2. Những đặc điểm của công chúng truyền hình
2.1, Phân Loại công chúng truyền
Công chúng truyền hình có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các chương trình truyền hình, vì thế để phục vụ hiệu quả hơn, những người làm truyền hình luôn phải nghiên cứu tìm tòi nhu cầu của công chúng, xem họ cần gì ở những chương trình truyền hình. Để hiểu công chúng truyền hình hơn, chúng ta cùng phân loại công chúng truyền hình theo từng nhóm có những đặc điểm chung về độ tuổi, nhu cầu, theo văn hóa dân tộc.
2.1.1; Nhóm theo thị hiếu, sở thích.
Trong xu thế mới đất nước bước vào thời kì mở cửa hội nhập, giao lưu với các nước trên thế giới, nền kinh tế có sự thay đổi rõ rệt theo từng ngày. Công chúng
truyền hình nói chung cũng có sự phân chia theo các nhóm tiếp cận với các chương trình truyền hình theo nhiều góc cạnh và mục đích khác nhau.
Ví như những người làm về những lĩnh vực kinh tế như tài chính-ngân hàng, bất động sản, buôn bán hàng hóa thì họ luôn quan tâm theo dõi những tin tức về kinh tế thị trường và trong truyền hình thì họ cũng quan tâm những tin tức, những chương trình về kinh tế hơn là những người không có lợi ích từ những việc đó, hay những người yêu thể thao họ luôn mong ngóng xem các chương trình truyền hình về môn thể thao mà họ yêu thích, chẳng hạn như môn bóng đá là môn thể thao vua được nhiều người yêu thích, mà loại hình báo chí để truyền tải hết được những gì họ cần chỉ có truyền hình, mang lại những cảm xúc chân thật nhất khi truyền hình trực tiếp một trận bóng đá mà hầu hết những công chúng truyền hình ham mộ bóng đá không thể có mặt để theo dõi.
Đặc điểm:
Những người được xếp trong nhóm công chúng truyền hình theo thị hiếu và sở thích thường có những đặc điểm riêng sau. Những đặc điểm này là sự tổng quát quá trình tác động của truyền hình đến lợi ích của họ trong cuộc sống, vì thế ta có cái đặc điểm đầu tiên là lợi ích của việc xem truyền hình có ảnh hưởng đến công việc của họ hoặc đến nhu cầu, sở thích được nhìn thấy, được chiêm nghiệm. Chẳng hạn nếu bạn là một nhân viên sàn giao dịch chứng khoán thì bạn không thể không quan tâm đến giá chứng khoán, chỉ số vnindex...Bạn là một fan của giải bóng đá ngoại hạng anh, bạn sẽ sẵn sàng thức đêm để xem được những trận cầu nảy lửa mà bạn quan tâm, hay đội bóng mà bạn yêu thích.
Đặc điểm thứ hai là những người thuộc nhóm này thường xuyên theo dõi các chương trình truyền hình mà họ thích, bởi những thông tin mang lại cho họ chính là những thông tin quý giá để họ làm việc, để họ có những câu chuyện để bàn luận, thõa mãn nhu cầu được nhìn được nghe.
2.1.2; Công chúng truyền hình theo lứa tuổi.
Phân loại công chúng truyền hình ra thành những nhóm có độ tuổi khác nhau là việc nên làm của các đài truyền hình, vì có như thế các chương trình truyền hình được sản xuất ra sẽ có đối tượng để hướng tới một cách cụ thể. Hầu hết các loại hình báo chí khác như báo in, báo mạng, báo phát thanh khi thực hiện một tin bài( báo in, báo mạng) và chương trình phát thanh(báo phát thanh ) đều có đối tượng chính để truyền đạt và truyền hình cũng vậy, nó luôn phải sản xuất những chương trình có ý nghĩa cho từng đối tượng. Vì thế có thể phân chia công chúng thành nhiều những nhóm công chúng truyền hình như sau:
Thứ nhất là nhóm có độ tuổi từ 5 đến 13 tuổi, đây là nhóm nhi đồng, có những tính cách đặc trưng riêng khi xem các chương trình truyền hình, ở độ tuổi này đang có những bước phát triền đầu đởi của con người với những tư duy tinhg cảm còn hạn hẹp, và nhu cầu tìm hiểu về thế giới qua lăng kính hồng là điều rất cần thiết vì thế các chương trình sản xuất cho nhóm này là những chương trình có tính giáo dục nhận thúc sơ khai về thế giới, thường thì các chương trình dành cho độ tuổi này là những chương trình về ca nhạc thiếu nhi, những sân chơi cho trẻ, những bài học căn bản làm người thông qua những bộ phim hoat hình.
Thứ hai là nhóm có độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi là giai đoạn có những đặc tính của sự thay đổi tính cách ở tuổi dậy thì, và bắt đầu hình thành những quan điểm những nhận thức nhât định về thế giới. Đây là đối tượng chính của nhiều chương tình truyền hình được sản xuất ra với mục đích hình thành những tư tưởng, những thói quen lành mạnh, giáo dục giới tính...
Thứ ba là độ tuổi từ 19 đến 25 là nhóm công chúng truyền hình đã hình thành rõ nét thái độ, tình cảm,tư tưởng nhất định trong xã hội mà họ đang sống, những chương trình truyền hình mà họ quan tâm là những thông tin từ cuộc sống, những
trò chơi giải trí mới, âm nhạc,những tri thức mới về khoa học kĩ thuật, tình yêu, tương lai mới cho họ...
Thứ tư là nhóm từ 26 đến 50 là nhóm đã làm việc và có gia đình, thường nhóm này có những mối quan tâm gần giống với nhóm thứ ba, tuy nhiên đây là nhóm hầu hết đã có gia đình và họ con tâm đến những chương trình truyền hình về cách xây dựng giữ gìn gia đình êm ấm, như cách nuôi dạy con, mọi nhu cầu xem truyền hình của họ chủ yếu phục vụ cho vệc giải trí vào những giờ những ngày nghĩ , ngồi bên chiếc tivi cùng gia đình để theo dõi những chương trình bổ ích cho gia đình của họ. Thứ năm là nhóm từ 50 đổ lên là lứa tuổi vào giai đoạn nghỉ ngơi của một đời người, họ thường dnah nhiều thời gian nghỉ ngơi và theo dõi các chương trình. Những chương trình mà họ xem thường là những chương trình truyền hình nhẹ dành cho tuổi già như văn thơ, những nơi nghỉ dưỡng tốt cho tuổi già.
2.1.3; Phân loại công chúng truyền hình theo văn hóa- giáo dục.
Văn hóa giáo dục là hai vấn đề song hành với nhau, và cũng là hai nội dung mà hầu hết các chương trình truyền hình đều phải truyền tải đến với công chúng thường xuyên.
Nhóm công chúng truyền hình chia theo góc độ văn hóa ta có thể chia ra những khoảng hai nhóm nhỏ, đó là nhóm có trình độ văn hóa cao, nhóm có trình độ văn hóa trung bình. Nhóm có trình độ văn hóa cao là những khán giả truyền hình có trình độ văn hóa từ cấp 3 trở lên, nhóm này thường có nhu cầu trau dồi vốn kiên thức nhiếu, và cũng là nhóm có nhu cầu giải trí lớn hơn so với các nhóm khác, họ thường thích những chương trình có tính giáo dục cao hoặc những chương trình game show giải trí có trí tuê, các thông tin văn hóa, kinh tế tài chính. Còn nhóm có trình độ văn hóa trung bình là những nhóm có trình độ văn hóa dưới cấp 3, họ thường là những người dân lao động, có nhu cầu xem truyền hình để giải trí nhiều
hơn là học hỏi, nhóm này thường thích các chương tình game show, ca nhạc, phim truyện.
Nhóm công chúng truyền hình theo khía cạnh giáo dục có những điểm chung giống như những nhóm phân chia theo góc độ văn hóa, nhưng chúng ta có thể tạm chia nhóm này với những tiêu chí về nhu cầu sử dụng thông tin, kiến thức giáo dục. nhóm này thường ở độ tuổi trẻ có nhu cầu học tập cho công việc của mình, thường là những học sinh, sinh viên trong nhóm này, vì họ là những người có nhu cầu học hỏi nhiều từ nhiều nguồn khác nhau và truyền hình là một nguồn chính nên họ quan tâm nhiều hơn, nhóm này thường thích các chương trình truyền hình về việc giảng dạy kiến thức, các chương trình khoa học khám phá.
2.2.4; Phân loại theo dân tộc.
Đây là nhóm khán giả truyền hình đặc biệt, ở nước ta có tới 54 dân tộc khác nhau, trong đó có những nhóm dân tộc thiểu số và nhu cầu xem truyền hình của họ cũng chưa nhiều, vì đa số họ cũng chưa có điều kiện để tiếp xúc, họ chỉ xem những kênh truyền hình có tiếng của họ thường là các đài truyền hình tỉnh có những chương trình phát tiếng dân tộc riêng cho các đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Nhu cầu của công chúng.