(Tài liệu song ngữ - Bilingual Material) Báo cáo Nghiên cứu VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH THỐNG NHẤT CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Research Report THE ROLE OF THE NATIONAL ASSEMBLY IN ENSURING CONSISTENCY OF LEGAL SYSTEM Bản quyền © Dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam” [2010] Xuất bản tại Nhà xuất bản Tư pháp, Việt Nam Copyright © Project “Strengthening Access to Justice and Protection of Rights in Viet Nam” [2010] All rights reserved Published by Judicial Publishing House, Viet Nam Nhóm biên soạn PGS.TS. Hoàng Thế Liên (Chủ biên) Nguyễn Huy Ngát Đặng Hoàng Oanh Nguyễn Minh Phương Dương Thiên Hương Chỉ đạo thực hiện: TS. Nguyễn Sĩ Dũng Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội TS. Ngô Đức Mạnh Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội TS. Phùng Văn Hùng Giám đốc Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học NHÓM CHUYÊN GIA THỰC HIỆN BÁO CÁO Các chuyên gia tham gia nghiên cứu TS. Thái Vĩnh Thắng Trường Đại học Luật Hà Nội ThS. Hoàng Minh Hiếu Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học ThS. Nguyễn Đức Lam Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu Dân cử CN. Nguyễn Mạnh Dũng Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học 3 Báo cáo NghiêN cứu VAi TRÒ cỦA QuỐc hỘi TRoNg ViỆc BẢo ĐẢM TÍNh ThỐNg NhẤT cỦA hỆ ThỐNg PháP LuẬT MỤC LỤC Lời giới thiệu 7 1. Bối cảnh 9 2. Mục đích nghiên cứu 10 3. Phạm vi nghiên cứu 10 4. Phương pháp nghiên cứu 10 4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 10 4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 11 4.3. Nghiên cứu trường hợp điển hình 11 5. Khái niệm về tính thống nhất của hệ thống pháp luật 11 5.1. Khái niệm 11 5.1.1. Về chất lượng của hệ thống pháp luật 11 5.1.2. Về tính thống nhất của hệ thống pháp luật 16 5.1.3. Ý nghĩa và tầm quan trọng của tính thống nhất của hệ thống pháp luật 19 5.1.4. Các biểu hiện của tính thống nhất của hệ thống pháp luật 19 5.2. Vai trò của các thiết chế nhà nước và phi nhà nước trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật 20 5.2.1. Các thiết chế bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật 20 5.2.2. Các thiết chế phi nhà nước 22 6. Khuôn khổ pháp luật về vai trò của Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật 23 6.1. Trong hoạt động xây dựng pháp luật 24 6.1.1. Quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 24 6.1.2. Tham gia và thúc đẩy quá trình soạn thảo 28 6.1.3. Thẩm tra các dự án luật 29 6.1.4. Xem xét và thông qua các dự án luật 31 4 Báo cáo NghiêN cứu VAi TRÒ cỦA QuỐc hỘi TRoNg ViỆc BẢo ĐẢM TÍNh ThỐNg NhẤT cỦA hỆ ThỐNg PháP LuẬT 6.2. Trong hoạt động thiết lập các thiết chế bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật 33 6.3. Trong hoạt động giám sát, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật 36 7. Thực trạng hoạt động của Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật 38 7.1. Trong hoạt động xây dựng pháp luật 38 7.2. Trong hoạt động giải thích pháp luật 44 7.3. Trong hoạt động thiết lập các thiết chế bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật 45 7.4. Trong hoạt động xem xét, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật 46 8. Nguyên nhân hạn chế vai trò của Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật 48 8.1. Quan niệm chưa hợp lý về vai trò của Quốc hội trong hoạt động lập pháp 48 8.2. Quy trình lập pháp chưa hợp lý 53 8.2.1. Thiếu sự phối hợp hiệu quả giữa các công đoạn của quy trình lập pháp 53 8.2.2. Thiếu định hướng chung trong việc xây dựng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 54 8.2.3. Tình trạng phân mảng, thiếu liên kết trong hoạt động soạn thảo 57 8.2.4. Phương thức thẩm tra, chỉnh lý các dự án luật chưa đảm bảo tính tổng thể 60 8.2.5. Uỷ ban pháp luật chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật 62 8.2.6. Cách tổ chức kỳ họp còn có những điểm chưa hợp lý 64 8.2.7. Việc lấy ý kiến của nhân dân, chuyên gia về các dự án luật còn mang tính hình thức 64 5 Báo cáo NghiêN cứu VAi TRÒ cỦA QuỐc hỘi TRoNg ViỆc BẢo ĐẢM TÍNh ThỐNg NhẤT cỦA hỆ ThỐNg PháP LuẬT 8.3. Năng lực thể chế của Quốc hội chưa được đảm bảo 66 8.3.1. Khái niệm 66 8.3.2. Năng lực cá nhân của đại biểu 67 8.3.3. Bộ máy giúp việc còn mỏng và phân tán 68 8.4. Kỹ thuật luật pháp gây ra sự thiếu thống nhất 69 8.4.1. Cách soạn thảo luật quá chung chung 69 8.4.2. Kỹ thuật nhiều khi không dựa trên các nguyên tắc 69 8.4.3. Hạn chế trong việc bảo đảm sự nhất thể hóa 70 8.4.4. Hạn chế trong việc áp dụng các quy tắc, kỹ thuật soạn thảo 71 9. Tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật 72 9.1. Đổi mới quan niệm về vai trò, thẩm quyền lập pháp của Quốc hội 72 9.2. Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp 74 9.2.1. Cải tiến khâu lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 74 9.2.2. Đề cao vai trò của khâu xây dựng chính sách lập pháp thống nhất 75 9.2.3. Khâu soạn thảo: thành lập cơ quan soạn thảo độc lập 78 9.2.4. Tăng cường hiệu quả của khâu thẩm tra 80 9.2.5. Cải tiến thủ tục tại các kỳ họp Quốc hội 82 9.2.6. Đổi mới phương thức hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 83 9.2.7. Quy trình mở để thu thập ý kiến công chúng 84 9.3. Tăng cường năng lực lập pháp của Quốc hội 85 9.3.1. Tăng cường năng lực của cá nhân các đại biểu 85 9.3.2. Tăng cường năng lực bộ máy giúp việc của Quốc hội 87 9.4. Áp dụng các kỹ thuật lập pháp thống nhất và hiện tại 87 9.4.1. Áp dụng cách thức soạn thảo phù hợp: tổng quát và cụ thể 87 9.4.2. Xây dựng các chuẩn mực soạn thảo 89 6 Báo cáo NghiêN cứu VAi TRÒ cỦA QuỐc hỘi TRoNg ViỆc BẢo ĐẢM TÍNh ThỐNg NhẤT cỦA hỆ ThỐNg PháP LuẬT 9.4.3. Áp dụng kỹ thuật dùng một luật sửa nhiều luật 93 9.4.4. Áp dụng kỹ thuật pháp điển hóa 95 Danh mục tài liệu tham khảo 99 - Văn kiện 99 - Sách, báo, tạp chí 100 Phụ lục. Tài liệu Hội thảo “Vai trò của Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật” được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. 7 Báo cáo NghiêN cứu VAi TRÒ cỦA QuỐc hỘi TRoNg ViỆc BẢo ĐẢM TÍNh ThỐNg NhẤT cỦA hỆ ThỐNg PháP LuẬT LỜI GIỚI THIỆU Trong tiến trình thực hiện chủ trương của Đảng về việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật là một yếu tố quan trọng. Nghị quyết số 48-NQ/ TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định mục tiêu “xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch”. Mục tiêu này tiếp tục được nhấn mạnh trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2006 đến năm 2010 của Việt Nam. Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội có vị trí đặc biệt trong việc bảo đảm thực hiện mục tiêu nói trên. Với vị trí là cơ quan lập pháp, Quốc hội có thể xem xét, thẩm tra để đảm bảo các văn bản luật, pháp lệnh được thông qua thống nhất với các quy định hiện hành của hệ thống pháp luật. Với vị trí là cơ quan đại diện của nhân dân, Quốc hội là diễn đàn thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Điều này làm cho quy trình xây dựng luật, pháp lệnh trở nên minh bạch, công khai. Trong việc thực hiện chức năng giám sát, Quốc hội đảm bảo các văn bản luật, pháp lệnh được thực thi một cách phù hợp và hiệu quả trong cuộc sống. Bên cạnh đó, trong quá trình giám sát thực thi pháp luật, Quốc hội cũng có thể phát hiện và hủy bỏ hoặc sửa đổi các quy định, các văn bản trái với các quy định của Hiến pháp và luật, pháp lệnh của Quốc hội, đảm bảo các quy định của pháp luật có tính thống nhất, nhất quán. Nhằm hỗ trợ cho Quốc hội và các cơ quan giúp việc tăng cường vai trò của mình trong việc bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ và nâng cao chất lượng lập pháp của Quốc hội, Dự án hợp tác giữa Bộ Tư pháp và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) “Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010” đã hỗ trợ Văn phòng Quốc hội thực hiện nghiên cứu, đánh giá thiết chế hiện hành về vai trò của Quốc hội và các mối quan hệ của cơ quan này với các cơ quan nhà nước và phi nhà nước trong việc bảo đảm chất lượng, tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật cũng như xác định xu hướng phát triển của Quốc hội trong việc đảm bảo tính thống 8 Báo cáo NghiêN cứu VAi TRÒ cỦA QuỐc hỘi TRoNg ViỆc BẢo ĐẢM TÍNh ThỐNg NhẤT cỦA hỆ ThỐNg PháP LuẬT nhất của hệ thống pháp luật nhằm đề xuất các kiến nghị về việc hoàn thiện khuôn khổ hệ thống pháp luật, khuôn khổ thiết chế và các hoạt động cần thiết nhằm nâng cao vai trò của Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Kết quả nghiên cứu này đã được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc triển khai các hoạt động liên quan đến đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW và một loạt các hoạt động khác trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam” giữa Bộ Tư pháp và UNDP. Những đánh giá của các chuyên gia với tính cách là những đánh giá của cá nhân được chúng tôi giữ nguyên để bạn đọc có điều kiện tham khảo thông tin một cách rộng rãi và thuận lợi. Dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam” phối hợp với Nhà Xuất bản Tư pháp biên tập và xuất bản cuốn tài liệu này phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý và phục vụ các bạn đọc có quan tâm. Hà Nội, tháng 12 năm 2010 NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP 9 Báo cáo NghiêN cứu VAi TRÒ cỦA QuỐc hỘi TRoNg ViỆc BẢo ĐẢM TÍNh ThỐNg NhẤT cỦA hỆ ThỐNg PháP LuẬT 1. Bối cảnh Thực hiện các chức năng của mình, trong thời gian gần đây, Quốc hội nước ta đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Đặc biệt là việc áp dụng một số kỹ thuật lập pháp mới để tăng cường tính thống nhất của hệ thống pháp luật như sử dụng phương pháp một luật sửa nhiều luật, phương pháp đánh giá tác động của các quy phạm pháp luật. Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cũng đã thực hiện một số hoạt động giám sát nhằm kiểm soát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các chính quyền địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong việc thực hiện vai trò đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hoạt động của Quốc hội vẫn còn nhiều hạn chế. Trong hoạt động lập pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vẫn chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình trong việc thẩm tra, đảm bảo tính thống nhất của các dự án luật, pháp lệnh được Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua. Một số văn bản luật được ban hành vẫn còn những điều khoản không phù hợp với các văn bản luật, pháp lệnh khác trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ Luật Tổ chức Quốc hội được sửa đổi, bổ sung nhưng một số văn bản luật khác có liên quan lại không được xem xét, sửa đổi cùng lúc, dẫn tới việc có một số điều khoản của một số đạo luật có liên quan chưa phù hợp với các quy định mới của Luật này như Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật về Hoạt động giám sát, Luật Ngân sách nhà nước. Hơn thế nữa, hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn chưa được Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội tiến hành một cách thường xuyên. Tháng 5 năm 2007, Quốc hội khóa XII được nhân dân cả nước bầu ra với nhiệm kỳ bốn năm (2007 -2011). Trong nhiệm kỳ này, một trong năm nhiệm vụ cơ bản của Quốc hội là xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ nhằm phát triển nền kinh tế thị trường và duy trì sự ổn định xã hội trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Hơn thế nữa, ngay trước khi bầu cử, Quốc hội khóa XI đã sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội, trong đó có việc thành lập thêm các Ủy ban của Quốc hội với mục tiêu nâng cao năng lực của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trong hoạt động lập pháp và hoạt động giám sát. Do vậy, việc nghiên cứu và đánh giá nhằm nâng cao vai trò của Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật vào thời điểm hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết. 10 Báo cáo NghiêN cứu VAi TRÒ cỦA QuỐc hỘi TRoNg ViỆc BẢo ĐẢM TÍNh ThỐNg NhẤT cỦA hỆ ThỐNg PháP LuẬT 2. Mục đích nghiên cứu 1) Xem xét, phân tích khuôn khổ pháp lý và thiết chế hiện hành về vai trò của Quốc hội và các mối quan hệ của cơ quan này với các cơ quan nhà nước khác và phi nhà nước trong việc bảo đảm chất lượng, tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật; 2) Xác định xu hướng phát triển của Quốc hội trong việc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật; 3) Đề xuất các kiến nghị về việc hoàn thiện khuôn khổ hệ thống pháp luật và khuôn khổ thiết chế nhằm nâng cao vai trò của Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; 4) Đề xuất các kiến nghị về các công việc Quốc hội cần thực hiện nhằm nâng cao năng lực của Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong nghiên cứu này, hệ thống pháp luật được hiểu theo nghĩa hẹp là “hệ thống các văn bản pháp luật” vì “hệ thống pháp luật” theo nghĩa rộng không chỉ gồm các văn bản, mà còn các thiết chế thực thi văn bản pháp luật. Hơn thế nữa, với chức năng chủ yếu của Quốc hội là ban hành luật và pháp lệnh, đề tài này tập trung nghiên cứu về vai trò của Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của các văn bản luật và pháp lệnh. Việc bảo đảm tính thống nhất của các văn bản dưới luật cũng được đề cập nhưng không phải là trọng tâm nghiên cứu của báo cáo. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nhóm nghiên cứu tập hợp, tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật, các tư liệu nghiên cứu, các văn kiện và các tài liệu liên quan đến hoạt động của Quốc hội và vấn đề bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Trên cơ sở đó, xem xét, phân tích các vấn đề liên quan đến vai trò của Quốc hội trong việc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. [...]... trong việc thẩm tra bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật như sau: 30 Báo cáo Nghiên cứu VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH THỐNG NHẤT CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT “1 Uỷ ban pháp luật có trách nhiệm tham gia thẩm tra để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do các cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra với hệ thống pháp luật. .. quy định của pháp luật nước ta, vai trò của Quốc hội trong bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật, với các cấp độ hiệu lực pháp lý khác nhau, từ Hiến pháp đến luật và các văn bản dưới luật Các văn bản chủ yếu có quy định về vai trò của Quốc hội trong bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật bao gồm: 1 Hiến pháp hiện hành (bao gồm Hiến pháp năm... nước trong việc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, cần tăng cường vai trò phản biện xã hội của các tổ chức này trong việc xây dựng chính sách pháp luật Đồng thời, cần tránh xu hướng nhà nước hoá các tổ chức xã hội để đảm bảo cho các tổ chức xã hội thực hiện đúng chức năng của mình 6 Khuôn khổ pháp luật về vai trò của Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Theo... nhất và tính nhất quán được hiểu theo nghĩa tương tự nhau và có thể được dùng thay thế cho nhau Báo cáo Nghiên cứu VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH THỐNG NHẤT CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT trong khu vực - Luật quốc tế khu vực Trong một hệ thống luật quốc gia, tính thống nhất của hệ thống pháp luật được đảm bảo bởi: sự nhất quán về nội dung giữa các hợp phần của hệ thống (Chính sách - Pháp luật; ... Giao, Tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bài trình bày tại Hội thảo Vai trò của Quốc hội trong việc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Trung tâm TT-TV-NCKH, TP HCM, 2627/6/2008 “Consistency – ability to remain the same in behaviour, attitudes or qualities”; Xem: www.macmillandictionary com 17 Báo cáo Nghiên cứu VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH THỐNG NHẤT CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT... cứu VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH THỐNG NHẤT CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 4.2 Phương pháp phỏng vấn sâu Nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia, nhà nghiên cứu và một số đại biểu Quốc hội để thu thập các ý kiến về vai trò của Quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Các ý kiến này là cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng hoạt động của Quốc hội trong việc. .. nhất của hệ thống pháp luật qua công đoạn phân tích chính 18 Báo cáo Nghiên cứu VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH THỐNG NHẤT CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT sách của dự án luật Tòa án có thể phát hiện những chồng chéo, mâu thuẫn qua hoạt động xét xử và giúp giám sát từ dưới lên Trong quy trình chung đó, Quốc hội có vai trò quan trọng Quốc hội có thể đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật thông... việc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật thể hiện ở chỗ Quốc hội phải đề ra chính sách pháp luật nhất quán, đảm bảo xây dựng một khung pháp luật toàn diện, đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và xu hướng hội nhập quốc tế, đảm bảo sự ổn định tương đối và sự minh bạch của hệ thống pháp luật Vai trò này của Quốc hội được thể hiện rõ nhất trong quá trình Quốc hội xem xét,... 2001 của Quốc hội khóa X sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992); 23 Báo cáo Nghiên cứu VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH THỐNG NHẤT CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 2 Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành (bao gồm Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 và Luật số 83/2007/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001); 3 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003; 4 Luật Ban... trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Quốc hội trong việc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật 4.3 Nghiên cứu trường hợp điển hình Nhóm nghiên cứu phân tích một số trường hợp điển hình trong quá trình hoạt động của Quốc hội (như việc thông qua một số dự án luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát của Quốc hội v.v…) để . quan đến vai trò của Quốc hội trong việc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. 11 Báo cáo NghiêN cứu VAi TRÒ cỦA QuỐc hỘi TRoNg ViỆc BẢo ĐẢM TÍNh ThỐNg NhẤT cỦA hỆ ThỐNg PháP LuẬT 4.2 cứu VAi TRÒ cỦA QuỐc hỘi TRoNg ViỆc BẢo ĐẢM TÍNh ThỐNg NhẤT cỦA hỆ ThỐNg PháP LuẬT trong khu vực - Luật quốc tế khu vực. Trong một hệ thống luật quốc gia, tính thống nhất của hệ thống pháp luật. vậy trong bộ máy nhà nước, Quốc hội là cơ quan có nhiều ưu thế nhất trong việc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Vai trò của Quốc hội trong việc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống