PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
Đối tượng nghiên cứu
Là những NCT từ 60 tuổi trở lên, đang sinh sống tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
2.1.1 Tiêu chuẩn để tựa chọn đối tượng nghiên cứu
Là những người dân từ 60 tuổi trở lên.
Tâm thần bình thường, còn minh mẫn, có khả năng giao tiếp đối thoại trực tiếp. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Đang sinh sống tại tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
BỊ mắc bệnh tâm thần, bị câm điếc bẩm sinh, bị đoạn chi hay dị tật cột sống, bị phù hay mất nước nặng, đang mắc các bệnh cấp tính.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ 03/2011 - 06/2011. Địa điểm nghiên cứu: Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang có phân tích.
Phương pháp chọn mẫu
2.4.1 Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn để xác định một tỷ lệ z 2 i-a/2p(l -p) n = — ĩ
Z(1^ô/) = 1,96 (Với độ tin cậy 95%, a= 0,05) p = 0,48: tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp của người cao tuổi (theo Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy tại quận Long Biên - Hà Nội năm 2007). d: 0,07 (Sai số cho phép 7%) q = (l -p) = 1 -0,48 = 0,52 n: cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu Áp dụng công thức trên, ta có:
0,07 2 Thêm 10% số đối tuợng để dự phòng những trường họp từ chối phỏng vấn, vắng mặt trong thời gian triển khai nghiên cứu, do vậy cỡ mẫu cần cho nghiên cứu là
Thực tế trong quá trình thu thập số liệu, có 207 phiếu điều tra phù họp với các tiêu chí của nghiên cứu, do đó tác giả tiến hành phân tích trên 207 đối tượng 2.4.2
Mô tả cách chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
Bước 1: lập danh sách toàn bộ NCT (từ 60 tuổi trở lên) của thị trấn Trâu Quỳ do UBND thị trấn Trâu Quỳ cung cấp để làm khung mẫu, số lượng có là 1507 người.
Bước 2: tính khoảng cách mẫu k = N/n (trong đó N là danh sách toàn bộ số người cao tuổi của huyện Gia Lâm, n là cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu), từ đó ta tính được hệ số k = 1507/210 = 7,17 (làm tròn k = 7).
Bước 3: người đầu tiên được chọn vào mẫu nghiên cứu là người có số thứ tự ngẫu nhiên dựa vào bảng số ngẫu nhiên, nằm trong khoảng từ 1 đến 7, người thứ 2 là người có số thứ tự của người thứ nhất cộng với 7, người thứ 3 là người có số thứ tự của người thứ hai cộng 7 Cứ như vậy cho đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cúư là 210 người cao tuổi.2.5 Phương pháp thu thập sổ liệu
Bộ câu hỏi được thiết ke dựa trên dựa vào các tổng quan y văn.
Máy đo huyết áp cột thủy ngân ALPK2 sản xuất tại Nhật Bản.
2.5.2 Thu thập so liệu thực địa
Danh sách mẫu nghiên cứu được lựa chọn trước khi xuống thực địa thu thập số liệu.
Bộ câu hỏi được thử nghiệm trước khi tiến hành điều tra chính thức.
Xây dựng tài liệu huống dẫn điêu tra chi tiết; tổ chức tập huấn điều tra viên (ĐTV) và giám sát viên trước khi tiến hành thu thập số liệu. ĐTV trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ là cán bộ Trạm y tế thị trấn Trâu
Giám sát viên là học viên Cao học khóa 13, 14 trường Đại học Y tế công cộng.
Các bước tiến hành thu thập số liệu:
Bước 7: Tiếp cận đối tượng cần thu thập số liệu theo quy trình được hướng dẫn Sau đó ĐTV phải giới thiệu về mục đích ý nghĩa của nghiên cứu.
Bước 2: ĐTV giải thích cho đối tượng phỏng vấn về tính bảo mật thông tin (những thông tin của bảng hỏi sẽ được nhập và phân tích bời nhóm nghiên cứu).
Bước 3: ĐTV phải đưa đối tượng điều tra ký vào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu.
Bước 4' ĐTV lần lượt đọc từng câu hỏi trong bảng hỏi cho đối tượng phỏng vấn nghe và trả lời.
Bước 5: Sau khi phỏng vấn, điều tra viên tiến hành uo huyết áp NCT bằng máy đo huyết áp cột thủy ngân ALPK2 hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 5 phút.
Biĩớc 6: ĐTV hỏi lại đối tượng phỏng vấn có cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin hay có câu hỏi nào liên quan đến vấn đề nghiên cứu không, nếu có điều tra viên phải giải đáp các thắc mắc này trong phạm vi có thể, nếu không, ghi lại các hỏi và hẹn giải đáp sau.
Bước 7: ĐTV cảm ơn đổi tượng và chào ra về.
Tập huấn bộ công cụ, hướng dẫn ĐTV sử dụng bộ câu hỏi, và máy đo HA. Trong ngày thứ nhất và ngày thứ hai, các giám sát viên cần đi cùng ĐTV đế quan sát việc phỏng vấn, cách đo huyết áp của ĐTV và kịp thời rút kinh nghiệm, đồng thời báo cáo với nghiên cứu viên về các ĐTV không đạt yêu cầu để kịp thời thay thế.
Từ các ngày 3 trở đi, giám sát viên có nhiệm vụ nhận phiếu đã thu gom.
Các phiếu được thu gom về giám sát viên có nhiệm vụ làm sạch lại 1 lần và mã hóa các câu hỏi theo quy định.
Tất cả các thông tin liên quan đến chất lượng điều tra cần được phản hồi ngay cho nghiên cứu viên.
Một số điều kiện và kỹ thuật đo huyết áp
Các đối tượng được nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo (nằm trong khoảng thời gian phỏng vấn bộ câu hởi). Đối tượng không được uống cà phê trong vòng 1 giờ trước khi đo, không hút thuốc lá/ thuốc lào trong vòng 30 phút trước, và không sử dụng các thuốc cường giao cảm (ví dụ, Phenylephrine đế chữa xuất tiết niêm mạc mũi hoặc thuốc nhỏ mắt để dãn đồng tử).
Khi đo, đối tượng nằm yên tĩnh, lấy tay trái làm chuẩn, cánh tay để ngang tim. Thả lỏng tay và không nói chuyện trong khi đo Bom nhanh bao hơi lên 200 mmHg. Thả hơi theo tốc độ tụt cột thủy ngân là 2 mmHg/giây Ghi số HATT khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên, số HA lấy tới chữ số hàng đơn vị mmHg (không lấy chọn chục). Ghi HATr khi thấy thay đổi tiếng đập và/hoặc mất hẳn tiếng đập Đo HA 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 5 phút Tính HA dựa trên số trung bình hai lần đo Nếu giữa hai lần đo đầu tiên chênh lệch hơn 5mmHg thì đo thêm lần thứ ba, cũng lấy trị số trung bình Đo HA cả hai tay Neu có sự chênh lệch, lấy HA ở tay cao hơn.
Chẩn đoán tăng huyết áp
Các đối tượng được coi là THA khi: HA tâm thu > 140 mmHg và/hoặc HA tâm trương > 90 mmHg, hoặc bệnh nhân đã được chẩn đoán THA và hiện tại đang dùng thuốc chống THA Cách phân loại này dựa theo phân độ THA theo JNC VII
2.6 Phuong pháp phân tích số liệu
Các số liệu được thu thập sẽ được nhập và quản lý bằng phần mềm EpiData 3.1; xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả cho các phân bố tần số, tỷ lệ- Áp dụng các kiểm định thống kê suy luận Chi- Square, hồi quy logistic để so sánh, kiểm định mối liên quan.
Quản lý và phân tích so liệu
Biến số nghiên cứu
Biến số Khái niệm Phân loại
Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Tuổi của NCT tính theo nhóm dương lịch, xếp theo nhóm: 60 - 69 tuổi;
Giới Giới tính của đối tượng nam hoặc nữ Nhị phân
Công việc mà ĐTNC có thu nhập chính: làm ruộng, Cán bộ/công nhân viên, buôn bán kinh doanh Định danh
Cấp học cao nhất mà ĐTNC trải qua (theo quy định của Bộ giáo dục và đạo tạo)
Hoàn cảnh sống Đối tượng đang sống độc thân, sống riêng hai vợ chồng hay sống cùng con cháu
Kinh tế ĐTNC tự đánh giá đánh giá tình trạng kinh tế gia đình hiện nay theo các mức: nghèo, trung bình, khá giả và giàu có
Tinh thần hiện tại ĐTNC tự cảm nhận về cuộc sống hiện tại theo các mức: vui vẻ, lạc quan, bình thường, bi quan, buồn rầu, lo lắng
Tình trạng mắc tăng huyết áp Đối tượng đã từng được CBYT chẩn đoán bị mắc THA hay không Nhị phân
Tiền sử mắc một số bệnh
Một số bệnh của đối tuợng mắc trước khi nghiên cứu (bệnh tim mạch, bệnh ĐTĐ, bệnh thận)
Tiền sử THA của gia đình
Trong gia đình có cùng huyết thống với NCT có ai đã từng mắc THA chưa (bố, mẹ, anh, chị, em ruột )
Kiến thức về phòng bệnh tăng huyết áp
Nghe hoặc biết về bệnh THA NCT đã từng nghe/biết về bệnh THA hay chưa Nhị phân
Kiến thức về chỉ số THA
NCT hiểu khi bị THA thì chỉ số HA ở mức nào: < 120/80 mmHg, 120 - 139 và 80 - 89 mmHg, >= 140/90 mmHg.
Kiến thức về dấu hiệu của
NCT biết dấu hiệu của THA gồm những biểu hiện gì: nhức đầu, chóng mặt, ù tai ,.
Hiểu biết về các biến chứng của THA
NCT biết các biến chúng nào của THA:
TBMMN, suy tim, tai biến mạch vành, nhồi máu
Kiến thức về phòng bệnh
NCT biết các cách nào để phòng bệnh THA nào bệnh THA: Hạn chế ăn mặn, thịt mỡ động vật, hạn che tăng cân
Kiến thức về điều trị bệnh
NCT biết cách sử dụng thuốc điều trị THA như thế nào: dùng lâu dài hay chỉ dùng khi HA tăng
Thói quen kiểm tra HA của
NCT kiểm tra huyết áp vào khi nào:
Khi khám sức khỏe định kỳ, khi có nghi ngờ THA hoặc đo HA thường xuyên ít nhất 1 lần/tuần
Nơi kiểm tra HA NCT chủ yếu đo HA tại nhà hay cơ sở y tể Phân loại
Một số thói quen trong sinh hoạt và ăn uống của NCT
Thói quen uống rượu bia ĐTNC có thói quen uống rượu/bia hay không Nhị phân
Thói quen hút thuốc lá, thuốc lào ĐTNC có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào hay không Nhị phân
Thói quen ăn thịt mỡ hoặc dùng mỡ động vật để nấu ăn ĐTNC có thói quen ăn thịt mỡ hoặc dùng mỡ động vật trong nấu nướng hay không
Thói quen uống cà phê/ trà đặcĐTNC có thói quen uống cà phê và/hoặc trà đặc hay không Nhị phân
Thói quen ăn mặn ĐTNC tự cảm nhận theo đánh giá của người khác là có ăn mặn hay không Nhị phân
Thói quen tập thể dục ĐTNC có thói quen tập thể dục hàng hay không Nhị phân
Thời gian tập thể dục Mỗi lần tập thể dục, ĐTNC tập trong thời gian dưới 30 phút hay trên 30 phút Phân loại Đối với những NCT bị tăng huyết áp Điều trị THA
NCT khi bị phát hiện THA đã điều trị bệnh hay chưa Nhị phân
Lý do không điều trị THA
Những lý do khiến NCT bị THA đã không điều trị bệnh: bệnh không đáng sợ, có tuổi không cần điều trị, điều trị không khỏi
Danh mục Điều trị THA đúng chỉ định
NCT bị THA cỏ điều trị đúng theo hướng dẫn của CBYT hay không Nhị phân
Lý do khiến NCT bị THA không điều trị theo hướng dẫn của CBYT
Những lý do mà NCT bị THA đã không điều trị theo đúng hướng dẫn của CBYT
Phương pháp điều trị khác
NCT bị THA có sử dụng phương pháp điều trị bệnh nào khác ngoài việc sử dụng thuốc kê đơn của CBYT: sử dụng thuốc nam, thuốc đông y
Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu
- Người cao tuổi: là những người từ 60 tuổi trở lên.
- Huyết áp bình thường: huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương 160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương >
- Không bị THA: Bao gồm những NCT có huyết áp bình thường và NCT tiền tăng huyết áp.
- Bị THA: bao gồm những NCT bị THA độ 1 và NCT bị THA độ 2 hoặc các đối tượng đã được CBYT chẩn đoán THA và đang dùng thuốc điều trị THA.
1.1.1 Quy ước đánh giá kiến thức chung về THA của ĐTNC
Phần kiến thức có các câu hỏi từ câu Q13 đến Q20 Trong đó có một số câu nhiều lựa chọn, mỗi một ý lựa chọn đúng cho 1 điểm, sai hoặc không biết/ không trả lời là 0 điểm Tổng số có 32 ý trả lời đúng, vậy tổng số điểm là 32 điểm Kiến thức đạt khi tổng số điểm của ĐTNC trả lời được trên 75%, tương ứng với sổ điểm > 24 điểm, như vậy kiến thức chưa đạt là dưới 24 điểm.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu tuân theo các quy tắc đạo đức trong nghiên cứu của Hội đồng đạo đức Trường Đại học Y tế công cộng, chỉ tiến hành nghiên cứu khi được Hội đồng Đạo đức chấp thuận.
Nghiên cứu này được sự đồng tình ủng hộ của Trung tâm y tế Huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Chỉ phỏng vấn và đo huyết áp những người đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Đối tượng tham gia nghiên cứu được ĐTV giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu Sự tham gia của các đối tượng là hoàn toàn tự nguyện, được thể hiện qua bản chấp nhận tham gia vào nghiên cứu Đối tượng phỏng vẩn có thể rút lui khỏi nghiên cứu vào bất kỳ thời điểm nào mà không ảnh hưởng đến họ theo bất kỳ hình thức nào.
Tư vấn cho ĐTNC về các vấn đề liên quan đến phòng THA (nếu cần thiết). Toàn bộ thông tin nhân khẩu học, thông tin về ĐTNC sẽ được đảm bảo lưu giữ bí mật, mọi thông tin đều được mã hóa.
Kết quả của nghiên cứu này hoàn toàn phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học.
Khi kết thúc nghiên cứu nhà nghiên cứu sẽ có báo cáo phản hồi kết quả cho địa phương và cho trường Đại học Y tế công cộng.
Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục
2.10.1 Hạn chế của nghiên cứu và sai sổ
Do nghiên cứu cắt ngang nên việc giải thích cho các mối liên quan còn hạn chế, nghiên cứu chưa xác định được THA xảy ra trước hay sau một số yếu tố liên quan, chỉ đánh giá được tình trạng bệnh chứ không đánh giá được nguy cơ và nguyên nhân gây THA.
Do nguồn lực có hạn về kinh phí cũng như thời gian nghiên cứu nên không tiến hành đo HA đối tượng vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày.
HA dao động hàng ngày nên khi đo HA không tránh khỏi những sai sổ nhất định.
Có thể có sai số thông tin.
Sai số nhớ lại của ĐTNC. ĐTNC trả lời không đúng.
Sai số phỏng vấn do kỹ năng phỏng vấn của ĐTV.
Có thể có sai số do nhập liệu.
Tập huấn kỹ cho điều tra viên về kỹ năng giao tiếp với NCT cũng như nhất thiết phải giải thích rõ mục đích và nội dung nghiên cứu.
Bộ câu hỏi thiết kế rõ ràng dễ hiểu, tiến hành thử nghiệm bộ câu hỏi và chỉnh sửa cho phù hợp trước khi nghiên cứu.
Tập huấn kỹ cho điều tra viên về kỹ năng đo HA, kỹ năng phỏng vấn.
HA kế phải được chuẩn hoá theo một huyết áp kế mẫu, có ké hoạch giám sát chặt chẽ.
KÉT QUẢ NGHIÊN cứu
Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giói (n = 207)
Nghiên cứu được tiến hành trên 207 người cao tuổi, kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới, tỷ lệ tương ứng lần lượt là 58,9% và 41,1%
Biểu đồ 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giói (n= 207)
Ket quả biểu đồ 3.2 cho thấy khi xem xét trong từng nhóm tuổi, tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới trong tất cả các nhóm tuổi và tuổi càng cao thì tỷ lệ nam càng giảm. Trong nhóm tuổi 60 - 69 , tỷ lệ nam giới là 45,5% thì đến nhóm tuổi 70 - 79 tỷ lệ này giảm xuống 37,8% và chỉ còn 35,3% ỏ’ nhóm trên 80 tuổi.
Bảng 3.1 Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n 7) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Không biết chữ, tiểu học 29 14,0
Phổ thông cơ sở, trung học phổ thông 142 68,6 Trung cấp, cao đẳng, ĐH, trên ĐH 37 17,4
Cán bộ công nhân viên 87 42,1
Làm ruộng 29 14,0 vẫn đang làm việc 14 6,8
Làm việc nhà, nghỉ hưu 164 79,2 Điều kiện kinh tế 207
Kết quả bảng 3.1 cho thấy đa số NCT có trình độ học vấn phổ thông cơ sở/trung học phổ thông (68,6%), tiếp đến là nhóm từ trung cấp trở lên (17,4%) và thấp nhất là nhóm
NCT không biết chữ, tiểu học (14%) Nghiên cứu cũng chỉ ra một nửa sổ đối tượng có nghề nghiệp trước đây là nông dân (51,2%), còn cán bộ công nhân viên là 42,9% và có 4,8% đối tượng nghiên cứu buôn bán kinh doanh Phần lớn đối tượng nghiên cứu tại thời điểm hiện tại đang nghỉ hưu hoặc làm việc nhà chiếm 79,2%, tuy nhiên vẫn còn 14% đối tượng vẫn làm ruộng và 6,8% vẫn đang làm việc khác. Theo tự đánh giá, hầu hết đối tượng nghiên cứu đều đánh giá điều kiện của mình ở mức trung bình với tỷ lệ 84,5%; có 8,2% đánh giá gia đình họ còn khó khăn, nghèo; chỉ có 7,3% ở mức khá/giàu.
Bảng 3.2 Hoàn cảnh sống và cảm nhận cuộc sống của NCT Đặc điêm
Sống riêng hai vợ chồng 26 12,6
Bảng 3.2 cho thấy phần lớn đối tượng NCT sổng cùng con cháu (78,7%), hoặc sống riêng hai vợ chồng (12,6%), chỉ có một tỷ lệ nhỏ đối tượng NCT sống độc thân(8,7%) Nghiên cứu cũng cho thấy đa số đối tượng đều cảm nhận cuộc sống hiện tại là bình thường với tỷ lệ 63,3%; có 28,5% đối tượng cảm thấy lạc quan, vui vẻ; tuy nhiên cũng có tới 8,2% dối tượng đang trong tâm trạng lo lắng, buồn phiền.
Bảng 3.3: Tiền sử bệnh của NCT Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Gia đình có người THA 207
Bản thân mắc bệnh tim mạch/ĐTĐ/thận 207
Bảng 3.3 cho thấy gần một nửa đối tượng NCT có tiền sử gia đình có người bị mắcTHA (42.0%) Nghiên cứu cũng chỉ ra có tới 28,5% NCT bị mắc các bệnh tim mạch/ĐTĐ/thận.
Thực trạng tăng huyết áp của người cao tuổi
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ THA của người cao tuổi
Biểu đồ 3.3 cho thấy khi xét tổng thể theo tiêu chí của nghiên cứu thì có 44,9%NCT bị THA và 55,1% không bị THA.
Bảng 3.4 Tình trạng mắc THA của NCT Đặc điểm huyết áp Tần số (n) (%)
Các mức độ huyết áp 207
THA độ II 12 5,8 Đang điều trị THA 41 19,8
Kết quả bảng 3.4 cho thấy, khi phân loại huyết áp theo tiêu chí của JNC VII
(2003) thì có 23,2% NCT ở tình trạng tiền THA, 19,3% bị THA độ I và có 5,8% bị THA ở mức độ II Tuy nhiên, do có 19,8% đối tượng đang điều trị thuốc THA nên nghiên cứu không phân loại được theo mức độ bệnh Khi xét tổng thể theo tiêu chí của nghiên cứu thì có 44,9% NCT bị THA và 55,1% không bị THA Đồng thời, nghiên cứu cũng xác định trong số 93 NCT có THA thì hơn 1/3 đối tượng (36 trường hợp, chiếm 38,7%) chưa được chẩn đoán và cũng không biết mình bị THA nhưng nghiên cứu lại phát hiện có bị THA.
Biểu đồ 3.4 Phân bố tình trạng THA theo giới
Kết quả biểu đồ 3.4 cũng cho thấy tỷ lệ NCT nữ giới mắc THA cao hơn nam giới, tương ứng lần lượt là 52,7% và 47,3% Tuy nhiên khi xét theo từng nhóm nam hoặc nữ giới thì thấy hơn một nửa nam giới bị mắc THA (51,8%), trong khi đó chưa đến một nửa nữ giới bị mắc (40,2%).
Biểu đồ 3.5 Phân bố tình trạng THA theo nhóm tuổi
Kết quả biểu đồ 3.5 cho thấy tỷ lệ mắc THA tăng dần theo nhóm tuổi Tỷ lệ mắc cao nhất là trong nhóm > 80 tuổi với 64,7%, tiếp đến là 51,4% đối tượng từ 70 -
79 tuổi bị THA, riêng nhóm tuổi từ 60 - 69 tuổi tỷ lệ mắc THA chỉ có 1/3.
Kiến thức, thực hành về tăng huyết áp của người cao tuổi
3.3.1 Kiến thức về THA của NCT
Bảng 3.5 Một số hiểu biết về đặc điểm THA của NCT Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Hiểu biết về chỉ số THA 207
Hiểu biết về các dấu hiệu THA 207 Đạt 33 15,9
Hiểu về các biến chứng THA 207 Đạt 30 14,5
Kết quả bảng 3.5 cho thấy hơn một nửa NCT không biết đúng về chỉ số THA (59,4%), hơn 3/4 đối tượng không đạt kiến thức về dấu hiệu của THA (84,1%) cũng như không đạt kiến thức về biến chứng THA (85,5%) Điều này cho thấy một phần không nhỏ đối tượng NCT chưa xác định được dấu hiệu mắc bệnh của bản thân nên cho rằng mình không mắc bệnh và cũng chưa được chẩn đoán trước đó.
Bảng 3.6 Một số hiểu biết về phòng bệnh THA của NCT Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Hiêu biết về phòng bệnh THA 207 Đạt 62 30,0
Hiểu biết về phòng tai biến THA 207 Đạt 54 26,1
Tương tự như kiến thức về đặc điểm THA, kết quả bảng 3.6 cũng chỉ ra rằng phần lớn NCT chưa đạt kiến thức về phòng bệnh THA (70,0%) và phòng tai biến THA (73,9%).
Bảng 3.7 Một số hiểu biết về xử trí và sử dụng thuốc khi THA Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Cách xử trí khi cỏ dấu hiệu THA 207
Tự đi mua thuốc về uống 80 38,6 Đi khám cơ sở y tế tin cậy 127 61,4
Hiếu biết về sử dụng thuốc 207
Chỉ dùng thuốc khi HA cao 93 44,9
Kết quả bảng 3.7 cho thấy hầu hết những NCT đều cho rằng khi có dấu hiệu THA thì nên đi khám tại CSYT tin cậy (61,4%).
Tuy nhiên cũng liên quan đến kiến thức về xử trí bệnh, chưa đến một nửa cho rằng chỉ nên sử dụng thuốc khi HA cao (44,9%).
Biểu đồ 3.6 Kiến thức chung của NCT về THA (n= 207)
Biểu đồ 3.6 cho thấy, khi xét tổng thể kiến thức chung của đối tượng NCT thì phần lớn chưa đạt kiến thức về THA (85,5%), chưa đến 1/5 đối tượng đạt kiến thức chung về THA (14,5%).
3.3.2 Một số thực hành của người cao tuổi về tăng huyết áp
3.3.2.1 Thực hành về THA của đối tượng NCT chung Bảng 3.8 Thực hành kiểm tra HA ử NCT (n = 207) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Đã từng đo huyết áp 207
Theo dõi huyết áp* 184 Đo HA vào đợt khám định kỳ 90 48,9 Đo HA khi có nghi ngờ THA 65 35,3 Đo HA thường xuyên 29 15,8
14,5% Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Địa điểm theo dõi HA * 184
(*Tính với những đổi tượng đã đo HA)
Bảng 3.8 cho thấy phần lớn đối tượng đã từng được đo huyết áp (88,9%), tuy nhiên cũng còn 11,1% đối tượng chưa được đo huyết áp Trong số đối tượng đã được đo huyết áp thì chủ yếu đối tượng lựa chọn đo huyết áp vào đợt khám định kỳ, 35,3% đo khi nghi ngờ THA và 15,8% đối tượng thường xuyên đo huyết áp.
Biểu đồ 3.7 Một số thói quen ăn uống và sinh hoạt của NCT
Kết quả biểu đồ 3.7 cho thấy gần một nửa đối tượng NCT có thói quen ăn mặn (41.5%), 33,8% có thói quen uống cà phê/trà đặc, gần 16% đối tượng có hút thuốc lá/thuốc lào cũng như uống rượu/bia Nghiên cứu cũng chỉ ra có tới 31.9% NCT không có thói quen tập thể dục.
3.3.2.2 Thực hành về THA của NCT đã biết/được chẩn đoán THA trước đây
□ Có điều trị □ Không điều trị
Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ điều trị của NCT đã bị THA (n = 57)
Biểu đồ 3.8 cho thấy trong số 57 đối tượng NCT có biết/đã được chẩn đoán bị THA trước đây thì chỉ có 71,9% điều trị (41 trường hợp), còn lại 28,1 % không điều trị
Biểu đồ 3.9 Lý do NCT không điều trị bệnh THA (n)
Trong các lý do không điều trị THA của đối tượng NCT đã bị THA trước đó thì chủ yếu do quan niệm điều trị không khỏi bệnh (43,8%), tiếp đến là lý do tốn kém cũng như lý do cho rằng bệnh không đáng sợ, đều chiếm 37,5%, có đến 25% cho rằng thuốc uổng lâu dài không tốt cho sức khỏe, các lý do khác đều thấp hơn, thấp nhất là lý do ngại đi khám (13,3%).
Một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc tăng huyết áp của người cao tuổi
Bảng 3.9 Mối liên hệ hai biến giữa một số yếu tố nhân khẩu học với tình trạng mắc THA của NCT
Các yếu tố Tình trạng THA p
Kết quả bảng 3.9 cho thấy tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc THA càng cao, đối tượng độ từ
80 tuổi trở lên có tỷ lệ mắc THA cao nhất, kế đến là nhóm tuổi 70 - 79 tuổi và nhóm 60
- 69 tuổi Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Nam giới cao tuổi cũng có tỷ lệ mắc THA cao hơn nữ giới 2,7 lần so với nữ giới cao tuổi, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.10 Mối liên hệ hai biến giữa một số yếu tố nghề nghiệp vói tình trạng mắc THA của NCT
Các yếu tố Tình trạng THA p
Khác 7(50) 14 Điều kiện kỉnh tế 207
Kết quả bảng 3.10 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa các nhóm nghề nghiệp trước đây của NCT với tình trạng mắc THA, cũng như giữa các nhóm về điều kiện kinh tế.
Bảng 3.11 Mối liên hệ hai biến giũa hoàn cảnh sống, cảm nhận cuộc sống của NCT vói tình trạng mắc THA
Các yếu tố Tình trạng THA p
Hoàn cảnh Sống hiện tại 207
Sổng cùng con cháu 72 (44,2) 163 0,023 Độc thân 12(72,2) 18
Theo kết quả bảng 3.11 cho thấy đều có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng người cao tuổi có hoàn cảnh sống hiện tại và giữa các nhóm cảm nhận về cuộc với tình trạng mắc THA Các sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.12 Mối liên hệ hai biến giữa tiền sử mắc bệnh của NCT với tình trạng mắc THA
Các yếu tố Tình trạng THA p
THA (n, %) Tổng Tiền sử mắc bệnh tìm mạch/ ĐTĐ/ thận 93 207
Tiền sử gia đỉnh có người mắc
Gia đình không có THA 43 (35,8) 120 (1,37-4,26)
Kết quả phân tích bảng 3.12 cũng cho thấy tiền sử đối tượng NCT có mắc bệnh tim mạch/ĐTĐ/thận có tỷ lệ mắc THA cao hơn gấp 4 ỉần so với đối tượng không có tiền sử mắc các bệnh đó Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Tương tự đối tượng NCT có tiền sử gia đình có người THA cũng có tỷ lệ mắc THA cao gấp 2,4 lần so với nhóm đối tượng không có tiền sử gia đình mắc THA Sự khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.13 Mối liên hệ hai biến giữa kiến thức về THA vói tình trạng mắc THA
Các yếu tố Tình trạng THA p
Kiến thức chung về THA
Ket quả bảng 3.13 cho thấy những đối tượng NCT không đạt kiến thức chung về THA thì có tỷ lệ mắc THA cao hơn nhóm đối tượng có kiến thức đạt Tuy nhiên chưa tìm được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.14 Mối liên hệ hai biến giữa thói quen ăn uống, sinh hoạt vói tình trạng mắc THA của NCT
Hút thuốc lá/ thuốc lào 93 207
Uống cà phê/ chè đặc
Kết quả bảng 3.14 cho thấy nhóm đối tượng NCT có thói quen uống rượu/ bia có tỷ mắc THA cao gấp 3,2 lần nhóm không uống Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Những người không hút thuốc lá/thuốc lào cũng có tỷ lệ mắc THA cao hơn gần
3 lần những người không hút Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Nhóm đối tượng NCT có thói quen ăn mặn có tỷ lệ THA cao hơn 2,3 lần những đổi tượng không ăn mặn; những đối tượng uống cà phê/trà đặc có tỷ lệ mắc THA cao hơn 2,5 lần những đối tượng không uống; những đối tượng không tập thể dục cũng có tỷ lệ mắc THA cao hơn gần 2 lần so với nhóm đối tượng có tập thể dục Những sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thói quen ăn thịt mỡ động vật và tỷ lệ mắc THA (p > 0,05).
Bảng 3.15 Mô hình hồi quy đa biến một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc THA của NCT
Yếu tố (Biến độc lập) B S.E p OR hiệu chỉnh CI 95%
Yếu tố (Bien độc lập) B S.E p OR hiệu chỉnh CI 95%
Bình thường -0,371 0,790 0,639 0,690 0,147-3,249 Bồn chồn, lo lắng
Tiền sử gia đình có người THA
Kiến thức chung về THA Đạt* — — — 1 —
Thói quen uống rượu/bia
Thói quen hút thuốc lả/thuổc lào
Thói quen ăn mỡ động vật
Yếu tố (Biến độc lập) B S.E p OR hiệu chỉnh CI 95%
Thói quen uống cà phê/trà đặc
Thói quen tập thể dục
Cỡ mẫu phân tích: (N) = 207 (*): Nhóm so sảnh - : Không áp dụng
Kiểm định tính phù hợp của mô hĩnh thống kê (Hosmer & Lemeshow test): x 2 = 10,598, df = 8, p = 0,226 > 0,05
Tất cả các yếu tố trong phân tích hai biến được đưa vào mô hình hồi quy đa biến Kết quả cho thấy các yếu tố tuổi, tiền sử mắc bệnh, thói quen ăn mặn, thói quen uống cà phê/trà đặc có liên quan đến tình trạng mắc THA của người cao tuổi Những người cao tuổi từ 70 - 79 có tỷ lệ mắc THA cao hơn so với nhóm tuổi từ 60 - 69 (OR 0,331, 95% CI: 0,111 - 0,99); những người cao tuổi có tiền sử mắc bệnh tim mạch/ĐTĐ/thận cũng có tỷ lệ mắc THA cao hơn 5,6 lần những người cao tuổi không bị mắc một trong ba bệnh này (OR = 5.642, 95% CI: 2.395 - 13.287), những người cao tuổi có thói quen ăn mặn có tỷ lệ mắc THA cao hơn 5 lần những người không ăn mặn(OR = 5.192, 95% CI: 2.374 - 11.35); những người cao tuổi có thói quen uống cà phê/trà đặc cũng có tỷ lệ mắc THA cao hơn 2,49 lần so với những ngưòi cao tuổi không uống (OR = 2,49, 95% CI: 1.046- 5.937) sau khi kiểm soát các yếu tố còn lại trong mô hình.
BÀN LUẬN
Kiến thức, thực hành về tăng huyết áp của người cao tuổi
4.3.1 Kiến thức về tăng huyết áp
Ket quả nghiên cứu cho thay chưa đến một nửa NCT trả lời đúng về các chỉ sốTHA (> 140mmHg/ 90mmHg) (40,6%) Có tới 59,4% đối tượng không biết hoặc là biết chưa đúng về chỉ số THA Đây là vấn đề cần quan tâm vì việc nắm được chỉ sốTHA rất có ý nghĩa, khi biết chỉ số THA NCT có thể tự thực hiện đo HA của
56 mình bằng máy đo tự động.
Nghiên cứu cũng chỉ ra mặc dù một số dấu hiệu phổ biến về THA mà ĐTNC thường biết đến nhiều như nhức đầu (75,4%); choáng váng, chóng mặt (73,4%); ù tai (40,1%) và mặt nóng bừng (69,1%), nhưng khi xét tổng thể thì phần lớn đối tượng NCT chưa đạt kiến thức về các dấu hiệu THA (84,4%) Chỉ có 18,8% đối tượng biết đến dấu hiệu đau ngực trái, 40,1% biết đến dấu hiệu ù tai, tỷ lệ biết đến dấu hiệu đi tiểu đêm nhiều là thấp nhất 5,8% Tương tự, chưa đến 1/5 đối tượng đạt kiến thức về biến chứng THA (14,5%) Có đến 60,4% đối tượng không biết đến biến chứng bị tai biến mạch vành, nhồi máu cơ tim Những biến chứng khác của bệnh mà ít NCT biết đến đó là suy tim, các bệnh về thận, mắt, NCT chủ yếu biến đến biến chứng gây hậu quả nặng nề và dễ thấy nhất của bệnh THA đó là tai biến mạch máu não (ngã, liệt, đột tử, hôn mê) với tỷ lệ cao 82,1% Như vậy có thể thấy kiến thức của NCT về THA còn nhiều hạn chế.
Trong thực tế, chúng ta mong muốn NCT hiểu biết một cách đầy đủ nhất về tất cả các dấu hiệu của bệnh khi mà bệnh THA đang ngày một tăng cao và phổ biến trong xã hội hiện đại. Đa số những NCT đưa ra được các biện pháp phòng THA bằng cách hạn chế ăn mặn, ăn nhiều thịt mỡ, chất béo (78,3%); hạn chế tăng cân (62,3%); hạn chế uống rượu bia (65,7%); luyện tập thể dục hàng ngày (54,6%) và theo dối HA thường xuyên (55,1%) Tuy nhiên để phòng THA thì chưa đến một nửa đối tượng lựa chọn việc tránh căng thẳng, lo âu, buồn rầu (43,0%) cũng như lựa chọn cách sinh hoạt và lao động điều độ (47,5%), chỉ có 55,1% cho rằng nên theo dõi huyết áp thường xuyên Tương tự, để phòng tai biển THA, chưa đến một nửa đối tượng chọn biện pháp nên ngủ trưa (44,0%) cũng như ngủ phòng kín gió lùa (37,7%) Cách phòng tai biến THA mà NCT biết đen nhiều nhất là tránh tắm lạnh, tắm nơi có gió lùa (66,8%). Điều này có thể do NCT quan niệm việc tắm lạnh, tắm nơi có gió lùa dễ bị “cảm” hơn.
Mặc dù phần lớn đối tượng lựa chọn cách xử trí khi có dấu hiệu THA là đếnCSYT để khám chữa bệnh (61,4%), nhưng khi được hỏi về điều trị bệnh THA thì
■ chỉ có 55,1% đối tượng cho biết nên sử dụng thuốc lâu dài Như vậy có thể thấy được hiểu biết của NCT về cách xử trí khi có dấu hiệu THA chưa được tốt.
Nghiên cứu cho thấy khi tiến hành đánh giá tổng thể kiến thức về THA của đối tượng NCT, tỷ lệ đối tượng đạt kiến thức chung là 14,5% Tỷ lệ này cao hơn so với đối tượng NCT trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy (2007) (6,4%) [22], Điều này có thể do những năm gần đây công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về THA nhiều hơn nên đối tượng trong nghiên cứu có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin về THA hơn Tuy nhiên, kiến thức về THA chung của NCT vẫn chưa thực sự tốt, đặc biệt là kiến thức về dấu hiệu bệnh, cách phòng bệnh cũng như phòng tai biến Do đó, cần đầy mạnh thêm nữa công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho NCT nhàm nâng cao nhận thức về bệnh THA Đồng thời cũng cần quan tâm tuyên truyền đến lớp người trung niên, vì nhóm người này sẽ trở thành NCT trong tương lai, để họ có kiến thức và các biện pháp chăm sóc sức khỏe nói chung và phòng chống bệnh THA nói riêng.
4.3.2 Thực hành kiểm tra và điều trị THA của NCT
Trong tổng số 184 NCT đã từng kiểm tra HA của mình, chỉ có 15,8% NCT thường xuyên đo HA; 48,9% NCT đo HA vào đợt khám định kỳ; và 35,3% NCT chỉ đo HA khi có dấu hiệu nghi ngờ Vậy mức độ kiểm tra HA thường xuyên của NCT để phòng THA chưa thật sự cao.
Trong tổng số 57NCT bị THA, có 82,8% sẽ và thực hiện điều trị THA và còn17,2% không điều trị với lý do điều trị gây tốn kém do hoàn cảnh gia đình khó khăn;bệnh điều trị không khỏi; bên cạnh đó một số NCT cho rằng đã có tuổi rồi không cần điều trị; và uống thuốc lâu dài lâu dài sẽ không tốt là những nguyên nhân thường gặp nhất khiến người bệnh không muốn điều trị và tuân trị bệnh kém [37].
Một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng huyết áp của người cao tuổi
Phân tích cho thấy tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc THA càng cao, đối tượng độ từ
80 tuối trở lên có tỷ lệ mắc THA cao nhất, kế đến là nhóm tuổi 70 - 79 tuổi và nhóm
60 - 69 tuổi Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Sự khác biệt này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hạnh (2008) [7].
Nghiên cứu cũng chỉ ra nam giới cao tuổi có tỷ lệ mắc THA cao hơn nữ giới cao tuổi, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Điều nay cũng phù họp với nghiên cứu của Phạm Thắng (2004) [21] và nghiên cứu của Hazarica và các cs [35],
Nghiên cứu cho thấy đều có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng người cao tuổi có hoàn cảnh sống hiện tại và giữa các nhóm cảm nhận về cuộc với tình trạng mắc THA Các sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Hạnh (2008) cũng đã chỉ ra nhóm NCT không lạc quan/ không vui có tỷ lệ mắc THA cao hơn nhóm sống vui vẻ, lạc quan Điều này cho thấy yếu tố tinh thần có ảnh hưởng lớn đến việc THA ở người cao tuổi, và vấn đề đặt ra là cần phải quan tâm đến đời sống tinh thần của người cao tuổi hơn nữa.
Ket quả cũng cho thấy tiền sử đối tượng NCT có mắc bệnh tim mạch/ĐTĐ/thận có tỷ lệ mắc THA cao hơn gấp 4 lần so với đối tượng không có tiền sử mắc các bệnh đó Và những đối tượng NCT có tiền sử gia đình có người THA cũng có tỷ lệ mắc THA cao gấp 2,4 lần so với nhóm đối tượng không có tiền sử gia đình mắc THA Các Sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Theo nghiên cứu của Y Lima 2003 thì đối tượng có người bị THA thì có nguy cơ THA cao cấp 3 lần so với nhóm không có người nhà bị THA [14], Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cs (2003) thì đối tượng có cùng huyết thống trực tiếp bị THA sẽ có nguy cơ THA cao gấp 1,5 lần so với người bình thường [10].
Mặc dù nghiên cứu chưa đi sâu tìm hiểu tình trạng THA của NCT là mắc trước hay tình trạng mắc bệnh tim mạch/ĐTĐ/thận xuất hiện trước khi họ bị THA,tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy được các bệnh tim mạch/ĐTĐ/thận và THA có
59 mối liên quan mật thiết với nhau, do đó cần có giải pháp đồng thời để hạn chế các bệnh trên.
Nghiên cứu đã chỉ ra một sổ thói quen trong ăn uống và sinh hoạt của đối tượng NCT có liên quan đến tỷ lệ mắc THA Tương tự, những người không hút thuốc lá/thuổc lào cũng có tỷ lệ mắc THA cao hơn gần 3 lần những người không hút; những đối tượng NCT có thói quen ăn mặn có tỷ lệ THA cao hơn 2,3 lần những đối tượng không ăn mặn; những đổi tượng uổng cà phê/trà đặc có tỷ lệ mắc THA cao hơn 2,5 lần những đổi tượng không uống; những đối tượng không tập thể dục cũng có tỷ lệ mắc THA cao hơn gần 2 lần so với nhóm đối tượng có tập thể dục Những sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Tác giả Nguyễn Thị Thanh Ngọc (2007) cũng đã chỉ ra việc ăn mặn có liên quan đến tỷ lệ mắc THA của NCT [17] Như vậy cho thấy các van đề liên quan đen lói sống và sinh hoạt của NCT chưa thật sự tốt nên có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc THA.
Chưa tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố giới, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, kiến thức chung về THA, thói quen uống rượu bia, thói quen ăn thịt mỡ với tỷ lệ mắc THA của NCT (p > 0,05).
4.4.2 Mô hình hồi quy đa biến xác định một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc THA ở người cao tuổi
Có tất cả 15 biến số độc lập được đưa vào mô hình (tuổi, giới, nghề nghiệp trước đây, tình trạng kinh tế, hoàn cảnh sống, cảm nhận cuộc sống, tiền sử mắc bệnh, tiền sử gia đình có người THA, kiến thức chung về THA, thói quen uống rượu/bia, thói quen hút thuốc lá/thuốc lào, thói quen ăn mặn, thói quen ăn mỡ động vật, thói quen uống cà phê/trà đặc, thói quen tập thể dục) Sau khi chạy phân tích hồi qui đa biến bằng phương pháp Enter thì cho ra kết quả cuối cùng Két quả mô hình cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ mắc THA có ý nghĩa thống kè (p 80 tuổi là 64,7%.
5.2 Kiến thức, thực hành phòng tăng huyết áp của người cao tuổi
- 14.5% NCT có kiến thức chung tốt về THA, 85,5% biết một số kiến thức về bệnh THA Trong đó, chỉ có 40,6% đạt hiểu biết về chỉ số THA; 15,9% đối tượng có kiến thức đạt về các dấu hiệu của THA; 14,5% có kiến thức đạt về các biến chứng; 30,0% có kiến thức đạt về phòng THA; 26,1% có kiến thức đạt về phòng tai biến; 61,4% có cách xử trí đúng khi có dấu hiệu nghi ngờ về THA và 51,1% có kiến thức đúng về điều trị thuốc THA.
- 88,9% đối tượng NCT đã từng đo huyết áp Trong đó 15,8% NCT thường xuyên thực hiện đo HA; 35,3% chỉ đo khi có nghi ngờ bị THA và 48,9% đo HA vào đợt khám định kỳ 58,2% NCT theo dõi tình trạng HA của mình tại CSYT và 41.8% theo dõi tại nhà.
- 69,1% đối tượng NCT có thói quen tập thể dục, 41,5% có thói quen ăn mặn, 38,8% có thói quen uống cà phê/trà đặc, 15,9% hút thuốc lá/thuốc lào, 15,5% có thói quen uống rượu/bia, 6,3% có thói quen ăn mỡ động vật.
- 71,9% sau khi phát hiện bị THA đã và sẽ điều trị bệnh; 28,1% không điều trị bệnh với lý do: bệnh không có gì đáng sợ, điều trị không khỏi và tốn kém.
5.3 Một số yếu tố liên quan đến THA
Những người cao tuổi từ 70 - 79 tuổi, có tiền sử mắc bệnh tim mạch/ĐTĐ/thận, có thói quen ăn mặn có tỷ lệ mắc THA cao hơn 5 lần những người không ăn mặn, có thói quen uống cà phê/trà đặc là những yếu tố được tìm thấy có liên quan đến tình trạng mắc THA sau khi kiểm soát cho yếu tố như giới, nghề nghiệp trước đây, tình trạng kinh tế, hoàn cảnh sống hiện tại, cảm nhận cuộc sống, tiền sử gia đình có người THA, kiến thức chung về THA, thói quen uống rượu/bia, thói quen hút thuốc lá/thuốc lào, thói quen ăn mỡ động vật, thói quen tập thể dục.
Từ các kết quả đạt được qua nghiên cứu, tác giả có một số khuyến nghị, nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh THA và hạn chế những biến chứng do THA gây ra ở NCT tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội:
- TTYT huyện Gia Lâm và TYT thị trấn Trâu Quỳ cần tăng cường hon nữa công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho NCT về bệnh THA Tập trung tuyên truyền về chỉ số tăng huyết áp, biểu hiện THA, biến chứng phòng THA để NCT có hiểu biết đầy đủ về bệnh THA và cách phòng bệnh và chữa bệnh Đối tượng đích của truyền thống không chỉ bỏ hẹp ở nhóm NCT mà mở rộng ra cả những người trung niên ngoài 40 tuổi (NCT trong tương lai) Đe họ có kiến thức và nhận biết sớm về bệnh và phòng bệnh THA.
KÉT LUẬN
Kiến thức, thực hành phòng tăng huyết áp của người cao tuổi
- 14.5% NCT có kiến thức chung tốt về THA, 85,5% biết một số kiến thức về bệnh THA Trong đó, chỉ có 40,6% đạt hiểu biết về chỉ số THA; 15,9% đối tượng có kiến thức đạt về các dấu hiệu của THA; 14,5% có kiến thức đạt về các biến chứng; 30,0% có kiến thức đạt về phòng THA; 26,1% có kiến thức đạt về phòng tai biến; 61,4% có cách xử trí đúng khi có dấu hiệu nghi ngờ về THA và 51,1% có kiến thức đúng về điều trị thuốc THA.
- 88,9% đối tượng NCT đã từng đo huyết áp Trong đó 15,8% NCT thường xuyên thực hiện đo HA; 35,3% chỉ đo khi có nghi ngờ bị THA và 48,9% đo HA vào đợt khám định kỳ 58,2% NCT theo dõi tình trạng HA của mình tại CSYT và 41.8% theo dõi tại nhà.
- 69,1% đối tượng NCT có thói quen tập thể dục, 41,5% có thói quen ăn mặn, 38,8% có thói quen uống cà phê/trà đặc, 15,9% hút thuốc lá/thuốc lào, 15,5% có thói quen uống rượu/bia, 6,3% có thói quen ăn mỡ động vật.
- 71,9% sau khi phát hiện bị THA đã và sẽ điều trị bệnh; 28,1% không điều trị bệnh với lý do: bệnh không có gì đáng sợ, điều trị không khỏi và tốn kém.
Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp
Những người cao tuổi từ 70 - 79 tuổi, có tiền sử mắc bệnh tim mạch/ĐTĐ/thận, có thói quen ăn mặn có tỷ lệ mắc THA cao hơn 5 lần những người không ăn mặn, có thói quen uống cà phê/trà đặc là những yếu tố được tìm thấy có liên quan đến tình trạng mắc THA sau khi kiểm soát cho yếu tố như giới, nghề nghiệp trước đây, tình trạng kinh tế, hoàn cảnh sống hiện tại, cảm nhận cuộc sống, tiền sử gia đình có người THA, kiến thức chung về THA, thói quen uống rượu/bia, thói quen hút thuốc lá/thuốc lào, thói quen ăn mỡ động vật, thói quen tập thể dục.
Từ các kết quả đạt được qua nghiên cứu, tác giả có một số khuyến nghị, nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh THA và hạn chế những biến chứng do THA gây ra ở NCT tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội:
- TTYT huyện Gia Lâm và TYT thị trấn Trâu Quỳ cần tăng cường hon nữa công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho NCT về bệnh THA Tập trung tuyên truyền về chỉ số tăng huyết áp, biểu hiện THA, biến chứng phòng THA để NCT có hiểu biết đầy đủ về bệnh THA và cách phòng bệnh và chữa bệnh Đối tượng đích của truyền thống không chỉ bỏ hẹp ở nhóm NCT mà mở rộng ra cả những người trung niên ngoài 40 tuổi (NCT trong tương lai) Đe họ có kiến thức và nhận biết sớm về bệnh và phòng bệnh THA.
- UBND thị trấn Trâu Quỳ cần hỗ trợ kinh phí cho công tác khám sức khỏe cho người cao tuổi tại thị trấn, cần mở rộng đối tượng khám sức khỏe người cao tuổi cho cả những người từ 60 tuổi trở lên, không bó hẹp ở độ tuổi từ 80 như hiện nay, đồng thời lồng ghép thêm nội dung xét nghiệm đường huyết cho người cao tuổi.
- Người cao tuổi cần chủ động đi khám sức khỏe định kỳ, nhằm phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, đặc biệt là vấn đề về huyết áp.