4. Sự tác động của Nhu cầu hưởng thụ của công chúng tới sản xuất các
4.2.1 Nhu cầu hưởng thụ của công chúng truyềnhình tác động đến sự ra đời các
chương trình truyền hình.
Sự ra đời một chương trình nào đó đều phải có sự chuẩn bị kĩ càng nhiều khâu khác nhau để tạo dựng nên một sản phẩm truyền hình có thể phát sóng, trong đó việc quan trọng nhất để quyết đinh xây dựng , sản xuất một chương trình truyền hình thì lại là do tác động của công chúng xem truyền hình. Một chương trình truyền hình ra đời cần phải có những yếu tố về vật và lực nhưng chúng ta phải kể đến sự đóng góp của công chúng đối với sự ra đời của kênh truyền hình đó
Công chúng truyền hình tác động đến sự ra đời một chương trình thông qua sự mong muốn, nhu cầu của mình. Trong xu hướng mới truyền hình ngoài những chắc năng văn hóa, tư tưởng, chính trị, định hướng thì còn có chức năng mới đó là chức năng kinh tế. Như vậy để sản xuất một chương trình thì các nhà đài phải căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, khách hàng ở đây là công chúng xem truyền hình, để
sản xuất một chương trình có ý nghĩa thiết thực với người xem, nhu cầu của công chúng sẽ được đặt lên đầu cho một chương trình muốn thành công khi được phát sóng.
Một chương trình mới ra đời hiện nay thì đó là việc phục vụ nhu cầu của công chúng, công chúng cần gì thì truyền hình sẽ nghiên cứu và đáp ứng điều đó. Hiện nay ở nước ta nhu cầu truyền hình của người dân càng ngày càng cao lên, họ muốn xem những chương trình mới có chất lượng có nội dung hay như các show game, chương trình âm nhạc...chẳng hạn như đài truyền hình kĩ thuật số VTC khi mới ra đời các chương trình của đài có sự hạn hẹp về nội dung, góc cạnh của cuộc sống nhưng sau một thời gian hoạt động đài truyền hình đã xây dựng thêm nhiều kênh truyền hình mới để đáp ứng nhu cầu của công chúng, lấy ví du kênh VTC1 hiện nay để đáp ứng nhu cầu của công chúng xem truyền hình, họ đã xây dựng một loạt các chương trình ở nhiều góc độ của cuộc sống, nội dung các chương trình chuyên sâu hơn và cũng có nội dung phong phú hơn. ĐỂ phục vụ nhu cầu của các khán giả thích xem thể thao, VTC đã xây dựng những chương trình mới hấp dẫn về thể thao, đặc biệt là môn bóng đá: Thể thao 24h, Bóng đá ngoại hạng Anh, hai chương trình này chuyên đưa tin tức và tường thuật các môn thể thao đặc biệt là môn thể thao vua, đây là môn thể thao được nhiều người hâm mộ. Như vậy nhu cầu của công chúng xem truyền hình đã có một phần tác động đên những người làm truyền hình, họ nhận ra được nhu cầu của công chúng và họ đưa ra ý tưởng sản xuất chương trình, chương trình mới sẽ được ra đời để phục vụ công chúng.
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người càng được nâng cao hơn họ không chỉ cần cơm ăn áo mặc mà còn có nhu cầu giải trí. Nắm bắt được nhu cầu đó, VTC đã triển khai những chương trình giải trí sôi động như: Sao Online, Tôi 20, Thần đồng đất Việt, Phim truyện, Cafe tối; Tuổi thần tiên, Thế giới điện ảnh, Lời muốn nói, Giai điệu ngày mới, Nốt nhạc trẻ, Điện ảnh trẻ, Nhịp điệu trẻ,
Thể thao mạo hiểm, Thế giới giải trí, Trên sàn Catwalk, Không gian Việt, Góc cười. Những chương này đã thực sự cuốn hút được người xem nhất là giới trẻ bởi nó hợp với nhu cầu của giới trẻ, các bạn trẻ với lối sống mới sôi động nên họ thích những chương trình ca nhạc trẻ với âm hưởng thời đại.
Cuộc sống luôn muôn màu muôn vẻ, mỗi một người đều có những nhu cầu riêng nhưng cái mà công chúng luôn cần biết nhất đó là thông tin về cuộc sống hàng ngày. Để phục vụ nhu cầu đó các nhà đài đã xây dựng những bản tin thời sự như VTV3 của đài truyền hình Việt Nam có nhiều chương trình thời sự đặc biệt là bản tin thời sự lúc 7h tối, ở đây họ tập hợp những thông tin mới nhất để phục vụ công chúng xem truyền hình, với nhiều tin nới, có độ nóng từ trong nước cho đến quốc tế. Ở VTC thì việc đưa những bản tin phục vụ công chúng cũng không kém, kênh VTC1 cũng vậy để đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng, những người sản xuất truyền hình cho VTC1 đã triển khai xây dựng nhiều chương trình bổ ích về thông tin từ các góc độ của cuộc sống như: Thời sự, thông tin: Việt Nam Online, Doanh nghiệp 24g, Cẩm nang Gia đình , Doanh nhân cuối tuần, Sức khỏe cộng đồng, Còn mãi với thời gian, Chuyện doanh nhân, Sản phẩm và tiêu dùng, Bản tin thị trường chứng khoán, Bản tin Thời sự Tổng hợp, Thương hiệu Việt, VTC Không khoảng cách, Xã hội thông tin, Thế giới Adam, GreenTVGóc nhìn thẳng, Ô tô xe máy, Bản tin 113, Sản phẩm và tiêu dùng; Tất cả những chương trình này thật sự bổ ích cho công chúng xem từ những thông tin về giá cả sản phầm đến những thông tin chính trị xã hội, bao quát mọi mặt của cuộc sống đang diễn ra. Nhu cầu của công chúng hiện đại đòi hỏi truyền hình không chỉ là nhà cung cấp thông tin mà còn phải tích cực hơn trong xã hội hóa các loại hình chương trình, phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của nhiều tầng lớp trong xã hội. Vậy trong tương lai truyền hình sẽ phát triển theo xu hướng nào để khẳng định vị trí của mình trong dòng chảy mạnh mẽ của các loại hình truyền thông hiện đại?
Chúng ta đang sống trong một thế giới có đặc điểm nổi bật là sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu. Thông tin đã xen vào mọi lĩnh vực, chi phối và làm thay đổi phương thức vận hành, quản lý một số hoạt động xã hội. Các phương tiện thông tin đại chúng trong đó có truyền hình đều đã và đang phát triển nhanh chóng, vượt xa sự hình dung của nhiều người.
Ở Việt Nam, cách đây khoảng 10 năm, ít người thấy trước được rằng, sau đổi mới một bước cơ chế quản lý, báo chí lại có bước lớn mạnh như vừa qua, và những năm tới chắc chắn còn có sự tăng trưởng nữa. Bởi vì, tính bình quân sự tiêu dùng báo chí của nhân dân ta vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Dư địa vẫn còn khá rộng để cho báo chí phát triển. Đấy là chưa tính đến sự xã hội của Internet, và báo mạng điện tử, hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng tin học đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Trong chúng ta không phải ai cũng có thể hình dung rõ rệt diện mạo và nhất là cơ chế hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng trong thời gian tới như thế nào. Nhưng có một điều chắc chắn là mỗi người đều phải tự mình nhìn lại và tự mình điều chỉnh các suy nghĩ truyền thống quen thuộc từ trước đến nay.
Tình hình ấy đặt ra nhiều thách thức lớn cho truyềnhình - một phương tiện thông tin hùng mạnh. Tuy hiện tại, chiếc ti vi vẫn gần như chiếm giữ độc quyền cung cấp thông tin nhanh nhậy, rẻ tiền chọn. Nhưng ưu thế này trong thời gian tới có còn nguyên vẹn khi mà ở mỗi gia đình đều có không chỉ một, mà là hai, ba hoặc nhiều hơn nữa những chiếc máy vi tính nối mạng, và khi báo in được hệ thống bán lẻ phát hành miễn phí đến tận nhà theo yêu cầu của người đọc? Trong cuộc bùng nổ về thông tin, giữa lòng cuộc cạnh tranh gay gắt để tranh giành công chúng, điều cần thiết với những người làm truyền hình không chỉ là sự cố gắng nhiều hơn, sáng tạo nhiều hơn, mà điều quan trọng là phải nhận thứ rõ những thách thức và thời cơ,
thấy được xu thế vận động làm cơ sở để xây dựng chiến lược hành động phù hợp cho sự phát triển của ngành.
Vậy, trong tương lai truyền hình sẽ phát triển theo xuhướng nào để tồn tại và phát triển, để tìm được chỗ đứng trong dòng chảy phát triển của các cơ quan báo chí đang tích cực tham gia mạnh mẽ vào tiền trình xã hội hóa các hoạt động của mình? Trong xu thế đó, là một ngành mang tính báo chí kinh tế kỹ thuật cao, truyền hình càng không thể đứng ngoài cuộc.Trước hết xin được tiếp cận vấn đề dưới góc độ kinh tế. Dù muốn hay không thì báo chí nói chung và truyền hình nói riêng có thể phát triển được vấn đề đầu tiên cần được giải quyết đó là nguồn kinh hí. Truyền hình là một loại truyền thông rất tốn kém nên vấn đề trên lại càng trở nên quan trọng. Nhưng ai sẽ là người cung cấp tài chính cho truyền hình? Phải tham gia vào tiến trình xã hội hóa, trước hết là xã hội hóa về nguồn kinh phí đầu tư cho sản xuất các chương trình, truyền hình mới có điều kiện phát triển.
Quá trình này đã diễn ra và chắc chắn sẽ diễn ra rấtnhanh trong thời gian tới. Trước đây nguồn kinh phí đầu tư cho truyền hình chủ yếu là từ ngân sách. Đó là điều kiện cần thiết cho giai đoạn đầu của truyền hình. Nhưng chỉ trông vào nguồn kinh phí từ ngân sách sẽ là rất khó khăn cho sự phát triển của truyền hình trong điều kiện hiện tại và những năm sau này. Trong 3 năm 1996 đến 1998 thời lượng phát sóng qua vệ tinh gấp đôi nhưng kinh phí từ ngân sách gần như không thay đổi. Đây là một nghịch lý trong tiến tình phát triển. Tình hình trên chỉ thực sự được cải thiện khi truyền hình Việt Nam được phép thực hiện cơ chế khoán thu chi để có điều kiện thu hút các nguồn kinh phí trong xã hội vào việc sản xuất các chương trình.
Đến nay, nguồn thu từ quảng cáo đã tăng gấp nhiều lầnso với trước, đạt được hàng trăm tỷ mỗi năm. Theo con số thống kê gần đây, riêng thu từ quảng cáo, truyền hình Việt Nam và truyền hình thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm đã thu được trên 1.300 tỷ đồng. Và trên 20% số đó đã được dùng trở lại để đầu tư cho sản xuất
chương trình. Nếu tính con số tuyệt đối thì tiền thu từ quảng cáo đến nay vượt kinh phí chi thường xuyên, bước đầu cải thiện nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động sản xuất chương trình.
Ngoài nguồn thu từ quảng cáo, truyền hình Việt Namcũng đang quan tâm phát triển mạng truyền hình trả tiền và khuyến khích nhiều nguồn đầu tư khác trong xã hội cho hoạt động sản xuất chương trình. Đã có nhiều khâu, nhiều công đoạn của truyền hình có sự tham gia của các thành phần trong xã hội để tổ chức, dàn dựng bối cảnh. Ví dụ: Chương trình Nhà nông đua tài: Tiền tổ chức thực hiện là do các cấp hội nông dân Việt Nam huy động.Truyền hình chỉ trả chi phí cho kíp sản xuất. Các chương trình "Chiếc nón kỳ diệu", "Hãy chọn giá đúng", "Đường lên đỉnh Olimpia" và ngay cả các chương trình tuyên truyền chính trị như: "Người đương thời", "Vì người nghèo"… đều được sản xuất từ một phần kinh phí của các doanh nghiệp tài trợ… Điều này, đã trở nên rất có tác dụng trong khi tiềm lực của truyền hình còn nhiều hạn chế. Tất cả những điều đó đều đã và đang tích cực tạo nên một diện mạo của Truyền hình Việt Nam hôm nay.
Tuy điều kiện về tài chính đã cải thiện nhiều so vớitrước, nhưng nhìn chung, các nguồn thu này còn quá khiêm tốn so với hàng nghìn tỷ đồng cần phải có đầu tư xây dựng trung tâm truyền hình Việt Nam. Để có đủ điều kiện đầu tư cho phát triển, đa dạng hóa các nguồn thu, xã hội hóa về mặt kinh phí là một xu thế tất yếu đối với truyền hình Việt Nam trong những năm tới.
Xu thế sản xuất một chương trình truyền hình hiện nay là sự xã hội hóa về sản xuất và quảng cáo các chương trình truyền hình, đây cũng là một xu thế mang tính tất yếu. Xu hướng này đã xuất hiện ngay từ những ngày đầu truyền hình ra đời. Sau này sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Bởi một điều hiển nhiên là không ai sản xuất chương trình truyền hình để chỉ cho mình xem cả. Phải sản xuất để cho công chúng xem và phục vụ nhu cầu xem của công chúng. Nhu cầu của công
chúng đòi hỏi càng cao, càng đa dạng, thì truyền hình cần phải nỗ lực nhiều hơn để thoả mãn điều ấy.
Sau gần 20 năm đổi mới, tiềm lực kinh tế đất nước đã có sự phát triển mạnh so với trước. sản xuất đã cho ra đời nhiều loại hàng hóa hơn. Từ một quốc gia không đủ ăn, sống chủ yếu nguồn viện trợ ở bên ngoài, chúng ta đã vươn lên trở thành một cường quốc trong xuất khẩu lương thực… điều kiện sống của người Việt Nam được nâng lên. Cùng với đó là những thay đổi trong nhận thức, tư duy. Công chúng giờ đây không chỉ muốn ăn ngon mặc đẹp mà còn còn nhu cầu giải trí khác. Điều này làm xuất hiện thị trường vui chơi, giải trí. Trong lĩnh vực này, truyền hình đã tỏ ra lợi thế cạnh tranh của mình. Khả năng quảng bá của màn ảnh nhỏ làm cho truyền hình trở thành là người tổ chức các cuộc thi, vui chơi giải trí mang tính toàn quốc. Các chương trình Chiếc nón kỳ diệu, Sao Mai điểm hẹn, Hãy chọn giá đúng… xuất hiện trên VTV đã trở thành những sân chơi hấp dẫn, bổ ích, với khả năng thu hút rất đông đảo khán giả.
Có thể nói, với hình ảnh và âm thanh sống động, truyền hình đã can thiệp vào thị trường giải trí và chi phối thị trường này. Chúng ta đã thấy giới bầu sô âm nhạc đã từng bị lép vế trong các cuộc chơi lớn từ khi Sao mai điểm hẹnra đời. Và chúng ta cũng đã thấy, phải nhờ có truyền hình mà một số loại hình sân khấu truyền thống như Kịch nói, Chèo tuồng, Cải lương… lại có thêm điều kiện đến với công chúng.Truyền hình đã và đang trở thành một rạp hát khổng lồ, đa năng, giúp cho công chúng có thể tìm thấy gần như tất cả những loại hình sân khấu, giải trí phù hợp với nhu cầu của mình; để rồi, thay vì đến các địa điểm vui chơi giải trí, công chúng có thể lựa chọn hình thức ở nhà để thực sự thư giãn đầu óc với vòng quay "Chiếc nón kỳ diệu" hay cùng hồi hộp với những người chơi trong chương trình "Hãy chọn giá đúng"…
Nhu cầu của công chúng hiện đại đã khiến cho truyềnhình không chỉ là nhà cung cấp thông tin thời sự chính trị mang đậm dấu ấn của báo chí nữa, mà còn đòi hỏi truyền hình phải tích cực hơn trong xã hội hóa các loại hình chương trình phục vụ nhu cầu ngày một đa dạng, phong phú của công chúng. Tất nhiên nhu cầu của công chúng ở đây không phải là phép cộng thuần tuý nhu cầu của các cá nhân. Bởi theo nhu cầu của tất cả công chúng truyền hình dễ sa vào thoả mãn cả những nhu cầu phi văn hóa.
Trên phương diện kỹ thuật cũng đang dần thể hiện rõ xu thế hóa của truyền hình. Nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật,mà các loại thiết bị phục vụ cho sản xuất các chương trình truyền hình cũng trở nên ngày một hiện đại, tiện nghi và đặc biệt là rẻ hơn rất nhiều so với trước. Cách đây không lâu có một thiết bị sản xuất chương trình đúng quy chuẩn người ta phải bỏ ra ít nhất hàng trăm ngàn USD. Điều đó khiến cho khả năng được tham gia vào các hoạt động của truyền hình trở nên xa sỉ với tất cả mọi người dân. Nhưng nay nhờ có công nghệ số hóa Digital, giá thành của những chiếc máy ghi hình đã giảm hàng trăm lần so với trước. chỉ với 1.000 USD là công chúng có thể mua được một chiếc máy quay kỹ thuật số hóa và có thể bắt tay vào công đoạn đầu tiên sản xuất chương trình truyền hình. Điều này mở ra một khả năng hợp tác vô cùng rộng lớn cho cả truyền hình và công chúng. Về phía công chúng, có thể tham gia trực tiếp vào thực hiện các chương trình truyền hình. Và cũng chính điều ấy mà nội dung, hình thức thông tin của truyền hình sẽ ngày một đa dạng và mới hơn.
Trong cuộc đua thông tin luôn không có chỗ đứng cho người đến sau, Thì sự tham