1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bộ câu hỏi giáo dục quốc phòng và an ninh

96 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,58 MB

Cấu trúc

  • BÀI 1:..................................................................1 (2)
  • BÀI 2:..................................................................1 (15)
  • BÀI 3:..................................................................1 (23)
  • BÀI 4:..................................................................1 (30)
  • BÀI 5:..................................................................1 (43)
  • BÀI 6:..................................................................1 (54)
  • BÀI 7:..................................................................1 (66)
  • BÀI 8:..................................................................1 (75)

Nội dung

BÀI 1: Cơ sở khoa học xây dựng đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ Tổ quốc Nội dung cơ bản đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Giải pháp thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Liên hệ thực tiễn ở địa phương, đơn vị NỘI DUNG: CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC Tổ quốc: là tổng hòa các yếu tố lịch sử tự nhiên và chính trị xã hội của một quốc gia dân tộc được gắn kết chặt chẽ bởi chủ quyền lãnh thổ của đất nước và cộng đồng dân cư với chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ toàn diện cả mặt không lịch sử tự nhiên cùng mặt chính trị xã hội của Tổ quốc, chống lại nhục n mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch. Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là những định hướng chiến lược trong xác định mục tiêu, đề ra quan điểm, phương châm, phương thức, sức mạnh, lực lượng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội để đất nước phát triển bền vững. Kinh nghiệm, truyền thống giữ nước của dân tộc: Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn cương vực lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Từ năm 179 tr.CN đến năm 938, khi cuộc kháng chiến của nước Âu Lạc bị thất bại, nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc như Hán, Lương, Tùy, Đường đô hộ. Đây là thời kỳ thử thách hết sức nguy hiểm đối với sự mất còn của dân tộc ta, nhưng cũng chính trong thời gian mất nước kéo dài, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần bất khuất, kiên cường và bền bỉ, đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn, phát huy tinh hoa của nền văn hóa dân tộc và quyết đứng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Bám chặt vào làng xã, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, nhân dân ta đã đấu tranh có hiệu quả chống lại chính sách nô dịch và đồng hóa của kẻ thù. Lo giữ nước từ khi nước chưa nguy. Sau chiến thắng Bạch Đằng, đã mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự chủ của dân tộc. Các triều đại phong kiến đã chú trọng chăm lo xây dựng đất nước, thực hiện giữ nước từ khi nước chưa nguy. Điển hình là vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viết Thành Đại La ở giữa khu vực đất trời, có thế rồng cuộn hổ ngồi, giữa ở nam, bắc, đông, tây, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt... xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả... Làm như thế cốt để mưu việc lớn, chọn chỗ ở giữa làm kế cho con cháu muôn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân... “Khoan thư sức dân” là kế sách lâu dài để giữ nước. Trong lịch sử dân tộc, hầu hết các nhà nước phong kiến Việt Nam đã nhận thức khá đầy đủ vai trò của nhân dân trong dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta vốn có lòng yêu nước nồng nàn và nhiều bậc hiền nhân đã quy tụ lòng dân thành “thế trận” vững chắc, tạo nên sức mạnh tổng hợp giữ gìn non sông. Kết hợp chặt chẽ “Kiến quốc” với “Thủ quốc”. Bước vào thời kỳ độc lập tự chủ, các triều đại phong kiến Việt Nam đã luôn thực hiện “dựng nước đi đôi với giữ nước”, coi đó là quy luật sinh tồn của dân tộc. Vào thời nhà Lý, thế nước Đại Việt khá vững mạnh là do công cuộc “kiến quốc” kết hợp chặt chẽ với “thủ quốc”, trong đó điển hình là chính sách “ngụ binh ư nông”. Xây dựng quân đội gắn liền với “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) dưới thời nhà Lý, nhà Trần, và Lê Sơ là một phương thức kết hợp kinh tế với quốc phòng rất hiệu quả. Chính vì lẽ đó, quốc gia độc lập, thống nhất, có nền tế và văn hóa... ngày càng phát triển ngang hàng với các nước khu vực. Đồng thời có sách lược đối nội, đối ngoại khôn khéo nhằm ổn định tình hình, xây dựng phát triển tiềm lực đất nước. Ông cha ta đã thực hiện tốt kết hợp “kiến quốc” với “thủ quốc”, để xây dựng “quốc phú, binh cường, nội yên, ngoại tĩnh”. Thực hiện “cử quốc nghênh địch”, phát huy sức mạnh của cả kiến nước để đánh giặc, trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Ngay từ buổi bình minh của lịch sử, nước ta đã phải chống lại những đội quân xâm lược hùng mạnh đến từ phương Bắc để bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ của quốc gia. Để đánh bại kẻ thù xâm lược, các “bang triều đại phong kiến Việt Nam đã huy động sức mạnh của nhân dân muôn cả nước đánh giặc, thực hiện “cử quốc nghênh địch”. Mỗi người dân là một người lính, đánh giặc theo cương vị, chức trách của mình... tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân liên hoàn, vững chắc làm cho địch rơi vào trạng thái bị động, lúng túng và bị sa lầy. Dựa vào sức mạnh cả nước để đánh giặc, đồng thời rất chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Thời nhà Lý, nhà Trần, Hậu Lê... đã xây dựng nhiều thứ quân (cấm quân lộ quân và dân binh, thổ binh). Trong xây dựng quân đội, thì chú trọng chất lượng hơn số lượng (binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa) Thực hiện “bang giao hòa hiếu”, ngăn chặn “họa binh đao” cho đất nước. Khát vọng hòa bình luôn là ước mơ cháy bỏng trong tâm khảm của mỗi người dân Đại Việt. Khát vọng đó được thể hiện rất rõ trong quá trình giữ nước và dựng nước của các triều đại phong kiến Việt Nam. Khi đất nước bị xâm lăng, mỗi người dân phải cầm vũ khí để tự vệ, nhưng vẫn thực hiện tư tưởng “không đuổi cùng diệt tận những kẻ bại trận”, “mưu phạt công tâm”, đánh vào lòng người để muôn đời dập tắt chiến tranh. Khi đất nước hòa bình thì thực hiện “bang giao hòa hiếu” để giữ yên bờ cõi và cuộc sống thanh bình cho muôn dân. Tinh thần hòa hiếu để bảo vệ Tổ quốc được thể hiện khá đầy đủ trong chủ trương của Lê Lợi, Nguyễn Trãi: “Nghĩ về kế lâu dài của nhà nước; Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh; Sửa hòa hiếu cho hai nước; tắt muôn đời chiến tranh”. Những kinh nghiệm, truyền thống quý báu trong kế sách, mưu lược giữ nước trên đây của ông cha ta được truyền nối nhiều thế qua hệ, trở thành tài sản tinh thần của nhân dân ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Học thuyết MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc Qua kinh nghiệm Công xã Pari năm 1871, C.MácPh.Ăngghen cho rằng, sau khi giành được chính quyền, giai cấp vô sản phải nhanh chóng củng cố nền chuyên chính vô sản, củng cố khối liên minh công nông, giải giáp quân đội cũ, vũ trang toàn dân, thành lập các đội Tự vệ công nhân, xây dựng xã hội mới, kiên quyết tiến công đập tan mọi hành động phản kháng của giai cấp tư sản. Đó là những tư tưởng đặt nền tảng cho học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin phát hiện quy luật phát triển không đều về kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và đi đến kết luận hết sức quan trọng: trong điều kiện lịch sử mới, giai cấp vô sản có thể giành được chính quyền ở mắt xích yếu nhất của bao ca chủ nghĩa tư bản, cách mạng vô sản có thể thành công ở một nước, cháy cả thậm chí ở một nước có trình độ phát triển chưa cao. Thực tiễn ở nước Nga đã chứng minh nhận định trên đây là đúng đắn, cách quyền mạng vô sản Nga đã thành công vào tháng 101917. Học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một cống hiến mới của V.I.Lênin vào lý luận chủ nghĩa Mác, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đang đặt ra trực tiếp ở nước Nga Xô viết thời kỳ đó. Xuất phát từ quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, V.I.Lênin chỉ rõ: “Kể từ ngày tháng Mười 1917, chúng ta là những người chủ trương bảo vệ Tổ quốc..., nhưng cuộc chiến tranh giữ nước mà chúng ta đang đi tới, là một cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Ngay sau khi cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi, nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thiết lập, tổ quốc xã hội chủ nghĩa cũng bắt đầu hình thành. Giai cấp công nhân bắt tay vào công cuộc cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa. Cùng với việc xây dựng tổ quốc thì việc bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa cũng được đặt ra và trở thành nhiệm vụ chiến lược của các nước xã hội chủ nghĩa, hai nhiệm vụ chiến lược này gắn bó hữu cơ với nhau trong suốt quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Kế thừa tinh hoa của dân tộc, vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết MácLênin về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa vào tình hình thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19121946, Người nói: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Hỡi đồng bào Chúng ta phải đứng lên”. Người khẳng định: Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương kiên quyết bảo vệ chính quyền và chủ quyền dân tộc, thực hiện nguyên tắc “dĩ bất biến ứng van biến”, hết sức tranh thủ thời gian hòa hoãn xây dựng lực lượng mọi mặt cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Người đưa ra hàng loạt các biện pháp xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội, thông qua Hiến pháp năm 1946; kiên quyết chống “giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt”, ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, đồng thời cùng Trung ương Đảng quyết định chủ trương “hòa để tiến”; quyết định ký Hiệp định Sơ bộ 631946, Tạm ước 1491946 để có thời gian chuẩn bị kháng chiến, bảo vệ chính quyền. Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước ta phải đối phó với cả thù trong giặc ngoài, nhiều khó khăn chồng chất như “ngàn cân treo trên sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng ta chủ trương “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”. Với đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ”, từng bước tạo nên sự chuyển hóa cả về thế, thời và lực để đánh bại thực dân Pháp xâm lược. Trong kháng chiến chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Không có gì quý hơn độc lập tự do; “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”. Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng xây dựng các tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng tinh thần kháng chiến của toàn dân. Đồng thời chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ. Tích cực thực hiện các biện pháp ngoại giao, lợi dụng mâu thuẫn nội bộ kẻ thù, phân hóa chúng, cũng như hết sức tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cách mạng nước ta lúc đó. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trước lúc qua đời, trong Di chúc, Người căn dặn: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn” Người kêu gọi nhân dân cả nước quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Học thuyết MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bộ phận hợp thành lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa, bao gồm một hệ thống các quan điểm, tư tưởng cơ bản về tính tất yếu, nhiệm vụ và nội dung bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cùng với các biện pháp có tính chiến lược trong xây dựng, củng cố quốc phòng, chuẩn bị đất nước về mọi mặt và đường lối đối ngoại đúng đắn để có thể đánh thắng thù trong, giặc ngoài, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đường lối, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng qua các thời kỳ Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, non đất nước thu về một mối, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa luôn được toàn Đảng, toàn dân toàn quân đặt lên hàng đầu và dần hoàn chỉnh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Đại hội toàn thắng của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng xác định: “Không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đại hội của đổi mới, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân bắt đầu sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh được khẳng định: “Tăng cường tổ chức bảo vệ chủ quyền và giữ vững các tuyến biên giới, vùng trời, vùng biển và hải đảo,...” Nhiệm vụ an ninh được xác định: “Tổ chức phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng xí nghiệp, cơ quan..., phường, xã, quận, huyện an toàn về mọi mặt, hình thành các khu vực, các tuyến an toàn ở các địa phương; xây dựng nội bộ trong sạch vững mạnh”. Sau 5 năm đổi mới tư duy, Đảng ta đã dần hoàn chỉnh, cụ thể hóa nhiệm vụ quốc phòng, an ninh phù hợp với đòi hỏi và thực tiễn cách mạng qua các kỳ Đại hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (từ ngày 24 đến ngày 2761991) xác định: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, làm thất bại mọi âm mưu và hành động của các thế lực đế quốc, phản động phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của toàn dân... Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng an ninh; quốc phòng an ninh với kinh tế trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội... Xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân với số quân thường trực thích hợp theo hướng cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại, tinh nhuệ với lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ hùng hậu, có sức chiến đấu cao. Phát triển đường lối và nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân trong hoàn cảnh mới...” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (từ ngày 286 đến ngày 171996) xác định: Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; “Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân; nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang, bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động gây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, gây tổn hại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; ngăn chặn và trừng trị có hiệu quả mọi loại tội phạm, bảo đảm tốt trật tự, an toàn xã hội. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Kết hợp quốc phòng và an ninh với kinh tế. Gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh, hai mặt có quan hệ khăng khít với nhau của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa; phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (từ ngày 19 đến ngày 224 2001) xác định: “Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dẩn và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng,... Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh; quốc phòng và an ninh với kinh tế trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Phối hợp hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại. Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng; trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân; có trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao; quý trọng và hết lòng phục vụ nhân dân; có phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh, giản dị... có trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức chiến đấu ngày càng cao, thường xuyên cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và an ninh quốc gia; ngăn chặn và đẩy lùi các tội phạm nguy hiểm và các tệ nạn xã hội, bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (từ ngày 18 đến ngày 2542006) xác định: “Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ôn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chông phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ…”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (từ ngày 12 đến ngày 1912011) xác định: “Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (từ ngày 20 đến ngày 2812016) xác định: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”. Quan điểm của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc không chỉ bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời, vùng biển mà trong tiến trình cách mạng Đảng ta khẳng định: bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước vệ chế độ, công cuộc đổi mới, nền văn hóa, môi trường sống... Đó là cơ sở để Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển, đề ra đường lối, chức lãnh đạo, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời gian tới. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (từ ngày 251 đến ngày 222021) xác định nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là: “phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời Đảng xác định trách nhiệm: “Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt”. Tinh thần, biện pháp, nội dung đấu tranh bảo vệ Tổ quốc là: “Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân. Xác định “chủ động phòng ngừa” là chính. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với các đe dọa an ninh phi truyền thống, nhất là nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biên; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển...”. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cụ thể hóa nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc tại chương 4, điều 64: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh. Những nội dung cơ bản về đường lối, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của Đảng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ khi đất nước thống nhất trong các Văn kiện liên tục được kế thừa, phát triển phù hợp với đòi hỏi của cách mạng Việt Nam qua các kỳ Đại hội của Đảng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Thời cơ và thách thức trong giai đoạn hiện nay Sau 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kinh tế tăng trưởng nhanh; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, tăng cường. Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Tuy nhiên, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới: Trong những năm tới, dự báo môi trường chính trị, an ninh thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó dự báo. Các nước điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển nhằm thích ứng với tình hình mới. Tăng ngân sách quốc phòng, chạy đua vũ trang ngày càng quyết liệt và trở thành xu thế phổ biến. Đặc biệt một số nước đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, tăng cường năng lực quân sự với những thế hệ vũ khí mới; Chủ nghĩa dân túy, dân tộc cực đoan, thực dụng, cường quyền nước lớn trong quan hệ quốc tế gia tăng; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia; sự can dự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; chạy đua vũ trang; không gian chiến lược mới; các loại hình tác chiến mới đặt ra những thách thức mới đối với hòa bình, ổn định trên thế giới, khu vực và độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước, nhất là nước nhỏ đang phát triển... Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghiệp số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả linh vực quốc phòng, tạo ra cả thời cơ, thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc. Xuất hiện nhiều hình thái chiến tranh mới, làm thay đổi môi trường chiến lược. Sự xuất hiện của các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại đã làm thay đổi cơ bản tổ chức quân đội, hình thái, phương thức tiến hành chiến tranh. Với sự ra đời của chiến tranh mạng, tác động sâu sắc đến quốc phòng, an ninh thế giới, khu là khủng bố, biến đổi khí hậu toàn cầu, di dân tự do, thiên tai, dịch lực và của mỗi quốc gia. Các yếu tố an ninh phi truyền thống, nhất bệnh diễn biến phức tạp. Khu vực châu Á Thái Bình Dương: là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ nguy cơ quyền lãnh thổ, trên biển, đảo diễn ra căng thăng, phức tạp, quyết liệt hơn. Hòa bình, ổn định, tự do an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước những thách thức lớn, tiềm ẩn xung đột. Trong nước: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”; “tư diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đang có những diễn biến phức tạp. Những yếu kém trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, các vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc, những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nếu không được kịp thời khắc phục có hiệu quả, sẽ là nguy cơ tiềm ẩn đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Các hành động xâm hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, nhất là trên Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp. Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh ở một số lĩnh vực, một số địa phương, đơn vị chưa hiệu quả. Những vấn đề phức tạp về quốc phòng ngày càng công khai, quyết liệt và trực diện... Tình hình nêu trên là thách thức không nhỏ đối với cách mạng Việt Nam đòi hỏi Đảng đề ra đường lối, quan điểm, xác định nhiệ vụ trong tùng giai đoạn cụ thể và lâu dài để thực hiện tốt nhiệm vụ Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN DIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI. Quan điểm, đường lối của ĐCS Việt Nam về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là những định hướng chiến lược xác định mục tiêu, phương châm, phương thức, sức mạnh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa ; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc ; bảo vệ văn hóa dân tộc ; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội để đất nước phát triển bền vững. Quan điểm, đường lối của ĐCS Việt Nam được xây dựng trên cơ sở: dựa trên kinh nghiệm, truyền thống giữ nước của dân tộc; học thuyết Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Bảo vệ tổ quốc và thời cơ thách thức trong giai đoạn hiện nay với các nội dung chủ yếu sau: Về mục tiêu bảo vệ Tổ quốc: Mục tiêu chung: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Mục tiêu cụ thể: Về chính trị: Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước đối với xã hội. bảo vệ thành quả cách mạng Việt Nam đã giành được; giữ vững ổn định chính trị đất nước, đã bảo cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về kinh tế xã hội: Bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả; không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế tế xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh. Phát triển kinh tế xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Về tư tưởng văn hóa: Bảo vệ chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, kiến thức quốc phòng, an ninh, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia. Bảo vệ và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc chủ nghĩa xã hội, phủ nhận lịch sử. Về đối ngoại: Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc trong quá trình mở rộng hợp tác và đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chủ động tạo thế đứng ngày càng vững chắc, nâng cao vị thế của nước ta trong cộng đồng ASEAN, trong khu vực và trên thế giới. Về quốc phòng, an ninh: Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ ANQG trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, chủ quyền, lãnh thổ, dân cư, môi trường sinh thái ….Gắn bó chặt chẽ, mật thiết với bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Về quan điểm chỉ đạo bảo vệ Tổ quốc Một là, giữ vững vai trò lãnh đạo tụyêi đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, không ngùng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Hai là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế xã hội là lợi ích nhất của đất nước; đồng thời luôn nêu cao cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, xâm lược của các thế lực thù địch; khống để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Ba là, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy cao nhất sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại. Phát huy mạnh mẽ nội lực là nhân tố quyết định; đồng thời tranh thủ tối đa mọi thuận lợi từ bên ngoài. Nắm chắc nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên. Kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Bốn là, xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh đối ngoại. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mói. Năm là, quán triệt đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa; thêm bạn, bớt thù, vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Tăng cường hợp tác, tạo thế đan xen lợi ích chiến lược giữa nước ta với các nước, nhất Ịà các nước lớn, các đối tác chiến lược, các nước láng giềng và các nước trong khu vực; tránh xung đột, đối đầu, tránh bị cô lập, phụ thuộc. Sáu là, vận dụng đúng đắn quan điểm về đối tượng, đối tác: Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dụng và bảo vệ Tổ quốc là đối tượng của chúng ta. Mặt khác, trong tình hình diễn biến nhanh chóng và phức tạp hiện nay, cần có cách nhìn biện chứng: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong mễỉ đoi tác có thể có mặt mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phải đấu tranh. Bảy là, nâng cao chất lượng công tác dự báo, nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố, nhất là những nhân tố bên trong có thể dẫn đến đột biến, bất lợi. Về phương châm bảo vệ Tổ quốc: Một là, kiên định về mục tiêu, nguyên tắc chiến lược; linh hoạt, mềm dẻo về sách lược, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước và dư luận quốc tế. Kiên trì giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; phân hóa, cô lập các phần tử, thế lực ngoan cố chống phá Việt Nam. Hai là, đối với nội bộ, lấy việc giáo dục, thuyết phục, phòng ngừa là chính, đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật. đối với các đối tượng chống phá ở trong nước, cần phải kịp thời ngăn chặn, xử lý những kẻ chủ mưu, cầm đầu, ngoan cố; giáo dục, cảm hóa những người lầm đường. Chủ động đấu tranh v

Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ Tổ quốc được xây dựng trên cơ sở khoa học, phản ánh sự phát triển của tình hình quốc tế và trong nước Nội dung cơ bản của đường lối này nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, đồng thời phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong bối cảnh mới Đảng cũng đề ra các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường quốc phòng, an ninh, và xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

-Giải pháp thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

-Liên hệ thực tiễn ở địa phương, đơn vị

CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

Tổ quốc là sự kết hợp giữa các yếu tố lịch sử, tự nhiên, và chính trị - xã hội của một quốc gia, được gắn kết bởi chủ quyền lãnh thổ và cộng đồng dân cư, cùng với chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, và xã hội đặc trưng.

Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa bao gồm việc bảo vệ toàn diện cả mặt lịch sử, tự nhiên và chính trị, xã hội, nhằm chống lại các âm mưu và hành động phá hoại từ các thế lực thù địch Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định các mục tiêu chiến lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa Điều này cũng bao gồm việc bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lợi ích quốc gia - dân tộc, nền văn hóa dân tộc, và duy trì môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, cũng như trật tự an toàn xã hội để đảm bảo sự phát triển bền vững cho đất nước.

Kinh nghiệm, truyền thống giữ nước của dân tộc:

Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, từ năm 179 tr.CN đến năm 938, nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ Đây là thời kỳ thử thách lớn đối với sự tồn vong của dân tộc, nhưng cũng là thời gian mà nhân dân ta thể hiện tinh thần kiên cường, đấu tranh bảo tồn cuộc sống và phát huy nền văn hóa dân tộc Nhân dân đã đoàn kết, bám chặt vào làng xã, đấu tranh hiệu quả chống lại chính sách nô dịch và đồng hóa của kẻ thù, quyết tâm giành lại độc lập dân tộc.

Lo giữ nước từ khi nước chưa nguy là một triết lý quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam Sau chiến thắng Bạch Đằng, kỷ nguyên độc lập và tự chủ đã được mở ra, với các triều đại phong kiến chú trọng xây dựng đất nước Vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, trong Chiếu dời đô, ông nhấn mạnh vị trí địa lý thuận lợi của Thành Đại La, nơi có thế rồng cuộn hổ ngồi, phù hợp với yếu tố thiên nhiên và địa hình, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững Quyết định này không chỉ nhằm mưu việc lớn mà còn thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, chọn nơi ở cho con cháu muôn đời, vừa tôn kính mệnh trời, vừa theo ý dân.

"Khoan thư sức dân" là một chiến lược bền vững để bảo vệ đất nước Trong lịch sử, các triều đại phong kiến Việt Nam đã hiểu rõ vai trò quan trọng của nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Tình yêu nước sâu sắc của nhân dân, cùng với sự dẫn dắt của những bậc hiền tài, đã tạo nên một "thế trận" vững chắc, góp phần hình thành sức mạnh tổng hợp để gìn giữ non sông.

Trong thời kỳ độc lập tự chủ, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn thực hiện quy luật "dựng nước đi đôi với giữ nước", coi đây là yếu tố sống còn của dân tộc Thời nhà Lý, Đại Việt vững mạnh nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa "kiến quốc" và "thủ quốc", điển hình là chính sách "ngụ binh ư nông" Việc xây dựng quân đội gắn liền với "tam nông" (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) dưới các triều đại Lý, Trần và Lê Sơ đã tạo ra một phương thức hiệu quả kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng.

Việt Nam đã đạt được vị trí ngang hàng với các nước trong khu vực, nhờ vào chiến lược đối nội và đối ngoại khéo léo, góp phần ổn định tình hình và phát triển tiềm lực đất nước Các thế hệ trước đã thực hiện thành công việc kết hợp này.

“kiến quốc” với “thủ quốc”, để xây dựng “quốc phú, binh cường, nội yên, ngoại tĩnh”.

Thực hiện "cử quốc nghênh địch", Việt Nam đã huy động sức mạnh toàn dân để đánh giặc, với lực lượng vũ trang làm nòng cốt Ngay từ đầu lịch sử, đất nước đã phải chống lại các đội quân xâm lược từ phương Bắc nhằm bảo vệ độc lập và chủ quyền Các triều đại phong kiến như Lý, Trần, và Hậu Lê đã mobilize nhân dân, biến mỗi người thành một người lính, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc Sự chú trọng vào xây dựng lực lượng vũ trang, với nhiều loại quân như cấm quân, lộ quân, và dân binh, đã thể hiện rõ nét trong chiến lược quân sự, trong đó chất lượng quân đội được ưu tiên hơn số lượng.

Thực hiện chính sách "bang giao hòa hiếu" nhằm ngăn chặn "họa binh đao" là một khát vọng hòa bình sâu sắc của người dân Đại Việt Khát vọng này được thể hiện rõ nét trong lịch sử giữ nước và dựng nước của các triều đại phong kiến Việt Nam Khi đất nước bị xâm lăng, mỗi người dân đều sẵn sàng cầm vũ khí tự vệ, nhưng vẫn kiên trì theo đuổi tư tưởng hòa bình.

Không đuổi cùng diệt tận những kẻ bại trận và thực hiện mưu phạt công tâm là cách để dập tắt chiến tranh lâu dài Khi đất nước hòa bình, cần áp dụng chính sách bang giao hòa hiếu nhằm giữ gìn bờ cõi và cuộc sống thanh bình cho nhân dân Tinh thần hòa hiếu trong bảo vệ Tổ quốc được thể hiện rõ qua chủ trương của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, với tầm nhìn dài hạn cho nhà nước, tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh, và sửa hòa hiếu giữa hai nước để chấm dứt chiến tranh mãi mãi.

Những kinh nghiệm và truyền thống quý báu trong kế sách giữ nước của ông cha ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ, trở thành tài sản tinh thần quý giá trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc

Dựa trên kinh nghiệm từ Công xã Pari năm 1871, C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh rằng sau khi giành chính quyền, giai cấp vô sản cần nhanh chóng củng cố chuyên chính vô sản và khối liên minh công nông Họ cần giải giáp quân đội cũ, vũ trang toàn dân, thành lập các đội Tự vệ công nhân và xây dựng xã hội mới, đồng thời kiên quyết đối phó với các hành động phản kháng từ giai cấp tư sản Những tư tưởng này đã đặt nền tảng cho học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

V.I.Lênin đã phát hiện ra quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ đế quốc, từ đó rút ra kết luận quan trọng rằng trong bối cảnh lịch sử mới, giai cấp vô sản có khả năng giành chính quyền tại những mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa tư bản Điều này cho thấy cách mạng vô sản có thể thành công ngay cả ở những quốc gia có trình độ phát triển thấp Thực tiễn ở Nga đã minh chứng cho nhận định này, khi cách mạng vô sản Nga thành công vào tháng 10 năm 1917.

Học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một đóng góp quan trọng của V.I Lênin vào lý luận chủ nghĩa Mác, nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Nga Xô viết Lênin nhấn mạnh rằng việc xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, khẳng định từ tháng Mười năm 1917, chúng ta đã trở thành những người bảo vệ Tổ quốc, và cuộc chiến tranh mà chúng ta đang tiến hành là cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

-Nguyên tắc, nội dung lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh

-Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh

-Các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh ở nước ta trong tình hình hiện nay

-Liên hệ thực tiễn ở địa phương, đơn vị

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng, an ninh là một yếu tố cơ bản trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh việc "tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng" và "quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước" đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Mục tiêu của quốc phòng, an ninh là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời duy trì hòa bình, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự xã hội Đảng cần chủ động ngăn chặn mọi âm mưu và hành động chống phá từ các thế lực thù địch.

Quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh là nguyên tắc cơ bản được quy định trong Điều lệ Đảng và các văn kiện của Đảng Sự lãnh đạo này được tập trung vào Ban Chấp hành Trung ương, với Bộ Chính trị và Ban Bí thư là cơ quan thực hiện chính Đảng là lực lượng duy nhất đảm nhận vai trò lãnh đạo, không chia sẻ quyền lực với bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào Đại hội XIII của Đảng khẳng định sự cần thiết phải giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và quản lý tập trung của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Sự lãnh đạo của Đảng không chỉ là nguyên tắc pháp lý trong Hiến pháp mà còn là kết quả từ thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam Phương thức lãnh đạo của Đảng được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học và đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, đảm bảo lãnh đạo toàn diện về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong sự nghiệp quốc phòng, an ninh Ban Chấp hành Trung ương xác định chiến lược bảo vệ Tổ quốc, tập trung vào các mục tiêu, lực lượng và giải pháp nhằm tạo ra sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.

Bộ Chính trị đã xác định phương hướng và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, tập trung vào việc phát triển lực lượng vũ trang nhân dân Đồng thời, các kế hoạch và phương án tác chiến chiến lược cũng được xây dựng, bao gồm chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng và chiến lược trang bị cho quân đội và công an.

Bài viết trình bày 50 phương hướng xây dựng hậu phương chiến lược cho lực lượng vũ trang, bao gồm chính sách và tổ chức cần thiết Nó đề cập đến các chủ trương xử lý tình huống đặc biệt của đất nước như tổng động viên, động viên cục bộ và tình trạng khẩn cấp Ngoài ra, bài viết cũng nêu rõ những chủ trương lớn liên quan đến công tác đảng và công tác chính trị trong lực lượng vũ trang, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sự sẵn sàng ứng phó với các thách thức.

2 Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng

Nội dung lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh là toàn diện, bao gồm việc hoạch định đường lối, chính sách và chiến lược rõ ràng Đảng cũng chú trọng tổ chức xây dựng tiềm lực, lực lượng và thế trận quốc phòng, an ninh, nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả trong việc bảo vệ Tổ quốc.

Đảng lãnh đạo việc hoạch định các chủ trương và đường lối quan trọng nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia Điều này bao gồm việc đề ra các phương châm, nguyên tắc, xác định mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể Đảng kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân để đảm bảo trật tự và an toàn xã hội.

Đảng lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức và toàn dân, nhằm nâng cao tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền quốc gia Việc trang bị kiến thức quốc phòng, an ninh giúp mọi người nhận thức rõ những thách thức lớn như chiến tranh công nghệ cao, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, và các vấn đề an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm công nghệ cao và bạo loạn chính trị.

Đảng lãnh đạo đã tăng cường sức mạnh quốc phòng và an ninh thông qua việc củng cố tiềm lực, lực lượng và thế trận Mục tiêu là xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh cho các tỉnh, thành phố Đảng cũng chỉ đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW và Chỉ thị số 07-CT/TW nhằm phát triển các khu vực phòng thủ vững chắc trong bối cảnh mới.

Lãnh đạo cần chỉ đạo chặt chẽ việc huy động nguồn lực từ Trung ương và địa phương để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc cho tỉnh, thành phố Cần tạo dựng “thế trận lòng dân” để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong việc xây dựng quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân Đồng thời, cần có kế sách ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, xung đột vũ trang từ sớm và chủ động phát hiện, triệt tiêu các nhân tố bất lợi Việc kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh trong từng chiến lược quy hoạch và kế hoạch là hết sức cần thiết.

Xác định phương hướng và nhiệm vụ nhằm xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại Đồng thời, lãnh đạo việc phát triển lực lượng dự bị động viên mạnh mẽ và dân quân tự vệ rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.

Lãnh đạo phát triển công nghiệp quốc phòng và an ninh nhằm tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng, tăng cường nguồn lực và hiện đại hóa trang thiết bị cho Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới Ưu tiên trang bị hiện đại cho lực lượng hải quân, phòng không, không quân, cùng với lực lượng an ninh, tình báo và cảnh sát cơ động.

Lãnh đạo các bộ ngành Trung ương thực hiện nghiên cứu Chiến lược quốc phòng và Chiến lược quân sự Việt Nam, đồng thời triển khai quy hoạch tổng thể về bố trí quốc phòng, an ninh, kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội trên toàn quốc.

Lãnh đạo công tác đối ngoại quốc phòng và an ninh, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình và hợp tác phát triển Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại song phương và đa phương, đặc biệt là tăng cường hợp tác với Lào, Campuchia và xây dựng lòng tin chiến lược với Trung Quốc và các nước ASEAN.

Tăng cường quan hệ với các nước lớn và bạn bè truyền thống là rất quan trọng; đồng thời, thực hiện hiệu quả các điều ước quốc tế đã ký kết và hợp tác quốc tế nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh.

Lãnh đạo công tác nghiên cứu khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự nhằm đánh bại các thế lực thù địch bằng vũ khí công nghệ cao, cần tiếp tục triển khai đồng bộ các chiến lược bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng, quân sự, an ninh quốc gia, bảo vệ biên giới, không gian mạng và an ninh mạng Đồng thời, cần thực hiện công tác đảng và chính trị trong lực lượng vũ trang, xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Quân đội và Công an với lòng trung thành tuyệt đối đối với Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân, kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng.

-Nghệ thuật đánh giặc của dân tộc Việt Nam

-Một số nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam kể từ khi có Đảng lãnh đạo

-Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng nghệ thuật quân sự vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

-Liên hệ thực tiễn ở địa phương, đơn vị

Quân sự là lĩnh vực đặc thù trong xã hội, tập trung vào các hoạt động liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh và tổ chức quân đội Con người, với vai trò chủ thể, được tổ chức một cách chặt chẽ để thực hiện các nhiệm vụ quân sự Qua những hoạt động thực tiễn này, nghệ thuật quân sự được hình thành và phát triển.

Nghệ thuật quân sự là lý luận và thực tiễn chuẩn bị cho chiến tranh, bao gồm chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và nghệ thuật chiến thuật Nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, chống lại những kẻ thù xâm lược lớn hơn Đây là nghệ thuật toàn dân đánh giặc, với lực lượng vũ trang làm nòng cốt, tập trung vào tư tưởng tiến công, giành và giữ quyền chủ động Nghệ thuật quân sự Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, sử dụng chiến thuật nhỏ thắng lớn, ít địch nhiều, và biết cách tập trung lực lượng khi cần thiết.

1 Nghệ thuật đánh giặc của dân tộc Việt Nam

Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam Qua hàng nghìn năm lịch sử, nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc Thực tiễn lịch sử đã hình thành nên truyền thống và khí phách hào hùng của dân tộc, để lại nhiều di sản quân sự quý báu mà ít quốc gia nào có được Đặc biệt, nghệ thuật đánh giặc độc đáo và đặc sắc của dân tộc Việt Nam là điểm nhấn nổi bật trong di sản này.

Tư tưởng tích cực và chủ động tấn công kẻ thù là nguyên tắc cốt lõi trong chiến tranh giữ nước Điều này thể hiện qua việc đánh giá chính xác đối phương, chủ động xây dựng kế hoạch tác chiến, chuẩn bị lực lượng kháng chiến một cách khẩn trương, và áp dụng mọi biện pháp để làm suy yếu kẻ thù Mục tiêu là tạo ra thế và thời cơ thuận lợi để tiến hành phản công và tấn công hiệu quả.

Tư tưởng này nổi bật với tính nhất quán và xuyên suốt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Qua các giai đoạn, dân tộc ta đã kiên trì thực hiện những giá trị cốt lõi, góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do.

Nhà nước Phong kiến Đại Việt đã tổ chức và lãnh đạo 14 cuộc chiến tranh chống xâm lược, trong đó giành được 11 thắng lợi và chỉ 3 thất bại Một điểm chung quan trọng của các cuộc chiến thắng này là sự thể hiện rõ ràng tư tưởng tiến công.

Dưới triều đại nhà Lý, khi đối mặt với nguy cơ xâm lược từ nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã áp dụng chiến lược “tiến phát chế nhân” để chủ động tấn công, khiến kẻ thù rơi vào thế bị động Kết quả, ông đã giành chiến thắng vang dội trước 300.000 quân Tống trên sông Như Nguyệt.

Thời kỳ nhà Trần, quân Mông - Nguyên mạnh mẽ như nước lũ, nhưng ông cha ta đã khéo léo thay đổi chiến thuật, tránh đối đầu trực tiếp khi địch còn hùng mạnh Thay vào đó, họ đã chủ động rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng, tạo ra thế và thời cơ thuận lợi cho cuộc phản công, sử dụng các kế sách thông minh.

"Thành không, nhà trống" khiến quân địch rơi vào trạng thái "tiến thoái lưỡng nan", từ đó tạo ra thời cơ thuận lợi nhất để thực hiện chiến lược phản công và quét sạch quân thù.

Vào thời Nguyễn Huệ, tư tưởng chủ động tấn công địch nhằm giải phóng Thăng Long đã được nâng cao với những chiến thuật táo bạo và bất ngờ Ông đã chọn đúng hướng tấn công, áp đảo quân thù khiến họ không kịp trở tay, từ đó giải quyết chiến tranh một cách nhanh chóng trong một cuộc tổng giao chiến.

Trong các cuộc thất bại, tư tưởng phòng thủ thường được áp dụng thay vì tư tưởng tấn công Ví dụ điển hình là cuộc chiến tranh chống quân Minh xâm lược của nhà.

Hồ ở đầu thế kỷ XV và cuộc chiến tranh của nhà Nguyễn chống thực dân Pháp xâm lược ở giữa thế kỷ XIX là những dẫn chứng điển hình.

Mưu kế đánh giặc là chiến lược nhằm lừa địch, tấn công vào điểm yếu và sơ hở của đối phương, khiến chúng bị động và lúng túng Kế hoạch được xây dựng để điều khiển đối phương theo ý định của ta, giành quyền chủ động trong trận chiến Trong các cuộc chiến tranh giải phóng, với ý chí kiên cường của dân tộc, các triều đại như Lý, Trần, và hậu Lê đã xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc và kết hợp nhiều phương thức chiến đấu cùng các lực lượng để đạt được thắng lợi.

Kế sách đánh giặc của ông cha ta rất linh hoạt và khôn khéo, thể hiện qua nguyên tắc “biết tiến, biết thoái, biết công, biết thủ” Việc kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận và ngoại giao giúp tạo ra thế mạnh cho ta, đồng thời phá vỡ thế mạnh của đối phương, trong đó tiến công quân sự luôn đóng vai trò quyết định.

Nhờ lòng dũng cảm và trí thông minh, tổ tiên ta đã phát triển những mưu kế xuất sắc để đánh giặc, biến cả nước thành một chiến trường và tạo ra một “thiên la, địa võng” nhằm tiêu diệt kẻ thù Chiến lược này khiến địch dù đông vẫn trở nên yếu thế, luôn bị đánh bất ngờ và tiêu hao lực lượng, rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” Trong tác chiến, ông cha ta đã khai thác triệt để điểm yếu của địch khi chiến đấu ở xa, khó khăn trong tiếp tế, từ đó tập trung triệt phá lương thảo và hậu cần của chúng, thực hiện kế “thanh dã” khiến kẻ thù rơi vào cảnh “người không có lương ăn, ngựa không có nước uống”.

Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, với phương châm toàn dân đánh giặc, là nét độc đáo trong quân sự Việt Nam, thể hiện rõ trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng Dựa trên nền tảng này, quân đội đã biến yếu thành mạnh, kết hợp lực lượng, thời cơ và mưu lược để bảo vệ chủ quyền Mỗi người dân trở thành lính, mỗi thôn, xóm là một pháo đài, tạo thành một chiến trường liên hoàn, khiến địch trở nên yếu thế và bị động Trong chiến tranh, ông cha ta đã khéo léo tận dụng địa hình, xây dựng thế trận vững chắc và áp dụng nhiều hình thức chiến đấu sáng tạo như phòng ngự sông cầu, phục kích Chi Lăng, và phản công Chương Dương, Hàm Tử, nhằm đạt hiệu quả cao trong việc đánh giặc.

- Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh: là sản phẩm của lấy

-Mục tiêu, quan điểm xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới

-Nội dung xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới

-Nhiệm vụ, giải pháp xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc hiện nay

I Mục tiêu và quan điểm xây dựng các tinh, thành phổ trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới

KVPT là khu vực tổ chức quốc phòng và an ninh theo địa giới hành chính, đóng vai trò quan trọng trong phòng thủ quân khu KVPT không chỉ là đơn vị lực lượng vũ trang thuần túy hay một tổ chức hành chính, mà còn là tổ chức quốc phòng an ninh đặc thù của địa phương.

Theo Luật Quốc phòng năm 2018 (sửa đổi), khu vực phòng thủ (KVPT) là một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ quân khu KVPT bao gồm các hoạt động liên quan đến chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, quân sự, an ninh và đối ngoại Các hoạt động này được tổ chức theo cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trong đó xây dựng cấp xã được coi là nền tảng để bảo vệ an toàn cho địa phương.

Mục đích xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố là tạo sức mạnh tổng hợp về quốc phòng và an ninh tại địa phương Điều này nhằm chủ động ngăn chặn và phòng chống mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động Qua đó, đảm bảo khả năng đối phó thắng lợi, bảo vệ vững chắc địa phương và Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục biến đổi nhanh chóng và phức tạp, với nhiều yếu tố khó lường Các thế lực thù địch vẫn gia tăng hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta Do đó, việc xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc với tiềm lực và sức mạnh toàn diện nhằm ngăn chặn âm mưu "diễn biến hòa bình" và các hoạt động gây bạo loạn của thế lực thù địch Đảm bảo ổn định chính trị và môi trường hòa bình để phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Xử lý hiệu quả các tình huống quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biển, đảo, sẵn sàng đánh bại mọi hình thức xâm lược, bảo vệ địa phương và góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Có bốn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng KVPT như sau:

Khu vực phòng thủ tinh và thành phố trực thuộc Trung ương đóng vai trò chiến lược quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố là nền tảng của thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một quốc phòng vững mạnh Việc củng cố các tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ kiên cố giúp chuyển đổi từ thời bình sang thời chiến, hình thành thê trận chiến tranh nhân dân trên toàn quốc Đây là nơi tổ chức nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, tạo nền tảng cho quốc phòng toàn dân Đồng thời, khu vực phòng thủ còn gìn giữ và phát triển những kinh nghiệm, truyền thống quân sự của dân tộc trong thời đại mới.

Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc nhằm phát huy tác dụng to lớn

50 trong việc thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam ở địa phương, cả thời bình và thời chiến.

Trong thời bình, khu vực phòng thủ của các tỉnh, thành phố được củng cố mạnh mẽ về lực lượng và tiềm lực, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp tại chỗ Điều này giúp địa phương độc lập, tự lực trong công tác quốc phòng và an ninh, góp phần duy trì sự ổn định khu vực Qua đó, tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao tiềm lực quốc phòng cho cả địa phương và đất nước.

Trong thời chiến, việc xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các tỉnh, thành phố là yếu tố quan trọng hàng đầu Điều này giúp địa phương chủ động và nhanh chóng chuyển đổi từ thời bình sang thời chiến.

Xây dựng và tổ chức hoạt động khu vực phòng thủ bằng sức mạnh tổng hợp là quan điểm cơ bản, với sự tham gia của toàn dân và các lực lượng vũ trang địa phương làm nòng cốt Phương thức này nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng, dân, quân và hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và sự điều hành của chính quyền các cấp.

Nội dung quan điểm thể hiện cần phát huy sức mạnh toàn dân thông qua việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân tại địa phương với tổ chức biên chế hợp lý, đảm bảo sức mạnh tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ địa phương trong mọi tình huống Điều này không chỉ đáp ứng yêu cầu cấp bách về ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế, văn hóa mà còn tạo nền tảng vững chắc cho khu vực phòng thủ, giúp đối phó hiệu quả với các tình huống khẩn cấp Để huy động tối đa nguồn lực từ hệ thống chính trị và nhân dân, cần phát huy vai trò của các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể trong việc thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng khu vực phòng thủ Đặc biệt, cần thực hiện yêu cầu "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" để mọi hoạt động lãnh đạo và quản lý đều hướng tới việc huy động sức mạnh của nhân dân trong giải quyết các vấn đề quốc phòng, an ninh trong thời bình cũng như khi có chiến sự.

Ba là khu vực phòng thủ được xây dựng vững mạnh toàn diện, bao gồm tiềm lực, lực lượng và thế trận, nhằm đảm bảo an ninh và ổn định cho mọi mặt của đời sống xã hội.

Quan điểm này nhấn mạnh việc xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ một cách toàn diện, nhằm đảm bảo khả năng đối phó hiệu quả Điều này được thực hiện thông qua việc phát huy sức mạnh tổng hợp trên tất cả các mặt, lĩnh vực và địa bàn.

Khu vực phòng thủ được xây dựng vững mạnh toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh Mục tiêu đạt được là vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh, và văn minh về văn hóa, xã hội Trong đó, phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, và củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu Bên cạnh đó, việc xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc và xã, phường vững mạnh là nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững.

Xây dựng một khu vực phòng thủ vững mạnh toàn diện là cần thiết, bao gồm các yếu tố chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh Cần phát triển đồng bộ các thành phần của thế trận để tạo ra sự vững chắc Đối với các địa bàn trọng điểm và những khu vực quan trọng về quốc phòng, an ninh, việc đầu tư hợp lý là rất quan trọng để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống trong cả thời bình và thời chiến.

Chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam tập trung vào việc làm suy yếu hệ thống chính trị và khuyến khích sự chia rẽ trong nội bộ Mục tiêu chính của các lực lượng này là tạo ra sự bất ổn và làm giảm niềm tin của người dân vào chính quyền Để đối phó với những âm mưu này, Việt Nam cần có quan điểm vững chắc và phương châm rõ ràng trong việc phòng, chống “diễn biến hòa bình”, đồng thời ngăn chặn hiện tượng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ, nhằm bảo vệ sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.

Các giải pháp chủ yếu để phòng, chống "diễn biến hòa bình" và bạo loạn lật đổ từ các thế lực thù địch nhằm phá hoại cách mạng Việt Nam bao gồm việc tăng cường giáo dục chính trị, nâng cao nhận thức cho người dân về âm mưu của kẻ thù Đồng thời, cần củng cố sức mạnh đoàn kết trong nội bộ và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội Liên hệ với thực tiễn địa phương, các đơn vị cần chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý các dấu hiệu "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng và Nhà nước.

Chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam tập trung vào việc kích thích sự phân hóa trong xã hội Những khái niệm “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ thể hiện sự thay đổi tư tưởng và hành động từ bên trong, gây ra sự bất ổn và suy yếu hệ thống chính trị Các lực lượng này sử dụng nhiều hình thức như tuyên truyền, kích động và thao túng dư luận để đạt được mục tiêu lật đổ chính quyền Việc hiểu rõ nội dung và phương thức hoạt động của những chiến lược này là rất quan trọng để bảo vệ sự ổn định và phát triển của đất nước.

"Diễn biến hòa bình" là một chiến lược phản cách mạng do các thế lực thù địch thực hiện, nhằm sử dụng các phương thức phi vũ trang để thẩm thấu và công phá vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội Mục tiêu của chiến lược này là làm suy yếu và chuyển hóa từ bên trong, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của các quốc gia mà không cần đến chiến tranh.

Bạo loạn lật đổ là hình thức chống phá các nước xã hội chủ nghĩa và độc lập dân tộc thông qua bạo lực có tổ chức Hành động này được thực hiện bởi các lực lượng phản động trong nước dưới sự chỉ đạo của các thế lực thù địch, nhằm mục tiêu lật đổ chính quyền hiện tại và thiết lập chính quyền phản động ở cả trung ương và địa phương.

Quá trình "tự diễn biến" diễn ra khi các cán bộ, đang viên phải đối mặt với cuộc đấu tranh nội tâm giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư tưởng tư bản chủ nghĩa Sự tác động phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế khiến cho những mặt tích cực và tiêu cực trong tư tưởng của họ trở nên rõ ràng hơn.

“Tự chuyển hóa” là sự nối tiếp của quá trình “tự diễn biến”, nhưng ở cấp độ cao hơn

"Tự diễn biến" và "Tự chuyển hóa" là những hiện tượng suy thoái nội bộ, biểu hiện qua sự thay đổi tiêu cực trong tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân Những biến đổi này dẫn đến sự suy giảm chuẩn mực của người cộng sản và công dân xã hội chủ nghĩa, gây ra hoài nghi và xa rời các nguyên tắc, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, cũng như đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

2 Âm mưu, nội dung, thủ đoạn hoạt động thực hiện “ diễn biến hòa bình” ảnh của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam

Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc của nhân dân Việt Nam đang diễn ra chống lại các thế lực thù địch bên ngoài, kết hợp với những phần tử phản động và thoái hóa trong nước Những kẻ này đang sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi và độc ác, tạo ra một cuộc chiến không có chiến tuyến, khói lửa hay súng đạn, nhưng lại rất quyết liệt và phức tạp.

Tuyên truyền xuyên tạc đang nhằm mục đích loại bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội.

Các thế lực thù địch đang lan truyền tư tưởng dân chủ và tự do tư sản đến mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ Họ tạo ra "một khoảng trống" trong đời sống tinh thần của người dân và sử dụng các triết lý cùng giá trị đạo đức phương Tây để lấp đầy khoảng trống này.

Hai là, lợi dụng quan hệ kinh tế để xâm nhập, gây sức nhằm từng bước chuyển hóa Việt Nam theo chế độ tư bản chủ nghĩa.

Việc sử dụng lợi ích kinh tế để phân chia và chuyển hóa cán bộ Đảng, chính quyền, và lực lượng vũ trang đã dẫn đến sự mở rộng của kinh tế tư bản tư nhân và thị trường tự do Điều này đồng thời làm suy yếu thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể, góp phần vào sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.

Bài viết nhấn mạnh rằng Ba là một yếu tố quan trọng trong việc tăng cường truyền bá văn hóa và lối sống thực dụng phương Tây, đồng thời cũng chỉ trích việc xuyên tạc và phủ nhận các giá trị văn hóa, đạo đức của lối sống xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta đang chứng kiến sự phủ nhận các giá trị văn hóa truyền thống và văn học cách mạng, trong khi lại đề cao những giá trị văn hóa cực đoan và thực dụng Hệ quả là tạo ra một thế hệ "mất gốc", những người sống thiếu lý tưởng và hoài bão, chỉ biết đến ăn chơi, đua đòi và hưởng thụ.

Bốn là, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để chống phá

Chúng ta cần nhận thức rõ ràng về việc tuyên truyền sai lệch và xuyên tạc tình hình tôn giáo tại Việt Nam Những cáo buộc về việc nhà nước Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo không chỉ thiếu căn cứ mà còn nhằm kích động tín đồ chống lại chính quyền Điều này tạo ra cơ hội cho những thế lực bên ngoài kêu gọi can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước.

Năm là, chuyển hóa lực lượng vũ trang mà Trọng tâm là “ phi chính trị hóa” quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Các thế lực thù địch đang tập trung vào việc chống phá hệ tư tưởng của Đảng trong quân đội và công an nhân dân, đồng thời tuyên truyền để gây mơ hồ và chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với quân đội, công an và các ngành khác Họ cũng ra sức tác động đến các nước và tổ chức quốc tế nhằm gây sức ép yêu cầu Việt Nam đặt quân đội và công an ra "ngoài vòng pháp luật".

“ quân đội và công an đứng ngoài chính trị”

Sáu là, phá hoại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ ,đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế của Việt Nam.

-Quan niệm, đặc điểm của an ninh phi truyền thống và vị trí của an ninh phi truyền thống trong chiến lược an ninh quốc gia

-Ảnh hưởng của các yếu tố an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay

-Giải pháp ứng phó với các mối đe dọa của an ninh phi truyền trong tình hình mới

- Liên hệ thực tiễn ở địa phương, đơn vị

I Quan niệm, đặc điểm của an ninh phi truyền thống và vị trí của an ninh phi truyền thống trong chiến lược an ninh quốc gia

1 Quan niệm của an ninh phi truyền thống

Việc nghiên cứu an ninh phi truyền thống, trước tiên cần đặt trong mối liên hệ với vấn đề an ninh, an ninh quốc gia

An ninh là nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân, quốc gia và toàn nhân loại, đồng thời là điều kiện cơ bản đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Khái niệm an ninh thể hiện sự bảo vệ và ổn định trong xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và trật tự.

An ninh được hiểu là trạng thái ổn định và an toàn, không có mối đe dọa nào ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, tổ chức, lĩnh vực hoạt động xã hội, hoặc toàn xã hội Nội hàm của an ninh không chỉ dừng lại ở tình trạng mà còn bao gồm các biện pháp và hành động cần thiết để duy trì và thực hiện an ninh.

An ninh quốc gia được định nghĩa là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam, đồng thời bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (4-2011), Đảng ta đã chính thức đưa an ninh phi truyền thống vào văn kiện, nhấn mạnh các vấn đề như chống khủng bố, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế bùng nổ dân số và phòng ngừa dịch bệnh Tại Đại hội XII (1-2016), nhiều vấn đề toàn cầu được nêu ra như an ninh tài chính, năng lượng, nguồn nước, lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố Đồng thời, có sự chú ý đến các hình thái chiến tranh kiểu mới, cho thấy mối liên hệ giữa an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống.

Trong cuốn Tìm hiểu mội số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

An ninh phi truyền thống được định nghĩa là một hình thức an ninh xuyên quốc gia, chủ yếu do các yếu tố phi chính trị và phi quân sự gây ra Những yếu tố này có tác động trực tiếp đến sự ổn định, phát triển và an ninh của từng quốc gia, cũng như của khu vực và toàn cầu.

An ninh phi truyền thống được định nghĩa là trạng thái ổn định và an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa sự tồn tại và phát triển bình thường trước những mối đe dọa từ tội phạm phi quân sự, cũng như những thiệt hại do các yếu tố môi trường, tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội gây ra bởi các tác nhân phi nhà nước Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển bền vững của cộng đồng, quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Từ quan niệm an ninh phi truyền thống và cách tiếp cận trên, rút ra một số vấn đề chủ yếu sau:

Chủ thể và yếu tố an ninh phi truyền thống thường xuất phát từ các tác nhân tự nhiên hoặc các tổ chức ngoài nhà nước, nhóm người, hoặc cá nhân, khác với an ninh truyền thống, vốn chủ yếu liên quan đến xung đột giữa các lực lượng vũ trang của các quốc gia.

Nội dung an ninh phi truyền thông hiện nay tập trung vào những vấn đề cấp bách như cạn kiệt tài nguyên, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, xung đột tôn giáo và dân tộc, nghèo đói, bệnh tật, và tội phạm rửa tiền.

Tính chẩt an ninh phi truyền thống có cả những vấn đề mang tính phi bạo lực (kinh tế, văn

Bài viết đề cập đến 50 vấn đề quan trọng liên quan đến hóa học, môi trường, an ninh mạng và dịch bệnh, cùng với các vấn đề mang tính bạo lực như khủng bố và tội phạm có tổ chức, nhưng nhấn mạnh rằng đây là bạo lực phi quân sự.

An ninh phi truyền thống có tác động lớn trên cả khu vực và toàn cầu, với tính chất xuyên quốc gia Các vấn đề như biến đổi khí hậu, tội phạm mạng và dịch bệnh có thể bắt nguồn từ một quốc gia nhưng nhanh chóng lan rộng ra nhiều quốc gia khác, ảnh hưởng đến con người, gia súc và cây trồng.

Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân, cộng đồng và quốc gia, trong khi an ninh truyền thống lại đe dọa chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia Những mối đe dọa này tác động lâu dài đến sự ổn định và phát triển của quốc gia, vì chúng ảnh hưởng đến các yếu tố cốt lõi như cá nhân, xã hội, hệ thống thể chế, hạ tầng chiến lược và môi trường sống.

Do vậy, giải quyết an ninh phi truyền thống nhấn mạnh đến hợp tác, sử dụng biện pháp ngoại giao, kể cả lực lượng an ninh các nước.

Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 giữa ASEAN và Trung Quốc diễn ra vào ngày 1-11-2002 tại Phnôm Pênh, các nhà lãnh đạo đã ký “Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống”, nhấn mạnh sự gia tăng của các loại tội phạm xuyên quốc gia như khủng bố và ma túy, gây đe dọa cho an ninh khu vực và toàn cầu Tuyên bố thể hiện mối quan ngại về những vấn đề an ninh phi truyền thống như buôn lậu, tội phạm công nghệ cao, và rửa tiền, đồng thời chỉ ra rằng những thách thức này đang tạo ra những nguy cơ mới đối với hòa bình và ổn định trong khu vực Theo IFSR, năm 2019 đã ghi nhận 28 vấn đề rủi ro toàn cầu liên quan đến an ninh.

2 Đặc điểm của an ninh phi truyền thống

Từ thực tiễn toàn cầu hiện nay, vấn đề an ninh phi truyền thống đang trở nên ngày càng nghiêm trọng và được các học giả thống nhất nhận định có 6 đặc điểm chính.

An ninh phi truyền thống phát sinh từ các yếu tố tiềm tàng như môi trường sinh thái, tôn giáo và dân tộc, cũng như từ những vấn đề bùng phát như dịch bệnh, khủng hoảng tài chính, khủng bố và buôn lậu Những vấn đề này thường bùng nổ đột ngột dưới hình thức khủng hoảng, tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia Các sự kiện như Thiên An Môn (1989), khủng bố 11-9 (2001), dịch SARS (2003), khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008), bạo loạn ở Tân Cương (2009), và đại dịch Covid-19 (2019) đều minh chứng cho đặc điểm này.

An ninh phi truyền thống được chia thành hai phương diện chính: bạo lực và phi bạo lực Phương diện bạo lực bao gồm các vấn đề như chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu ma túy và tội phạm có tổ chức Trong khi đó, phương diện phi bạo lực thể hiện qua các vấn đề không liên quan đến bạo lực, chẳng hạn như ô nhiễm môi trường, suy thoái sinh thái, khủng hoảng tài chính và dịch bệnh.

- Nội dung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ở nước ta trong tình hình mới

- Nội dung xây dựng lực lượng dự bị động viên ở nước ta trong tình hình mới

- Giải pháp xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên ở nước ta hiện nay

- Liên hệ với thực tiễn địa phương, đơn vị

1 Nội dung cơ bản xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ở nước ta trong tình hình mới:

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng, không tách rời khỏi sản xuất và công tác Tại địa phương, lực lượng này được gọi là dân quân, trong khi ở các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp và tổ chức kinh tế, họ được tổ chức dưới danh nghĩa tự vệ.

Dân quân tự vệ đóng vai trò chiến lược trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân, là lực lượng nòng cốt giúp toàn dân bảo vệ quê hương đất nước Họ là công cụ quan trọng để bảo vệ độc lập, chủ quyền và thống nhất lãnh thổ, đồng thời bảo vệ Đảng, Nhà nước, cũng như tính mạng và tài sản của nhân dân tại địa phương Do đó, việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

- Tổ chức biên chế, trang bị:

Lực lượng dân quân tự vệ được tổ chức thành 5 thành phần chính: dân quân tự vệ tại chỗ, dân quân tự vệ cơ động, dân quân thường trực, dân quân tự vệ biển và dân quân tự vệ phòng không Ngoài ra, lực lượng này còn bao gồm các đơn vị chuyên môn như pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa và y tế, nhằm đảm bảo sự sẵn sàng và hiệu quả trong các tình huống bảo vệ Tổ quốc.

+ Cơ cấu, chức năng của cán bộ quân sự cơ sở và phân đội:

Cơ cấu biên chế ban chỉ huy quân sự được tổ chức tại xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp địa phương và các ngành Nhà nước bao gồm ba vị trí: chỉ huy trưởng, chính trị viên và phó chỉ huy trưởng Ở cấp tiểu đoàn và đại đội, cơ cấu cũng bao gồm chỉ huy trưởng, chính trị viên và phó chỉ huy trưởng Tại cấp trung đội, tiểu đội và tương đương, mỗi đơn vị có một cấp trưởng và một cấp phó.

Ban chỉ huy quân sự cấp cơ sở có vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương, tổ chức triển khai công tác dân quân tự vệ Chỉ huy trưởng tại các xã, phường, thị trấn thường là đảng viên, đồng thời là thành viên của ủy ban nhân dân Bí thư đảng ủy và bí thư chi bộ tại các cơ sở cũng kiêm nhiệm vai trò chính trị viên, chịu trách nhiệm về công tác đảng và chính trị trong lực lượng dân quân tự vệ.

+ Cơ cấu, chức năng của Ban chỉ huy quân sự cơ sở và bộ, ngành:

Cơ cấu Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương bao gồm Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó kiêm nhiệm, cùng với Chính trị viên, Chỉ huy phó và Chính trị viên phó là các cán bộ kiêm nhiệm Tại các cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban chỉ huy quân sự cũng được tổ chức với Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó, và Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm.

Chức năng của lực lượng dân quân tự vệ bao gồm tổ chức xây dựng, huấn luyện và giáo dục pháp luật, thực hiện nhiệm vụ theo Điều 8 Luật Dân quân tự vệ Họ tham mưu và phối hợp tổ chức giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, phòng thủ dân sự, và động viên quốc phòng Ngoài ra, lực lượng này còn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác tổ chức, huấn luyện và hoạt động của dân quân tự vệ, đồng thời chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các hội thi, hội thao, diễn tập và các công tác khác liên quan.

- Giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự:

Giáo dục chính trị cho lực lượng dân quân tự vệ là một nhiệm vụ quan trọng, giúp cán bộ, chiến sĩ nâng cao nhận thức chính trị và lập trường tư tưởng vững vàng Nội dung giáo dục cần tập trung vào truyền thống dân tộc và đặc thù của từng địa phương, bộ ngành, đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước và lý tưởng, củng cố nhiệm vụ quốc phòng an ninh.

Trong chương trình huấn luyện, 49 ninh sẽ tập trung vào việc chống lại các hoạt động “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ từ các thế lực thù địch Đồng thời, sẽ đề cập đến một số nội dung cơ bản về Hiến pháp và pháp luật, chiếm khoảng 15% - 20% tổng thời gian đào tạo.

Huấn luyện quân sự theo chương trình Bộ Quốc phòng nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho lực lượng dân quân tự vệ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Nội dung huấn luyện cần thực tiễn, sát với cơ sở và phát huy truyền thống, đồng thời trang bị kiến thức về vũ khí công nghệ cao Thời gian huấn luyện chiếm 80-85% tổng thời gian, kéo dài từ 5-7 ngày mỗi năm, củng cố lòng tin vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ:

Tuyển chọn và đào tạo cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn phải tuân thủ đường lối của Đảng Căn cứ vào hướng dẫn của cấp trên và năng lực của đội ngũ dân quân tự vệ, cấp ủy sẽ đề xuất những cán bộ phù hợp để tham gia đào tạo và bồi dưỡng theo quy định.

- Tổ chức lãnh đạo, chỉ huy:

Dân quân tự vệ hoạt động dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua các cấp ủy đảng tại bộ, ngành và địa phương Cơ chế này bao gồm sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, và sự tham mưu cũng như chỉ huy của cơ quan quân sự đối với lực lượng thuộc quyền.

Cán bộ và chỉ huy dân quân tự vệ được hưởng phụ cấp quản lý theo quy định của Chính phủ Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, cán bộ và chiến sĩ dân quân tự vệ sẽ nhận trợ cấp theo ngày công lao động Đặc biệt, các cán bộ chiến sĩ nòng cốt sẽ được miễn nghĩa vụ lao động công ích hàng năm Ngoài ra, tiêu chuẩn áp dụng cho cán bộ, chiến sĩ gặp rủi ro như ốm đau, tai nạn hay tử vong sẽ tương tự như người tham gia bảo hiểm xã hội, ngay cả khi họ chưa đóng bảo hiểm y tế.

2 Nội dung cơ bản xây dựng lực lượng dự bị động viên ở nước ta trong tình hình mới:

Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật được đăng ký, quản lý và tổ chức vào đơn vị dự bị, nhằm sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

Công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên đóng vai trò chiến lược quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc XHCN Việc này không chỉ nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu mà còn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước Huy động lực lượng dự bị động viên cần được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, nhằm đáp ứng kịp thời các tình huống khẩn cấp và bảo vệ lợi ích quốc gia.

- Tạo nguồn, đăng ký, quản lý quân nhân dự bị:

+ Tạo nguồn: nguồn động viên gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân và từng địa phương.

-Mục tiêu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trong tình hình mới

-Mục tiêu, phương thức quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trong tình hình mới

-Giải pháp cơ bản bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới

-Liên hệ thực tiễn địa phương, đơn vị

Quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo là việc thực thi pháp luật của Nhà nước, tuân thủ các điều ước quốc tế và hiệp định mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, nhằm bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa của quốc gia.

1 Mục tiêu quản lý, bảo vệ biển, đảo của Việt Nam

Việt Nam cần trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu có từ biển, với sự phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn Đến năm 2030, mục tiêu là xây dựng một nền kinh tế biển bền vững, gắn liền với quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Đồng thời, Việt Nam sẽ hình thành văn hóa sinh thái biển, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái môi trường biển Việc phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng, cùng với ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến, sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế biển bền vững.

Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững và thịnh vượng, với nền kinh tế biển đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế quốc gia Đất nước sẽ hướng tới việc xây dựng một nền công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời chủ động và có trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực liên quan đến biển và đại dương.

Mục tiêu quản lý và bảo vệ biển, đảo thể hiện đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với quy luật “dựng nước phải đi đôi với giữ nước” Điều này nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh, và xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Do đó, việc giải quyết các vấn đề liên quan là vô cùng cần thiết.

1.1.1 Giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia trên biển

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á, nơi có sự phát triển năng động Tuy nhiên, khu vực này vẫn đối mặt với những yếu tố gây mất ổn định, trong đó vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông vẫn chưa được giải quyết.

Trong bối cảnh hiện tại, việc giải quyết mối quan hệ song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia và dân tộc Đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi sự tập trung trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

Bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ là nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, phản ánh tôn trọng chủ quyền quốc gia và khát vọng hòa bình toàn cầu Nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm biên giới, hải đảo, vùng trời, vùng biển và đất liền Chúng tôi không cho phép kẻ thù xâm phạm từng tấc đất thiêng liêng và lợi ích quốc gia Việc bảo vệ ổn định chính trị và môi trường hòa bình là điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời tạo sự đồng thuận trong nhân dân để thực hiện thành công công cuộc đổi mới và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

49 biển thể hiện tinh thần tôn trọng độc lập và chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau Hợp tác giữa các bên phải mang lại lợi ích chung, đồng thời kết hợp sức mạnh nội lực với việc tận dụng tiềm năng của thời đại.

1.1.2 Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định lâu dài là lợi ích cao nhất

Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ quốc tế Quốc gia này sẵn sàng là bạn bè, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển Điều này giúp Việt Nam vượt qua tình trạng bị bao vây, cấm vận, đồng thời tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, tận dụng những điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việt Nam cam kết bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, đồng thời duy trì môi trường hòa bình và ổn định để phát triển bền vững Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nỗ lực đảm bảo lợi ích tối cao của quốc gia dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển Độc lập tự chủ cho phép Việt Nam tự quyết định các vấn đề liên quan đến chính sách và hoạt động đối nội, đối ngoại, phù hợp với lợi ích quốc gia Đa phương hóa và đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại giúp Việt Nam duy trì quan hệ với nhiều đối tác, đồng thời vẫn ưu tiên cho các đối tác truyền thống và chiến lược, sử dụng nhiều hình thức quan hệ để đạt được mục tiêu phát triển.

1.2 Nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biển, đảo

Quản lý chặt chẽ và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cùng lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển là nhiệm vụ quan trọng Điều này bao gồm việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên biển và ven biển, bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm Đồng thời, cần phòng, chống và khắc phục thiên tai, thực hiện tìm kiếm - cứu nạn, và ngăn ngừa xung đột do tranh giành lợi ích trong khai thác biển.

Trong những năm qua, công tác bảo vệ an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên biển, đảo và vùng ven biển đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào ổn định chính trị - xã hội và thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều sơ hở cần khắc phục, như việc bảo vệ trật tự an ninh trên biển chưa đáp ứng yêu cầu mới do chủ quyền và quyền tài phán mở rộng; các hoạt động khai thác biển gia tăng; nạn buôn lậu, cướp biển và đánh bắt cá bất hợp pháp vẫn diễn ra; tranh chấp ngư trường chưa được xử lý kịp thời; và nguy cơ ô nhiễm biển cùng với sự phá hoại môi trường sinh thái đang ngày càng gia tăng.

Trong những năm tới, tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự trên biển và vùng ven biển Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới, cần tăng cường khả năng bảo vệ an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên biển, đảo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng, an ninh, bao gồm xây dựng các khu kinh tế biển và hỗ trợ ngư dân trong việc đánh bắt xa bờ, nhằm tăng cường khả năng kiểm soát và bảo vệ vùng biển.

An ninh, trật tự và an toàn xã hội là nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại và hoạt động của con người, đặc biệt là ở môi trường biển và đảo, nơi có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và sự giao lưu quốc tế cao Tình hình an ninh trên biển rất phức tạp, đòi hỏi sự bảo vệ không chỉ từ nội địa mà còn từ ngoại giao, thể hiện năng lực chủ quyền của quốc gia Biển cũng là nơi dễ dàng xâm nhập của các luồng văn hóa độc hại, do đó việc bảo vệ an ninh trên biển liên quan chặt chẽ đến việc bảo vệ văn hóa Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa với củng cố an ninh quốc phòng tại các vùng chiến lược Nội dung chủ yếu của bảo vệ an ninh trên biển bao gồm bảo vệ an ninh quốc gia, ngăn chặn xâm nhập trái phép, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân, đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, và xử lý các xung đột trong khai thác biển.

Trong những năm qua, công tác bảo vệ an ninh và trật tự trên biển, đảo và vùng ven biển đã đạt nhiều thành tích quan trọng, góp phần ổn định chính trị - xã hội và thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sơ hở cần khắc phục, như việc bảo vệ trật tự an ninh chưa đáp ứng yêu cầu mới do mở rộng chủ quyền và quyền tài phán trên biển Các hoạt động thăm dò, khai thác biển gia tăng, cùng với nạn buôn lậu, cướp biển, và đánh bắt cá bất hợp pháp vẫn diễn ra, trong khi tranh chấp ngư trường giữa tàu cá trong nước và nước ngoài chưa được xử lý kịp thời Nguy cơ ô nhiễm biển và sự phá hoại môi trường sinh thái đang gia tăng, đòi hỏi sự chú ý và hành động khẩn cấp.

Ngày đăng: 17/12/2023, 14:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w