Cần trồng cây chắn gió để bớtthoát hơi nước vào mùa khô và giảm thiệt hại do gió lốc, gió bão vào mùa mưa.Cây tiêu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất sét pha cát Hà Tiên
Trang 1- Thầy Nguyễn Tiến Thắng, thầy Hứa Quyết Chiến đã tận tình hướng dẫn,giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Anh Lê Ngọc Thạch cùng quý thầy cô, anh chị ở Viện Sinh Học NhiệtĐới, các bạn phòng Các Chất Có Chứa Hoạt Chất Sinh Học đã giúp đỡ,chỉ dẫn tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực tập
- Chú Lê Bá Xoan, chú Chuyền đã cung cấp cho giống tiêu và vườn tiêu
để xây dựng các mô hình thực nghiệm trong qúa trình thực hiện đề tài
- Chú Bùi Quang Chánh và anh Trung, anh Hải cùng toàn thể anh chị tạiTrạm Bảo Vệ Thực Vật huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương đã cung cấpthông tin cho đề tài
- Sự động viên, hỗ trợ và thân ái của các bạn sinh viên cùng khóa, bạn bèthân hữu đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tại trường và hoàn thành
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Cây hồ tiêu (Pipe nigrum L.) là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, là
nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình trong cả nước Hạt tiêu là một loạigia vị rất được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới Hạt tiêu có vị cay, mùi thơmhấp dẫn nên được sử dụng làm gia vị cho nhiều món ăn Ngoài ra tiêu còn đượcdùng trong công nghiệp chế biến hương liệu, nước hoa và y dược Hiện nay, tiêulà mặït hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế và mang lại nguồn lợi nhuận cao Nhữngnăm gần đây diện tích tiêu không ngừng gia tăng nhất là vùng miền Đông NamBộ và Tây Nguyên Cùng với việc gia tăng về sản lượng tiêu xuất khẩu, các vườntiêu không ngừng bị áp lực dịch bệnh đe dọa Trong đó, bệnh chết nhanh dây tiêu
do nấm Phytophthora spp gây ra là một tai họa cho các vườn tiêu nguyên liệu có
diện tích lớn của cả nước Bệnh xuất hiện và lây lan rất nhanh, thường làm tiêuchết hàng loạt, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất Trước tình hình này, cần có biệnpháp phù hợp để hạn chế dịch bệnh, đảm bảo năng suất cho nhà vườn
Hiện nay tổn thất do nấm Phytophthora spp gây ra trên tiêu vẫn chưa có biện
pháp phòng trừ thích hợp Người dân chủ yếu sử dụng thuốc hoá học làm biệnpháp chính để hạn chế dịch bệnh Tuy đầu tư về thuốc hoá học rất cao nhưng dịchbệnh vẫn tràn lan, làm tiêu chết nhanh hàng loạt, thậm chí có vườn bị mất trắngnăng suất Việc sử dụng thuốc hoá học còn dẫn đến một loạt các hậu quả mà conngười và thiên nhiên phải gánh chịu như các vấn đề về ô nhiễm môi trường, sứckhoẻ con người và thiên nhiên, dư lượng thuốc ảnh hưởng đến nông nghiệp làmcho tác nhân gây bệnh trở nên kháng thuốc, các loài thiên địch bị tiêu diệt gầnhết
Vì vậy chiến lược phát triển của công tác bảo vệ thực vật hiện nay là cần quantâm đến các vấn đề bảo vệ môi trường, sinh thái học và sức khỏe con người, đồngthời giảm bớt việc sử dụng bừa bãi thuốc hoá học Trước tình hình đó, biện phápphòng trừ bệnh hại bằng sinh học đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nguyêncứu
Nhiều tác nhân ký sinh, đáng chú ý là một số loại nấm, chúng có thể đốikháng trên một số bệnh hại gây ra tổn thất cho cây trồng Hơn nữa, chúng không
Trang 3những ngăn chặn được một số bệnh hại trên đồng ruộng mà còn bảo vệ đượcnhững loài thiên địch bản xứ trong tự nhiên như động vật ăn thịt, ký sinh và côntrùng có ích, vừa ngăn chặn được dịch hại lại đảm bảo tốt cho sức khỏe con ngườivà môi trường Hiện nay đang áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp IPM vàbằng biện pháp sinh học Trong hai biện pháp vừa nêu thì biện pháp phòng trừbằng các tác nhân sinh học giữ vai trò chỉ đạo trong giai đoạn hiện nay Phòng trừbệnh hại bằng biện pháp sinh học chủ yếu là khai thác và sử dụng khả năng đốikháng của một số loại nấm đối với các loại nấm gây hại cho cây trồng Hiện naycó nhiều công trình nguyên cứu về chế phẩm sinh học trong đó có nấm
Trichoderma, vi khuẩn Bacillus, nấm men Saccharomyces Sản xuất ra chế phẩm từ loại nấm này để hạn chế nấm gây hại cho cây trồng như nấm Rhizoctonia, Sclerotium, Fusarium, Pythium gây bệnh trên lúa, ngô và một số cây trồng khác.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát, đánh giámột số phương pháp phòng bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu”
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HỒ TIÊU
Trang 51.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Cây tiêu có nguồn gốc ở Tây Nam Aán Độ, mọc hoang dại ở các cánh rừngnhiệt đới ẩm ở vùng Ghast Tây và Assam Từ thế lỷ XIII, tiêu được canh tác trêndiện rộng và sử dụng rộng rãi trong các bữa ăn hàng ngày Sau đó, cây tiêu đượctrồng lan rộng ra nhiều nước khác nhau ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan, SriLanka và Campuchia
Từ cuối thế kỷ XIX cây tiêu bắt đầu được trồng ở châu Phi như Madagasca,Nigeria, Congo, Cộng Hòa Trung Phi
Ở châu Mỹ, Brazil là nước canh tác tiêu nhiều nhất với nguồn giống được đưavào từ Singapore
Ở Đông Dương (Việt Nam và Campuchia), cây tiêu mọc hoang dại được tìmthấy từ trước thế kỷ XVI nhưng tới thế kỷ XVII mới có các giống mới được đưavào trồng, và bắt đầu từ thế kỷ XIX mới được canh tác qui mô ở vùng Hà Tiên-Việt Nam và vùng Kampot-Campuchia
Theo thống kê của FAO, cây tiêu được sản xuất khắp thế giới bắt đầu từ thếkỷ XIX, cho đến nay trên đến nay trên thế giới có khoảng 70 quốc gia trồng tiêu,các nước đứng đầu về diện tích và sản lượng có ảnh hưởng lớn đến thị trường thếgiới gồm: Brazil, Aán Độ, Việt Nam, Indonesia và Malaysia chiếm 90% sản lượngcủa toàn thế giới
Theo Phan Quốc Sủng (2000): theo Ủy ban Hồ tiêu Quốc tế xác nhận ViệtNam đứng vào hàng thứ tư của các nước đứng đầu về sản xuất hồ tiêu trên thếgiới theo thứ tự: Aán Độ, Indonexia, Malaysia, Việt Nam, Brazil và Sri Lanka.Trong tháng 6 năm 1999, theo Dow Jones xác nhận Việt Nam có số lượng xuấtkhẩu hạt tiêu ước đạt 24.890 tấn, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Aán Độ Trongtháng 11 năm 1999, Việt Nam xuất khẩu đạt 26.400 tấn đứng vị trí thứ ba sau AánĐộ và Indonesia Theo thông tin của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn,
6 tháng đầu năm 2001 và 2002 Việt Nam vượt lên đứng đầu về xuất khẩu hồ tiêutrên thế giới Trong những năm gần đây do giá tiêu tăng đột ngột và ưu điểm củahạt tiêu là dễ bảo quản, bảo quản được lâu hơn so với các mặt hàng nông sảnkhác nên diện tích trồng tiêu của nước ta đã không ngừng gia tăng đặc biệt là ởmiền Nam, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Trang 6
1.1.2 Đặc điểm thực vật học và phân loại
1.1.2.1 Phân loại khoa học
Giới (regnum) : Plantae
Ngành (divisio): Magnoliophyta
Lớp (class) : Magnoliopsida
Bộ (ordo) : Piperales
Họ (familia) : Piperaceae
Chi (genus) : Piper
Loài (species) : P.nigrum
Tên hai phần : Piper nigrum Hình 1.1 Cây hồ tiêu với quả chưa chín Cây tiêu (có tên khoa học là P.nigrum L, tên tiếng Anh: black pepper,
Madagasca pepper, pepper, white pepper) thuộc họ Piperaceae Họ tiêu cókhoảng 75 loài, ở Việt Nam gồm toàn các cây thân thảo là cỏ nhỏ hoặc dây bò
leo bằng rễ bám như: rau càng cua (Peperomia pellucida Kunth), dây trầu (Piper betle L.), tiêu dội hay tiêu long (Piper retrofractum Vahl.), lá lốt (Piper sarmentosum Roxb.)…
1.1.2.2 Đặc điểm thực vật học
Hồ tiêu là một loại dây leo, thân thảo mềm, thân dài và nhẵn không manglông, cấu tạo bởi nhiều mạch gỗ-liber, bám vào vật đỡ bằng rễ Ở trạng thái tựnhiên cây cao từ 8-10 m nhưng ở vườn trồng người ta không để nó vượt quá 3-4
m Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách Lá tiêu trông như lá trầu không nhưng dàivà thuôn hơn, lá có 5 gân hình lông chim, chiều dài lá từ 10-25 cm, rộng từ 5-10
cm Ngoài rễ chính và rễ phụ dưới đất, cây tiêu còn có rễ bám (hay rễ thằn lằn),dùng để bám vào cây khác, nọc tiêu, vách đá Cành có ba loại cành: cành tược,cành lươn và cành ác (cành cho trái) Cành cho trái ngắn, mọc khúc khuỷu vàlóng rất ngắn, đối với tiêu đang cho trái thì cành tược và cành lươn thường đượccắt bỏ vì nó tiêu hao nhiều dinh dưỡng Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình
Trang 7đuôi sóc, khi chín sẽ rụng cả chùm Hoa tiêu màu vàng xanh nhạt, không có baohoa, hoa được đính trên gié hoa dài từ 7-10 cm, mỗi gié có từ 20-60 hoa tạo ra 20-
30 quả Trên cây tiêu đang ra hoa, nhi đực tung phấn trong vòng 10 ngày và hạtphấn sống được khoảng 2-3 ngày Trái tiêu thuộc loại trái hạch không có cuống,mang một hạt dạng hình cầu, đường kính từ 4-8 mm Trái tiêu lúc đầu có màuxanh lục, sau ngả vàng và khi chín có màu đỏ Mỗi một quả có một hạt duy nhất.Thời gian từ khi xuất hiện hoa cho đến khi trái chín kéo dài khoảng 7-8 tháng.Đốt cây rất giòn, khi vận chuyển nếu không cẩn thận làm đứt đốt thì cây có thểchết
Hình 1.2 Cây hồ tiêu trưởng thành Hình 1.3 Gié
Trang 8Giống tiêu lá cỡ trung bình
Nguồn gốc có thể từ giống Lada Belangtoeng, giống này có nguồn gốc từIndonesia và di thực vào Việt Nam từ năm 1947 Từ đó, giống nay mang nhiềutên địa phương khác nhau: Nam Vang, Phú Quốc, Lộc Ninh, Vĩnh Linh và nhiềutên gọi khác Giống có cỡ hạt lớn trung bình, chiều dài chùm quả khoảng11cm
Giống tiêu lá nhỏ (tiêu sẻ)
Lá nhỏ, chùm quả ngắn, màu xanh của lá không đậm như giống tiêu LadaBelangtoeng, chiều dài chùm quả trung bình khoảng 8cm, hạt nhỏ hơn giống tiêucó lá cỡ trung bình Giống có tên gọi theo địa phương như: tiêu sẻ Lộc Ninh, tiêusẻ Đất Đỏ, tiêu sẻ Mỡ
Giống tiêu lá lớn (tiêu trâu)
Lá lớn, chùm quả dài, hạt lớn nhưng năng suất không cao bằng hai giống tiêukể trên
Trang 9Giống tiêu Aán Độ
Hiện nay giống này được ưa chuộng vì chùm quả dài, đóng hạt dày, năng suấtcao, cho thu hoạch sớm Hai loại chủ lực của giống tiêu này là Panniyur vàKarimunda
Bảng 1.1 Vị trí một số giống tiêu được trồng phổ biến hiện nay
Giố
ng
Vùng
Giốngđịaphương
Tiêutrung
Tiêutrâu
VĩnhLinh
PhúQuốc
LadaBelangtoeng
AánĐộ
Sẻ ĐĐ +++
++
+
_+
++
++
++
++
+
+++
Miền trung
_ Phú Yên
_ Quảng Trị _
VL +++
+_
++
+++
++
Tây Nguyên
_ Daklak
_ Gia Lai
Sẻ Mỡ +++
Tiên Sơn+
+++
++
++
++
+_
+_
+_
(Nguồn: TS Nguyễn Tăng Tôn)
LN: Lộc Ninh
Trang 10ĐĐ: Đất Đỏ
VL: Vĩnh Linh
1.1.3.2 Điều kiện canh tác
Cây tiêu trồng nhiều nhất ở vùng xích đạo và nhiệt đới trong vĩ độ 150N-150Bnhưng cũng được trồng xa hơn như ở Quảng Trị (Việt Nam) với vĩ độ trên 170B.Nhiệt độ thích hợp cho tiêu 20-250C Nhiệt độ cao hơn 400C và thấp hơn 100C đềuảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây tiêu Hồ tiêu yêu cầu lượngmưa cao từ 2.000-3.000 mm/năm, phân bổ đều trong 7-8 tháng và cần 3-5 thángkhông mưa ở cuối giai đoạn thu hoạch để phân hóa mầm hoa tốt, ra hoa tập trung.Cây tiêu cần ẩm độ không khí từ 75-90 % Tiêu ưa ánh sáng tán xạ do đó tronggiai đoạn cây con cần che rợp cho tiêu, khi cây tiêu đã trưởng thành phát triểnxum xuê thì xem như có thể che rợp cho nhau Cần trồng cây chắn gió để bớtthoát hơi nước vào mùa khô và giảm thiệt hại do gió lốc, gió bão vào mùa mưa.Cây tiêu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất sét pha cát (Hà Tiên,Phú Quốc), đất đỏ basalt (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ), đất phù sa bồi (ĐồngBằng Sông Cửu Long), đất xám (Đông Nam Bộ)… và phát triển tốt nhất trên đấtphì nhiêu, giàu hữu cơ, tơi xốp, thoát nước tốt Giữ đất không bị ngập úng, mạchnước ngầm sâu hơn 70cm, tầng đất mặt sâu 80-100 cm, có cơ cấu xốp, thành phần
cơ giới nhẹ đến trung bình; pH đất thấp nhất 4,5, tốt nhất trong khoảng 5,5-7,0; độcao so với mặt nước biển có thể lên tới 1.500m Mật độ trồng thích hợp nhất củahồ tiêu là 2.000-2.500 nọc/ha Độ dốc không quá 3%, đất dốc cần bố trí hàng tiêutheo đường đồng mức để giảm bớt rửa trôi dinh dưỡng và xói mòn đất
Trang 11Cành lươn: tiêu trồng từ cành lươn cho quả chậm hơn và phải đôn tiêu, thường từnăm thứ 4 sau khi trồng tuy vậy cây tiêu cho năng suất cao, ổn định và lâu già cỗi.
Kỹ thuật hom giống:
Lấy hom bánh tẻ, không quá non hoặc quá già, mỗi hom có 4-6 đốt, thông thường
5 đốt, không sử dụng đoạn hom cách ngọn 20-25 cm
Cắt hom tiêu vào mùa mưa, trên cây mẹ 1-2 năm tuổi cắt chừa gốc một đoạn
40-50 cm và không làm tổn hại đến cây mẹ và hom giống, phần dưới của hom cắt xéocách đốt cuối cùng khoảng 2 cm, cắt bỏ những lá ở đốt được vùi vào đất và chỉ để lại2-3 lá để giảm bớt sự thoát hơi nước của hom Hom tiêu cắt xong cần ươm ngay, nếuvận chuyển đi xa cần bó mỗi bó 50 hom, đặt trong thùng xốp, phun nước đều
Xử lý hom giống:
Để hom tiêu mau ra rễ, trước khi giâm hom tiêu được ngâm trong dung dịch NAAnồng độ 500-1.000 ppm hoặc IBA nồng độ 50-55 ppm, nhúng ngập phần gốc 2-3 cmtrong 30 phút, hoặc xử lý bằng dung dịch nước tiểu bò 25% cho kết quả tương tựIBA
Ươm hom:
Sau khi xử lý hom có thể ươm hom vào luống hoặc bầu
Luống: có chiều dài 5-6 m, rộng 1-1,2 m, đất trên luống cần trộn đều phân theoliều lượng 25-30 kg phân chuồng hoai + 0,5kg super lân cho 10m2 luống ươm homcách hom 15-20 cm, luống phải có mái che, hệ thống phun sương để tạo độ ẩm thíchhợp cho tiêu ra rễ –
Bầu: có thể dùng bầu PE hoặc giỏ tre, bầu có kích thước dài 23-25 cm, rộng
13-17 cm, bầu PE được đục 8-10 lỗ để dễ thoát nước Đất vào bầu có thành phần: 2 phầnđất tơi xốp + 1 phân chuồng hoai, trọn đều 0,5kg phân super lân cho 200kg hỗn hợpđất và phân chuồng, mỗi bầu ươm 2 hom
1.1.4.2 Chọn trụ làm choái tiêu
Có các loại trụ sau đây:
Trụ sống: ở Đông Nam Bộ có keo dậu, lồng mức, gòn, giả anh đào hoặc còn gọi
là đỗ quyên trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5 m hoặc 2,5 x 3,0 m, mật độ1.300-1.600trụ/ha Ngoài ra dây tiêu còn tận dụng cho leo lên một số loại trụ khác như: muồngcườm, xà cừ, xoài, điều, bơ, mít nhưng ít phổ biến ở duyên hải miền Trung: lồngmức, keo, dậu, mít trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5 m hoặc 2,5 x 3,0 m, mật độ1.300-1.600 trụ/ha Ngoài ra các cây như hoa sữa, núc nác, muồng, keo cũng có thể làm
Trang 12“choái” tiêu song ít phổ biến ở Tây Nguyên: keo dậu, giả anh đào, muồng đen, lồngmức trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5 m hoặc 3,0 x 3,0 m, mật độ1.300-1.600 trụ/ha.Trụ sống thì sinh trưởng nhanh, khỏe, thân cứng, vỏ tương đối nhám để tiêu dễ bám.
Bộ rễ ăn sâu để không cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu Ít lá hoặc tán thưa đểkhông che ánh sáng của cây tiêu, có khả năng chịu xén nhiều lần mà không chết Ítsâu bệnh hoặc không phải là kí chủ của sâu bệnh hại tiêu, thông thường chọn một sốcây có thể trồng bằng cành để kịp cho tiêu leo bám
Trụ gỗ: hiện nay các vùng có diện tích tiêu trồng mới chỉ sử dụng trụ gỗ từ vườntiêu già cỗi, không dùng trụ gỗ mới vì liên quan đến bảo vệ rừng, cần thay dần bằngtrụ sống
Trụ bằng vật liệu khác: bồn gạch (đường kính gốc: 0,8-1 m, đường kính ngọn:0,6-0,8 m, chiều cao: 3,2-3,5 m, khoảng cách: 3,0-3,0 m hoặc hơn tùy theo đườngkính ở gốc bồn), trụ bê tông (chiều rộng phần gốc từ 20-22 cm, chiều rộng phần ngọn
từ 17-19 cm, chiều dài 4-4,5 m, khoảng cách 2,0-2,5 m) Vùng duyên hải miền Trungkhông nên trồng trụ gạch và trụ bê tông, do khí hậu nắng nóng và mưa nhiều, địahình hẹp và dốc, lượng mưa lớn dễ gây xói mòn Cần làm giàn che cho tiêu trồngmới, có thể dùng lưới che công nghiệp, lá dừa, phên tre hoặc các vật liệu che chắnnhẹ
Chọn đất trồng tiêu, làm đất đào hố và thiết kế lô trồng
Đất trồng tiêu cần tơi xốp, dễ thoát nước, không úng vào mùa mưa, độ dày tầng
đất canh tác tối thiểu 70cm, pH của đất khoảng 5,5-7 là thích hợp cho cây tiêu
Trang 13Đất cần được cày bừa kỹ và xử lý mầm bệnh trước khi trồng, trên đất chua cầnbón vôi trước khi bừa lần cuối, lượng vôi bón khoảng 1,5-2,0 tấn /ha đá vôi xay Kích thước hố thường 30 x 30 x 40 cm cho hom đơn hoặc 40 x 40 x 40 cm chohom đôi, mỗi hố bón khoảng 7-10 kg phân chuồng hoai + 200-300 g phân super lân,trộn đều với lớp đất mặt cho vào hố khoảng 20cm Nên tiến hành đào hố và chọnphân lấp hố trước khi trồng ít nhất nửa tháng Đất trồng tiêu cạnh những vườn tiêu bịbệnh nặng nên dùng Bordeaux 1% tưới trong và quanh hố Vườn tiêu trên nền đất có
độ dốc nên đào hố theo đường đồng mức và bố trí theo hình răng sấu
Thiết kế hệ thống tiêu nước và trồng trụ tiêu cùng lúc, khoảng 10-15 m đào mộtrảnh thoát nước vuông góc với hướng thoát nước chính, rãnh sâu 15-20 cm, rộng20cm, giữa hai hàng trụ tiêu Dọc theo hướng dốc chính, khoảng 30-40 m thiết kếmột mương sâu 30-40 cm, rộng 40cm, giữa hai hàng trụ tiêu, mương thẳng góc vớirãnh thoát nước
Đặt hom và buộc dây
Khi đặt hom tiêu vào hố cần chú ý:
Xé bỏ bầu PE, tránh làm vỡ bầu, sau đó lấp đất và nén chặt gốc
Hom đặt nghiêng 30-450 hướng về phía trụ tiêu, nên đặt hom về hướng Đông
Số hom trên một trụ: 2 hom/trụ cho gạch sống hoặc trụ bê tông và 5-6 hom/trụcho gạch xây
Sau khi dây tiêu đã phát triển vươn tới trụ nên dùng các loại dây mềm (dây nilon) đểbuộc dây tiêu vào cây trụ, buộc vào vị trí ở gần đốt của dây để rễ dễ bám vào trụ, saukhi rễ đã bám vào trụ cần cắt bỏ dây buộc
Đôn tiêu
Tiêu trồng bằng dây lươn cây sẽ cho nhiều dây thân, cắt bỏ các dây yếu, chỉ để lại
3-4 dây khỏe trên một gốc dây lươn Sau 12-15 tháng, các dây tiêu đạt 1,2-1,5 m, bắtđầu cho cành mang quả, khi phần lớn các dây trên trụ đều cho cành mang quả cầntiến hành đôn tiêu:
Xới đất quanh trụ tiêu thành rãnh sâu 7-10 cm, cách trụ 15-20 cm, chọn 3-4 dâytiêu khỏe, cắt hết lá dưới cành mang quả đầu tiên 30-40 cm, khoanh tròn trong rãnhsao cho cành mang quả thấp nhất cách mặt đất 30-40 cm, lấp một lớp đất mỏng 5-7
cm, tưới nước, khi thấy rễ nhú ra từ các đốt đôn dưới đất cần lấp thêm 3-5 cm đấttrộn phân hữu cơ
Tỉa cành, tạo tán cây trụ sống và cây tiêu trong thời kì kinh doanh
Trang 14Khi cây trụ sống đã lớn, cần rong tỉa bớt cành lá để tiêu nhận đủ ánh sáng, mỗinăm rong tỉa vài lần trong mùa mưa
Sau khi thu hoạch tiêu, đến mùa mưa cần tỉa bớt những cành tược, cành lươn mọc
ra từ gốc tiêu và cành tược mọc ngoài khung thân chính, việc tỉa cành nên tiến hànhvào đầu mùa mưa để tạo dinh dưỡng cho những vụ tiếp theo
Ở một số vườn tiêu có hiện tượng hoa nở rải rác không đúng thời vụ nên cắt bỏhoa này để tập trung cho hoa ra hàng loạt và quả chín tập trung
Làm bồn, bón phân và chăm sóc
Làm bồn
Tạo bồn cho cây tiêu nhằm mục đích giữ phân khi bón trong mùa mưa và giữnước trong mùa khô Ở vùng đất dốc kĩ thuật làm bồn rất quan trọng, chỉ cần làmbồn cạn để dễ tiêu nước trong mùa mưa
Bón phân
Phân hữu cơ:
Bảng 1.3 Lượng phân hữu cơ bón cho hồ tiêu
Phân
Năm
Phân chuồng, rác mục (kg/trụ/năm)
Phân hữu cơ chế biến (kg/trụ/năm)
Trồng mới
Năm thứ 2-3
Từ năm thứ 4 trở đi
7-1010-1515
1-22-33-5
Phân vô cơ
Bảng 1.4 Lượng phân vô cơ bón cho cây hồ tiêu
Phân
Năm
N (kg/ha/năm)
P 2 0 5
(kg/ha/năm)
K 2 O (kg/ha/năm)
Trồng mới
Năm thứ 2-3
Từ năm thứ 4 trở đi
90-100150-200250-350
50-6080-100 150-200
70-90100-150150-250
Trang 15Thời gian bón
Phân hữu cơ: bón 1 lần/năm, nên bón vào đầu mùa mưa, đào rãnh theo mép tán,sâu 10-15 cm, cho phân vào và lấp đất lại, bón phân tiến hành vào đầu mùa mưa, nênchú ý trong quá trình đào rãnh không làm tổn thương bộ rễ
Phân vô cơ:
Trồng mới: sau khi trồng 1-1,5 tháng bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali, saukhi trồng 2-3 tháng bón số còn lại
Năm thứ 2 trở đi : bón 3 lần
Lần 1: bón 1/3 đạm + 1/3 kali và tất cả lượng phân lân, bón vào đầu mùamưa
Lần 2: bón 1/3 đạm + 1/3 kali, bón vào giữa mùa mưa
Lần 3: bón lượng phân còn lại vào giữa mùa mưa
Tiêu đã cho trái bón 4 lần
Lần 1: bón ¼ đạm + ¼ kali và tất cả lượng phân lân kết hợp với phân hữu
cơ, bón trước khi kết thúc thu hoạch khoảng 10 ngày
Lần 2: bón ¼ đạm + ¼ kali, bón vào đầu mùa mưa
Lần 3: bón ¼ đạm + ¼ kali, bón vào giữa mùa mưa
Lần 4: bón lượng phân còn lại vào cuối mùa mưa
Cách bón
Đào rãnh quanh mép tán, sâu 7-10 cm, rải phân và lấp đất Bổ sung phân trunglượng (Ca, Mg) và vi lượng cũng rất cần cho cây tiêu để hạn chế rụng hoa và quảnon, các nguyên tố vi lượng cần bổ sung cho cây tiêu là kẽm (Zn) và bo (B), thường
có trong các loại phân bón lá và phân hữu cơ chế biến có bán trên thị trường
Tưới nước
Vườn tiêu mới trồng và trong giai đoạn chưa cho trái, vào mùa khô phải tưới nước
và kết hợp che chắn và không nên tỉa cành cây trụ sống trong mùa khô để tạo ẩm độtrong vườn và che chắn cho cây tiêu
Trang 16Trong thời kì kinh doanh, sau vụ thu hoạch chỉ nên tưới nước vừa đủ để cây tiêutồn tại, không nên tưới nhiều vì tưới nhiều cây tiêu sẽ tiếp tục sinh trưởng và ra hoarải rác làm ảnh hưởng đến mùa thu hoạch kế tiếp.
Làm cỏ, tủ gốc
Làm cỏ bằng tay vài lần vào đầu và giữa mùa mưa, làm sạch cỏ quanh gốc tiêutrong vòng bán kính khoảng 0,5m, không nên thường xuyên làm sạch cỏ giữa các trụtiêu, dùng cỏ hoặc rơm rạ khô tủ quanh gốc tiêu vào đầu mùa khô để giữ ẩm
1.1.4.4 Thu hoạch, sơ chế và bảo quản
Mùa thu hoạch tùy theo từng vùng sinh thái khác nhau, thường khoảng tháng 5-7
ở Bắc Trung Bộ, tháng 3-5 ở duyên hải miền Trung, tháng 2-4 ở Tây Nguyên vàtháng 1-3 ở Đông Nam Bộ
Không nên thu hoạch khi quả tiêu còn xanh, thời điểm thu hoạch tốt nhất để làmtiêu đen khi chùm tiêu có trên 5% quả chín có màu vàng, đỏ, và để làm tiêu sọ khitrên 20% quả chín
Khi thu hái xong có thể phơi ngay để làm tiêu đen hoặc ủ 1-2 ngày trong mát chotiêu tiếp tục chín để làm tiêu sọ, thường xuyên trộn đều trong quá trình ủ để tiêu chínđạt độ đồng đều cao, tách hạt ra khỏi chùm quả sau khi phơi 1-2 nắng
Phơi khô:
Để cho tiêu đen thương phẩm có màu đẹp, trước khi phới nên nhúng tiêu vàotrong nước nóng 800C trong vòng 1-2 phút, trộn đều sau đó lấy ra để trong mát choráo nước rồi đem phơi
Phơi tiêu trên sân xi măng, tấm bạt hoặc nong tre, sân cần được rửa sạch trướcmỗi đợt phơi, dùng lưới nilon bao quanh khu vực phơi để tránh thú vật vào khu phơi.Nếu trời nắng tốt phơi 3-4 ngày là đạt, độ ẩm của hạt sau khi phơi khô phải đạt dưới15%, sản phẩm sau khi phơi gọi là tiêu đen
Có thể dùng máy sấy lúa, sấy bắp, sấy cà phê để sấy hồ tiêu, giữ nhiệt độ ổn địnhtrong buồng sấy khoảng 55-600C
Sau khi phơi khô, tiêu cần được làm sạch tạp chất, lá, cuống, chùm quả bằng cáchsàng, quạt, giê Muốn làm tiêu sọ (tiêu trắng), tốt nhất ngâm tiêu tươi 24-36 giờ, vớttiêu ra, bóc vỏ bằng tay và đãi sạch vỏ, 4kg tiêu tươi có thể làm được 1kg tiêu sọ cóthể làm tiêu sọ từ tiêu khô bằng cách cho tiêu vào bao đem ngâm trong nước lã từ 8-
10 ngày trong bồn gỗ, thường xuyên thay nước, khi thấy vỏ đen bóc ra thì lấy ra, chovào nong, thúng làm tróc vỏ, sau đó làm sạch và đem phơi
Trang 17Bảo quản: cho tiêu vào bao 2 lớp, lớp trong là bao nilon (PE) để chống ẩm mốc,lớp ngồi là bao PP hoặc bao bố, đưa vào chất trên kệ hoặc palet trong kho Khochứa phải thơng thống, khơng quá nĩng, khơng ẩm ướt.
1.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu
1.1.5.1 Tình hình sản xuất
Cây hồ tiêu cĩ lịch sử khá lâu đời ở Việt Nam (khoảng 150 năm) Tuy nhiên đến
năm 1975 cả nước chỉ mới cĩ 500 ha, giai đoạn 1975-1981 điện tích hồ tiêu chưavượt quá 1.000 ha Giai đoạn 1982-1990 diện tích tăng lên 9.200 ha Trong nhữngnăm gần đây diện tích hồ tiêu của Việt Nam tăng khá nhanh từ 27.900 ha năm 2000tăng lên 43.500 ha năm 2002, tăng 15.600 ha bằng gần 56% Năm 2005 là 49.100 ha
và hiện nay khoảng 50.100 ha (năm 2008) So với năm 1975 diện tích hồ tiêu năm
2006 đạt 21,19 tạ/ha Vùng Đơng Nam Bộ cĩ năng suất bình quân cao nhất 23,1tạ/ha (năm 2002), trong khi đĩ các tỉnh Bắc Trung Bộ chỉ 9,4 tạ/ha, bằng 33,4% củacác tỉnh Đơng Nam Bộ
Các tỉnh cĩ năng suất khá cao như: Kiên Giang đạt 30 tạ/ha, Bà Rịa-Vũng Tàu đạt28,9 tạ/ha, Bình Phước 30 tạ/ha, các tỉnh khác ở Đơng Nam Bộ đều cĩ năng suất trên
20 tạ/ha
Cĩ thể nĩi rằng trong những năm gần đây Hồ tiêu được phát triển khá nhanh ởViệt Nam nhất là các tỉnh ở Đơng Nam Bộ và Tây Nguyên
Trang 18Bảng 1.5 Sản lượng và diện tích trong những năm gần đây
Năm
Diện tích(1000 ha)
Sản lượng(1000 tấn)
Xuất khẩu(1000 tấn)
Giá trị(triệu USD)2000
39,244,446,868,573,477,099,9
36,456,578,473,9110,5109,0118,0
145,990,5109,3105,9133,7120,0195,0(Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam)
Trong định hướng phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam giai đoạn 2005-2010 và tầmnhìn đến năm 2020 của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, thủ tướng chínhphủ đã ký quyết định phê duyệt dự án về quy hoạch chuyển đổi cơ cấu Nông, lâmnghiệp, thủy sản: trong đó ra chủ trương giữ ổn định sản xuất Hồ tiêu ở mức 50.000-51.000 ha, sản lượng giai đoạn 2005-2010 trung bình hằng năm đạt mức 100.000-120.000 tấn, giá trị xuất khẩu bình quân 130 triệu đô/năm, năm 2010 đạt trên 240triệu đô, năm 2020 đạt trên 280 triệu đô Cho đến nay thì chỉ tiêu về diện tích và giátrị xuất khẩu đã vượt mức, còn chỉ tiêu sản lượng thì chưa đạt được do nhiều yếu tố
1.1.5.2 Tình hình tiêu thụ
Hồ tiêu là gia vị nên nhu cầu sử dụng bình quân cho đầu người rất thấp, lượng hồ
tiêu buôn bán hàng năm trên thế giới chỉ trong khoảng 220.000-230.000 tấn, vì vậybiên độ biến động giá hồ tiêu rất lớn mỗi khi sản lượng cung cầu không khớp nhau
Đã có lúc giá hồ tiêu lên tới 5.000 đô/tấn, giá nội địa lên tới 70.000-80.000 đồng/kgnhưng chưa thấy ai than phiền là lọ tiêu đắt hay rẻ
Nguyên nhân tăng giá là do lượng cung không đủ cầu Từ năm 2005 về trước đãxảy ra tình trạng ngược lại, tuy mức vượt của cung chỉ năm, bảy chục ngàn tấnnhưng cũng đủ cho giá hồ tiêu từ trên 3.000 đô xuống dưới 1.000 đô/tấn giá bánthấp hơn giá thành khiến cho người trồng tiêu gặp nhiều khốn khó, bỏ mặc vườn tiêu
xơ xác đồng thời với việc nhiều vườn bị đốn hạ để thay thế cây trồng khác Sản
Trang 19lượng các cường quốc về hồ tiêu như Ấn Độ, Indonesia đều giảm mạnh, lượng xuấtkhẩu của các nước này chỉ còn khoảng 30.000-40.000 tấn so với 70.000-80.000 tấntrước đây Sản lượng giảm, tồn kho không còn đã đưa giá tiêu vượt qua thời kỳ suythoái và bước vào chu ký tăng giá.
Hồ tiêu Việt Nam cũng nằm trong quỹ đạo đó, năm 2004, sản lượng hồ tiêu ViệtNam đạt mức kỉ lục với 120.000 tấn nhưng đã giảm liền sau đó Năm 2006, chúng taxuất khẩu được 116.000 tấn, nhưng sản lượng chỉ dưới 100.000 tấn vì trong số đó cólượng tồn kho của những năm trước Năm 2007 sản lượng chỉ còn 80.000 tấn và hầunhư không còn tiêu tồn kho Tuy nhiên mức sút giảm của Việt Nam được ghi nhận làthấp hơn và đi sau các cường quốc hồ tiêu khác
Ở nước ta chủ yếu sản xuất loại hồ tiêu đen Tuy là nước có sản lượng lớn nhưngtiêu thụ nội địa không nhiều, hàng năm chỉ tiêu thụ khoảng 4.000-4.500 tấn, cònphần lớn sản lượng hạt tiêu dành cho xuất khẩu
Về giá cả hạt tiêu trong nước nhìn chung không ổn định, dao động theo giá thịtrường thế giới, giá cao nhất trong 10 năm trở lại đây là năm 1998 với giá bình quân
là 4.268 đô/tấn, năm 2000 cũng khá cao 4.003 đô/tấn, trong khi đó năm 1993 có giáthấp nhất 617 đô/tấn Chính vì vậy giá thu mua hạt tiêu khô cho nông dân cũngthường xuyên dao động: năm 1998 là 42.000-46.000 đ/kg, năm 1999 khá cao 60.000-62.000 đ/kg, đến cuối năm 2000 còn 30.000 đ/kg, năm 2004 và 2005 còn 18.000-20.000 đ/kg Đến năm 2006 giá hạt tiêu xuất khẩu và thu mua trong nước tăng mạnhtrở lại làm cho người trồng tiêu phấn khởi và tăng mạnh sản xuất trở lại
Theo giới kinh doanh cho biết, Việt Nam hiện chiếm khoảng 60% nguồn cung hạttiêu toàn cầu và đang chi phối giá hồ tiêu trên thị trường thế giới Điều này cho thấyngười dân trồng tiêu trong nước sẽ có lợi và là điều kiện tốt để Việt Nam nâng cao
uy thế trên thương thường quốc tế Đáng mừng hơn là Việt Nam đang “quyết định”
về giá cả hồ tiêu trên thế giới Những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam luônđẩy giá tiêu xuất khẩu lên cao buộc các nhà nhập khẩu nước ngoài phải “đeo” theo Khoảng 5 năm gần đây, ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển nhanh và chiếm lĩnhthị trường thế giới, khẳng định vị trí “số 1” trong xuất khẩu hồ tiêu Tổ chức hạt tiêuthế giới (IPC) đánh giá cao vai trò của Việt Nam về ổn định sản lượng và chất lượnghạt tiêu ngày càng nâng lên Ngược lại, ở các nước khác lại giảm mạnh Vì vậy, IPCcho rằng chỉ cần sự dao động ở Việt Nam đã tác động ngay đến giá cả hạt tiêu toàncầu, bởi thị trường hạt tiêu đang ngày càng phụ thuộc khá lớn vào Việt Nam Tuynhiên: do cung cầu, giá cả thị trường xuất nhập khẩu hồ tiêu thế giới luôn luôn biếnđộng, do tác hại của thời tiết, sâu bệnh đến sản xuất, do hạn chế về vốn đầu tư chosản xuất, kinh doanh, do thiếu kinh nghiệm về sản xuất, kinh doanh và vai trò điềutiết trợ giúp của nhà nước… còn nhiều bất cập nên đã ít nhiều làm hạn chế hiệu quả
Trang 20sản xuất, kinh doanh của ngành hàng hồ tiêu Do đĩ: để ngành hồ tiêu phát triển ổnđịnh, bền vững xứng tầm là vị trí số một thế giới phải rất cần những chủ trương,nhiều giải pháp đồng bộ, hữu hiệu từ nhiều phía tác động đến sản xuất lưu thơng.
Bảng 1.6 Xuất khẩu của các nước sản xuất chính (đơn vị: tấn)
1.2 TÌNH HÌNH BỆNH HẠI TRÊN TIÊU
1.2.1 Một số bệnh hại chính trên cây tiêu
Căn cứ vào các kết quả điều tra nghiên cứu trong và ngồi nước, người ta đã xác địnhtrên cây hồ tiêu cĩ trên 40 loại sâu, bệnh gây hại trên cây hồ tiêu và cây trồng, vậtliệu được sử dụng làm “ chối” cho cây tiêu Tuy nhiên trên những vùng trồng hồ tiêuchính ở nước ta theo các tác giả: Phạm Văn Biên, Nguyễn Mạnh Hùng, Phan QuốcSủng, Nguyễn Ngọc Châu, Vũ Triệu Mân, Lester Burgess cĩ 4 nhĩm dịch hại cĩ ýnghĩa kinh tế và cần được quan tâm nghiên cứu và giải quyết bao gồm:
Bệnh chết nhanh cây tiêu
Bệnh chết chậm
Bệnh virus hại tiêu
Dịch hại trên vật liệu làm “chối” tiêu
1.2.1.1 Bệnh chết nhanh
Trang 21Bệnh gây hại trên tất cả các vùng trồng hồ tiêu ở nước ta Bệnh chết nhanh là
nguyên nhân gây suy thoái vườn tiêu ở nhiều địa phương như: Cam Lộ-Quảng Trị, ChưSê-Gia Lai, Xuân Lộc-Đồng Nai, Phú Quốc-Kiên Giang Các vùng tiêu từ Đà Nẵng trởvào thường biểu hiện chết nhanh rõ nhất vào cuối tháng 12 đầu tháng giêng ( lúc kếtthúc mùa mưa chuyển sang mùa khô), các tỉnh từ đèo Hải Vân trở ra biểu hiện củabệnh lại rõ hơn ở cuối tháng tháng 4 đầu tháng năm-khi gió mùa đông bắc không còngây mưa ở vùng này
1.2.1.2 Bệnh chết chậm
Triệu chứng:
Bệnh chết chậm thường có triệu chứng vàng lá từ từ, nhiều khi cây hồ tiêu bị bệnh
2 - 3 năm sau mới chết Cây bị bệnh kém phát triển, năng suất thấp Bộ rễ cây thường
bị hủy hoại Tùy thuộc vào từng vùng mà trên rễ có biểu hiện thâm đen, khó khăn trongviệc cung cấp nước và dinh dưỡng Quan sát thấy trên rễ có nhiều mụn u sưng, vếtthâm đen trên rễ do tập đoàn tuyến trùng gây ra Gốc thân, cổ rễ bị thâm đen, thốikhô Các bó mạch trong thân bị chuyển màu thâm đen Trong điều kiện mùa khô rệpsáp gây hại trên rễ cũng gây triệu chứng héo vàng Nhiều địa phương còn xuất hiện conmối cũng tham gia gây hại Triệu chứng chết chậm biểu hiện rõ ràng cả trong mùa khô
và trong mùa mưa Rõ ràng bệnh chết chậm hay hiện tượng vàng lá chết dây từ từ là mộthội chứng rất phức tạp Đây là hội chứng phức hợp do nhiều nguyên nhân gây ra
Tác nhân gây bệnh:
Dựa trên các kết quả phân tích trong và ngoài nước cho rằng tuyến trùng ký sinh
(Plant parasitic nematodes) gây thương tổn cho bộ rễ, sau đó nấm Fusarium và các
loại nấm khác ký sinh theo là nguyên nhân gây hiện tượng chết chậm Ở những vùng cómật độ rệp sáp hại rễ cao và mối gây hại sẽ làm cho triệu chứng của bệnh thêm rõ ràng
và phát triển nhanh hơn
1.2.1.3 Bệnh virus hại hồ tiêu
Bệnh virus trên hồ tiêu được biết đến với tên gọi “ tiêu điên” Cây mới bị bệnh trên
lá có triệu chứng khảm hay còn gọi là hoa lá, lá nhỏ lại và cây phát triển còi cọc Giaiđoạn cuối, các đốt thân sưng lên và các đốt xích gần nhau, nhiều khi gây hiện tượng
“nổ đốt-tháo đốt” Bệnh gây hại làm cho vườn tiêu phát triển chậm, dần dần tàn lụi vàgiảm năng suất rõ rệt
Trang 22Bệnh virus trên tiêu ở nước ta còn ít tài liệu nghiên cứu, tuy nhiên điều tra tại xã ĐắcNia -Đắc Nông trên vườn tiêu 5 năm tuổi có tới 12,6 % cây biểu hiện triệu chứng hoa
lá và lá nhỏ, tại xã Bình Trung, huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu trên vườn cây 8năm tuổi có tới 63,5% số cây bị bệnh virus Các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước
đều đã xác định hai loại virus hoa lá dưa chuột ( Cucumber mosaic virus - CMV) và virus khảm vàng trên hồ tiêu ( Piper yellow mottle virus -PYMV) Tuy nhiên chưa
có nguyên cứu bệnh lý học và biện pháp cụ thể nào về hai loại virus kể trên gây hạitrên hồ tiêu ở nước ta
Những điều tra cụ thể tại các vùng trồng hồ tiêu mà đặc biệt tại Đắc Nông chothấy việc nhân giống còn tự phát, người trồng tiêu sử dụng phương pháp cắt cành làmhom giống Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan và phát triển Hơnnữa việc phòng trừ côn trùng môi giới và biện pháp vệ sinh đồng ruộng cũng chưađược chú ý đúng mức
1.2.1.4 Dịch bệnh trên “choái” tiêu
Năm 2005 và 2006 vấn đề cây vông làm “choái” tiêu ở Bà Rịa - Vũng Tàu bị onggây hại, đã được không ít báo chí đề cập Ong gây hại trên lá, trên đọt và đục vỏ làmxập dây tiêu đã gây thiệt hại đáng cho người trồng tiêu Điều tra cây choái “ sống” ởnhiều vùng trồng tiêu cho thấy người trồng tiêu sử dụng nhiều loại cây “choái” sốngkhác nhau bao gồm: vông (Erythrina inerana), lồng mứt (Wrightiaannamenis), gòn (Eriodendron anyracinosum), cóc rừng (Spondiasmangifera), mít (Atocarpus integrifolia), keo dậu, muồng đen Trong số các cây
bị ong gây hại và không chỉ có ở Bà Rịa - Vũng Tàu mà tại Đắc Nông cây vông cũng
bị ong hại Trong điều kiện hiện nay cho rằng chủ động thay thế cây vông bị ong gâyhại bằng các loại “choái” sống khác phù hợp với điều kiện địa phương là giải pháp kinh
tế nhất
Bên cạnh cây “choái” sống nhiều địa phương sử dụng “choái” “ chết” gồm có : trụgạch, trụ xi măng và trụ bằng gỗ Tuy nhiên nguyên cứu “choái” bằng gỗ bằng cácloại “choái” sống và bằng trụ gạch để thay thế trụ tiêu bằng gỗ chết Bởi lẽ sử dụngloại “choái” bằng gỗ đồng nghĩa với khai thác cạn kiệt rừng phòng hộ
1.2.2 Một số nguyên cứu về bệnh hại tiêu trước đây
Cây tiêu thường bị rất nhiều loại bệnh phá hại làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩmchất
Trang 23Một số trích dẫn Phạm Văn Biên, 1989:
Muller (1936) cho rằng những hiện tượng chết rũ cây tiêu ở Java và Sumatra
(Indonesia) có liên quan đến nấm gây bệnh Phytophthora palmivora var.piperis.
Zimmerman (1901) tìm ra tuyến trùng gây bệnh tiêu ở Đông Java là Meloidogyne spp.
Holliday và Mowat (1952-1953) ở Malaysia đã xác định nguyên nhân gây bệnh chết
nhanh là do nấm Phytophthora palmivora.
Blacklock (1954) cho rằng bệnh gỉ lá do tảo Cephaleuros parasiticus, tuyến trùng hại
rễ do Heterodera spp.
Ở Ấn Độ, Venkata Rao (1929) tách được nấm Phytophthora spp từ cây bệnh nhưng
ông không coi đó là nguyên nhân gây bệnh
Samrai và Jose (1966) đã phân lập được nấm gây bệnh héo rũ cây tiêu Phytophthora palmivora var piperis.
Barat (1952) cho rằng tuyến trùng Meloidogyne spp tấn công rễ trước, sau đó các
nấm ký sinh khác mới xâm nhập theo và tiếp tục phá hoại bộ rễ
Ở Wynad, từ những năm 1902 xuất hiện bệnh ‘héo chậm’ Krishna và Menon (1949)
đã phân lập được các loại nấm như: Fusarium, Diplodia và Rhizoctonia từ rễ những cây tiêu mắc bệnh ‘héo chậm’ và cũng phát hiện thấy tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne incognita và tuyến trùng Radopholus similis.
Tuyến trùng Meloidogyne sp được ghi nhận đầu tiên trên tiêu (Delacroix, 1902) ở
Cochin-China Butler (1906) đã ghi nhận tuyến trùng gây sưng rễ trên tiêu ở Wynad,
Kerala (Ấn Độ) Meloidogyne javanica và Meloidogyne incognita thì được ghi nhận ở
Ấn Độ, Brazil, Sarawat, Broneo, Cochin-China, Malaysia, Brunei, Campuchia,Indonesia, Thái Lan và Việt Nam (Lordello và Silva, 1974; Ichinohe, 1975; Reddy, 1977;Freire và Monteiro, 1978; Winoto, 1972; Kueh và Teo, 1978) (Trích dẫn D.K.Koshy vàJohn Bridge, 1990)
Nguyễn Đăng Long và Bùi Cách Tuyến (1987) thì cho rằng phân hữu cơ ủ thật hoai mục
sẽ đưa vào đất một số nấm ăn tuyến trùng và làm phát triển một số tuyến trùng ăn tuyếntrùng Rễ cây vạn thọ có một số chất hạn chế được sự phát triển của tuyến trùng, trồng 3-
5 cây xung quanh gốc tiêu có tác dụng tốt
Lopes và Lordello (1979) cho rằng tuyến trùng Meloidogyne incognita kết hợp với nấm Fusarium solani sẽ gây hại cho tiêu nặng hơn khi chúng gây hại đơn lẻ (trích
dẫn D.K.Koshy và John Bridge, 1990)
Trang 24Phan Quốc Sũng cho biết trên tiêu có một số bệnh như:
Bệnh tuyến trùng: gồm có tuyến trùng gây nốt sần Meloidogyne incognita, tuyến trùng đục hang Radopholus similis và một số tuyến trùng khác như Rotylenchulus remiformis, Ditylenchus,…
Phòng trừ: bón phân hữu cơ hoai mục để tạo ra những thiên địch để diệt trừcác tuyến trùng ký sinh hại tiêu từ các loại nấm và tuyến trùng ký sinh ăn thịt (bắtmồi), dùng Diaphos rải quanh gốc từ 8-10 g thuốc/một gốc, Mocap 10G dùng 10-20g/gốc hoặc sử dụng Nemaphos, Nemacur để xử lý
Bệnh chết đột ngột (chết ẻo, héo rũ): do nấm Phytophthora spp gây nên Phòng
trừ bằng cách không trồng tiêu ở vùng bị úng nước, không để vườn bị ẩm ướt thườngxuyên, khi chớm bị bệnh dùng thuốc Aliette, Mexyl-72Mz và Funguran với nồng độ0,2% để phun lên cây và tưới vào gốc (2-3 l/gốc)
Bệnh chết chậm: do các nấm Fusarium spp., Rhizoctonia spp., Diplodia,…phòng
trừ bằng cách trồng tiêu ở nơi đất tơi xốp, không bị úng nước, không để vườn tiêuquá ẩm ướt, dùng Topsin-M, Benzeb và Funguran với nồng độ 0,2% tưới 2-3 lít/gốc
Bệnh khô vằn và thán thư: do nấm Rhizoctonia solani và Colletotrichum gloeosporioides gây nên Phòng trừ bằng các thuốc như Topsin-M Carbenzim,
Bendazol phun nồng độ 0,2%
Bệnh mạng trắng: do nấm Marasmices scandens massee gây nên Phòng trừ bằng
cách tiêu hủy cành bệnh, dùng Aliette, Topsin-M và Benzeb phun ướt đẫm cành lábệnh
Bệnh mốc hồng : do nấm Corticium salmonicolor gây nên, nấm gây hại ở trên
thân và cành Sử dụng các thuốc như ở bệnh mạng trắng để phòng trừ
Bệnh tiêu điên hay bệnh xoắn lùn: bệnh do virus gây ra Phòng trừ bằng cách nhổ
bỏ cây bị bệnh đem đốt, không dùng dao cắt cây bị bệnh để sang cắt cây không bịbệnh, phòng trừ tốt các loại côn trùng như rệp, bọ rầy, bọ xít để diệt trừ các môi giớitruyền bệnh
Phạm Văn Biên (1989) miêu tả triệu chứng bệnh, biện pháp phòng trừ và các yếu tốlàm cho bệnh phát triển như sau:
Các bệnh hại rễ và gốc thân (do các loại nấm Fusarium solani và Lasiodiplodia theobromae, Phytophthora spp.) Nấm có thể xâm nhập bất kỳ chỗ nào ở gốc thân và
rễ, tạo thành vết biến màu và ướt Dần dần vết bệnh ngày càng lan rộng Khi mớinhiễm bệnh, cắt ngang gốc thân hoặc rễ cái thấy phần lõi gỗ không còn trắng tươi mà
đã ngã sang màu xỉn hoặc nâu nhạt Lâu ngày bộ phận bị bệnh nằm trong đất ẩm ướt,
Trang 25tiếp tục bị rất nhiều vi sinh vật hoại sinh và bán ký sinh gây hại làm cho toàn bộ lõithân, rễ dần dần thối mục, thâm đen, xơ xác Chỉ cần nắm gốc tiêu kéo mạnh là nơi
bị bệnh nặng có thể bị đứt ngang Ở một số cây tiêu bị bệnh lâu, phần thối mục cóthể lan đến gốc thân, nằm trên cách mặt đất 20-30 cm và dễ dàng đứt ngang ở đó Cả
bộ rễ chỉ còn trơ rễ cái nhưng cũng đã bị mục
Nếu nấm bệnh bắt đầu xâm nhập từ rễ phụ hoặc rễ con thì quá trình xâm nhiễmxảy ra chậm hơn Nơi nấm xâm nhiễm phần rễ bị thâm đen Dần dần vết thâm thối sẽlan rộng đến rễ cái rồi đi tới gốc thân Thường chỉ khi những bộ phận này bị hại nặngthì phần thân lá trên mặt đất mới tàn tạ nhanh chóng và khi đó cũng khó mà chữa chocây hồi phục được
Trong một số trường hợp, nấm đồng thời xâm nhập và gây hại cả ở gốc rễ và thân
lá Lá bệnh màu đen khô rồi rụng Thân, cành bị bệnh cũng dần dần thâm đen, thối
và tháo đốt Trong những trường hợp nấm xâm nhập và gây hại toàn thân như vậy thìcây tiêu thường chết trong vòng 1-2 tháng
Một số biện pháp chính phòng trừ bệnh hại rễ và gốc thân như sau:
Làm đất kỹ trước khi trồng, phơi ải đất trong mùa khô, dọn sạch cây, lá, cỏ,rác
Bón đầy đủ phân hữu cơ đã bị hoai mục với lượng 10-30 kg/nọc Sử dụng đủ
và cân đối các loại phân N, P, K trong quá trình chăm sóc cây tiêu sinh trưởng
Chọn trồng những giống có năng suất khá và tương đối ít bệnh như tiêu trung
lá lớn, tiêu trung lá nhỏ, tiêu sẻ lá lớn, Lada Belangtoeng
Dây giống trước khi giâm trồng nên ngâm 20-30 phút trong thuốc Benlat1/1000, Zineb 3/1000 Không lấy dây giống từ vườn có bệnh
Không để tiêu bị úng hoặc quá hạn
Kịp thời trừ sâu và tuyến trùng hại tiêu
Xử lý thuốc phòng bệnh một năm hai lần vào đầu mùa mưa và đầu mùa khôbằng các loại thuốc: Bordeaux 1%, Ridomil 1/1000, Rovral 1/1000, Validacine1/1000 Tưới 2-3 lít nước thuốc cho một nọc tiêu
Trong trường hợp bệnh đang phát triển, cứ 3-4 tuần xử lý thuốc một lần cho
Trang 26đến khi bệnh có chiều hướng ngưng phát triển Những gốc bị bệnh chết phải đào bỏhết rễ đem đốt, phơi ải đất, un đốt hố trồng và tưới một trong các loại thuốc trên 10-
15 ngày trước khi trồng
Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides): vết bệnh đầu tiên là những vết
đốm vàng nhạt trên lá, sau vết bệnh hóa nâu và đen dần Đốm bệnh tròn hoặc khôngđều, đường kính vết bệnh từ 4-6 cm Thường gặp bệnh xâm nhập và gây hại ở chót
và mép lá Khi già, rìa vết bệnh có quầng đen rộng bao quanh, phân cách rõ rệt phần
mô bệnh và mô khỏe Bệnh có thể lây sang bông làm hại bông, gây khô, đen, lép thốihoặc lan sang dây nhánh làm tháo đốt, rụng cành Điều kiện chăm sóc kém, phân bónkhông đầy đủ, tưới nước không đều vào mùa khô là những yếu tố làm cho bệnh pháttriển
Bệnh đen lá (Lasiodiplodia theobromae): lúc đầu vết bệnh là những đốm vàng
nhạt nhỏ sau lớn dần và hóa nâu đen Vết bệnh có thể lan từ chóp lá vào hoặc nằmgiữa phiến lá Vào lúc vết bệnh đã già, màu sắc vết bệnh hơi bạc đi và có thể cónhững quầng đồng tâm Vết bệnh có thể chiếm ¼ chiều dài lá tiêu Nấm bệnh cũnggây hại trên cành nhánh làm đốt thân nâu đen, rụng dần từ ngọn xuống, làm tán câytiêu trông xơ xác trơ trụi Điều kiện chăm sóc kém, tưới nước không đầy đủ, cây tiêusinh trưởng yếu bệnh mới phát triển rộng trên tán lá
Bệnh đốm lá (Rosellinia spp.): khi bị bệnh, ở dưới mặt lá tiêu có những vết nâu đỏ
nằm rải rác như đất bám, tập trung nhiều nhất ở phía bìa lá Ở nơi có nhiều vết bệnhphần mô lá biến màu thành xanh vàng hoặc vàng tươi Khi bệnh phát triển nặng, toàn
lá héo vàng nhưng ít có hiện tượng rụng lá hàng loạt
Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani): vết bệnh mới có dạng thối đen, xung quanh có
viền nâu đỏ sẫm, vết bệnh thường loang lổ, to nhỏ không đều, kích thước từ 1-10 cm.bệnh hại chủ yếu phần tán lá dưới gốc, vết bệnh trên lá có thể ăn lan từ mép lá vàohoặc nằm ngang giữa phiến lá Khi rìa vết bệnh chuyển màu trắng xám, phồng rộp,đôi khi có màu loang lổ đồng tâm Những ngày trời ẩm ướt có thể thấy một lớp tơnấm trắng phủ trên bề mặt cành, lá Khi sợi nấm già có thể thấy một số hạch nấm li titrên bề mặt, lúc non màu trắng, sau già có màu nâu đỏ cứng
Bệnh gỉ lá (tảo Cephaleuros mycoides): tảo đóng thành từng đốm trên mặt lá, đôi
khi thấy cả ở dưới mặt lá Quan sát đốm bệnh bằng kính phóng đại thấy khối tảo hìnhcầu, lùi xùi, màu xanh nâu
Phòng trừ bệnh hại thân lá tiêu:
Trang 27Trồng tiêu với mật độ thích hợp, theo từng loại đất, loại nọc và giống để đếnkhi vườn tiêu bước vào thu hoạch ổn định vẫn được sáng, thoáng.
Bón đầy đủ các phân hữu cơ và cân đối các phân vô cơ
Bảo đảm thoát nước tốt vườn tiêu trong mùa mưa và tưới đủ trong mùa khô Tỉa nhánh tiêu ở gốc sát mặt đất, đốn tỉa nhánh ngọn cho tiêu phân bố đều Thudọn các tàn dư cây trong vườn, nếu có mầm bệnh phải đưa ra xa đốt bỏ
Có thể phun các loại thuốc như: Bordeaux 1%, Benlat 0,1%, Validecine 0,1%
công làm cho cây bị nhiễm bệnh chết nhanh hơn
Triệu chứng: thoạt đầu, cây tăng trưởng chậm và hơi khựng lại, lá úa vàng héo
rũ và rụng dần hoặc từ trên ngọn trở xuống hoặc từ dưới gốc lên trên Cây có thể chếtđột ngột nhanh chóng sau khi rụng hết lá hoặc héo mòn suy yếu qua một thời gianchừng vài tháng, cũng có khi thân rụng dần từng đốt, có trường hợp lá không rụngnhưng héo rũ và chết khô luôn với cả dây
Bệnh tuyến trùng: do tuyến trùng nội ký sinh gây bướu rễ như nhóm tuyến trùng
Meloidogyne (gồm có Meloidogyne incognita và Meloidogyne arenaria) và tuyến
trùng ngoại ký sinh thường là Pratylenchus
Triệu chứng: cây vàng vọt, sinh trưởng kém, năng suất giảm dần, không bắtphân Rễ bị sưng, thối từng điểm, ngắn lại và ít đâm rễ phụ Vào mùa nắng cây bịkhô héo rất nhanh
Bệnh khô đầu ngọn và thối trái: do nấm Colletotrichum spp gây ra.
Triệu chứng: cây ngưng phát triển, các lá trên cùng úa vàng, trên lá và trái nonxuất hiện những chấm và đốm đen làm lá và trái rụng sớm Cây bị mất sức, suy yếu
Bệnh vằn lá do virus: do virus gây ra, thường do rầy là môi giới truyền từ cây bị bệnh sang, tuyến trùng Xiphinena cũng có thể là tác nhân lây lan bệnh
Triệu chứng: lá nổi những vệt xanh đậm xen kẽ với những đường gân xanh lợt
và lá bị cong vẹo, rõ nhất là ở các lá non, cây cằn cỗi, chậm lớn, năng suất kém
Trang 28Đoàn Thị Ái Thuyên và cộng tác viên, 2000 Cho biết trên tiêu có 8 loại triệu chứng
cơ bản biểu hiện bệnh virus:
Đốm hoa lá (cây lùn): biểu hiện triệu chứng là chấm hoặc đốm vàng nhỏ 1-3 mmtrên các lá phần giữa thân nọc tiêu
Biến dạng quăn mép lá: triệu chứng là mép lá quăn, gồ ghề, biến dạng Thườngbiểu hiện ở các lá phần ngọn nọc tiêu
Nhăn phiến lá: bề mặt lá nhăn, gồ ghề, lồi lõm Gặp trên lá ở tất cả các giai đoạnphát triển của cây
Khảm vàng gân xanh: đốm chấm vàng nhỏ, 3-7 mm giữa các gân lá, sau lớn dầnhình thành khảm trên toàn bộ mặt lá Biểu hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển củacây
Thoái hóa, teo chóp lá: phần đỉnh chóp lá thoái hóa Biểu hiện thường kèm theotriệu chứng đốm vàng lá Lá teo, nhỏ hơn lá bình thường 3-5 lần
Khảm đốm, xanh đậm: đốm màu xanh đậm tạo thành vệt khảm dài ở giữa phiếnlá
Hoại tử, thối lá: các nốt tròn nhỏ trong suốt 0,1-1 mm và to dần khi cây phát triển
Ở lá khô chúng tạo thành các lỗ màu nâu đen trên phiến lá Thường gặp ở lá phầngiữa nọc tiêu
Đốm vòng: trên lá hình thành những đốm tròn, lớn kết dính với nhau tạo thànhnhững vùng vòng tròn xen kẽ sáng tối dày đặc
1.3 BỆNH CHẾT NHANH HỒ TIÊU
1.3.1 Triệu chứng bệnh
Bệnh gây hại trên tất cả các vùng trồng hồ tiêu ở nước ta Triệu chứng bệnhthường quan sát rõ nét nhất và điển hình nhất vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô.Banđầu các đầu chóp rễ biến màu và có mầu nâu nhạt hay màu nâu thấm nước, sauchuyển sang màu nâu đen, rễ bị thối và không cung cấp đủ nước và dinh dưỡng chocây và cây bị héo nhanh, mép lá hơi co lại và trở nên vàng trước khi rụng, sau khi lárụng quả bắt đầu bị nhăn nheo và khô Cây tiêu rũ lá vàng và rụng hàng loạt chỉ trongvòng 5-7 ngày, để lại cành trơ trụi, sau đó toàn dây bị héo đen và chết Trên thân cây
bị bệnh thường quan sát thấy mạch dẫn trong thân bị đen Bệnh có thể quan sát thấytrong mùa mưa từng nhánh cây bị héo xanh và có thể chết từng phần trên “nọc tiêu”.Nhiều khi trong mùa mưa bệnh cũng gây thối chùm hoa và chùm quả Khi trong vườn cókhoảng 5-7% cây chết thì phần lớn các cây khác đã bị nấm tấn công
Trang 29Hình 1.6 Cây tiêu nhiễm bệnh chết nhanh
Trang 30Hình 1.7 Những nọc tiêu chỉ còn trơ lại “choái”