1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam

175 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 1,19 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án (14)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án (15)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án (16)
  • 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án (18)
  • 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án (18)
  • 7. Kết cấu của luận án (18)
  • Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG Á VÀ VIỆT NAM (19)
    • 1.1. Những công trình nước ngoài có liên quan (19)
      • 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ (19)
      • 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ (21)
      • 1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về chính sách và bài học phát triển công nghiệp hỗ trợ (22)
    • 1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam (23)
      • 1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận công nghiệp hỗ trợ (23)
      • 1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển CNHT (24)
      • 1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ (26)
    • 1.3. Những kết luận rút ra từ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án…… 17 Tiểu kết chương 1 (28)
  • Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ (31)
    • 2.1 Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hỗ trợ (31)
      • 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ (31)
      • 2.1.2. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ ở một số nước và Việt Nam (33)
      • 2.1.3. Phạm vi của ngành công nghiệp hỗ trợ (34)
      • 2.1.4. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ (35)
      • 2.1.5. Đặc điểm ngành công nghiệp hỗ trợ (36)
      • 2.1.6. Vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ (40)
    • 2.2. Nội dung cơ bản của việc phát triển CNHT (44)
      • 2.2.1. Khái niệm phát triển công nghiệp hỗ trợ (44)
      • 2.2.2. Nội dung phát triển công nghiệp hỗ trợ (45)
      • 2.2.3. Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam (47)
  • Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á (56)
    • 3.1. Khái quát thực trạng phát triển CNHT của một số nước Đông Á (Nhật Bản, (56)
      • 3.1.1. Thực trạng chung phát triển CNHT của các nước Đông Á (56)
      • 3.1.2. Thực trạng phát triển CNHT tại Nhật Bản (59)
      • 3.1.3. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Trung Quốc (63)
      • 3.1.4. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Thái Lan (68)
    • 3.2 Các nhân tố tác động đến CNHT của một số nước Đông Á (71)
    • 3.3 Một số thành tựu đạt được và hạn chế trong phát triển CNHT ở các nước Đông Á 64 .1. Một số kết quả đạt được trong phát triển CNHT ở Nhật Bản (75)
      • 3.3.2. Một số kết quả đạt được trong phát triển CNHT ở Trung Quốc (88)
    • 3.4 Bài học kinh nghiệm trong phát triển CNHT của một số nước Đông Á (101)
      • 3.4.1. Những bài học thành công (101)
      • 3.4.2. Những bài học thất bại (108)
  • Chương 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ PHÙ HỢP CHO VIỆT NAM (112)
    • 4.1.1. Thực trạng công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp dệt may (112)
    • 4.1.2. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp điện tử (115)
    • 4.1.3. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp ô tô (117)
    • 4.1.4. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp da giày (121)
    • 4.2.1. Những kết quả đạt được trong phát triển Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam (123)
    • 4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân (127)
    • 4.3. Quan điểm và định hướng về phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2030 (135)
      • 4.3.1. Quan điểm về phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2030. … (135)
      • 4.3.2. Định hướng về phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2030 (137)
    • 4.4. Một số bài học phù hợp nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam từ các nước Đông Á (138)
      • 4.4.1. Bài học chung phát triển ngành CNHT tại Việt Nam (138)
      • 4.4.2. Nhóm bài học rút ra phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành ô tô, dệt may và điện tử, da giày (154)
  • KẾT LUẬN (160)

Nội dung

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.

Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là ngành cung cấp đầu vào cho hầu hết các ngành công nghiệp khác, nên ngành CNHT phát triển sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của toàn bộ nền công nghiệp và rộng hơn là nền kinh tế của mỗi quốc gia CNHT phát triển giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững, hạn chế tác động của khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài, ví dụ như khủng hoảng kinh tế năm 2008, các nước như Trung Quốc, Nhật Bản ít bị tác động của khủng hoảng nhờ CNHT phát triển Còn đối với quá trình công nghiệp hóa, CNHT là ngành có nhu cầu lớn nhất trong việc sử dụng công nghệ hiện đại nhất Do vậy phát triển CNHT sẽ thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và nội lực hóa công nghệ, tạo nền tảng đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Ngoài ra, phát triển công nghiệp hỗ trợ góp phần cải công nghiệp hỗ trợ đó đi trước một bước để mở đường,với tác dụng như vậy, ngành CNHT được xem là mắt xích quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Đông Á, trong những năm gần đây, được đánh giá là một trong những khu vực năng động nhất thế giới với mức tăng trưởng kinh tế trung bình 5%- 6% mỗi năm Đặc biệt phải kể đến các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan Đây đều là các nước láng giềng có nhiều nét tương đồng với Việt Nam cả về văn hóa, truyền thống, tín ngưỡng, dân số, vị trí địa lý, điều kiện kinh tế Riêng Thái Lan có nét tương đồng với Việt Nam nhất vì có cùng quy mô dân số, diện tích, nằm trong khu vực Đông Nam Á, đều có thời gian bị các nước thuộc địa xâm chiếm nên sau khi các nước được giải phóng độc lập nền kinh tế đất nước đều bắt đầu từ cột mốc rất thấp Ngoài ra các chỉ số phát triển kinh tế hiện tại của Việt Nam đang có nhiều điểm tương đồng với kinh tế các nước này vào khoảng 10-15 năm trước cụ thể như các hiệp định FTA sẽ tác động tích cực đến hoạt động sản xuất xuất khẩu, tỷ lệ cơ cấu dân số trẻ, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển, tầng lớp trung lưu tăng mạnh, các chỉ số thể hiện tiềm năng đẩy mạng công nghiệp hóa dần thay thế choNông, Lâm, Ngư nghiệp Điều này cho thấy Việt Nam cần có những nghiên cứu về sự phát triển kinh tế của các nước đặc biệt liên quan đến thành công về công nghiệp hóa để làm bài học kinh nghiệm cho mình Nổi bật nhất trong sự thành công trong quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan đều có điểm chung chính là phát triển ngành CNHT Những nước này đều xây dựng chính sách công nghiệp hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu và hướng tới nâng cao trình độ của ngành CNHT thông qua đầu tư dài hạn vào công nghệ, xây dựng cơ bản và con người Tuy nhiên, đi vào từng chính sách cụ thể thì có thể nhận thấy không có một công thức chung cho việc phát triển CNHT, mà ở mỗi quốc gia lại có những bài học kinh nghiệm khác nhau với mục đích chung là biến ngành CNHT trở thành ngành chủ chốt tạo góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.

Việt Nam sau khi hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN và ký kết các Hiệp định thương mại tự do cũng đưa ra mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ là chiến lược chung cho toàn xã hội nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Thế nhưng thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam bị đánh giá còn chậm phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp, đặc biệt là cung cấp linh kiện cho các doanh nghiệp, các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài Hơn nữa, số lượng doanh nghiệp chuyên về công nghiệp hỗ trợ còn ít, trình độ chỉ ở mức trung bình, thậm chí còn thấp và lạc hậu so với khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới Đây là một trở ngại lớn cho sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng Các quy định pháp luật hiện hành cũng còn không ít bất cập, vướng mắc nên không tạo ra các cơ chế, chính sách mạnh mẽ thúc đẩy CNHT phát triển Do cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của các đối tác và khả năng cạnh tranh đang còn thấp Cho đến nay, Hiện nay, một số ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, lắp ráp ô-tô, xe máy… hầu như chưa có công nghiệp hỗ trợ đi kèm, nên phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, khiến sản xuất còn manh mún, bị động, chi phí cao.

Thực tế, ngành CNHT của Việt Nam những năm gần đây cũng được chú trọng, tuy nhiên phát triển chưa tương xứng do còn nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách và cả từ chính doanh nghiệp Bài học về sự phát triển CNHT của các nước như Nhật Bản, TrungQuốc, Thái Lan… sẽ là kinh nghiệm quý báu để các DN trong nước học hỏi và ứng dụng.Việt Nam cần tận dụng lợi thế là các nước đi sau áp dụng các bài học, kinh nghiệm phát triển CNHT của các nước đi trước một cách phù hợp đối với tình tình thực tế của nước ta Do vậy cần có những nghiên cứu sâu sắc về thực trạng phát triển CNHT của các nước Đông Á để có thể đúc rút những kinh nghiệm, bài học nhằm mục đích xây dựng được bộ giải pháp đúng hướng phát triển ngành CNHT phù hợp với điều kiện và nhu cầu của đất nước.

Với nhận thức như vậy, tác giả đã lựa chọn và thực hiện đề tài “ Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và Bài học cho Việt Nam ” cho Luận án tiến sĩ kinh tế quốc tế của mình, hy vọng từ kinh nghiệm rút ra được từ nghiên cứu CNHT ở các nước Đông Á và từ thực tế Việt Nam, sẽ giúp đề xuất được một số định hướng, bài học phù hợp để góp phần đẩy nhanh phát triển CNHT của đất nước, giúp Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.

Phương pháp nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với vận dụng các quan điểm,đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, Luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

(i) Về phương pháp thu thập dữ liệu:

 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy từ cơ sở dữ liệu của Bộ Công thương, Trung tâm SIDEC – Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công nghiệp – Bộ Công thương; Bộ kế hoạch đầu tư; Tổng Cục Thống kê; Tổng cục Hải quan; Trademap.org, UNComtrade Cụ thể: Các số liệu về thực trạng các ngành công nghiệp và CNHT của các ngành đó được lấy từ nguồn Trang Web Tổng cục Thống kê; trang web Tổng cục Hải quan; Trung tâm hỗ trợ

DN CNHT (SIDEC) - Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp – Bộ Công thương, ngoài ra tác giả tham khảo số liệu, sơ đồ được từ các báo cáo nghiên cứu từ các cơ quan nhà nước, nghiên cứu khoa học của các quốc gia nghiên cứu và được trích dẫn cụ thể.

Các dữ liệu khác liên quan đến CNHT và các sản phẩm CNHT của các quốc gia, cũng như chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ được thu thập từ các trang web Bộ Công thương, Bộ kế hoạch và đầu tư; Chính phủ, các nguồn khác tổ chức CNHT, Hiệp hội các doanh nghiệp CNHT, Trung tâm Phát triển doanh nghiệp CNHT – Bộ Công thương, các đề tài nghiên cứu, luận án, bài báo, bài phân tích,… có liên quan.

 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn, điều tra các đối tượng là các tổ chức liên quan đến CNHT của các nước Đông Á và Việt Nam.

Tác giả cũng có các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia nghiên cứu tại Việt Nam và Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan; các nhà hoạch định chính sách liên quan đến CNHT ở Việt Nam Toàn bộ số liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS.

(ii) Về phương pháp phân tích dữ liệu

Các phương pháp phân tích dữ liệu cơ bản trong nghiên cứu kinh tế được sử dụng trong nghiên cứu của luận án bao gồm:

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về phát triển CNHT dựa trên việc kế thừa các tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về CNHT; xây dựng hệ thống lý thuyết mới về khái niệm, nội dung phát triển CNHT, các bộ tiêu chí đánh giá phát triển CNHT, được áp dụng cho các chương 2,3,4 của luận văn.

+ Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để sắp xếp, phân loại và xử lý tổng hợp số liệu thu thập, từ đó xây dựng các bảng biểu, đồ thị để phân tích dữ liệu đánh giá thực trạng phát triển CNHT các nước Đông Á và Việt Nam và từ đó rút ra được kết quả phát triển CNHT, các yêu tố ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm.

+ Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh, đánh giá các chính sách, biện pháp, hành động mang tính định hướng, chủ động phát triển công nghiệp hỗ trợ ở các nước Đông Á đã thực hiện Từ đó so sánh tương quan các nét tương đồng giữa Việt Nam và các nước Đông Á để rút ra các bài học áp dụng phù hợp thực tiễn Việt Nam Được áp dụng cho các chương 2,3,4.

+ Phương pháp thu thập và hệ thống hóa các số liệu Luận án sử dụng phương pháp này để phân tích, đánh giá, tổng kết các công trình đã nghiên cứu, các kinh nghiệm, các dữ liệu thực tiễn liên quan đến đề tài luận án Trong đó, do tính chất mới của vấn đề, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study), vốn thích hợp cho việc phát hiện các vấn đề mới, cũng như cho việc đề xuất các giả thuyết cho các nghiên cứu tiếp theo trên diện rộng hơn Được áp dụng cho các chương 2,3,4.

+ Phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh được sử dụng để phân tích, đánh giá,nhận diện các vấn đề đặt ra, so sánh tương quan về tình hình phát triển và xác định các bài học kinh nghiệm phù hợp áp dụng vào thực tiễn của ngành CNHT tại Việt Nam Được áp dụng cho các chương 2,3,4 của luận văn.

Đóng góp mới về khoa học của luận án

Một là, Hệ thống hóa một cách toàn diện một số vấn đề luận về CNHT, các nội dung phát triển CNHT và các nhóm tiêu chí đánh giá cũng như nhân tố tác động tới CNHT để làm cơ sở phân tích trong toàn bộ luận án.

Hai là, Trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển CNHT ở một số nước Đông Á thông qua các nội dung phát triển CNHT, chỉ ra những thành công, những hạn chế và tồn tại, và xác định nguyên nhân của chúng.

Ba là, sau khi tổng kết và khái quát những đặc điểm và vấn đề của CNHT và phát triển CNHT của Việt Nam, và trên cơ sở những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia Đông Á Luận án sẽ đề xuất một số quan điểm và bài học phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển CNHT ở Việt Nam trong điều kiện HNKTQT sâu rộng đến năm 2030.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Luận án sẽ là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Kinh tế học ở Việt Nam nói chung và là tài liệu nghiên cứu lý luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ nói riêng.

- Luận án cung cấp các luận cứ, cơ sở khoa học cho Việt Nam trong việc hoạch định các chính sách cho phát triển CNHT; rút ra bài học kinh nghiệm phát triển CNHT từ ba nền kinh tế phát triển nhất Đông Á (Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc) từ đó gợi mở một số bài học nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong phát triển CNHT ở Việt Nam.

Kết cấu của luận án

Luận văn bao gồm các phần: Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các Bảng, Hình,Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo thì được chia thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ ở các nước Đông Á và Việt Nam

Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Chương 3: Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ của một số nước Đông Á

Chương 4: Quan điểm định hướng và bài học phát triển công nghiệp hỗ trợ áp dụng cho

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG Á VÀ VIỆT NAM

Những công trình nước ngoài có liên quan

Hiện nay, có một số công trình khoa học của các nước nghiên cứu về CNHT dưới các khía cạnh khác nhau mà tác giả tìm hiểu và phân loại cụ thể dưới đây:

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ

- Cuốn sách: “White paper on Industry and Trade” (Sách trắng về hợp tác kinh tế) của Bộ thương mại và công nghiệp quốc tế Nhật Bản, năm 1985, nơi thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được dùng để chỉ “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ” (SMEs), các doanh nghiệp góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các nước châu Á Trong cuốn sách này các tác giả làm rõ được các khái niệm liên quan về doanh nghiệp CNHT bằng cách đi sâu làm rõ các vai trò của các công ty sản xuất linh kiện, phụ kiện trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH- HĐH) của các nước ASEAN Khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được thúc đẩy phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp lớn, các ngành công nghiệp nói chung và được coi là các doanh nghiệp hỗ trợ [8].

- Công trình nghiên cứu: “Production Networks and Industrial Clusters: Integrating Economies in

Southeast Asia” (Mạng lưới sản xuất và cụm công nghiệp: Các nền kinh tế mới nổi tại Đông Á), 2008, Ikuo

Kuroiwa và Toh Mun Heng, công trình với cách nhìn tổng quan về mạng lưới sản xuất (MLSX) và cụm công nghiệp (CCN) tại ASEAN, như cơ chế MLXS, mối quan hệ giữa cụm CCN và MLSX tại khu vực này Nghiên cứu đã phân tích CCN điện tử tại Indonexia và Malaysia, cũng như phát triển của các CCN ô tô và MLSX tại Thái Lan, trên cơ sở đó đề xuất hướng hợp tác kinh tế khu vực.

- Công trình nghiên cứu: “Green Practices in Supply Chain Management: Case Studies” (Nghiên cứu:Thực hành trong quản lý chuỗi cung ứng xanh), 2020, Mehmet Sıtkı Saygili, , Ziynet Karabacak , Quản lý chuỗi cung ứng xanh (GSCM) đã nổi lên trong vài năm qua như một mô hình quản lý quan trọng Các công ty đã xem xét chuỗi cung ứng của họ (SC´s) và nhận thấy những lĩnh vực mà cải tiến hoạt động có thể tạo ra mức hiệu suất tốt nhất hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, xã hội Mục đích của nghiên cứu này là cung cấp thông tin về các phát triển và phạm vi của khái niệm quản lý chuỗi cung ứng xanh trong khuôn khổ của nghiên cứu tài liệu và trình bày các trường hợp từ các ứng dụng chuỗi cung ứng xanh của các công ty trong lĩnh vực khác nhau Từ đó có đủ cơ sở, đánh giá tác động môi trường, xã hội và kinh tế của môi trường xanh thực tiễn tại các công ty nghiên cứu.[102]

- Công trình nghiên cứu: “The Competitive Advantage Of Nations” (Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia), Harvard Business Review được xuất bản thành sách của tác giả M.E Porter, công bố năm 1990, NXB Đại học Havard - New York Mỹ Trong đó, CNHT đã được phân tích như là một trong năm yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia; đây được xem là yếu tố quyết định lớn thứ ba của lợi thế quốc gia trong việc cạnh tranh quốc tế Kinh nghiệm rút ra ở đây là các nhà cung cấp quốc tế tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua các ngành công nghiệp hỗ trợ bằng cách họ cung cấp các đầu vào chi phí-hiệu quả nhất một cách sớm nhất, nhanh chóng, hiệu quả và đôi khi có cả ưu đãi đối với các nước có nền công nghiệp hỗ trợ đang phát triển, đổi lại các công ty này có thể dễ dàng tìm nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, các thành phần, hoặc các công nghệ hỗ trợ mà không cần phải bỏ tự bỏ vốn sản xuất chúng [101].

- Công trình nghiên cứu: “Investigation report for industrial development: supporting industry sector” (Báo cáo điều tra phát triển công nghiệp: lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ) – Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), (2005), Tokyo Tài liệu này đã đưa ra báo cáo điều tra phát triển công nghiệp về “ngành công nghiệp hỗ trợ”, đã đánh giá vai trò quan trọng và thực trạng CNHT trong các ngành công nghiệp Nhật Bản; kết luận về mối liên hệ, tính liên kết trong sản xuất sản phẩm cũng như cho ngành công nghiệp nói riêng, nền kinh tế Nhật Bản nói chung.

Cụ thể đối với sản phẩm, bộ phận, chi tiết của Nhật Bản sản xuất tại Việt Nam phụ thuộc vào các yếu tố chất lượng, chi phí, thời gian để có thể cạnh tranh trên thị trường, do vậy để giảm chi phí và thời gian giao hàng, đồng thời đảm bảo được chất lượng sản phẩm thì cần thiết sự phát triển lành mạnh của các ngành công nghiệp hỗ trợ này [94].

- Công trình nghiên cứu “Supporting Industries: A Review of Concepts and Development” (Các ngành công nghiệp hỗ trợ: Đánh giá các khái niệm và phát triển)

– Nguyen Thi Xuan Thuy, năm 2006 Tài liệu này đề xuất các định nghĩa về công nghiệp hỗ trợ có thể sử dụng ởViệt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, xúc tiến hợp tác cho các địa phương, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, kỹ nghệ mối liên kết thử nghiệm, và mạng lưới sản xuất đặc biệt quan trọng, đồng thời cũng chỉ rõ được những điểm đồng nhất về xuất phát điểm, đặc điểm kinh tế của Việt Nam với một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam [113].

- Công trình nghiên cứu: “Promotion of surporting Industries- The key for attracting FDI in development countries” (Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ - Chìa khóa để thu hút FDI ở các nước đang phát triển), Do Manh Hong,

2008 Công trình trên thể hiện được vai trò của ngành CNHT như chìa khóa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và các nước đang phát triển, vai trò này được đánh giá ngành càng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế Các nước đang phát triển cần tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn theo con đường duy nhất là xây dựng và phát triển một ngành CNHT đủ lớn, có khả năng mang lợi lại cho dòng vốn FDI một cách hiệu quả và bền vững [88].

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ

- Công trình nghiên cứu: “Strengthening of Supporting Industries: Asian Experience” (Tăng cường các ngành công nghiệp hỗ trợ: Kinh nghiệm Châu Á), của Asian Productivity Organisation (Tổ chức Năng suất châu Á), xuất bản năm 2002 Tác phẩm tập trung trình bày về các chính sách phát triển CNHT qua các giai đoạn ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan Các chính sách này chủ yếu tìm hiểu vào một số nội dung chính như: quy định về tỷ lệ nội hóa và hỗ trợ mạnh mẽ, thu hút đầu tư nước ngoài, khả năng liên kết doanh nghiệp là điều kiện cần và đủ để phát triển ngành CNHT [85].

- Công trình nghiên cứu “Multinational Enterprises and Technological Effort by Local Firms: A Case

Study of the Malaysian Electronics and Electrical Industry” (Tập đoàn đa quốc gia và các nỗ lực công nghệ của doanh nghiệp địa phương: trường hợp nghiên cứu ngành công nghiệp điện và điện tử Malaysia), Noor, Halim, Clarke Roger, Driffield và Nigel cho thấy vai trò của chính phủ trong công cuộc đổi mới, sáng tạo từ các nhà cung cấp nội địa trong ngành điện tử [91].

- Cuốn sách: “Japanese - Affiliated Manufactures in Asia” (Các nhà sản xuất Nhật Bản tại Châu Á), được thực hiện bởi Tổ chức Xúc tiến Ngoại Thương Nhật Bản (JETRO), năm 2003, đã phân tích tình hình thuê ngoài và cung ứng các sản phẩm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô của Nhật Bản ở Châu Á (ASEAN và Ấn Độ) Từ đó chỉ ra cơ hội thách thức mà các nhà sản xuất Nhật Bản tại Châu Á đang gặp phải nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục [91].

- Công trình nghiên cứu “Survey on comparision of background, policy measures and outcome for delelopment of supporting industries in ASEAN” (Khảo sát về so sánh nền tảng, các biện pháp chính sách và kết quả cho việc loại bỏ các ngành công nghiệp hỗ trợ trong ASEAN), năm 2011 của Goodwill Consultant JSC và Diễn đàn phát triển Việt Nam Trong đó, các tác giả đã phân tích Malaysia và Thái Lan, là hai trong số các nước ASEAN đã có nhiều chương trình dành cho CNHT từ những năm 1980 Thông qua việc phân tích các vấn đề: bối cảnh; tổ chức chính sách; ảnh hưởng chính sách và kết quả đạt được Các tác giả đưa ra 07 vấn đề: Khủng hoảng - chất xúc tác; tác động qua lại giữa lợi ích quốc gia và lợi ích nước ngoài thời kỳ toàn cầu hóa; xúc tiến mở và xúc tiến bắt buộc; áp dụng có điều chỉnh; sự quan tâm đến xúc tiến CNHT; các biện pháp chính sách và việc tổ chức thực hiện Các tác giả đưa ra những so sánh với Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng CNHT Việt Nam từ đó rút ra các bài học để phát triển CNHT [90].

1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu về chính sách và bài học phát triển công nghiệp hỗ trợ

- Công trình nghiên cứu: “Effects of the Crisis on the Automotive Industry in Developing Countries A

Global Value Chain Perspective” (Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với ngành công nghiệp ô tô ở các nước đang phát triển Quan điểm về chuỗi giá trị toàn cầu) của tác giả T.J Sturgeon và J.V Biesebroeck, nghiên cứu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 đối với CN ô tô ở các nước đang phát triển xét trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) So sánh các con đường phát triển ô tô giữa ba nước Mexico, Trung Quốc và Ấn Độ, rút ra khuyến nghị chính sách cho sự phát triển ngành CN này là tăng cường nội địa hóa sản phẩm và hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước [116].

Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận công nghiệp hỗ trợ

- Công trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia: “Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, năm 2020, trường Đại học Ngoại Thương Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), làm tiền đề xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

- Xây dựng khung phân tích cơ sở khoa học để xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

- Phân tích hiện trạng chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

- Dự báo xu thế phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh CMCN 4.0 tại Việt Nam

- Đề xuất khung chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 trong bối cảnh CMCN 4.0

- Trong Cuốn sách: “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hoá Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, của Trần Văn Thọ, có Chương 10: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, Mũi đột phá chiến lược.Trong đó, tác giả cho rằng, Đông Á là khu vực năng động nhất trên địa cầu hiện nay Làn sóng công nghiệp đang chuyển động mạnh tại vùng này Từ đó đi đến trả lời các câu hỏi: Vị trí của Việt Nam ở đâu trên bản đồ công nghiệp Đông Á? Sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc tác động như thế nào đến Việt Nam? Hiệp định tự do thương mại(FTA) và trào lưu hướng đến Cộng đồng Đông Á có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam? “Từ đó tác giả đã tập trung phân tích hầu hết các vấn đề liên quan đến công nghiệp hoá, đề khởi các chiến lược, chính sách, biên pháp nhằm tăng sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam để đối phó hữu hiệu với các thách thức và tận dụng các cơ hội phát triển ở Đông Á” [75].

- Cuốn sách “Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam”, do GS Kenichi Ohno, Diễn đàn phát triển Việt Nam - VDF, (2007) chủ biên, NXB Lao động Xã hội, đã đưa ra kết quả khảo sát về thực trạng các ngành CNHT; đánh giá tổng quan về thực trạng và vấn đền phát triển CNHT Việt Nam hiện nay, tổng kết lịch sử ra đời và năm khái niệm liên quan CNHT đề xuất cho Việt Nam đồng thời cuốn sách cũng đưa ra nguyên nhân đòi hỏi cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu trong chiến lược phát triển CNHT do FDI dẫn dắt [33].

- Bài viết “Mô hình nào cho cụm liên kết ngành ở Việt Nam”, Phạm Đình Tài, Tạp chí Tài chính, số 4, 2013, đã chỉ rõ vai trò của cụm liên kết ngành như một công cụ chính sách quan trọng, như kéo theo sự gia tăng phát triển các doanh nghiệp trong ngành CNHT Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành CNHT sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư, các đầu tư nước ngoài và tiếp cận được khoa học công nghệ hiện đại Bài viết khẳng định sự phát triển cụm liên kết ngành sẽ là điều kiện cần thiết cho sự phát triển ngành CNHT [50].

- Bài viết “Phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trước làn sóng đầu tư mới của các công ty xuyên quốc gia

Nhật Bản”, Tạp chí kinh tế châu Á- Thái Bình Dương, Trần Quang Lâm, Đinh Trung Thành (2007) đã chỉ ra tầm quan trọng của CNHT như là một trong những điều kiện quan trọng, không thể thiếu nhằm tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút FDI của các TNCS nước ngoài.

1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển CNHT

- Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt

Nam”, Nguyễn Thu Thủy, Trường Đại học Ngoại thương, 2010, đã chỉ rõ được thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2005-2010, tác giả đã rút ra được nhiều bài học cho ngành CNHT của Việt Nam hiện nay qua ba ngành công nghiệp hỗ trợ chính: ô tô, điện tử, dệt may [54].

- Trong công trình nghiên cứu: “Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước Châu Á và bài học cho Việt

Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 42/2010, Đào Ngọc Tiến đã đề cập đến thực trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,… các nước đi đầu trong việc phát triển CNHT trong 5 năm từ 2005-2010. Đây là công trình được tác giả nghiên cứu khảo sát thông qua việc thống kê lượng vốn mà các nước đầu tư vào các ngành CNHT Từ những nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cho Việt Nam thông qua các bài học kinh nghiệm từ các nước đi trước [52].

- Công trình nghiên cứu “Phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Hội thảo quốc tế “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước châu Á” do Trường Đại học Ngoại thương tổ chức tại Hà Nội, 10/2009, Đào Ngọc Tiến đã đưa ra các ví dụ thành công trong mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Nhật Bản và các nước láng giềng Châu Á, từ đó giúp đưa ra những định hướng và giải pháp giúp phát triển CNHT tại Việt Nam [52].

- Trong công trình nghiên cứu: Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, từ quy hoạch đến Kế hoạch hành động thông qua quan hệ đối tác Monozukuri Việt Nam - Nhật Bản, Diễn đàn phát triển Việt Nam, NXB Lý luận Chính trị Hà Nội Kennichi Ohno, 2008, có đưa ra có bộ phương án đề xuất cho nhằm phát triển CNHT tại Việt Nam thông qua thông qua nghiên cứ so sánh quy trình Monozukuri giữa Việt Nam và Nhật Bản : Việt Nam phải cải thiện mạnh mẽ năng lực doanh nghiệp trong nước nhằm tạo ra giá trị nội địa, Xây dựng quan hệ đối tác song phương về monozukuri, Cùng sản xuất hàng hóa cần kỹ năng cao thông qua phân công lao động: Nhật Bản: quy trình monozukuri cần nhiều vốn và công nghệ Việt Nam: quy trình monozukuri sử dụng nhiều lao động [32].

- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam”, Hà Thị Hương Lan, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2014, đã làm rõ những vấn đề lý luận về CNHT, đặc biệt làm rõ vai trò và những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển CNHT; Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng CNHT trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong phát triển CNHT Từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển CNHT trong một số ngành công nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế [36].

- Năm 2007, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) trong dự án Hợp tác nghiên cứu giữa NEU và Grips đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề “Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam” chỉ rõ những tồn tại cần khắc phục trong công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam Cũng trên tinh thần đó, năm 2009, trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã kết hợp với Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản (VJCC) đã tổ chức Hội thảo: “Phát triển CNHT:

Kinh nghiệm Nhật Bản và một số nước châu Á” Hội thảo đưa ra các ví dụ thành công trong mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Nhật Bản và các nước láng giềng Châu Á, từ đó chỉ ra những định hướng, giải pháp để phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam [23].

-Bài viết: “Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nhằm thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản vào phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” trên Tạp chí Kinh tế và phát triển, Số 185, tháng 11 năm 2012, trang 56-63, tác giả Phạm Thị Huyền đã cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Nhật Bản có xu hướng đẩy mạnh hợp tác và đầu tư ra nước ngoài và đang rất quan tâm đến thị trường Việt Nam Liệu Việt Nam có thể là điểm đến lựa chọn của họ? Việc đón dòng vốn đầu tư này là cần thiết cho Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa tới 2020, đặc biệt là phát triển công nghiệp hỗ trợ.

1.2.3 Nhóm công trình nghiên cứu về chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ

- Công trình nghiên cứu “Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam” do Kennichi Ohno, Diễn đàn Phát triển Việt

Nam, chủ biên, được NXB Lý luận Chính trị công bố năm 2006 Các tác giả đã cố gắng thu thập những văn bản chính sách chính sách công nghiệp quan trọng, nghiên cứu về cách thức trao đổi thông tin giữa chính phủ và công đồng doanh nghiệp đưa ra các vấn đề về chính sách công nghiệp ở các nước Châu Á đã thành công trong ngành CNHT và nêu một vài gợi ý cho chính sách phát triển CNHT của Việt Nam [31]

Những kết luận rút ra từ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án…… 17 Tiểu kết chương 1

Các nghiên cứu kể trên đã phản ánh được nhiều mặt về CNHT và phát triển CNHT ở một số nước Đông Á như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam Đây đều là các tài liệu có giá trị tham khảo cao cụ thể:

(1) Về lý luận, khái niệm CNHT và phát triển CNHT.

Về lý luận, các đề tài này đã hệ thống được một số lý thuyết quan trọng về CNHT như khái niệm, vai trò, điều kiện phát triển, tiêu chí phát triển, nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNHT, Tuy nhiên, hệ thống cơ sở lý thuyết về phát triển CNHT vẫn còn một số hạn chế như sau:

Về khái niệm và phạm vi của CNHT: ở mỗi công trình nghiên cứu có cách tiếp cận, định nghĩa khác nhau về CNHT với các phạm vi rộng, hẹp khác nhau, điều này đã dẫn đến sự khó khăn khi tiếp cận các số liệu phân tích thực trạng phát triển CNHT, đồng thời là sự khó khăn trong quá trình xác định đối tượng là DN CNHT để xây dựng, thực thi các chính sách hỗ trợ, ưu đãi Do đó, vấn đề đầu tiên tác giả cần chú trọng là việc xác định khái niệm, phạm vi CNHT của đề tài luận án phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Về tiêu chí đánh giá sự phát triển, ở các công trình nghiên cứu trước, việc tiếp cận các tiêu chí đánh giá sự phát triển vẫn còn khá chung chung, dẫn đến các số liệu phân tích thực trạng phát triển CNHT còn yếu; đặc biệt là, các tiêu chí đưa ra chưa bám sát theo khái niệm và các vấn đề cơ bản của Phát triển ngành CNHT.

(2) Về thực trạng: Đối với các nghiên cứu nước ngoài, các đề tài liên quan đến phát triển CNHT chủ yếu tập trung ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, … với khoảng thời gian cách đây ít nhất hơn 20 năm – cung cấp một số kinh nghiệm trong quá trình phát triển CNHT tại các quốc gia. Đối với nghiên cứu trong nước, các đề tài đã đưa ra được một số đánh giá về thực trạng phát triển CNHT ViệtNam nói chung, CNHT trong một số ngành nói riêng như ngành điện tử gia dụng, ngành giày dép, ô tô, xe máy, …Tuy nhiên, phần phân tích thực trạng phát triển CNHT còn khá chung chung, chưa làm nổi bật được thực trạng phát triển, những khó khăn và hạn chế trong quá trình hoạt động của các DN CNHT gắn với từng ngành CN chính cụ thể.

(3) Về bài học, kinh nghiệm:

Các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định phát triển CNHT góp tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện thu hút được đầu tư nước ngoài, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền công nghiệp toàn cầu Mặc dù vậy, hệ thống các quan điểm, định hướng, giải pháp cụ thể, có tính khả thi và bền vững trong bối cảnh hiện nay thì chưa được tác giả đi sâu phân tích và giải thích một cách rõ ràng.

(4) Một số khoảng trống nghiên cứu được rút ra từ các nghiên cứu trên:

- Phát triển công nghiệp chế biến chế tạo là một quá trình lâu dài thường kéo dài hàng chục năm, cần phân bổ nguồn lực quốc gia thích đáng;

- Nhà nước đóng vai trò bệ đỡ, hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triển;

- Tập trung vào các giải pháp hỗ trợ để nâng cao trình độ về công nghệ, nhân lực, nguồn vốn cho các doanh nghiệp có tiềm năng trong các ngành công nghiệp ưu tiên ngang tầm khu vực và thế giới để dẫn dắt nền công nghiệp;

- Đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi và kinh tế vĩ mô ổn định để tạo ra tinh thần sản xuất trong xã hội, khuyến khích hướng nguồn vốn đầu tư xã hội vào khu vực sản xuất.

- Phát triển CNHT phải đi đôi với việc phát triển kinh tế đất nước theo hướng xanh, bền vững, song song với thúc đẩy chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hóa Đảm bảo Việt Nam không bị bỏ lại phía sau.

Kết quả các công trình nghiên cứu đã đưa ra được một số thực trạng và giải pháp nhằm phát triển CNHT ở một số nước Đông Á và rút ra bài học kinh nghiệm cho các nước đi sau Có thể thấy, điểm hạn chế của các công trình nghiên cứu này là phân tích và giải thích một cách chưa rõ ràng các giải pháp cụ thể, có tính khả thi và bền vững trong bối cảnh hiện nay Chưa đúc rút ra bài học phù hợp với điều kiện phát triển Kinh tế cũng như CNHT ở ViệtNam dựa trên liên hệ thực tiễn cũng như là điểm tương đồng giữa Việt Nam với các thời kỳ phát triển của các nước Đông Á.

Trên cơ sở các nghiên cứu đi trước có liên quan đến CNHT các tác giả đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản về lý luận như vai trò, nhân tố ảnh hưởng và tiêu trí đánh giá về ngành CNHT Về khía cạnh thực tiễn các nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á cụ thể là các ví dụ thành công trong mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ở các nước Đông Á, từ đó giúp đưa ra những định hướng và giải pháp giúp phát triển CNHT tại Việt Nam, tuy nhiên các ví dụ này thường không mang tính liên hệ mà rời rạc, chưa thực sự áp dụng được với thời kỳ mới hiện nay, do vậy những khoảng trống cần tiếp tục làm sáng tỏ chính là đưa ra các bài học một cách hệ thống thông qua khung cơ sở về phát triển CNHT của các nước Đông Á Các nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu các ngành CNHT rời rạc của một số nước Đông Á và tập trung vào một số nhân tố tác động như thị trường, chính sách, nguồn nhân lực ….chưa một nghiên cứu nào hệ thống toàn bộ những ngành công nghiệp hỗ trợ hiện nay với các tiêu chí đánh giá phù hợp với điều kiện hiền nay của Việt Nam Hơn nữa các nghiên cứu ở một số nước Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan còn rời rạc, chưa có sự so sánh để thấy được mặt mạnh và những mặt còn hạn chế cũng như tìm ra được quy luật phát triển ngành CNHT.

Dựa vào những vấn đề chưa được giải quyết này tác giả đặt ra những vấn đề cho luận án về mặt lý luận và thực tiễn chính là xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận và xây dựng khung chính sách, nội dung cho phát triểnCNHT từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm của các nước Đông Á theo khung hệ thống này, từ đó đưa ra các bài học phát triển CNHT phù hợp với thực trạng hiện tại của Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hỗ trợ

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ a) Thuyết lợi thế so sánh

Lý thuyết lợi thế so sánh do David Ricardo đưa ra năm 1897 trong cuốn “Những nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế khóa” Nội dung cơ bản của học thuyết này là dù một quốc gia có thể có lợi thế tuyệt đối về nhiều sản phẩm nhưng họ chỉ nên tập trung chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế cao nhất, còn những sản phẩm có lợi thế thấp hơn thì nên nhập khẩu Áp dụng quy luật lợi thế so sánh tại doanh nghiệp, như vậy các doanh nghiệp nên tập trung vào những công đoạn, bộ phận mà họ có lợi thế cao nhất để tạo ra giá trị cao nhất còn những công đoạn khác thì nên mua ngoài từ các doanh nghiệp hỗ trợ.

Về Lợi thế cạnh tranh quốc gia và ngành, theo Porter (1990), thì năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ giúp nâng cao hiệu quả tối ưu nhất về năng suất của lao động và vốn Đó là “Giá trị của hàng hóa được sản xuất ra bởi một đơn vị lao động hay vốn” [101- trang 48] Như vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngành hay một quốc gia chính là việc làm cho năng suất lao động của ngành đó, quốc gia đó tăng lên.

Sơ đồ 2.1: Mô hình lợi thế cạnh tranh của M Porter [101]

Lý thuyết này được vận dụng đối ngành CNHT như sau: mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh Mục đích chính là tạo điều kiện phát huy tăng cường sản xuất những sản phẩm có lợi thế so sánh, tăng nhập khẩu những sản phẩm không có lời thế nhằm giảm giá thành đầu vào cho ngành công nghiệp chính Michael Porter cho rằng, có bốn nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của một quốc gia hay một ngành, gồm: (i) điều kiện cầu; (ii) điều kiện cung; (iii) chiến lược, cấu trúc và đối thủ của công ty; và

(iv) các ngành công nghiệp hỗ trợ & liên quan”. b) Chuỗi giá trị

Cụm từ “Chuỗi giá trị” đề cập tới đầy đủ tất cả các hoạt động cần thiết để tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ nào đó từ trạng thái khái niệm qua khâu sản xuất, giao cho khách hàng và xử lý sau khi sử dụng; Cụ thể trong phạm vi toàn cầu, chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động: thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối và dịch vụ hậu mãi của các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu Theo đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả các thành phần trong chuỗi hoạt động và phối hợp tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi.

Trong một chuỗi giá trị, sẽ có những tác nhân trung tâm nắm vai trò quyết định tới sự hình thành và phát triển của toàn chuỗi Đó thường là các thương hiệu lớn, các nhà sản xuất, chế biến hay lắp ráp hàng hóa cuối cùng Như vậy, những tác nhân trước của tác nhân trung tâm này là hỗ trợ đầu vào, còn các tác nhân sau là những hỗ trợ đầu ra. Chuỗi giá trị phân tích các khía cạnh của các tác nhân, các mối quan hệ và phân tích tổng thể toàn chuỗi [41, tr.23- 35].

Ngày nay, các chuyên gia kinh tế học còn nhắc đến “chuỗi giá trị toàn cầu” khi phân tích cạnh tranh của các sản phẩm, các ngành công nghiệp trên toàn thế giới Hiểu một cách đơn giản, chuỗi giá trị trở thành “toàn cầu” khi các hoạt động của nó vượt qua phạm vi một nước Nhìn chung, nếu chỉ dừng trong phạm vi một quốc gia, tỷ lệ sản phẩm sản xuất, tiêu thụ sẽ bị bó hẹp, việc sản xuất kinh doanh loại sản phẩm đó không đạt được lợi thế cạnh tranh một cách tối đa mà bối cảnh toàn cầu hoá mang lại Hiện nay, cả các dịch vụ như tài chính, tư vấn và hỗ trợ khách hàng cũng đã vượt qua phạm vi quốc gia.

Chuỗi cung ứng là một phần của chuỗi giá trị Đó là khi các công đoạn được liên kết với nhau bắt đầu từ khâu cung cấp nguyên vật liệu thô chưa được qua xử lý đến khâu lắp ráp hoàn thành cho ra thành phẩm cuối cùng Về cơ bản, chuỗi cung ứng là một tổng thể hàng loạt các nhà cung ứng và khách hàng được kết nối với nhau, trong đó, mỗi khách hàng, đến lượt mình lại là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp theo, cho đến khi thành phẩm tới tay người tiêu dùng.

2.1.2 Khái niệm công nghiệp hỗ trợ ở một số nước và Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ (Supporting Industry- SI) - còn được gọi là công nghiệp phụ trợ Bắt đầu xuất hiện từ Nhật Bản, sau đấy các nước công nghiệp trẻ ở Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan lại có cách định nghĩa riêng về CNHT tùy theo quan điểm, hoàn cảnh và mục đích của mỗi quốc gia.

Theo “Sách trắng về Hợp tác kinh tế” năm 1985 của Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Nhật Bản, CNHT được dùng để chỉ “các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có đóng góp trong việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp các nước châu Á trong trung và dài hạn hay các SMEs sản xuất linh phụ kiện” [8, trang 52] Năm

1993, trong chương trình phát triển CNHT Châu Á mới, Nhật Bản định nghĩa về CNHT như sau: “CNHT là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn, cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện, điện tử)” [8,trang 76].

Cũng đồng quan điểm như vậy, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ trong bài viết “Các ngành công nghiệp hỗ trợ:

Công nghiệp của tương lai” năm 2004, đã đưa ra định nghĩa cụ thể: “Công nghiệp hỗ trợ là những ngành sử dụng nguyên vật liệu và các quy trình cần thiết để định hình và chế tạo ra sản phẩm trước khi chúng được lưu thông đến ngành công nghiệp sử dụng cuối cùng (end-use industries)” [13, Tr110]. Ở Việt Nam, thuật ngữ “Công nghiệp phụ trợ” được nhắc đến bắt đầu từ năm 2003 một cách rộng rãi. Tuy nhiên, thuật ngữ này được chính thức định nghĩa cụ thể ở Việt Nam năm 2007, trong công trình “Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến 2010, tầm nhìn đến 2020” [10, tr.8], do Bộ Công nghiệp (cũ), nay là Bộ Công Thương soạn thảo và trình phê duyệt Thủ tướng chính phủ Trong đó, CNHT được định nghĩa: “Hệ thống công nghiệp hỗ trợ là hệ thống các nhà sản xuất (sản phẩm) và công nghệ sản xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng… cho khâu lắp ráp cuối cùng” [10, tr.6].

Như vậy, qua các định nghĩa về CNHT ở một số nước, tác giả đúc kết từ các định nghĩa trên thì “CNHT là ngành sản xuất sản phẩm trung gian bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng, linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành CN sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng cuối cùng”.

2.1.3 Phạm vi của ngành công nghiệp hỗ trợ

Cho đến nay, Phạm vi của ngành công nghiệp chưa có một cách giải thích thống nhất về mặt khái niệm, đặc biết thì còn nhiều ý kiến trong việc phân biệt các phạm vi công nghiệp hỗ trợ Hình dưới đây sẽ minh họa về phạm vi của CNHT.

Sơ đồ 2.2: Các phạm vi của công nghiệp hỗ trợ

Nguồn: [28, Tr72-73] Phạm vi chính: Những ngành công nghiệp với chức năng chủ yếu là sản xuất linh phụ kiện phục vụ cho công đoạn lắp ráp sản phẩm cuối cùng của các ngành CN.

Phạm vi mở rộng 1: Những ngành công nghiệp không chỉ đơn thuần sản xuất linh phụ kiện mà còn bao gồm các dịch vụ như hậu cần, kho bãi, phân phối bảo hiểm.

Nội dung cơ bản của việc phát triển CNHT

2.2.1 Khái niệm phát triển công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giúp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế.

Từ đó, khi xem xét CNHT với tư cách là một ngành sản xuất trong nền kinh tế, thì Phát triển công nghiệp hỗ trợ được thể hiện qua sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp kèm theo sự cải thiện về năng lực của các doanh nghiệp hỗ trợ, năng lực ở đây xét về mặt chất lượng của lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được thể hiện ở một số nội dung sau:

- Năng lực sản xuất thể hiện qua trình độ công nghệ và trình độ nguồn nhân lực.

- Năng lực tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu thể hiện qua mức độ gắn kết với các nhà cung cấp và khách hàng trong và ngoài nước cùng với tương quan giữa các nguồn cung cấp và tiêu thụ sản phẩm Do vậy, đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, sự phát triển được đánh giá qua sự biến đổi về chất chứ không đơn thuần chỉ biến đổi về lượng.

“Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp quan trọng nhất để Việt Nam cải thiện chất lượng nền kinh tế, phát triển bền vững và tránh bẫy thu nhập trung bình; giúp tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước Từ đó, tạo tính lan tỏa mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp EDI và chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia” [18, Tr.6-7].

Theo Điều 3.4 và 3.5 Nghị định 111/2015/NĐ-CP và Điều 3.4 và 3.5 Thông tư 55/2015/TT-BCT định nghĩa như sau:

“Hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm: Hoạt động trợ giúp của cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức, cá nhân về công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, hợp tác quốc tế, phát triển thị trường; đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; cung ứng dịch vụ phục vụ công nghiệp hỗ trợ.

Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về hoạt động xúc tiến, trợ giúp phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm mục tiêu phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.”

Vì vậy, theo tác giả có thể tóm gọn khái niệm về Phát triển CNHT như sau: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ, hoạt động như chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân về công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, hợp tác quốc tế, phát triển thị trường; đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; cung ứng dịch vụ phục vụ công nghiệp hỗ trợ nhằm mục đích trợ giúp phát triển các sản phẩm công nghệ hỗ trợ một cách bền vững.

Mức độ phát triển CNHT được đánh giá bằng các chỉ số đánh giá như: Số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ được cải thiện rõ rệt Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phần đáp ứng khá tốt nhu cầu trong nước và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, Đẩy mạnh việc áp dụng công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất của các doanh nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp CNNT ngày càng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, trở thành nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia.

Với khái niệm được đúc rút trên, tác giả sẽ trình bày cụ thể nội dung, hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ cùng với bộ chỉ số tiêu chí đánh giá sự phát triển CNHT trong phần tiếp theo.

2.2.2 Nội dung phát triển công nghiệp hỗ trợ

2.2.2.1 Chiến lược và chính sách thúc đẩy phát triển CNHT.

Các quốc gia Đông Á để phát triển CNHT của đất nước mình thì cần có chiến lược phát triển ngành CNHT rõ ràng, có kế hoạch triển khai cụ thể theo từng lĩnh vực từ nghiên cứu tiền khả thi, trọng tâm thu hút vốn đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đồng bộ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tại Việt Nam hiện nay, chiến lược phát triển ngành công nghiệp đã có, ví dụ như ngành công nghiệp ô tô năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 kèm theo ngành CNHT đã được thông qua Theo đó, các mục tiêu chiến lược đã được xác định cụ thể Tuy nhiên để chiến lược này có thể thành công thì chính phủ cần có rất nhiều những chính sách thúc đẩy đồng bộ khác bao gồm ưu đãi về thuế, các biện pháp hỗ trợ kinh doanh, cần phải xây dựng trên cơ sở không phân biệt doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

2.2.2.2 Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các nước phát triển ở Đông Á đều sử dụng những chính sách và biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa về nhiều mặt như vốn, cung cấp mặt bằng sản xuất phù hợp, hưởng các chính sách ưu tiên và ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp, thuế các loại, đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn quản lý… Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp hạn chế nhất định về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực đòi hỏi Chính phủ cần có những cơ chế và chính sách hỗ trợ Vì vậy, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những biện pháp hiệu quả và thiết thực nhất để nâng cao nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng cho các hãng lắp ráp lớn.

Ngoài ra, các nước này đều khuyến khích các Viện nghiên cứu triển khai nghiên cứu đề tài, dự án ứng dụng thực tiễn nhằm phát triển sản xuất các chủng loại vật liệu, chi tiết, linh phụ kiện, phụ tùng…phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nhanh chóng đổi mới công nghệ, cải tiến kĩ thuật Đây thực sự là bài học đáng giá đối với Việt Nam để phát triển ngành CNHT.

2.2.2.3 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài hợp lý

Các nước Đông Á thực hiện chính sách trọng tâm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) Đây là lý do mà các nhà lắp ráp trong nước này hoàn toàn có thể mua linh kiện trong nước và hơn nữa còn xuất khẩu linh kiện tới các nước xung quanh như Việt Nam. Đối với Việt Nam, khi nguồn vốn trong nước hạn chế thì thu hút được vốn nước ngoài FDI là rất quan trọng Hơn nữa, ngoài vốn được tăng cường, công nghệ và khả năng quản lý của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ kích thích sự phát triển của ngành CNHT thông qua sự học tập và chuyển giao công nghệ Sự chuyển giao công nghệ này có thể là chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp FDI (công ty mẹ-con), chuyển giao giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước cùng ngành, và chuyển giao giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước kết hợp sản xuất theo chiều dọc trong chuỗi giá trị sản xuất Trong tất cả các trường hợp này, công nghệ đều được chuyển giao và đạt hiệu quả lan tỏa cao trong các doanh nghiệp ngành CNHT Chính phủ Việt Nam cần có các chính sách hợp lý để tận dụng tối đa lợi ích của đầu tư nước ngoài.

2.2.2.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn luôn là yếu tố quyết định tới sự phát triển bền vững của ngành CNHT, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao Các quốc gia Đông Á đều coi trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực để phát triểnCNHT Với lực lượng lao động khoảng 46 triệu người, Việt Nam có thể cung cấp một lượng lao động lớn Tuy nhiên, lực lượng lao động có chất lượng cao từ trung cấp đến cao cấp thì lại đang thiếu trầm trọng Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực rõ ràng, bao gồm cả đội ngũ các nhà quản lý, các kỹ sư và lao động lành nghề cho ngành CNHT Giải pháp đặt ra là cần cải tạo công tác đào tạo cao đẳng, đại học thông qua việc đầu tư vào cả trang thiết bị và chương trình đào tạo và phương thức giảng dạy để có thể cung cấp một khối lượng lớn nhân lực có thể làm việc trong các ngành CNHT.

2.2.2.5 Tăng cường liên kết doanh nghiệp, cụm công nghiệp

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á

Khái quát thực trạng phát triển CNHT của một số nước Đông Á (Nhật Bản,

3.1.1 Thực trạng chung phát triển CNHT của các nước Đông Á

Các nước Đông Á tiêu biểu là Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc là một khu vực kinh tế phát triển nhất châu Á hiện nay Nhật Bản, Trung Quốc là những nền kinh tế đứng đầu thế giới có ngành công nghiệp hỗ trợ lâu đời và vững mạnh, Ngành công nghiệp hỗ trợ Thái Lan đã có những bước đột phá đáng kinh ngạc Một số nước có ngành công nghiệp hỗ trợ đã hình thành lâu đời; một số nước mới phát triển nhưng đều thể hiện mục tiêu phát triển CNHT rất rõ ràng và có những mô hình phát triển đáng học hỏi Trong đó, cần nhắc tới là mô hình mạng lưới sản xuất hiện đại trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Đông Á hiện nay (Sơ đồ 3.1).

Sơ đồ 3.1: Mô hình mạng lưới sản xuất hiện đại trong ngành công nghiệp hỗ trợ của các nước Đông Á hiện nay [24, Trang 13)

Trong mấy thập kỷ qua, phát triển công nghiệp nói chung, CNHT nói riêng, lan tỏa nhanh tại khu vực Đông Á, bắt đầu từ Nhật Bản sang Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore (gọi chung là nhóm NIEs) sau đó đến 4 nước ASEAN phát triển trước (Bao gồm: Malaixia, Thái Lan, Philippin và Inđônêxia, dưới đây gọi chung làASEAN-4) rồi Trung Quốc,… Hiện tượng này được diễn tả bằng mô hình đàn sếu bay (flying-geese development pattern) với các nội dung có thể được tóm tắt như sau [1]: Do vùng Đông Á gồm nhiều nhóm nước có các giai đoạn phát triển khác nhau, một ngành công nghiệp (tạm gọi là ngành A) thường được bắt đầu phát triển tại Nhật, sau đó chuyển sang NIEs rồi ASEAN-4, sau nữa là đến Trung Quốc và tiếp theo có thể là Việt Nam và các nước khác; các nước đi trước sau khi mất lợi thế so sánh trong ngành A đã nỗ lực chuyển dịch cơ cấu công nghiệp lên những ngành có giá trị gia tăng cao với trình độ công nghệ cao hơn (ngành B rồi C, D,

… khi B, C,…cũng như A chuyển dần sang các nước khác) Đây chính là hiện tượng các nước đuổi bắt nhau trong quá trình phát triển CNHT Yếu tố đưa đến hiện tượng này là nỗ lực tích luỹ tư bản, công nghệ tại các nước đi sau và quá trình đó được thúc đẩy bằng đầu tư trực tiếp (FDI) và các hình thái chuyển giao công nghệ khác từ các nước đi trước Để làm rõ hơn thực trạng phát triển của các nước, ta xem xét bảng dữ liệu dưới đây:

Bảng 3.1: Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ nổi bật của một số nước Đông Á Stt Quốc gia Nội dung phát triển công nghiệp hỗ trợ nổi bật

Từ những năm 1980, Nhật Bản đã được phép đầu tư trực tiếp vào các nước châu Á Nhật Bản giữ vị trí là người đứng đầu mô hình đàn nhạn bay để phát triển kinh tế

Trung Quốc đã đạt được sự phát triển kinh tế nhanh chóng, kể từ khi chính sách cải cách và mở cửa vào đầu những năm 1990 Từ năm 2000, Trung Quốc đã là "Công xưởng sản xuất của Thế giới" trong lĩnh vực sản xuất như ngành điện và ô tô

Kông, Singapore) Để đáp lại đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào những năm 1980, đang phát triển nhanh chóng; các NIEs đã phát triển như quốc gia dẫn đầu kinh tế châu Á NIEs đang phát triển như là một trung tâm toàn cầu các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Từ những năm 1980, ASEAN-4 phát triển nhanh chóng để đáp ứng sự đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản và các NIEs Châu Á Ngoài ra, ASEAN-4 đã trở thành những căn cứ chính của châu Á trong lĩnh vực ô tô, điện/điện tử, chế biến thực phẩm và hàng dệt/may.

5 Việt Nam Việt Nam đã và đang bắt kịp những nước tiên tiến của ASEAN Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức của việc thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ.

Cho đến đầu những năm 1990, hầu hết các nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng, việc áp dụng mô hình đàn sếu bay để giải thích sự lan toả của công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng tại vùng Đông Á Nhìn toàn cục, ta thấy có sự tiến triển nhanh trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước theo hướng công nghiệp hoá, các nước đi sau đuổi theo các nước đi trước, rút ngắn khoảng cách phát triển công nghiệp Chẳng hạn, Biểu đồ 3.1 cho thấy hiện tượng đuổi bắt ấy về phương diện xuất khẩu Những năm 2005 trở lại đây, tại hầu hết các nước Đông Á, 80% kim ngạch xuất khẩu là hàng công nghiệp riêng các nước NIEs là 100% Ngay cả tại Inđônêxia, một nước trước đây chuyên xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, tỉ trọng của công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu cũng đã đạt mức 60% [75, tr30].

Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một số nước Đông Á

Nguồn: Thống kê của Liên hợp quốc về xuất nhập khẩu các nước Châu Á, 2003

Khảo sát sự phát triển của từng ngành công nghiệp, ta cũng thấy có hiện tượng đuổi bắt tương tự Chẳng hạn, trong ngành dệt may, lợi thế so sánh chuyển từ Nhật Bản sang các nước NIEs vào đầu những năm 1970, sang các nước ASEAN-4 từ những năm 1980 và từ cuối thập niên đó chuyển sang Trung Quốc Một thí dụ khác, cho đến những năm 1970, chỉ mới có Nhật Bản sản xuất được TV màu, nhưng từ cuối những năm 1970 đã có thêmHàn Quốc và Đài Loan, rồi từ cuối những năm 1980 là Malaixia và Thái Lan, và từ nửa sau những năm 1990,Trung Quốc trở thành nước sản xuất tivi mầu nhiều nhất thế giới Do quá trình đuổi bắt này, lượng sản xuất tivi mầu tại Nhật Bản giảm nhanh và phải nhập khẩu nhiều từ các nước Đông Á [86, Tr99-100].

Biểu đồ 3.2: Thống kê đầu tư FDI và khu vực Đông Á so với các khu vực khác của châu Á

Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 2014 (World investment report 2014)

Tổng vốn FDI vào khu vực Đông Á năm 2013 tăng 2%, đạt 221 tỷ USD Đầu tư ra nước ngoài của khu vực này năm 2013 cũng tăng 4%, đạt 293 tỷ USD [86, Tr 102] Cuối năm 2012, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21, 10 nước thành viên Asean và 6 nước đối tác FTA của khu vực (Ốtxtrâylia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand) khởi động đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) Năm 2013, tổng dòng vốn FDI vào (ASEAN+6) đã đạt tới 343 tỷ USD chiếm 24% tổng dòng vốn FDI toàn cầu Như vậy, việc mở rộng khu vực thương mại tự do trong và ngoài khu vực đã góp phần vào tăng trưởng FDI và các lợi ích phát triển gắn kết của khu vực [85]. Để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng phát triển CNHT ở Đông Á, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng của một số nước điển hình để có thể rút ra được bài học kinh nghiệm chi tiết, cụ thể, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam.

3.1.2 Thực trạng phát triển CNHT tại Nhật Bản

Chiến lược và chính sách thúc đẩy phát triển CNHT

Trong những năm 1940, sự mở rộng nhu cầu đối với các sản phẩm ngành CNHT, các công ty lớn có xu hướng chuyển sản xuất cho các công ty nhỏ hơn thay vì mở rộng sản xuất của chính họ Để đối phó với vấn đề này,chính phủ Nhật Bản, năm 1949, Nhật Bản ban hành “Luật về hợp tác với doanh nghiệp” với mục đích bảo vệ quyền đàm phán và tạo điều kiện cho các nhà thầu phụ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, nhằm xúc tiến các hoạt động “thầu phụ” (cũng chính là các hoạt động sản xuất CNHT), tạo điều kiện và cân bằng các lợi ích giữa các doanh để nâng cao năng lực thương lượng của các DNVVN và cho phép họ tiếp cận các công nghệ và nguồn vốn vay mới.

Trong những năm 1950, các doanh nghiệp lớn thường xuyên chậm thanh toán với các khoản chi phí với các nhà thầu cung ứng điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngành CNHT Chính phủ đã can thiệp bằng cách ban hành Luật Ngăn chặn sự chậm trễ trong việc thanh toán các khoản phí hợp đồng phụ và các vấn đề liên quan vào năm 1956 để ngăn chặn sự chậm trễ trong các khoản thanh toán cho nhà thầu phụ.

Trong những năm 1960 và 1970, sự mở rộng nhanh chóng của khu vực sản xuất, do sản xuất hàng loạt, dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất lớn canh tranh khốc liệt Do đó, các công ty lớn cần các nhà thầu phụ có thể cải thiện năng suất và giảm chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của họ Chính phủ đã hỗ trợ điều này thông qua Luật khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ ký hợp đồng phụ năm 1970 nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà cung ứng và họ đã phát triển rất mạnh, trở thành lực lượng sản xuất quan trọng của công nghiệp Nhật Bản.

Nhật Bản cũng đưa ra các chính sách ưu tiên phát triển cho những sản phẩm CNHT cụ thể, đặc biệt là công nghiệp cơ khí và điện tử, trong đó chú trọng đến các sản phẩm CNHT Có thể kể đến hai đạo luật quan trọng là “Luật về Biện pháp ngắn hạn khuyến khích công nghiệp cơ khí” và “Luật về Biện pháp ngắn hạn khuyến khích ngành công nghiệp điện tử”, theo luật này Chính phủ sẽ có trách nhiệm đảm bảo vốn đầu tư cần thiết cho việc trang bị thiết bị nhằm hợp lý hoá việc sản xuất và nhiều ưu đãi khác Đi kèm hai đạo luật này là danh mục chi tiết các sản phẩm được ưu tiên phát triển Danh mục được xem xét, đề xuất và liên tục cập nhật bởi Ban thẩm tra Công nghiệp cơ khí và Ban thẩm tra Công nghiệp điện tử.

Các nhân tố tác động đến CNHT của một số nước Đông Á

a) Các nhân tố tác động đến CNHT của Nhật Bản

- Điều kiện vĩ mô và chính sách nhà nước

Các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ được chính phủ Nhật Bản đưa ra từng giai đoạn, từng điều kiện hoàn cảnh của ngành kinh tế có tác động trực tiếp tới ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng, đồng thời đẩy lùi những khó khăn, thách thức trong từng giai đoạn phát triển, các chính sách hỗ trợ để bảo vệ và giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ yên tâm hoạt động, bảo vệ các doanh nghiệp khỏi những tác động của nền kinh tế thế giới và những biến động của thị trường Các chính sách ưu đãi về thuế, sát nhập doanh nghiệp, hỗ trợ vay vốn thành lập quỹ bảo vệ và hỗ trợ hoạt động cho doanh nghiệp luôn được chính phủ Nhật Bản ưu tiên thực hiện.

- Nhân tố nguồn nhân lực

Nhân tố nguồn nhân lực tri thức cao được Chính phủ Nhật Bản đầu tư thông qua hệ thống giáo dục về cơ sở vật chất, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề, là tiền đề tạo nên một lực lượng lao động có tay nghề vững chắc, sẵn sàng làm việc nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản Đây là nhân tố mà Nhật Bản rất coi trọng vì có tác động mạnh mẽ đến phát triển CNHT.

- Nhân tố quy mô cầu

Nhân tố “quy mô cầu” có xu hướng tăng trưởng ở hầu hết các ngành nghề cũng là nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT ở Nhật Bản Nhật Bản là một trong những quốc gia đông dân, nên nhu cầu trong nước cũng được xem như là một động lực thúc đẩy đổi mới và tang trưởng Người mua trong nước của Nhật Bản cũng rất sành sỏi và yêu cầu sản phẩm chất lượng cao về sản phẩm đầu ra.

- Sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp chủ đạo.

Các doanh nghiệp công nghiệp chủ đạo ở Nhật Bản hầu như đều đến từ các tập đoàn lớn có lịch sử lâu đời. Các tập đoàn này là một phần của mạng lưới liên kết dài hạn dài hạn (JIC và INCJ như đã đề cập ở trên) với các thực thể như ngân hàng, chính phủ, và các đối tác kinh doanh khác trên toàn thế giới Vì thế các doanh nghiệp này phát triển sẽ kéo theo ngành CNHT phát triển Tuy nhiên đây lại là hạn chế của các công ty CNHT khởi nghiệp khi họ khó có thể xâm nhập vào các cấu trúc thị trường đã được thiết lập bởi các tập đoàn lớn và chính phủ. b) Các nhân tố tác động đến CNHT của Thái Lan

- Nhân tố cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách và định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ từ sớm của Thái Lan là nhân tố góp phần quan trọng nhất vào đẩy mạnh quá trình phát triển CNHT của nước này Với cơ chế chính sách thông thoáng, đề cao tính hội nhập nhưng không làm mất sự cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và lắp giúp các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp tăng năng lực cạnh tranh trong giai đoạn đầu và có điều kiện học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài.

Bên cạnh đó, cơ chế chính sách phát triển CNHT của Thái Lan cũng hướng các doanh nghiệp đến tính chuyên môn hoá cao nhằm đạt lợi thế về quy mô thông qua nhiều chính sách vĩ mô của Nhà nước.

- Sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp chủ đạo.

Thái Lan không có các doanh nghiệp chủ đạo mà thay vào đó là coi trọng tất cả các doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp FDI, nhất là các doanh nghiệp chế tạo Việc thực hiện chính sách xuất xứ địa phương trong sản phẩm đòi hỏi cần có sự kết nối các doanh nghiệp chế tạo công nghiệp hỗ trợ địa phương vào mạng sản xuất toàn cầu, tạo sức ép lên các doanh nghiệp địa phương cần đáp ứng được các yêu cầu tổ chức và kỹ thuật của mạng sản xuất toàn cầu. Để giải quyết vấn đề này, Thái Lan rất chú ý đến việc xây dựng thể chế liên kết giữa công ty đa quốc gia nước ngoài với doanh nghiệp địa phương Uỷ ban Đầu tư Thái Lan đã thành lập Cơ quan Phát triển liên kết công nghiệp để khuyến khích liên doanh giữa các công ty của địa phương với các công ty của nước ngoài Điều này cho thấy Thái Lan đặc biệt coi trọng việc tạo dựng mối liên kết giữa các nhà chế tạo trong nước với nước ngoài, tránh sự phụ thuộc vào nước ngoài.

- Tình trạng thiếu thông tin và sự chênh lệch về tiêu chuẩn chất lượng.

Nhân tố thông tin cũng như tiêu chuẩn chất lượng cũng ảnh hưởng lớn đến phát triển CNHT ở Thái Lan. Các hoạt động tư vấn và thảo luận giữa cộng đồng địa phương và chuyên gia về việc sử dụng lao động, cung ứng nguyên vật liệu, quá trình thiết kế và marketing không chỉ cung cấp nguồn thông tin quan trọng giúp các doanh nghiệp CNHT tìm ra một sản phẩm mạnh nhất, gọi là “sản phẩm làng vô địch”, sau đó lấy giấy chứng nhận của chính quyền địa phương về sản phẩm Trên cơ sở đó, có những xem xét và nghiên cứu để phản ứng với nhu cầu của thị trường và tiêu chuẩn chất lượng một cách phù hợp.

- Nhân tố nguồn nhân lực

Nhân tố nguồn nhân lực CNHT chất lượng cao được xem là yếu tố cần thiết cho việc đưa trình độ sản xuất của Thái Lan vượt lên giới hạn của bẫy thu nhập trung bình, cũng như giải quyết hiệu quả những thách thức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nguồn nhân lực CNHT có trình độ cao cần có sự phối hợp của cả doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ sở đào tạo Đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu lao động, nhất là lao động kỹ thuật Nhờ đó, người lao động sau thời gian làm việc ở nước ngoài có thể nắm được kỹ thuật, tác phong làm việc, khi trở về nước sẽ góp phần phát triển các ngành nghề liên quan. c) Các nhân tố tác động đến CNHT của Trung Quốc

- Cơ chế chính sách nhà nước

Cơ chế chính sách của nhà nước được xem là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến phát triển ngành CNHT ở Trung Quốc Cụ thể: các chính sách khuyến khích quá trình học hỏi công nghệ, và chuyển từ liên kết ngang (theo chiều rộng) sang liên kết dọc (theo chiều sâu) trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp nội địa của Trung Quốc đã có tác dụng triệt để trong việc tận dụng lợi thế thị trường và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài Cơ chế chính sách nghiêm ngặt đã giúp thúc đẩy phát triển thị trường linh kiện, phụ tùng nội địa rộng lớn, và kết nối các nhà sản xuất trong nước.

Cơ chế chính sách của Trung Quốc là cho phép các hãng nước ngoài tham gia chương trình thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ở Trung Quốc thông qua việc thiết lập các tiêu chí lựa chọn Theo đó, các hãng lớn nước ngoài có thể đưa ra chính sách và tập hợp các tiêu chí lựa chọn đối tác là các hãng trong nước có đủ điều kiện để sản xuất cung cấp linh kiện, phụ tùng cho họ.

- Sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp chủ đạo.

Trung Quốc sử dụng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như một công cụ trong chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp nội địa Các DNNN lớn được xem là các doanh nghiệp công nghiệp chủ đạo vừa tham gia vào trong các liên doanh lắp ráp và vừa đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất linh kiện, phụ tùng Các hãng liên doanh đóng vai trò tăng cường khả năng thích nghi và chuyên sâu hơn của các cơ sở sản xuất trong nước để cung cấp cho các hãng nước ngoài.

Sự phát triển của các doanh nghiệp chủ đạo kéo theo nhu cầu về các chi tiết, phụ tùng, linh kiện từ các nhà thầu phụ là các DNNVV khác Qua đó, các hãng nội địa của Trung Quốc dần tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp toàn cầu.

- Môi trường kinh tế vĩ mô

Trung Quốc tạo một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho các DNNVV khu vực tư nhân tham gia vào công nghiệp hỗ trợ trong mạng sản xuất địa phương có tác động hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô và cơ khí.

Môi trường thuận lợi như ưu đãi thuế, hỗ trợ tín dụng và nhiều biện pháp khác khuyến khích các hãng nước ngoài sử dụng các linh kiện sản xuất tại địa phương là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ tại Trung Quốc.

- Yếu tố nguồn nhân lực

Một số thành tựu đạt được và hạn chế trong phát triển CNHT ở các nước Đông Á 64 1 Một số kết quả đạt được trong phát triển CNHT ở Nhật Bản

Trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2020, tác giả đã gửi phiếu khảo sát đến 6 tổ chức bao gồm 3 tổ chức ở nước ngoài là: Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Ban Phát triển CNHT Thái Lan (BSID),

Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc và 3 tổ chức tại Việt Nam cụ thể: Trung tâm Phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (SIDEC); Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI); Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Việc khảo sát thực hiện thông qua hình thức gửi email đến các đầu mối cơ quan tổ chức và nhận lại kết quả thông qua email Kết quả là, tác giả đã nhận được 5/6 phiếu khảo sát hợp lệ (phiếu hỏi gửi đến các tổ chức trong phụ lục 01) tuy nhiên sẽ có những phiếu không nhận được câu trả lời đầy đủ Tác giả cũng đã có các cuộc gặp với các nhà hoạch định chính sách công nghiệp, những nhà nghiên cứu, giữ vị trí tại các cơ quan nhà nước liên quan đến CNHT và các chuyên gia nghiên cứu trong các lĩnh vực CNHT, các cuộc gặp được thực hiện tại nơi làm việc của các chuyên gia và thực hiện bằng cách phỏng vấn nhanh và được tác giả ghi chú trong phần đóng khung trong Luận án.

Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu đánh giá của tác giả:

Số lượng và quy mô doanh nghiệp CNHT ở các nước Đông Á (Năm 2020)

STT Quốc gia Tổng số DN

Số lượng DN vừa và nhỏ CNHT Tỷ lệ DN VVN CNHT

Nguồn: Khảo sát của Tác giả

STT Quốc gia Số lượng doanh nghiệp CNHT

Nhà cung cấp 1 Nhà cung cấp 2 và 3 Nhà cung cấp 4 trở lên

Nguồn: Khảo sát của Tác giả

Tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện tại các nước.

Tỷ lệ nội địa hoá nguyên liệu, vật tư, linh kiện tại các nước (2017)

Tỷ lệ nội địa hoá nguyên liệu, vật tư, linh kiện tại các nước (2021)

Nguồn: Khảo sát của Tác giả Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Mức độ cạnh tranh sản phẩm CNHT được các tổ chức đánh giá theo thang điểm 5-10

Tổ chức 1 Tổ chức 2 Tổ chức 3 Tổ chức 4

1 Trung Quốc 9,8 điểm 9,4 điểm 9,2 điểm 9,7 điểm

2 Thái Lan 7,8 điểm 7,6 điểm 7,0 điểm 7,6 điểm

3 Nhật Bản 9,5 điểm 9,1 điểm 9,0 điểm 9,2 điểm

4 Việt Nam 6.5 điểm 6.0 điểm 6.0 điểm 6.2 điểm

Nguồn: Khảo sát của Tác giả Ưu tiên các chính sách trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNHT (mức độ cao nhất là 4, thấp nhất là 1)

Mức độ ưu tiên các chính sách trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNHT từ 1-4

Nhật Bản Thái Lan Trung Quốc Việt Nam

1 Thực hiện trao đổi lao động khu vực và quốc tế 1 3 2 3

2 Đưa ra các kế hoạch đào tạo nguồn lực bài bản và có lộ trình cho CNHT 4 2 1 1

3 Có những chế độ đãi ngộ để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho CNHT 3 1 4 2

4 Cử chuyên gia kỹ thuật trình độ cao sang huấn luyện, đào tạo 2 4 3 4

Nguồn: Khảo sát của Tác giả

Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nhà thầu chính lựa chọn nhà cung cấp phụ trợ, hãy chọn theo mức độ): RQT: Rất quan trọng, QT: Quan Trọng, CT: Cần Thiết, KCT: Không cần thiết.

STT Các yếu tố Nhật

1 Thông tin về DN đầy đủ, rõ ràng QT QT CT CT

2 Chất lượng sản phẩm RQT QT CT QT

3 Năng lực (quy mô) sản xuất RQT QT CT CT

4 Năng lực tự thiết kế, đổi mới sản phẩm CT QT RQT CT

5 Khả năng thay thế sản phẩm QT CT RQT CT

6 Giá cả hợp lý QT QT RQT RQT

7 Các tiêu chuẩn quản lý SX, môi trường… QT QT QT QT

8 Trình độ của nguồn nhân lực CT QT QT CT

9 Quan hệ hợp tác lâu dài QT CT CT CT

10 Yếu tố khác CT CT CT CT

Nguồn: Khảo sát của Tác giả Đánh giá hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển CNHT ở Quốc gia của bạn

RHQ: Rất Hiệu quả, HQ: Hiệu quả, TĐHQ: Tương đối Hiệu quả, KHQ: Không Hiệu quả.

STT Các yếu tố Nhật

1 Thành lập các tổ chức hỗ trợ DN

CNHT RQH RQH HQ TĐHQ

2 Chính sách miễn giảm thuế, lãi suất … RHQ HQ TĐHQ TĐHQ

2 Hỗ trợ quỹ đất xây dựng HQ HQ TĐHQ CHQ

3 Hỗ trợ vốn vay, tín dụng RHQ HQ TĐHQ TĐHQ

4 Các chính sách thúc đẩy tăng tỷ lệ nội địa hóa HQ HQ HQ TĐHQ

6 Phát triên triển nguồn nhân lực HQ HQ RHQ TĐHQ

7 Ứng dụng chuyển giao công nghệ TĐHQ RHQ HQ CHQ

8 Thu Hút đầu tư FDI HQ TĐHQ HQ TĐHQ

9 Liên kết các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất HQ HQ RHQ CHQ

10 Yếu tố khác HQ HQ HQ TĐHQ

Nguồn: Khảo sát của Tác giả

Nhận xét chung về kết quả khảo sát:

1 Có thể nói, CNHT chính là nền công nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Hiện ở NhậtBản, Trung Quốc, Thái Lan có nhiều công ty tầm cỡ thế giới, nhưng chỉ chiếm 0,2-1% tổng số doanh nghiệp trong nước và công việc chủ yếu vẫn là lắp ráp, sản xuất cuối cùng, còn 99% doanh nghiệp cấp thấp hơn sản xuất các linh kiện Ở Việt Nam, hầu hết các DN CNHT cũng là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 98%, đây cũng là nét tương đồng để Việt Nam có thể học hỏi các bài học về phát triển DNVVN Về quy mô DN CNHT thì các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan cũng chia thành 3 nhóm, DN CNHT cấp 1, DN CNHT Cấp 2 và 3, DN CNHT Cấp 4 trở lên, tỷ lệ các doanh nghiệp cấp 1,2,3 ở Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan tỷ lệ cao 30-45-50%, cho thấy các doanh nghiệp CNHT các nước đều đã có quy mô lớn đáp ứng được nhu cầu của DN chế tạo, Trong khi DN CNHT Việt Nam tỷ lệ các doanh nghiệp cấp 1,2,3 chiếm 18%, vẫn chủ yếu là DN cấp 4 (Chiếm 82%) và chỉ tổng số DN CNHT chỉ chiếm 4,5% DN chế tạo.

2 Tỷ lệ nội địa hóa các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan hiện nay đạt 60- 70% trong khi Việt Nam chỉ đạt 35% ở thời điểm hiện tại Để đạt được con số như các nước Đông Á, chắc chắn Việt Nam phải nổ lực và cần có các chính sách phù hợp nhằm tạo bước đột phá cho ngành CNHT.

3 Qua khảo sát cũng thấy được các tiêu chí lựa chọn nhà thầu phụ của các nhà thầu chính ở các nước để thấy được sự tương đồng giữa Việt Nam và các nước, và các DN CNHT tạiViệt Nam cũng có thể tham khảo, học hỏi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trở thành các vendor tại Việt Nam và nước ngoài.

4 Về các chính sách hỗ trợ CNHT ở các nước thì theo khảo sát của tác giả thì các nước Nhật Bản, TrungQuốc, Thái Lan đều áp dụng hầu hết các giải pháp và đánh giá là có hiệu quả cụ thể:Nhật Bản áp dụng thành công hầu hết các chính sách và hiệu quả nhất ở các chinh sách hỗ trợ về vốn, tín dụng, lãi suất, thuế quan…Thái Lan thông qua việc thành lập các tổ chức hỗ trợ CNHT và phát triển mạnh về mảng công nghệ trong CNHT, TrungQuốc tận dụng nguồn nhân lực rẻ, liên kết các doanh nghiệp với nhau đều là các chính sách ấn tượng và mang lại kết quả phát triển ngành CNHT vượt bậc Đây sẽ là những bài học quý giá để Việt Nam học hỏi Vậy những kết quả đạt được từ các chính sách, bài học ở các nước như thế nào, tác giả sẽ đi sâu phân tích từng quốc gia trong các phần bên dưới để có sự đánh giá hiệu quả của từng bài học phát triển CNHT tại các quốc giá Nhật Bản, TrungQuốc, Thái Lan.

3.3.1 Một số kết quả đạt được trong phát triển CNHT ở Nhật Bản Đối với ngành CNHT ô tô tại Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước luôn lọt trong danh sách xếp hạng 10 quốc gia có nền công nghiệp sản xuất và xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới, với các hãng sản xuất xe nổi tiếng như các xe thể thao của hãng Kawasaki và Yamaha.

Các tập đoàn kinh doanh Nhật Bản đã tăng cường xây dựng chi nhánh và chuyển dây chuyền sản xuất ra nước ngoài, bằng chứng là số xe sản xuất tại nước ngoài đã tăng 14,2 triệu chiếc [97, Tr.65] Tổng số lượng xe được sản xuất trong và ngoài nước của các hãng ô tô Nhật Bản theo số liệu năm 1990 là gần 17 triệu xe và 20 năm sau, tổng số xe sản xuất đã tăng lên đến hơn 27 triệu vào năm 2014 Theo số liệu của năm 2014 tổng hợp từ 50 quốc gia, tổng số xe hơi được sản xuất trên toàn thế giới vào khoảng 91,31 triệu chiếc Như vậy, sản lượng xe của các hãng xe đến từ Nhật Bản chiếm gần 30% và dẫn đầu thế giới [97, Tr 66].

Biểu đồ 3.3: Công nghiệp sản xuất ô tô Nhật Bản giai đoạn 1990-2014

Các sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ ô tô vô cùng đa dạng và liên quan tới rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau từ công nghiệp hóa chất, công nghiệp điện tử, công nghiệp dệt…do vậy không một nhà sản xuất nào có thể tự mình sản xuất hoàn thiện một chiếc ô tô mà không cần nhờ tới công nghiệp hỗ trợ. Để có một chiếc ô tô hoàn chỉnh, cần có khoảng từ 20.000 tới 30.000 các linh phụ kiện đi kèm, các vật liệu và phụ kiện chính của công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô bao gồm: Sắt tấm, các loại thép, các loại kim loại khác, cao su, dệt may, giấy, hóa chất, vòng bi, nhựa… được thể hiện thông qua kết cấu công nghiệp dưới đây:

Sơ đồ 3.2: Kết cấu công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô của Nhật Bản

Trải trên khắp lãnh thổ nước Nhật, có gần 40 các nhà máy sản xuất linh kiện của các hãng xe lớn như Toyota, Daihatsu, Nissan, Honda… trong đó khu vực có mật độ tập trung nhiều các doanh nghiệp hỗ trợ nhất là Aichi và Shizuoka Ngoài ra còn rất nhiều các nhà máy sản xuất linh kiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác, sản xuất các loại sản phẩm linh kiện ô tô khác cung cấp cho các nhà lắp ráp lớn trong nước và cung cấp cho những người lắp ráp ngoài nước (ví dụ như công ty Kitanihon Seiki Co.,Ltd: chuyên sản xuất bi, và vòng bi cho xe ô tô. Hàng năm công ty đang sản xuất 12 triệu vòng bi mỗi năm và cung cấp cho các nhà san xuất trong nước cũng như

35 đối tác ngoài nước trong đó nước có giao dịch lớn nhất là Mỹ và Châu Âu; công ty Torc Seimitsu Kogyo Co., Ltd chuyên sản xuất các phụ kiện chính xác cho ô tô với kỹ thuật công nghệ tiên tiến; Nambuo.,Lt nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các loại xylanh đặc biệt cho ô tô…).

Bảng 3.4: Giá trị linh kiện ô tô xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật Bản

EXP by FOB (100 triệu Yên)

% thay đổi so với năm trước

IMP theo CIF (100 triệu Yên)

% thay đổi so với năm trước

Cũng theo bảng 3.4, ta có thể thấy giá trị nhập khẩu linh kiện ô tô của Nhật

Bản cũng đang có xu hướng tăng dần Điều này phản ánh xu thế hiện tại của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản là tăng cường mở rộng hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô ra ngoài lãnh thổ Nhật Bản, tăng cường xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường nội địa và tăng nhập khẩu các sản phẩm linh kiện từ các thị trường nước ngoài để giảm chi phí, tăng nhập khẩu các linh kiện thông thường để rút ngắn thời gian của hoạt động lắp ráp Hiện tại các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất tại các thị trường như Mỹ, Châu Âu, Nam Á và Trung Quốc và đẩy mạnh mở rộng tại các thị trường Đông Á và Trung Phi Tại các thị trường bên ngoài này, các nhà sản xuất Nhật Bản thiết lập ngoài các nhà máy lắp ráp ô tô là các nhà máy sản xuất linh kiện, phụ kiện cho việc lắp ráp như các nhà máy sản xuất thân xe, trục xe, bộ phận truyền động, bánh xe, săm lốp các nhà sản xuất Nhật Bản có thể mua ngay từ các nhà sản xuất nội địa còn các chi tiết, linh kiện quan trọng được nhập khẩu từ Nhật hoặc sản xuất tại các nhà máy của Nhật Bản tại nước ngoài.

Trong năm 2016, Nhật Bản đã chi 2.807,1 tỷ yên cho nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất xe và phụ tùng Theo Khảo sát Nghiên cứu và Phát triển của Bộ Nội vụ và Truyền thông, con số này chiếm 21,1% tổng chi phí nghiên cứu phát triển của các công ty Nhật Bản trong năm đó là 13.830,4 tỷ yên.

Tóm lại, chính sách công nghiệp đối với ngành CN ô tô trong giai đoạn đầu đã đóng một vai trò quan trọng cực kỳ quan trọng, nhưng chính động lực của các giai đoạn tiếp theo là quá trình phát triển năng động của bản thân ngành công nghiệp ô tô thông qua cạnh tranh độc tài, và chính sách công nghiệp đóng một vai trò hạn chế hơn, theo nghĩa nó cung cấp hỗ trợ cho cạnh tranh thị trường và thúc đẩy CNHT. Đối với ngành CNHT điện tử tại Nhật Bản

Bài học kinh nghiệm trong phát triển CNHT của một số nước Đông Á

3.4.1 Những bài học thành công

Bài học về xây dựng chiến lược và thúc đẩy chính sách phát triển CNHT a) Nhật Bản

“Ở Nhật Bản, từ năm 1956 đã có Luật xúc tiến công nghiệp chế tạo máy, áp dụng chính sách hỗ trợ cụ thể cho các ngành CNHT; Luật Phòng chống trì hoãn thanh toán chi phí thầu phụ; Luật Xúc tiến doanh nghiệp thầu phụ nhỏ và vừa (năm 1970)” [31, Tr 45-46] Hiện nay, các chính sách của Nhật Bản tập trung vào việc thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, nhằm tận dụng được chi phí phụ tùng giá rẻ của nước ngoài Duy trì và tăng cường ưu thế về công nghệ và khâu khai thác phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, thâm nhập thị trường ngoài nước Các doanh nghiệp Nhật Bản rất thành công trong việc “xuất khẩu sản xuất”, khai thác thị trường giá rẻ quốc tế, hình thành liên kết doanh nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm trên toàn thế giới. b) Trung Quốc Ở Trung Quốc, để phát triển CNHT, Chính phủ cho thành lập các tổ chức nhằm kết nối khu vực tư nhân với khu vực Nhà nước, nâng cao tiềm năng phát triển khoa học-công nghệ đất nước, hỗ trợ các DN trong nước có cơ hội hợp tác và tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất từ DN nước ngoài, thúc đẩy xúc tiến hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực, Có cơ chế cho các doanh nghiệp phối hợp đề đạt với Chính phủ những yêu cầu hỗ trợ về mặt chính sách, cải thiện môi trường hoạt động kinh doanh hướng vào thu hút FDI. d) Thái Lan

Các chính sách cung cấp các hỗ trợ về khoa học kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành CNHT, thiết kế và phát triển các khuôn cho sản xuất thiết bị điện tử gia công nhiệt và xúc tiến phát triển các nhà thầu phụ. Chính phủ Thái Lan đưa ra những biện pháp vừa khuyến khích vừa bắt buộc các nhà lắp ráp sử dụng linh phụ kiện sản xuất trong nước nhằm mục đích tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Thái Lan đã lựa chọn 3 lĩnh vực ưu tiên là công nghiệp kỹ thuật, công nghiệp chế biến và doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn Khuyến khích phát triển gia công kim loại, chế tạo linh kiện, phụ tùng hỗ trợ cho sản phẩm viễn thông và điện tử xuất khẩu Thái Lan thành lập nhiều cơ quan hỗ trợ phát triển CNHT như: Viện Nghiên cứu Ô tô - Xe máy, Văn phòng Phát triển CNHT, Uỷ ban Xúc tiến CNHT, Thậm chí khối doanh nghiệp của Thái Lan được tham gia vào việc dự thảo, điều chỉnh và kiểm tra các chính sách phát triển Chính sách của Thái Lan rõ ràng, ổn định; áp dụng những biện pháp vừa khuyến khích vừa bắt buộc các nhà lắp ráp nội địa hoá sản phẩm bằng việc sử dụng linh phụ kiện sản xuất trong nước.

Bài học về phát triển các SMEs (Các doanh nghiệp nhỏ và vừa) a) Nhật Bản

Bắt đầu từ năm 1936, Việc thành lập Ngân hàng Shoko Chukin, Nhật Bản đã đầu tư vốn cho các DN vừa và nhỏ Năm 1949, Chính phủ Nhật Bản ban hành Luật quy định về sự hợp tác giữa các DN vừa và nhỏ với các thành phần kinh tế khác với mục đích giúp tạo điều kiện, tăng cường vị thế cho các DN liên kết với nhau Cũng vào năm 1949, Nhật Bản xây dựng Quỹ Tài chính đầu tư vốn cho doanh nghiệp CNHT vừa và nhỏ, Các doanh nghiệp chỉ mất 3 ngày để huy động vốn từ Qũy này Chính phủ Nhật Bản còn thành lập những đơn vị bảo lãnh tín dụng hỗ trợ bảo lãnh cho các DN vừa và nhỏ vay vốn từ các DN tư nhân khác Hiện nay, Nhật Bản có tới 110 trung tâm hỗ trợ máy móc thiết bị giúp các công ty CNHT bị hạn hẹp về tài chính có thể tiếp cận được với máy móc, công nghệ mới.

“Nhật Bản đã thành lập các hiệp hội và tổ chức tín dụng, bảo lãnh tín dụng, tạo thị trường ngách cho các doanh nghiệp (DN) (thông qua các hợp đồng gia công giữa các công ty lớn với các doanh nghiệp nhỏ, tăng cường viện trợ và ký kết các hiệp định kinh tế, thương mại với các chính phủ nước ngoài để mở đường cho các DN hỗ trợ Nhật Bản thâm nhập thị trường thế giới.”[36, Tr, 45-46]

Chính phủ ban hành Luật xúc tiến doanh nghiệp thầu phụ vừa và nhỏ để tạo thuận lợi cho các hoạt động thầu phụ Ngành chế tạo nhờ việc sản xuất hàng loạt dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp lớn đã mở rộng nhanh chóng Các doanh nghiệp lớn vì thế rất cần các nhà thầu phụ có khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí để giúp họ tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Để tạo kênh thông tin cho các DN hỗ trợ trong nước, Nhật Bản đã xuất bản Sách trắng (White Book) về công nghiệp, cung cấp lượng lớn thông tin đáng tin cậy nhất từ những phân tích một cách toàn diện, dự báo các điều kiện và xu thế phát triển thương mại và các vấn đề liên quan khác, qua đó, đáp ứng các yêu cầu của các ngành công nghiệp nói chung và DN hỗ trợ nói riêng Nhật Bản thiết lập cơ sở dữ liệu về CNHT nhằm xúc tiến liên kết giữa các nhà cung cấp linh kiện vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn c) Thái Lan

Trước khủng hoảng tài chính Đông Á (năm 1997), các chính sách kinh tế vĩ mô ở Thái Lan chỉ chú trọng đến các doanh nghiệp lớn vì tiềm năng xuất khẩu của chúng.

Trong khoảng thời gian 1998-1999, Thái Lan phải đối mặt trước những vấn đề nghiêm trọng như hoạt động sản xuất kinh doanh lao dốc, thất nghiệp tăng vọt, nghèo đói tràn lan, lúc này chính phủ Thái Lan mới chú ý hơn đến DNNVV như một nguồn tạo công ăn việc làm và thu nhập Sự thay đổi trong chính sách cũng có một phần tác động từ những khuyến nghị của các định chế quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản, nước có nhiều doanh nghiệp đầu tư sang Thái Lan.

Bài học rút ra là chính phủ Thái Lan đã xây dựng một kế hoạch phát triển toàn diện đối với DNNVV và CNHT Nhiều biện pháp hỗ trợ đã được đưa ra, như thành lập Công ty Bảo đảm DNNVV, Ngân hàng DNNVV; triển khai hệ thống tư vấn DNNVV và hệ thống đại học DNNVV; cho phép sử dụng các nhà tư vấn và các tổ chức đào tạo nước ngoài Trước đó, từ năm 1985, Thái Lan đã thành lập Phòng Phát triển CNHT (BSID) trong Ủy ban Xúc tiến công nghiệp (DIP) thuộc Bộ Công nghiệp với sự hỗ trợ của Nhật Bản Mục tiêu chính của BSID là hỗ trợ DNNVV hoạt động trong các ngành CNHT như phối hợp với Nhật Bản tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho lao động trong các doanh nghiệp này, đưa ra quy hoạch tổng thể cho phát triển CNHT.

Tiếp nối BSID, Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) đã thành lập Bộ phận Liên kết công nghiệp (BUILD) để thúc đẩy hợp tác giữa các công ty trong nước và các công ty nước ngoài trong ngành CNHT Bộ phận này chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về cơ sở dữ liệu các nhà cung cấp DIP cũng đưa ra và thực hiện chương trình phát triển các nhà cung cấp quốc gia (NSDP).

Bài học về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và CNKH a Nhật Bản

- Về nhân lực, tại Nhật Bản, năm 1985, Luật khuyến khích phát triển nguồn nhân lực ra đời “Nhà nước có vai trò cung cấp cơ sở hạ tầng và thông tin thông qua các hạt nhân sáng tạo Các cơ sở đào tạo có mối liên hệ thường xuyên với cộng đồng doanh nghiệp, nắm rõ thực tiễn để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với các công ty mẹ Nhật Bản đưa ra chương trình liên kết học đường - doanh nghiệp, tạo ra những lao động kỹ năng cao” [121, Tr.135].

Các doanh nghiệp của Nhật Bản cũng chú trọng tới những hỗ trợ trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự song song với việc xây dựng trường huấn luyện nghiệp vụ, đơn giản hóa thủ tục đăng ký các loại (dịch vụ một cửa bằng tiếng Nhật) Nhà đầu tư Nhật cũng yêu cầu về hỗ trợ công nghệ thông tin (IT) bằng cách nhờ nhiều nhà sản xuất và công ty truyền thông xử lý ứng phó, hỗ trợ khai thác đối tác (tổ chức tọa đàm, giao lưu giúp doanh nghiệp tạo mối quan hệ) hay các đối sách hỗ trợ môi trường…

Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho CNHT tại Nhật Bản được thể hiện bằng các mô hình Monozukuri, Coblas và mô hình đào tạo hạt nhân.

- Về công nghệ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bỏ ra chi phí khá lớn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, tỷ lệ chi phí nghiên cứu và phát triển trên doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng từ 1,9% năm 2000 lên 3,8% năm 2015, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản đã hình thành xu hướng liên kết cùng các trung tâm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển tạo thành cụm công nghiệp theo mô hình mới (dựa vào phát triển khoa học công nghệ và tri thức) sâu rộng hơn so với mô hình cụm công nghiệp cũ chỉ gồm các doanh nghiệp lắp ráp và các nhà cung cấp hỗ trợ đơn thuần Nhật Bản đã thành lập khoảng 110 trung tâm hỗ trợ máy móc thiết bị để giúp đỡ các công ty nhỏ với khả năng tài chính hạn chế có thể tiếp cận với máy móc thiết bị công nghệ mới; xây dựng 47 trung tâm hỗ trợ công nghệ, xúc tiến liên kết giữa các nhà cung cấp linh kiện, thường là các DNNVV với các công ty lớn thông qua thiết lập cơ sở dữ liệu về CNHT “Các địa phương ở Nhật Bản đều có CSDL riêng với sự tham gia của các quan chức chính quyền, các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu Các CSDL này có chất lượng cao cung cấp thông tin chi tiết về các nhà cung cấp và rất dễ tiếp cận” [121-Tr.101]. b Trung Quốc

- Về nhân lực, Trung Quốc có các chính sách thúc đẩy nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cấp địa phương cụ thể giải pháp thực hiện tự do hoá thị trường lao động, tự do hoá việc di cư lao động Tuyển dụng, tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao trên toàn cầu hay và một phần từ kêu gọi các du học Trung Quốc, các kiều bào được đào tạo bài bản ở nước ngoài Trung Quốc ban hành cương yếu quy hoạch nhân tài đặt ra chủ trương phát triển nhân tài tầm trung và dài hạn Mặc khác, nâng cao việc đào tạo nhân tài nghiên cứu phát triển, khoa học kỹ thuật phức tạp và nguồn lực chất lượng cao làm quản lý; xây dựng các trung tâm tập huấn đào tạo nhân tài.

QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ PHÙ HỢP CHO VIỆT NAM

Thực trạng công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp dệt may

- Số lượng doanh nghiệp CNHT ngành dệt may

Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, tính đến năm 2020, tổng số doanh nghiệp (DN) dệt may cả nước đạt 6.500 DN, số lượng DN sản xuất vải, nhuộm là 910 DN (chiếm 14%); số lượng DN sản xuất, chế biến xơ, sợi là 260 DN (chiếm 4%) Số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm CNHT dệt may trong 5 năm qua nhìn chung tăng Số DN tăng nhiều nhất trong năm 2020 với 390 DN so với năm 219 và tăng 2500 DN so với năm 2010 [66]

Dù có sự tăng trưởng nhanh về số lượng DN CNHT, nhưng đối với ngành dệt may của Việt Nam là số lượng DN ngành CNHT (18%) ít hơn nhiều so với các DN may do vậy theo lý thuyết sẽ không đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất sản phẩm may mặc Điều đó dẫn đến việc nhập khẩu nhiều các yếu tố đầu vào của ngành May.

Xét theo quy mô doanh nghiệp CNHT: Tổng số lao động đến thời điểm 31/12/2020 đạt gần 286.000 doanh nghiệp, tăng 144.079 người so với năm 2010 (98%) Trong đó, số lao động trong lĩnh vực sản xuất sợi chiếm 52%, đạt 148,720 người Số lao động trong DN sản xuất vải dệt thoi đến năm 2020 là 53.278 người, tăng 21% so với năm 2010 [66]

Giai đoạn 2010-2020, các chỉ số quan trọng phản ánh quy mô DN như nguồn vốn bình quân hàng năm, tài sản cố định, doanh thu thuần của DN CNHT ngành dệt may đều có sự tăng trưởng khá ổn định Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động trong lĩnh vực CNHT ngành dệt may đã tăng lên từ 4,8-5,4 triệu /tháng (2010) lên 8,4-8,9 triệu /tháng (2020), tương đương với mức thu nhập trung bình của lao động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo [66]

Trong thời gian vừa qua, các DN FDI trong lĩnh vực CNHT ngành May Việt Nam nhìn chung có hiệu quả hoạt động ở mức thấp Các DN trong lĩnh vực nhuộm, hóa chất nhuộm, sản xuất và cung cấp máy móc, dụng cụ ngành May không có lợi nhuận dương trong nhiều năm Nhóm DN lĩnh vực hóa chất nhuộm có lợi nhuận âm đến năm 2015 Nhưng đến năm 2020, tình trạng này đã cải thiện hơn nhiều, các DN FDI trong lĩnh vực sản xuất bông, xơ, sợi, sản xuất máy và dệt vải có doanh thu và lợi nhuận bình quân sau thuế đạt mức cao nhất.

- Về giá trị xuất nhập khẩu ngành CNHT dệt may

Hiện nay ở Việt Nam, xuất khẩu đầu vào là sợi đến 70% sản phẩm tạo ra nhưng lại phải nhập khẩu phần lớn vải phục vụ cho may mặc, do CNHT dệt nhuộm chưa phát triển; loại sợi Việt Nam sản xuất được chủ yếu là sợi cotton, rất ít DN sản xuất được sợi polyester filament - loại sợi được sử dụng phổ biến hơn trong ngành May mặc hiện nay Điều này dẫn đến giảm giá trị gia tăng của ngành May Việt Nam do xuất “thô”, nhập “tinh” Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, nhập khẩu nguyên phụ liệu năm 2019 tăng 2,3% lên 22,3 tỉ USD Trong đó, Việt Nam nhập khẩu tới 80% vải cho xuất khẩu khẩu.

Biểu đồ 4.1: Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam qua các năm 2013 - 2019.

Nguồn: Số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam 2013-2019 Theo tính toán của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, ngành dệt may hiện có nhu cầu sử dụng khoảng 6 triệu mét vải/năm, song chỉ sản xuất trong nước được khoảng 1,2 triệu mét Lượng vải phải nhập khẩu lên tới 4,8 triệu mét/năm Tổng công suất ngành nhuộm cũng chỉ đạt khoảng 800 triệu mét vải/năm Để phát triển bền vững, đầu tư vào các lĩnh vực dệt, nhuộm đã được ngành dệt may đặt ra trong nhiều năm qua, nhưng kết quả chưa như mong đợi, do những nguyên nhân không mới như đây là lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, xử lý chất thải ra môi trường tốn kém, bí quyết công nghệ, nhân lực lành nghề Giai đoạn 2010-2016, có đến 70- 80% nguyên vật liệu dệt may, da giầy hiện nay vẫn phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc và các nước ngoài khu vực FTA - Khu vực mậu dịch tự do dịch Sản phẩm sợi và vải nội địa không có nhiều mẫu mã chủng loại, chất lượng còn thấp nên chỉ sử dụng được 20- 25% sản lượng cho ngành may xuất khẩu.

Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tỷ lệ nội địa hóa về nguyên phụ liệu của ngành Dệt may đạt khoảng 48% đến thời điểm hiện tại Nhiều chủng loại vải và phụ liệu vẫn phải nhập khẩu từ một số nước ASEAN, đặc biệt là nhập từTrung Quốc Điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam không chủ động được nguồn hàng và dễ bị ép giá.

Vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng dệt may thế giới chỉ là gia công, may xuất khẩu Trong khi các quốc gia phát triển Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản tập trung vào khâu mang lại giá trị thặng dư cao nhất (thiết kế, marketing và phân phối) Còn nhà thầu gia công, bán buôn tập trung tại 3 quốc gia chính: HồngKông, Hàn Quốc, Đài Loan kết nối các công ty sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng.

Sơ đồ 4.1 Vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu

Nguồn: Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam Ngành dệt may Việt Nam có những bước tiến rất nhanh trong những năm qua nhưng vẫn đang gặp khó khăn lớn Nguồn cung nguyên phụ liệu phụ thuộc nhiều vào nước ngoài Năm 2016 đến nay, Việt Nam mới chỉ cung cấp được 1% nhu cầu về bông, 30% nhu cầu xơ, còn lại là phải nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan,….Sản lượng sợi đạt 1,4 triệu tấn một năm nhưng hơn 70% trong đó là xuất khẩu do chất lượng thấp, không đáp ứng được nhu cầu trong nước; mặt khác lại phải nhập khẩu sợi chất lượng cao từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,… Khâu dệt vải tạo ra khoảng 1,4 tỉ mét vải/năm (chiếm 15- 16% nhu cầu), vẫn phải nhập khẩu 7 tỷ mét vải từ các nước ngoài TPP như Trung Quốc và Hàn Quốc (chiếm hơn 70%) Như vậy, may xuất khẩu lệ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu, mà chủ yếu không phải từ các nước TPP.

Năm 2018 nhập tổng cộng 3 tỉ bông, 2 tỉ sợi, 2,6 tỉ phụ liệu Trong tổng số 36,2 tỉ USD xuất khẩu thì có xuất khẩu nguyên phụ liệu, vải xuất khẩu đạt 1,6 tỉ USD, phụ liệu 1,2 tỉ USD Số liệu cho thấy khâu sản xuất vải rất hiếm, chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu sử dụng vải Làm thế nào giải quyết khâu yếu và điểm nghẽn này và tập trung sản xuất vải cung cấp cho xuất khẩu, đó là điều trăn trở nhất [62] Chúng ta vẫn phải nhập từng cây kim, sợi chỉ Đây chính là thách thức lớn cho ngành CNHT dệt may.

Ngoài ra, các DN CNHT ngành Dệt may cũng có nhiều điểm yếu kém khác là: trình độ công nghệ thấp,máy móc lạc hậu; trình độ tay nghề của lao động chưa đáp ứng tốt, năng suất lao động thấp…

Công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp điện tử

Theo số liệu thống kê của Trung tâm phát triển DN CNHT (2020) [39] thì sản xuất linh kiện điện - điện tử có

680 doanh nghiệp, tăng trưởng bình quân về số lượng doanh nghiệp giai đoạn 2010 – 2020 đạt 18,66 %, phát triển nhanh, tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất linh kiện/ tổng số doanh nghiệp ngành điện tử chiếm khoảng 59,28% Về lý thuyết, để một ngành sản xuất chế tạo phát triển thì số lượng DN cung ứng các linh kiện, phụ tùng phải lớn hơn nhiều lần số doanh nghiệp lắp ráp, vì vậy, với tỷ lệ số DN sản xuất linh kiện điện tử chỉ chiếm hơn một nửa tổng số

DN toàn ngành, có thể thấy rằng, ngành CNHT điện tử của Việt Nam chưa thực sự phát triển.

Về quy mô doanh nghiệp : CNHT ngành điện tử: các doanh nghiệp CNHT chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu vốn, công nghệ và nhân lực chất lượng cao [25, tr 104-115]; thêm vào đó, sự tham gia của các DNCNHT thuần Việt còn hạn chế, chủ yếu cung ứng các nguyên liệu, phụ tùng đơn giản như bao bì, một số khuôn mẫu nhựa và kim loại; các linh phụ kiện phức tạp, tinh vi như linh kiện điện tử thường do các doanh nghiệp FDI đảm nhận hoặc nhập khẩu từ bên ngoài.

Về Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) lĩnh vực linh kiện phụ tùng:

Năm 2016, GTSXCN lĩnh vực linh kiện phụ tùng ước đạt 382 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), tăng 20,9% so với năm 2015; chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% GTSXCN toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (SIDEC, 2015). Trong đó, sản xuất linh kiện kim loại có GTSXCN cao nhất, đạt 172 nghìn tỷ đồng; GTSXCN linh kiện điện – điện tử đạt 152 nghìn tỷ đồng và phát triển rất mạnh trong 5 năm trở lại đây Giá trị sản xuất ngành Linh kiện điện tử đã tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) đạt 27% trong giai đoạn 2011 – 2017 Giá trị sản xuất công nghiệp ngành Linh kiện điện tử trong 9 tháng đầu năm 2018 ước tăng hơn 1.5% so với cùng kỳ năm 2017 do doanh số bán ra các loại chip, linh kiện của Samsung vẫn tiếp tục tăng trưởng dẫn đến việc đẩy mạnh sản xuất linh kiện điện tử ở Việt Nam để sản xuất chip, chất bán dẫn và bộ xử lý di động.

Biểu đồ 4.2: Giá trị sản xuất ngành linh kiện điện tử

Nguồn: Thống kê trên Trang web Điện tử Việt Nam.

Về xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm linh kiện, phụ tùng của Việt Nam liên tục tăng từ năm

2008 Theo SIDEC (2017), năm 2015, kim ngạch xuất khẩu linh kiện, phụ tùng là 21,1 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2014, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012-2015 là 32,9%/ năm Một số sản phẩm linh kiện điện tử có kim ngạch xuất khẩu cao là linh kiện, phụ tùng điện thoại mạch điện tử tích hợp, linh kiện máy ảnh …

Tuy nhiên, để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước, ngành điện tử Việt Nam vẫn nhập siêu linh kiện, phụ tùng với giá trị khá lớn Năm 2015, kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng của Việt Nam là 38,7 tỷ USD, tăng 25% so với 2014 Điều này khiến cho cán cân thương mại ngành điện tử Việt Nam thường xuyên rơi vào tình trạng nhập siêu và giá trị gia tăng của ngành thấp.

Một số sản phẩm linh kiện điện tử có kim ngạch nhập khẩu cao là: mạch điện tích hợp, linh kiện, phụ tùng điện thoại các loại, mạch in …Nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN Giá trị nhập khẩu lớn nhất là mạch tích hợp (mã HS:8542) Năm 2015, nhập khẩu mã 8542 là 12,9 tỷ USD, tăng trưởng giai đoạn 2011 – 2015 lên đến 57,78%/ năm (SIDEC, 2017 [39])

Tóm lại, trong suốt 30 năm phát triển, ngành điện tử Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng lắp ráp cho các ông lớn nước ngoài Các doanh nghiệp điện tử nước ta vẫn chỉ tập trung khai thác sản phẩm cũ, không có sự thay đổi nhiều, lợi nhuận thấp và riêng về giá trị gia tăng không cao, chỉ khoảng 5-10%/năm Thế nhưng, các doanh nghiệp FDI trong ngành điện tử thì đang đứng trước thách thức giảm chi phí linh phụ kiện và nâng cao giá trị của các sản phẩm sản xuất trong nước Do số doanh nghiệp hỗ trợ vẫn rất ít so với số lượng doanh nghiệp lắp ráp, chất lượng linh phụ kiện chưa đảm bảo nên phần lớn các doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các nước xung quanh.

Bảng 4.1 Năng lực cung ứng của lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng cho ngành điện tử

Lĩnh vực Linh kiện cơ khí Linh kiện điện – điện tử

Linh kiện nhựa – cao su Điện tử gia dụng 50% 30 – 35% 40% Điện tử tin học, viễn thông 30% 15% 15%

Công nghiệp công nghệ cao 10% 5% 5%

Nguồn: Số liệu thống kế từ Trung tâm công nghệ thông tin và kinh tế số [70] Tỷ lệ cung ứng nội địa trong nước cho các nhà lắp ráp thấp, thường do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đảm nhiệm Sản phẩm CNHT chủ yếu do doanh nghiệp FDI sản xuất hoặc nhập khẩu Các sản phẩm doanh nghiệp nội địa sản xuất có chất lượng thấp, giá thành cao (công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới; hạn chế nguồn lực, qui trình sản xuất kém…) nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp nội địa.

Công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp ô tô

- Số lượng và quy mô các doanh nghiệp

Theo Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), cả nước hiện có hơn 350

DN CNHT ô tô, nhưng 80% là DN nước ngoài, số còn lại là DN trong nước phần lớn có quy mô nhỏ, khó có điều kiện đầu tư công nghệ Tính đến tháng 3/2022, mới chỉ có 229 DN tham gia chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Trong đó có 84 DN cung ứng linh kiện trực tiếp cho hãng xe (nhà cung ứng cấp 1) và 145

DN cung ứng gián tiếp cho hãng xe (nhà cung ứng cấp 2 - 3) Lĩnh vực sản xuất ô tô còn phụ thuộc lớn vào các loại chip bán dẫn Trung bình một chiếc xe có hàng trăm bộ phận bán dẫn, kéo theo đó là có khoảng 1.400 loại chip trên xe Trong khi đó, hiện nay chưa có DN trong nước nào sản xuất được đầy đủ một con chip mà đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.

- Tỷ lệ nội địa hóa

Tỷ lệ nội địa hóa ngành CNHT ô tô bình quân khoảng 15%.

• “Về tỷ lệ nội địa hóa đối với xe dưới 10 chỗ: THACO đạt 15-18%; Toyota Việt Nam đạt trên 37% (riêng cho dòng xe Innova)” [73, Tr 3].

• “Về tỷ lệ nội địa hóa đối với xe tải nhẹ: THACO đạt trên 33%; Vinaxuki đạt trên 50%” [73, Tr 3].

Biểu đồ 4.3: Nhập khẩu phụ kiện ô tô của Việt Nam giai đoạn 2010-2018

Nguồn: Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan 2010-2018 [69]

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã chi ra trên 2.5 tỷ USD để nhập khẩu linh kiện, phụ tùng cho xe ô tô bao gồm linh kiện tách rời để lắp ráp, sản xuất xe tải, xe thương mại và cụm linh kiện cho xe con.

Tuy nhiên, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như phát triển chậm cả về số lượng và chất lượng so với các quốc gia trong khu vực Dẫn chứng là sản lượng xe sản xuất lắp ráp trong nước năm 2017 và 2018 đã giảm khoảng 9% và 3% so với năm trước đó; mà nguyên nhân là do tác động của việc giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ các nước ASEAN, từ mức 50% năm 2015, xuống 40% năm 2016, 30% năm 2017 và 0% năm 2018.

Biểu đồ 4.4: Sản lượng sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam 2010-2018

Nguồn VIRAC, GDVC 2019 Nhìn chung, quy mô DN nội địa về CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam chủ yếu là DNNVV, năng lực tài chính còn nhiều hạn chế, khả năng huy động vốn kém hơn so với những DN FDI Các DN này gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn tài trợ vốn từ ngân hàng, do khả năng thẩm định, giấy phép, kết cấu hạ tầng, quy định liên quan đến tài sản thế chấp, thủ tục rườm rà… mất nhiều thời gian, đây là những rào cản gây trở ngại cho DN CNHT ngành SX ô tô trong môi trường phát triển SX hiện nay và rất cần được tháo gỡ kịp thời.

Biểu đồ 4.5: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô năm 2020-2021

Nguồn: Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan 2020-2021 [69]

Theo thống kê sơ bộ từ Tổng Cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô các loại của nước ta trong tháng 6/2021 đạt 468,9 triệu USD, giảm 2,22% so với tháng trước nhưng tăng 67,80% so với cùng kỳ năm 2020 Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô vào nước ta đạt 2,63 tỷ USD, tăng 62,97% so với 6 tháng năm 2020 Trong 6 tháng năm 2021, Việt Nam nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô chủ yếu từ các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan; trong đó, nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Hàn Quốc, đạt trị giá 683,67 triệu USD, chiếm 26,04% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 62,38% so với 6 tháng đầu năm 2020; thị trường lớn thứ hai cung cấp linh kiện phụ tùng ô tô cho Việt Nam đó là khối ASEAN, đạt 629,36 triệu USD, chiếm 23,97%, tăng 74,74% so với cùng kỳ năm 2020 Xếp thứ ba về kim ngạch là thị trường Trung Quốc đạt 485,81 triệu USD, chiếm 18,5%, tăng 72%; [69]

Về sự tương đồng thì tình hình phát triển CNHT ngành ô tô của Việt Nam có xuất phát điểm như Trung Quốc vào sau năm 1978, đây là giai đoạn đầu của thời kỳ này bước ngoặt trong phát triển công nghiệp ô tô Trung Quốc, nhưng công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô mới chỉ phát triển ở mức độ thấp, còn yếu kém cả về năng lực công nghệ, khả năng tài chính và nguồn nhân lực, sản xuất sản phẩm chất lượng thấp Vì vậy, linh kiện, phụ tùng chủ yếu nhập từ các nước có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh như Mỹ, Nhật, Đức Sau đó, để tăng cường sức cạnh tranh cho ngành công nghiệp ô tô trong nước, Trung quốc đã cho những điều chỉnh chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô.

Trình độ nguồn nhân lực và công nghệ

Công nghệ SX phụ tùng linh kiện ô tô bằng kim loại của các DN nội địa đã chiếm phần lớn nhu cầu của các nhà lắp ráp ô tô ở Việt Nam Tùy mức độ của mỗi DN mà việc đáp ứng của công nghệ này đạt từ 15 đến 40% và tùy chủng loại xe Các công nghệ đúc, gia công áp lực, gia công chính xác (gia công cắt gọt), xử lý bề mặt, nhiệt luyện, chế tạo khuôn, gá… có tăng trưởng, nhưng vẫn còn những hạn chế so với DN FDI và các nước trong khu vực

Có 3 nhóm nhân lực đáp ứng yêu cầu CNHT ngành SX ô tô trong nước là kỹ sư và công nghệ viên; kỹ thuật viên, công nhân lành nghề; và cán bộ quản lý trung gian Các kỹ sư và nhân lực chất lượng cao mặc dù được đào tạo trong các trường đại học kỹ thuật lại hạn chế về thực hành thực tiễn, giao tiếp ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác Một số lĩnh vực quan trọng của CNHT ngành SX ô tô lại chưa chú trọng đào tạo nhân lực, như luyện kim, công nghệ máy, cơ khí,điện - điện tử, công nghệ nhựa – cao su Các kỹ sư có khả năng trao đổi trực tiếp với các chuyên gia nước ngoài còn rất ít Các kỹ thuật viên, công nhân lành nghề được đào tạo hầu hết trong lĩnh vực cơ khí, điện tử, nhưng chất lượng đào tạo còn thấp so với các nước trong khu vực.

Công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp da giày

Biểu đồ 4.6: Thị phần xuất khẩu ngành giày da Việt Nam 2018

Trong những năm qua, da giày luôn nằm trong top 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chỉ sau điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Năm 2017, ngành da giày đạt kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2016, với nhiều sản phẩm được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày vẫn đạt mức tăng trưởng đều đặn hàng năm.

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành da giầy Việt Nam, chiếm khoảng 37% trong tổng kim ngạch Tiếp đến là thị trường EU, xuất khẩu sang thị trường này năm 2018 cũng sôi động hơn rất nhiều Lượng giày dép Việt vào EU tăng mạnh, chiếm trên 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và chiếm khoảng 11% thị phần tại

EU Ngoài hai thị trường trên, xuất khẩu sang các thị trường lớn khác của ngành như: Hàn Quốc, Nhật Bản, TrungQuốc… vẫn giữ được sức tăng trưởng ổn định Hiện Việt Nam đang sản xuất khoảng 920 triệu đôi giày mỗi năm,xuất khẩu hơn 800 triệu đôi tới hơn 50 thị trường trên thế giới, trong đó Liên minh châu Âu (EU) chiếm tỷ lệ lớn nhất Sản phẩm túi xách cũng được xuất khẩu sang 40 nước, trong đó thị trường Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,6%.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được ký kết vào giữa năm 2018 So với đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Trung Quốc, sản phẩm giày, dép của Việt Nam được hưởng chênh lệch thuế từ 3,5-4,2% khi xuất khẩu vào EU tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn Để được hưởng thuế suất ưu đãi EVFTA, sản phẩm da giày xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng quy định hàm lượng xuất xứ nguyên phụ liệu, cần phải đáp ứng được quy định về xuất xứ thông qua hàm lượng giá trị trong khu vực khi sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam và các nước thành viên trong EVFTA Trong khi đó, tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu của ngành da giày còn thấp Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày chủ yếu đến từ các doanh nghiệp FDI, chiếm đến 70 - 80%, mặc dù số lượng doanh nghiệp da giày FDI chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ hơn 10% tổng số doanh nghiệp da giày cả nước Theo số liệu của Bộ Công Thương năm

2018, “nguyên phụ liệu chiếm tới 68 - 75% trong cơ cấu giá thành sản phẩm giày dép, nhưng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm này của doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ đạt 40 - 45% Các doanh nghiệp trong nước chiếm gần 70% về số lượng doanh nghiệp, nhưng chỉ chiếm 35% tổng sản lượng da thuộc sản xuất tại Việt Nam” [73, trang 45] Thực trạng này đặt ra yêu cầu cần phải phát triển công nghiệp hỗ trợ, nguyên phụ liệu trong nước.

Về các ngành công nghiệp phụ trợ chính cho ngành da giày là ngành Da thuộc sản xuất trong nước thường là da bò có chất lượng thấp, mảnh da nhỏ, nhiều thẹo chủ yếu tiêu dùng trong thị trường nội địa Sản phẩm da thuộc do các công ty thuộc da FDI sản xuất có chất lượng cao hơn nhưng chỉ đáp ứng một lượng nhỏ nhu cầu sản xuất XK Với nguồn nguyên liệu giả da, nhu cầu trong nước ước cần đến 210 triệu m2/năm, nhưng các doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 8,9 triệu m2/năm (tương ứng 4,2%) Hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu mũ giày (giả da, da nhân tạo, da tráng PU) từ Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc Giả da sản xuất trong nước thường cứng, khả năng chịu nhiệt kém Tỷ lệ nội địa hoá da tổng hợp, da nhân tạo hiện nay khoảng 30%.

Tại Việt Nam, tổng sản lượng da nguyên liệu cung ứng cho ngành công nghiệp thuộc da ước tính220,000- 250,000 tấn Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép giai đoạn 2012 – 2016 đạt 14%, trong năm 2018 sản lượng da thuộc đạt 75.1 triệu m², tăng

7.4% so với cùng kỳ năm 2017 Tiếp tục đà tăng trưởng từ năm trước cùng tác động tích cực từ CPTPP, sản lượng sản xuất giày dép Q1/2019 đạt 432.1 triệu đôi, trong đó giày, dép da tăng 11.7% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo bộ Công nghiệp, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập 6 triệu feet vuông da thuộc Nhà máy thuộc da chỉ đáp ứng được dưới 10% nhu cầu da thuộc và chưa kể hiện nay các nhà máy này chỉ hoạt động được 25% công suất do thiếu nguyên liệu Hàng năm, Việt Nam chỉ có thể cung cấp 5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp 60% nguồn da này được xuất sang Trung Quốc và Thái Lan, phần còn lại thì không đủ tiêu chuẩn để sản xuất sản phẩm xuất khẩu Vì thế mỗi năm Việt Nam chi từ

170 tới 230 triệu USD để nhập da giả và từ 80 tới 100 triệu USD để nhập da từ Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc.

Ngoài ra, trong số 30% công ty Việt Nam tham gia vào sản xuất da giày lại có tới 70% làm gia công vì thế giá trị lợi nhuận đích thực mà ngành này mang lại không lớn Và chưa đến 20 doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam đủ sức làm hàng dạng FOB.

Các doanh nghiệp nội địa ngành da giày Việt Nam có 3 bất lợi lớn: Thứ nhất là không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phụ thuộc vào khách hàng và các nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc Thứ hai, công nghệ yếu nên không có sức cạnh tranh và doanh nghiệp phải làm gia công cho các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là chính Và cuối cùng là do công tác xúc tiến thương mại kém, nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công ở tầng thứ 2, thứ 3.

Tóm lại, Công nghiệp hỗ trợ ngành da giày vẫn bị đánh giá là còn điểm yếu Việc ký kết hàng loạt FTA đã tạo lực đẩy cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu, song để tận dụng tối đa lợi thế FTA cần có sự đồng bộ cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia vào sản xuất da giày, kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4.2 Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam

Những kết quả đạt được trong phát triển Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam

Công tác ban hành và thực thi chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ bước đầu có hiệu quả

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số các văn bản sau:

+ Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.

+Quyết định số 1483/QĐTTg ngày 26/8/2011 về việc Ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

Năm 2015 chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ với 06 ngành nghề được hỗ trợ, hưởng ưu đãi bao gồm: Điện tử, lắp ráp ô tô, Dệt May, Da Giày, Cơ khí chế tạo, Các sản phẩm CNHT cho công nghệ cao Làm cơ sở để triển khai mạnh mẽ hơn nữa các chính sách, hoạt động khuyến khích, thu hút đầu tư, trợ giúp doanh nghiệp trong lĩnh vực này Năm 2017 Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017 được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt

“Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025”.

Kết quả đạt được sau 03 năm triển khai thực hiện, Nghị định số 111/2015/NĐ- CP của Chính phủ ban hành năm 2015 đã đạt được những kết quả nhất định: a) Về công tác xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, trong số 35 hồ sơ đề nghị xác nhận ưu đãi, Bộ Công Thương đã cấp 23 Giấy xác nhận thuộc các ngành dệt may, điện tử, ô tô, công nghệ cao và cơ khí, các hồ sơ còn lại không thuộc đối tượng hoặc không đủ điều kiện xác nhận ưu đãi Tuy nhiên, các doanh nghiệp được cấp ưu đãi chủ yếu là các doanh nghiệp FDI. b) Công tác hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ:

Thứ nhất, triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Bộ Công Thương đang triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT theo Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016 –

2025 được phê duyệt tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ với các nội dung trọng tâm sau: “Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CNHT” [20, Tr.4].

“Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất - Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm CNHT” [20, Tr.5].

“Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu” [20, Tr.5].

Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về CNHT.

Thứ hai, Hỗ trợ về qui trình công nghệ sản xuất, nghiên cứu và phát triểncho doanh nghiệp CNHT Thông qua các Chương trình Khoa học và công nghệ quốc gia như Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm

2020, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020… đã hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT đổi mới công nghệ, xây dựng, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) và xây dựng áp dụng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS). Thứ ba, Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNHT Ngoài các nội dung thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh triển khai một số chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ để mở rộng thị trường và nâng cao trình độ các doanh nghiệp CNHT Việt Nam cụ thể là:

- Hợp tác với Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đào tạo cán bộ xây dựng chính sách và cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, gồm: Chương trình hợp tác đào tạo, chuyển giao công nghệ và thành lập Trung tâm Tư vấn và Giải pháp công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc (VITASK) trong khuôn khổ hợp tác Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Hàn Quốc giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE).

- Hợp tác với Nhật Bản về công nghiệp hỗ trợ trong khuôn khổ chiến lược công nghiệp hóa Việt Nam – Nhật Bản - Hợp tác với Ngân hàng thế giới (World Bank) triển khai thực hiện Chương trình thí điểm phát triển Nhà cung cấp của Việt Nam với mục tiêu nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam để có thể đáp ứng yêu cầu và tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI.

Năm 2020 chứng kiến những tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế và các chuỗi cung ứng toàn cầu Sự đứt gãy các chuỗi cung ứng đặt ra yêu cầu phải tái cấu trúc đối với các tập đoàn đa quốc gia theo hướng tăng tỷ lệ nội địa hoá để phân tán rủi ro Những thay đổi này tạo ra cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi các DN phải tự chủ và năng động hơn trong việc tìm kiếm cơ hội.

Ngày 6/8/2020, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 115 về các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặt mục tiêu đến năm 2025, DN Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa; chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp Đặt ra mục tiêu năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu nội địa; chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp.

Nghị định 57/2021/NĐ-CP được ban hành giúp tháo gỡ vướng mắc về vấn đề ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp có dự án sản xuất sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển thành lập trước năm 2015 Nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý cho CNHT dần có hiệu ứng tích cực đến tâm lý và quyết định đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh các sản phẩm CNHT, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, qua đó góp phần thúc đẩy ngành CNHT trong nước.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển cả về lượng và chất

Số doanh nghiệp đang hoạt động trong CNHT tính đến năm 2016 là khoảng 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và hơn 1.500 doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu cho ngành dệt may, da giầy (chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo) Các doanh nghiệp CNHT tạo việc làm cho hơn 550.000 lao động, với doanh thu thuần sản xuất kinh doanh trong năm 2016 tăng 20,9% so với năm 2015. Hiện nay, một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa – cao su kỹ thuật; săm lốp các loại Các sản phẩm này đã đáp ứng khá tốt nhu cầu trong nước và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới Doanh nghiệp CNHT trong nước cũng ngày càng tích cực áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất, chế tạo.

Năng lực sản xuất sản phẩm CNHT trong nước dần được cải thiện

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu linh kiện, phụ tùng là hơn 26 tỷ USD, tăng hơn 24% so với 2015 Nếu tính cả các ngành CNHT cho dệt may, da – giày, kim ngạch xuất khẩu CNHT của Việt Nam đạt hơn 32 tỷ USD (Số liệu cụ thể tại Phụ lục 1 kèm theo Báo cáo này) Thị trường xuất khẩu cho các ngành CNHT của Việt Nam chủ yếu là các Trung Quốc; Hàn Quốc; Mỹ; Nhật Bản Công nghiệp hỗ trợ trong nước đã có thể cung cấp một số phụ tùng,linh kiện như phụ tùng linh kiện nhựa, cao su cho các sản phẩm điện tử, ô tô xe máy, phụ tùng linh kiện nhôm và kim loại cho ô tô, xe máy và các sản phẩm máy móc thiết bị Nhờ khả năng cung cấp một số linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam đã được cải thiện, cụ thể:

Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một số vấn đề bất cập, tồn tại, vướng mắc mà các quy định hiện hành của pháp luật chưa thể giải quyết để tạo ra các cơ chế, chính sách mạnh mẽ thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, ví dụ:

Chưa thành lập cơ quan độc lập của Nhà nước để chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có điều kiện tiếp cận những tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp lớn nhằm học hỏi và ký kết hợp đồng cung ứng sản phẩm.

- Chính sách thu hút các doanh nghiệp FDI chưa gắn với các ràng buộc về trách nhiệm phát triển hệ thống nhà cung ứng nội địa tại Việt Nam; chính sách tạo ra các liên kết giữa các doanh nghiệp này và các doanh nghiệpCNHT còn chưa được hình thành Mối quan hệ ràng buộc giữa các ưu đãi của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh và nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được thể hiện trong bất kỳ văn bản qui phạm pháp luật nào;

- Trong giai đoạn đầu phát triển, ngành CNHT còn nhiều hạn chế và yếu kém, chưa đủ nguồn lực để vươn ra chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, vì vậy thị trường nội địa đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, các chính sách phát triển các ngành công nghiệp chính như ô tô, cơ khí, điện tử, dệt may… nhằm tạo thị trường cho CNHT cũng chưa đạt được những kết quả như mong muốn, gây ra các hạn chế trong việc phát triển chuỗi sản xuất trong nước và quốc tế.

- Một vài chính sách tuy đã được quy định trong Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ DN CNHT, nhưng lại chịu sự ràng buộc các Luật chuyên ngành (như Luật Đất đai, Luật thương mại, Luật Đấu thầu, Luật các tổ chức tín dụng …) Việc thực thi một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ DN CNHT còn gặp nhiều khó khăn như chính sách bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Các cơ chế về ưu đãi tín dụng đầu tư, ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, đặc biệt là phân bổ nguồn lực để triển khai các chính sách về công nghiệp hỗ trợ chưa được cụ thể hóa…

Nghị định 111 về công nghiệp hỗ trợ của nhà nước thì đến nay đếm trên đầu ngón tay những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam được hưởng chính sách ưu đãi đó Vấn đề ở đây có thể là chưa rõ về chính sách, vấn đề thứ hai là cái thực thi nó, cụ thể hóa nó và một số chính sách nó đan chéo lẫn nhau, dẫn tới là chính sách đó chưa đi vào thực tế của đời sống của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Hạn chế về năng lực phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Ở Việt Nam, cho đến nay sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chủ yếu do doanh nghiệp nhà nước (hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước) sản xuất, phần lớn cung cấp những sản phẩm có chất lượng kém và giá thành cao (vì công nghệ lạc hậu, vì quản lý kém, ) nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp nhà nước Một bộ phận khác, chủ yếu là những sản phẩm công nghiệp phụ trợ cấp thấp, do các hộ kinh doanh cá thể sản xuất cũng gặp khó khăn về vốn và công nghệ.

Hạn chế về năng lực doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT còn rất thấp

Mặc dù trình độ sản xuất và công nghệ của doanh nghiệp đã từng bước được cải thiện, các sản phẩmCNHT trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm Tuy đã tự chủ được một số loại sản phẩm CNHT cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, vẫn còn nhiều sản phẩm CNHT cần được hỗ trợ để phát triển như chất bán dẫn, mạch in, khuôn nhựa trong ngành điện tử; phôi thép, thép tấm, thép hình, khuôn mẫu trong ngành cơ khí; và vải trong ngành dệt may, da giầy Bên cạnh đó, một số sản phẩm CNHT mà Việt Nam chưa đủ năng lực cạnh tranh, chủ yếu là các sản phẩm hoá dầu như hạt nhựa, cao su nhân tạo, sợi nhân tạo… Các sản phẩm CNHT có hàm lượng công nghệ cao vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp FDI cung cấp Cơ hội mở ra rất lớn đối với các ngành như ô tô, điện tử, dệt may và da dày nhưng các doanh nghiệp Việt Nam công nghiệp Việt Nam vẫn chưa đủ năng lực để cung cấp linh kiện và phụ tùng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cho các chuỗi sản xuất toàn cầu ở trong nước Năng lực tổ chức quản lý sản xuất và công nghệ kỹ thuật của phần lớn các doanh nghiệp CNHT Việt Nam còn nhiều hạn chế Đến nay, các doanh nghiệp nội địa chỉ mới cung ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm CNHT Khoảng cách giữa yêu cầu của các Tập đoàn đa quốc gia và năng lực đáp ứng của các doanh nghiệp sản xuất nội địa còn rất lớn Một số doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia cung ứng sản phẩm CNHT, tuy nhiên rất ít doanh nghiệp có chiến lược phát triển dài hạn để có thể đầu tư chiều sâu về thiết bị, công nghệ, quản lý, cũng như nhân lực Khu vực dệt may và da giày mới phát triển khá ở sản xuất phụ kiện, còn sản xuất vải, xơ sợi, da thuộc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế chủ yếu do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện.

Thực trạng chung của ngành CNHT Việt Nam hiện nay là quy mô và năng lực của các DN còn nhiều yếu kém, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu Các sản phẩm CNHT trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm Quy mô và năng lực cạnh tranh của các

DN CNHT còn yếu kém, chưa đủ tiềm lực để tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu Đại diện Samsung cho biết, tính đến hết năm 2019, Việt Nam có 42 DN là nhà cung ứng cấp 1, dự kiến tăng lên 50 DN vào năm 2020. Tuy nhiên có thể thấy, chỉ 50 DN Việt tham gia vào chuỗi cung ứng cấp 1 của Samsung nếu so hơn 110.000 DN đang hoạt động trong ngành CNHT, rõ ràng năng lực của các DN CNHT của Việt Nam còn rất hạn chế.

Các doanh nghiệp thiếu nguồn lực và công nghệ để đổi mới và nâng cao nâng lực sản xuất

Lĩnh vực sản xuất của các doanh nghiệp CNHT trong nước khá giống nhau, cả về trình độ, quy mô, công nghệ và sản phẩm Trong ngành cơ khí, đa số là gia công các công đoạn cơ khí đơn giản (dập, cắt, hàn, sơn ) rất ít doanh nghiệp thực hiện các công đoạn, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như đúc, xử lý nhiệt, gia công bề mặt Điện tử mới chỉ tập trung chủ yếu vào các chi tiết nhựa và bao bì Các chi tiết như mạch in nhiều lớp, các linh kiện điện tử rất ít doanh nghiệp đủ trình độ sản xuất Trong ngành dệt may, chủ yếu mới chỉ phát triển ở công đoạn may Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, không đủ năng lực đầu tư, hấp thụ và đổi mới công nghệ sản xuất.

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngành công nghiệp hỗ trợ

Các doanh nghiệp chế biến, chế tạo và CNHT gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động đáp ứng được các yêu cầu công việc của doanh nghiệp, đặc biệt là lao động tay nghề cao Cơ cấu đào tạo chưa phù hợp với số lượng học viên cấp bậc đại học và số lượng đào tạo cao đẳng - trung cấp nghề ở có tỷ lệ rất thấp 1 kỹ sư:1,25 thợ dẫn đến hiện tượng thừa thầy thiếu thợ nghiêm trọng Ngoài ra do tác động của cơ cấu kinh tế, các học viên tham gia các ngành kỹ thuật có tỷ trọng nhỏ so với các ngành kinh tế dịch vụ dẫn đến sự thiếu hụt lao động tay nghề cao trong lĩnh vực chế biến chế tạo Phần lớn lao động tại các doanh nghiệp CNHT là lao động phổ thông, được đào tạo dưới hình thức vừa học vừa làm Tỷ lệ lao động qua đào tạo, đặc biệt là lao động có kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp rất thấp và luôn trong tình trạng khan hiếm Trình độ của đội ngũ quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp CNHT của Việt Nam còn hạn chế, trong khi đây là nhân tố quyết định đường lối, chiến lược kinh doanh và cách thức vận hành doanh nghiệp, khả năng chấp nhận rủi ro để thực thi các điều chỉnh, cải cách thông qua đầu tư, đổi mới công nghệ, cách thức quản lý

Theo nội dung phỏng vấn ông Akutsu Michio, Chuyên gia Hiệp hội Cố vấn thương mại Nhật Bản thì công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang phải đối mặt những vấn đề liên quan đến năng suất lao động, đặc biệt năng suất lao động của lao động địa phương tại Việt Nam còn thấp Theo báo cáo năm 2021 của JETRO về tỷ lệ lao động chất lượng cao tại Việt Nam, tỷ lệ chất lượng lao động chỉ đạt 14,4% Báo cáo cho thấy, số nhân sự cao cấp đáp ứng được các yêu cầu của các tập đoàn lớn tại Việt Nam rất ít Bên cạnh đó, tình trạng chảy máu chất xám nhân tài có trình độ kỹ thuật cao từ các doanh nghiệp trong nước sang các doanh nghiệp FDI và ra nước ngoài làm việc đã dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực tốt trong lĩnh vực đòi hỏi tính chất đặc thù như công nghiệp hỗ trợ.

Nhập siêu linh kiện, phụ tùng còn rất lớn

Dù đã đáp ứng một phần nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu, tuy nhiên, để phục vụ nhu cầu sản xuất, lắp ráp trong nước, Việt Nam vẫn nhập siêu linh kiện, phụ tùng với giá trị rất lớn Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng là gần 45 tỷ USD, tăng hơn 14% so với 2015, chủ yếu nhập khẩu từ Hàn Quốc (gần 14 tỷ USD), Trung Quốc (hơn 12 tỷ USD) Nhập khẩu từ 02 quốc gia này chiếm gần 60% tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng của Việt Nam Nếu tính cả các ngành CNHT cho dệt may và da – giày, kim ngạch nhập khẩu CNHT Việt Nam năm 2016 lên đến hơn 63 tỷ USD

Tỷ lệ nội địa hóa trong nhiều ngành công nghiệp còn thấp, cụ thể: a) Đối với ngành dệt may: Hiện tỷ lệ nội địa hóa đạt của các doanh nghiệp dệt may mới đạt khoảng 40 - 45% Vải sử dụng cho ngành phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu Ngành vải may của Việt Nam hiện nay đạt sản lượng khoảng 2,3 tỷ m2/năm, mới chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu thị trường trong nước Trong năm

Quan điểm và định hướng về phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2030

4.3.1 Quan điểm về phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2030

Thứ nhất, Phát triển công nghiệp hỗ trợ phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của thế giới, nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa của các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển theo Nghị quyết số 23- NQ/TW của Bộ Chính trị Phát triển công nghiệp hỗ trợ phải đảm bảo tái cấu trúc ngành công nghiệp cũng như tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam hiệu quả Phát triển CNHT là “chìa khóa” quyết định thành công quá trình “tái cấu trúc” Ngành công nghiệp là ngành “xương sống” của nền kinh tế, CNHT cấu thành nền tảng của cấu trúc công nghiệp hiện đại.

Thứ hai, Phát triển CNHT trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước gắn với tăng trưởng kinh tế dựa trên KHCN và đổi mới sáng tạo cũng như chuyển đổi số.

Việt Nam cần thúc đẩy chuyển đổi tư duy từ phát triển nền công nghiệp phụ thuộc, gia công, lắp ráp sang chủ động sáng tạo, vươn lên, làm chủ công nghệ. Để chủ động phát triển, nước ta phải thoát khỏi sự tăng trưởng dựa vào lao động giá rẻ và nền công nghiệp phụ thuộc, gia công, lắp ráp Đại hội XIII đánh giá: “Mô hình tăng trưởng chưa dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp, vẫn còn phụ thuộc vào bên ngoài” [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia

Sự thật, Hà Nội, 2021, t I, tr.209-210] Đại hội XIII chủ trương: “Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học - công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t I, tr.209-210] Để thực hiện thành công các mục tiêu này, đòi hỏi ngay từ bây giờ, Việt

Nam cần tích cực chuyển đổi mạnh mẽ hơn sang nền kinh tế số.

Thứ ba, Phát triển CNHT phải khai thác lợi thế quốc gia, hướng vào xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, với sự tham gia của các thành phần kinh tế.

Hướng về xuất khẩu là con đường nhanh nhất để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới Bằng việc tận dụng lợi thế cạnh tranh về nguồn tài nguyên và nhân lực khéo léo, thông minh chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, Việt Nam cần tìm cho mình một

"chỗ đứng", chen chân vào dòng chảy toàn cầu hóa của nhân loại thông qua mối liên kết với các tập đoàn đa quốc gia để thu hút các nguồn ngoại lực đặc biệt là nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý, thúc đẩy CNHT phát triển, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước tạo đà tăng trưởng, phát triển kinh tế”[46, Tr 167].

Thứ tư, Phát triển CNHT phải tuân theo các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, tự do hóa thương mại đã buộc các nước khi tham gia hội nhập kinh tế, đều phải thực hiện các cam kết, thông lệ quốc tế chung những "quy tắc" và những "luật chơi" của các tổ chức quốc tế và khu vực.

Sau khi tham gia tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc và quy định củaWTO và các quy định quốc tế khác Do vậy, Việt Nam cũng khi xây dựng chính sách phát triển CNHT phải dựa trên cơ sở nghiên cứu và tuân thủ những quy luật khách quan của kinh tế thị trường, đồng thời phải có sự quản lý,điều tiết của Nhà nước và đảm bảo đáp ứng các thông lệ, quy định của quốc tế Tuy nhiên những giúp sức của Nhà nước chỉ là hỗ trợ ban đầu cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp muốn phát triển thì vẫn phải có sự nỗ lực, quyết tâm chuyển đổi, hội nhập.

Do đó, nguyên tắc quan trọng để chính sách phát triển CNHT có tính khả thi là những chính sách hỗ trợ đó không bóp méo tín hiệu của thị trường, không trái với các quy định quốc tế và những cam kết của Chính phủ Việt Nam.

4.3.2 Định hướng về phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2030

Từ các quan điểm chung được đưa ra, luận án xác định định hướng phát triển ngành CNHT trong nước là:

Thứ nhất, Phải tăng cường vai trò của Nhà nước trong phát triển CNHT.

Hiện nay, để phát triển CNHT đi đúng hướng và hiệu quả, vai trò của Nhà nước là xác định lộ trình rõ ràng, đồng bộ bốn yếu tố quan trọng: nguồn nhân lực, công nghệ, tài chính và hệ thống phân phối Đối sách giải quyết những vấn đề này là nhanh chóng chỉ ra các ngành cần phát triển và đưa ra các biện pháp để thúc đẩy phát triển Cụ thể, đối với vấn đề vốn, Nhà nước cần sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi xây dựng một quỹ tài chính đảm bảo cho việc phát triển CNHT của những ngành đã được chỉ định.

Thứ hai, Tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư, tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn, tham gia ngày càng sâu rộng vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị; Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào CNHT từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là từ các DN FDI và DN tư nhân quy mô nhỏ và vừa; Phát triển công nghiệp hỗ trợ song hành với các ngành công nghiệp chính có tiềm năng lợi thế, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các ngành công nghiệp ưu tiên trong Phương án phát triển công nghiệp tích hợp vào Quy hoạch đất nước giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển nhanh, bền vững; Có lộ trình phát triển phù hợp, kết hợp giữa chiến lược kéo và chiến lược đấy trong thu hút đầu tư trong đó giai đoạn đầu ưu tiên thực hiện chiến lược kéo để thu hút các tập đoàn sản xuất và lắp ráp FDI để tạo tiền đề cho công nghiệp hỗ trợ phát triển.

Thứ ba, Ưu tiên phát triển các sản phẩm CNHT đáp ứng nhu cầu nội địa, hạn chế nhập siêu Từng bước hỗ trợ, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nội địa đủ tiềm lực về tài chính, công nghệ làm vệ tinh cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các tập đoàn thông qua liên kết, hợp tác để nâng cao dần tỷ lệ nội địa hóa Phát triển có chọn lọc trong nhóm sản phẩm, ngành hàng công nghiệp hỗ trợ được Chính phủ ưu tiên phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta gắn với phân công lao động giữa các tỉnh thành.

Thứ tư, Đầu tư cho đổi mới công nghệ, cải tiến tổ chức hoạt động sản xuất trong DN và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành CNHT Không quá chú trọng đến việc sản xuất toàn bộ sản phẩm hỗ trợ mà ưu tiên phát triển một vài công đoạn có lợi thế, có đủ khả năng tham gia trong chuỗi giá trị; Phát triển công nghiệp hỗ trợ phải gắn với công tác bảo vệ môi trường trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đổi mới công nghệ, có giá trị gia tăng cao, phát triển theo hướng xanh, sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm.

Một số bài học phù hợp nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam từ các nước Đông Á

4.4.1 Bài học chung phát triển ngành CNHT tại Việt Nam

4.4.1.1 Xây dựng hệ thống luật pháp và hoàn thiện các chính sách phát triển CNHT

- Bài học thứ nhất: Kinh nghiệm của cả ba nước

Xây dựng hệ thống luật pháp trong lĩnh vực phát triển CNHT Áp dụng thực tiễn tại Việt Nam thì nước ta vẫn chưa có luật mà mới có Nghị định số 111/2015/NÐ-CP dành cho CNHT, mà Nghị định sẽ rất khó "vượt trần" các bộ luật khác Trong khi đó, để thúc đẩy CNHT, cần có một bộ luật với nhiều chính sách đặc thù Bài học từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc Thái Lan đều đã có luật riêng choCNHT Vì vậy mà bài học tác giả muốn rút ra là Việt Nam cần xem xét, đánh giá khả năng xây dựng Bộ luật đặc thù riêng cho ngành CNHT nói riêng, ngành công nghiệp nói chung- Luật phát triển công nghiệp.

Luật Phát triển công nghiệp sẽ tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đổi mới sáng tạo, tiếp cận nguồn vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Quốc hội cần sớm ban hành Luật Phát triển công nghiệp, trong đó có những chính sách cụ thể cho ngành CNHT để từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp nước ta phát triển Việc xây dựng Luật Phát triển công nghiệp là tính thực tế, tính hữu ích và hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp CNHT nói riêng, nhưng ban hành Luật phải đưa các chính sách gắn với thực tế và phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Để tạo môi trường hấp dẫn, đẩy mảnh thu hút đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của các ngành CNHT, Luật Phát triển công nghiệp cần quan tâm đến chính sách để ngành công nghiệp xanh hơn, bền vững hơn, cách tổ chức sản xuất công nghiệp khoa học theo hướng tuần hoàn Chất xả thải của doanh nghiệp này có thể trở thành nguyên liệu đầu vào cho một doanh nghiệp khác Với cách thức tổ chức phù hợp, định hướng bền vững thì sẽ sàng lọc, chào đón được những dự án CNHT chất lượng cao, đẩy mạnh phát triển CNHT theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường và ít phát thải.

- Bài học thứ hai: Kinh nghiệm của cả ba nước

Thành lập các tổ chức làm cầu nối giữa DN CNHT và Nhà nước

Bài học của Trung Quốc mà Việt Nam cần áp dụng là Chính phủ Việt Nam cần thành lập các tổ chức làm cầu nối giữa DN CNHT và Nhà nước, tăng cường phát triển tiềm năng khoa học-công nghệ quốc gia, đổi mới cơ chế tài chính, hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT hợp tác và tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất từ đối tác nước ngoài, xúc tiến hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực Có cơ chế cho các doanh nghiệp phối hợp đề đạt với Chính phủ những yêu cầu hỗ trợ về mặt chính sách, cải thiện môi trường hoạt động kinh doanh hướng vào thu hút FDI.

Thành lập cơ quan đầu mối thống nhất quản lý ở cấp vĩ mô và hiệp hội doanh nghiệp CNHT để phối hợp, liên kết hoạt động ở cấp vi mô; cơ chế liên kết giữa các doanh nghiệp CNHT trong và ngoài nước, giữa các doanh nghiệp CNHT với doanh nghiệp công nghiệp.

Các DN sản xuất công nghiệp của Việt Nam đều là DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ, có trình độ hạn chế về nhiều mặt vì vậy cần sự hỗ trợ, thúc đẩy đồng bộ và dài hạn của Nhà nước Nhà nước phải đứng cạnh, đồng hành cùng DN để giúp họ nâng cao năng lực để đạt tới trình độ khu vực và toàn cầu trong quá trình phát triển Việc thành lập các tổ chức có chuyên môn và am hiểu luật pháp, chính sách sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc gợi ý, hướng dẫn kết nối với các chính sách mà nhà nước đang ban hành và tham mưu cho nhà nước trong quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ đảm bảo hiệu quả và rông rãi.

- Bài học thứ ba: Kinh nghiệm của Thái Lan, Nhật Bản

Hoàn thiện về chính sách hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp CNHT

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 111 để lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức và cá nhân, theo yêu cầu của Nghị quyết 115 Nghị định 111 sửa đổi cần xem xét bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp như hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ bảo vệ môi trường, hỗ trợ về pháp lý, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng Bên cạnh đó cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các điều kiện ưu đãi mang tính chọn lọc hơn để thu hút các dự án CNHT có chất lượng và hiệu quả, đảm bảo mục tiêu phát triển “xanh” và “sạch” của Chính phủ Thay đổi chính sách theo định hướng trên sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp CNHT đổi mới sáng tạo, tiếp cận nguồn vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh chuỗi cung ứng đang được thiết kế lại do hậu quả đại dịch Covid-19 cụ thể cần hoàn thiện các chính sách sau:

(1) Chính sách về vốn vay và lãi xuất:

Vốn và khả năng tiếp cận đất đai là những hỗ trợ thiết thực nhất đối với doanh nghiệp CNHT hiện nay Hiện các doanh nghiệp nước ngoài hay FDI trong nước đang được vay nguồn vốn với lãi suất USD rất rẻ, có khi chỉ khoảng 1% Còn doanh nghiệp Việt Nam đang phải vay vốn với lãi suất trung hạn khoảng 10%/năm, ngắn hạn khoảng 8%/năm,… Chính phủ nên xem xét tính toán để hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT có cơ hội được tiếp cận các gói vay ưu đãi dài hạn với lãi suất ổn định, thí dụ khoảng 6 đến 7%/năm trong một thời gian dài sẽ giúp doanh nghiệp có được động lực để nâng cao trình độ sản xuất và khả năng cạnh tranh.

(2) Chính sách ưu đãi về thuế:

- Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: lĩnh vực CNHT cần được ưu tiên tương tự như lĩnh vực “đặc biệt khuyến khích đầu tư”, để khi nhập khẩu hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu Cụ thể: (i) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho lĩnh vực CNHT được miễn thuế nhập khẩu (theo như quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP); (ii) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư vào lĩnh vực CNHT được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất (theo khoản 14 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ- CP) Theo đó, đề nghị bổ sung vào Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư (Mục A- Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP) khi doanh nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm CNHT.

- Đối với thuế giá trị gia tăng (VAT): các sản phẩm, linh kiện được các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hạ nguồn chấp thuận và đặt hàng; các dự án sản xuất sản phẩm CNHT cho phát triển công nghệ cao, Chính phủ hỗ trợ thuế VAT thấp từ 5

-7% (mức thuế quy định là 10%) và có cơ chế miễn, giãn thuế VAT khi gặp điều kiện kinh tế khó khăn, nhằm kích cầu đầu tư và sử dụng sản phẩm CNHT trong nước đối với một số sản phẩm CNHT.

- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, theo quy định của pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp FDI được hưởng thuế suất thuế TNDN (10%), thấp hơn các doanh nghiệp trong nước và được miễn thuế TNDN trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo Đề xuất, có ưu đãi tương tự đối với các doanh nghiệp nội địa hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ

- Đối với thuế thu nhập cá nhân, điều chỉnh giảm 50% thuế thu nhập với các đối tượng là người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại KCN, khu kinh tế thuộc diện chịu thuế TNCN.

(3) Chính sách liên quan đến chi phí sản xuất: Các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực CNHT không thuộc

Danh mục lĩnh vực hoặc đặc biệt khuyến khích đầu tư (khoản A - Phụ lục I - Nghị định 108/2006/NĐ-CP), vì vậy không thuộc nhóm đối tượng được hưởng các ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế (Điều 26, Nghị định 108/2006/NĐ-CP) Đề xuất bổ sung doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực CNHT vào Danh mục lĩnh vực hoặc đặc biệt khuyến khích đầu tư để được hưởng ưu đãi này.

(3) Chính sách tín dụng: Ngành Ngân hàng cần tiếp tục xác định DNNVV là đối tượng ưu tiên về sử dụng vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn Nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản ở trên để thành lập các ngân hàng hỗ trợ các DNNVV Ngoài ra còn tận dụng nhiều hơn nữa các kênh huy động vốn khác trên thị trường, hỗ trợ các gói sản phẩm tiết kiệm dài hạn và tăng cường sự liên kết giữa các ban ngành với doanh nghiệp.

Ngoài các chính sách trên thì một trong những chính sách cần hoàn thiện là chính sách phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn, phát triển thị trường cho các ngành CNHT Bổ sung danh mục các ngành CNHT trong hệ thống thống kê các ngành kinh tế kỹ thuật, để các doanh nghiệp có điều kiện tham gia sản xuất CNHT và phù hợp với thông lệ quốc tế.

4.4.1.2 Xây đựng Quy hoạch phát triển cho ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngày đăng: 08/12/2023, 17:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Mô hình lợi thế cạnh tranh của M. Porter [101] - Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam
Sơ đồ 2.1 Mô hình lợi thế cạnh tranh của M. Porter [101] (Trang 31)
Sơ đồ 2.2: Các phạm vi của công nghiệp hỗ trợ - Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam
Sơ đồ 2.2 Các phạm vi của công nghiệp hỗ trợ (Trang 34)
Sơ đồ 2.4: Phân loại công nghiệp hỗ trợ theo hệ thống ngành sản xuất - Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam
Sơ đồ 2.4 Phân loại công nghiệp hỗ trợ theo hệ thống ngành sản xuất (Trang 38)
Sơ đồ 2.5: Quan hệ giữa công nghiệp chính và công nghiệp hỗ trợ [17, tr78] - Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam
Sơ đồ 2.5 Quan hệ giữa công nghiệp chính và công nghiệp hỗ trợ [17, tr78] (Trang 40)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w