1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc tính của anten chấn tử đối xứng

58 2,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 9,73 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão trên mọi lĩnh vực với hàng loạt những nghiên cứu, phát minh mới đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao trình độ sản xuất và đời sống của con người. Một trong những lĩnh vực được đánh giá là có triển vọng nhất và được coi là thế mạnh của Việt Nam hiện nay phải kể đến viễn thông, nó làm cho con người xích lại gần nhau hơn, làm cho khoảng cách địa lý không còn ý nghĩa nữa. Đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ nói trên chúng ta phải nói đến sự phát triển của các thiết bị thu phát và khả năng truyền lan sóng điện từ hiện nay, bởi lẽ hầu hết các hệ thống truyền dẫn thông tin, liên lạc chúng đều sử dụng phương thức truyền lan sóng điện từ là chủ yếu. Các thiết bị thu phát và chuyển tiếp sóng điện từ gọi chung là anten. Tuỳ theo điều kiện công tác, mục đích sử dụng cũng như kết cấu của các hệ thống viễn thông mà ta sử dụng nhiều loại anten khác nhau: anten chấn tử, anten khe, anten mạch dải, anten gương, anten xoắn… Do nhu cầu thông tin, liên lạc, truyền tải dữ liệu ngày càng cao nên các băng tần ở dải sóng dài, sóng trung dần dần bị thay thế bởi các băng tần ở dải sóng ngắn và cực ngắn. Với lợi thế là khả năng bức xạ tốt ở các dải sóng này cùng với kết cấu tương đối đơn giản, dễ dàng điều chỉnh và kết hợp với các loại anten khác để tạo thành một hệ bức xạ mà anten chấn tử là lựa chọn tối ưu trong hầu hết các thiết bị vô tuyến điện. Trong phạm vi đề tài này, em đã nghiên cứu đặc tính phương hướng của chấn tử đối xứng và biểu diễn trực quan bằng trương trình matlab. Đồng thời đưa ra một số bài toán về đặc tính phương hướng của chấn tử đối xứng. Nội dung đề tài bao gồm 3 phần : I. Khái quát về AntenAnten chấn tử đối xứng II. Các đặc tính của Anten chấn tử đối xứng III. Đặc tính phương hướng của Anten chấn tử đối xứng trình bày bằng Matlab Em xin chân thành cảm ơn TS Trần Xuân Việt đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu, đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo và các bạn đã giúp em hoàn thành đề tài này. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện đồ án này, nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này để xây dựng nên một đề tài hoàn thiện hơn. 1 Chương I KHÁI QUÁT VỀ ANTEN VÀ ANTNE CHẤN TỬ ĐỐI XỨNG 2 1.1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ANTEN 1.1.1: Khái niệm Anten và vị trí của Anten trong thông tin vô tuyến điện Anten là thiết bị dùng để bức xạ sóng điện từ hoặc thu nhận sóng điện từ trong không gian bên ngoài. Anten là bộ phận quan trọng không thể thiếu được của bất kỳ hệ thống vô tuyến điện nào, bởi vì đã là hệ thống vô tuyến nghĩa là hệ thống trong đó có sử dụng sóng điện từ nên không thể thiếu thiết bị thu phát sóng điện từ hay chính là Anten. Một hệ thống truyền dẫn đơn giản bao gồm máy phát, máy thu, Anten phát và Anten thu (Hình1.1). Anten được ứng dụng trong các hệ thống thông tin vô tuyến, vô tuyến truyền thanh, truyền hình, vô tuyến đạo hàng, vô tuyến thiên văn, vô tuyến điều khiển từ xa…. Hình 1.1: Hệ thống truyền tin đơn giản Ở nơi phát, sóng điện từ cao tần được truyền dẫn từ máy phát đến Anten thông qua hệ thống fidơ dưới dạng sóng điện từ ràng buộc. Anten phát có nhiệm vụ biến đổi sóng điện từ ràng buộc trong fidơ thành sóng điện từ tự do bức xạ ra không gian. Cấu tạo của Anten quyết định đặc tính biến đổi năng lượng điện nói trên. Tại nơi thu, Anten làm nhiệm vụ ngược lại với Anten phát, Anten thu tiếp nhận sóng điện từ tự do từ không gian bên ngoài và biến đổi chúng thành sóng điện từ ràng buộc, sóng này được truyền theo fidơ đến máy thu. Yêu cầu của thiết bị Anten – fidơ là phải thực hiện việc truyền và biến đổi năng lượng sóng điện từ với hiệu quả cao nhất và không gây méo dạng tín hiệu. Đầu ra nhận tin Nguồn tin Thiết bị xử lý tín hiệu Máy phát Máy thu Thiết bị xử lý tín hiệu Anten phát Anten thu 3 Anten được sử dụng với các mục đích khác nhau thì có những yêu cầu khác nhau. Với các đài phát thanh, vô tuyến truyền hình thì Anten cần bức xạ đồng đều trong mặt phẳng ngang (mặt đất), để cho các máy thu đặt ở các hướng bất kỳ đều thu được tín hiệu của đài. Xong Anten lại cần bức xạ định hướng trong mặt phẳng đứng với hướng cực đại song song mặt đất để các đài thu trên mặt đất có thể nhận được tín hiệu lớn nhất và để giảm nhỏ năng lượng bức xạ theo hướng không cần thiết. Trong thông tin mặt đất hoặc vũ trụ, thông tin truyền tiếp, rađa, vô tuyến điều khiển … thì lại yêu cầu Anten bức xạ với hướng tính cao (sóng bức xạ chỉ tập trung vào một góc rất hẹp trong không gian). Như vậy nhiệm vụ của Anten không phải chỉ đơn giản là biến đổi năng lượng điện từ cao tần thành sóng điện từ tự do, mà phải bức xạ sóng ấy theo những hướng nhất định, với các yêu cầu kỹ thuật cho trước. 1.1.2: Phân loại Anten, một số Anten thông dụng a. Phân loại Anten Anten có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, thường theo các cách phân loại sau: - Công dụng của Anten: Anten có thể được phân loại thành Anten phát, Anten thu hoặc Anten thu phát dùng chung. Thông thường Anten làm nhiệm vụ cho cả phát và thu. - Dải tần công tác của Anten: Anten sóng dài, Anten sóng trung, Anten sóng ngắn và Anten sóng cực ngắn. - Cấu trúc của Anten: - Đồ thị phương hướng của Anten: Anten vô hướng và Anten có hướng. - Phương pháp cấp điện cho Anten: Anten đối xứngAnten không đối xứng. b.Một số Anten thông dụng Trong thực tế có một số loại Anten thông dụng sau: 4 Hình 1.2: Một số loại anten thông dụng 1.2.3 Các thông số cơ bản của Anten 5 Anten Dipole Dipole Hình nón Anten Khung Anten Loa Anten Lò xo Anten Parabol Anten Loga chu kỳ Phiến kim loại Lớp đế điện môi Anten mạch dải Màn chắn kim loại Điểm cấp Bộ dịch pha Anten Mảng Để đánh giá, lựa chọn hoặc sử dụng tốt một anten phải dựa trên những đặc tính và tham số của nó. Dưới đây là những đặc tính và tham số cơ bản của anten. a. Hàm tính hướng Hàm tính hướng là hàm số biểu thị sự phụ thuộc của cường độ trường bức xạ của anten theo các hướng khác nhau trong không gian với khoảng cách không đổi, được ký hiệu là ( , )f θ ϕ . Hàm tính hướng được thể hiện ở các dạng sau: • Trong trường hợp tổng quát, hàm tính hướng là hàm véc tơ phức, bao gồm các thành phần theo θ và φ ( ) ( ) ( ) , , ,f f i f i θ θ ϕ ϕ θ ϕ θ ϕ θ ϕ = + (1.1) • Để đơn giản cho việc khảo sát tính hướng của một anten cũng như thiết lập và phân tích đồ thị phương hướng ta thường dùng một hàm biên độ chuẩn hóa, là hàm số biểu thị biên độ cường độ trường ở hướng khảo sát trên biên độ cường độ trường ở hướng cực đại. ( ) ( ) ( ) ax , , , m f F f θ ϕ θ ϕ θ ϕ = (1.2) Như vậy giá tri cực đại của hàm biên độ chuẩn hóa sẽ bằng 1. b. Đồ thị phương hướng và độ rộng búp sóng Đồ thị phương hướng của anten mô tả quan hệ giữa cường độ trường bức xạ hoặc công suất bức xạ của anten trong các hướng khác nhau với một khoảng cách khảo sát cố định (tính từ anten). Đồ thị phương hướng được biểu diễn trong không gian ba chiều (có dạng hình khối) nhưng rất khó để hiển thị một cách đầy đủ. Thông thường, đồ thị phương hướng là một mặt cắt của đồ thị hướng tính ba chiều. Đó là đồ thị hướng tính hai chiều trong hệ tọa độ cực hoặc trong hệ tọa độ vuông góc, loại đồ thị có thể hiển thị dễ dàng trên giấy(Hình 1.3). Để đơn giản đồ thị phương hướng thường được vẽ từ hàm tính hướng biên độ chuẩn hóa và được gọi là đồ thị phương hướng chuẩn hóa của anten. Nó cho phép so sánh đồ thị phương hướng của các anten khác nhau. Từ đồ thị phương hướng ta nhận thấy rằng, giá trị trường bức xạ biến đổi theo sự biến đổi của các góc phương hướng khác nhau. Vì vậy để đánh giá dạng của đồ thị phương hướng của các anten khác nhau ta sử dụng khái niệm độ rộng của đồ thị 6 phương hướng hay còn gọi là độ rộng búp sóng. Độ rộng búp sóng được xác định bởi góc giữa hai hướng mà theo hai hướng đó cường độ trường hoặc công suất bức xạ giảm đi một giá trị nhất định. Có nhiều cách đánh giá độ rộng búp sóng, thường thì độ rộng búp sóng nửa công suất được sử dụng. Độ rộng búp sóng nửa công suất là góc giữa hai hướng mà theo hai hướng đó công suất bức xạ giảm đi một nửa so với công suất bức xạ cực đại. Nếu tính theo giá trị của cường độ điện trường thì độ rộng búp sóng này ứng với góc giữa hai hướng mà theo hai hướng đó cường độ điện trường giảm đi 2 lần so với giá trị cực đại của anten trong tọa độ cực. Nếu tính theo đơn vị decibel (dB), khi công suất giảm đi một nửa sẽ tương ứng với công suất sẽ giảm 3 dB. Bởi vậy độ rộng búp sóng nửa công suất còn được gọi là độ rộng búp sóng 3 dB, ký hiệu là θ 3dB (hình 1.4). Như vậy độ rộng búp sóng thể hiện tính chất tập trung năng lượng bức xạ theo một hướng nào đó, nếu góc θ 3dB càng bé thì anten đó tập trung công suất bức xạ càng mạnh. a. Trong hệ tọa độ cực b. Trong hệ tọa độ vuông Hình 1.3. Ví dụ đồ thị phương hướng 7 -60 -30 30 θ o 0,25 0,50 0,75 1,0 0 90 -90 60 Hình 1.4. Độ rộng của đồ thị phương hướng c. Công suất bức xạ, điện trở bức xạ và hiệu suất của anten Công suất cấp cho Anten bao gồm cả công suất tổn hao P th trên đường truyền và trong quá trình biến đổi năng lượng; và công suất bức xạ P bx . A bx th P P P= + (1.3) Một cách hình thức ta có thể coi công suất bức xạ của anten tương tự như công suất tiêu hao trên một điện trở tương đương R bx nào đó. Khi ấy ta có thể viết ( ) 2 A bx th P I R R= + (1.4) R bx : điện trở bức xạ của anten Hiệu suất của anten, η A , chính là tỷ số giữa công suất bức xạ, P bx và công suất máy phát đưa vào anten, (P A ) bx A A P P η = (1.5) Hiệu suất của anten đặc trưng cho mức độ tổn hao công suất của anten. Thông thường hiệu suất của anten luôn nhỏ hơn 1. d. Hệ số hướng tính và hệ số khuếch đại của anten Hệ số hướng tính (còn gọi là hệ số phương hướng) và hệ số khuếch đại (còn gọi là hệ số tăng ích hay độ lợi) là các thông số cho phép cho phép đánh giá tính phương hướng và hiệu quả bức xạ của anten tại một điểm xa nào đó của trường bức xạ trên cơ sở các biểu thức hoặc đồ thị so sánh với anten lý tưởng (hoặc anten 8 chuẩn). Như vậy việc so sánh các anten với nhau và lựa chọn loại anten thích hợp cho tuyến thông tin cần thiết trở nên dễ dàng. Anten lý tưởng là anten có hiệu suất làm việc 100% và năng lượng bức xạ sóng điện từ đồng đều ở tất cả các hướng. Anten lý tưởng được xem như nguồn bức xạ vô hướng hoặc một chấn tử đối xứng nửa bước sóng. • Hệ số hướng tính Hệ số hướng tính của anten ở hướng đã cho là tỷ số giữa mật độ công suất bức xạ của anten ở hướng đó trên mật độ công suất bức xạ của anten chuẩn ở cùng hướng với khoảng cách không đổi, với điều kiện công suất bức xạ của hai anten là như nhau. ( ) ( ) 0 , , S D S θ ϕ θ ϕ = (1.6) Trong đó D(θ,φ) là hệ số hướng tính của anten khảo sát ở hướng (θ,φ) với khoảng cách r. S(θ,φ) và S 0 là mật độ công suất bức xạ của anten khảo sát ở hướng (θ,φ), khoảng cách r và mật độ công suất bức xạ của anten vô hướng tại cùng điểm xét. • Hệ số khuếch đại của anten Hệ số khuếch đại của anten ở hướng đã cho là tỷ số giữa mật độ công suất bức xạ của anten ở hướng đó trên mật độ công suất bức xạ của anten chuẩn ở cùng hướng với khoảng cách không đổi, với điều kiện công suất đưa vào của hai anten là như nhau và anten chuẩn (anten vô hướng) có hiệu suất bằng 1. ( ) ( ) ( ) 0 , , , A A S G D S θ ϕ θ ϕ η η θ ϕ = = (1.7) Như vậy hệ số khuếch đại của anten là một khái niệm đầy đủ hơn và được dùng nhiều trong thực tế kỹ thuật, nó đặc trưng cho anten cả về đặc tính bức xạ (hướng tính) và khả năng làm việc (hiệu suất) của anten. Hệ số khuếch đại của anten cho thấy rằng anten có hướng tính sẽ bức xạ năng lượng tập trung về hướng được chọn và giảm năng lượng bức xạ ở các hướng khác. Chính vì vậy mà nó còn được có thể được gọi là hệ số tăng ích hay độ lợi của anten. 9 Hình 1.6. Đồ thị phương hướng Lưu ý rằng, ta thường chọn phương chuẩn là phương bức xạ cực đại của anten nên sau này khi chỉ dùng các kí hiệu D và G, đó chính là hệ số hướng tính và hệ số khuếch đại ở hướng bức xạ cực đại. e. Trở kháng vào của anten Khi mắc anten vào máy phát hoặc máy thu trực tiếp hay qua fidơ, anten sẽ trở thành tải của máy phát hoặc máy thu. Trị số của tải này được đặc trưng bởi một đại lượng gọi là trở kháng vào của anten. Trong trường hợp tổng quát, trở kháng vào là một đại lượng phức bao gồm cả phần thực và phần kháng, được xác định bằng tỷ số giữa điện áp đầu vào của anten và dòng điện đầu vào a vA vA vA a U Z R jX I = = + (1.8) Trở kháng vào của anten ngoài ra còn phụ thuộc vào kích thước hình học của anten, điểm và phương tiếp điện cho anten. f. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương Trong một số hệ thống thông tin vô tuyến, ví dụ trong thông tin vệ tinh, công suất bức xạ của máy phát và anten phát được đặc trưng bởi tham số công suất bức xạ đẳng hướng tương đương, ký hiệu là EIRP. Công suất này được định nghĩa: EIRP T T P G= (W) (1.9) Trong đó P T là công suất đầu ra của máy phát đưa vào anten và G T là hệ số khuếch đại của anten phát. Chú ý rằng, nếu bỏ qua suy hao fiđơ nối từ máy phát đến anten thì P A = P T . Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương là công suất phát được bức xạ với anten vô hướng, trong trường hợp này có thể coi G T = 1. 10 Aten omni-directional Aten có hướng [...]... Khảo sát trường bức xạ của dipole từ 1.2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ANTEN CHẤN TỬ ĐỐI XỨNG 1.2.1: Khái niệm, cấu tạo và ứng dụng của Anten chấn tử đối xứng Chấn tử đối xứng là loại Anten đơn giản nhất và là một trong những nguồn bức xạ được sử dụng khá phổ biến Chấn tử đối xứng có thể sử dụng như một Anten độc lập hoặc có thể được sử dụng để cấu tạo các Anten phức tạp khác Chấn tử đối xứng là một cấu trúc gồm... hiệu dụng của chấn tử đối xứng được xác định theo biểu thức: lhd = λ kl tg π 2 (2.28) Với chấn tử nửa sóng có chiều dài 2l = của chấn tử sẽ là lhd = λ , do đó tgkl = 1 và chiều dài hiệu dụng 2 λ Nếu là chấn tử toàn sóng có chiều dài 2l = λ , thì chiều dài π hiệu dụng của chấn tử sẽ là lhd = 2λ π 34 CHƯƠNG III: ĐẶC TÍNH PHƯƠNG HƯỚNG CỦA ANTEN CHẤN TỬ ĐỐI XỨNG TRÌNH BÀY BẰNG MATLAB 3.1: ĐẶC TÍNH PHƯƠNG... tích trên chấn tử đối xứng được chỉ trong hình vẽ Hình 2.2: Phân bố dòng điện và điện tích trên chấn tử đối xứng 2.2 TRƯỜNG BỨC XẠ CỦA ANTEN CHẤN TỬ ĐỐI XỨNG TRONG KHÔNG GIAN TỰ DO 2.2.1 Điều kiện xét Một chấn tử đối xứng có chiều dài l được đặt trong một môi trường đồng nhất, đẳng hướng và không hấp thụ (môi trường không gian tự do) Xét trường bức xạ của chấn tử tại một điểm M, cách tâm chấn tử một khoảng... CÁC ĐẶC TÍNH CỦA ANTEN CHẤN TỬ ĐỐI XỨNG 2.1 PHÂN BỐ DÒNG ĐIỆN TRÊN ANTEN CHẤN TỬ ĐỐI XỨNG Một trong những vấn đề cơ bản khi khảo sát các Anten là xác định trường bức xạ tạo ra trong không gian và các thông số của Anten Như vậy cần biết phân bố dòng điện trên Anten đó Có thể sử dụng lý thuyết đường dây song hành để xác định phân bố dòng điện trên chấn tử đối xứng dựa trên suy luận về sự tương tự giữa chấn. .. phụ thuộc của ZvA vào l λ Nhận xét: Trở kháng vào của chấn tử đối xứng phụ thuộc vào chiều dài tương đối của chấn tử - Khi chiều dài của chấn tử (2 l ) bằng bội số của λ/2 thì lúc đó trở kháng của chấn tử có thể xem gần đúng chỉ có điện trở thuần Cộng hưởng nối tiếp xảy ra khi chiều dài 32 chấn tử bằng 0,5λ; 1,5λ; 2,5λ;…và trở kháng vào RvA là thực và có giá trị bằng trở kháng bức xạ của anten Trong... với chấn tử thật, có dòng điện phân bố đồng đều trên chấn tử và bằng dòng điện đầu vào của chấn tử thật, với diện tích phân bố dòng điện trên chấn tử thật bằng diện tích phân bố dòng điện trên chấn tử tương đương Cấu trúc của anten càng tốt nếu như chiều dài hiệu dụng của anten có giá trị gần bằng chiều dài thức của anten 2 = λ/2 33 Im Im Hình 2.7 Chiều dài thực và chiều dài hiệu dụng của chấn tử Chiều... hằng số Euler 2.3.4 Trở kháng vào của chấn tử đối xứng Như đã đề cập trong phần e của mục 1.2.3 ở chương 1 trở kháng vào của chấn tử đối xứng bao gồm cả phần thực và phần kháng Z vA = RvA + jX vA Phần thực bao gồm điện trở bức xạ và phần điện trở tổn hao của chấn tử Đối với chấn tử đối xứng, điện trở tổn hao không đáng kể (có thể coi bằng 0) phần công suất thực đưa vào anten hầu như được chuyển thành... ngắn và sóng cực ngắn làm Anten thu và phát Trong các dải sóng này Anten có thể làm việc độc lập hoặc làm việc phối hợp Trong dải sóng cực ngắn chấn tử đối xứng còn được sử dụng làm bộ chiếu xạ cho các Anten phức tạp khác(vd: Anten gương parabon) 1.2.2 Các dạng khác của Anten chấn tử a Các dạng khác của chấn tử đơn giản Chấn tử đơn giản được ứng dụng phổ biến nhất là chấn tử nửa sóng Phụ thuộc vào... dạng Anten sau: • Chấn tử kiểu Y Chấn tử kiểu Y là chấn tử nửa sóng được tiếp điện bằng dây song hành mắc song song Hai nhánh chấn tử được nối ngắn mạch ở giữa còn dây song hành được nối vào 2 điểm A-A trên chấn tử Chấn tử kiểu Y cho phép phối hợp tốt chấn tử và fide song hành ở một tần số nhất định, không cần mắc thêm phần tử điều chỉnh phụ Ngoài ra ta có thể nối trực 17 tiếp điểm giữa của chấn tử với... thức tính trở kháng vào của chấn tử đối xứng: Z vA = Rbxb − iZ A cot gkl sin 2 lk (2.27) Công thức này nhận được khi tính toán theo giả thiết dòng điện trên chấn tử phân bố hình sin Khi độ dài của chấn tử gần bằng nửa bước sóng công tác thì công thức (2.26) cho kết quả hợp lý nhưng khi chấn tử có độ dài lớn hơn thì độ chính xác của công thức sẽ giảm đi Đến khi độ dài của chấn tử bằng đúng bước sóng . bao gồm 3 phần : I. Khái quát về Anten và Anten chấn tử đối xứng II. Các đặc tính của Anten chấn tử đối xứng III. Đặc tính phương hướng của Anten chấn tử đối xứng trình bày bằng Matlab Em xin. xạ của dipole từ 1.2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ANTEN CHẤN TỬ ĐỐI XỨNG 1.2.1: Khái niệm, cấu tạo và ứng dụng của Anten chấn tử đối xứng Chấn tử đối xứng là loại Anten đơn giản nhất và là một trong những. ngắn và Anten sóng cực ngắn. - Cấu trúc của Anten: - Đồ thị phương hướng của Anten: Anten vô hướng và Anten có hướng. - Phương pháp cấp điện cho Anten: Anten đối xứng và Anten không đối xứng. b.Một

Ngày đăng: 21/06/2014, 22:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Hệ thống truyền tin đơn giản - đặc tính của anten chấn tử đối xứng
Hình 1.1 Hệ thống truyền tin đơn giản (Trang 3)
Hình 1.2: Một số loại anten thông dụng - đặc tính của anten chấn tử đối xứng
Hình 1.2 Một số loại anten thông dụng (Trang 5)
Hình 1.4. Độ rộng của đồ thị phương  hướng - đặc tính của anten chấn tử đối xứng
Hình 1.4. Độ rộng của đồ thị phương hướng (Trang 8)
Hình 1.6. Đồ thị phương hướng - đặc tính của anten chấn tử đối xứng
Hình 1.6. Đồ thị phương hướng (Trang 10)
Đồ thị phương hướng của đipol điện được cho ở hình sau: - đặc tính của anten chấn tử đối xứng
th ị phương hướng của đipol điện được cho ở hình sau: (Trang 14)
Hình 2.1: Sự tương quan giữa chấn tử đối xứng và đường dây song hành - đặc tính của anten chấn tử đối xứng
Hình 2.1 Sự tương quan giữa chấn tử đối xứng và đường dây song hành (Trang 22)
Hình 2.3: Mô tả các thông số tính trường bức xạ của chấn tử đối xứng  trong không gian tự do - đặc tính của anten chấn tử đối xứng
Hình 2.3 Mô tả các thông số tính trường bức xạ của chấn tử đối xứng trong không gian tự do (Trang 25)
Hình 2.6 Sự phụ thuộc của Z vA  vào  l λ - đặc tính của anten chấn tử đối xứng
Hình 2.6 Sự phụ thuộc của Z vA vào l λ (Trang 32)
Hình 3.1: Biểu diễn chấn tử đối xứng trong tọa độ cầu - đặc tính của anten chấn tử đối xứng
Hình 3.1 Biểu diễn chấn tử đối xứng trong tọa độ cầu (Trang 35)
Hình 3.2 Đồ thị phương hướngcủa chấn tử đối xứng trong mặt phẳng E - đặc tính của anten chấn tử đối xứng
Hình 3.2 Đồ thị phương hướngcủa chấn tử đối xứng trong mặt phẳng E (Trang 38)
Hình 3.3: Đặc tính phương hướng của anten chấn tử đối xứng - đặc tính của anten chấn tử đối xứng
Hình 3.3 Đặc tính phương hướng của anten chấn tử đối xứng (Trang 43)
Hình 3.4: Sự phụ thuộc của độ rộng búp sóng chính θ 3  theo  l - đặc tính của anten chấn tử đối xứng
Hình 3.4 Sự phụ thuộc của độ rộng búp sóng chính θ 3 theo l (Trang 50)
Bảng 1: Các giá trị của θ 3  ứng với  l - đặc tính của anten chấn tử đối xứng
Bảng 1 Các giá trị của θ 3 ứng với l (Trang 51)
Bảng 2: Các giá trị của θ 3  ứng với  l - đặc tính của anten chấn tử đối xứng
Bảng 2 Các giá trị của θ 3 ứng với l (Trang 52)
Hình 3.5 Đồ thị phương hướng của chấn tử trong các trường hợp giới hạn - đặc tính của anten chấn tử đối xứng
Hình 3.5 Đồ thị phương hướng của chấn tử trong các trường hợp giới hạn (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w