1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bai Tieu luan Cuoi Ky Truyen HInh pptx

92 630 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 251,87 KB

Nội dung

Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông Lý Luận Truyền Hình ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG  TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: Lí Luận Truyền Hình Giảng viên: P.GS-TS Dương Xuân Sơn Đề Bài:Phân tích sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ truyền hình và nhu cầu hưởng thụ của công chúng tác động đến sản xuất chương trình. Sinh viên: Vũ Văn Hùng Lớp : K54 Báo chí và Truyền thông Ngày sinh: 18/6/1990 Mã sinh viên: 09030509 1 Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông Lý Luận Truyền Hình Hà Nội – 01/2012 Đề Bài: Phân tích sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ truyền hình và nhu cầu hưởng thụ của công chúng tác động đến sản xuất chương trình. Mục Lục:  Mở đầu:………………………………………………………………… .1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRUYỀN HÌNH 1. Khái Niệm Truyền Hình……………………………………………………….5 2. Đặc trưng và đặc điểm của truyền hình.…………………………………… 6 CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN HÌNH. 1. Sự phát triển của truyền hình gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ truyền hình. ………………………………………………………………. 12 1.1 Những bước đầu hình thành truyền hình từ khoa học kĩ thuật và công nghệ 13 1.2 Truyền hình giữ vững vị thế nhờ có khoa học công nghệ truyền hình mới…17 1.21.; Truyền hình tử bỏ công nghệ anolog để chuyển sang một thời đại truyền hình mới. 2. Một số công nghệ truyền hình mới áp dụng cho sự phát triển của truyền hình…………………………………………………………………… ………. 22 2.1 Hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến……………………………………… 23 2.1.2- Cấu trúc của hệ thống truyền hình cáp CATV…………………… ………26 2.2. Công nghệ của truyền hình tương tác…………………………………… 27 2 Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông Lý Luận Truyền Hình 2.3, Truyền hình kĩ thuật số…………………………………………… ………30 2.3.2-Truyền hình kỹ thuật số qua vệ tinh DTH ………………………… 2.4- HDTV (High-definition television)………………………………… …… . 32 2.5.Truyền hình qua Internet ( IPTV)…………………………………….……. 33 2.5.1-Phương thức phát truyền tín hiệu của IPTV………………………………………. 2.6. Truyền hình theo yêu cầu VOD ……………………………………….……40 2.7.Truyền hình di động………………………………………………… …… 41 3. Xu hướng phát triển của công nghệ truyền hình thế giới. ………… …… 42 4. Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình Việt Nam…………………… 44 4.1; Lịch sử truyền hình Việt Nam qua các mốc quan trọng…… … 45 4.1.1 Truyền hình Việt Nam từ khi thành lập đến trước đổi mới 4.1.2. Truyền hình Việt Nam từ sau đổi mới 1986 đến nay 4.2. Những nét cơ bản về sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật truyền hình ở Việt Nam………………………………………………………………. 47 4.2.1; Sự thay thế dần dần của truyền hình kỹ thuật số với truyền hình tương tự analog ở Việt Nam………………………………………………………………. 4.2.2; Truyền hình IPTV ở Việt Nam…………………………………………… 4.2.3.; Truyền hình di động ở Việt Nam………………………………………… 4.3 Xu thế phát triển của công nghệ truyền hình Việt Nam………… 52 CHƯƠNG 3: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHU CẦU HƯỞNG THỤ CỦA CÔNG CHÚNG ĐẾN SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH. 1.Khái niệm công chúng truyền hình………………………………………… 53 3 Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông Lý Luận Truyền Hình 1.1, Công chúng…………………………………………………………………………… 1.2; Công chúng báo chí……………………………………………………………………. 1.3; Công chúng truyền hình……………………………………………………………… 2. Những đặc điểm của công chúng truyền hình.…………………………… 55 2.1, Phân Loại công chúng truyền hình……………………………………… 57 2.1.1; Nhóm theo thị hiếu, sở thích……………………………………………………… 2.1.2; Công chúng truyền hình theo lứa tuổi…………………………………………… 2.1.3; Phân loại công chúng truyền hình theo văn hóa- giáo dục…………………. 2.2.4; Phân loại theo dân tộc……………………………………………………………. 3.Nhu cầu của công chúng…………………………………………………… 61 3.1 Khái niệm………………………………………………………………………. 4. Sự tác động của Nhu cầu hưởng thụ của công chúng tới sản xuất các chương trình truyền hình……………………………………………………. 62 4.1; Sản xuất chương trình truyền hình………………………………………… A.khái niệm. B.Quy trình sản xuất chương trình truyền hình. 4.2 ; Sự Tác động của nhu cầu hưởng thụ của công chúng đến sản xuất các chương trình truyền hình……………………………………………………… 65 4.2.1 Nhu cầu hưởng thụ của công chúng truyền hình tác động đến sự ra đời các chương trình truyền hình………………………………………………………. 66 4.2.2; Nhu cầu hưởng thụ của công chúngtác động đến kế hoạch và các yếu tố xây dựng chương trình……………………………………………………………… 77 4 Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông Lý Luận Truyền Hình 3.2.3, Nhu cầu hưởng thụ của công chúng tác động đến thời lượng của chương trình … 81 3.2.4; Nhu cầu hưởng thụ của công chúng tác động đến phương thức sản xuất truyền hình 84 3.2.5; Nhu cầu của công chúng làm thay đổi kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất các chương trình truyền hình và chất lượng của các chương trình truyền hình 87  Kết Luận:……………………………………………………………… 89 Tài Liệu Tham Khảo:………………………………………………………… 91 Bài Làm  Mở đầu: Truyền hình là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn so với báo in và phát thanh nhưng nó đã làm nên một thời đại mới, đưa báo chí đến với công chúng với những hình ảnh chân thực và sinh động nhất. Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và phát triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành vũ khí, công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như lĩnh vực kinh tế xã hội. Ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hương dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch vụ khác. 5 Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông Lý Luận Truyền Hình Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng. Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh. Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, truyền hình đã làm cho cuộc sống như được cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung. Trong phạm vi của bài tiểu luận này tôi xin trình bày những thành tựu của khoa học kĩ thuật công nghệ đã tác động đến sự phát triển của truyền hình và giữ vững vị thế của truyền hình trong thời đại bùng nổ internet với sự ra đời của báo mang điện tử. Đồng Thời chỉ ra sự phát triển đó còn là để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của công chúng xem truyền hình. Sự tác động của công chúng như thế nào và truyền hình đã làm những gì để giữ vững vị thế trong lòng công chúng sẽ được trình bày trong bài luận này. Với vốn kiến thức còn eo hẹp, có thể mắc một số khuyết điểm, hay lập luận chưa vững vàng, mong thầy và các bạn bổ sung giúp cho bài luận của tôi tốt hơn. Xin chân trọng cảm ơn. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRUYỀN HÌNH 1.Khái Niệm truyền hình. Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'' còn “videre” là ''thấy được'', còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, tiếng Nga gọi là “Tелевидение”. Như vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa 6 Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông Lý Luận Truyền Hình Theo Từ điển Bách Khoa Wikipedia thì Truyền hình, hay còn được gọi là TV (Tivi) hay vô tuyến truyền hình (truyền hình không dây), máy thu hình, máy phát hình là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền thanh truyền hình) và là một loại máy phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm thanh kèm theo. Máy truyền hình là máy nhận những tín hiệu đó (qua ăng-ten) và phát bằng hình ảnh. Trong Giáo Trình Báo Chí Truyền Hình của P.GS Ts Dương Xuân Sơn ( Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội- quý II năm 2011) thì truyền hình được xét dưới nhiều góc độ và được phân chia như sau: Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải có truyền hình sóng (wireless TV) và truyền hình cáp (CATV). Xét dưới góc độ thương mại có truyền hình công cộng (public TV) và truyền hình thương mại (commercial TV). Xét theo tiêu chí mục đích nội dung, người ta chia truyền hình thành truyền hình giáo dục, truyền hình giải trí, Xét theo góc độ kỹ thuật có truyền hình tương tự (Analog TV) và truyền hình số (Digital TV) Truyền hình sóng: (vô tuyến truyền hình- Wireless TV) được thực hiện theo nguyên tắc kỹ thuật như sau: hình ảnh và âm thanh được mã hóa dưới dạng các tín hiệu sóng và phát vào không trung. Các máy thu tiếp nhận các tín hiệu rồi giải mã nhằm tạo ra hình ảnh động và âm thanh trên máy thu hình (ti vi). Còn sóng truyền hình là sóng phát thẳng, vì thế ăngten thu bắt buộc phải ''nhìn thấy'' được ăngten máy phát và phải nằm trong vùng phủ sóng thì mới nhận được tín hiệu tốt. Từ những đặc điểm kỹ thuật trên, nên truyền hình sóng chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu của công chúng bằng các chương trình cho các đối tượng; không có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu hay dịch vụ cá nhân. Truyền hình cáp: (hữu tuyến – CATV- viết tắt tiếng Anh là Community Antenna Television) đáp ứng nhu cầu phục vụ tốt hơn cho công chúng. Nguyên tắc thực 7 Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông Lý Luận Truyền Hình hiện của truyền hình cáp là tín hiệu được truyền trực tiếp qua cáp nối từ đầu máy phát đến từng máy thu hình. Từ đó, truyền hình cáp trong cùng một lúc có thể chuyển đi nhiều chương trình khác nhau đáp ứng theo nhu cầu của người sử dụng. Ngoài ra truyền hình cáp còn phục vụ nhiều dịch vụ khác mà truyền hình sóng không thể thực hiện được. 2.Đặc trưng và đặc điểm của truyền hình. Truyền hình mặc dù là một loại hình báo chí nhưng bên cạnh những đặc điểm chung của báo chí nó còn có những đặc điểm riêng biệt mang đặc trưng của truyền hình. Những đặc trưng đó làm nên những nét riêng biệt so với các loại hình báo chí khác như phát thanh, báo in hay báo mạng điện tử, những đặc điểm này là những ưu việt, thế mạnh của loại hình báo chí sống động nhất bởi bức tranh của cuộc sống được phản ánh chân thực nhất đến công chúng truyền hình. Truyền hình có các đặc trưng và đặc điểm cơ bản như sau: A.Đặc trưng của truyền hình • Khả năng lưu trữ hạn chế. Đây là đặc trưng được quy định bởi đặc trưng phụ thuộc vào quy luật thời gian của truyền hình. Chính vì sự liên tục mà việc lưu trữ của thông tin trên sóng truyền hình vô cùng hạn chế. Báo in, báo mạng là nhưng loại hình truỳên thông có khả năm lưu trữ thông tin lâu nhất. Nếu như báo in báo mạng, hôm nay người ta đọc dở bài viết này, thì ngày mai có thể đọc tiếp nhưng không nhất thiết phải đọc ngay lập tức. Mỗi khi ta đọc thấy những thông tin hay, hữu ích, ta có thể copy (báo mạng) hay cất tờ báo đó vào tủ sách, nhưng với truyền hình thì điều đó không thể thực hiện được. Chính ở yếu tố thông tin liêu tục và truyền tín hiệu với dung lượng rất lớn nên truyền hình 8 Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông Lý Luận Truyền Hình buộc người ta phải theo dõi sự kiện đó từ đầu đến cuối chứ không thể vừa làm việc vừa theo dõi. Chính vì dòng chảy liên tục của truyền hình làm lượng thông tin trong sự ghi nhớ của công chúng truyền hình rơi rớt khá nhiều. Nếu đoạn phim, hình ảnh đó không thực sự ấn tượng, bắt mắt và cuốn hút mạnh mẽ với người xem, người nghe thì họ sẽ rất nhanh quên, và bỏ qua bất cứ chi tiết nào trên sóng mà không cần quan tâm. Hơn nữa, bởi họ không thể lưu giữ nên khó có thể nhớ lâu được lượng thông tin vô cùng nhiều của các phương tiện thông tin hiện nay. • Tính thời sự Tính thời sự là đặc điểm chung của báo chí. Nhưng truyền hình với tư cách là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với các loại phương tiện khác. Với truyền hình, sự kiện được phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra thậm chí khi nó đang diễn ra, người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình. Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24h trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất. Đây là ưu thế đặc biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí khác. Nhờ các thiết bị kỹ thuật hiện đại truyền hình có đặc trưng cơ bản là truyền trực tiếp cả hình ảnh và âm thanh trong cùng một thời gian về cùng một sự kiện, sự việc “khi sự kiện diễn ra phát thanh báo tin, truyền hình trình bày và báo in giảng giải nó”. Ví dụ như truyền hình trực tiếp trận bóng đá của đội tuyển Việt Nam gặp Myanmar trong SEA Games 26 tại Indonesia, những hình ảnh được truyền về thông qua các thiết bị kĩ thuật truyền hình như máy quay và các đường dần truyền đến vệ tinh và đến tivi cho công chúng truyền hình yêu thích thể thao, 9 Vũ Văn Hùng- K54 Báo Chí và Truyền Thông Lý Luận Truyền Hình được xem trận bóng diễn ra một cách tường tận nhất, âm thanh và hình ảnh cùng với những lời bình luận của các chuyên gia đã cho người xem một bức tranh toàn cảnh, những thông tin được mang lại về trận đầu và tên các cầu thủ bóng đá mà đôi khi những người đang chứng kiên sự việc không thể biết hết được. • Truyền hình phụ thuộc vào quy luật thời gian. Đây là một đặc trưng nổi bật của truyền hình cũng như phát thanh. Sự phụ thuộc vào quy luật thời gian của truyền hình được hiểu là các hình ảnh, thước phim cứ liên tục được chiếu trên màn hình theo trình tự thời gian. Người xem không thể dừng lại một shoot hình nào, đoạn video nào để suy nghĩ lâu, để tìm hiểu chi tiết mà phải phụ thuộc vào sự phát sóng của truyền hình. Nếu không muốn mất những đoạn phim tiếp theo thì buộc công chúng phải xem liên tục mà không có sự dừng lại. Đặc trưng này là điểm cơ bản của tính hình tuyến. Vì không thể dừng lại, nên truyền hình phải hạn chế tối đa những sai sót, nhầm lẫn gây khó hiểu, mơ hồ về thông tin cho công chúng truyền hình. Những sai sót như vậy có thể làm họ dừng lại để suy nghĩ, tìm hiểu mà bỏ qua đi những phần tiếp theo. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả chuyển tải thông tin của truyền hình. Như vậy, sự phụ thuộc vào quy luật thời gian là một đặc trưng quan trọng của truyền hình. Đặc trưng này đòi hỏi những người làm truyền hình phải làm việc tối đa công sức để tránh bất kỳ sai sót nào trên sóng, dù là chi tiết nhỏ. • Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh Một ưu thế của truyền hình chính là đã truyền tải cả hình ảnh và âm thanh cùng một lúc. Khác với báo in, người đọc chỉ tiếp nhận bằng con đường thị giác, phát thanh bằng con đường thính giác, người xem truyền hình tiếp cận sự kiện 10 [...]... Sau đó kỹ thuật truyền ảnh tĩnh dựa trên hệ thống đĩa Nipkow được Jenkins và Baird tiếp tục hoàn thiện Những hình ảnh thu được tuy còn thô nhưng đã có thể nhận ra Thiết bị thu vẫn sử dụng đĩa Nipkow đặt phía trước một ngọn đèn được điểu khiển độ sáng bằng tin hiệu từ bộ phận cảm quang phía sau đĩa ở thiết bị phát Năm 1926 Baird công bố một hệ thống truyền ảnh tĩnh sử dụng đĩa Nipkow 30 lỗ Kỹ thuật... xuất hiện ở London năm 1936 Những buổi phát hình này do 2 công ty cạnh tranh với nhau thực hiện Marconi- EMI phát bằng hình ảnh 405 dòng quét ngang với 25 mành hình/ giây (25 frame/s) và hãng truyền hình Baird phát bằng hình ảnh 240 dòng quét ngang cũng với 25 frame/s Đầu năm 1937, hệ Marconi với chất lượng hình ảnh tốt được chọn làm chuẩn Năm 1941, Mỹ chấp nhận chuẩn 525 dòng quét với 30 frame/s cho bộ... ngàn khán giả đã chứng kiến buổi phát hình này • Truyền hình màu Ngay từ năm 1904 người ta đã biết rằng có thể chế tạo thiết bị truyền hình màu bằng cách sử dụng 3 màu cơ bản là đỏ, lục và xanh Năm 1928, Baird cho ra mắt truyền hình màu dùng 3 bộ đĩa Nipkow quét hình ảnh 12 năm sau, Peter Goldmark chế tạo được hệ thống truyển hình màu với khả năng lọc tốt hơn Năm 1951 buổi phát hình màu đầu tiên đã sử . 20 của thế kỷ này. Sau đó kỹ thuật truyền ảnh tĩnh dựa trên hệ thống đĩa Nipkow được Jenkins và Baird tiếp tục hoàn thiện. Những hình ảnh thu được tuy còn thô nhưng đã có thể nhận ra. Thiết. điểu khiển độ sáng bằng tin hiệu từ bộ phận cảm quang phía sau đĩa ở thiết bị phát. Năm 1926 Baird công bố một hệ thống truyền ảnh tĩnh sử dụng đĩa Nipkow 30 lỗ. Kỹ thuật này được gọi là phương. phát bằng hình ảnh 405 dòng quét ngang với 25 mành hình/ giây (25 frame/s) và hãng truyền hình Baird phát bằng hình ảnh 240 dòng quét ngang cũng với 25 frame/s. Đầu năm 1937, hệ Marconi với

Ngày đăng: 22/06/2014, 08:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1-Nguyên lý hoạt động của hệ thống quảng bá, các chương trình. - Bai Tieu luan Cuoi Ky Truyen HInh pptx
Hình 1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống quảng bá, các chương trình (Trang 36)
Hình 2- Sơ đồ bố trí các cụ, server. - Bai Tieu luan Cuoi Ky Truyen HInh pptx
Hình 2 Sơ đồ bố trí các cụ, server (Trang 37)
Hình 3-Sơ đồ biểu thị các phương thức truyền tín hiệu thị tần - Bai Tieu luan Cuoi Ky Truyen HInh pptx
Hình 3 Sơ đồ biểu thị các phương thức truyền tín hiệu thị tần (Trang 39)
HÌNH ẢNH - Bai Tieu luan Cuoi Ky Truyen HInh pptx
HÌNH ẢNH (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w