Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 78 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
78
Dung lượng
326,5 KB
Nội dung
Lời giới thiệu Thế giới đang chứng kiến một cuộc cách mạng khoa học công nghệ mạnh mẽ sâu sắc, làm thay đổi hình thức và nội dung mọi hoạt động kinh tế văn hoá và xã hội của loài người. Từ văn minh công nghiệp hiện nay, một số nước phát triển đã bắt đầu chuyển sang văn minh thông tin. Các quốc gia đang phát triển cũng tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ viễnthám nhằm tạo cơ hội đi tắt đón đầu, phát huy lợi thế cạnh tranh, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và chủ động hội nhập. Cùng với những thành tựu trong nghiên cứu vũ trụ và phát triển công nghệ thông tin, công nghệ viễnthám hiện đại đã hình thành và phát triển, đem lại hiệu quả cao cho nhiều hoạt động kinh tế xã hội quan trọng như: điều tra cơ bản, khai thác và quản lý tài nguyên, giám sát và bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, tổ chức và quản lý lãnh thổ cũng như an ninh, quốc phòng. Nhờ đó công nghệ viễnthám có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển lâu bền của mọi quốc gia. Ở nước ta, viễnthám bắt đầu được ứng dụng từ những năm 1980, đã đem lại những kết quả đáng khích lệ và khẳng định tính ưu việt của công nghệ viễnthámvề mọi mặt. Song công nghệ viễnthám ở nước ta phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Tình hình đó đòi hỏi đánh giá thực trạng và đề suất định hướng phát triển công nghệ viễnthám trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội. 1 Mục lục L i gi i thi uờ ớ ệ 1 M c l cụ ụ 2 Ch ng 1: Khái ni m v vi n thám.ươ ệ ề ễ 4 1.1.Vi n thám l gì?ễ à 4 1.1.1 Các c ch t ng tác:ơ ế ươ 6 1.1.2 Nh ng nh h ng c a khí quy n.ữ ả ưở ủ ể 7 1.2. Các h th ng vi n thám.ệ ố ễ 8 1.2.1. H th ng khung hay h th ng to n c nh( Framming system)ệ ố ệ ố à ả 8 1.2.2. H th ng quét. (Scanning system)ệ ố 8 1.2.3. Các h th ng a ph .ệ ố đ ổ 9 Ch ng 2 : ý ngh a c a vi n thám trong các ng nh kinh t ươ ĩ ủ ễ à ế qu c dânố 10 2.1 Nh ng u i m c a t li u vi n thám ữ ư đ ể ủ ư ệ ễ 10 2.2. Ý ngh a th c ti n:ĩ ự ễ 11 Ch ng 3: Tình hình phát tri n công ngh vi n thám ươ ể ệ ễ ở 14 Vi t Nam.ệ 14 3.1. Th c tr ng ng d ng công ngh vi n thám Vi t Nam. ự ạ ứ ụ ệ ễ ở ệ 14 3.2. Các nhu c u ng d ng c a công ngh vi n thám Vi t Nam.ầ ứ ụ ủ ệ ễ ở ệ 17 3.2.1 ng d ng công ngh vi n thám trong công tác khí t ng v i u tra, Ứ ụ ệ ễ ượ à đ ề kh o sát t i nguyên:ả à 18 3.2.2. ng d ng công ngh vi n thám trong b o v môi tr ng, phòng ch ng Ứ ụ ệ ễ ả ệ ườ ố thiên tai 19 3.2.3. ng d ng công ngh vi n thám ph c v các ch ng trình phát tri n Ứ ụ ệ ế để ụ ụ ươ ể kinh t xã h i.ế ộ 19 3.2.4 ng d ng công ngh vi n thám trong i u tra nghiên c u bi n:Ứ ụ ệ ễ đ ề ứ ể 20 3.2.5 ng d ng công ngh vi n thám ph c v các nhi m v an ninh qu c Ứ ụ ệ ễ ụ ụ ệ ụ ố phòng 20 3.3.Nh ng thu n l i v khó kh n.ữ ậ ợ à ă 20 Ch ng 4: Các lo i v tinh vi n thám.ươ ạ ệ ễ 23 4.1 Ch ng trình Meteosatươ 23 4.2 Ch ng trình Metor:ươ 23 4.3 Các v tinh Rada ERS - 1 v ERS - 2 (c a Châu u)ệ à ủ Â 23 4.4 V tinh quan tr c b ng Radar ENVISATệ ắ ằ 26 Ch ng 5: V tinh quang h c SPOT.ươ ệ ọ 28 5.1 V n qu oấ đề ỹ đạ 28 5.2 H th ng quan sátệ ố 30 5.3.Khung v tinh a nhi m v v các ph ng ti n nghiên c u khoa h cệ đ ệ ụ à ươ ệ ứ ọ 31 5.4 Các thi t b khoa h c t trên Spot 4. ế ị ọ đặ 37 Ch ng 6: V tinh RADARSAT.ươ ệ 40 6.1 T ng quan v V tinh RADARSATổ ề ệ 40 2 6.2 T i sao l a ch n RADARSAT?ạ ự ọ 43 6.3 Các lo i radarạ 43 6.4 H th ng t i h u Ých c a RADARSAT ệ ố ả ữ ủ 47 6.5 Nh ng th nh viêntham gia ch ng trình RADARSAT.ữ à ươ 50 Ch ng 7: Tr m thu nh v tinh.ươ ạ ả ệ 52 7.1 B i c nh Vi t nam hi n nay v s c n thi t u t xây d ng tr m thu ố ả ệ ệ à ự ầ ế đầ ư ự ạ nh: ả 52 7.2 Mô t k thu t v ch c n ng c a h th ng tr m thu: ả ỹ ậ à ứ ă ủ ệ ố ạ 53 7.2.1 Tr m thu nh n nh a v tinhạ ậ ả đ ệ 53 7.2.2 Trung tâm ng d ngứ ụ 54 7.3 Mô t các h th ng.ả ệ ố 55 7.3.1 H th ng thu nh n v antenệ ố ậ à 55 7.3.2 Trung tâm áp d ng:ụ 57 Ch ng 8: V tinh nh dùng trong vi n thámươ ệ ỏ ễ 58 8.1 Xu th các h quan tr c m t t.ế ệ ắ ặ đấ 58 8.1.1 Ti n v các v tinh nhá.ế ề ệ 58 8.1.2 M r ng phân gi i v d i ph .ở ộ độ ả à ả ổ 65 8.2 Các tên l a phóng nh ã cóử ỏ đ 65 Ch ng 9: v tinh vi n thám th ng m i dùng trong m c ươ ệ ễ ươ ạ ụ đích an ninh qu c phòngố 69 9.1. Ý ngh a c a v tinh vi n thám trong qu c phòng:ĩ ủ ệ ễ ố 69 9.2 Ngu trang v nghi trang:ỵ à 74 K T LU Nế ậ 77 T i li u tham kh o.à ệ ả 78 3 Chương 1: Khái niệm vềviễn thám. 1.1.Viễn thám là gì? Năm 1969, lần đầu tiên khi loài người có cơ hội quan sát trái đất ở khoảng cách rất xa- từ mặt trăng, người ta đã ngay lập tức bị bất ngờ trước vẻ đẹp của nó và trên hết con người nhận ra bản chất trái đất không phải là nguồn tài nguyên bất tận. Đầu thập kỉ 70, sự kiện NASA phóng lên vũ trụ một loạt vệ tinh Landsat và lần đầu tiên con người thu được hình ảnh trái đất từ vệ tinh truyền về đã đánh dấu sự ra đời của ngành khoa học viễnthám . Vậy viễnthám là gì? Về nghĩa Hán Việt, viễnthám được định nghĩa là sự thu thập và phân tích thông tin về đối tượng mà không có sự tiếp xúc trực tiếp đến vật thể. Ở phương diện thuật ngữ khoa học,viễn thám là phương pháp sử dụng bức xạ điện từ - cụ thể là 3 loại: ánh sáng, nhiệt, sóng cực ngắn - nh một phương tiện để điều tra và đo đạc những đặc tính của đối tượng. Hay có thể nói :Viễn thám là tập hợp những tri thức và kỹ thuật dùng để xác định các đặc trưng bề mặt và bầu khí quyển của quả đất hay một hành tinh khác nhờ những phép đo thực hiện bằng một vệ tinh ở cách đối tượng khảo sát một khoảng cách thích hợp (Theo Dictionaire de L'espace - LaRousse). Khi các kỹ thuật được sử dụng dùng sự tương tác giữa bức xạ điện từ với vật chất thì người ta gọi đó là viễnthám điện từ. Có 3 loại viễnthám điện từ được sử dụng nhiều nhất là: trong lĩnh vực ánh sáng nhìn thấy; trong hồng ngoại gần (nhờ phân tích ánh sáng mặt trời mà đối tượng phản xạ lại), trong hồng ngoại trung bình (nhờ phân tích bức xạ nhiệt mà đối tượng phát ra); trong phạm vi siêu cao tần (nhờ phân tích bức xạ điện từ mà đối tượng phản xạ lại khi ta dùng một nguồn bức xạ siêu cao tần chiếu rọi vào). Phương thức mà một điểm trên bề mặt Trái đất bức xạ ra sóng điện từ của nó (trong phạm vi hồng ngoại) hay phản xạ lại những tia sáng mặt trời (phạm vi ánh sáng nhìn thấy được) hoặc phản xạ viba do các rada chiếu xạ đều phụ thuộc vào những đặc tính riêng của bề mặt trái đất tại điểm đó: nhiệt độ, độ Èm, tồn tại hoặc không tồn tại thảm thực vật, đặc tính của thảm thực vật, đặc tính của chất đá hoặc đất của vùng bị chiếu rọi. 4 Phép viễnthám là thực hiện việc thu từ xa và ghi lại những bức xạ điện từ do điểm trên mặt đất bức xạ hoặc phản xạ tới rồi từ đó suy ra một số đặc tính của điểm được khảo sát. Viễnthám có thể thực hiện bằng khí cầu, máy bay hoặc vệ tinh. Nếu dùng vệ tinh thì có thể quan sát nhanh những diện tích rất rộng trên mặt đất và do Hoa Kì thực hiện đầu tiên bằng các vệ tinh Landsat mà cái đầu tiên được phóng lên năm 1972. Tiếp theo Landsat là các hệ khác nh SPOT của Pháp, ERS của Châu Âu, MOS của Nhật và RADARSAT của Canada. Các vệ tinh viễnthám thường bay ở độ cao 900 km theo một quỹ đạo địa cực nghiêng khoảng 98 0 so với xích đạo. Quỹ đạo này là một quỹ đạo đồng bộ mặt trời. Các vệ tinh đồng bộ mặt trời bay qua các điểm ở trên cùng một vĩ độ vào cùng giờ địa phương. Điều đó rất thuật lợi cho việc chụp ảnh mặt đất. Thực tế trong lịch sử, chụp ảnh máy bay là dạng đầu tiên của viễnthám và nó đã tồn tại nh một phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Từ năm 1960, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật mới cho phép thu được các hình ảnh ở các dải sóng khác nhau bao gồm cả dải sóng hồng ngoại và sóng cực ngắn. Cùng với sự phát triển và sử dụng các loại tàu vũ trụ có người điều khiển và vệ tinh không có ngươì điều khiển đã cung cấp khá năng thu được hình ảnh của trái đất từ trên quĩ đạo. Từ đó, vệ tinh đã nhanh chóng trở thành phương tiện quan trắc mặt đất ưu việt nhất với những ưu thế: • Vệ tinh ở vị trí cao nên vùng quan sát rất rộng. • Vệ tinh có thể bay trên không phận của toàn hành tinh trong nhiều năm (15 năm đối với vệ tinh địa tĩnh và 3 - 5 năm với vệ tinh quỹ đạo thấp ). • Vệ tinh có thể quan sát lặp đi lặp lại một địa điểm trong những điều kiện hầu nh giống nhau để theo dõi sự tiến triển của các hiện tượng nh mùa màng của cây trồng trong nông nghiệp, khí tượng • Tốc độ di chuyển của vệ tinh lớn (27000 km/h với vệ tinh quỹ đạo thấp) vệ tinh Spot chỉ cần 100 phót bay hết 1 vòng quanh Trái đất. • Vệ tinh không biết đến biên giới các nước, trong vũ trụ, nơi nào trên mặt đất chúng cũng nhìn thấy được. 5 Vì những lý do trên, trong phạm vi đề tài chúng ta chỉ luận bàn đôi nét về nội dung "Công nghệ viễnthám bằng vệ tinh nhân tạo", trong bối cảnh thực tại và xu hướng phát triển của Việt nam hiện nay. 1.1.1 Các cơ chế tương tác: Sóng điện từ tác động vào vật chất nh vật rắn, vật lỏng hay khí thì gọi là bức xạ đột ngột. Sự tương tác với vật chất có thể thay đổi phụ thuộc vào các tính chất của bức xạ tới nh: mật độ, hướng, bước sóng, sự phân cực và pha. Khoa học viễnthám đo đạc và ghi lại những thay đổi đó được những hình ảnh và tư liệu cho các nhà khoa học phân tích. Kết quả là phân biệt các tính chất của vật thể tạo ra những sự thay đổi đó. Có 5 kiểu tương tác: - Được truyền qua: truyền qua các môi trường vật chất có mật độ khác nhau gây ra sự biến đổi về tốc độ của bức xạ điện tử. - Bị hấp thụ: năng lượng tới bị hấp thụ hoàn toàn làm nóng vật chất - Bị phát xạ bởi vật chất. - Bị tán xạ: sóng điện từ bị tán xạ bởi những phần tử và các hạt thành phần trong khí quyển, hay do độ gồ ghề của địa hình. Tán xạ là sự đi lệch theo mọi hướng của tia sáng sau khi tới bề mặt của vật chất. Phản xạ sinh ra do bề mặt vật chất là nhẵn so với bước sóng tới. Sự phát xạ, tán xạ và phản xạ được gọi là những hiện tượng bề mặt bởi vì những ảnh hưởng tương tác này được xác định trước hết bởi chính bề mặt vật chất cũng như màu sắc và độ nhám của vật chất đó. Sự truyền qua và hấp thụ được xác định bởi những tính chất bên trong của vật chất như mật độ và tính dẫn nên được gọi là những hiện tượng bên trong. Một tổ hợp nhất định của các hiện tượng bề mặt và bên trong của vật chất nào đó đều phụ thuộc cả vào bước sóng của bức xạ điện từ lẫn đặc tính riêng của vật chất đó. Sự tương tác giữa vật chất và năng lượng được ghi lại trong các hình ảnh viễn thám, từ đó có thể phân tích được đặc điểm của vật chất. 6 1.1.2 Những ảnh hưởng của khí quyển. Mắt chóng ta thường cho rằng khí quyển thực sự trong suốt đối với ánh sáng và chúng ta thường cảm giác rằng nó có thể cho đi qua toàn bộ năng lượng điện từ. Trên thực tế khí quyển hấp thụ năng lượng điện từ ở những khoảng bước sóng đặc biệt gọi là các band hấp thụ. Chẳng hạn, ở các bước sóng ngắn hơn 0,3µm thì hoàn toàn bị hấp tụ bởi tầng 03 ở tầng khí quyển bên trên, sự hấp thụ này là bản chất cho phép sự sống trên trái đất bởi sự chiếu sáng lâu với năng lượng mạnh của các bước sóng này sẽ phá huỷcác vật chất sống. Hay các loại mây với các hạt nước có kích thước của hạt không khí sẽ hấp thụ hoặc làm tán xạ bức xạ điện từ ở các bước sóng nhỏ hơn, vào khoảng 0,3cm . Chỉ có bức xạ của các sóng cực ngắn và sóng dài hơn mới có khả năng truyền qua mây mà không hề bị tán xạ, phản xạ hay hấp thụ. Sau đây ta sẽ cụ thể bằng bảng các dải phổ điện từ và đặc điểm của chúng. Dải phổ Bước sóng Đặc điểm Tia Gamma <0,03mm Bức xạ tới thường bị hấp thụ toàn bộ bởi tầng khí quyển phía trên và không có khả năng dùng trong viễn thám. Vùng tia X 0,03-3,0 mm Hoàn toàn bị hấp thụ bởi khí quyển phía trên và không được sử dụng trong viễn thám. Vùng tia cực tím 0,03- 0,4µm Các bước sóng tới nhỏ hơn 0,3µm thì hoàn toàn bị hấp thụ bởi tầng ôzôn trong tầng khí quyển bên trên. Vùng tia cực tím chụp ảnh 0,3- 0,4µm Truyền qua khí quyển, ghi nhận được vào phim và các Photodetector( con mắt điện tử) nhưng bị tán xạ mạnh trong khí quyển. Vùng nhìn thấy 0,4- 0,7µm Tạo ảnh với phim và Photodetector, có cực đại ở phản xạ ở 0,5µm Vùng hồng ngoại phản xạ 0,7- 3µm Phản xạ lại bức xạ mặt trời, không có thông tin về tính chất của đối tượng. Band từ 0,7-0,9µm được nghiên cứu với phim và được gọi là band ảnh hồng ngoại. 7 Vùng hồng ngoại nhiệt (Hình) 3-5µm 8- 14µm Các cửa sổ khí quyển chính ở vùng nhiệt ghi thành ảnh ở các bước sóng này yêu cầu phải có các máy quét cơ quang học và hệ thống máy thu đặc biệt gọi là Vidicon, không phải là film Vùng cực ngắn 0,1÷30cm Các bước sóng này dài hơn có thể xuyên qua mây, sương mù và mưa. Các hình ảnh có thể dược ghi lại trong dạng chủ động hay thụ động. Vùng Radar 0,1- 30cm Dạng chủ dộng của viễnthám sóng cực ngắn. Hình ảnh được ghi lại ở các band sóng khác nhau. Vùng Radio > 30cm Đạt bước sóng dài nhất của quang phổ điện từ. Một vài sóng radar dược phân ra với bước sỏng rất dài dược sử dụng trong vùng sóng này. 1.2. Các hệ thống viễn thám. 1.2.1. Hệ thống khung hay hệ thống toàn cảnh( Framming system) Hệ thống khung thu nhận tức thời hình ảnh của một vùng hay tạo một "khung" lên địa hình. Máy chụp ảnh và các ống thu ảnh vidicon là những ví dụ thông dụng của các hệ thống nh vậy. 1.2.2. Hệ thống quét. (Scanning system) Các hệ thống quét sử dụng các tế bào quang điện với trường nhìn hẹp mà trường nhìn này được quét dọc địa hình để tạo ra hình ảnh khi các phần của năng lưọng điện từ phát ra hoặc phả xạ từ địa hình đột ngột gặp các detector và các tín hiệu điện từ được xuất hiện với sự khác nhau về tỷ lệ với số lượng các phôtôn. Các tín hiệu điện từ được khuếch đại và ghi lại trên băng từ, sau đó ghi lại hình ảnh. Tất cả các hệ thống quét theo trường nhìn của dectector dọc theo địa hình với các đường song song. Có 4 kiểu quét phổ biến là quét dọc, quét ngang, quét vòng cung và quét bên. 8 1.2.3. Các hệ thống đa phổ. Các hệ thống khung và quét vừa mô tả trên nhằm ghi hình ảnh ở một băng phổ đơn điệu. Đói với nhiều ứng dụng của viễn thám, cần thiết phải ghi lại các hình ảnh với các ảnh đa phổ được thu ở nhiều band phổ. Các ảnh đa phổ có thể đuợc ghi nhận với nhiều phương diện khác nhau. Chẳng hạn, Với máy chụp ảnh đa phổ có 4 ống kính, 4 cửa đóng mở và cung cấp 4 ảnh của cùng một khu vực trên 4 phim khác nhau tách biệt. Bất kỳ 3 phim dương bản trắng đen trắng nào của máy chụp đa phổ cũng có thể ghi lại, chiếu thành các màu cộng cơ bản ban đầu để tạo nên ảnh mầu tổng hợp. Hệ thống vệ tinh Landsat với máy quét đa phổ dẫ ghi lại hình ảnh ở 7 band: 3 band nhìn thấy, 3 band hồng ngoại phản xạ và 1 band hồng ngoại nhiệt. Hay vệ tinh viễnthám Spot sử dụng hệ thống quét dọc đa phổ độ phân giải cao. 9 Chương 2 : ý nghĩa của viễnthám trong các ngành kinh tế quốc dân 2.1 Những ưu điểm của tư liệu viễnthám Tư liệu viễnthám là nguồn thông tin rất quan trọng cho nhiều lĩnh vực như bản đồ, điều tra và quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát và bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, quy hoạch phát triển, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Vai trò quan trọng và ý nghĩa đa ngành đó của tư liệu viễnthám được xác định nhờ các tính ưu việt sau: Tư liệu viễnthám phong phú thông tin, phản ánh một cách chính xác sự phân bố và trạng thái của các đối tượng trên mặt đất, mặt nước cũng như các mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các đối tượng và các hoạt động nhân tác. Tư liệu viễnthám có thể thu nhận bằng nhiều kỹ thuật khác nhau nên có thể cung cấp được nhiều loại thông tin quan trọng thuộc nhiều lĩnh vực. Kỹ thuật viễnthám cho phép thu được thông tin nhanh cùng lúc trên những vùng rộng lớn đến phạm vi cả nước, khu vực, kể cả những vùng con người khó đến được và đảm bảo thời gian thực. Kỹ thuật viễnthám cho phép thu nhận thông tin lập lại theo các chu kỳ khác nhau (hàng ngày, 5-26 ngày, mùa, năm ) nhờ đó sử dụng tư liệu viễnthám có thể theo dõi sự biến động của nhiều đối tượng một cách liên tục. Sự phát triển các vệ tinh viễnthám thương mại công khai cho phép thu nhận được tư liệu ảnh với độ phân giải trung bình (30-20m), cao (10-3m) và siêu cao (2-1m); ảnh vệ tinh siêu phủ chụp một lúc 200 kênh. Nhờ đó có thể tiến hành khảo sát, nghiên cứu thông tin đồng thời ở những mức độ khác nhau, khái quát đến chi tiết. ưu việt của ảnh viễnthám Radar: Những năm gần đây, một số nước đã phát triển ảnh vệ tinh Rada cho phép chụp ảnh trong điều kiện trời đầy mây hoặc mưa bão. Điều này rất cần cho nước ta ở vùng nhiệt đới gió mùa, số ngày quang mây rất Ýt, thiên tai hay xảy ra vào mùa mưa bão. Sử dụng tư liệu viễnthám cho phép giảm nhiều các công tác điều tra, khảo sát tại thực địa, cũng có nghĩa là tiết kiệm chi phí. Nhờ đó, viễnthám không chỉ đem lại hiệu quả về khoa học công nghệ, mà còn đem lại hiệu quả về kinh tế. 10 [...]... ngành như: Tổng cục địa chính có Trung tâm viễnthám ;trong trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia có một số đơn vị nghiên cứu và ứng dụng công nghệ viễnthám Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trung tâm viễn thám, Bộ Công nghiệp có Đoàn viễnthám địa chất • Việt nam đã tham gia hoạt động trong các tổ chức khai thác ứng dụng vũ trụ (chủ yếu là viễnthám ) của Liên hợp quốc nh ESCAP,UNDP,FAO,... đảm bảo cho công nghệ viễnthám đem lại hiệu quả cao trong điều kiện cụ thể của nước ta Để phát triển công nghệ mới, công tác đào tạo có vị trí quan trọng,nhưng ở Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo chuyên về viễn thám Vì vậy cán bộ viễnthám chủ chốt của các ngành hầu như đều được đào tạo ở nước ngoài và đã hình thành một đội ngũ cán bộ có khả năng phát triển ứng dụng công nghệ viễnthám trong nhiều lĩnh... là nhu cầu rất cấp bách Viễnthám là công cụ rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu này Trên đây là các nhu cầu cấp bách về ứng dụng và phát triển công nghệ viễnthám giai đoạn sắp tới ở Việt nam Nếu các nhu cầu này được đáp ứng thì công nghệ viễnthám của Việt nam sẽ góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ đất nước, đồng thời tạo ra tiền đề để viễnthám Việt nam vươn tới trình... đô thị Hiệu quả ứng dụng công nghệ viễnthámvề khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội rất lớn và thường không tính được bằng tiền Trong các lĩnh vực viễnthám hiện nay, công nghệ chiếm số ưu thế và các thông tin viễnthám được sử dụng kết hợp chặt chẽ với hệ thông tin địa lí( GIS) và hệ định vị bằng vệ tinh (GPS) đã đem lại hiệu quả cao và làm cho công nghệ viễnthám càng thực sự đóng vai trò quan... ngành Vì vậy, công nghệ viễnthám của nước ta chưa đóng góp được thiết thực cho các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, cũng như các nhiệm vụ an ninh quốc phòng Hơn nữa còn một số lĩnh vực quan trọng công nghệ viễnthám chưa được đưa vào ứng dụng •Tuy đã hình thành đội ngũ cán bộ viễnthám nhưng còn thiếu chuyên gia giỏi đầu ngành Số cán bộ có khả năng phát triển công nghệ viễnthám còn Ýt, trình độ... chung và công nghệ viễnthám nói riêng trên thế giới đã có sự phát triển rất nhanh và đã đem lại những lợi Ých cực kỳ to lớn cho loài người Phát triển công nghệ viễnthám là đảm bảo hỗ trợ, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghệ hoá, hiện đại hoá đất nước 13 Chương 3: Tình hình phát triển công nghệ viễnthám ở Việt Nam 3.1 Thực trạng ứng dụng công nghệ viễnthám ở Việt Nam... 20 năm tiếp cận và ứng dụng công nghệ viễnthám ở nước ta đã hình thành tiềm lực để tiếp thu và ứng dụng công nghệ viễnthám vào thực tiễn nhiều lĩnh vực, đồng thời đã tạo ra tiền đề để phát triển công nghệ viễnthám ở trình độ cao hơn với qui mô lớn hơn và trên nhiều lĩnh vực hơn Cụ thể là: • Các ngành đã nhanh chóng tiêp cận và triển khai ứng dụng tư liệu viễnthám vào nhiều lĩnh vực, góp phần vào... có Mặt khác việc sử dụng kết hợp công nghệ viễnthám với GIS và GPS còn chưa đạt được hiệu quả cao Đến nay ở Việt Nam không có trung tâm viễnthám quốc gia nhưng đã hình thành 20 trung tâm, phòng viễnthám thuộc nhiều ngành Trong số đó có một số đơn vị đã định hình hướng hoạt động chuyên sâu và có chức năng nhiệm vụ đặc thù cho ngành mình Số đơn vị viễnthám còn lại có một số chức năng nhiệm vụ trùng... triển hướng này • Về tổ chức, tuy đã hình thành mạng lưới các cơ sở viễnthám nhưng chưa hình thành được hệ thống viễnthám hoàn chỉnh, phối hợp chặt chẽ với nhau để phát huy đồng bộ sức mạnh của hệ thống.Bức tranh chung là rất phân tán và không đồng bộ cả về trang bị và thực hiện nhiệm vụ nên kém hiệu quả và còn lãng phí • Với những thuân lợi rất cơ bản về nguồn nhân lực và tiền đề về cơ sở vật chất... nguồn nhân lực và tiền đề về cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có trong lĩnh vực viễnthám của nước ta Dự án thiết lập trạm thu và xử lí ảnh viễnthám dân dụng và khai thác tư liệu đó phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội sẽ là một dự án có tính khả thi và đúng lúc 22 Chương 4: Các loại vệ tinh viễnthám Như đã đề cập, các vệ tinh viễnthám làm việc trong những dải tần từ ánh sáng nhìn thấy được đến hồng ngoại . vệ tinh truyền về đã đánh dấu sự ra đời của ngành khoa học viễn thám . Vậy viễn thám là gì? Về nghĩa Hán Việt, viễn thám được định nghĩa là sự thu thập và phân tích thông tin về đối tượng mà. tinh viễn thám Spot sử dụng hệ thống quét dọc đa phổ độ phân giải cao. 9 Chương 2 : ý nghĩa của viễn thám trong các ngành kinh tế quốc dân 2.1 Những ưu điểm của tư liệu viễn thám Tư liệu viễn thám. nghệ viễn thám về khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội rất lớn và thường không tính được bằng tiền. Trong các lĩnh vực viễn thám hiện nay, công nghệ chiếm số ưu thế và các thông tin viễn thám