Khái niệm Thi hành án dân sự Thi hành án dân sự là hoạt động hành chính – tư pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định để đưa bản án, quyế
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2
MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU
B NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1
1.1 Khái niệm Thi hành án dân sự 1
1.2 Đặc điểm của Thi hành án dân sự 1
II QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC TRƯỜNG HỢP VỀ HOÃN, TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM 1
2.1 Hoãn thi hành án dân sự 1
2.1.1 Quy định pháp luật về hoãn thi hành án dân sự 1
2.1.2 Đánh giá các quy định pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về hoãn thi hành án dân sự 4
2.2 Tạm đình chỉ thi hành án dân sự 7
2.2.1 Quy định pháp luật về tạm đình chỉ thi hành án dân 7
2.2.2.Đánh giá các quy định pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về tạm đình chỉ thi hành án dân sự 8
2.3 Đình chỉ thi hành án dân sự 9
2.3.1 Quy định pháp luật về đình chỉ thi hành án dân sự 9
2.3.2.Đánh giá các quy định pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về đình chỉ thi hành án dân sự 11
III KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM N NG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG HOÃN, TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM 12
3.1 Tổng quan chung về thực tiễn triển khai hoạt động hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án dân sự tại Việt Nam 12
3.1.1 Thành tựu 12
3.1.2 Hạn chế 12
3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 13
3.2.1 Đối với hoãn thi hành án dân sự 13
3.2.2 Đối với tạm đình chỉ thi hành án 15
3.2.3 Đối với đình chỉ thi hành án dân sự 15
C KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4A MỞ ĐẦU
Thi hành án dân sự là khâu cuối cùng của quá trình tố tụng, nhằm hiện thực hóa những phán quyết của tòa án và thực tiễn cuộc sống; giữ vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo thực thi công lý và xây dựng một xã hội trật tự, kỷ cương và ổn định Hoạt động thi hành án dân sự không những góp phần trực tiếp, tích cực vào việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân mà còn góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương Do đó, hoạt động thi hành
án dân sự luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm, trong những năm qua pháp luật về thi hành án dân sự không ngừng được hoàn thiện và ngày càng tiến bộ,
đi sâu vào đời sống của nhân dân
Thi hành án dân sự là một hoạt động có tính chất phức tạp với nhiều vấn đề xoay quanh, đặc biệt là việc hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án dân sự Đây là những trường hợp thường xuyên xảy ra trên thực tế hiện nay, nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ của những nhà nghiên cứu lập pháp, thực hiện pháp luật mà còn bao gồm người dân trên khắp cả nước Việc phân tích, làm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ quy định pháp luật, đồng thời giúp hiểu và áp dụng đúng đắn hơn các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án dân sự trên thực tế Thông qua phân tích các quy định pháp luật về hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án dân sự, việc đánh giá thực tiễn hoạt động hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án dân sự tại Việt Nam hiện nay cùng với đó đề xuất các giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án dân sự tại Việt Nam là vô cùng cấp thiết
Do đó, Nhóm 05 đã nghiên cứu và thực hiện đề tài số 03:
“Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành về hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án dân sự và nêu kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.”
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, báo cáo bài tập nhóm có thể vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót Nhóm 05 hy vọng sẽ được giảng viên đánh giá, góp ý và nhận xét để báo cáo đề tài được hoàn thiện hơn
Nhóm 05 xin chân thành cảm ơn !
Trang 51
B NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1 Khái niệm Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sự là hoạt động hành chính – tư pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định để đưa bản án, quyết định của Tòa án hoặc các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật được thực hiện trên thực tế, là giai đoạn cuối cùng của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các quan hệ dân sự
1.2 Đặc điểm của Thi hành án dân sự
Thứ nhất, THADS là một dạng hoạt động mang tính hành chính – tư pháp của nhà
nước, thể hiện quyền lực nhà nước, do Chi cục thi hành án dân sự và Thừa phát lại thực hiện bảo đảm hiệu lực thực tế của các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước
Thứ hai, THADS là hoạt động có mục đích nhằm thực hiện lợi ích của người được
thi hành án Đồng thời THADS còn phải đảm bảo lợi ích hợp pháp của những người có liên quan đến tài sản là đối tượng trong các quyết định THADS
Thứ ba, THADS chủ yếu là thi hành các quyết định của Tòa án mang tính chất tải
sản đặc trưng của quan hệ dân sự, vì vậy, quyền tự định đoạt của đương sự luôn được tôn trọng trong suốt quá trình thi hành án
Thứ tư, chủ thể thực hiện hoạt động THADS là cơ quan, tổ chức THADS mà cụ thể
là các chấp hành viên hoặc các thừa phát lại
II QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC TRƯỜNG HỢP VỀ HOÃN, TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM
2.1 Hoãn thi hành án dân sự
2.1.1 Quy định pháp luật về hoãn thi hành án dân sự
Hoãn thi hành án là việc cơ quan THADS quyết định chưa tổ chức thi hành án, phải quyết định khi có căn cứ pháp luật quy định Việc hoãn thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật THADS.1
Về căn cứ hoãn thi hành án dân sự 2
Thứ nhất, người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định.
Theo đó, đối với trường hợp người phải thi hành án bị ốm nặng thì phải có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên Đối với trường hợp người phải thi hành án bị mất hoặc
1 Giáo trình Luật thi hành án dân sự, nxb CAND, 2019, tr.170
2 Giáo trình Luật thi hành án dân sự, nxb CAND, 2019, tr 170
Trang 6bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của tòa án thì kèm theo quyết định hoãn thi hành án phải có quyết định của tòa án tuyên rõ người phải thi hành án bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Đồng thời, nghĩa vụ mà người phải thi hành án thực hiện thuộc loại nghĩa vụ phải tự mình thực hiện, trong trường hợp nghĩa vụ thi hành án có thể do người khác thực hiện thay thì sẽ không áp dụng căn cứ này để ra quyết định hoãn thi hành án.
Thứ hai, chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản
án, quyết định.
Theo quy định tại Điều 40 BLDS năm 2015, nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống, trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định trên thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống Việc chưa xác định được nơi cư trú của người phải thi hành án thể hiện ở việc người phải thi hành án thực tế không sinh sống, cư trú tại nơi người đó đăng ký, ví dụ, người phải thi hành án chuyển nhà hoặc bỏ
đi làm ăn xa hoặc mãn hạn tù không về lại địa phương…mà cơ quan thi hành án chưa xác định được nơi cư trú của họ
Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, Thủ trưởng cơ quan THADS chỉ ra quyết định hoãn thi hành án theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 48 Luật THADS trong trường hợp người phải thi hành án phải tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định Do đó, căn cứ chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án cũng chỉ được áp dụng đối với nghĩa vụ mà người phải thi hành án phải tự mình thực hiện Trong trường hợp không rõ địa chỉ của người phải thi hành án nhưng người phải thi hành
án có tài sản tại địa phương thì tài sản đó vẫn bị xử lý để thi hành án
Thứ ba, đương sự đồng ý hoãn thi hành án Xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận trong pháp luật dân sự, người được thi hành án và người phải thi hành án có quyền thỏa thuận về việc hoãn thi hành án.
Về hình thức, việc đồng ý hoãn thi hành án phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của người được thi hành án và người phải thi hành án Đối với trường hợp này thì trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác Nếu đương sự thỏa thuận trong thời gian hoãn thi hành án vẫn phải chịu khoản lãi suất chậm thi hành án thì người phải thi hành án vẫn phải chịu khoản lãi suất này
Thứ tư, tài sản để thi hành án đã được tòa án thụ lý để giải quyết theo quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật THADS; tài sản đã được kê biên theo Điều 90 của Luật THADS nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm
Đối với căn cứ này, tài sản để thi hành án đã được tòa án thụ lý để giải quyết phải
thuộc các trường hợp sau:
Trang 73
(i) Tài sản để thi hành án đã được tòa án thụ lý để giải quyết theo quy định tại Điều
74 Luật THADS thuộc trường hợp xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án
và Điều 75 Luật THADS thuộc trường hợp giải quyết tranh chấp, yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án
(ii) Tài sản để thi hành án thuộc trường hợp tài sản đã được kê biên theo Điều 90 của Luật THADS nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm Đây là trường hợp cơ quan THADS đã kê biên tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp cho người khác, tài sản này tại thời điểm kê biên tài sản có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án nhưng sau khi giảm giá, tài sản này lại có giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm
Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số VKSNDTC hướng dẫn trong trường hợp kê biên, xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án theo quy định tại Điều 90 Luật THADS mà giá của tài sản sau khi giảm giá không lớn hơn nghĩa vụ phải thi hành và chi phí cưỡng chế thi hành án thì người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án có trách nhiệm ra ngay quyết định thu hồi quyết định cưỡng chế, kê biên, xử lý tài sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Luật THADS Trong trường hợp đương sự có tài sản khác ngoài trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 Luật THADS (thuộc hai trường hợp đã phân tích ở trên) thì cơ quan THADS xử lý tài sản đó
11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-để thi hành án mà không ra quyết định hoãn thi hành án
Thứ năm, Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan THADS theo quy định tại điểm b khoản
2 Điều 170 và khoản 2 Điều 179 Luật THADS.
Theo khoản 2 Điều 170 Luật THADS, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự Trung ương có nhiệm vụ trả lời kiến nghị của cơ quan THADS về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị Khoản 2 Điều 179 Luật THADS quy định về trách nhiệm của
cơ quan đã ra bản án, quyết định: có căn bản giải thích những nội dung mà bản án, quyết định tuyên chưa rõ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự hoặc của cơ quan THADS Do đó, trong thời hạn chờ đợi cơ quan cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định tuyên chưa rõ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Thủ trưởng
cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn THADS
Ngoài ra còn một số căn cứ hoãn THADS khác như: Người được nhận tài sản, người được giao nuôi dưỡng đã được thông báo hợp lệ 02 lần về việc nhận tài sản, nhận người được nuôi dưỡng nhưng không đến nhận, việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án chưa thực hiện được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan,
Trang 8Về thời hạn
Thời hạn ra quyết định hoãn THADS là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn THADS quy định tại khoản 1 Điều này Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung 2014 thì phải ra ngay quyết định hoãn THADS khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn THADS quy định tại khoản
1 Điều 48 Luật THADS không còn, hết thời hạn hoãn THADS theo yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi nhận được văn bản trả lời của người
có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng nghị thì Thủ trưởng cơ quan THADS phải ra quyết định tiếp tục THADS
Thẩm quyền và thủ tục hoãn thi hành án dân sự
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 48, Luật THADS 2008, Thủ trưởng cơ quan THADS
đã ra quyết định THADS có thẩm quyền ra quyết định hoãn THADS Khi có căn cứ hoãn THADS thì chấp hành viên chịu trách nhiệm thi hành án đề nghị thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hoãn thi hành án Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hoãn THADS bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn THADS
2.1.2 Đánh giá các quy định pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về hoãn thi hành án dân sự
Thứ nhất, bất cập trong việc ràng buộc thực hiện thẩm quyền yêu cầu hoãn tại khoản
1 Điều 332 BLTTDS năm 2015: “Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Việc hoãn thi hành bản án, quyết định được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.” Trong khi đó, Điều
48 Luật THADS quy định: “Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án chỉ được yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được.”
Theo các quy định này, người có thẩm quyền kháng nghị có quyền yêu cầu hoãn để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Điều này được hiểu rằng, chỉ khi có căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm thì người có thẩm quyền kháng nghị bản án có hiệu lực của Tòa án mới có công văn yêu cầu Thủ trưởng cơ quan THADS hoãn thi hành án Tuy nhiên, pháp luật cho phép thời hạn nộp đơn yêu cầu giám đốc thẩm của công dân là
“…ba năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật đương sự đã
có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm” (Điều 334 BLTTDS 2015) Trong
khoảng thời gian 3 năm đó đương sự có thể nộp đơn bất cứ thời điểm nào, giả sử đến 2 năm 9 tháng đương sự mới nộp đơn thì đến thời điểm người có thẩm quyền quyết định rằng: có căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm thì có thể vụ án đã được thi hành do đó quy
Trang 9Điều 2 Luật THADS quy định, bản án có hiệu lực pháp luật là có hiệu lực thi hành
án Tại Quyết định số 273/QĐ-TCTHADS ngày 22 tháng 02 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS, ban hành Quy trình, quy định việc phân công nhiệm vụ tổ chức THADS thì việc thụ lý thi hành án và các bước triển khai thực hiện đến thời điểm ra quyết định thi hành án tổng cộng chỉ từ 7 đến 12 ngày
Theo quy định tại Điều 334 BLTTDS 2015, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 05 năm nếu trong vòng 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật đương sự đã có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm nhưng sau khi hết thời hạn 03 năm đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị và bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 BLTTDS, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm đến lợi ích của cộng đồng, lợi ích của nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó
Khi các đương sự (bên bị thi hành án) nhận được bản án để khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm thì bên được thi hành án cũng đồng thời có bản án để yêu cầu được thi hành án Vì thủ tục xem xét giám đốc thẩm thì cần phải tuân theo trình tự nhất định Theo điểm đ khoản 1 Điều 15 Quyết định số 625/QĐ-CA ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quy chế giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị, thông báo đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân thì thời hạn xem xét đơn của người có thẩm quyền đối với Vụ việc có văn bản yêu cầu hoãn thi hành án là không quá 06 tháng và 25 ngày do quá trình tiếp nhận và xử lý đơn, rút hồ sơ quy định tại Quy chế này (trên thực tế thường mất nhiều thời gian hơn) nên trong một số trường hợp Cơ quan THADS đã có quyết định thi hành bản án và thực hiện việc thi hành án, thậm chí có những vụ đã cưỡng chế thi hành án rồi mới có Công văn yêu cầu hoãn của người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm
Thứ ba, trong trường hợp hoãn thi hành án dân sự vì chưa xác định được địa chỉ của
người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể
tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định thì Luật thi hành án dân sự chưa
làm rõ khái niệm như thế nào là “Vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án
3 Quy định của pháp luật về hoãn thi hành án dân sự - Những bất cập và kiến nghị, Tapj chí Tòa
án, va-kien-nghi , Truy cập ngày 28/08/2023
Trang 10https://tapchitoaan.vn/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-hoan-thi-hanh-an-dan-su-nhung-bat-cap-không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định” nên việc áp dụng điều kiện
hoãn thi hành án vì lý do trên trong thực tiễn vẫn chưa bảo đảm tính thống nhất
Thứ tư, trong trường hợp hoãn thi hành vì việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi
hành án theo quy định tại Điều 54 của Luật THADS chưa thực hiện được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn về nội dung
“sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan” trong trường hợp này Nếu dẫn chiếu
đến quy định về sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan được quy định tại khoản
3 Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì chưa thực sự hợp lý vì đó là trường hợp sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan của việc xác định thời hiệu yêu cầu thi hành án
Do đó, việc hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này là cần thiết để thuận lợi hơn cho cơ quan THADS trong quá trình áp dụng
Đối với trường hợp đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế Tại điểm
a khoản 3 Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định sự kiện bất khả kháng hoặc trở
ngại khách quan bao gồm: “Đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế” Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP: “Trường hợp chưa xác định được người thừa kế thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại nơi có tài sản, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày thông báo, niêm yết để người thừa kế biết, liên hệ và thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án để lại; hết thời hạn này mà không có người khai nhận thừa kế thì cơ quan thi hành án dân sự xử
lý tài sản để thi hành án” Như vậy, các quy định pháp luật trong trường hợp này chưa có
sự thống nhất, nên cơ quan THADS phải hoãn thi hành án hay tiếp tục xử lý tài sản trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế? Do đó cũng cần thiết phải có hướng dẫn
cụ thể hơn về vấn đề này
Thứ năm, với trường hợp hoãn thi hành vì nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của
những người có thẩm quyền kháng nghị ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành
án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế thì thực tiễn có những trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền, cơ quan THADS chuẩn bị thực hiện cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người trúng đấu giá thì có yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị Trong trường hợp này, cơ quan THADS có được tiếp tục thực hiện cưỡng chế giao tài sản cho người trúng đấu giá không? Nếu hoãn thi hành
án thì ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua được tài sản bán đấu giá, nếu không hoãn thì vi phạm khoản 2 Điều 48 Luật THADS Do vậy, có thể xem xét bổ sung thêm quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật THADS trường hợp ngoại lệ theo quy định tại khoản 2 Điều
103 Luật THADS cho phù hợp, cụ thể: “Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của những người có thẩm quyền