Xu thế phát triển của công nghệ truyềnhình Việt Nam

Một phần của tài liệu Bai Tieu luan Cuoi Ky Truyen HInh pptx (Trang 52 - 56)

4. Lịch sử ra đời và phát triển của truyềnhình Việt Nam

4.3 Xu thế phát triển của công nghệ truyềnhình Việt Nam

Sự phát triển của truyền hình việt nam ngày càng rõ rệt thể hiện ở mọi mặt, sự phát triển đó không nằm ngoài quy luật tất yếu của xu hướng chung của truyền hình thế giới. đặc biệt là đề cập trong lĩnh vực công nghệ. Thế giới đang chuyển mình với những công nghệ truyền hình mới mang lại những chất lượng tốt nhất cho người xem, thì truyền hình việt nam cũng đang nổ lực phấn đấu để đạt được điều đó. Nói như vậy có nghĩa là truyền hình việt nam nói chung và công nghệ

truyền hình việt nam nói riêng đang cùng chung một xu hướng với thế giới đó là thay đổi, cải tiến để có chất lượng các chương trình tốt nhất đến với công chúng. Tuy nhiên với mỗi điều kiện và hoàn cảnh khác nhau nên xu hướng phát triển công nghệ truyền hình ở Việt Nam sẽ có phần chậm hơn so với một số nước trên thế giới, nhưng không có nghĩa là công nghệ truyền hình Việt Nam chỉ dừng lại ở đấy mà còn có thể tiến xa hơn nữa. Vì công chúng truyền hình, công nghệ truyền hình nước ta sẽ luôn được cập nhật và đổi mới.

CHƯƠNG 3: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHU CẦU HƯỞNG THỤ CỦA CÔNG CHÚNG ĐẾN SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH.

1.Khái niệm công chúng truyền hình.

1.2, Công chúng.

Công chúng tiếng anh là ( public) (Theo từ điển tiếng việt năm 2009, Nhà xuất bản thông tin ) thì “công chúng là thuật ngữ chỉ số lượng đông đảo những người đọc, người xem, nghe trong quan hệ với tác giả, diễn viên”...

Công chúng là một tập hợp xã hội rộng lớn, được cấu thành bởi nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau và đang sống trong những mối quan hệ xã hội nhất định. Khi nghiên cứu công chúng của một phương tiện truyền thông nào đó thì phải tìm hiểu họ gắn liền với bối cảnh điều kiện sống và các mối quan hệ xã hội của họ.

1.2; Công chúng báo chí.

Công chúng nói chung có thể được hiểu là những người tiếp nhận và được các sản phẩm báo chí tác động hoặc hướng vào để tác động”(3). Công chúng báo chí là những người đọc, người nghe, người xem các sản phẩm của báo in, phát thanh, truyền hình và internet. Đây có thể là toàn thể xã hội hay một nhóm đối tượng và cũng có thể là một người nhất định trong một thời điểm nào đó khi họ tiếp nhận thông tin từ các loại hình báo chí.

(3) Phân viện Báo chí và Tuyên truyền – Đài Tiếng nói Việt Nam (2002),Báo Phát thanh, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, tr.95.

Thực tiễn lao động, sản xuất, đời sống nhân dân vô cùng phong phú và sinh động; có biết bao những kiểu mẫu điển hình về các cá nhân, tập thể; có rất nhiều những nhân tố mới, những phát kiến nảy sinh trong quá trình học tập, lao động, sản xuất. Sự đa dạng của các thông tin trên báo chí không phải chỉ được thực hiện từ những nhà báo chuyên nghiệp mà còn từ sự đóng góp của đông đảo quần chúng nhân dân. Công chúng báo chí là lực lượng cộng tác đắc lực, hiệu quả cho mỗi cơ quan báo chí, mỗi tờ báo, mỗi chương trình. Những cây bút nghiệp dư ấy đã góp phần làm cho đời sống báo chí thêm sinh động, làm cho báo chí thực sự là diễn đàn của nhân dân. V.I. Lênin đã từng chỉ ra rằng: “Cơ quan báo sẽ sinh động, đầy sức sống khi nào cứ 5 nhà văn lãnh đạo và thường xuyên viết sách thì lại có 500 và 5000 nhân viên cộng tác không phải là nhà văn” . Cuộc sống sôi động và đầy phức tạp, bản thân mỗi nhà báo chuyên nghiệp dù có yêu nghề, hăng say, năng nổ, linh hoạt đến đâu chăng nữa cũng không thể nắm bắt được mọi vấn đề. Do đó, nếu không có sự tham gia của đông đảo quần chúng thì báo chí không thể phản ánh được thực tế một cách toàn diện; cũng không thể kịp thời phát hiện những nhân tố mới, những hạn chế, tiêu cực trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

Trên thực tế hoạt động báo chí ở nước ta rất coi trọng thông tin từ mạng lưới thông tin viên, cộng tác viên. Các chuyên mục Cùng suy ngẫm, Ý kiến bạn đọc (Báo Nhân Dân), Cùng bàn luận, Ý kiến chiến sĩ (Báo Quân đội nhân dân), Bạn đọc và dư luận, Bạn đọc viết, Ý kiến bạn đọc (Báo Hải Dương), Ý kiến bạn xem truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam), Tiếp chuyện bạn nghe đài (Đài Tiếng nói Việt Nam),… thu hút được đông đảo công

chúng; bởi vì nó tôn trọng công chúng là người tiêu thụ và thưởng thứcSPBC, là yếu tố cơ sở quyết định sự tồn tại của hoạt động báo chí.

Thông tin báo chí khi chưa được công chúng tiếp nhận mới chỉ là thông tin khả năng; công chúng không tiếp nhận các văn bản thông báo, không mua và đọc báo, không nghe phát thanh, không xem truyền hình, không tiếp nhận thông tin trên mạng internet sẽ phá vỡ mối quan hệ nhà báo – tác phẩm – công chúng; khi đó, thành quả lao động báo chí của toàn thể cơ quan báo chí nói chung và từng phóng viên, nhà báo nói riêng chưa được đón nhận và thưởng thức. Như thế, báo chí mới thực hiện được một nửa chức năng của mình. Việc đánh giá các tác phẩm báo chí đúng hay sai, có ý nghĩa hay chưa có ý nghĩa,... cũng là một điều không thể thiếu. Do đó, công chúng cũng chính là người tham gia vào việc góp ý, đồng tình hay không đồng tình, biểu dương hay phê bình khi họ đã thẩm định được những giá trị đích thực của thông tin báo chí.

Thước đo kết quả của báo chí không phải ở số lượng tin, bài đăng trên báo; số lượng phát hành báo chí mà cốt yếu ở chỗ bạn đọc, bạn xem, bạn nghe tiếp nhận và làm theo như thế nào. Bản thân công chúng là người hiểu rõ hơn ai hết nội dung mà báo chí đã đáp ứng đầy đủ hay chưa đầy đủ, kịp thời hay chưa kịp thời, những yêu cầu thiết thực của mình; đồng thời mới khẳng định được những vấn đề báo chí nêu ra có phù hợp với chân lý hay không, chính họ mới đánh giá được cách diễn đạt của báo chí có sát với trình độ của công chúng hay không. “Truyền thông đại chúng cách mạng không chỉ là công cụ sắc bén của Đảng mà còn là diễn đàn rộng rãi, dân chủ của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân”(4).

(4) Vũ Đình Hoè - chủ biên (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo, quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.229.

1.3; Công chúng truyền hình.

Từ những khái niệm trên ta có thể tạm hiểu khái niệm công chúng truyền hình là những người xem các sản phẩm của truyền hình. Công chúng truyền hình là một khái niệm rộng mở hơn so với khái niệm khán giả xem truyền hình, công chúng đã điễn đạt số đông, bao quát toàn bộ những người đã từng xem truyền hình và ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Một phần của tài liệu Bai Tieu luan Cuoi Ky Truyen HInh pptx (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w