định hoãn THADS, cần xác

định các căn cứ hoãn thi hành án và hậu quả pháp lý của việc hoãn thi hành án Có

thể phân chia căn cứ để cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn THADS thành hai

trường hợp như sau:

Thứ nhất, thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hoãn thi hành án vì lý do khách quan như: Người phải THADS bị ốm nặng, bị mất hoặc bị hạn chế năng

lực hành vi dân sự theo quyết định của TA; Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án: Đương sự đồng ý hoãn thi hành án; Tài sản dé thi hành án đã được

TA thụ lý để giải quyết Luật không quy định thời hạn hoãn đối với quyết định

hoãn của Thủ trưởng cơ quan THADS trong những trường hợp này

Thứ hai, thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hoãn THADS khi nhận

được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thâm quyền kháng nghị Đối với

trường hợp này, pháp luật quy định rõ về thời điểm tiếp nhận yêu cầu cũng như thời hạn hoãn Theo đó, thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hoãn ít nhất là 24 giờ

trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế

Đối với trường hợp cơ quan THADS nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thâm quyền kháng nghị ít hơn 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế đã được ấn định

trong quyết định cưỡng chế thi hành án thì thủ trưởng cơ quan THADS có quyền

quyết định hoãn thi hành án khi xét thấy cần thiết 1.1.3.4 Miễn, giảm thi hành án dân sự

Miễn THADS là trường hợp người phải thi hành được TA có thâm quyền

quyết định không phải nộp toàn bộ số tiền hoặc phần còn lại của số tiền mà họ phải

nộp đối với khoản thu ngân sách Nhà nước Giảm nghĩa vụ THADS là trường hợp

người phải thi hành khoản thu nộp ngân sách Nhà nước được TA có thẩm quyền

quyết định chỉ phải nộp một số tiền thấp hơn số tiền mà đáng lẽ họ phải nộp cho

ngân sách Nhà nước

Trang 26

giảm nghĩa vụ THADS do cá nhân người phải thi hành án hoặc các cơ quan

THADS làm hồ sơ thủ tục để xét miễn giảm THADS khi họ có đủ điều kiện Đối với trường hợp đương sự trực tiếp đề nghị xin được miễn, giảm thì trong thời hạn

10 ngày kê từ ngày nhận được đơn, Chấp hành viên được giao thi hành vụ việc phải

xác minh, nếu đủ điều kiện dé xét miễn, giảm thì lập hồ sơ xét miễn, giảm thi hành

án theo quy định Đối với trường hợp chưa đủ điều kiện xét miễn, giảm thi hành án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kế từ ngày nhận được đơn, Chấp hành viên được giao thi hành vụ việc phải thông báo bằng văn bản cho người có đơn đề nghị xét miễn, giảm thi hành án biết Đối với trường hợp các các cơ quan thực hiện

THADS làm hồ sơ thủ tục để xét miễn giảm THADS thì Chấp hành viên được giao

thi hành vụ việc tiến hành xác minh, lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án và

báo cáo thủ trưởng cơ quan THADS về văn bản đề nghị TA có thẩm quyền xét

miễn, giảm thi hành án

1.1.4 Các yếu tỗ ảnh hưởng đễn công tác thi hành án dân sự

Việc THADS hiệu quả hay không hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác THADS là 8 yếu tố sau đây:

1.141 Sự đồng bộ, sự phù hợp giữa pháp luật thi hành án dân sự với pháp luật khác

Sự đồng bộ phù hợp giữa pháp luật THADS với pháp luật khác là một trong những yếu tố có sự ảnh hưởng nhất định tới công tác THADS Nhờ có sự phù hợp và đồng bộ giữa các quy định của pháp luật THADS và các pháp luật chuyên ngành khác, quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của TA diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, chính xác, đúng với các quy định pháp luật từ khâu tiếp nhận đơn yêu cầu

thi hành án đến quá trình xác minh, đôn đốc tổ chức thi hành, miễn giảm nghĩa vụ và cuối cùng là kết thúc thi hành án Nếu bản án, quyết định của TA chỉ nằm trên

giấy, không được thực thi trên thực tế thì không những không thể hiện được nguyên

tắc thượng tôn pháp luật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp

của nhà nước, tổ chức, công dân, dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo, bức xúc kéo dài

Trang 27

Nếu thiếu sự phù hợp và đồng bộ giữa pháp luật THADS với các luật khác, hệ quả trực tiếp nhất chính là sự tác động tiêu cực đến công tác THADS, thé hiện rõ

nét nhất trong quá trình tổ chức thi hành án Một khi mỗi khâu, mỗi thủ tục có sự

chênh nhau giữa Luật thi hành án và những Luật chuyên ngành khác, thì Bản án,

quyết định của TA rất khó thi hành hoặc thậm chí không thể thi hành trên thực tế

Liên quan đến việc xử lý tài sản của người phải thi hành án là các quy định của pháp luật thương mại về thủ tục bán đấu giá tài sản, hay như quy đình của pháp luật đất đai về thủ tục hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên thực tế đã gây nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thi hành án của cơ quan THADS Như một hệ lụy tất yếu, kết quả thi hành án đạt thấp, số lượng việc và tiền tồn đọng từ năm này sang

năm khác, có những vụ việc có điều kiện thi hành nhưng không thể thu hồi và giải

quyết, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của không chỉ các cá nhân, tổ chức mà còn xâm phạm đến lợi ích nhà nước Và nếu tình trạng đó kéo dài, chắc chắn sẽ làm giảm niềm tin của nhân dân đối với tính nghiêm minh của pháp luật và sự quản

lý của nhà nước, xa hơn thậm chí có thể làm mất trật tự an ninh xã hội 1142 Nguôn nhân lực thực hiện công tác thi hành án dân sự

Hiệu quả, tính đúng đắn của việc THADS phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ,

nguồn nhân lực thực hiện công tác THADS, bởi họ là những người tiến hành các

thủ tục, trình tự cần thiết để thực hiện công tác thi hành án Cán bộ THADS đóng

vai trò quyết định trong việc thúc đây hoặc kìm hãm hoạt động thi hành án dân sự,

đặc biệt là đội ngũ Chấp hành viên, thư ký thi hành án Họ là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động thi hành án, như ra quyết định thi hành án; xác minh tài sản,

điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án; quyết định áp dụng biện pháp đảm bảo thi hành án; lập kế

hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án: yêu cầu cơ quan công an

Trang 28

vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng theo quy định của pháp luật; thu phi thi hành án và các khoản lệ phí khác Như vậy, có thê thấy, yêu cầu đối với số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ THADS cần được coi trọng hơn, bởi chất lượng đội ngũ

cán bộ THADS luôn được đặt ra bởi đây chính là yếu tố có tính quyết định đối với

chất lượng và hiệu quả của công tác THADS

1.1.4.3 Sự phối hợp tổ chức của chính quyền các cấp đối với công tác thi hành án

dân sự

Tại các Điều 173, 174, 175 của Luật THADS năm 2008 (sửa đổi bổ sung

năm 2014) đã quy định cụ thể về nhiệm vụ quyền hạn của UBND các cấp đối với

các công tác THADS Vai trò của UBND các cấp và chính quyền địa phương đối

với công tác THADS có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả của công tác THADS Vì vậy, sự phối hợp tích cực của các ban ngành đoàn thể, chính quyền, các cấp

trong THADS từ tỉnh đến huyện, việc xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án: xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến

thi hành án sẽ đạt được hiệu quả và giảm thiểu đáng kế thời gian cũng như công sức trong quá trình thực hiện của Chấp hành viên Ngược lại, nếu thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan, chính quyền các cấp trong công tác THADS thì hiệu quả của của hoạt

động THADS sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực

Đối với hoạt động nghiệp vụ của Chấp hành viên, thực tế việc thi hành án cho thấy, để thi hành một bản án, quyết định của TA có tính phức tạp, Chấp hành

viên, phải thực hiện nhiều thủ tục, liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, từ các thông báo, tống đạt các loại giấy tờ, quyết định thi hành, xác minh điều kiện nhân thân, tài sản của các đương sự và áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng

chế dé thi hành án Chỉ một trong các khâu phối hợp thực hiện thông tốt sẽ ảnh

hưởng đến tiến độ giải quyết của toàn bộ quá trình thi hành án Do vậy, Chấp hành viên và Cơ quan THADS rất cần đến sự phối hợp có trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị để công tác THADS đem

Trang 29

1.1.4.4 Sự phối hợp của các cơ quan hữu quan trong tổ chức thì hành án dân sự

Công tác THADS là hoạt động mang tính thực tiễn xã hội rộng rãi, có liên

quan trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và các cá nhân, tổ chức có liên quan Do đó, công tác THADS có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội

nói chung Chính vì vậy, sự sự phối hợp tích cực giữa công tác THADS và nhiều cõ

quan nhà nýớc khác nhau nhý Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, các cơ quan liên

quan đến Thuế, Tài chính, Tài nguyên môi trường, Xây dựng, Ngân hàng, Kho bạc, Bảo hiểm sẽ có tác động tích cực đến hoạt động tổ chức THADS

Với sự gia tăng không những về số lượng mà còn về mức độ phức tạp của

các việc thi hành án hàng năm, đề hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt là đối với các việc

thi hành án phức tạp, Chấp hành viên thường xuyên phải thực hiện nhiều thủ tục, liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, từ các thông báo, tống đạt các loại giấy tờ, quyết định thi hành, xác minh điều kiện nhân thân, tài sản của các đương sự và áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án Chỉ một trong các khâu phối hợp thực hiện thông tốt sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của toàn bộ quá

trình giải quyết thi hành án Chính vì vậy, sự phối hợp có trách nhiệm của các cơ

quan hữu quan, các tơ chức, đồn thể trong hệ thống chính trị sẽ có một vai trò quan

trọng để công tác THADS đem lại hiệu quả cao hơn nữa trên thực tế

Chính sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa Cơ quan THADS và các cơ quan hữu

quan trong việc thực hiện pháp luật THADS khiến cho việc thi hành án trở nên

Trang 30

còn tăng cường sự phối hợp và phát triển toàn bộ hệ thống cơ quan nhà nước trong

giai đoạn hiện nay

Ở Việt Nam, cơ quan THADS là cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành pháp do Chính phủ thống nhất quản lý Trong quá trình tổ chức thi hành án, Cơ quan thi

hành án phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Mặt khác, trong phạm vi chức

năng nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm của mình, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cũng có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ, giúp đỡ cho Cơ quan thi hành án và Chấp hành viên trong việc thi hành án theo các quy định của pháp luật Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các ngành góp phần giải quyết việc THADS đạt hiệu quả

cao, tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phi phát sinh không cần thiết trong

quá trình thi hành án

1.1.4.5 Chất lượng của các Bản án, quyết định của TA

Thực tiễn cho thấy khi xét xử, việc TA đưa ra các Bản án, quyết định công

bằng, đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tô chức cá

nhân, có ý nghĩa quan trọng đối với việc THADS trên thực tế Tuy nhiên, để có thé

đưa ra được những phán quyết, những Bản án, quyết định công bằng, đúng pháp luật thì bên cạnh những yêu cầu như phải xét xử đúng người, đúng tội, tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật, đòi hỏi Thẩm phán phải cân nhắc đến khả năng chấp hành của đương sự để quyết định những nghĩa vụ về tài chính phù hợp với tình hình thực tế của họ, đồng thời áp dụng biện pháp bảo đảm việc thi hành án sau này Bởi nếu mức phạt nằm ngoài khả năng tài chính của đương sự thì kết quả cuối cùng chỉ là một phán quyết nằm trên giấy, mục đích bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của các cá nhân, tổ chức có liên quan không đạt được Nói cách khác, việc

bản án, quyết định có nội dung liên quan đến nghĩa vụ tài chính phải thực hiện của các đương sự vượt quá khả năng tài chính của họ sẽ khiến cho việc thực thi Bản án gặp nhiều khó khăn, kéo theo hiệu quả của hoạt động thi hành án giảm sút, bởi lẽ,

cùng một Bản án, quyết định đối với một vụ việc, nhưng đội ngũ Chấp hành viên

Trang 31

phí đối với hoạt động nghiệp vụ của Chấp hành viên, mà thực chất chính là lãng phí

ngân sách Nhà nước

1.1.4.6 Tinh chất phức tạp của vụ việc

Kết quả công tác THADS cao hay thấp, quá trình tô chức thi hành án nhanh

hay chậm, phụ thuộc một phần vào tính chất của vụ việc đưa ra thi hành Vì vậy,

tính chất phức tạp của vụ việc cũng là yếu tố tác động đến công tác THADS Đối với những vụ việc đơn giản thì việc tổ chức thi hành của cơ quan thi hành án được

diễn ra nhanh chóng, chính xác Tuy nhiên, đối với những vụ việc có tính chất phức

tạp, có số người phải thi hành án nhiều hoặc số tiền phải thi hành lớn hay khi tổ chức thi hành án có thể ảnh hưởng đến kinh tế và chính trị, trật tự an toàn xã hội thì

sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan thi hành án và Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành Có những vụ việc sau nhiều năm đưa ra thi hành nhưng

không đạt được kết quả, dẫn đến tình trạng việc và tiền tồn đọng kéo đài từ năm này sang năm khác Thực tiễn công tác THADS những năm gần đây cho thấy, ngày

càng nhiều vụ án kinh tế đặc biệt nghiêm trọng với số tiền phải thu lớn, có nhiều

người phải thi hành án và các đối tượng phải chịu mức án cao trong khi họ không

còn tài sản để thi hành Chính vì vậy, tính chất phức tạp của vụ việc là một yếu tố

khách quan có ảnh hường đến kết quả của công tác THADS

1.1.4.7 Cơ chế quản lý thông tin về thu nhập và tài sản của chủ thể phải thi hành

an

Hiệu quả của công tác THADS chịu sự tác động của cơ chế quản lý thông tin

về thu nhập và tài sản của người phải thi hành án Việc quản lý chặt chẽ thông tin này tạo điều kiện cho các Chấp hành viên có thể quản lý và xem xét về khả năng thi

Trang 32

sản, làm cho công tác thi hành án còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác minh điều kiện thị hành án, ngăn chặn việc tau tai san va cưỡng chế thi hành án

Nhiều trường hợp Chấp hành viên mặc dù biết người thi hành án có tài sản, có thu nhập nhưng đành bắt lực không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với họ vì chưa có cơ quan, tổ chức nào theo dõi, quản lý tài sản, thu nhập của họ, đặc biệt

là những người làm công việc tự do, rất khó hoặc thậm chí là không thể xác định chính xác thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập theo năm của nhóm đối tượng này Do vậy, khi Cơ quan THADS xác minh điều kiện thi hành án thì có rất nhiều người ở trong tình trạng không có tài san dé thi hành, kết quả là cơ quan thi hành án phải trả đơn yêu cầu thi hành án cho người được thi hành án với lý do người phải thi hành

án chưa có điều kiện thi hành án

1.1.4.8 Ý thức pháp luật của người dân

Ý thức pháp luật của người dân cũng là yếu tố tác động đến công tác

THADS Ý thức pháp luật thé hiện nhận thức, thái độ, tình cảm của cá nhân đối với

pháp luật, quyết định hành vi của cá nhân là hợp pháp hay không hợp pháp Người có ý thức pháp luật cao là người luôn biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với yêu cầu của pháp luật, có niềm tin đối với pháp luật và công lý, có thái độ kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật Do đó, trong lĩnh vực thi hành án dân sự, nếu các bên đương sự, các cá nhân, tổ chức trong xã hội đều có ý thức pháp luật, biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những quy định của

pháp luật thì việc THADS trên thực tế sẽ dễ dàng, thuận lợi và mang lại hiệu quả

Ngược lại, nếu ý thức pháp luật của người dân không cao thì hiệu quả của công tác

THADS cũng không thể cao

Đối với người phải thi hành án, có thể vì những lý do khác nhau, họ có những hành vi can thiệp vào quá trình giải quyết của Chấp hành viên với mục đích

kéo dài hoặc rút ngắn thoi han thi hành án sao cho có lợi cho ban than Tham chi cn dùng vật chất để tác động, mua chuộc, làm cho Chấp hành viên giải quyết vụ việc

theo chiều hướng có lợi cho họ hơn so với thực tế trong bản án hoặc quyết định có

Trang 33

những hành vi tiêu cực, chống đối một cách mù quáng đối với Chấp hành viên, cán bộ thi hành án, thông thường là lăng mạ, sỉ nhục, vu khống Chấp hành viên nhằm cản trở việc thi hành án Có trường hợp, đương sự còn thuê người bao vây, tấn công, tạo áp lực, nặng hơn là dùng những hành vị bạo lực như đe dọa, hành hung

cán bộ, chấp hành viên khi họ đang thực hiện công vụ Đối với các đương sự có sự

hiểu biết pháp luật, họ tìm cách tâu tán tài sản của mình hoặc gửi đơn thư khiếu nại không có căn cứ nhằm cản trở, kéo đài thời hạn thi hành án trên thực tế với mục

đích gây khó dễ cho Chấp hành viên Bên cạnh đó, ở nhiều địa phương, do tâm lý “làng xã” vẫn còn tồn tại nên ngay cả một bộ phận cán bộ cơ quan nhà nước có

thắm quyền cũng dễ đặt tình cảm lên trên việc chấp hành pháp luật, hoặc không

dám trực tiếp thi hành án đối với những đối tượng mà mình có quan hệ thân quen

Có thể nói, ý thức pháp luật là một yếu tố có sự ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình

triển khai, tổ chức THADS trên thực tế

1.2 Khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật về thi hành án dân sự 1.2.1 Khái niệm pháp luật về thi hành án dân sự

Học thuyết Mác Lênin về Nhà nước và pháp luật lần đầu tiên trong lịch sử đã lý giải một cách đúng đắn, khoa học về bản chất của pháp luật và những mối quan hệ của nó với các hiện tượng xã hội khác nhau trong xã hội có giai cấp Theo đó, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước và chỉ phát sinh, tồn tại, phát triển trong xã hội có giai cấp Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thé hiện ý chí của giai cấp thống trị, được Nhà nước đảm bảo thực hiện, kế cả bằng biện pháp cưỡng chế, để điều chỉnh các quan hệ xã hội,

duy trì xã hội trong một trật tự có lợi cho giai cấp thống tri

Hệ thống pháp luật hình thành khi hệ thống các nước được tạo lập ở thé ki

Trang 34

chế, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định Với vị trí là một bộ phận của hệ

thống pháp luật chung, pháp luật Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự

ra đời của Nhà nước Việt Nam DCCH (mà nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam),

mang những nét đặc trưng và chịu sự chi phối của các yếu tố kinh tế - chính trị, văn hóa — xã hội và truyền thống, lịch sử dân tộc

Pháp luật về THADS là một bộ phận cấu thành trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, có vai trò đảm bảo cho việc THADS có hiệu quả và nâng cao được ý thức pháp luật của các chủ thể trong xã hội Như vậy, có thể hiểu, pháp luật THADS bao gồm tổng thê các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến THADS

Trước đây, hoạt động THADS được xem là một dạng của hoạt động tố tụng

ds nên tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan THADS, cá nhân, cơ quan, tổ chức phát sinh trong quá trình THADS được coi là chế định cơ bản của Pháp luật tố tụng dân sự Tuy nhiên, theo xu thế phát triển của khoa học pháp lý ở Việt Nam, các ngành luật ngày càng được chia nhỏ hơn, quy định cụ thể hơn và bám sát sự thay đổi, phát triển của cuộc sống, theo đó, tập hợp

các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong một lĩnh vực nhất

định cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu này và trở thành một hệ thống quy

phạm pháp luật riêng THADS có sự độc lập tương đối và có nhiệm vụ khác với các

việc giải quyết vụ việc dân sự như trong quá trình tố tụng dân sự Trong THADS, các cơ quan Nhà nước có thầm quyền không xem xét lại vụ việc dân sự, không ra

quyết định giải quyết lại nội dung vụ việc dân sự mà chỉ áp dụng các biện pháp cần

thiết nhằm tô chức thực hiện các quyết định trong Bản án, quyết định dân sự của TA được đưa ra thi hành Các hành vi của cơ quan, tô chức và cá nhân tham gia vào

quan hệ THADS cũng chỉ nhằm thực hiện các Bản án, quyết định DS đó và không

có mục đích làm sáng tỏ vụ việc như trong quá trình giải quyết các vụ việc DS, do đó, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại với đương sự, cá nhân, cơ quan và tổ chức

Trang 35

Từ những phân tích ở trên, có thể hiểu Pháp luật về thi hành án dân sự là

tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại với đương sự, các cơ quan, tô chức, cá nhân liên quan đến việc thi hành án dân sự, phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự,

nhằm đảm bảo việc thi hành án dân sự có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,

bảo vệ quyên và lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật về thi hành án dân sự 1.2.2.1 Đặc điểm về chủ thể

Chủ thê của pháp luật về THADS bao gồm hai loại là chủ thể có quyền thực

hiện THADS và chủ thể có nghĩa vụ thực hiện THADS

Thứ nhất, về chủ thể có quyền thực hiện THADS, hiện nay, nhóm chủ thể

này bao gồm cơ quan THADS và Văn phòng Thừa phát lại Cơ quan THADS là cơ

quan Nhà nước có chức năng tổ chức thực hiện việc THADS Khoản 2 Điều 13

Luật THADS năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) quy định, cơ quan THADS

gồm hai cấp là cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cấp quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh Ngoài ra, đối với những bản án quyết định của TA quân sự thì việc thì hành án thuộc về thâm quyền của cơ quan THADS cấp quân khu Trong cơ quan THADS có Chấp hành viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp và cán bộ làm công tác thi hành án, đứng đầu là thủ trưởng cơ quan THADS Điều 13 đồng thời quy định về

nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan THADS cấp tỉnh là quản lý, chỉ đạo về THADS

Trang 36

THADS; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ dé nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án đang chấp hành hình phạt tù Đồng thời, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS thuộc thâm quyền Đối với cơ quan thi hành án cấp huyện và cơ quan THADS cấp quân khu, nhiệm vụ quyền hạn có phạm vi giới hạn hơn so với cơ quan THADS cấp tỉnh

Chủ thể thứ hai được được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động

THADS là Văn phòng Thừa phát lại, dựa trên cơ sở pháp lý là Nghị quyết số

107/2015/QH13 của Quốc hội ngày 26/11/2015 về việc thực hiện chế định Thừa

phát lại Mặc dù Văn phòng Thừa phát lại hoạt động dưới mô hình doanh nghiệp, không phải là cơ quan Nhà nước, nhưng phạm vi thẩm quyền của chủ thể này vẫn tương đối rộng Theo đó, Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền tống đạt văn bản của cơ quan THADS và TA; xác minh điều kiện THADS và trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự

Thứ hai, về chủ thê có nghĩa vụ thực hiện THADS, họ là đương sự trong các bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực Chủ thể phải thực hiện THADS có thể là cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan phải thi hành án theo quyết định của TA, sau khi TA đã xét xử và công bố bản án Các đương sự có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện theo

phán quyết trong bản án, quyết định của TA Tuy nhiên, không phải trong mọi

trường hợp đương sự đều tự nguyện thi hành, do vậy, Pháp luật THADS quy định

trình tự, thủ tục và các biện pháp thi hành bản án, quyết định của TA nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính đương sự và các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan đến việc THADS Như vậy, đòi hỏi các chủ thể có quyền thực hiện THADS cần nghiêm túc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục THADS đồng thời kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế để đảm bảo sự thi hành của các chủ thể có nghĩa vụ THADS

1.2.2.2 Đặc điểm về đối tượng điều chỉnh

Trang 37

THADS cũng vô cùng phong phú, bao gồm: Các quan hệ giữa các cơ quan THADS, Văn phòng thừa phát lại với các đương sự; các quan hệ giữa Cơ quan THADS, Văn phòng thừa phát lại với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thi hành

án dân sự; các quan hệ giữa Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại với TA, Viện kiểm sát, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và Trọng tài; các quan hệ giữa Cơ quan THADS, Văn phòng Thừa phát lại với nhau và các quan hệ giữa Cơ quan THADS, Văn phòng Thừa phát lại với cơ quan quản lý công tác thi hành án

Ngoài ra, để thực hiện các Bản án, quyết định của TA trên thực tế, trong một số trường hợp còn phát sinh các quan hệ khác như quan hệ giữa các đương sự với các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong các lĩnh vực khác nhau như: Thuế, tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm

Như những phân tích ở Mục 1.1, công tác THADS có bản chất khác với hoạt động tố tụng dân sự, vì vậy, việc xác định đối tượng điều chỉnh của Pháp luật về

THADS là một tiêu chí cơ bản đề phân biệt Pháp luật THADS với các quy định pháp luật khác, trong đó có pháp luật về tố tụng dân sự Các quan hệ thuộc đối tượng điều

chỉnh của Pháp luật THADS ở Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp luật THADS

phát sinh trong quá trình THADS từ khi đương sự thực hiện quyền yêu cầu thi hành

án cho đến khi kết thúc thi hành án Đối với trường hợp Cơ quan THADS chủ động

thi hành án, quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật THADS phát sinh từ khi

TA chuyên giao bản án, quyết định cho cơ quan THADS

Thứ hai, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thê tham gia các quan

hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp luật về THADS có tác động trực tiếp đối với việc bản án quyết định được đưa ra thi hành

Thứ ba, một bên chủ thể của quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp

luật về THADS là cơ quan THADS hoặc Văn phòng Thừa phát lại, còn bên kia là

đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác Các quan hệ thuộc đối tượng điều

Trang 38

mối quan hệ này, có thể chia đối tượng điều chỉnh của pháp luật THADS thành 3

nhóm:

Nhóm thứ nhất bao gồm các quan hệ giữa Cơ quan THADS, Văn phòng thừa

phát lại với các đương sự

Nhóm thứ hai bao gồm các quan hệ giữa Cơ quan THADS, Văn phòng thừa phát lại với các cá nhân, cơ quan và tô chức liên quan đến việc THADS

Nhóm thứ ba bao gồm các quan hệ giữa Cơ quan THADS, Văn phòng thừa

phát lại với TA, Trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và Viện kiểm sát Trong các nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật THADS nói trên thì nhóm quan hệ giữa Cơ quan THADS, Văn phòng thừa phát lại với các

đương sự là nhóm quan hệ mang tính chất phổ biến, bởi vì đương sự là người có quyền và nghĩa vụ THADS còn Cơ quan THADS có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức THADS

1.2.2.3 Đặc điểm về phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh của Pháp luật THADS là tổng hợp những cách thức mà pháp luật THADS tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó

Do đối tượng điều chỉnh của pháp luật THADS khá đa dạng và đặc biệt, trong THADS, các đương sự vẫn có quyền quyết định quyền lợi của họ nên Pháp luật về THADS ở Việt Nam điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình THADS bằng

hai phương pháp là mệnh lệnh và định đoạt

Phương pháp mệnh lệnh thê hiện ở những quy định cụ thể về địa vị pháp lý của Cơ quan THADS, Văn phòng thừa phát lại hoàn toàn khác với địa vị pháp lý

của các chủ thể khác Trong quá trình THADS, các chủ thê khác đều phải phục tùng Cơ quan THADS và Văn phòng thừa phát lại Những quyết định do cơ quan

THADS đưa ra trong quá trình thi hành công vụ có giá trị bắt buộc thi hành đối với

các chủ thể khác Các chủ thể khác đều phải thực hiện nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện Pháp luật THADS quy định các chủ thể khác phải nghiêm chỉnh thực

hiện quyết định của cơ quan thi hành án, Văn phòng thừa phát lại là xuất phát từ

Trang 39

chủ thể nhân danh quyền lực Nhà nước hoặc được Nhà nước giao nhiệm vụ là rất cần thiết và đó chính là yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện thi hành án trên thực tế

Thực tiễn đã chứng minh, trong nhiều trường hợp nếu không có mệnh lệnh của Cơ quan THADS, Văn phòng Thừa phát lại thì việc THADS sẽ không thể thực hiện được Vì vậy, phương pháp điều chỉnh của Pháp luật về THADS chủ yếu dựa trên phương pháp mệnh lênh Do đó, trong nhóm quan hệ chính do luật THADS điều chỉnh không có sự bình đẳng giữa Cơ quan THADS, Văn phòng Thừa phát lại với đương sự có nghĩa vụ THADS

Ngoài Phương pháp mệnh lệnh, Pháp luật THADS cũng điều chỉnh các quan

hệ phát sinh trong quá trình THADS bằng phương pháp định đoạt, theo đó, trong quá trình THADS, các đương sự vẫn được tự quyết định quyền và lợi ích hợp pháp

của họ, đồng thời với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Khi bản án,

quyết định được thi hành, các đương sự có quyền tự quyết định việc THADS như yêu cầu đương sự bên kia hoặc Cơ quan THADS tổ chức thi hành án Trong quá

trình THADS, các đương sự vẫn có thê thương lượng, thỏa thuận về việc thi hành án, tự thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án nữa Sở dĩ pháp luật THADS điều

chỉnh các quan hệ bằng phương pháp định đoạt vì bản chất của THADS là việc các đương sự thực hiện các quyền dân sự của họ Trong các quan hệ dân sự, các đương

sự có quyền tự định đoạt, tự quyết định quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì khi thực hiện quyền dân sự trong THADS, họ cũng phải có quyền tự quyết định quyền và lợi ích hợp pháp của họ

Như vậy, Pháp luật THADS điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình

thi hành án bằng các phương pháp mệnh lệnh và phương pháp định đoạt Tuy nhiên,

do tính đặc thù của công tácTHADS nên phương pháp mệnh lệnh là phương pháp

được sử dụng chủ yếu hơn so với phương pháp định đoạt

1.2.2.4 Đặc điểm về nguon luật

Nguồn của Pháp luật THADS Việt Nam bao gồm các văn bản quy phạm

pháp luật do cơ quan Nhà nước có thấm quyền ban hành, có chứa đựng các quy

Trang 40

luật THADS Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của pháp luật THADS Việt Nam bao gồm nhiều loại như Hiến pháp, BLTTDS, Luật tổ chức Viện kiêm sát nhân dân, Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thực hiện như Nghị quyết của

Quốc hội, Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,

Thông tư và Thông tư liên Bộ quy định về THADS

Hiễn pháp, với vai trò là đạo luật cơ bản của Nhà nước, là một trong những nguồn quan trọng nhất của Pháp luật về THADS Hiến pháp quy định về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và Nhà nước quản

lý Các văn bản quy phạm pháp luật khác được Nhà nước ban hành nhằm cụ thê hóa

các quy định của Hiến pháp Hiến pháp năm 2013 là nguồn luật quan trọng hiện

hành của Pháp luật về THADS ở Việt Nam Trong Hiến pháp 2013 có các quy định

về nguyên tắc THADS như quy định về hiệu lực của bản án, quyết định của TAND

có hiệu lực pháp luật tại Điều 106 và quy định về trách nhiệm kiểm sát các hoạt

động tư pháp nói chung của Viện kiểm sát nhân dân tại Điều 107

Bộ luật tố tụng dân sự chứa đựng các quy định về nguyên tắc, thâm quyền,

trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự Tuy vậy, trong BLTTDS năm 2015 có Phần thứ chín bao gồm 9 Điều luật từ Điều 482 đến Điều 488 quy định các vấn đề về THADS, như các bản án quyết định được thi hành, ghi nhận và giải thích về

quyền yêu cầu THADS và chuyền giao bản án, quyết định; giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của TA; giải quyết yêu cầu, kiến nghị đối với bản án, quyết định của TA; thẩm quyền thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách Nhà nước của TA Đây là các quy định mang tính chất chung, thể hiện

nguyên tắc trong công tác THADS, do đó, BLTTDS là một trong các nguồn cơ bản

của pháp luật về THADS

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân; về Kiểm sát viên và các

Ngày đăng: 24/12/2023, 18:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w