1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Biện pháp quản lý công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên trường Đại học An Giang

116 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 31,01 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DO TH] HOANG ANH

BIEN PHAP QUAN LY CONG TAC GIAO DUC

PHONG NGUA TE NAN XA HOI CHO SINH VIEN

TRUONG DAI HOC AN GIANG Chuyên ngành: Quần lý giáo dục

Mã số: 60140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO DINH HUONG UNG DUNG

NGUOI HUONG DAN KHOA HQC: PGS TS TRAN VAN HIEU

Trang 2

LỜI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả, số

liệu nghiên cứu ghỉ trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử

dụng và chưa từng được công bé trong bắt kỳ một công trình nào khác

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh

sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô,

cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Trần Văn Hiếu - người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn này

Cam ơn các quý Thầy Cô đã trực tiếp giảng dạy, cám ơn Ban lãnh đạo Phòng

Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt

quá trình học tập nghiên cứu cho đến khi thực hiện đề tài luận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn

đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và

thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để có thể thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh

nhất, nhưng luận văn sẽ không sao tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bô sung của quý Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp để

luận văn được hồn chỉnh hơn Tơi xin chân thành cám ơn!

An Giang, tháng 5 năm 2018 Học viên

Đỗ Thị Hoàng Anh

Trang 4

MỤC LỤC Trang "h ÔỒ Lời cam đoan Lời cảm ơn MỤC LỤC san DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIÊU ĐỎ 1 Lý do chọn dé tài 2 Mục đích nghiên cứu 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 Giả thuyết khoa học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu `“ 6 Phương pháp nghiên cứu 7 Phạm vi nghiên cứ ơ- oie 10

Đ Cu trỳc luận văn ¬ -

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG

NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 11 " 1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài 3

1.2.1 Quản lý; quản lý giáo dục; quản lý nhà trường 22-2 1.2.2 Tệ nạn; tệ nạn xã hội; tệ nạn xã hội trong trường học 17 1.2.3 Phòng, ngừa tệ nạn xã hội -.2 2s errrrrrrrreoe 1D 1.2.4 Quan lý công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội 19

1.3 Những vấn đề lý luận chung về tệ nạn xã hội 20

1.3.1 Các đặc trưng của tệ nạn xã hội 22s.)

1.3.2 Các loại tệ nạn xã hội 21

Trang 5

1.4 Công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường Đại học 28 1.4.1 Tầm quan trọng của công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên

Trường Đại học 28

1.4.2 Nội dung, phương pháp và con đường giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường Đại học scene estes 29 1.4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh

viên Trường Đại học 33

1.5 Quan lý công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên 34 1.5.1 Mục tiêu quản lý công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên 34 35

1.5.2 Nội dung quản lý công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên

1.5.3 Các phương pháp quản lý công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho

sinh viên - 37

TIEU KET CHUONG I 39

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA TE NAN XA HỘI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

2.1 Khái quát về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang -22222212722 1 rrrrrrrrrrrrrreeee.4U) 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.2 Đặc điểm kinh tế 7 40

2.1.3 Đặc điểm văn hóa, xã hội

2.2 Khái quát về Trường Đại học An Giang 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.2.2 Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi 2.3 Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

2.3.1 Thực trạng tệ nạn xã hội trong sinh viên Trường Đại Học An Giang 46 2.3.2 Thực trạng về nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã 47

hội cho sinh viên ở Trường Đại học An Giang

Trang 6

2.4.2 Thực trạng về công tác tô chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa tệ nạn xã hội

cho sinh viên -5ccczcrcrrrree Tre Hee TỔ 2.4.3 Thực trạng về biện pháp quản lý công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội

cho sinh viên 56

2.4.4 Thực trạng về công tác giám sát, chỉ đạo, phối hợp phòng ngừa tệ nạn xã hội

cho sinh viên 57

2.4.5 Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá công tác phòng ngừa Tệ nạn xã hội cho

sinh viên 59

2.4.6 Đánh giá kết quả về công tác quản lý giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho

sinh viên Trường Đại học An Giang 60

2.4.7 Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến công tác giáo dục và quản lý giáo dục

phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên 61

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường Đại học An Giang 2-222-2222222222.2 2 64 2.5.1 Điểm mạnh 2.5.2 Điểm yếu 2.5.3 Cơ hội 221 ereree .68 2.5.4 Thách thức 66

TIEU KET CHƯƠNG 2

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẦN LÝ CÔNG TAC GIAO DUC PHO! TE NẠN XÃ HỘI CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

3.1 Những căn cứ định hướng cho việc xác lập các biện pháp 68 3.1.1 Chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước 68 3.1.2 Các văn bản pháp quy của Nhà nước về việc tăng cường chỉ đạo công tác

phòng chống, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội trong giai đoạn hiện nay 70 3.2 Nguyên tắc xây dựng, tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý công tác giáo

dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên 70

3.2.1 Nguyên tắc chính trị - xã hội + 70 3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của quá trình giáo dục 7Ï

Trang 7

3.2.4 Nguyén tic dim bảo tính thống nhất giữa vai trò chỉ đạo của quản lý, vai trò

chủ đạo của Giảng viên với vai trò tích cực, chủ động của sinh viên 72

3.2.5 Nguyên tắc đảm bảo tính xã hội hóa 73

3.2.6 Nguyên tắc đảm bảo công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn

xã hội phải góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 73

3.3 Các biện pháp quản lý công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên ở Trường Đại học An Giang

3.3.1 Nâng cao nhận thức về tác hại của tệ nạn xã hội và ý thức trách nhiệm của đội ngũ Cán bộ, Giảng viên, Gia đình, sinh viên trong công tác phòng ngừa tệ nạn xã

hội cho sinh viên 73

3.3.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực của đội ngũ Cán bộ quản lý, Giảng viên về giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên .76

3.3.3 Đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường Đại học An Giang -.22.22.zzze ce 8 3.3.4 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng 80

ngừa tỆ nạn xã hội cho sinh viê

3.3.5 Tăng cường liên kết phối hợp với các tô chức trong và ngoài nhà trường

nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên 82

3.3.6 Tăng cường đầu tư và khai thác sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị

và kinh phí phục vụ công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên 7 3.3.7 Hoàn thiện chế độ thi đua khen thưởng, tạo môi trường giáo dục an toàn, lành

mạnh trong nhà trường góp phần thực hiện tốt công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội

Trang 8

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CBQL : Cán bộ quản lý

CCVC : Công chức viên chức

CTĐT Chương trình đào tạo

ĐBSCL : Đồng bằng sông cửu long

Gs : Giáo sư

GV Giảng viên

HSSV : Học sinh sinh viên

Trang 9

DANH MUC CAC BANG, BIEU DO

Trang

BAN

Bang 2.1 Mức độ xâm nhập của các hiện tượng TNXH đối với SV Trường

Dai hoc An Giang 46

Bảng 22 Mức độ thực hiện các nội dung giáo 0 due phòng ngừa TNXH cho SV ở

Trường Đại học An Giang - 48

Bảng 2.3 Mức độ thực hiện các biện pháp giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV ở

Trường Đại học An Giang 50

Bảng 2.4 Mức độ thực hiện các hình thức giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV ở

trường Đại học An Giang oe a5

Bang 2.5 Kế hoạch giáo dục phing ngita TNXH cho SV Trường Đại học An Giang 53 Bảng 2.6 Hình thức triển khai kế hoạch công tác giáo dục PCTNXH cho SV Trường Dai học An Giang 55 Bang 2.7 Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV 56

Bang 2.8 Công tác phối hợp giữa các lực tương các chủ thể giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV trường Đại học An Giang 58 Bảng 2.9 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế hiệu quả công tác quản lý công tác giáo dục 63 291 phòng ngừa TNXH của trường Đại học An Giang

Bảng 3.1 Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

BIEU DO

tu đồ 2.1 Mức độ cần thiết phải triển khai công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho

SV Trường Đại học An Giang „47

Biểu đồ 2.2 Đánh giá về kết quả công tác giáo dục phòng n ngừa TNXH cho SV 6

trường Đại học An Giang 52

Biểu đồ 2.3 Đánh giá việc thực hiện kế hoạch hóa công tác giáo dục phòng ngừa

TNXH cho SV trường Đại học An Giang 54

Trang 10

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Từ sau Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam toàn quốc lần thứ VI năm 1986

đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới Hơn 29 năm qua, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy

nên kinh tế xã hội phát triển, chất lượng đời sống của nhân dân ngày càng được

nâng cao, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Việc gia nhập các tô chức quốc tế như trở thành thành viên của WTO (2007), ASEAN (1995), ký kết AFTA, tham gia APEC đã giúp cho nền kinh tế phát triển nhanh, năng động, vị

và uy tín của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế Bên cạnh những thành

quả đạt được, mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động tiêu cực đến đời

sống xã hội, gây nguy hại không nhỏ đến nếp sống, thuần phong mỹ tục, làm băng hoại đạo đức, phẩm giá của con người, phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, đe dọa

đến thế hệ tương lai của cả dân tộc, kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có các TNXH

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trong những năm qua, TNXH ở

nước ta luôn điễn biến phức tạp Theo báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội lần thứ IX nhấn mạnh: “Mặc dù có nhiều cố

gắng ngăn chặn, song TNXH có xu hướng gia tăng nhất là tệ nghiện hút, cờ bạc,

mại dâm, trộm cướp, tham nhũng và buôn lậu nghiêm trọng, làm cho nhân dân bắt

bình, ảnh hưởng đến niềm tin đối với Đảng và Nhà nước”

Tinh hình TNXH ở nước ta vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp,

có cơ cấu thành phần có những thay đồi, đối tượng là thanh niên chiếm tỉ lệ ngày

càng cao, gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng gây lo lắng cho toàn xã hội

Thực tế cho thấy những năm gần đây, các loại TNXH đã xâm nhập học đường, các

đối tượng xấu tìm đủ mọi cách để lôi kéo sinh viên (SV), đã có một vài trường hợp SV sử dụng ma túy, tham gia đánh nhau Điều đó có thể do điều kiện sống, do giáo

dục của nhà trường, do được gia đình nâng niu, chiều chuộng, do cha mẹ bao cấp làm

thay cho con cái nên khi sống xa gia đình, vì thiếu hụt những kỹ năng sống nên nhiều

Trang 11

Mỗi năm, có hàng trăm ngàn người mắc vào các loại TNXH, hành vi của họ đã ảnh hưởng đến hàng triệu người khác Hậu quả của tội phạm và TNXH gây ra có

thể ngay lập tức xảy ra mà cũng có thê dần dần xảy ra Có những hậu quả có thé

khắc phục được nhưng lại có những hậu quả lại không thẻ khắc phục được, hoặc có thể khắc phục được nhưng phải cần một thời gian rất dài

TNXH gay khánh kiệt về kinh tế, làm suy đổi đạo đức, thuần phong mỹ tục

của dân tộc, làm cạn kiệt nguồn nhân lực, phá hủy nhân cách, làm tan vỡ hạnh phúc

của bao gia đình, gây mắt trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng sức khỏe va dé lai

những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ tương lai

Nhà trường là môi trường có thể nói là an tồn, là nơi ni dưỡng ước mơ, lý tưởng, hoài bão và là nơi rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách cho SV cũng không thể tránh khỏi sự xâm nhập, tấn công của tội phạm và các TNXH Để đối phó với những áp lực của TNXH đang ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tỉnh thần phẩm

chất đạo đức của mỗi con người, đặc biệt là tằng lớp SV thì đòi hỏi phải có sự chung tay,

góp sức của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường, xã hội và cả một hệ thống chính trị

Dé nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,

bồi dưỡng nhân tài”, để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì một trong những vấn đẻ quan trọng hiện nay mà nhà trường cần phải

thực hiện đó là làm tốt công tác ngăn chặn, đấu tranh chống sự xâm nhập của

TNXH vào nhà trường SV các Trường Đại học khu vực đồng bằng sông Cửu Long

nói chung, Trường Đại học An Giang nói riêng sau khi tốt nghiệp chính là lực

lượng lao động quan trọng tham gia hầu hết vào các lĩnh vực trong đời sống xã hội Do vậy nhà trường cần phải đào tạo nên những SV có pham chat chính trị đạo đức

tốt, trình độ chuyên môn cao, năng lực thực hành tốt, năng động, sáng tạo Việc

giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho các em, lôi cuốn các em vào

những hoạt động lành mạnh có tính giáo dục cao dé phòng tránh các TNXH xâm

nhập vào nhà trường là nhiệm vụ hàng đầu Sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường,

gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho SV, nhằm ngăn chặn các TNXH xâm nhập vào nhà trường tuy đã đạt được một số kết quả nhưng vẫn còn nhiều bắt

cập cần phải được kịp thời khắc phục

'Với những lý do trên, tác gia chọn đề tài “Biện pháp quản lý công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường Đại học An Giang” nhằm góp

Trang 12

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý công tác giáo dục

phòng ngừa TNXH, dé xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý

công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV Trường Đại học An Giang trong giai đoạn hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Quản lý công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV ở Trường Đại học

3.2 Đối trợng nghiên cứu:

Biện pháp quản lý công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV Trường Đại học An Giang trong giai đoạn hiện nay

4 Giả thuyết khoa học

Cùng với nâng cao chất lượng dạy và học, công tác quản lý giáo dục phòng

ngừa TNXH cho SV Trường Đại học An Giang đã đạt được một số kết quả đáng

khích lệ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Nếu xác lập và thực hiện đồng bộ các biện

pháp quản lý khoa học, mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà

trường sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục phòng ngừa

TNXH cho SV

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

%1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác giáo dục phòng ngừa TANXH cho SV Trường Đại học

3.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV Trường Đại học An Giang

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV Trường Đại học An Giang trong giai đoạn hiện nay

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết, hệ thống hóa các nguồn

tài liệu liên quan đến công tác quản lý giáo dục, các Nghị quyết, Văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các tài liệu, tạp chí khoa học, các công trình nghiên cứu khoa

học nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Trang 13

Cán bộ Giảng viên và SV trong nhà trường để thu thập số liệu

Phương pháp chuyên gia: tham khảo và lấy ý kiến của một số chuyên gia

hoạt động trong lĩnh vực phòng ngừa TNXH

Phương pháp phỏng vấn: trò chuyện với SV, Giảng viên, CBQL về thực

trạng, nguyên nhân của biện pháp quan lý đã đẻ xuất

6.3 Phương pháp thống kê toán học:

Sử dụng phương pháp thống kê toán học đề xử lý kết quả khảo sát

7 Phạm vi nghiên cứu

Dé tai tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề ra biện pháp quản lý

công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV Trường Đại học An Giang

8 Cấu trúc luận văn

Luận văn được cấu trúc thành 3 phần chính:

Phần Mở đầu

Phần Nội dung: gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV ở Trường Đại học

Chương 2: Thực trạng quản lý công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV Trường Đại học An Giang

Chương 3: Các biện pháp quan lý công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV Trường Đại học An Giang trong giai đoạn hiện nay

Phần kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC

PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO SINH VIÊN

Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề

'TNXH là các hiện tượng xã hội có tính phổ biến trong xã hội có giai cấp biểu

hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật,

gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội, cản trở tiến bộ xã hội của nền

văn hóa lành mạnh TNXH luôn là một hiện tượng xã hội đã tồn tại từ lâu trong xã hội loài người, nó như một căn bệnh kinh niên mà mọi quốc gia trên thế giới đều

mắc phải, nó đục khoét cơ thể của một xã hội, làm tiêu hao nguồn nhân lực của xã

hội đó Tệ nạn là một trong những nguyên nhân chính phát sinh ra tội phạm, những

đối tượng có thể gây nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại to lớn về nền kinh tế, ảnh

hưởng xấu đến sức khỏe, tỉnh thần và làm băng hoại đạo đức, gây mắt ôn định an

ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, suy thoái giống

nòi, dân tộc, văn hóa suy đồi Làm mắt tư cách của một người công dân, gây ảnh

hưởng sâu sắc đến nguồn lao động trẻ khi đất nước Việt Nam đang trong đà đi tới

ên Người mắc TNXH cũng là những tắm gương xấu cho thế hệ

sau, làm cho thế hệ sau có thê đi theo vét xe đỗ Chính vì vậy, phòng ngừa TNXH là

hội nhập và phát t

một yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài, lấy

phòng ngừa làm cơ bản Việc nghiên cứu và đưa ra các biện pháp phòng ngừa TNXH đã được các nhà khoa học, các tổ chức trên thế giới như: Tổ chức Liên hop

quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình kiểm soát ma túy quốc tế

của Liên hợp quốc (UNDCP), Tô chức Cảnh sát hình sự quốc tế ([NTERPOL), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đặc biệt quan tâm

và các tổ chức quốc tế đã tô chức nhiều Hội nghị, Hội thảo quốc tế để bàn luận về

vấn đề này, và cũng đã cho xuất bản nhiều ấn phâm về phòng ngừa TNXH như:

Trang 15

chính tri xã hội? Truyền thống hay hiện đại? Yếu tố trong nước hay nước ngoài góp

phan làm cho nó trầm trọng thêm hay nhẹ đi? Phương thuốc chữa trị của nó là gì?

Liệu có thể loại bỏ nó ra khỏi xã hội loài người? Cách thức phòng chống ra sao?

Hậu quả của nó để lại như thế nào?” Tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau, các công

trình này chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam

Trong bối cảnh đất nước chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã

hội, quá trình chuyên sang cơ chế thị trường bên cạnh những diễn biến tích cực,

cũng cần phải xem xét những hệ lụy tiêu cực của nó, trong đó có vấn đề nảy sinh

nhiều TNXH Qua thống kê và báo chí, ta được biết nhiều về thực trạng các tội

hình sự, các tệ nạn gây nhiều hậu quả đáng kể như: cờ bạc, rượu chè, n hút, mại dâm, bạo lực Tình hình đó gây nên sự quan ngại cho các cơ quan

có trách nhiệm cũng như của người dân Từ nhu cầu thực tế nói trên, nước ta trong

những năm gần đây các tổ chức, các nhà khoa học, các nhà tội phạm học, các nhà nghiên cứu chuyên môn, Bộ công an, Bộ Lao động - Thương binh Xã hội, trung tâm

Khoa học nhân văn quốc gia, đã có không ít những công trình khoa học về TNXH

dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau nhằm làm sáng tỏ các vấn để như khái niệm

và bản chất của TNXH, các dấu hiệu của nó dưới góc nhìn khoa học pháp lý phục vụ cho thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng chống TNXH trên thế giới và Việt

Nam Các tác giả đã chỉ ra được những tác hại và hậu quả nghiêm trọng mà TNXH

gây ra đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, làm xói mòn truyền thống,

thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, cộng

đồng và xã hội Những nghiên cứu này đã góp phần trang bị kiến thức, giáo dục ý thức cho người dân, đặc biệt là tằng lớp thanh thiếu niên, thế hệ trẻ hiểu về tác hại

nghiêm trọng của TNXH và cách phòng tránh Đồng thời là cơ sở lý luận giúp cho

các nhà có thâm quyền đề ra các chủ trương, giải pháp và những quy định về phòng chống TNXH

Thời gian gần đây đã có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về biện pháp quản

lý giáo dục phòng ngừa TNXH ở các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông,

Trung cấp nghề với các đối tượng, phạm vi khác nhau như: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở

quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng" của Tác giả Nguyễn Minh Sơn (2014);

“Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trưởng Trung học cơ sở huyện Giao Thủy, Nam Định”, Tác giả Tô Mạnh Hùng (2017);

Trang 16

“Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các

trường Trung học phô thông Thành phó Pleiku, tỉnh Gia Lai”, tác giả Nguyễn Tuyết

Phuong (2015) Riêng trường Đại học An Giang đến nay vẫn chưa có đề tài nào

nghiên cứu về vấn đề này Chính vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp quản lý

phòng ngừa TNXH cho SV ở Trường Đại học An Giang là vấn đề cắp thiết và có

nghĩa thực tiễn

1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý; quản lý giáo dục; quản lý nhà trường 1.2.1.1 Quản lý

Quan lý đã xuất hiện và cùng tồn tại với sự phát triển của xã hội loài người

Quản lý là một thuộc tính gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn, nó xuất phát từ nhu

cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, dân tộc, trong mọi thời đại

Hoạt động quản lý là sự tác động có tổ chức, định hướng, có chủ đích của

chủ thế quản lý đến đối tượng và khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm sử dụng

hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tô chức, làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích trong điều kiện môi trường luôn biến động

Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý:

Theo quan niệm truyền thống: Quản lý là quá trình tác động có ý thức của

chủ thể vào bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, tìm kiếm các biện pháp tác động đẻ bộ máy đạt đến mục tiêu xác định

Theo quan niệm hiện nay: Quản lý là hoạt động có phối hợp nhằm định

hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu

Theo từ điển Việt Nam (NXB Giáo dục - 1998): “Quản Ii là 16 chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị My Léc cho ring: “Hoat động

quản lý là hoạt động có định hướng, chủ đích và chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tố chức” [10]

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản

việc huy động, phát động, kết hợp, sử dụng, điều chính, phối hợp, điều phối các

là sự tác động của chủ thể quan ly trong

nguôn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực)

một các tối wu nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất " [1S]

Trong quản lý, khách thể là những con người có các mối quan hệ đa dạng và

Trang 17

phức tạp Nhiệm vụ của người quản lý là biến các mối quan hệ đó thành những yếu

tố tích cực, hạn chế xung đột và tạo nên một môi trường thuận lợi đề thực hiện mục tiêu quản lý Đề thực hiện được mục tiêu đã đề ra, nhiệm vụ của người quản lý là

phải sắp xếp các nguồn lực của tô chức một cách khoa học và sáng tạo khi xử lý các

mối quan hệ, các tình huống cụ thể trong hoạt động của tổ chức Với ý nghĩa đó,

quản lý là cả một nghệ thuật Tuy nhiên, để có được cái nghệ thuật ấy, đòi hỏi nhà

quản lý phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý đề có thê vận

dụng một cách sáng tạo, hiệu quả trong mọi điều kiện thực tế

Từ quan niệm trên có thể hiểu: Quản lý là quá trình tác động liên tục có tổ

chức, có định hướng của chủ thể quản ly lên khách thể quản lý về các mặt chính tri,

kinh tế, văn hóa, xã hội bằng một hệ thống các luật lệ chính sách, nguyên tắc,

phương pháp và biện pháp cụ thể làm cho tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu quản lý

Bản chất của hoạt động quản lý là phát huy nhân tố con người thông qua các

biện pháp dự đoán và lập kế hoạch, tô chức, chỉ đạo, điều khiển, công tác phối hợp

và kiểm tra đánh giá Do đó, yêu cầu đặt ra cho những người làm công tác quản lý là không chỉ giỏi về văn hóa, am hiểu về chuyên môn, có phẩm chất chính trị đạo

đức mà còn phải là người được đào tạo, bồi dưỡng về khoa học quản lý, nghệ thuật

quản lý, năng lực tổ chức và tận tâm với công việc

Quản lý không đơn giản chỉ là khái niệm, nó là sự kết hợp của 3 phương diện Thứ nhất, thông qua tập thể để thúc đây tính tích cực của cá nhân

'Thứ hai, điều hòa quan hệ giữa người với người, giảm mâu thuẫn giữa hai bên 'Thứ ba, tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm những, việc mà một cá nhân không thể làm được, thông qua hợp tác tao ra giá trị lớn hơn

giá trị cá nhân - đó là giá trị tập thê

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Nếu nói giáo dục là hiện tượng xã hội, vĩnh hằng thì cũng có thể nói như

thế về quản lý giáo dục Như đã biết, mục đích giáo dục cũng chính là mục đích

của quản lý Đây là mục đích có tính khách quan vận động và phát triển với tư cách là một hệ thống

Quản lý giáo dục là quản lý hệ thống giáo dục bằng sự tác động có mục đích,

có kế hoạch, có ý thức, sự tuân thủ các quy luật khách quan và những chủ thể quản lý giáo dục lên toàn bộ mắt xích của hệ thống giáo dục, nhằm đưa hoạt động giáo dục của hệ thống đạt tới mục tiêu giáo dục hay xây dựng và hoàn thiện nhân cách người

Trang 18

lao động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát

trién cu thé

UNESCO cho ring: “Quén ly gido dục là cách thức điều hành hệ thống giáo

dục, nhất là cách thức mà chúng ta áp dụng quyết định sự vận hành của hệ thống

giáo dục và tắt cá các cầu phân và hoạt động của hệ thống ° [30]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản jý giáo đục là hệ thống những tác

động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ

thống vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các chính sách

của nhà trường XHCN Vigt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế

hệ trẻ, đưa hệ thông giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiền lên trạng thái vẻ chất" [21]

Tác giả Dang Quốc Bảo cho rằng:

Muản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là

hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công

tác đào tạo thể hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội ” [3]

Theo tác giả Trần Kiểm thì “Quản lý giáo dục” có thể xem ở hai cắp độ khác

nhau, đó là vĩ mô và vi mô:

Ở cấp độ vĩ mô: “Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có

ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý

đến tắt cả các mắt xích của hệ thống (từ cắp cao đến các cắp của cơ sở giáo dục

của nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo đục và đào tạo thể hệ trẻ theo yêu cầu của xã hột" [1§]

Ở cấp độ vi mô: “Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có

ÿý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thể quản lý

đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường ” [I8]

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là

hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đây mạnh công

tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội ” [3]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống những tác

động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của

nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình day học, giáo dục thế hệ

trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái về chất” [21]

Trang 19

Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: Quán hj giáo dục là hệ thống hoạt động, điều hành, phối hợp, có kế hoạch, có mục đích của chủ thê quản lý đến khách thê quản

lý nhằm điều khiển các thành tô vận hành tối tu đúng theo chức năng, đảm bảo cho quá trình giáo dục đạt được mục đích, mục tiêu đã xác định với hiệu quả cao nhất

1.2.1.3 Quan

‘Trang hoc là một bộ phận của xã hội, là tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống

thà trường

Giáo dục quốc dân Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm của nhà trường, mọi hoạt động phức tạp, đa dạng khác đều hướng vào hoạt động trung tâm này

Quản lý nhà trường về bản chất là quản lý con người Điều đó tạo cho các

chủ thể (người dạy và người học) trong nha trường một sự liên kết chặt chẽ Cho nên, quản lý nhà trường không chỉ là trách nhiệm riêng của người hiệu trưởng, mà là trách nhiệm chung của tắt cả các thành viên trong nhà trường

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “7rưởng học là một thiết chế xã hội trong đó

diễn ra quá trình đào tạo giáo dục với sự hoạt động tương tác của hai nhân t6 Thay

ng

- Trò Trường học là một bộ phận của cộng đông và trong guỗng máy của hệ tÍ

giáo dục quốc dân, nó là đơn vị cơ sở ".|[3]

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trưởng, quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường lỗi giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục dé tiến tới mục tiêu

giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục và th hệ trẻ và đối với từng học

sinh”, [13]

Hoạt động trọng tâm của nhà trường là dạy - học và giáo dục Quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy và lao động học tập của trò diễn ra trong quá trình dạy học và giáo dục để đạt đến mục tiêu giáo dục của

hệ thống giáo dục bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tô

chức, chỉ đạo, kiểm tra Vì vậy, người quản lý phải trả lời được câu hỏi: Quản lý để làm gì? Đạt đến mục đích gì? Quản lý giáo dục trong xã hội ta hiện nay là hướng tới

ễ¡ dưỡng nhân tài Õ cấp độ nhân cách,

việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,

quản lý giáo dục là quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách

Từ cơ sở lý luận trên, có thể hiểu:

Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tô chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng

như huy động tối đa các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo duc va dao tao

Trang 20

trong nhà trường, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của xã hội

1.2.2 Tệ nạn; tệ nạn xã hội; tệ nạn xã hội trong trường học 1.2.2.1 Té nan

Tệ nạn là những thói quen xấu và có hại tương đối phổ biến trong xã hội

Điển hình như rượu chè, cờ bạc, ma túy, mại dâm, cá độ

1.2.2.2 Tệ nạn xã hội

'TNXH là các hiện tượng xã hội có tính phổ biến trong xã hội có giai cấp biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật,

gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội, cản trở sự tiền bộ xã hội của

nên văn hóa lành mạnh

Xét về phương diện ngôn ngữ học: TNXH về bản chất trước hết được xem là

"tệ - là một thói quen xấu phổ biến, lây lan nhanh và rộng; “nạn” là hiện tượng có

hại cho xã hội, có tinh chat phổ biến

rõ về chuẩn mực xã

Để hiểu rõ khái niệm này, trước hết chúng ta sẽ tim hié

hội và sai lệch chuẩn mực xã hội

Chuẩn mực xã hội là tập hợp các yêu cầu hoặc sự mong đợi mà cộng đồng xã

hội (nhóm, tổ chức, giai cắp, xã hội) đưa ra nhằm tạo lập các khuôn mẫu, hành vi và hành động cho các thành viên của mình Chuẩn mực xã hội được biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ (pháp luật, nội quy, hương ước) hay bắt thành văn

Khoa học xã hội chia chuẩn mực xã hội thành:

Chuẩn mực xã hội bắt buộc: Phổ

trừng phạt công khai

n cho toàn xã hội và gắn với nó là sự

Chuẩn mực xã hội mong đợi: Phổ biến cho toàn xã hội nhưng mang tính đặc thù cho các nhóm xã hội

Sai lệch xã hội có thể hiểu là sự vi phạm các chuẩn mực hoặc các quy tắc đã được chấp nhận của một nhóm xã hội hay của một xã hội quy định Hành vi sai lệch

xã hội trái với sự mong đợi của cộng đồng, phá vỡ trật tự của đời sống xã hội, đối

lập với hành vi của người bình thường

Có thể chia sai lệch xã hội làm hai loại:

Sai lệch tích cực: Là những hành vi thiếu bình thường so với chuẩn mực xã hội thực tế, nhưng nó diễn ra theo hướng thực hiện khuôn mẫu, tác phong, lý tưởng

mà đa số con người trong xã hội đang muốn hướng tới

Trang 21

Sai lệch tiêu cực: Là những hành vi không được tán thành trong thực tế xã

hội, thường là những khuôn mẫu tác phong dưới chuẩn mực văn hóa, những hành vỉ như thế thường bị xã hội lên án

'TNXH có những đặc trưng cơ bản sau

~ Là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội (chuẩn mực về truyền thống

văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, đạo đức, pháp luật )

~ Là các hành vi mang tính phổ biến, lặp đi lặp lại nhiều lần, không phải là

hiện tượng đơn lẻ, cá biệt mà có xu hướng phát triển, lây lan nhanh chóng trong xã hội, có nguy cơ trở thành tội phạm Đây là đặc trưng nỗi bật của TNXH

~ Là xảy ra trong một phạm vi nhất định ở một địa phương, một tằng lớp xã

hội, có nhiều chủ thể tham gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp ~ Là gây hậu quả nghiêm trọng, có tính chất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát

triển của xã hội trong mọi lĩnh vực Tính chất nguy hiểm của TNXH là gây ra thiệt

hại trên tắt cả các lĩnh vực (kinh tế, xã hội, tư tưởng, tình cảm, chính trị, đạo đức, lối

sống, truyền thống, văn hóa ) Đôi khi nó còn tác động mạnh mẽ đến các thế lực

một xã hội

Ta có thể khái quát chung về TNXH từ những trình bày trên như sau: TNXH là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai lệch chuẩn mực

xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống

lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể mang đến những hậu quả nghiêm trọng cho từng cá nhân, gia đình và cả xã hội

Nhu vậy có thê nói, TNXH là một vấn đề cấp bách, đã và đang gây ra những

hậu quả tiêu cực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước, làm băng hoại đạo đức, l

sống, nhân cách, sức khỏe của con người Để

ôn định và phát triển xã hội, điều quan trọng đầu tiên là phải quyết tâm đấu tranh

ngăn chặn các loại TNXH

1.2.2.3 Tệ nạn xã hội trong nhà trường

‘TNXH trong nhà trường là những hành vi vi phạm pháp luật, sai phạm so với chuẩn mực xã hội và những hành vi đó lại xảy ra trong trường học (Chuẩn mực xã hội được quy định bởi hiến pháp, pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước; bởi truyền thống đạo đức, bản sắc văn hóa dân tộc; bởi hương ước của làng xã hoặc quy định, nề nếp của một dòng họ )

'TNXH trong nhà trường gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu

đến kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, SV, gây mắt an ninh trật tự, an toàn

Trang 22

trong nhà trường và khu vực; phá vỡ những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, băng

hoại về đạo đức, tắt yếu dễ dẫn đến lây nhiễm HIV - AIDS, trộm cắp, cờ bạc, lô đề

Những hành vi vi phạm pháp luật này không chỉ xuất hiện ở một số ít học sinh, SV và vi phạm không chỉ một lần mà có khi lặp lại nhiều lần và mang tính phổ

biến; mà có ở nhiều nhóm học sinh, SV Càng ngày những sai phạm càng lan rộng một cách nhanh chóng gây khó khăn cho nhà trường trong việc quản lý học sinh, SV 1.2.3 Phòng, ngừa tệ nạn xã hội

Hezhaofa đã viết “Ma túy, mại dâm, cờ bạc, buôn lậu là mối độc hại lớn của xã hội đó, nó cũng là căn nguyên của mọi tội phạm khác trong xã hội ” [32]

Trước tình hình TNXH gia tăng và chuyển biến phức tạp, việc phòng, ngừa

TNXH có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an ninh toàn quốc và phát

triển đất nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay Đảm bảo an ninh trật tự nói chung, và phòng, ngừa TNXH nói riêng là góp phần tạo nên nền móng vững chắc cho sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đắt nước Để làm được những điều đó thì việc

đưa ra những biện pháp cụ thể dé phòng, ngừa những hành vi vi phạm của TNXH là

không thể thiếu

Phòng ngừa TNXH là gì? Là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống

TNXH và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến TNXH Phòng ngừa

TNXH là nhiệm vụ của toàn xã hội, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục,

bằng nhiều biện pháp đồng bộ, tích cực và triệt để Đối với thanh thiếu niên, đặc

biệt đề cao việc phòng ngừa, ngăn chặn TNXH xâm nhập vào nhà trường, xem đây

là nhiệm vụ trọng yếu Việc phòng ngừa TNXH có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân, gia đình và cả cộng đồng Như vậy phòng ngừa TNXH là một vấn đề cấp

bách cần được quan tâm kịp thời của các cấp, các ngành và của toàn xã hội Phòng

ngừa tốt sẽ tránh được thảm họa cho bản thân, gia đình và cộng đồng

1.2.4 Quản lý công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội

Từ các định nghĩa về giáo dục, phòng ngừa TNXH, quản lý, quản lý giáo dục, ta có thể hiểu: Quản lý công tác giáo dục phòng ngừa TNXH là tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong việc huy động, tổ chức, phối hợp, chỉ

đạo, sử dụng, điều chinh, giám sát một cách có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực), góp phần phát triển toàn diện nhân cách của đối tượng quan ly theo

mục tiêu của tô chức đặt ra VỀ bản chất, quản lý công tác giáo dục phòng ngừa

TNXH là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý vào quá trình hoạt

Trang 23

động bằng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, điều chinh nhằm thực hiện tốt

mục tiêu của công tác phòng ngừa TNXH Mục tiêu của quản lý công tác phòng

ngừa TNXH là quá trình vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả và có chất lượng, mục tiêu này bao gồm:

Về

có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục phòng ngừa TNXH,

ân thức: Giúp cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp, mọi tổ chức xã hội

nắm vững được quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác phòng ngừa TNXH

trong giai đoạn hiện nay

'Về thái độ: Giúp cho mọi người có ý thức sống lành mạnh, trong sạch, không

xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội,

ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh chống lại những việc làm trái pháp luật, có

thái độ tích cực với các hoạt động phòng ngừa TNXH

'Về hành vi: Tích cực tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phòng ngừa TNXH, *Nói không với các loại TNXH”

Quản lý công tác giáo dục phòng ngừa TNXH là đây mạnh các hoạt động

tuyên truyền, các chức năng quản lý bằng các biện pháp quản lý có sức ảnh hưởng

tích cực đến mọi người đề hình thành cho họ những nhận thức, quan điểm, thái độ

và cách phòng tránh

Hậu quả mà các loại TNXH gây ra là hết sức to lớn Công tác giáo dục phòng ngừa TNXH là một quá trình sư phạm có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch và được kiểm tra chặt chẽ, thông qua hệ thống các phương pháp, hình thức hoạt

động nhằm làm cho SV nhận thức được những tác hại, những hậu quả nghiêm trọng mà TNXH có thể đem lại, từ đó lại các loại TNXH 1.3 Những vấn đề lý luận chung về tệ nạn xã hội ip các em tránh xa và có ý thức đấu tranh chống 1.3.1 Các đặc trưng của tệ nạn xã hội 1.3.1.1 Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật

Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà

nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp

thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với thực tế

khách quan của đời sống kinh tế xã hội, được Nhà nước đảm bảo thực hiện và bảo vệ

bằng các biện pháp tô chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế của bộ máy Nhà nước

Hành vi vi phạm pháp luật trái với quy định được xác định trong quy phạm pháp luật

Trang 24

(quy tắc xử sự hành vi) Các hành vi vi phạm pháp luật có thể khác nhau về mức độ vi phạm và hậu quả hành vi đó gây ra, nhưng chúng đều có điểm chung là tính chất

xã hội của hậu quả đó, gây thiệt hại đến lợi ích của giai cấp, nhóm xã hội hoặc thậm

chí là cả xã hội

1.3.1.2 Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch có tính chất phô biến đối với các chuẩn mực đạo đức xã hội

Hành vi sai lệch là hành vi của cá nhân hay nhóm xã hội vỉ phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội tức là các

hành vi gây cản trở, ảnh hưởng đến sự phát triển và tiến bộ xã hội, đến truyền thống, văn

hóa, đạo đức, phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục của dân tộc Tuy nhiên, để có thể gọi là TNXH thì các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội phải mang tính phổ bị

không là một vài cá nhân, những hành động đó có xu hướng lây lan trên diện rộng Đây là đặc trưng riêng của TNXH để phân biệt với các hiện tượng xã hội khác chứ 1.3.1.3 Tệ nạn xã hội là những hiện tượng nguy hiểm cho xã hội 'TNXH là những vấn nạn tiêu cực, nhức nhị không chỉ cho bản thân của người tạo ra nó mà còn mang đến những rắc rồi, đau khổ

gây ra những hậu quả khôn lường cho những người thân và cho toàn xã hội Thiệt hai do TNXH dem lai có khi là những, thiệt hại về vật chất có thé tinh toán được, nhưng cũng có khi là những thiệt hại về mặt xã hội khơng thể tính tốn được, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng vẻ kinh tế, văn hóa,

chính trị, đạo đức, tư tưởng thậm chí nếu không được quan tâm giải quyết kịp thời

sẽ dẫn đến hệ lụy là hao mòn nguồn lực xã hội, đưa xã hội đến chỗ suy vong, kiệt quệ 1.3.2 Các loại tệ nạn xã hội

TNXH rat đa dạng, tùy thuộc vào cách xem xét của từng quốc gia, nhưng có

một điểm chung là hầu hết các nước đều chia TNXH thành 2 nhóm phô biến:

Nhóm TNXH ngoài xã hội: Mại dâm, nghiện ma túy, bạo lực gia đình, xâm

ie

phạm tình dục trẻ em, buôn bán phụ nữ trẻ em, cờ bạc, số

Nhóm TNXH trong thiết chế bộ máy Nhà nước, trong các Tô chức kinh tế -

xã hội: Tham ô, tham nhũng, lạm dụng chức vụ

'TNXH đang là vấn đề nóng bỏng, nhức nhối, ảnh hưởng xấu đến đời sống và

an ninh trật tự xã hội, là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới, dù

là các nước phát triển, đang phát triển hay kém phát triển

Trang 25

1.3.3 Những ảnh hướng tiêu cực của tệ nạn xã hội

1.3.3.1 Ảnh hướng đến an ninh trật tự xã hội

TNXH là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mắt trật tự an toàn xã

hội TNXH có mối liên hệ chặt chẽ với các loại TNXH khác và là mầm méng sinh

ra tôi phạm, đe dọa đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội Thực tế cho thấy các băng nhóm tội phạm ngày càng trở nên manh động và liều lĩnh, chúng sẵn sàng

bắt chấp hậu quả đề thực hiện bằng được hành vi trái pháp luật của mình, gây hoang

mang dư luận

1.3.3.2 Ảnh hướng đến sức khỏe con người

TNXH là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật nguy hiểm, hủy hoại nghiêm trọng đến sức khỏe con người như HIV/AIDS, giang mai, lậu,

m gan

B làm tan vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, làm kiệt quệ tinh thần của những

người bị lây nhiễm Những người mắc phải TNXH rất dễ bị kích thích, hay gặp ảo

giác, không khống chế được bản thân và tắt yếu rat dễ đi đến con đường phạm tội

1.3.3.3 Ảnh hưởng đến văn hóa, đạo đức, lối sống

Với sức ảnh hưởng mang tầm lây lan nhanh của TNXH hiện nay, các giá trị truyền thống cốt lõi, thuần phong mỹ tục của đất nước đang ngày càng bị đe dọa

nghiêm trọng TNXH đang từng ngày len lỏi vào từng gia đình, từng tế bảo của xã hội,

đây các nạn nhân vào con đường cùng, gây ra những cảnh ly tán, tù tội, tàn sát lẫn

nhau, giá tri con người đang dần bị hạ tháp, nhân cách con người đang dần bị đánh mắt

1.3.3.4 Ảnh hưởng về kinh tế

Tệ nạn ma túy gây thiệt hại lớn về kinh tế cho đất nước Trong những năm gần đây, TNXH ở nước ta ngày càng có chiều hướng gia tăng và phát triển phức

tạp Chỉ tính riêng tệ nạn ma túy, theo số liệu báo cáo của Bộ Cơng an, tồn quốc

hiện có 210.751 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tuy nhiên số người nghiện

ma túy và tội phạm ma túy tiếp tục gia tăng và ngày càng khó kiểm soát, thậm chí

con số thực tế có thể còn nhiều hơn nữa Số tiền mà những con nghiện phải bỏ ra

phục vụ cho nhu cầu bản thân trong một năm khoảng từ 2.000 đến 4.000 tỉ đồng,

một con số đáng phải suy ngẫm Hằng năm, các tỉnh, thành phố phải đầu tư hàng

ngàn tỉ đồng để xây dựng các Trung tâm phục hồi nhân phẩm, Trung tâm cai nghiện

ma túy, Trung tâm nuôi dạy thanh thiếu niên hư hỏng, Trung tâm cứu hộ, Trung tâm cai nghiện game Đây thực sự là số tiền không nhỏ so với tổng thu nhập của nền

kinh tế quốc dân hiện nay

Trang 26

1.3.3.5 Ảnh hướng đến chính trị

Ở các nước đang phát triển và chậm phát triển, TNXH không những gây cản trở và ảnh hưởng đến đường lối lãnh đạo chính tị, mà còn ảnh hưởng đến sự ôn định

và phát triển của xã hội Các vụ án lớn

tâm lý người dân, làm cho quần chúng nhân dân mắt lòng tin vào một bộ phận cán bộ lội phạm và TNXH đã gây hoang mang đến Đảng viên giữ trọng trách trong công tác phòng ngừa tôi phạm và TNXH, làm cho nhân dân chưa thật sự tin tưởng vào Đảng, vào chế độ chính trị của Nhà nước

1.3.4 Các dạng tệ nạn xã hội trong nhà trường 1.3.4.1 Tệ nạn ma túy

Ma túy ngày nay không còn là vấn đẻ của riêng mỗi quốc gia mà nó đã trở

thành vấn đề toàn câu, là một hiểm họa khôn lường không chỉ cho một dân tộc mà

còn là hiểm họa chung cho cả xã hội loài người

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): “Ma aúy là thực thể hóa học hoặc thực

thể hôn hợp, khác với những cái được đòi hỏi để duy trì một sức khỏe bình thường

Việc sử dụng những chất đó sẽ làm thay đổi chức năng sinh học và có thể là cả cấu

trúc vật chất của con người " [32]

Các chuyên gia hàng đầu Liên hợp quốc về ma túy đưa ra các dấu hiệu nhận biết về ma túy như sau: “Ma fúy là các chất hóa học có nguôn gốc tự nhiên và nhân

tạo, khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý

thức và tri tuệ, làm cho con người phụ thuộc vào chúng, gây nên những tồn thương,

cho từng cá nhân và cộng đông Do vậy, việc vận chuyển, mua bán sử dụng chúng

phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của cơ quan bảo vệ pháp luật ” [33]

Luật phòng chống ma túy của Việt Nam được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8

thông qua ngày 9/12/2000, Điều 2 của luật ghi rõ: “Ma túy là các chất gây nghiện,

chất hướng thần được quy định trong các danh mục do chính phú ban hành " [25] - Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện

đối với người sử dụng Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc

gây áo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện

Ma túy gây ra nhiều tôn hại cho sự phát triển của con người và xã hội, là mối

hiểm họa chung của toàn nhân loại Tại diễn đàn Liên hợp quốc, Boutros Gali - nguyên tổng thư ký Liên hợp quốc đã khuyến cáo và nhấn mạnh: “?zong những

năm gân đây, tình trạng nghiện hút ma túy đã trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân

Trang 27

loại Không một quốc gia, không một dân tộc nào thoát ra khỏi vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma túy gây ra Ma túy làm gia tăng bạo lực, tội phạm, tham những, làm cạn kiệt nguồn nhân lực, tài chính,

việc phát triển kinh tế xã

iy diệt những tiềm năng quý báu khác mà lề ra phải được huy động cho

đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người Ma túy dang

làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui của nhiều gia đình,

gây xói mòn đạo lý, kinh tế xã hội Nghiêm trọng hơn, ma túy còn là tác nhân chủ

yeu dan dén lay lan cain bénh thé ki HIV/AIDS” [33]

Trước tình thế vô cùng nguy hại đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyế

06/CP ngày 29/01/1993 về “Phòng chống và kiểm soát ma túy”, nhằm thể chế hóa

công tác phòng chống ma túy; ngày 9/12/2000, Quốc hội khóa X đã thông qua luật

Phòng chống ma túy Đây là cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng chống ma túy

ở nước ta

1.3.4.2 Tệ nạn mại dâm

Mại dâm là một hiện tượng xã hội biểu hiện các sự sai lệch về chuẩn mực trong xã hội Theo nhà xã hội học người Pháp E Durkheim thì tệ nạn mại dâm cũng

giống như tự sát, là dấu hiệu của một xã hội loạn kỷ cương Theo Bách khoa toàn

thư về nhà nước và pháp luật của Liên Xô cũ đã đưa ra định nghĩa: “Mại đâm là

việc mua bán thân thể của mình để làm đối tượng thỏa mãn tình dục ” Theo từ điển

Bach khoa Việt Nam, khái niệm về mại dâm như sau: “Là &iếm tiền bằng các kiều

quan hệ tình dục (đồng giới tính, khác giới tính )” [15] Tại Điều 3, Chương 1,

Pháp lệnh phòng chống mại dâm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày

17/3/2003 giải thích: “Mại đâm là hành vi mua đâm, bán dâm ” [31] Mại dâm có các đặc trưng:

Có sự thỏa thuận của hai bên về nhu cầu tình dục thông qua việc giao hợp

hoặc các hình thức làm tình khác

‘Thoa man tình dục thông qua quá trình mua bán dâm

Hành vi thỏa mãn tình dục thực hiện ngoài phạm vi tình yêu chân chính Vậy những đi

Căn cứ vào tính chất của các hành vi, có thể thấy đối tượng tham gia vào tệ

tượng tham gia vào tệ nạn mại dim la ai? nạn mại dâm như sau:

Người bán dâm - thường được gọi là gái bán dâm hoặc gái bán hoa

Người mua dâm - hay còn gọi là khách mua dâm hoặc khách làng chơi

Trang 28

Người chứa gái mại dâm - còn được gọi là chủ chứa

Người môi giới mại dâm - là người trung gian thực hiện hành vi mua, bán dâm cho các bên liên quan

Người làm bảo kê mại dâm - còn gọi là bảo vệ, vệ sĩ

Như vậy, có thể định nghĩa tệ nạn mại dâm như sau: Aại đâm là những hành

vỉ được thỏa mãn nhằm thực hiện quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất nhất định (tiền hoặc vật chất) ngoài phạm vi hôn nhân

Mại dâm là một TNXH, gây hậu quả nghiêm trọng Nó không chỉ hủy hoại

sức khỏe, phá hoại hạnh phúc của nhiều gia đình, mà còn ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc, băng hoại đạo đức, lối sống của một bộ

phân dân cư, đặc biệt là tằng lớp thanh thiếu niên Tệ nạn mại dâm có liên hệ chặt

chẽ với các loại tệ nạn khác, đặc biệt là tệ nạn ma túy và là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS

1.3.4.3 Tệ nạn cờ bạc, trộm cắp

Theo từ điển 1g tién" [28]

Nạn cờ bạc đã xuất hiện từ lâu đời Trên thể giới, nhiều quốc gia đã tổ chức và ng Việt: “Cở bạc là trò chơi ăn thua

cho hoạt động hợp pháp các sòng bạc để thu thuế Ở Việt Nam, cờ bạc đã tồn tại từ

xưa, biểu hiện là khi có các trò chơi giải trí thì một số người đã lợi dung để tổ chức

đánh bạc, cá cược nhằm thu lợi bắt chính Ngày nay, mặc dù chúng ta có nhiều biện

pháp ngăn chặn nhưng tệ nạn này vẫn lét lút xảy ra với nhiều hình thức tỉnh vi hơn Cờ bạc là một trong những loại TNXH rất nguy hiểm, riêng trong giới SV nó

đã cướp đi biết bao tiền bạc, ước mơ, hoài bão, tương lai tươi sáng của rất nhiều cá nhân Chính vì vậy, giới trí thức trẻ, những chủ nhân của tương lai hãy là những

người sáng suốt, nhìn nhận thấu đáo sự nguy hiểm của các hình thức cờ bạc đề tránh

xa và giữ cho mình một tương lai tốt đẹp

Tại Điều 10 trong “Quy định những biện pháp cấp bách bài trừ một số

TNXH nghiêm trọng " [34], đã chỉ ra các hành vi đánh bạc bao gồm:

Đánh bạc dưới hình thức: Xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, ba cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế và các loại hình thức khác

Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử

Trong những năm gần đây, Internet và công nghệ cao phát triển như vũ bão đã

tác động rất mạnh mẽ đến giới trẻ Bên cạnh những mặt tích cực mà công nghệ thông

Trang 29

chat, nghiện game, chìm đắm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống thực tế Đã xảy ra nhiều vụ tội phạm hình sự nghiêm trọng cũng bắt đầu từ cuộc sống ảo mà ra Mua bán số đề ñi chơi dựa vào việc đoán trước các con số nào đó” [28] Số trở thành một vấn nạn nhức nhối, đã và đang có rất nhiều người vì mê cờ bạc số dé

Š là một kiểu đánh bạc dựa vào kết quả xô số kiến thiết Hiện nay, lô đề đang

mà tan nhà nát cửa, khuynh gia bại sản

Tham gia cd cược ăn tiền trong các môn thể thao, vui chơi, giải trí (bóng đá,

đua ngựa, chọi gà, đua xe )

Trộm cắp là hành vi lấy của cải vật chất của người khác một cách lén lút, bất chính Tệ nạn trộm cắp đã có từ xưa, là hành động xuất phát từ những kẻ lười biếng

muốn được sung sướng mà không phải lao động bằng chân tay 1.3.4.4 Tệ nạn gây gỗ, đánh nhau

Ở lứa tuổi thanh niên thường hay có sự nỗi loạn, dễ bị kích động, luôn muốn

được thê hiện mình bằng nhiều hình thức Nếu có sự tác động xúi giục từ bên ngoài, họ sẽ thành lập nhóm đi đánh nhau, gây mắt trật tự an ninh công cộng Đã có nhiều

vụ án gây thương tích nghiêm trọng, thậm chí là xảy ra án mạng Các nhóm SV tình trạng “Bạo lực học đường” vẫn âm thầm diễn ra trong cuộc sống hàng ngày trong giới SV Đây là trong các trường Đại học cũng không tránh khỏi hiện tượng nà)

nỗi trăn trở cho nhà trường, gia đình và xã hội

1.3.4.5 Uống rượu bia quá mức cho phép

Ở Việt Nam, tình trạng sử dụng rượu bia quá mức cho phép đang ngày một

ống kê điều tra về vị thành niên, thanh

niên Việt Nam có kết luận: “Tỉ lệ thanh niên có uống rượu bia rất cao, chủ yếu là

gia tăng, đặc biệt là ở giới trẻ Theo một số

nam, trong đó một nhóm nhỏ say thường xuyên”

Hiện nay “nhậu” đã trở thành “mốt” và tạo nên “phong cách” của một bộ phận

SV, nhất là SV có hoàn cảnh sống xa nhà Trong các cuộc vui đã có không ít những

cuộc hỗn chiến chỉ vì một lời trách móc vô tình, một cái liếc mắt không đâu hay một

câu nói đùa vô nghĩa Việc uống rượu bia thường làm cho một số thành phần thích

thể hiện máu anh hùng, liều lĩnh bắt chấp nguy hiểm, chạy xe máy chở ba, chở bốn mà

không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng gây mắt trật tự an tồn giao thơng

Theo báo cáo của Vụ học sinh, SV (Bộ GD & ĐT) tại “Hội nghị tổng kết 5

năm thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm” thì có tới 90%

những vụ vi phạm pháp luật trong học sinh SV là do rượu, bia gây ra

Trang 30

1.3.5 Nguyên nhân của các tệ nạn xã hội trong sinh viên

1.3.5.1 Nguyên nhân tâm lý lửa tuéi, do tò mò, thích cảm giác mới lạ

Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu thanh niên về các nguyên nhân niên phạm pháp và mắc TNXH thì tâm lý lứa tuổi

4 phát, đua đòi” được xếp thứ hạng cao 75,6%

Ngoài ra, các đặc điểm của tuổi trẻ như ưa phiêu lưu, thích mạo hiểm, thích cảm

chủ yếu của thanh niên, thiế

thanh thiếu niên còn nông nổi,

giác mạnh, liều lĩnh, không làm chủ bản thân cũng là nguyên nhân dẫn đến

TNXH và tội phạm

1.3.5.2 Nguyên nhân do thiếu ý thức rèn luyện

Do không được giáo dục và định hướng đúng nên một số thanh niên thiếu ý

thức tự rèn luyện, ý thức kém, dễ bị lôi kéo bởi bạn bè xấu, không chủ động sáng suốt

phòng tránh những nguy cơ tắn công ngày càng nhiều và tỉnh vi của các loại TNXH

1.3.5.3 Nguyên nhân do ảnh hưởng của văn hóa phẩm đầi trụy

Thực tế cuộc sống hàng ngày có rất nhiều thanh thiếu niên sau khi xem băng, đĩa, sách báo, phim ảnh độc hại đã bị kích động đến mắt lý trí, hành động theo bản

năng, không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình, dẫn đến những hành đông gây nguy hại cho những người xung quanh

1.3.5.4 Nguyên nhân do nhận thức pháp luật còn hạn chế

Do thiếu sự hiểu biết về tác hại của TNXH, mức độ nguy hiểm và hậu quả

mà hành vi phạm tội của mình gây ra nên các thành phần thanh niên chỉ hành động theo cảm tính Cá biệt một số đối tượng khi bị bắt mới ý thức được việc mình vừa

làm là phạm tội nghiêm trọng

1.3.3.5 Nguyên nhân từ gia đình

Gia đình là một tế bào của xã hội, là nhân tố quan trọng thúc đây sự phát

triển của xã hội Gia đình đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế, giữ gìn,

phát huy những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc một cách bền vững cũng như đóng

góp đáng kể vào công tác giáo dục phát triển nhân cách và phòng chống TNXH

Tuy nhiên, một số gia đình lại không được trọn vẹn khi cha mẹ ly thân, ly di hoặc

một trong hai người phải đi làm ăn xa, để lại những đứa con thơ không ai quan tâm

dạy dỗ đúng mực, các em sống thiếu thốn tình cảm nên dễ có tư tưởng sa ngã, mặc kệ đời, tất yếu các em dễ trở thành miếng mỗi ngon cho những loại TNXH Đặc

biệt, ngày cảng nhiều gia đình mặc dù có điều kiện kinh tế khá giả nhưng cha mẹ lại chỉ dành thời gian cho công việc mà lơ là việc yêu thương quan tâm, quản lý con cái

Trang 31

theo chiều hướng tích cực, dù không dành thời gian để chơi với con nhưng họ sẵn

sảng bỏ số tiền lớn để chiều chuộng theo sở thích của con cái mà không tìm hiểu

xem sở thích đồ có hợp lý hay không, đôi lúc con cái phạm tội họ cũng sẵn sàng bảo

lãnh mà thiếu đi sự giáo huấn để cho con cái có được sự nhìn nhận sáng suố

những hành động của mình, điều này vô tình đây các em vào con đường phạm tội,

ăn chơi ÿ lại và mắc vào các TNXH

1.3.5.6 Nguyên nhân do nhà trường và xã hội

Công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường ở các cấp học, bậc học chưa

được chú trọng thường xuyên, chính vì vậy mà hậu quả là nhiều học sinh, SV thiếu kiến thức về pháp luật, hoặc hiểu không đúng dẫn đến tình trạng phạm tội vì mắc

các loại TNXH

1.3.5.7 Mặt trái của cơ chế thị trường và những tác động của môi trường xã hội Cơ chế thị trường thúc đẩy nền kinh tế, xã hội phát trin, đời sống người dân

được cải thiện về mọi mặt, đất nước đang từng bước khẳng định mình trên chính trường

quốc tế, tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì vẫn tồn tại những bắt cập như: một số

thành phần làm những công việc bắt chính, kiếm tiền phi pháp bắt chấp mọi thủ đoạn,

thậm chí có thê gây ra tội ác giết người Ngồi ra, mơi trường xã hội không lành mạnh,

các hiện tượng tiêu cực vẫn tồn tại và chưa được ngăn chặn, day lùi nên tác động tiêu cực

đến việc tu dưỡng, rèn luyện của SV Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, phần lớn những

người sa vào con đường TNXH là do môi trường xã hội và gia đình tác động mạnh đến sự phát triển của nhân cách Một nguyên nhân quan trọng nữa là công tác giáo dục kỹ

năng sống cho thanh thiếu niên ở một số cơ sở giáo dục chưa thực hiện triệt để, sâu sát, chưa hiểu được tâm tư nguyện vọng của lớp trẻ là như thế nào, nên chưa giúp cho các em

định hình nhân cách, xác định tương lai, tiếp cận lối sống văn minh

1.4 Công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường Đại học 1.4.1 Tầm quan trọng của công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường Đại học

Việc phòng ngừa TNXH có ý nghĩa rất lớn cho từng cá nhân, gia đình và xã hội, làm tốt công tác phòng ngừa TNXH là làm tốt công tác phòng chống, ngăn

chặn, đấu tranh chống các loại TNXH, và có biện pháp kiểm soát các hoạt động có

thé lây lan gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân

Đối với cá nhân, công tác phòng ngừa TNXH giúp cho mỗi người có được

nhận thức đầy đủ, đúng đắn về những tác hại mà TNXH có thể đem lại cho bản thân

Trang 32

và gia đình, từ đó có thái độ, hành vi tích cực tránh xa các tệ nạn đó, rồi bản thân mỗi cá nhân cũng có thể là một tuyên truyền viên tích cực trong công tác phòng

ngừa TNXH, góp phần xây dựng một xã hội an toàn, tốt đẹp

Đối với gia đình, nếu làm tốt công tác phòng ngừa TNXH sẽ góp phần làm

cho hạnh phúc gia đình bền vững hơn, kinh tế ổn định và ngày càng phát triển

Đối với xã hội, thực hiện tốt công tác phòng ngừa TNXH góp phần xây dựng

một xã hội ôn định, an ninh trật tự được đảm bảo, đời sống tinh thần của người dân

thoải mái, thúc đây công cuộc phát triển đất nước được thuận lợi hơn

'Với tầm quan trọng như thế, công tác phòng ngừa TNXH không chỉ là trách

nhiệm của từng cá nhân, gia đình hay cơ quan chức năng, mà nó đòi hỏi sự chung

tay góp sức của mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội, các cắp các ngành, đặc biệt là

ngành giáo dục nên có những hoạt động phổ biến nhằm nâng cao nhận thức và kiến

thức cho SV về tác hại, ảnh hưởng tiêu cực của TNXH đối với cộng đồng Khi đã

nhận thức đầy đủ về vấn đề, SV sẽ thấy rõ trách nhiệm của bản thân, chủ động trong

việc phòng ngừa, không để bị lôi kéo, dụ dỗ vào con đường TNXH, đồng thời có thái độ và hành động tích cực tham gia tuyên truyền, đấu tranh phòng ngừa các TNXH, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh

1.4.2 Nội dung, phương pháp và con đường giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên Trường Đại học

1.4.2.1 Nội dung công tác giáo dục phòng ngừa Tệ nạn xã hội cho sinh viên

Nội dung giáo dục là hệ thống kiến thức toàn diện, là một thành tố trong cấu trúc hết sức quan trọng của quá trình giáo dục Nội dung này được xây dựng trên cơ sở các mục đích đã được xác lập Công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cần tập trung vào các nội dung sau:

~ Tuyên truyền về những tác hại mà TNXH có thê gây ra

~ Tuyên truyền quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác phòng ngừa TNXH

~ Tuyên truyền giáo dục việc phòng ngừa, ngăn chặn TNXH xâm nhập vào học đường, bài trừ TNXH ra khỏi đ

~ Nêu gương điền hình người tốt, việc tốt trong công tác phòng ngừa TNXH

sống xã hội

1.4.2.2 Các phương pháp giáo dục phòng ngừa Tệ nạn xã hội

Các phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp phòng ngừa TNXH

nói riêng có thể phân chia thành ba nhóm phương pháp chủ yếu:

Trang 33

Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và tích lũy kinh nghiệm ứng xử xã hội của SU:

Phương pháp tạo dư luận xã hội: là hình thức biểu hiện trạng thái, ý thức xã hội

Khi một hiện tượng xã hội xuất hiện, một số người nắm bắt được, họ truyền thông tin

đi cho những người khác cùng trao đổi, tranh luận, lên án hiện tượng đó và tạo ra luồng

dư luận trái chiều tốt hoặc xấu để mọi người biết và có thái độ ứng xử phù hợp

Phương pháp giao công việc: phương pháp này chú trọng việc tổ chức các

hoạt động nhằm lôi cuốn SV vào các hoạt động đa dạng và phong phú của tập thể,

qua đó giúp SV có ý thức đầy đủ hơn về ý nghĩa của việc mình làm và tích cực

tham gia hoạt động

Phương pháp tạo thói quen: đây là phương pháp tổ chức cho SV thực hiện

đều đặn các hoạt động và có kế hoạch cụ thể, thường xuyên nhằm biến những hành

đông thành thói quen ứng xử, thành kỹ năng, kỹ xảo

Phương pháp tạo tình huống giáo dục: là phương pháp cho phép SV thoải mái thể hiện thái độ, nhận thức của mình về những vấn đề phát sinh trong thực tế ống Qua đó hình thành, củng cố những hành vi còn yếu kém, thành thạo

những kỹ năng mềm đề có thể giải quyết khó khăn kịp thời, thỏa đáng

Nhóm phương pháp hình thành ý thức (khái niệm, phán đoán, niềm tin) cá nhân của SỬ:

Phương pháp đàm thoại: sử dụng các đề tài, chủ đề liên quan đến nội dung

phòng ngừa TNXH để SV có cơ hội trao đổi, trình bày quan điểm nhằm nâng cao kiến thức, hình thành thái độ và có hành vi đúng đắn về công tác phòng ngừa TNXH

Phương pháp diễn giải: sử dụng tranh ảnh, pano, áp phích, hình vẽ để

giải thích, minh họa sao cho SV dễ nắm bắt nội dung chủ yếu của công tác phòng

ngừa TNXH

Phương pháp tranh luận Phương pháp nêu gương

Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh ứng xứ của SV: Phương pháp khen thưởng: đây là phương pháp biểu thị sự đánh

đối với hành vi ứng xử đúng đắn của SV về vấn đề phòng ngừa TNXH

Phuong pháp trách phạt: đây là phương pháp biểu thị thái độ phản đối, phê

phán những hành vi sai trái trong vấn đề phòng ngừa TNXH của SV so với những,

chuẩn mực mà xã hội quy định

Trang 34

1.4.2.3 Con đường giáo dục phòng ngừa Tệ nạn xã hội cho sinh viên * Dạy học

Tai co sở giáo dục, SV được trang một số lượng lớn tri thức, tiếp nhận được

những bài học về đạo đức, văn hóa, thâm mỹ, những quy tắc, chuẩn mực xã hội

Thông qua những thực hành trong và ngoài trường mà kỹ năng lao động trí óc và

chân tay dần được hình thành, được mở mang kiến thức, nhân cách được hoàn

thiện Dạy học là con đường giáo dục tích cực, chủ động ngắn nhất và có hiệu quả

nhất giúp thế hệ trẻ tránh được những mơ hồ, vấp ngã trên đường đời Dạy học là

con đường quan trọng nhất trong tắt cả các con đường giáo dục, do vậy quản lý

công tác giáo dục phòng ngừa TNXH nếu được tích hợp qua các môn học, được truyền đạt trong môi trường học đường thì vai trò và ý nghĩa sẽ càng được nhân đôi

* Con đường tổ chức lao động

Lao động là hoạt động hữu hiệu nhất dé phát triển năng lực và phẩm chất của

con người, gắn với hoạt động của SV và nhà trường với đời sống xã hội hiện thực

Lao động được tổ chức hợp lý, có hiệu quả để góp phần hình thành con người có nhân cách đúng đắn, biết tôn trọng người khác và cũng để hiểu rõ giá trị của lao đông đối với việc tạo lập giá trị của mỗi con người

Giáo dục phòng ngừa TNXH nếu được tổ chức thông qua các hình thức lao động “làm sạch môi trường”, ý thức được thể hiện qua hành vi, hành động trong nếp

sống cá nhân, nếp sống gia đình, nếp sống của cộng đồng sẽ đem lại hiệu quả giáo

dục ý thức cao, thiết thực và phù hợp với điều kiện, môi trường sống của SV * Con đường tổ chức các hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội là hoạt động của cá nhân trong các mối quan hệ, giao tiếp

đa dạng với cộng đồng xã hội, trong một môi trường phức tạp Hoạt động xã hội

đơn giản là việc hành động và tạo ra những thay đổi xã hội; điều này có thê xảy ra

bằng rất nhiều cách dưới vô số hình thức khác nhau, có thê được thực thi bởi các cá

nhân nhưng thông thường là bởi một tập thể dưới hình thức các phong trào xã hội Thông qua các phong trào xã hội, tính tích cực xã hội được hình thành và củng cố

vững chắc, nắm bắt được kiến thức và kỹ năng, những hệ thống giá trị, những lý

tưởng về cuộc sống giúp con người củng cố được vị thế và vai trò xã hội của chính

mình trong hiện tại và tương lai

Giáo dục đạo đức lối sống nói chung, giáo dục phòng ngừa TNXH nói riêng thông qua con đường tổ chức hoạt động xã hội trong nhà trường vừa có lợi thế, vừa có

Trang 35

điều kiện thực tế để thu hút, tạo hứng thú cho thay va trd cling tham gia các hoạt động

xã hội để tạo cơ hội phát triển kỳ năng xử lý các tình huồng, các hoạt động cụ thể

Như vậy, giáo dục phòng ngừa TNXH bảng việc tham gia các hoạt động xã

hội, sự hiểu biết về thế giới và cuộc sống xã hội được mở mang, kinh nghiệm hoạt

động được tích lũy, tính tích cực xã hội được hình thành, thu hút SV vào các hoạt đông xã hội phong phú đa dạng, đó chính là con đường tổ chức giáo dục hiệu quả

* Hoạt động tập thể

'Tổ chức cho SV hoạt động tập thể là một hoạt động giáo dục quan trọng của

nhà trường Tập thể là một tập hợp nhiều cá nhân cùng nhau hoạt động Hai yếu quan trọng của tập thể là chế độ sinh hoạt hợp lý, kỷ luật nghiêm, hoạt động có kế

hoạch, có tổ chức và n nếp sẽ tạo nên thói quen sống có văn hóa, hình thành ý chi và nghị lực Dư luận tập thể lành mạnh luôn giúp con người nhận thức được những điều tốt đẹp, điều chỉnh cách sống va hành vi sống có văn hóa

* Thông qua giáo dục gia đình

Qua môi trường gia đình, SV được học hỏi, tiếp thu những kiến thức, những

chuẩn mực về đạo đức, hành vi ứng xử đúng đắn về những vấn đề có liên quan đến

phòng ngừa TNXH Yêu cầu đối với hình thức giáo dục này là những người lớn

trong gia đình phải thực sự gương mẫu, sống có văn hóa, trách nhiệm, biết quan tâm

chia sẻ với nhau những kiến thức, kinh nghiệm về phòng ngừa TNXH

* Thông qua các hoạt động ngoại khóa

Giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV không chỉ là các giờ dạy trên lớp mà

nên thực hiện lồng ghép với các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động phong trào

nhằm đa dạng hóa các loại hình tổ chức hoạt động, thu hút đông đảo lực lượng SV,

các tổ chức và các lực lượng xã hội cùng tham gia Thông qua những hoạt động này, SV sẽ tích lũy được những kinh nghiệm, kiến thức thực tế có ích cho cuộc sống

hơn là những bài học chỉ với lý thuyết thông qua sách vở nhà trường * Thông qua con đường tự giáo dục của SI”

Cũng như các hoạt động giáo dục khác, việc giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV sẽ phát huy hiệu quả khi bản thân SV ý thức được những tác hại và hậu quả mà TNXH gây ra cho mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội Từ đó, có ý thức chủ động, tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng bản thân để đủ sáng suốt tránh xa các TNXH

Trang 36

1.4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội cho

sinh viên Trường Đại học

1.4.3.1 Tinh hình xã hội Việt Nam hiện nay

Bên cạnh những thành tựu đã và đang đạt được sau gần ba mươi năm đổi mới mở cửa và hội nhập trên các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, công

nghệ, giáo dục và xã hội, đất nước ta vẫn phải đang đối mặt với những khó khăn đang

có chiều hướng gia tăng nghiêm trọng như: suy thối về đạo đức, ơ nhiễm môi

trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, mại dâm, ma túy, dịch bệnh TNXH, đại dịch thế

kỷ HIV/AIDS Trong tình thế này, công tác giáo dục phòng chống ma túy và TNXH là vấn đề nên được quan tâm và giải quyết cấp thiết nhất Hiện nay, thế hệ trẻ

, chiếm trên 40% dân số trong cả nước, đa

iệt Nam mà tiêu biểu là thanh thiếu ni

số các em đều có phâm chat tốt đẹp của thời đại như: Thông minh, năng động, sáng

tạo, dám nghĩ dám làm, nhạy bén trong mọi lĩnh vực, tiếp thu nhanh những thành tựu

khoa học kỹ thuật và công nghệ góp phần tạo ra cục diện mới cho đất nước Nhung

bên cạnh đó cũng có không ít SV đã sa vào con đường TNXH như: nghiện hút, chích

ma túy, trộm cắp, cờ bạc, đá gà, cá độ bóng đá Vì vậy, việc phòng ngừa TNXH

cho SV trong các nhà trường là một vấn đề cấp bách dành cho các nhà làm hoạch

định, các nhà giáo dục và quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam

1.4.3.2 Đặc điểm tâm lý, hoạt động của sinh viên Đại học - đối tượng của công tác

quản lý giáo dục phòng ngừa Tệ nạn xã hội Mặt tích cực:

Tuổi trẻ, đa số có xu hướng tích cực, năng động, sáng tạo, không ngại khó,

tiếp thu nhanh, luôn muốn tự khẳng định mình, tìm kiếm những công việc nhanh

làm giàu, thu nhập cao phù hợp với khả năng bản thân

Hạn chế

Trước những tác động nhiều chiều của việc hội nhập, một số bộ phận SV lại thiếu bản lĩnh tư tưởng, non nớt trong nhận thức nhưng lại hay tò mò tìm hiểu

những cái mới lạ, hành vi ứng xử chủ yếu vì lợi ích cá nhân, chưa ý thức được hết

các tác hại của TNXH, hành động thiếu suy nghĩ, giải quyết các vấn để theo cảm tính, thích thể hiện mình một cách ngông nghênh, không nghe những lời khuyên bảo, thích dua xe, gay g6, hút chích, chơi game, quan hệ tinh dục bừa bãi Một số khác lại có tư tưởng ÿ lại, lười biếng trong học tập, không theo kịp chương trình, ít

quan tâm đến việc học dẫn đến sa ngã và vướng vào vòng lao lý của TNXH

Trang 37

1.4.3.3 Do tác động của nên kinh tế thị trường

Sự đôi mới về cơ chế mang lại nhiều thành tựu về kinh tế xã hội nhưng vẫn

còn bộc lộ nhiều mặt trái như: sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, sự chênh

lệch trong thu nhập của nhiều tầng lớp nhân dân, sự xuống cấp của đạo đức xã hội

hình thành nên lối sống thực dụng, thích hưởng thụ mà không thích lao động, nền trí

thức bị trì trệ của một bộ phận thanh thiếu niên Kinh tế thị trường cũng làm thay

đổi mạnh mẽ giá trị, các chuẩn mực truyền thống tốt đẹp của dân tộc

1.4.3.4 Các yếu tổ bên trong nhà trường

Đó là nội dung, phương pháp giáo dục không thích hợp với yêu cầu xây

dựng con người mới, lý thuyết xa rời thực tế, buông lỏng kỷ luật học tập, rèn luyện,

không thường xuyên kiểm tra và đánh giá kịp thời những sai phạm nhỏ của SV; công tác giáo dục ý thức, đạo đức và pháp luật cho SV chưa được quan tâm đúng mức Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các lực lượng trong ngành quản lý về công tác giáo dục SV chưa chặt chẽ, chưa có các biện pháp quản lý hiệu quả, phù hợp với hình thức đào tạo theo tín chỉ hiện nay

1.4.3.5 Các yếu tổ từ môi trường xã hội

Tình trạng xuống cấp đạo đức của một bộ phận nhỏ trong xã hội, sự buông lỏng trong quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực, việc thực thi pháp luật ở một số địa

phương còn chưa nghiêm; xung quanh vẫn còn tổn tại nhiều loại hình TNXH chưa

được phát hiện và xử lý kịp thời, gây hoang mang, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý

dư luận trong nhà trường, xã hội

1.4.3.6 Công tác tuyên truyền giáo dục còn nhiều hạn chế

Công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa TNXH cho cộng đồng, cho xã hội chưa thỏa đáng, còn dàn trải, hình thức, ít chú ý nhân rộng, phổ biến kinh

nghiệm, nêu những tắm gương tốt trong phòng chống, đấu tranh chống TNXH

Cùng với đó, công tác giới thiệu, tuyên truyền phổ biến pháp luật còn nhiều hạn

chế Đối tượng trong công tác phòng chống còn chung chung mà chưa quan tâm đi

sâu vào lứa tuôi thanh thiếu niên - đối tượng có tỉ lệ mắc phải TNXH cao nhất hiện

nay theo ước tính

1.5 Quản lý công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên

1.5.1 Mục tiêu quản lý công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên

Mục tiêu quản lý là yếu tố cơ bản của hệ thống quản lý, là trạng thái mong

muốn mà chủ thể quản lý dự kiến sẽ đạt được trong quá trình vận động của đối

Trang 38

tượng quản lý dưới sự điều khiển của chủ thể quản lý, có thể phân chia mục tiêu quản lý theo nhiều cách khác nhau như:

Phân chia theo phạm vi bao trùm của nội dung quản lý: Mục tiêu tổng quan và mục tiêu bộ phận

Phan chia theo cấp quản lý chung cho từng ngành (các Bộ), địa phương (tinh,

huyện, xã) hay cắp cơ sở (hay trường học, đơn vi, cơ sở đào tạo)

Phân theo độ dài thời gian các giai đoạn phát triên của hệ thống bị quản lý

như: mục tiêu dài hạn, mục tiêu trung hạn, mục tiêu ngắn hạn Ngoài ra còn có cách

chia theo mục tiêu chiến lược, mục tiêu chiến thuật

Như vậy, mục tiêu quản lý công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV là

kết quả mà chủ thể quản lý mong muốn đạt được trong quá trình tổ chức, thực hiện

công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cũng như trong công tác giáo dục và đảo tạo 1.5.2 Nội dung quản lý công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viên

Quản lý công tác giáo dục phòng ngừa TNXH là quản lý mục tiêu, chương

trình, nội dung giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục và cơ sở vật chắt, các điều kiện

hỗ trợ giáo dục Để công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho SV đạt hiệu quả,

chất lượng cao đòi hỏi nhà quản lý giáo dục phải thực hiện tốt các chức năng quản lý như:

1.5.2.1 Kế hoạch hóa công tác phòng ngừa Tệ nạn xã hội

Phòng ngừa TNXH trong SV là quá trình lâu dài và liên tục, việc xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược là hết sức cần thiết và nên là chức năng đầu tiên của

quản lý Kế hoạch hóa phòng ngừa TNXH bao gồm xây dựng mục tiêu, biện pháp cần thiết trong một thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý và bị quản lý để thực

hiện mục tiêu đã đặt ra và nhằm đạt được sự mong đợi của chủ thể quản lý Trong

kế hoạch, cần phải xác định rõ mục tiêu tông quát, mục tiêu cụ thê; phối hợp hợp lý, cân đối, đồng bộ giữa các nguồn lực Kế hoạch phòng ngừa TNXH có thê lập riêng

nhưng cũng có thể kết hợp vào kế hoạch chung của nhà trường nhằm đảm bảo tính

nhất quán trong các hoạt động của cơ sở giáo dục

1.5.2.2 Tổ chức triển khai công tác phòng ngừa Tệ nạn xã hội

Để kế hoạch hoạt động thuận lợi, nhà quản lý cần phải duy trì và xây dựng tổ

chức bộ máy để triển khai công tác, định hình được cơ cấu tổ chức, quy định chức

năng nhiệm vụ cụ thê của từng đơn vị Tùy theo tình hình thực tế và tính chất công

việc để xây dựng tổ chức bộ máy cho phù hợp, khoa học, phát huy đúng từng vai

Trang 39

trò, nhiệm vụ và vị trí công tác để tạo ra sức mạnh mới cho nhà trường nhằm đáp ứng mục tiêu và kế hoạch đã đề ra Tổ chức là tạo dựng một bộ máy đủ sức để điều

hành triển khai thực hiện kế hoạch, bộ máy phải tỉnh gọn, có khả năng đảm nhiệm

và kiêm nhiệm, biết chỉ huy, điều phối các mối quan hệ, kịp thời động viên tỉnh thần mọi người cùng cống hiến công sức nhằm đạt được kết quả tốt nhất

1.5.2.3 Giám sắt, chỉ đạo công tác phòng ngừa Tệ nạn xã hội

'Khi tiến hành công tác này, đòi hỏi nhà quản lý phải cân đối được các mục

tiêu giáo dục khác với mục tiêu giáo dục phòng ngừa TNXH, cân đối lượng công việc của từng bộ phận, cá nhân tham gia vào công tác này, và trên cơ sở đó phân bổ

các nguồn lực hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người CBQL phải điều

khiển, chỉ đạo sao cho hệ thống hoạt động một cách thuận lợi nhất Đây là lúc sử

dụng quyền lực một cách thông minh nhất để tác động đến đối tượng bị quản lý một

cách có chủ đích, nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu

chung của hệ thống; là lúc phát huy năng lực quản lý mang tính quyết định tạo nên

sự thành công của kế hoạch dự kiến Khâu này đòi hỏi người quản lý phải vận dụng

khéo léo các phương pháp, nghệ thuật trong quản lý, điều hành Đồng thời, phải là

người có tri thức, kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định, có khả năng phối hợp sự hoạt động nhịp nhàng giữa các bộ phận có liên quan, luôn biết

điều chỉnh quá trình hoạt động để tạo nên sự vận hành thông suốt; biết nhắc nhở,

động viên, khen thưởng đúng lúc, đúng việc, đúng đối tượng để tạo động lực trong

việc hoàn thành mục tiêu đã đề ra

Là người quản lý, phải nắm rõ nội dung công tác lãnh đạo chỉ đạo bao gồm: chỉ huy, ra lệnh, động viên, khuyến khích, theo dõi, giám sát, điều chỉnh, bổ sung Ở từng giai đoạn phải có từng biện pháp, giải pháp cụ thẻ để đảm bảo đúng tiến độ

công việc, tạo sự nhịp nhàng giữa các bộ phận nhằm đạt được mục tiêu chung 1.5.2.4 Kiểm tra đánh giá công tác phòng ngừa Tệ nạn xã hội

Đây là chức năng quan trọng và xuyên suốt trong quá trình quan ly, đặc biệt đối với nhà quản lý cơ sở giáo dục Kiểm tra là khâu cuối cùng của quản lý để điều

chỉnh những bất cập, để đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện Công tác kiểm tra, đánh giá là việc đo lường quá trình thực hiện kế hoạch trên thực tế, nhận biết những

khó khăn, hạn chế phát sinh, phát hiện những vấn đề mới từ thực tiễn để có biện

pháp xử lý, điều chỉnh kịp thời Đồng thời, rút ra được bài học kinh nghiệm cho

Trang 40

việc quản lý tiếp theo Công tác kiểm tra cần có sự sáng suốt, công khai, minh bạch

để đánh giá khách quan đúng người, đúng việc Vì vậy, cằn phải xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ tiêu để đánh giá việc thực hiện, trên cơ sở đó điều chinh các sai

phạm nhằm làm cho hệ thống đạt được những mục tiêu đã định trong công tác

phòng ngừa TNXH cho SV

1.5.3 Các phương pháp quản lý công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho sinh viêm

1.5.3.1 Phương pháp tâm lý xã hội

Phuong pháp tâm lý xã hội là tổng thể những tác động của nhà quản lý lên trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách con người nhằm biến những yêu cầu bên ngoài

thành nhu cầu của đối tượng quản lý Mục đích của phương pháp này là thông qua

những múi liên hệ nhân cách tác động lên con người để cung cấp, trang bị kiến thức,

hình thành quan điểm đúng đắn, nâng cao khả năng, trình độ thực hiện nhiệm vụ được

giao; đồng thời chuẩn bị tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, tạo bầu không khí lành

mạnh, cởi m, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ Phương pháp này thể hiện tính nhân văn trong quản lý, có tác dụng thuyết phục, làm cho mọi người hiểu rõ

đúng sai, tốt xấu đề từ đó có ý thức tham gia tích cực vào công tác phòng ngừa TNXH

trong nhà trường Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này, đừng nên quá lạm dụng

vào sự hô hào sáo rỗng, thiếu thực tế của người thật việc thật có thê sẽ phản tác dụng

Phương pháp này gồm các phương pháp cụ thê: giải thích, thuyết phục, động

viên, tạo dư luận xã hội, phân công công việc, yêu cầu cao

Ưu điểm của phương pháp: SV sẽ có tỉnh thần thoải mái, tự giác khi chấp

hành các chủ trương của nhà trường

Nhược điểm của phương pháp: mất nhiều thời gian, hiệu quả không cao,

không thu hút sự chú ý của SV, nhiều SV cho rằng không chấp hành cũng không

sao vì không ảnh hưởng gì đến việc học tập 1.5.3.2 Phương pháp hành chính - pháp luật

Phương pháp hành chính - pháp luật là tổng thể các hoạt đông trực tiếp hoặc

gián tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực nhà nước Đặc trưng của phương pháp này là sự cường bức đơn

phương của chủ thê quản lý bằng các văn bản như Nghị định, Quy định, Quy chế,

Nội quy Đây có thể được xem là quan hệ giữa quyển uy và phục tùng, giữa cấp

trên với cấp dưới, giữa tô chức với cá nhân

Ngày đăng: 24/12/2023, 16:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN