Khái niệm

Một phần của tài liệu Bai Tieu luan Cuoi Ky Truyen HInh pptx (Trang 61 - 62)

2. Những đặc điểm của công chúng truyền hình

3.1Khái niệm

Nhu cầu theo Từ điển bách khoa wikipedi thì: “Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau”.

Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.

Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có

sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu).

Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận. Về mặt quản lý, người quản lý chỉ kiểm soát những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của cá nhân. Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu khác theo định hướng của nhà quản lý, do đó người quản lý luôn có thể điều khiển được các cá nhân.

Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay mất cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.

Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội.

Vậy xét về nhu cầu ở đây theo góc nhìn báo chí, thì nhu cầu của công chúng là cầu về một hàng hóa theo các tiêu chí chung của đại đa số. Nhu cầu của công chúng trong truyền hình chính là thể hiện sự mong muốn được thụ hưởng những sản phẩm, hàng hóa đặc biệt( chương trình truyền hình mang lại những giá trị tinh thần) đưới góc độ báo chí truyền hình.

Một phần của tài liệu Bai Tieu luan Cuoi Ky Truyen HInh pptx (Trang 61 - 62)