Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
184,96 KB
Nội dung
Bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthống pháp luậtBảođảm tính hợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật là một nguyên tắc, một yêu cầu quan trọng trong quy trình lập pháp. 1. Căn cứ đánh giá hiệu lực hoạt động của bộ máy Nhà nước Thứ nhất, về tínhhợp hiến. Đây là nhân tố hàng đầu đảmbảo sự thốngnhấtcủa toàn bộ hệthốngpháp luật. Tínhhợp hiến đòi hỏi tất cả các quy phạm phápluật thuộc bất kỳ một ngành luật nào trong hệthốngphápluật cũng không được trái hoặc mâu thuẫn với Hiến pháp, bảođảmtínhthống nhất, thứ bậc, hiệu lực pháp lý của văn bản, tạo thành một hệthốngthốngnhất về tên gọi với thứ bậc cao thấp khác nhau theo quy định của Hiến pháp. Các đạo luật, pháp lệnh trái với Hiến pháp sẽ bị đình chỉ, bãi bỏ. Tínhhợp hiến không chỉ được xác định trên cơ sở những lời văn, những quy định cụ thể mà còn trên cơ sở tinh thần, tư tưởng, nguyên tắc của Hiến pháp. Thứ hai, về tínhhợp pháp. Thuật ngữ này khi được sử dụng cùng với thuật ngữ “tính hợp hiến” không bao hàm ý nghĩa về sự phù hợp với các quy định củaphápluật nói chung (trong đó có Hiến pháp) mà chỉ đề cập đến sự phù hợp với các quy định của các đạo luậtvà văn bản dưới luật. Theo nghĩa như vậy, để bảođảmtínhhợp pháp, văn bản quy phạm phápluật phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định. Bên cạnh đó, hình thức của văn bản phải phù hợp với quy định về kỹ thuật văn bản. Thứ ba, về tínhthốngnhấtcủahệthốngpháp luật. Đây là phạm trù có liên hệ mật thiết với hai phạm trù được trình bày trên (là tínhhợp hiến vàtínhhợp pháp), bởi lẽ, khi văn bản phápluật đã bảođảmtínhhợp hiến vàhợppháp thì giữa chúng đã đạt được sự thốngnhấtnhất định, cả về nội dung và hình thức. Có thể nói tínhthốngnhất là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của một đạo luật, pháp lệnh. Tiêu chí này chủ yếu là để đánh giá mối liên hệ gắn bó nội tại giữa các yếu tố nội dung của đạo luật, pháp lệnh cũng như giữa đạo luật, pháp lệnh đó với toàn bộ hệthốngpháp luật. Ngoài ra, tínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật cũng bao hàm cả sự thốngnhất về mặt hình thức. Tuy nhiên, về cơ bản, tínhthốngnhất về mặt nội dung luôn có vai trò quyết định. Khi xem xét tínhthốngnhấtcủahệthốngpháp luật, cần phải nghiên cứu ở cả hai khía cạnh: Tínhthốngnhất trong chính đạo luật, pháp lệnh vàtínhthốngnhất trong toàn bộ hệthốngpháp luật. Đối với một đạo luật, pháp lệnh, tính đồng bộ, thốngnhất thể hiện ngay trong cơ cấu của nó. Cơ cấu của luật, pháp lệnh phải thể hiện được mối liên hệ lôgíc giữa các phần, chương, mục, điều, khoản, điểm với cách trình bày, cách đánh số thứ tự thống nhất. Mỗi phần, chương, mục, điều, khoản, điểm đều có nội dung thể hiện chủ đề chính của văn bản, hướng tới mục tiêu chung của đạo luật, pháp lệnh. Vì vậy, các phần cần được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý, phải thể hiện rõ được phần chung, phần riêng, những đặc thù của văn bản nhìn từ khía cạnh lôgíc hình thức. Tínhthốngnhất trong cơ cấu còn thể hiện ở việc các quy định trong cùng một đạo luật, pháp lệnh phải tương quan với nhau, không mâu thuẫn, chồng chéo. Ở một khía cạnh khác, khi xem xét tínhthống nhất, cần đặt đạo luật, pháp lệnh đó trong mối tương quan với toàn bộ hệthốngpháp luật. Hệthốngphápluật gồm nhiều bộ phận nhưng luôn có sự liên quan vàthốngnhất với nhau. Khi xem xét tínhthốngnhấtcủahệthốngpháp luật, cần xem xét tínhthốngnhất giữa các quy phạm pháp luật, các chế định phápluật trong cùng một ngành luậtvà với các ngành luật khác. Bên cạnh đó, tính thứ bậc củahệthống văn bản phápluật cũng là yếu tố không thể thiếu được để tạo nên sự thống nhất, đồng bộ củahệthốngpháp luật. Luật, pháp lệnh cũng như các văn bản quy phạm phápluật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp, những văn bản luật vi hiến đều sẽ bị huỷ bỏ. Tínhthống nhất, đồng bộ củahệthốngphápluật còn được xem xét trong mối quan hệ giữa luật chung vàluật chuyên ngành, luật nội dung vàluật hình thức… Bởi vậy, việc xem xét về tínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đòi hỏi phải có một cái nhìn bao quát, toàn diện ở nhiều góc độ, nhiều cấp độ khác nhau. Tínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đòi hỏi phải loại bỏ mâu thuẫn, trùng lặp hay chồng chéo ngay trong bản thân hệ thống, trong mỗi ngành luật, mỗi chế định phápluậtvà giữa các quy phạm phápluật với nhau, xác định ranh giới giữa các ngành luậtvà định ra một hệthống quy phạm phápluật đồng bộ. Nếu một hệthốngphápluật không thống nhất, giữa các bộ phận của nó chứa đựng mâu thuẫn, chồng chéo thì hệthống ấy không thể tạo ra sự điều chỉnh phápluật một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả. Bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhất trong hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, trong các văn bản quy phạm phápluậtvà văn bản áp dụng phápluật nói riêng là một nguyên tắc, yêu cầu khách quan, tất yếu của mọi Nhà nước. Không những thế, đây còn là căn cứ để đánh giá hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của bộ máy Nhà nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần hoàn thiện bộ máy nhà nước, hoàn thiện hệthốngpháp luật, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta. Nhà nước pháp quyền, trước hết, là một Nhà nước đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Trong Nhà nước pháp quyền, phápluật phải là cơ sở của mọi hình thức tổ chức quyền lực công. Mọi đường lối, chính sách và quyết định của Nhà nước đều phải dựa vào Hiến phápvà các đạo luật, phục tùng phápluậtvà tất cả các mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và cá nhân cũng phải dựa trên cơ sở củapháp luật. Tuy nhiên, khác với nhà nước pháp trị, phápluậtcủa Nhà nước pháp quyền phải vươn tới sự đầy đủ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, với phương châm: Đối với “cá nhân thì cho phép làm tất cả những gì mà phápluật không cấm”, còn đối với “cơ quan nhà nước và những người có thẩm quyền chỉ được phép làm những gì mà phápluật quy định”. Phápluậtcủa Nhà nước pháp quyền phải là phápluật vì con người, bảo vệ quyền con người. Phápluật phải trở thành phương tiện cho mọi cá nhân phát huy năng lực sáng tạo, tham gia một cách tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ cho sự phát triển của xã hội, bảođảm dân chủ, bình đẳng trong xã hội. Để xây dựng Nhà nước pháp quyền trước hết phải xây dựng được một hệthốngphápluật tốt cả về nội dung, cả về hình thức thể hiện và được mọi công dân đề cao, tôn trọng. Việc xây dựng và hoàn thiện hệthốngpháp luật, do vậy, là một đòi hỏi mang tính tất yếu, khách quan. Mức độ hoàn thiện phápluậtvà tuân thủ phápluật chính là một tiêu chí để đánh giá tínhpháp quyền của một nhà nước. Nâng cao chất lượng các văn bản phápluật chính là yêu cầu quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay. Điều này cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước, đặc biệt là khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới. Để hoàn thiện hệthốngphápluật theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền, một trong những tiêu chí hàng đầu cần hướng tới đó là đảmbảotínhthốngnhấtcủahệthốngpháp luật, bởi lẽ “những biểu hiện vi hiến và thiếu thốngnhất trong hệthống các văn bản quy phạm phápluật là những biểu hiện của nhà nước thiếu dân chủ, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại”. Để đáp ứng yêu cầu đó, ngay từ giai đoạn soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, mà trước hết là các đạo luật, pháp lệnh, tínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh phải được bảo đảm. Đây phải được coi là một nguyên tắc, một yêu cầu quan trọng trong quy trình lập pháp, bởi lẽ, việc chỉnh lý những sai sót (nếu có) của các dự án luật, pháp lệnh đang trong giai đoạn soạn thảo sẽ dễ dàng hơn. Hơn nữa, việc bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh cũng sẽ hạn chế tối đa khả năng gây thiệt hại cho Nhà nước và xã hội do việc cho ra đời những văn bản quy phạm phápluật mâu thuẫn, trái hiến pháp, pháp luật. 2. Thiết chế tự thân của Quốc hội Theo quy định củaphápluật hiện hành, cụ thể là tại điều 27 Luật Tổ chức Quốc hội (mới được sửa đổi, bổ sung năm 2007) thì Ủy ban Phápluật có trách nhiệm “bảo đảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua”. Theo quy định củaphápluật hiện hành, cụ thể là tại Điều 27 Luật Tổ chức Quốc hội (mới được sửa đổi, bổ sung năm 2007) thì Ủy ban Phápluật có trách nhiệm “bảo đảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua”. Còn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Ban hành văn bản quy phạm phápluật năm 2002 đã quy định những hoạt động cụ thể của Ủy ban Phápluật về việc bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua. Đó là Ủy ban Phápluật tham gia thẩm tra các dự án luật, dự án pháp lệnh do Hội đồng Dân tộc và các UB khác của QH chủ trì thẩm tra; Tham gia chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh. Đây cũng là quá trình gắn liền với từng bước kiện toàn về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Pháp luật. Đồng thời, với việc tách Ủy ban Phápluật thành hai Ủy ban là Ủy ban Tư phápvà Ủy ban Pháp luật, thì sự quá tải trong công việc của Ủy ban Phápluật đã được giảm bớt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Ngoài Ủy ban Pháp luật, việc bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh cũng được giao cho nhiều cơ quan khác thực hiện, đó là: Bộ Tư pháp (ở giai đoạn thẩm định); Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH (khi chủ trì thẩm tra). Từ những quy định củaphápluật hiện hành, có thể khẳng định: Ủy ban Phápluật là cơ quan duy nhấtcủa QH có trách nhiệm bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với tất cả các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, kể cả những dự án không do Ủy ban Phápluật chủ trì thẩm tra. Vai trò của Ủy ban Phápluật trong việc bảođảmtínhhợphiến,hợppháp là có giới hạn, chỉ trước khi dự án luật, pháp lệnh được thông qua. Cách thức thực hiện nhiệm vụ này là “tham gia” cùng với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội (cụ thể là tham gia thẩm tra và tham gia chỉnh lý). Hội đồng Dân tộc và mỗi UB của Quốc hội đều có trách nhiệm bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủa dự án luật, pháp lệnh. Do vậy, cần tăng cường mối liên kết, sự phối hợp giữa Ủy ban Phápluậtvà Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Việc giao cho Ủy ban Phápluật xem xét về tínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật ngay trong quá trình ban hành văn bản sẽ giúp phát hiện và loại bỏ sớm những văn bản hay những điều khoản vi hiến,bảođảmtínhthốngnhấtcủahệthống văn bản phápluật được ban hành, tránh tốn kém thời gian và công sức của Quốc hội cũng như các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Việc giao nhiệm vụ này cho một cơ quan trong cơ cấu của Quốc hội cũng giúp cho việc tăng cường hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là trong lĩnh vực lập pháp, thể hiện vị trí, vai trò của Quốc hội trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, Ủy ban Phápluật vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình trong lĩnh vực này. Bởi lẽ, việc xem xét về tínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh là một công việc phức tạp, mang tính chuyên môn cao, đòi hỏi sự am hiểu phápluật sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực và sự đầu tư lớn về thời gian, công sức. Việc tham gia của Ủy ban Pháp luật, nhất là ở giai đoạn thẩm tra sơ bộ chưa được thường xuyên, chưa tập trung được trí tuệ của tập thể Ủy ban hoặc Thường trực Ủy ban Pháp luật. Để tham gia cùng Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua, thông thường, chỉ có một đại diện Thường trực Ủy ban Phápluật hoặc thậm chí chỉ là cán bộ, chuyên viên của vụ chuyên môn giúp việc Ủy ban được cử tham gia thẩm tra. Ý kiến thẩm tra của Ủy ban Phápluật về tínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh chưa được thể hiện một cách chính thức bằng văn bản. Việc bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh tuy được quy định là một nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của Ủy ban Pháp luật, nhưng trên thực tế, do phải cùng lúc đảm nhận nhiều trọng trách khác nhau nên sự đầu tư thực hiện công tác này còn rất hạn chế. Do đó, trên thực tế, Ủy ban Phápluật vẫn còn “để lọt” một số văn bản được ban hành chưa đúng thẩm quyền (ví dụ trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn có các pháp lệnh về thuế; một số quy định đáng lẽ phải được quy định cụ thể trong luật nhưng lại giao cho Chính phủ quy định hoặc bộ quy định…). Nội dung của một số dự án luật, pháp lệnh còn có những mâu thuẫn, chồng chéo. Tồn tại này có trách nhiệm của Ủy ban Pháp luật. Tuy vậy, để có thể phát huy vai trò của Ủy ban Phápluật trong việc thực hiện nhiệm vụ bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, UBTVQH thông qua, cần xem xét một cách toàn diện những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế hiện nay. Có thể nhìn nhận cụ thể là: Trong một thời gian dài, Ủy ban Phápluật “quá tải” về chức năng, nhiệm vụ; Phương thức Ủy ban Phápluật sử dụng nhằm bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh còn thiếu hiệu lực và hiệu quả. Bởi mặc dù Ủy ban Phápluật là cơ quan duy nhấtcủa QH có vai trò bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với tất cả các dự án luật, nhưng khi thực hiện trọng trách này, Ủy ban Phápluật lại không đứng ở vị trí chủ chốt mà chỉ là cơ quan tham gia cùng với các cơ quan khác (“tham gia” thẩm tra, “tham gia” chỉnh lý). Quy định củaLuật Ban hành văn bản quy phạm phápluật hiện hành không thể hiện được vai trò chủ đạo của Ủy ban Pháp luật, không đề cao trách nhiệm cũng như tính chất pháp lý của các ý kiến của Ủy ban Phápluật liên quan đến tínhhợphiến,hợp pháp, tínhthốngnhấtcủahệthốngpháp luật. Trong khi đó, các văn bản dưới luật khác cũng không có quy định nào cụ thể hơn về sự “tham gia” này của Ủy ban Phápluật (ví dụ, nếu tham gia thẩm tra, thì trong phiên họp thẩm tra, ý kiến của Ủy ban Phápluật được trình bày như thế nào, có được thể hiện chung trong báo cáo thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra không?…). Sự đánh giá về tínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhất trong hệthốngpháp luật- không đơn giản, thường gây nhiều tranh cãi và có ảnh hưởng lớn tới “số phận” của dự án luật, pháp lệnh nên đòi hỏi người làm nhiệm vụ này không chỉ có chuyên môn sâu mà cả sự kiên định, vững vàng. Điều đó đặt ra yêu cầu rất cao đối với mỗi thành viên Ủy ban Phápluật cũng như đội ngũ chuyên viên giúp việc của Ủy ban. Những yêu cầu đó, trong thời gian qua, dù đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Việc tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò của Ủy ban Phápluật trong việc bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua là một yêu cầu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện hệthốngpháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền, hội nhập và phát triển kinh tế đất nước. Phải coi việc xem xét tínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủa các dự án luật, pháp lệnh trước khi ban hành- là một giai đoạn bắt buộc trong quy trình lập pháp. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay chưa có một cơ chế giám sát hiến pháp hiệu quả thì Ủy ban Phápluật – một thiết chế “tự thân” của Quốc hội cần đóng vai trò quan trọng, hàng đầu trong việc giám sát chính các văn bản do mình ban hành. Việc tiếp tục nâng cao vai trò của Ủy ban Phápluật trong việc bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh còn là tiền đề để nghiên cứu, hoàn thiện và cho ra đời một thiết chế bảo hiến hiệu lực, hiệu quả hơn ở Việt Nam theo tinh thần nghị quyết đại hội X của Đảng, trong đó nêu rõ sự cần thiết phải “xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tínhhợphiến,hợppháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền”; “xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành phápvà tư pháp”. Để nâng cao hơn nữa vai trò của Ủy ban Phápluật trong việc bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua, chúng tôi kiến nghị sửa đổi quy định củaLuật Ban hành văn bản quy phạm phápluật về phương thức Ủy ban Phápluậtbảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh theo hướng UB phải chủ động tiến hành hoạt động xem xét, đánh giá về tínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh. Ý kiến của UB Phápluật về vấn đề này phải được thể hiện bằng văn bản và được gửi cùng với các tài liệu khác khi trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cùng với hoạt động thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra, hoạt động xem xét về tínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh cũng được Ủy ban Phápluật tiến hành song song, độc lập, góp phần tạo nên tính chuyên môn hoá trong hoạt động của các UB của Quốc hội, để mỗi UB thực sự là một người “gác cổng” cho Quốc hội ở lĩnh vực được phân công. Theo phương án này, với mỗi dự án luật, bên cạnh báo cáo thẩm tra của UB chủ trì thẩm tra, cần xây dựng báo cáo về tínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủa văn bản đó với hệthốngphápluật hiện hành, trong đó đề xuất phương án cụ thể để xử lý trong trường hợp phát hiện những quy định không hợphiến,hợppháp hoặc mâu thuẫn, chồng chéo. Trên thực tế, ý kiến của Uỷ ban Phápluật về tínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật đối với các dự án luật, pháp lệnh được thông qua tại mỗi kỳ họp có thể được thể hiện trong một báo cáo của UB. Đây là công việc cần được đẩy mạnh và phải được coi như là một hoạt động “tự giám sát” của Quốc hội đối với những văn bản do chính mình ban hành. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, hiện nay ở Việt Nam chưa xây dựng được một cơ chế giám sát nào từ bên ngoài đối với các văn bản do Quốc hội ban hành. Công việc này cũng có nhiều điều kiện để thực hiện khi mà tại Khóa XII, Quốc hội đã thành lập thêm Ủy ban Tư pháp, theo đó, sự quá tải về công việc của Ủy ban Phápluật như trước đây đã được giảm đáng kể. Việc coi đây là một công đoạn độc lập trong quy trình lập pháp không chỉ tạo điều kiện cho việc thực hiện nhiệm vụ này của Ủy ban Pháp luật, mà còn nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ thể khác tham gia vào quy trình lập pháp trong việc bảođảmtínhhợphiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủa các dự án luật, pháp lệnh. Điều này vừa giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các ý kiến của Ủy ban Pháp luật, đồng thời, gây “áp lực” cho chính Ủy ban Phápluật trong việc phải dành thời gian, công sức, trí tuệ cho công tác này và chịu trách nhiệm về ý kiến [...]... trường hợp Ủy ban Phápluật cho rằng một điều khoản hay một văn bản không bảo đảmtính hợp hiến,hợppháp hoặc mâu thuẫn, chồng chéo Cần tạo điều kiện để các thành viên Ủy ban Phápluật được tiếp cận sớm với dự án luật, pháp lệnh Đồng thời nâng cao chất lượng, kiện toàn số lượng đội ngũ cán bộ, chuyên viên giúp việc của Ủy ban Phápluật đáp ứng với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ Hoạt động bảo đảmtính hợp hiến,. .. hiến,hợpphápvàtínhthốngnhấtcủahệthốngphápluật nếu được tiến hành một cách hiệu quả ngay trong giai đoạn soạn thảo, ban hành văn bản sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng hoạt động ban hành văn bản quy phạm phápluật cũng như khẳng định uy tín, chất lượng hoạt động của cơ quan Nhà nước Và điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với việc ban hành các đạo luật, pháp lệnh của Quốc.. .của mình trước QH Có như vậy, Ủy ban Phápluật mới thực sự là một thiết chế kiểm soát bên trong của Quốc hội đối với những văn bản do chính mình ban hành Tất nhiên, quyền quyết định cuối cùng thuộc về Quốc hội (trên cơ sở sự “tư vấn” của Ủy ban Pháp luật) , do vậy, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quốc hội vẫn được giữ vững Ngoài ra, cũng cần quy định rõ hậu quả pháp lý và cách thức, . Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật là một nguyên tắc,. quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phương thức Ủy ban Pháp luật bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án luật, pháp lệnh. thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án luật, pháp lệnh chưa được thể hiện một cách chính thức bằng văn bản. Việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp