ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
* Trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh Tay chân miệng trên địa bàn huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2019
Trẻ hiện đang sinh sống tại địa phương từ 7 ngày trước khi khởi phát qua điều tra xác minh của cán bộ y tế tuyến xã, phường, thị trấn
- Tiêu chuẩn loại trừ: Trẻ không cư ngụ tại địa phương tại thời điểm mắc bệnh
* Người chăm sóc chính cho trẻ dưới 5 tuổi tại hộ gia đình, có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên tại huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang
+ Người có thời gian chăm sóc trẻ tại nhà nhiều nhất trong gia đình, từ 18 tuổi trở lên
+ Có khả năng hiểu bộ câu hỏi phỏng vấn và đồng ý trả lời phỏng vấn
+ Thường trú tại địa bàn nghiên cứu từ 6 tháng liên tục trở lên tính đến thời điểm nghiên cứu
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu
+ Người có khó khăn về nghe, nói hoặc bị bệnh tâm thần
+ Vắng mặt trong thời gian thu thập số liệu của nghiên cứu.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Tháng 1 đến tháng 5 năm 2020 tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp cả định lượng và định tính Phần nghiên cứu định tính được thực hiện sau khi hoàn thành phần định lượng, nhằm giải thích và bổ sung cho các kết quả thu được từ phần định lượng.
Cỡ mẫu
Mẫu được chọn theo 2 mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: cỡ mẫu là toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi giai đoạn 2015-2019 mắc bệnh Tay chân miệng tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
Mục tiêu 2: áp dụng công thức tính cỡ mẫu
Trong đó: p: Tỉ lệ mắc bệnh tay chân miệng trẻ