1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn quản lý tài sản trí việt,khoá luận tốt nghiệp

81 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 39,58 MB

Nội dung

Trang 1

NEN ANG SEA RUGS ol hae Go ape

oe a ae ` bàn? ` ur Sie ie ` Ae x "` 7m ẽố te

Cee 9 Pe OA Bis NANG CAL PUAN OU Gh Pe OO POAN VAP OAS

QUA LÝ 11 (W8 VIỆT

bu wộ tu định viên ! NỘI YẾP/ FU THANH [HIEN

ae A Ee

Gane oe

Has, aaa

iG ORY We a Tes

did NOI, Gate 25 Ban, 2008

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOC VIÊN NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

ĐÈ TÀI:

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG

CẠNH TRANH CỦA CƠNG TY CỎ PHẢN TẬP

ĐỒN QUÁN:LÝ:TÀISẲN TRÍ VIỆT

TRUNG TAM THÔNG TIN - THƯ VIÊN

Số: ÚC .B.4.É

Họ và tên sinh viên : NGUYÊN THỊ THANH HIEN

Lớp : KI7- TCH

Khóa : 2014 - 2018

Khoa : TÀI CHÍNH

GVHD : PGS.TS KIỀU HỮU THIỆN

Trang 3

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân em Các số liệu sử dụng trong phân tích khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, đã được cơng bó theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là do em tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tế

Người viêt

Nguyễn Thị Thanh Hiền

Trang 4

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn của mình tới tất cả các thầy cô giảng dạy tại Học viện Ngân hàng đã cung cấp cho em những kiến thức bồ ích và thiết thực trong bốn năm học qua Và đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Kiều Hữu Thiện, giảng viên hướng dẫn đã tận tâm chỉ bảo, định hướng để em có

thể hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp!

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn của mình tới tồn bộ nhân viên Công ty Cổ phần Tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập làm việc và cung cấp số liệu cho bài khóa luận này!

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2017 Người viết

Nguyễn Thị Thanh Hiền

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦUU < G G sE sE s8 Sẻ Sẻ SE E88 S9 S8 983 ESEs E8 3 8S EeSeEeSeSeSescsesesesee 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐÈ CƠ BẢN VẺ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG

CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP - 22-2 52s ©ssesscszee 3

I.I Những vấn đề chung về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 3

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh - - 3

la 100cc 60010 cố cố cố 8 1.2 Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - 10

1.2.1 _ Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh . - 10

1.2.2 _ Tiêu chí đánh giá việc nâng cao khả năng cạnh tranh 13

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao khả năng cạnh tranh 17

1.3 Vai trò của giải pháp đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh 24

1.3.1 Vai trò của giải pháp từ cơ chế chính sách của nhà nước 24

1.3.2 Vai trò của giải pháp từ bản thân doanh nghiệp - 28

KÉT LUẬN CHƯNG - 2-22 2£ 22 ©S<£EE£++zEEteEEsErseEsserserrserssrree 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG GIẢI PHÁP NHÀM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CUA CÔNG TY CO PHAN TAP DOAN QUAN LY TAI SAN TRI VIET cscssssesssssssssessessssssssessessssssesesssacsucssceesesseess 31 2.1 Khái quát về công ty cổ phần tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt 31

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phan tap đoàn quản lý tài sản Trí VIỆ G5 c1 23211121112 1111118118111 11x rrree 31 2.1.2 Đặc điểm tô chức bộ máy quản lý của công ty cô phần tập đoàn quản lý tài sản Tri VIỆT .-. - c5 211232111111 1111 111 1111811118 1 ng ng re 32 2.1.3 Các sản phẩm của công ty cô phần tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt 37 2.2 Thực trạng việc sử dụng giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cỗ phần tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt 37

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty c5s¿ 37

2.2.3 Năng lực kinh doanh của công ty . -.ccc-cssSsseeeeeesee 45 2.2.4 Năng lực quản trị điều hành . -2- ¿s2 ©22+x+£x+zxsrxerxerxrred 49 2.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - 2225252 50 2.2.6 _ Nâng cao trình độ công nghỆ 52-555 S55 S3 ++sssseeseeesse 53

Trang 6

Khóa luân tốt nghiép

2.3 Đánh giá việc sử dụng giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cô phần tap doan quản lý tài sản Trí Việt 53

2.3.1 Két QUA Cat QUO a itcesauceaecorereeuqstdescessoeseacstntnescassactean nessoseseesy 53 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế - sc+2ssv2Es222s2EEserrse 54

KÉT LUẬN CHƯƠNG 2 ccsscssssssssssssssssssssssssssesseeessesssssseescnnssssssecasessessssn 57

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CO PHAN TAP DOAN QUAN LY TAI SAN TRi

"5171 ẽ merry neve er eet cater eee et eee 58

3.1 Định hướng phát triển của Công ty cỗ phần tập đồn quản lý tài sản Trí Việt trong thời gian toi scsssessessssssscsessscessssessecsesecsessssscsesseseseecess 58 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cỗ phần tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt 2 se se stSeEe SE SE 1E 151 nce 59

3.2.1 Giải pháp nhăm nâng cao năng lực tài chính của cơng ty 59

3.2.2 Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp 60

3.2.3 Nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự 52 SE 63 3.2.4 Đầu tư phát triển thương hiỆu - 2-5 set SESEvEvEccrsrecee 65

3.3 Một số kiến nghị dé thurc hién cdc gidi PHAP cccccccsscsscccssssssssssssssssssees 67

3.3.1 Kiến nghị với cơ quan thuế, hải quan -2 2z222Es22EEeeEse 67 3.3.2 Kiến nghị với NHNN các ngân hàng thương mại, tơ chức tín dụng

68

3.3.3 Kiến nghị với các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức CHUYEN MON 0 sesceessesseecseesessesscsesssssssessssassassaestssessessusssssstessssessessescescesceccec, 69

KET LUAN CHUONG 3 ou ccccscsssssssssssssssssssenecsscsucsusssusssussssssuessuscesscesceescosees 70 '9J000.9 SA 71 TAL LIEU THAM KHAOQ cccccssssssssssssssssccssssssssessssssssssssssesssssuecccssseccccsssccoce 72

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MUC NHUNG CUM TU VIET TAT

STT | Chir viet tắt Dien giai

1 TNDN Thu nhap doanh nghiép

2 LNST Lợi nhuận sau thuế

5 CTCP Công ty cổ phần

4 BCTC Báo cáo tài chính

5 TVC Công ty cô phần tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt

6 VCSH Vốn chủ sở hữu

7 TSCĐ Tài sản cố định

8 HDVV Hợp đồng vay vốn

Trang 8

Học viện Ngân hàng Khóa luân tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BIÊU DO

STT | Biểu đồ Tên Biểu đồ Trang

` Biểu đô doanh thu và lợi nhuận của TVC từ 3

2013 — 2017

2 2.2 Diễn biến VCSH giai đoạn 2013 — 2017 47

Tỷ trọng lượng vốn huy động được từ Hợp

2.3 đồng vay vốn so với tổng lượng vốn vay ngắn 49

Go

han

Lượng vốn huy động được từ HĐVV giai đoạn

4 2.4 50 2014 — 2017 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỎ

STT | Sơ đồ Tên sơ đồ Trang

1 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý TVC 38

Trang 9

Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIÊU

STT| Bảng Tên Bảng Biểu Trang

l 2.1 Ban lãnh đạo công ty 35

2 2.2 Kết quả HĐKD của TVC từ 2013 — 2017 42

Một sô chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của

3 2.3 45

công ty

Tỷ trọng lượng vốn huy động được từ HĐVV

Ạ 24 y trọng lượng y dong auc 49 SO VỚI vOn vay ngan han

- 5 2.3 Các đợt phát hàng trái phiếu của công ty 51

Trang 10

Khóa luận tốt nghiép

LOI MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường tài chính là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam, đang cần thu hút một lượng lớn nguồn vốn phục vụ cho sự phát

triên của nên kinh tê

Theo thời gian, thị trường tài chính ngày càng được hoàn thiện phù hợp

với thực tế phát triển kinh tế đất nước Ngày càng có nhiều hơn những định chế

tài chính ra đời đáp ứng nhu cầu to lớn của người dân cũng như các tổ chức kinh tế Khi nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao, đất nước càng phát triển, nhu cầu đầu tư của người dân cũng theo đó tăng lên nhanh chóng Những sản phẩm, dịch vụ tài chính kèm theo cũng cần phát triển để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu ngày càng tăng cao, đồng thời cũng là cơ hội cho những ngành, những lĩnh vực kinh doanh mới phát triển Với những lợi thế riêng biệt đã tạo nên một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị

trường tài chính

Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt cùng với việc nhận ra tính thực tiễn của vẫn đề nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hội nhập nên em đã quyết định lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là “Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn quản lý tài sản Trí

Việt”

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của khóa luận trước hết là làm rõ những lý luận cơ bản, tông quan nhât vê năng lực cạnh tranh của công ty, trên cơ sở đó tiếp tục đi sâu nghiên cứu, phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tập đoàn quản

Trang 11

lý tài sản Trí Việt và đưa ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Công ty cô phần Tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt phù hợp với định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu e_ Đối tượng nghiên cứu:

- _ Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty cô phân tập đoàn quản lý tài

sản Trí Việt

- _ Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty cổ phần tập đồn quản lý tài sản Trí Việt

e Phạm vi nghiên cứu: Tình hình hoạt động và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cơ phân tập đồn quản lý tài sản Trí Việt trong giai đoạn 2013 — 2017 và định hướng trong thời gian tới

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phuong pháp tư duy: duy vật biện chứng và duy vat lich str

- Phương pháp khảo sát thực tiến, phương pháp thống kê, phương pháp

diễn giải - quy nạp, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối

chiếu so sánh

5 Ket cau cua dé tai

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài khóa luận

gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng sử dụng giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cơ phân tập đồn quản lý tài sản Trí Việt

Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt

Trang 12

Khóa luận tốt nghiép

CHUONG 1: NHUNG VAN DE CO BAN VE KHA NANG CANH TRANH CUA DOANH NGHIEP VA GIAI PHAP NHAM NANG CAO KHA NANG

CANH TRANH CUA DOANH NGHIEP

1.1 Những van đề chung về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh

LILY Khai niém canh tranh

Cạnh tranh là một tính chất, quy luật của cuộc sống và đặc biệt trong kinh

tế xã hội loài người chuyển dân từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái

kinh tế xã hội khác phát triển hơn Trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh không chỉ phụ thuộc vào trình độ phát triển của một nền kinh tế mà nó cịn bị chỉ phối bởi rất nhiều yếu tố khác như các yếu tố cấu trúc thượng tầng mà đặc biệt là chính trị Trong tiến trình phát triển lịch sử đã có rất nhiều quan niệm về cạnh tranh được các học giả của các trường phái kinh tế khác nhau rất quan tâm

Các học giả thuộc trường phái tư sản cô điển cho rằng: “Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một dư vị hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phân xứng đáng so với khả năng của mình”

Có quan niệm cho răng: “Cạnh tranh là sự giành giật đề tồn tại” Điều này hoàn toàn đúng, nhưng quan niệm chỉ nêu lên đặc tính cơ bản của sự cạnh tranh và tính cạnh tranh này chỉ là sự “giành giật” để “tồn tại” do vậy nó chưa nêu lên

đầy đủ mọi khía cạnh, tính chất cạnh tranh đặc biệt là trong kinh tế xã hội hiện

đại ngày nay và do vậy quan điểm này chỉ có thể coi là một quan niệm cuộc sống

khi xã hội chưa phát triển

Trước đây, khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, K.Marx đã đề cập tới vấn đề cạnh tranh của các nhà tư bản: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh dua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện

Trang 13

thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch

Ở đây K.Marx đã đề cập đến cạnh tranh trong một không gian hẹp đó là xã hội

tư bản chủ nghĩa với đặc trưng cơ bản là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Do quan niệm này của K.Marx được xuất phát từ cơ sở là chế độ tư hữu và sự cạnh tranh ở đây là sự đè nén, áp bức, lan at nhau đề tổn tại và có thể nói quan niệm cạnh tranh này được nhìn nhận từ góc độ tiêu cực

Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía

mình”

Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học cho rằng “Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau đề giành khách hàng hoặc thị trường ” Hai tác giả này cho rằng cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition)

Một quan điểm mới mẻ hơn đó /à “Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh

nghiệp, là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị trường hay nguôn lực của các doanh nghiệp Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thú dé họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh” (Michael Porter, 1996)

Ở Việt Nam, đề cập tới vấn đề “cạnh tranh” một số nhà khoa học cho rằng, cạnh tranh là vẫn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dịch vụ, đó là phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể trong nền kinh tế Nói cách khác đi, mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là giành lợi thế để hạ thấp các yếu tố đầu vào của chu trình sản xuất, kinh doanh và nâng giá “đầu ra” sao cho mức chỉ phí là thấp nhất Như vậy, trên

Trang 14

Học viên Ngân hàng Khóa ln tốt nghiệp

quy mơ tồn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bố các nguồn lực một cách tối ưu và do đó trở thành động lực bên trong thúc đây nền kinh tế phát triển Mặt khác, đồng thời với tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là quá trình thúc đây tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp Và từ đó, cạnh tranh cịn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho

các chủ thể kinh doanh thích nghi được với các điều kiện thị trường, dẫn đến quá

trình tập trung hóa trong từng ngành, vùng quốc gia

Các khái niệm trên đều chưa thực sự đầy đủ Ngoài ra mỗi thời kì lịch sử khác nhau thì quan niệm và nhận thức về cạnh tranh là khác nhau về phạm vi

cũng như cấp độ khác nhau

Xét theo hướng tiếp cận của đề tài này, có thể tổng hợp thành khái niệm cạnh tranh như sau:

Cạnh tranh là một quá tình tranh đấu mà trong đó, các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (kể cả nghê thuật lẫn thủ đoạn kinh doanh) để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như: chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nhằm nâng cao vị thế của mình Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế là trong quá trình cạnh tranh tối đa hóa lợi ích: đối với người kinh doanh là lợi nhuận, còn đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng

Vậy bản chất của cạnh tranh trong kinh doanh là phải tạo ra ưu thế trước các đối thủ Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các ưu thế khác nhau, song nhìn chung các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về sản phẩm, giá cả của sản phẩm, về cách thiết lập mạng lưới phân phối, về hoạt động xúc tiến làm tăng ưu thế của doanh nghiệp về dịch vụ và một số hoạt động khác

LIZ, Kha nang canh tranh

Trang 15

Xuất phát từ định nghĩa cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các doanh nghiệp nhằm giành giật thị trường hay nguồn lực vì mục tiêu tỐn tại và tìm kiếm lợi nhuận, khả năng cạnh tranh được hiểu là khả năng chống chịu trước sự tấn công của các đối thủ, khả năng giành chiến thắng của doanh nghiệp trong trận chiến cạnh tranh thông qua tạo dựng các lợi thế cạnh tranh so với đối thủ

Trong cuốn Cities and Competitives (1999), tác giả I.Begg cho rang “Đối với doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh là khả năng sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ thị trường cân với chất lượng tối, giá cả hợp lý và đúng thời điềm Tức là đáp ứng được một cách hiệu quả nhu cầu của khách hàng và hiệu quả hơn

các doanh nghiệp khác ” Còn theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển

OECD (2003), “Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng sản xuất ra các hàng hóa hoặc là rẻ hơn, hoặc là tốt hơn các sản phẩm cùng loại của doang nghiệp khác ” Hay theo định nghĩa của Bộ Công Nghiệp Anh, “Khả năng cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm, đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh

nghiệp khác” Như vậy, xem xét trong trạng thái tĩnh, khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp là khả năng giành được thị phần, chiếm lĩnh thị trường chủ yếu

dựa trên lợi thê vê chât lượng sản phâm và chỉ phí sản xuất, giá cả

Theo hướng tiếp cận động, năng lực cạnh tranh được xem xét trên cơ sở coi cạnh tranh là quá trình liên tục đổi mới và sáng tạo, khơng chỉ là q trình bắt chước, đi kịp mà cịn là quá trình vượt trước đối thủ cạnh tranh Để cạnh tranh thành công, doanh nghiệp phải tạo ra được cho mình lợi thế nhờ vào chiến lược tối thiểu hóa chỉ phí hoặc khác biệt hóa so với đối thủ Với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn trong bối cảnh hiện nay, M.Porter - một trong những nhà nghiên cứu hàng đâu về cạnh tranh, cha đẻ của mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh, đặc biệt

nhấn mạnh vào khả năng tạo ra sự khác biệt của doanh nghiệp nhằm trở thành

Trang 16

“duy nhất” thay vì là “tốt nhất” trên thị trường, để có thể vượt trước đối thủ và

duy trì được vị thế một cách bền vững, lâu dài

Trong cạnh tranh nảy sinh ra có kẻ có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả năng cạnh tranh yếu hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản phẩm có khả năng cạnh tranh yếu Khả năng cạnh tranh đó là năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh

Sức cạnh tranh là khái niệm được dùng cho phạm vi doanh nghiệp trong lý thuyết tổ chức các doanh nghiệp Một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh và được đánh giá là có thể đứng vững cùng các nhà sản xuất khác khi sản phẩm thay thế hoặc các sản phâm khác tương tự được đưa ra với mức giá thấp

hơn các sản phẩm cùng loại hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc

tính về chất lượng và dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn Nhìn chung, khi xác định sức cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành cần xem xét đến tiềm năng sản xuất kinh doanh của một hàng hóa hay một dịch vụ ở mức giá ngang bằng hoặc thấp hơn mức giá phổ biến

Như vậy, khả năng cạnh tranh hay sức cạnh tranh là khả năng giành được

thị phần lớn trước các đối thủ trên thị trường, kể cả giành lại một phần hay toàn

bộ thị trường của đồng nghiệp (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2000, NXB từ

điển Bách Khoa Hà Nội, trang 349)

Trang 17

1.1.2 Phan loai canh tranh

L121 Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường

- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Trong thị trường sẽ xuất hiện hai đối tượng là người bán và người mua Người bán đại diện cho bên cung còn người mua đại diện cho bên cầu Người bán thì muốn bán giá cao, người mua mong mua được giá thấp, họ cạnh tranh với nhau nhăm thu được lợi ích cao nhất về mình Người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất, ngược lại người mua muốn mua với giá thấp nhất Giá cuối cùng là giá thống nhất giữa người mua và người bán sau một quá trình mặc cả với nhau mà theo đó hoạt động mua bán được thực hiện

- Cạnh tranh giữa người mua với nhau: Người mua là những người tiêu

dùng hàng hóa Họ khơng chỉ cạnh tranh với nhau về tiêu dùng những loại hàng

hóa giống nhau mà cịn về những loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng khác nhau

Họ cạnh tranh dé mua được nhiều loại hàng hóa, dịch vụ với một mức chi phí

nhất định, nhưng lợi ích tiêu dùng lại lớn nhất Là cuộc cạnh tranh xảy ra khi

cung nhỏ hơn cầu Khi lượng cung một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó quá thấp so với nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh giữa những người mua sẽ trở nên quyết liệt Lúc đó giá cả hàng hố, dịch vụ sẽ tăng vọt nhưng do hàng hoá khan hiếm nên người mua vẫn sẵn sàng trả giá cao cho hàng hố mình cần Kết quả là người bán thu được lợi nhuận cao còn người mua thì bị thiệt Đây là cuộc cạnh tranh mà theo đó những người mua sẽ bị thiệt còn những người bán được lợi

- Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Người bản là những người cung cấp hàng hóa Cũng giống như người mua, không chỉ những người cung cấp một loại hàng hóa, dịch vụ giống nhau mới cạnh tranh với nhau mà những người cung cấp hàng hóa, dịch vụ khác nhau cũng cạnh tranh với nhau Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, chiếm đa số trên thị trường Thực tế cho thấy khi sản xuất hàng hoá càng phát triển càng có nhiều người bán dẫn đến cạnh

Trang 18

tranh ngày càng quyết liệt trên nhiều phương diện và nhiều hình thức đa dạng khác nhau Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật một mặt tác động đến các nhà sản xuất, một mặt làm thay đổi nhu cầu của người mua, do đó nó dan làm biến đổi vị trí của các yếu tố cạnh tranh Một cách chung nhất cạnh tranh là sự ganh đua ở các góc độ: chất lượng, giá cả, nghệ thuật tô chức tiêu thụ và thời gian Giá là yếu tố thứ nhất của cạnh tranh, đây là hình thức cạnh tranh được sử dụng nhiều nhất Khi nhu cầu con người phát triển cao hơn thì yếu tố chất lượng sản phẩm chiếm vị trí chủ yếu Đến nay, với các doanh nghiệp lớn họ có với nhau sự cân bằng về giá cả thì yếu tố thời gian và tổ chức tiêu thụ sản phẩm là quan trọng nhất

1.1.2.2 Căn cứ vào phạm vỉ ngành kinh tẾ

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các công ty, doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch Do đó, để thu được lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ thi đua cạnh tranh nhau về khoa học kỹ thuật, phải luôn cải tiên công cụ sản xuât, máy móc thiết bị

- Cạnh tranh ngoài ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh các doanh nghiệp của một ngành với những ngành khác nhằm đặt được lợi nhuận cao nhất và tìm kiếm được nơi đầu tư có lợi

T1 1, Căn cứ vào thị truong

- Cạnh tranh hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà trong đó khơng phải chỉ có một người tiêu dùng hay sản xuất nào đó, là bộ phận lớn của thị trường có ảnh hưởng cá nhân đến giá cả của thị trường

Đặc điêm của thị trường này:

+ Có vơ sô người bán và người mua độc lập trên thị trường

+ Hàng hóa có tính đồng nhất cao, đễ thay thế cho nhau trên thị trường

Trang 19

Hoc vién Ngan hang Khóa luận tốt nghiép

+ Người bán và người mua đều không ảnh hưởng đến giá cả, thị trường

của sản phẩm, tức là họ phải chấp nhận giá của thị trường

+ Trong thị trường của cạnh tranh hồn hảo thì người bán và người mua

đều có thể tự do tham gia hay rút khỏi thị trường mà không bị ràng buộc

- Cạnh tranh khơng hồn hảo: Thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo là thị trường gồm cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh tập đoàn, mà trong đó chỉ có

một số hãng cung ứng mức cung ứng của toàn bộ thị trường về một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó

+ Cạnh tranh độc quyền: Được hiểu là thị trường trong đó có nhiều hãng sản xuất và bán những sản phâm tương tự nhau, các sản phẩm này có thé thay thế cho nhau nhưng khơng hồn hảo Các hãng cạnh tranh với nhau bằng việc

bán những sản phẩm “dị biệt hóa”

+ Cạnh tranh tập đoàn: Trong thị trường, hàng hóa và dịch vụ có thể giống nhau một chút, có thể khác nhau một chút, các hàng hóa mới thì khó gia nhập thị

trường và giá cả thì ln cứng nhặc

1.2 Nang cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh

Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế được điều tiết chủ yếu bởi các quy luật trị trường như quy luật cung cầu, giá cả, quy luật tiền tệ, quy luật cạnh tranh, Trong số các quy luật của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một trong

những quy luật có tác dụng lớn trong việc điều tiết, thúc đây sự phát triển của

nên kinh tế thị trường Sự tôn tại của cạnh tranh là tat yếu trong môi trường kinh te

Cạnh tranh kinh tế là một sự ganh đua giữa các cá nhân, tô chức, đơn vị trong các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận Ở đâu có lợi ích kinh tế thì ở đó sẽ có sự cạnh tranh Quy luật cạnh tranh là cơ chế vận động của

Trang 20

Hoc vién Ngan hang Khóa luận tốt nghiệp

thị trường, là nơi gặp gỡ của các đối thủ cạnh tranh mà kết quả là sẽ có doanh nghiệp bị bật ra khỏi thị trường, có nguy cơ phá sản, song cũng có những doanh nghiệp trụ lại được và ngày càng phát triển

Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sản xuất hàng hóa cũng ngày càng phát triển với quy mô rộng lớn, nó khơng chỉ giới hạn ở quốc gia nào

đó mà mở rộng ra phạm vi cả thế giới Chính điều này làm cho cạnh tranh ngày

càng sâu rộng và gay gắt hơn, nó được xem như một yếu tố tồn tại khách quan của nên kinh tế Mỗi doanh nghiệp dù muốn hay không vẫn phải chấp nhận sự cạnh tranh và phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập AFTA, WTO thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lại càng có ý nghĩa hơn Đây chính là điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập cùng với các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới, giúp cho hàng hóa không chỉ ở trong thị trường trong nước mà còn vượt ra khỏi biên giới và cạnh tranh với các hàng hóa của các nước trên thế giới

Nâng cao khả năng cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và

cung ứng những hàng hóa dịch vụ mà thị trường cần để đáp ứng nhu cầu ngày

càng đa dạng phong phú của khách hàng Nâng cao khả năng cạnh tranh thực chất là cuộc chạy đua khơng có đích, là quá trình các doanh nghiệp đưa ra biện pháp kinh tế tích cực và sáng tạo nhằm đứng vững trên thương trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra ưu thế về sản phẩm và tô chức tiêu thụ sản phẩm Doanh nghiệp muốn tạo ra ưu thế về sản phẩm và giá bán thì phải tăng chất lượng sản phẩm và giá bán phải rẻ Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp nào cung cấp hàng hóa dịch vụ với chất lượng tốt mà giá rẻ thì nhất định sẽ chiến thắng Chính vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh sẽ loại bỏ doanh nghiệp có chi phi cao trong sản xuất kinh doanh và khuyến khích, tạo điều kiện các doanh nghiệp có

chỉ phí thấp vươn lên, một số doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả sẽ bị bật

khỏi thị trường và sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp khác biệt sử dụng

Trang 21

Học viên Ngân hàng Khóa luân tốt nghiệp

hiệu quả các yếu tố của quá trình kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp này chiếm

lĩnh thị trường tiêu thụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, được người

tiêu dùng tin tưởng, tạo ưu thế về mọi mặt cho doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận

lớn nhất

Doanh nghiệp nào muốn đứng vững trên thị trường buộc phải không

ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, tạo ra lợi thế riêng cho bản thân

doanh nghiệp Để tham gia vào thị trường doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy luật đào thải, chọn lọc Nâng cao khả năng cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tự nâng cao chất lượng của mình, nâng cao trình độ về kiến thức kinh doanh Do đó, đây là điều kiện rất tốt dé tao ra những nhà kinh doanh giỏi

Nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm kết hợp một cách tối ưu nhất lợi ích

của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và lợi ích của xã hội, giúp doanh nghiệp dư báo trước sự cạnh tranh và sẵn sàng sử dụng kinh hoạt vũ khí cạnh tranh để thắng được đối thủ Trong những điều kiện môi trường cụ thể, với khả năng bản thân cụ thể, trong chiến lược phát triển của mình các doanh nghiệp cũng đưa

ra các chiến lược cạnh tranh với những mục đích trước mắt khác nhau Những

mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh thường là: - Lam tang thị phần, doanh thu

- Mở rộng thị trường

- _ Xâm nhập vào thị trường mới

- _ Đẩy nhanh sự phát triển của sản phẩm mới trên thị trường hiện có - _ Đánh bại đối thủ cạnh tranh trong ngành

- Lam tang rao can, tiêu diệt các đối thủ xâm nhập

- Lam tang uy tín, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

Tóm lại, nâng cao khả năng cạnh tranh là điều kiện tất yếu của doanh

nghiệp trong điều kiện hiện nay, là động lực phát triển của mỗi quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng Vì vậy, doanh nghiệp muốn tôn tại, phát

Trang 22

Hoc viên Ngan hang Khóa luân tốt nghiép

triển và đứng vững trên thị trường thì khơng có cách nào khác là phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình

1.2.2 Tiêu chí đánh giá việc nâng cao khả năng cạnh tranh 1.2.2.1 Nang cao năng lực tài chính

Tài chính là một nguồn lực mà các doanh nghiệp cần phải có trước tiên

trong quá trình thành lập và phát triển Tình hình tài chính tác động trực tiếp đến

kết quả và hiệu quả kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

Mọi hoạt động đầu tư, mua sắm, dự trữ, lưu kho, cũng như khả năng thanh

toán của doanh nghiệp ở mọi thời điểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của nó Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực của

doanh nghiệp mạnh, yếu như thế nào? Doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính

để tài trợ cho chiến lược hay khơng? Doanh nghiệp có thể huy động các nguồn

lực tài chính khi cần hay không? Vấn đề sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế

nào? Một doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh, năng lực cạnh tranh cao khi doanh nghiệp có nguồn vốn d6i dào bằng cách đa dạng hóa nguồn cung vốn,

luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn

huy động hợp lý, bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả dé phát triển lợi nhuận, và hơn hết, phải hạch tốn chi phí rõ ràng dé xac dinh duoc hiéu qua mot cach chinh xac

12.2.2 Nang cao nang luc kinh doanh

Muốn nâng cao năng lực kinh doanh thì doanh nghiệp phải mở rộng quy mô hoạt động bang cách tăng sản lượng tiêu thụ, tăng thị phan, phai thuc hién hoạt động marketing có hiệu quả và phải thực hiện tốt công tác nghiên cứu phát

triên

a Sản lượng tiêu thụ

Trang 23

Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

Trong nên kinh tế thị trường, công tác tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp Bởi vì có tiêu thụ được sản phẩm thì các hoạt động của doanh nghiệp mới có thể diễn ra một cách liên tục, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện mục tiêu và phát triển Mặt khác, môi trường kinh doanh luôn biến động, thị trường luôn vận động theo quy luật vốn có của nó Trong khi đó, mọi doanh nghiệp đều muốn chiến thắng trong cạnh tranh và giành thắng lợi trong thị trường Muốn vậy chỉ có cách là phải củng có và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Doanh nghiệp có sản lượng tiêu thụ cao cũng chứng tỏ doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt trên thị trường về giá cả và chất lượng sản phẩm

b Hoạt động marketing

Chức năng cơ bản của hoạt động marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp Chỉ có marketing tốt mới có vai trị quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, tức là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị

trường — nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa cho mọi quyết định

kinh doanh

Tính chất cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt, sự thơi thúc của q trình hội nhập kinh tế quốc tế là nguyên nhân trọng yếu thúc đây các doanh nghiệp phải biết vận dụng marketing một cách linh hoạt vào kinh doanh, tạo dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày một cao hơn

c Nghiên cứu và phát triển

Trong hoạt động đầu tư thì đầu tư vào nghiên cứu và phát triển thường đưa lại kết quả rất lớn Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc nghiên cứu tiến bộ

khoa học — kỹ thuật của thế giới để ứng dụng những tiến bộ đó vào hoạt động

của doanh nghiệp mình Nghiên cứu sáng tạo cái mới, đó là nhân tô cực kỳ quan

Trang 24

Hoc vién Ngan hang Khóa luận tốt Hghiệp

trọng, quyết định tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia Nghiên cứu sáng tạo ở đây là bao gồm sáng tạo công nghệ mới, sản phẩm mới, tạo ra kết cấu, tổ chức mới, phương pháp quản lý mới và khai thác thị trường mới

Đề hoạt động nghiên cứu - triển khai tiến hành tốt thì doanh nghiệp không thể thiếu công tác đào tạo, bồi dưỡng Đào tạo để nâng cao nhận thức cho mọi người về hội nhập và toàn cầu hóa, về cạnh tranh, về Vị trí vai trị của doanh nghiệp trong ngành Sau đó là để nâng cao hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật sản xuất, nâng cao tay nghề làm ra sản phẩm có chất lượng và năng suất làm việc ngày càng cao

d2 2.221 Nâng cao năng lực quản trị điều hành

Cơ cấu tố chức bộ máy quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao nhimg trách nhiệm và quyên hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp Trình độ tổ chức và quản lý là yếu tố quan

trọng hàng đầu, có tơ chức tốt doanh nghiệp sẽ làm tốt mọi việc Đề tô chức quản

lý tốt cần phải có phương pháp quản lý tốt, có hệ thống tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, có văn hóa doanh nghiệp tốt Cần phải có một cơ cấu tô chức hợp lý, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng giữa các bộ phận, các phòng ban chức năng thì mọi hoạt động sẽ trơi chảy, có năng suất tốt hơn

Trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp thì cơ cấu ban lãnh đạo, phẩm chất, trình độ và tài năng của họ có vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng mang tính quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp Ban lãnh đạo của một tô chức là những người nắm toàn bộ nguồn lực của tổ chức, vạch ra đường lối, chiến lược, chính sách, kế hoạch hoạt động, vạch ra sách lược hoạt động từng thời kỳ, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động của các phòng ban để đưa hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao

Trang 25

Hoc vién Ngan hang Khóa luận tốt Hghiệp

Trình độ quản lý của doanh nghiệp được thể hiện thông qua năng lực của nhà quản trị, cụ thể là thể hiện ở việc đưa ra các chiến lược, hoạch định hướng đi

cho doanh nghiệp Nhà quản trị giỏi phải là người giỏi về trình độ, giỏi về

chuyên mơn nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp, biết nhìn nhận và giải quyết các công việc một cách linh hoạt và nhạy bén, có khả năng thuyết phục để người khác phục tùng mệnh lệnh của mình một cách tự nguyện và nhiệt tình Biết quan

tâm, động viên, khuyến khích cấp dưới làm việc có tỉnh thần trách nhiệm Điều

đó sẽ tạo nên sự đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp Nhà quản trị chính là người cầm lái con tàu doanh nghiệp, họ là nhứng người đứng mũi chịu sào trong mỗi bước đi của doanh nghiệp Họ là những người có quyên lực cao nhất và trách nhiệm thuộc về họ cũng là nặng nề nhất Họ chính là nhứng người xác định hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp Vì vậy mà nhà quản trị đóng một vai trị chủ chốt trong sự phát triển của doanh nghiệp

1.2 2, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần của doanh nghiệp

Băng sức lao động cùng với các hoạt động nhận thức, tình cảm, hoạt động các

thành viên trong doanh nghiệp đã sử dụng công cụ lao động kết hợp với các yếu tố khác tác động vào đối tượng lao động để tạo ra hàng hóa và dịch vụ Đó chính là sức mạnh vật chất của nguồn nhân lực Mặt khác, doanh nghiệp hoạt động như một cơ thể sống, phản ánh sức sống tỉnh thần thơng qua văn hóa doanh nghiệp được tạo nên bởi truyền thống, tập quán, lễ nghi và nghệ thuật ứng xử trong tập

thé lao động Đó chính là sức mạnh tỉnh thần của nguồn nhân lực

Một doanh nghiệp có chất lượng nguồn nhân lực cao thì cũng phản ánh

doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh tốt Chất lượng nguồn nhân lực cũng chính là chỉ tiêu đánh giá khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Laas Nang cao trinh độ công nghệ

Trang 26

17

Học viên Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

Trình độ cộng nghệ được coi là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh và phát triển Thay đổi về công nghệ có thể làm cho các sản phẩm hiện đang sản xuất trở nên lỗi thời trong một khoảng thời gian ngắn Cũng với thời gian đó có thể tạo ra được sản phẩm mới Như vậy, cơng nghệ đồng thời có thể vừa là cơ hội cũng như vừa có thể là mối đe dọa của doanh nghiệp Do sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ đã diễn ra xu hướng làm ngắn lại chu kỳ sống của sản phẩm Bên

cạnh đó, cơng nghệ cũng tạo ra nhiều phương pháp sản xuất mới, những phương

pháp này cũng sẽ là cơ hội hoặc thách thức cho doanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp phải lường trước được những thay đổi do công nghệ mang lại

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao khả năng cạnh tranh P23 Các yếu tô thuộc môi trường vĩ mô

a Yếu tố kinh tế

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất to lớn với doanh nghiệp và là nhân tố quan

trọng nhất trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, nhu cầu dân cư sẽ tăng lên đồng

nghĩa với một tương lai sáng sủa, điều này cũng có nghĩa là tốc độ tích luỹ vốn

đầu tư trong nền kinh tế cũng tăng lên, mức độ hấp dẫn đầu tư cũng sẽ tăng lên cao, sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gat Thi trường được mở rộng đây chính là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ, biết tự hồn thiện mình, khơng ngừng vươn lên chiếm lĩnh thị trường Nhưng nó cũng chính là thách thức đối với những doanh nghiệp khơng có mục tiêu rõ ràng, không có

chiến lược hợp lý

Chạy đua không khoan nhượng đối với tất cả các doanh nghiệp dù là

doanh nghiệp nước ngoài cũng như doanh nghiệp ở trong nước, dù là doanh nghiệp đó đang hoạt động ở thị trường nội địa hay thị trường nước ngoài Và

ngược lại khi nền kinh tế bị suy thoái, bất ồn định, tâm lý người dân hoang

mang, sức mua của người dân giảm sút, các doanh nghiệp phải giảm sản lượng,

HOC VIEN NGAN HANG

TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƯ VIÊN Lop K17-TCH

BO peel 11

Nguyễn Thi Thanh Hién

Trang 27

18

Học viên Ngân hàng Khóa luân tốt nghiệp

phải tìm mọi cách để giữ khách hàng, lợi nhuận doanh số cũng sẽ giảm theo

trong lúc đó sự cạnh tranh trên thị trường lại càng trở nên khốc liệt hơn

Các nhân tố kinh tế có vai trị quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính

quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp Các nhân tố kinh tế

ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường là

tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ lãi suất, và các chính sách kinh tế như

chính sách kinh tế phát triển, chính sách thương mại, chính sách cạnh tranh

Mỗi sự thay đổi của các yếu tố trên đều khuyến khích hay hạn chế, ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Vì vậy các doanh nghiệp phải biết phân tích, phán đốn xu hướng phát triển của các yếu tơ đó để tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường

b Yếu tô kỹ thuật - công nghệ

Khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm và giá bán bất kỳ một sản phẩm

nào được sản xuất ra cũng đều phải gắn với một công nghệ nhất định Cơng nghệ

sản xuất đó sẽ quyết định chất lượng sản phẩm cũng như tác động tới chi phí cá biệt của từng doanh nghiệp từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp Khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp các doanh nghiệp xử lý thông tin một cách chính xác và có hiệu quả nhất trong thời đại hiện nay, bat ky mot doanh nghiệp nào muốn thành cơng cũng cần có một hệ thống thu thập, xử lý,

lưu trữ, truyền phát thông tin một cách chính xác, đầy đủ, nhanh chóng, hiệu quả

về thị trường và đối thủ cạnh tranh Bên cạnh đó, khoa học công nghệ tiên tiến sẽ tạo ra một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như thị trường doanh nghiệp nói riêng Vì vậy, có thể nói rằng khoa học công nghệ là tiền đề cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của

mình

Trang 28

Hoc vién Ngan hang Khóa luận tốt nghiệp

c Các yếu tơ chính trị - pháp luật

Các nhân tổ chính trị pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nó bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy điều hành của Chính phủ và các tơ chức chính trỊ xã hội

Chính trị và pháp luật có tác dụng rất lớn đến sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào, nhất là đối với những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Chính trị và pháp luật là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như là cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở bắt cứ thị trường nào dù là trong nước hay nước ngồi

Khơng có sự ồn định về chính trị thì sẽ khơng có một nền kinh tế ồn định, phát triển thực sự lâu dài và lành mạnh Luật pháp tác động điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế Luật pháp rõ ràng, chính trị ơn định là môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của từng doanh

nghiệp Đặc biệt đối với từng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khâu

chịu ảnh hưởng của quan hệ giữa các chính phủ, các hiệp định kinh tế quốc tế Các doanh nghiệp này cũng đặc biệt quan tâm tới sự khác biệt về pháp luật giữa các quốc gia Sự khác biệt này có thê sẽ làm tăng hoặc giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, những điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động, chính sách, kế hoạch, chiến lược phát triển, loại hình sản phẩm doanh nghiệp sẽ cung cấp cho thị trường

Một thể chế chính trị ơn định, luật pháp rõ ràng, rộng mở sẽ là cơ sở cho

việc đảm bảo sự thuận lợi, bình đăng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả Ví dụ các luật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh, đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau và trên

Trang 29

Học vién Ngan hang Khóa luận tốt nghiép

mọi lĩnh vực, thuế xuất nhập khâu cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh thông qua luật pháp và quản lý nhà nước sẽ đảm bảo cho sự phát triển, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là bình đăng và lành mạnh

d Các yêu tơ văn hóa, tự nhiên và xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế, các yếu tố xã hội ngày càng có tác động nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Yếu tố xã hội bao gồm các vấn đề nhân khẩu như quy mô và tốc độ dân số, cơ cấu dân số, tình trạng hơn nhân và gia đình, sự đơ thị hóa ; vẫn đề văn hóa như ban sắc, truyền thống, phong tục tập quán, lối sống, trào lưu, xu hướng, Những yếu tổ đó cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động, xu hướng, phong cách kinh doanh của các doanh nghiệp Chúng quyết định hành vi của người tiêu dùng, quan điểm của họ về sản phẩm, dịch vụ, chúng là những điều mà khơng ai có thể đi ngược lại được nếu muốn tổn tại trong thị trường đó Ví dụ như ở những thị trường ln có tư tưởng đề cao sản phẩm nội địa như Ấn Độ, Nhật Bản thì các sản phẩm ngoại nhập sẽ kém khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp của quốc gia đó Sự

khác biệt về xã hội sẽ dẫn đến việc liệu sản phẩm của doanh nghiệp khi xuất

sang thị trường nước ngoài đó có được thị trường đó chấp nhận hay khơng cũng như việc liệu doanh nghiệp đó có đủ khả năng đáp được yêu cầu của thị trường mới hay không Vì vậy các doanh nghiệp phải tìm hiểu nghiên cứu kỹ các yếu tố xã hội tại thị trường mới cũng như thị trường truyền thống để từ đó tiến hành phân đoạn thị trường, đưa ra được những giải pháp riêng Đáp ứng thị trường tốt

nhất yêu cầu của thị trường đề nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh vị trí địa lý thuận lợi ở trung tâm công nghiệp hay gần nhất nguồn nguyên liệu, nhân lực trình độ cao, lành nghề hay các trục đường giao thông quan trọng sẽ tạo cơ hội cho các doanh

Trang 30

Hoc vién Ngan hàng Khóa luân tt nghiép

nghiệp phát triển, giảm được chỉ phí Các vấn đề ơ nhiễm môi trường, thiếu năng lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên Cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn khiến cho xã hội cũng như các doanh nghiệp phải thay đổi quyết định và các biện pháp hoạt động liên quan

đa go Các yếu tô thuộc môi trường vi mô (môi trường ngành) a Ap lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm an

Đối thủ tiềm ân là các doanh nghiệp hiện không ở trong ngành nhưng có khả năng nhảy vào hoạt động kinh doanh trong ngành đó Tác động của các doanh nghiệp này đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp đó như công nghệ

chế tạo, quy mô Sự xuất hiện của đối thủ mới này có thê là yếu tố làm giảm

lợi nhuận của doanh nghiệp hay còn làm thay đổi bức tranh cạnh tranh ngành Dù thay đổi cục diện cạnh tranh kiểu nào thì sự xuất hiện của các đối thủ tiềm ân cũng làm gia tăng mức cạnh tranh của ngành Do đó, các doanh nghiệp đang hoạt động tìm mọi cách để hạn chế các đối thủ cạnh tranh tiém ân nhảy vào lĩnh vực kinh doanh của họ

b Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các doanh nghiệp trong những ngành khác nhau nhưng thỏa mãn những nhu cầu của người tiêu dùng giống như các doanh nghiệp trong ngành Những doanh nghiệp này thường cạnh tranh gián tiếp với nhau Càng nhiều loại sản phẩm thay thế xuất hiện bao nhiêu sẽ càng tạo ra sức ép lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bấy nhiêu Đặc điểm của sản phẩm thay thế như: sản phẩm sẽ được tiếp tục đưa vào sản xuất hay sẽ được sử dụng trong tiêu dùng cũng như tính chất của sản phẩm thay thế đều tác động trực tiếp, tạo ra sức ép đối với doanh nghiệp

Trang 31

Học viên Ngân hàng Khóa luân tốt nghiệp

Như vậy, sự tồn tại của những sản pham thay thế hình thành một sức ép cạnh tranh rất lớn, nó giới hạn mức giá mà một doanh nghiệp có thể định ra và do đó giới hạn mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thê đạt được Ngược lại, nếu sản phâm của một doanh nghiệp có rất ít các sản phâm thay thế, doanh nghiệp đó có cơ hội để tăng giá và lợi nhuận

c Sức ép từ khách hàng

Khách hàng của doanh nghiệp là những người có cầu về sản phẩm hay dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp Đối với mọi doanh nghiệp, khách hàng không chỉ là các khách hàng hiện tại mà phải tính đến cả khách hành tiềm năng Khách hàng là người tạo ra lợi nhuận, tạo ra sự thăng lợi của doanh nghiệp Họ được xem như là sự đe dọa mang tính cạnh tranh khi đây giá cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản pham và dịch vụ tốt hơn làm cho chỉ phí hoạt động của doanh nghiệp tăng lên Ngược lại, nếu người mua có những yếu thế sẽ tạo ra cho doanh nghiệp cơ hội đề tăng giá và kiếm nhiều lợi nhuận hơn Người mua có thể gây áp lực với doanh nghiệp đến mức nào phụ thuộc vào thế mạnh của họ

trong môi quan hệ với doanh nghiệp

d_ Áp lực từ phía nhà cung cấp

Người cung cấp được coi là sự đe dọa với doanh nghiệp khi họ có thể đây mức giá hàng hóa cung cấp cho doanh nghiệp lên, làm tăng chỉ phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Các doanh nghiệp thường quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau như thiệt bị vật tư, nguồn lao động và tài chính Yếu tố làm tăng thế mạnh của các tổ chức cung ứng cũng tương tự như các yêu tô làm tăng thê mạnh của người mua sản phâm

Sức ép của nhà cung cấp lên doanh nghiệp cũng không kém phần quan trọng Họ có thể chỉ phối đến hoạt động của doanh nghiệp do sự độc quyền của một số nhà cung cấp những nguyên vật liệu chỉ tiết đặc dụng Họ có thể tạo ra

Trang 32

Hoc vién Ngan hang Khóa luân tốt Hg hiệp

sức ép lên doanh nghiệp bằng việc thay đổi giá cả, chất lượng nguyên vật liệu Những thay đổi này có thể làm tăng hoặc giảm chỉ phí sản xuất, chất lượng sản phâm và lợi nhuận, từ đó tác động tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Các nhân tố tác động trực tiếp và tạo ra sức ép từ phía các nhà cung cấp tới hoạt động mua sắm và dự trữ cũng như tuyển dụng lao động của doanh nghiệp: số lượng nhà cung cấp nhiều hay ít, tính chất thay thế của các yếu tố đầu

vào khó hay dễ, tầm quan trọng của các yếu tố đầu vào đối với hoạt động của

doanh nghiệp, khả năng của các nhà cung cấp và vị trí quan trọng đến mức độ nào của doanh nghiệp đôi với nhà cung câp

e Sự cạnh tranh nội bộ ngành

Cạnh tranh nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện đang có mặt trong ngành Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc mối đe dọa cho các doanh nghiệp Nếu sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành yếu, các doanh nghiệp có cơ hội nâng giá nhằm thu được lợi nhuận cao hơn Nếu sự cạnh tranh này là gay gắt thì sẽ

dẫn đến cạnh tranh quyết liệt về giá, nguy cơ làm giảm lợi nhuận của các doanh

nghiệp Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành chịu tác động tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: cơ câu ngành, mức độ câu và những trở ngại ra khỏi ngành

Trang 33

Học viên Ngan hang Khóa luân tốt nghiép

1.3 Vai trò của giải pháp đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh 1.3.1 Vai trò của giải pháp từ cơ chế chính sách của nhà nước

1.3.1.1 Chính sách thuế

Thuế là khoản động viên bắt buộc theo Luật định được sử dụng để phân phối lại thu nhập của các thể nhân và pháp nhân trong xã hội Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, đảm bảo sự hoạt động của bộ máy nhà nước, thuế đồng thời là công cụ để nhà nước điều chỉnh thu nhập, đảm bảo cơng bằng, bình đăng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư nhăm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội Một chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, với tỷ lệ hợp lý sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh

doanh trên cơ sở lành mạnh, bình đăng về nghĩa vụ nộp thuế, đồng thời doanh

nghiệp sẽ không thấy thuế là một gánh nặng lớn, từ đó doanh nghiệp yên tâm sản

xuất kinh doanh, có điều kiện tập trung vốn đầu tư nhiều hơn cho sản xuất kinh

doanh, đối mới kỹ thuật công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh của sản pham trén thi truong

Nhà nước thực hiện rất nhiều chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp:

Với thuế gián thu: Nhà nước có thê đánh thuế thấp hoặc không đánh thuế đối với những mặt hàng, sản phẩm cần khuyến khích sản xuất (miễn giảm thuế nhập khâu đối với thiết bi và nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc miễn giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu), khi đó giá cả hàng hóa có thể giảm thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài trong hội nhập kinh tế nhằm thúc đây sản xuất kinh doanh phát triển hơn

Với thuê trực thu: Nhà nước ưu đãi thuê thông qua việc miễn giảm thuế

TNDN

Trang 34

Hoc vién Ngan hang Khóa luận tốt nghiép

Việc thực hiện ưu đãi thuế có tác động rất lớn khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, bởi lẽ, thuế được miễn giảm của Nhà nước hiện nay thực chất giống như khoản trợ cấp của Chính phủ cho doanh nghiệp tăng thêm nguồn tài chính để mở rộng đầu tư

Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, ưu đãi thuế cũng vấp phải những cản trở trong các nguyên tắc cam kết quốc tế Sự ưu đãi cá biệt cho doanh nghiệp khơng thể có lý do tồn tại mà thay vào đó là sự ưu đãi cho từng lĩnh vực có tính chất xã hội Do đó, sự thúc đây sản xuất kinh doanh và hội nhập

nền kinh tế thế giới chỉ có thể thực hiện theo lĩnh vực, ngành nghề, hoặc theo

những mục tiêu nhất định

1.3.1.2 Chính sách lãi suất

Lãi suất là giá cả mà người đi vay phải trả cho người vay để được quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định Lãi suất là một trong những vấn đề quan trọng của một nền kinh tế nói chung và bản thân các doanh nghiệp nói riêng Một chính sách lãi suất hợp lý đảm bảo bình đăng với tất cả các doanh

nghiệp và các thành phần kinh tế sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đăng giữa

các doanh nghiệp Khi thực hiện cơ chế lãi suất tín dụng thị trường, do quan hệ

cung cầu quyết định vừa buộc các tổ chức tín dụng phải cạnh tranh đưa ra mức lãi suất thấp có lợi cho các doanh nghiệp, vừa giúp các doanh nghiệp giảm chỉ phí sử dụng vốn, hạ được giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phâm, gia tăng lợi nhuận

Khi một doanh nghiệp tính tốn quyết định đầu tư bằng vốn vay thì điều tất yếu phải so sánh mức doanh lợi có thé dat duoc do dau tu mang lại so với lãi suất tiền vay Doanh nghiệp ln phải tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình để đảm bảo có lãi và trang trải nợ nần Doanh nghiệp càng làm ăn có lãi, càng đi vay nhiều càng có điều kiện tăng tỷ suất lợi nhuận vôn chủ sở hữu và ngược lại sẽ là gánh nặng tài chính lớn đôi với doanh nghiệp

Trang 35

Hoc vién Ngan hang Khóa luân tốt nghiệp

Do vậy, với một chính sách lãi suất linh hoạt hợp lý, cùng kế hoạch sử dụng hiệu quả tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường

1.3.1.3 Chinh sach ty gia

Tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ của nước này thành những đơn vị tiền tệ của nước khác Nó phản ánh sức mua đối ngoại thực tế của một đồng tiền

trên thị trường quốc tế, phản ánh mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng

hóa trong nước với thị trường thế giới Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả tương đối của hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngồi, từ đó ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Nếu tỷ giá hối đoái giảm có nghĩa là sức mua nội tệ so với ngoại tệ giảm

Khi đó, các điều kiện khác không thay đối, giá cả hàng hóa sản xuất trong nước chuyền đồi ra ngoại tệ sẽ cao hơn trước, có nghĩa là trở nên đắt một cách tương đối Điều đó sẽ làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu kém đi Như vậy, tỷ giá hồi đoái giảm làm cho hoạt động xuất khâu trở nên khó khăn, hoạt động

nhập khẩu lại trở nên thuận lợi Và ngược lại nếu tỷ giá hối đoái tăng có nghĩa là

sức mua của nội tệ so với ngoại tệ tăng Khi đó, các điều kiện khác không thay đổi, giá cả hàng hóa sản xuất trong nước chuyền đổi ra ngoại tệ sẽ thấp hơn trước, có nghĩa là trở nên rẻ hơn một cách tương đối Điều đó làm cho sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu cao hơn Như vậy, tỷ giá hối đoái tăng làm cho hoạt

động xuất khâu trở nên thuận lợi nhưng hoạt động nhập khẩu lại trở nên khó

khăn hơn

1.3.1.4 Chính sách tín dụng

Trong bất kỳ nền kinh tế thị trường phát triển sôi động nào vốn là nguồn lực khan hiếm Tín dụng có ý nghĩa kinh tế cao trong việc sử dụng và huy động vốn có hiệu quả nhất Hoạt động của hệ thống tín dụng như là mạch máu, giải

Trang 36

Hoc vién Ngan hang Khóa luận tốt nghiép

pháp trực tiếp vào vận hành cơ chế của nền kinh tế thị trường Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế nói chung và sự phát triển, cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp nói riêng Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn gặp khó khăn về sự thiếu hụt vốn để mua nguyên vật liệu, đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp luôn cần sự hỗ trợ về vốn từ phía nhà nước Tín dụng thơng qua cấp vốn với các ưu đãi về lãi suất, điều kiện vay, các hình thức tín dụng như tín

dụng xuất khâu, bão lãnh tín dung, sé giúp các doanh nghiệp đủ vốn để đảm

bảo quá trình sản xuất kinh doanh của mình, kịp thời nắm bắt các cơ hội trong sản xuất và kinh doanh, giành lợi thế cạnh tranh về mình, nhất là trong điều kiện khoa học công nghệ không ngừng phát triển như hiện nay Ngược lại nếu khơng được cấp tín dụng, doanh nghiệp sẽ bị gián đoạn sản xuất kinh doanh, nhanh chóng bị tụt hậu và dẫn đến phá sản

151.5 Chính sách hỗ trợ đầu tư

Để có một mơi trường kinh doanh tốt, thu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, thông tin thị trường, cụ thể:

Hỗ trợ về mặt bằng: Việc hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh thông qua ưu đãi thuê đất, chuyền nhượng, giúp doanh nghiệp có được mặt bằng sản xuất, kinh doanh phù hợp, tạo tiền đề phát triển doanh nghiệp

Hỗ trợ về thông tin, thị trường: Trong thời đại bùng nỗ công nghệ thông tin như hiện nay, với rất nhiều thông tin không kiểm soát được, với sự thay doi liên tục của thị trường từng ngày, từng giờ, thì doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về các thông tin cơ chế, chính sách, chế độ, thị trường giá cả, khoa học cơng nghệ, tình hình cạnh tranh xuất nhập khẩu, quan hệ kinh tế chính trị trong tương lai từ đó giúp cho doanh nghiệp có biện pháp ứng phó kịp thời

Trang 37

28

Học viện Ngân hàng Khóa luân tốt nghiép

với sự biến động đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: Bằng việc hỗ trợ mở các lớp đào tạo, miễn

giảm thuê đối với các chỉ phí đào tạo giúp doanh nghiệp có được cán bộ với

trình độ tay nghề cao, có năng lực quản lý tốt, từ đó tạo ra sản phẩm sáng tạo, có chất lượng tốt góp phần không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

1.3.2 Vai trò của giải pháp từ bản thân doanh nghiệp 13.2.1 Nâng quy mô vốn của doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải tìm được giải pháp tạo vốn cho đầu tư phát triển là vấn

đề lớn và cấp thiết có tính chất quyết định tới tốc độ phát triển Một doanh

nghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp có nguồn vốn đồi dào, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, luôn đảm bảo được huy động vốn trong những điều kiện cần thiết có nguồn vốn hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư với chỉ phí sử dụng vốn thấp Doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng đồng vốn có

hiệu quả đảm bảo về cơ cấu đầu tư, khả năng thanh toán, năng lực hoạt động của

tài sản, để phát triển lợi nhuận, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên, năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh được củng cố vững chắc hơn

l 92-2 Tăng cường đầu tư vào con người

Con người luôn là vốn quý nhất của doanh nghiệp, là nguồn lực sáng tạo ra các nguồn lực khác Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao Sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao sẽ bán được nhiều hơn, với giá bán cao hơn, lợi nhuận của doanh nghiệp càng tăng, uy tín của doanh nghiệp càng lớn Chính vì vậy, việc đầu tư vào con người đóng một vai trị vơ cùng quan trọng Đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những biện pháp cụ

thể, đó là:

Trang 38

Hoc vién Ngan hang Khóa luân tốt nghiép

Nâng cao trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật cho người lao động sẽ giúp họ có điều kiện nắm bắt những kinh nghiệm quản lý và trình độ kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn và chất lượng sản phẩm tốt

hơn

Cải thiện điều kiện lao động, giúp họ có mơi trường làm việc tốt hơn để từ

đó nâng cao hiệu quả lao động

Chính sách thù lao hợp lý sẽ giúp người lao động làm việc tích cực hơn và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, nhờ đó năng suất lao động và hiệu quả làm việc ngày một tăng lên, góp phần hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản pham

1322.3 Dau tw nang cao trình độ khoa học công nghệ

Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển thì việc đổi mới kỹ thuật công nghệ sản xuất là nhu cầu tất yếu của mọi doanh nghiệp Để sử dụng cơng nghệ có hiệu quả doanh nghiệp cần lựa chọn cơng nghệ thích hợp, có nghĩa là doanh nghiệp phải dự báo trước chu kỳ sống công nghệ để thay đổi, tạo ra sản pham dé phù hợp với yêu cầu của thị trường, phải đào tạo công nhân đủ trình độ

đề điều khiển và kiểm sốt cơng nghệ, nếu không đôi khi công nghệ hiện đại mà

lại khơng có hiệu quả và thời gian hồn vốn cơng nghệ phải ngắn Với điều kiện đó doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, hạ giá thành Đây chính là điều kiện hết sức cơ bản nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp độ Đầu tư vào thị truong

Đề xây dựng chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp thì am hiểu

tường tận về thị trường là điều không thể thiếu Thông qua việc nghiên cứu thận trọng băng cả các tư liệu và cả trên thực địa nhăm:

Hiệu rõ nhu câu mong muôn của người tiêu dùng trên thị trường Hàng hóa có tồn tại vững mạnh trên thị trường hay không là do người tiêu dùng quyết

Trang 39

Hoc vién Ngan hang Khóa luận tot nghiép

định Hiểu rõ tất cả các yếu tố môi trường không kiểm soát được của thị trường

(kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa xã hội, ) để có thể thích ứng Hiểu rõ xu

hướng phát triển chung của thị trường đối với các danh mục sản phẩm trong

chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Qua việc phân tích, tìm hiểu thị trường như trên giúp cho doanh nghiệp chọn lựa phương án sản xuất kinh doanh tối ưu nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị

trường trong từng giai đoạn cụ thể Đồng thời doanh nghiệp có các chiến dịch

quảng bá, tiếp thị phù hợp nhằm truyền bá hình ảnh về đặc điểm tốt của sản

phâm kinh doanh của doanh nghiệp tới khách hàng, giúp họ nhận thấy tính ưu việt của sản phẩm, từ đó kích thích việc tiêu thụ, mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã khái quát những vấn đề lý luận chung về cạnh

tranh, khả năng cạnh tranh, từ đó là sự cần thiết tất yếu nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp quyết định tới sự tổn tại và phát triển lâu dài của mỗi

doanh nghiệp Phân tích vai trị của tài chính doanh nghiệp đối với nâng cao khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp Qua đó thấy được sự cần thiết phải có giải pháp với doanh nghiệp Đây là những căn cứ quan trọng đề khóa luận đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

Trang 40

Hoc vién Ngan hang Khóa luân tốt Hghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHA NANG CANH TRANH CUA CONG TY CO PHAN TAP DOAN

QUAN LY TAI SAN TRI VIET

2.1 Khái quát về công ty cơ phần tập đồn quản lý tài sản Trí Việt

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phan tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt

Cơng ty Cơ phần Tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt (TVC) được thành lập và đi vào hoạt động theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 0106065776 do Sở Kế

hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20 tháng 12 năm 2012 Cuối năm 2014, TVC đã mua cổ phan va trở thành cổ đông chi phối của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thái Bình Dương, sau đó quyết định đổi tên

Công ty này thành Công ty Cổ phần Chứng khốn Trí Việt (TVB) Việc thâu

tóm này giúp TVC thừa hưởng lợi thế về bộ máy, công nghệ và mạng lưới khách hàng rộng lớn mà TVB đang sẵn có

Với nỗ lực khơng ngừng phát triển và đổi mới, đến nay quy mô vốn điều lệ của TVC đạt 478 tỷ đồng và tập trung mạnh mẽ vào một số ngành nghẻ kinh doanh như: Hoạt động tài chính, Dịch vụ ủy thác đầu tư, Dịch vụ tư vấn quan tri doanh nghiép, Dich vu tu van công bố thông tin, Dịch vụ tư vấn nghiên cứu thị trường,

Với phương châm “Trí tuệ tạo dựng niềm tin”, luôn hướng đến chinh phục những tầm cao mới, Ban lãnh đạo TVC đã và đang đi đúng hướng trong nên kinh tế cạnh tranh ngày càng cao Trong thời gian qua TVC đã đạt được những thành tựu đáng kể, mạng lưới thị trường kinh doanh được mở rộng đến các tỉnh thành trọng điểm trong cả nước, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và ngày càng được khách hàng tin tưởng, đồng hành

Ngày 17/12/2016, Công ty cơ phần tập đồn quan ly tài sản Trí Việt — TVC đã tưng bừng tổ chức lễ khai trương Chi nhánh tại Hải Phòng Sự kiện này

Ngày đăng: 14/12/2023, 22:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w