1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010

171 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 1,37 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. Tổng quan tài liệu (44)
    • 1.1. Một số khái niệm cơ bản về bệnh dại (13)
    • 1.2. Các biện pháp phòng chống bệnh dại (0)
    • 1.3. Sự lưu hành của bệnh (26)
    • 1.4. Các nghiên cứu về bệnh dại đã được thực hiện (36)
    • 1.5. Tóm tắt (41)
  • Chương 2. Phương pháp nghiên cứu (108)
    • 2.1. Thiết kế nghiên cứu (44)
    • 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (0)
    • 2.3. Đối tượng nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin, xử lý và phân tích số liệu (45)
    • 2.4. Các chỉ số và biến số nghiên cứu (54)
    • 2.5. Các định nghĩa, khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu (60)
    • 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (63)
    • 2.7. Điểm mạnh, tính ứng dụng và hạn chế của nghiên cứu (63)
  • Chương 3. Kết quả nghiên cứu (130)
    • 3.1. Thực trạng bệnh dại ở người, động vật và công tác PCBD tại Phú Thọ (65)
    • 3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của CBYT và cán bộ thú y về bệnh dại (73)
    • 3.3. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác PCBD (79)
    • 3.4. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành PCBD ở người dân Phú Thọ và các yếu tố liên quan (0)
  • Chương 4. Bàn luận (0)
    • 4.1. Thực trạng bệnh dại và công tác PCBD ở người và động vật tại Phú Thọ (108)
    • 4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế và cán bộ thú y về bệnh dại (110)
    • 4.3. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác PCBD (114)
    • 4.4. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại tại cộng đồng và các yểu tố liên quan (114)
  • Chương 5. Kết luận (0)
    • 5.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh dại tại Phú Thọ (127)
    • 5.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế và cán bộ thú y (127)
    • 5.3. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại tại cộng đồng và các yếu tố liên quan (128)
    • 5.4. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác PCBD (129)
  • Chương 6. Khuyến nghị (0)
  • Tài liệu tham khảo (132)

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

- Sử dụng thiết kế nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng

- Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu định tính đồng thời sử dụng một phần bộ số liệu định lượng gốc từ nghiên cứu “Đảnh giá tài liệu truyền thông và kiến thức — thái độ - thực hành của người dân trong phòng chống bệnh dại” do Viện Vệ sinh

Dịch tễ Trung ương (VSDTTƯ) chủ trì tại Bắc Giang và Phú Thọ để nhập liệu, xử lý và phân tích độc lập [31] Việc sử dụng bộ số liệu từ nghiên cứu trên đã được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nguồn số liệu là Viện VSDTTƯ (Phụ lục 7).

Vai trò của nghiên cứu viên trong nghiên cứu của Viện VSDTTƯ

- Tham gia thiết kế, viết đề cương nghiên cứu

- Tham gia xây dựng, chỉnh sửa và thử nghiệm bộ công cụ điều tra

- Thu thập số liệu và giám sát quá trình thu thập số liệu

- Nhập liệu, xử lý và phân tích số liệu

- Viết báo cáo nghiên cứu

2.2 Địa điểm và thòi gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Thị trấn Thanh Sơn và xã Thục Luyện - Huyện Thanh Sơn

Huyện Thanh Sơn là một trong những huyện có tỷ lệ tử vong do dại cao nhất của tỉnh Phú Thọ, có điều kiện kinh tế xã hội trung bình, đi lại trong huyện nghiên cứu không quá 1 ngày bằng phương tiện giao thông phổ biến và được sự đồng ý của chính quyền địa phương để triển khai nghiên cứu.

Tại huyện Thanh Sơn 2 xã được lựa chọn vào nghiên cứu: 1 là thị trấn, 1 xã được lựa chọn ngẫu nhiên từ các xã còn lại Ket quả chọn được thị trấn Thanh Sơn và xã Thục Luyện.

- Thòi gian nghiên cứu Đối vói phương pháp định tính

+ Thu thập số liệu, phân tích và viết báo cáo từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2010 Đối vói phương pháp định lượng

+ Thu thập số liệu tháng 8 năm 2009

+ Nhập liệu, phân tích và viết báo cáo từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2010.

2.3 Đối tượng nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin, xử lý và phân tích số liệu

- Người dân hiện đang sinh sống tại huyện Thanh Son, tỉnh Phú Thọ.

- Cán bộ các ban ngành liên quan:

+ CB YT phụ trách công tác khám chữa bệnh tại Trạm y tể (TYT) xã + CBYT quản lý chương trình PCBD tuyển tỉnh và tuyến huyện

+ CBYT tuyển tỉnh và huyện có nhiệm vụ tiêm vắc xin phòng dại hoặc tư vấn xử trí các trường hợp người bị súc vật/súc vật nghi dại cắn

+ Cán bộ thú y các tuyển (xã, huyện và tỉnh)

2.3.1.2 Phưong pháp chọn mẫu Để phù họp với mục tiêu của đề tài và thời gian tiến hành nghiên cứu cùng với tính bão hòa của thông tin, nghiên cứu đã có số mẫu là 17 người, bao gồm:

- 5 người dân hiện đang sinh sống tại Phú Thọ

- 1 CBYT tuyến tỉnh quản lý chương trình PCBD

- 1 CBYT huyện quản lý chương trình PCBD.

- 2 CBYT tuyển tỉnh và 2 CBYT tuyến huyện có nhiệm vụ tiêm vắc xin phòng dại hoặc tư vẩn xử trí các trường hợp bị súc vật cắn.

- 2 CBYT phụ trách công tác khám chữa bệnh tại Trạm y tế (TYT) xã

- 2 cán bộ thú y tuyến xã, 1 cán bộ thú y tuyến huyện và 1 cán bộ thú y tuyến tỉnh Chiến lược chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích đối với đối tượng người dân và CB thú y còn số CBYT được chọn là toàn bộ cán bộ có nhiệm vụ quản lý chương trình PCBD và tiêm vắc xin phòng dại hoặc tư vấn xử trí các trường họp bị súc vật cắn ở các tuyến.

2.3.1.3 Phương pháp thu thập thông tin

- Phỏng vấn sâu người dân, CBYT và cán bộ thú y - Phụ lục 1-2-5

- Sử dụng bảng kiểm để quan sát, đánh giá cách xử trí của CB YT - Phụ lục 4

Các bước tiến hành thu thập thông tin:

- Với tất cả các đối tượng, nghiên cứu viên (NCV) gặp trực tiếp ĐTNC trình bày lý do nghiên cứu và xin phép được phỏng vấn sâu ĐTNC được NCV đọc cho nghe trang thông tin nghiên cứu và biên bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu Khi ĐTNC đồng ý chấp nhận tham gia nghiên cứu và ký vào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu thì NCV bắt đầu thực hiện cuộc phỏng vẩn sâu.

- Đối với CBYT, NCV lựa chọn toàn bộ cán bộ có nhiệm vụ quản lý chương trình PCBD và tiêm vắc xin phòng dại hoặc tư vấn xử trí các trường họp bị súc vật cắn ở các tuyến tỉnh, huyện và CBYT ở TYT xã có nhiệm vụ khám chữa bệnh đề nghị họ tham gia vào nghiên cứu Tất cả các CBYT đều nhiệt tình đồng ý tham gia vào phỏng vấn sâu (PVS).

- Sau khi phỏng vấn sâu CBYT tại TYT xã xong, NCV đưa ra tiêu chí chọn nhóm đối tượng người dân ở địa bàn NC tham gia vào phần định tính theo các nhóm: có nuôi và không nuôi chó mèo, đã từng hoặc có người thân trong gia đình đã từng bị súc vật cắn để CBYT tại trạm giới thiệu tham gia vào PVS CBYT dẫn NCV đến tận nhà của người dân phù họp với tiêu chí trên để NCV làm quen với người dân và đề nghị họ tham gia vào NC Có 1 người dân từ chối tham gia NC vì phải đi lên tỉnh Kết quả có 4 người dân đã tham gia PVS một cách hợp tác, nhiệt tình và phù hợp với các tiêu chí lựa chọn mà NCV đưa ra.

- Trong thời gian tiến hành NC, NCV quan sát được 4 trường hợp CBYT xử trí người bị súc vật cắn Sau khi CBYT xử trí xong, trong thời gian bệnh nhân ở lại theo dõi xem có phản ứng phụ với vx không, NCV đã đề nghị 1 người nhà đi cùng với bệnh nhân tham gia PVS.

Phương pháp phỏng vấn sâu được lựa chọn là phỏng vấn bán cấu trúc Người tham gia nghiên cứu trả lời các câu hỏi đã được thiết kế sẵn có các nội dung làm rõ mục tiêu nghiên cứu ở bộ công cụ là hướng dẫn phỏng vấn sâu.

Có 17 cuộc phỏng vấn sâu đã được thực hiện trong NC này Thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn sâu trung bình là 35 - 50 phút Các cuộc PVS thường được thực hiện ở khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 2 giờ chiều hoặc từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối là những giờ thuận lợi cho ĐTNC không bị ảnh hưởng bởi các công việc khác và bảo đảm được sự kín đáo, riêng tư, bảo mật.

Quan sát có sử dụng bảng kiểm

Phương pháp quan sát có sử dụng bảng kiểm để đánh giá cách xử trí của CBYT đối với người bị súc vật cắn đến CSYT xin tư vẩn và điều trị dự phòng đặc hiệu bằng vắc xin Có 4 lần quan sát được tiến hành Toàn bộ quá trình tư vấn, xử trí người bị súc vật cắn của CBYT đều được quan sát, kể từ khi người bệnh đến CSYT đến khi người bệnh ra về Việc CBYT nào thực hiện tư vấn và xử trí đối với các bệnh nhân là do tự CSYT bố trí, sắp xếp NCV không can thiệp vào việc lựa chọn đó cũng như bất cứ can thiệp nào làm ảnh hưởng đến quá trình CBYT tư vấn, xử trí cho người bệnh cũng như các quyết định, các hành động của CBYT Vị trí người bệnh cũng như CBYT.

Kỹ năng tiếp cận đổi tượng và phỏng vẩn sâu

NCV là cử nhân Y tế công cộng tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội năm

2005 Từ tháng 9 năm 2005, NCV về công tác tại Khoa Sức khỏe cộng đồng và Chỉ đạo tuyến của Viện VSDTTƯ NCV đã tham gia nhiều NC trong lĩnh vực y tế công cộng tại các địa bàn khác nhau trong cả nước Năm 2009, NCV cũng trực tiếp tham gia tiến hành đánh giá tài liệu truyền thông và thực hiện NC về bệnh dại tại địa bàn tỉnh Bắc Giang và Phú Thọ Với thời gian và những công việc đã làm, NCV không gặp khó khăn gì trong việc tiếp cận các đối tượng và có kinh nghiệm để tiến hành các cuộc PVS một cách hiệu quả.

Người hướng dẫn khoa học và giám sát quá trình thu thập số liệu của NC này là

Đối tượng nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin, xử lý và phân tích số liệu

và phân tích số liệu

- Người dân hiện đang sinh sống tại huyện Thanh Son, tỉnh Phú Thọ.

- Cán bộ các ban ngành liên quan:

+ CB YT phụ trách công tác khám chữa bệnh tại Trạm y tể (TYT) xã + CBYT quản lý chương trình PCBD tuyển tỉnh và tuyến huyện

+ CBYT tuyển tỉnh và huyện có nhiệm vụ tiêm vắc xin phòng dại hoặc tư vấn xử trí các trường hợp người bị súc vật/súc vật nghi dại cắn

+ Cán bộ thú y các tuyển (xã, huyện và tỉnh)

2.3.1.2 Phưong pháp chọn mẫu Để phù họp với mục tiêu của đề tài và thời gian tiến hành nghiên cứu cùng với tính bão hòa của thông tin, nghiên cứu đã có số mẫu là 17 người, bao gồm:

- 5 người dân hiện đang sinh sống tại Phú Thọ

- 1 CBYT tuyến tỉnh quản lý chương trình PCBD

- 1 CBYT huyện quản lý chương trình PCBD.

- 2 CBYT tuyển tỉnh và 2 CBYT tuyến huyện có nhiệm vụ tiêm vắc xin phòng dại hoặc tư vẩn xử trí các trường hợp bị súc vật cắn.

- 2 CBYT phụ trách công tác khám chữa bệnh tại Trạm y tế (TYT) xã

- 2 cán bộ thú y tuyến xã, 1 cán bộ thú y tuyến huyện và 1 cán bộ thú y tuyến tỉnh Chiến lược chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích đối với đối tượng người dân và CB thú y còn số CBYT được chọn là toàn bộ cán bộ có nhiệm vụ quản lý chương trình PCBD và tiêm vắc xin phòng dại hoặc tư vấn xử trí các trường họp bị súc vật cắn ở các tuyến.

2.3.1.3 Phương pháp thu thập thông tin

- Phỏng vấn sâu người dân, CBYT và cán bộ thú y - Phụ lục 1-2-5

- Sử dụng bảng kiểm để quan sát, đánh giá cách xử trí của CB YT - Phụ lục 4

Các bước tiến hành thu thập thông tin:

- Với tất cả các đối tượng, nghiên cứu viên (NCV) gặp trực tiếp ĐTNC trình bày lý do nghiên cứu và xin phép được phỏng vấn sâu ĐTNC được NCV đọc cho nghe trang thông tin nghiên cứu và biên bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu Khi ĐTNC đồng ý chấp nhận tham gia nghiên cứu và ký vào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu thì NCV bắt đầu thực hiện cuộc phỏng vẩn sâu.

- Đối với CBYT, NCV lựa chọn toàn bộ cán bộ có nhiệm vụ quản lý chương trình PCBD và tiêm vắc xin phòng dại hoặc tư vấn xử trí các trường họp bị súc vật cắn ở các tuyến tỉnh, huyện và CBYT ở TYT xã có nhiệm vụ khám chữa bệnh đề nghị họ tham gia vào nghiên cứu Tất cả các CBYT đều nhiệt tình đồng ý tham gia vào phỏng vấn sâu (PVS).

- Sau khi phỏng vấn sâu CBYT tại TYT xã xong, NCV đưa ra tiêu chí chọn nhóm đối tượng người dân ở địa bàn NC tham gia vào phần định tính theo các nhóm: có nuôi và không nuôi chó mèo, đã từng hoặc có người thân trong gia đình đã từng bị súc vật cắn để CBYT tại trạm giới thiệu tham gia vào PVS CBYT dẫn NCV đến tận nhà của người dân phù họp với tiêu chí trên để NCV làm quen với người dân và đề nghị họ tham gia vào NC Có 1 người dân từ chối tham gia NC vì phải đi lên tỉnh Kết quả có 4 người dân đã tham gia PVS một cách hợp tác, nhiệt tình và phù hợp với các tiêu chí lựa chọn mà NCV đưa ra.

- Trong thời gian tiến hành NC, NCV quan sát được 4 trường hợp CBYT xử trí người bị súc vật cắn Sau khi CBYT xử trí xong, trong thời gian bệnh nhân ở lại theo dõi xem có phản ứng phụ với vx không, NCV đã đề nghị 1 người nhà đi cùng với bệnh nhân tham gia PVS.

Phương pháp phỏng vấn sâu được lựa chọn là phỏng vấn bán cấu trúc Người tham gia nghiên cứu trả lời các câu hỏi đã được thiết kế sẵn có các nội dung làm rõ mục tiêu nghiên cứu ở bộ công cụ là hướng dẫn phỏng vấn sâu.

Có 17 cuộc phỏng vấn sâu đã được thực hiện trong NC này Thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn sâu trung bình là 35 - 50 phút Các cuộc PVS thường được thực hiện ở khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 2 giờ chiều hoặc từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối là những giờ thuận lợi cho ĐTNC không bị ảnh hưởng bởi các công việc khác và bảo đảm được sự kín đáo, riêng tư, bảo mật.

Quan sát có sử dụng bảng kiểm

Phương pháp quan sát có sử dụng bảng kiểm để đánh giá cách xử trí của CBYT đối với người bị súc vật cắn đến CSYT xin tư vẩn và điều trị dự phòng đặc hiệu bằng vắc xin Có 4 lần quan sát được tiến hành Toàn bộ quá trình tư vấn, xử trí người bị súc vật cắn của CBYT đều được quan sát, kể từ khi người bệnh đến CSYT đến khi người bệnh ra về Việc CBYT nào thực hiện tư vấn và xử trí đối với các bệnh nhân là do tự CSYT bố trí, sắp xếp NCV không can thiệp vào việc lựa chọn đó cũng như bất cứ can thiệp nào làm ảnh hưởng đến quá trình CBYT tư vấn, xử trí cho người bệnh cũng như các quyết định, các hành động của CBYT Vị trí người bệnh cũng như CBYT.

Kỹ năng tiếp cận đổi tượng và phỏng vẩn sâu

NCV là cử nhân Y tế công cộng tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội năm

2005 Từ tháng 9 năm 2005, NCV về công tác tại Khoa Sức khỏe cộng đồng và Chỉ đạo tuyến của Viện VSDTTƯ NCV đã tham gia nhiều NC trong lĩnh vực y tế công cộng tại các địa bàn khác nhau trong cả nước Năm 2009, NCV cũng trực tiếp tham gia tiến hành đánh giá tài liệu truyền thông và thực hiện NC về bệnh dại tại địa bàn tỉnh Bắc Giang và Phú Thọ Với thời gian và những công việc đã làm, NCV không gặp khó khăn gì trong việc tiếp cận các đối tượng và có kinh nghiệm để tiến hành các cuộc PVS một cách hiệu quả.

Người hướng dẫn khoa học và giám sát quá trình thu thập số liệu của NC này là

1 tiến sỹ khoa học có rất nhiều kinh nghiệm trong các nghiên cứu định tính và đã đóng góp cho NCV rất nhiều ý kiến để thu thập số liệu một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn phục vụ cho NC cũng như tiến hành các bước của NC một cách bài bản, khoa học và đáng tin cậy. Để đảm bảo chất lượng của việc thu thập thông tin số liệu, nghiên cứu sử dụng băng ghi âm cho tất cả các cuộc phỏng vấn sâu Ngoài ra còn sử dụng giấy bút, sổ sách để ghi chép các thông tin quan sát, sử dụng máy ảnh để chụp lại các hình ảnh nghiên cứu Đồng thời NCV là người trực tiếp tiến hành các cuộc PVS, quan sát các CBYT xử trí người bị súc vật cắn đã đảm bảo hiểu rõ mục tiêu và tính thống nhất của

NC Trong mỗi cuộc PVS và quan sát có một người hỗ trợ NCV ghi chép biên bản PVS và quá trình thu thập số liệu Người hỗ trợ NCV cũng là một cán bộ của Viện VSDTTƯ có nhiều kinh nghiệm và đã từng tiến hành NC về bệnh dại trước đây. Việc lên kế hoạch thu thập thông tin và phân tích có sự thống nhất của các đơn vị có liên quan tại địa phương đã giúp ích cho NCV rất nhiều trong việc kiểm soát được thời gian và những thông tin cần thu thập cho nghiên cứu.

2.3.1.4 Xử lý và phân tích số liệu

Băng ghi âm của các cuộc phỏng vấn sâu được gỡ và ghi lại đầy đủ bằng biên bản dưới dạng Word có kết hợp với các thông tin thu được trong biên bản PVS bằng giấy do người hỗ trợ ghi chép được Sau mỗi buổi PVS tại địa bàn về, NCV tiến hành gỡ băng ngay Để đảm bảo chất lượng cho việc thu thập các số liệu tiếp theo và các thông tin cần được làm rõ hơn NCV chỉ phỏng vấn tối đa 2 cuộc một ngày Sau khi gỡ băng của mỗi cuộc phỏng vấn NCV ghi chép thêm vào bên cạnh các quan sát thu được khi đang phỏng vấn và thảo luận nhóm, ví dụ trong những cuộc phỏng vẩn đầu tiên có người gọi điện thoại cho đối tượng hoặc có bệnh nhân đển vì thế các thông tin thu được không được liền mạch hoặc bị mất thông tin khi đang định cung cấp Ở các cuộc phỏng vấn sau các hiện tượng này đã được hạn chế và thông tin thu được đã được đầy đủ hơn.

Xử lý, làm sạch số liệu bằng cách loại bỏ đi các tạp âm bên ngoài lẫn vào cuộc phỏng vấn như các cuộc trao đổi qua điện thoại, tiếng ô tô, xe máy, loa đài truyền thanh và các cuộc trao đổi bên ngoài của cuộc phỏng vấn Trong quá trình gỡ băng toàn bộ những câu nói của đối tượng được phỏng vấn đều được tôn trọng và giữ nguyên trên biên bản gỡ băng dưới dạng Word.

Các chỉ số và biến số nghiên cứu

Mục tiêu 1: Tìm hiểu nhận thức của CBYT và cán bộ thúy về bệnh dại và hoạt động phòng chổng bệnh dại tại Phú Thọ năm 2010 stt Chủ đề Thông tin đã thu thập Đối tượng

Thực trạng và công tác PCBD ở người tại địa phương

Thực trạng bệnh dại tại đại phương trong các năm 2008 - 2010 (các ca bệnh)

Nguyên nhân thực trạng đó Các biện pháp PCBD mà địa phương đang tiến hành

Hiệu quả của các hoạt động đó Vai trò của đơn vị đối tượng đang công tác trong hoạt động PCBD

Nhận thức về bệnh dại ở người và động vật

Nguyên nhân, cách lây truyền bệnh Biểu hiện bệnh ở người và ĐV Các biện pháp phòng bệnh dại

Cách sơ cứu và xử trí người bị súc vật cẳn Các bước xử trí người bị súc vật cắn Tên loại vx phòng dại cho người và cách sử dụng

Cách xử lý súc vật nghi dại Tên loại vx phòng dại cho ĐV và cách sử dụng

3. Đánh giá về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành của người dân

Kiến thức của người dân về bệnh dại Thái độ của người dân về bệnh dại Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành PCBD của người dân (kinh tế, văn hóa, xã hội )

Sự chấp nhận của đối tượng và cộng

Hiểu biết về nghị định PCBD của Chính phủ (nội dung của Nghị định, đối tượng

CB thú y đồng đối với nghị định PCBD của

Chính phủ áp dụng, trách nhiệm của các bên liên quan )

Nội dung của quy định nuôi chó/mèo phải đăng ký với chính quyền.

Quan điểm của đối tượng về Nghị định và quy định này

Tình hình chấp hành quy định của người dân địa phương hiện nay

Các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác PCBD tại địa phương

Nội dung, hoạt động TTGDSK tại địa phương

Kênh thông tin, hình thức phù hợp để truyền thông các thông tin liên quan đến bệnh dại

Mục tiêu 2: Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chổng bệnh dại và các yếu tố liên quan của người dân tại Phú Thọ năm 2009

Chỉ sử dụng một phần biến số trong phiếu điều tra của Viện VSDTTƯ bao gồm:

- Nhóm biến thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) và HGĐ

- Nhóm biến kiến thức về loài vật có thể mắc bệnh, cách truyền bệnh, biểu hiện của bệnh ở người và ĐV, kiến thức về cách xử trí khi bị chó/mèo cắn, tiêm phòng dại

- Nhóm biến thái độ: sẵn sàng tiêm phòng dại cho người và chó/mèo, việc đãng ký nuôi chó/mèo với chính quyền và tìm kiếm dịch vụ y tế

- Nhóm biến thực hành: cách xử khi bị chó/mèo cắn, các biện pháp PCBD, tiêm phòng dại cho người và chó/mèo, đăng ký nuôi chó/mèo với chính quyền

- Nhóm biến về tiếp cận dịch vụ TTGDSK: nguồn thông tin tiếp cận được, nguồn thông tin ưa thích và nội dung truyền thông người dân mong muốn nhận được

Các chỉ số nghiên cứu:

Thông tin chung về ĐTNC và HGĐ

TT Tên chỉ số Cách tính chỉ số

1 Tỷ lệ % các nhóm tuổi Số ĐTNC của từng nhóm tuổi/tổng số ĐTNC được phỏng vấn

2 Tỷ lệ % về giới Nam (hoặc nữ) /tổng số ĐTNC được phỏng vấn

3 Tỷ lệ % về dân tộc Số ĐTNC của từng dân tộc/tổng số ĐTNC được phỏng vấn

4 Tỷ lệ % trình độ học vấn Số ĐTNC ở các trình độ học vấn/tổng số ĐTNC được phỏng vấn

5 Tỷ lệ % nghề nghiệp Số ĐTNC ở từng nhóm nghề nghiệp/tổng số ĐTNC được phỏng vấn 6.

Tổng thu nhập bình quân đầu người hàng năm

Tổng thu nhập của hộ gia đình hàng năm/tổng số người trong hộ gia đình

Thực trạng kiến thức của người dân về PCBD

TT Tên chỉ số Cách tính chỉ số

7 Tỷ lệ ĐTNC đã từng nghe về bệnh Dại

Số ĐTNC đã từng nghe về bệnh Dại/tổng so ĐTNC được phỏng vấn

8 Tỷ lệ ĐTNC biết bệnh Dại có lây

Số ĐTNC biết bệnh Dại có lây/tổng số ĐTNC đã từng nghe về bệnh Dại

Kiến thức của người dãn về PCBD ở người

Tỷ lệ ĐTNC biết loài vật có thể lây truyền bệnh dại cho người

Số ĐTNC biết loài vật có thể lây truyền bệnh dại cho người/tổng số ĐTNC đã từng nghe về bệnh Dại

10 Tỷ lệ ĐTNC biết đường lây truyền sang người

Số ĐTNC biết đường lây truyền sang người/tổng sổ ĐTNC đã từng nghe về bệnh Dại

11 Tỷ lệ ĐTNC biết từng biểu hiện của người mắc bệnh dại

Số ĐTNC biết từng biểu hiện của người mắc bệnh dại/tổng số ĐTNC đã từng nghe về bệnh Dại

TT Tên chỉ số Cách tính chỉ số

Tỷ lệ ĐTNC biết 1 biểu hiện, 2 biểu hiện, 3 biểu hiện trở lên

Số ĐTNC biết 1 biểu hiện, 2 biểu hiện, 3 biểu hiện trở lên/tổng số ĐTNC đã từng nghe về bệnh Dại

Tỷ lệ ĐTNC biết người mắc bệnh dại lên cơn không chữa được

Số ĐTNC biết người mắc bệnh dại lên cơn không chữa được/tổng số ĐTNC đã từng nghe về bệnh Dại

14 Tỷ lệ ĐTNC biết có thể phòng được bệnh dại ở người

Số ĐTNC biết có thể phòng được bệnh dại ở người/tổng số ĐTNC đã từng nghe về bệnh Dại

15 Tỷ lệ ĐTNC biết được từ 2 cách phòng dại trở lên

Số ĐTNC biết được từ 2 cách phòng dại trở lên/tổng số ĐTNC đã từng nghe về bệnh Dại

16 Tỷ lệ ĐTNC biết từng cách sơ cứu vết thương

Số ĐTNC biết từng cách sơ cứu vết thương/tổng số ĐTNC đã từng nghe về Dại

Tỷ lệ ĐTNC biết đưa người bị chó/mèo cắn đến cơ sở y tế sau khi sơ cứu vết thương

Số ĐTNC biết đưa người bị chó/mèo cắn đến cơ sở y tế sau khi sơ cứu vết thương/tổng số ĐTNC đã từng nghe về bệnh Dại

Tỷ lệ ĐTNC biết phải theo dõi con vật cắn từ 15 ngày trở lên

Số ĐTNC biết cần phải theo dõi con vật cẳn từ 15 ngày trở lên/tổng số ĐTNC đã từng nghe về bệnh Dại

19 Tỷ lệ ĐTNC biết cách xử trí ban đầu đúng

Số ĐTNC biết biết cách xử trí ban đầu đúng/tổng số ĐTNC đã từng nghe về bệnh Dại

Tỷ lệ ĐTNC biết từng trường hợp người bị chó/mèo cắn cần phải tiêm phòng

Số ĐTNC biết từng trường hợp người bị chó/ mèo cắn cần phải tiêm phòng/tổng số ĐTNC đã từng nghe về bệnh Dại

Kiến thức của người dân về PCBD ở chó/mèo

21 Tỷ lệ ĐTNC biết được từng biểu hiện sớm của chó/mèo bị

Số ĐTNC biết được từng biểu hiện sớm của chó,mèo bị bệnh Dại/tổng số ĐTNC được

TT Tên chỉ số Cách tính chỉ số bệnh Dại phỏng vấn

22 Tỷ lệ ĐTNC biết được từng biểu hiện của chó lên con Dại

Số ĐTNC biết được từng biểu hiện của chó lên cơn Dại/tổng số ĐTNC được phỏng vấn

Tỷ lệ ĐTNC biết 1 biểu hiện, 2 biểu hiện, 3 biểu hiện trở lên

Sổ ĐTNC biết 1 biểu hiện, 2 biểu hiện, 3 biểu hiện trở lên/tổng số ĐTNC được phỏng vấn

Tỷ lệ ĐTNC biết được cách xử trí đúng khi chó/mèo bị bệnh

Số ĐTNC biết được cách xử trí đúng khi chó/ mèo bị bệnh Dại/tổng số ĐTNC được phỏng vấn

25 Tỷ lệ ĐTNC biết có thể phòng được bệnh dại cho chó/mèo

Số ĐTNC biết có thể phòng được bệnh dại cho chó,mèo/tổng số ĐTNC được phỏng vấn

26 Tỷ lệ ĐTNC biết từng cách phòng Dại cho chó/mèo

Số ĐTNC biết từng cách phòng Dại cho chó,mèo/tổng số ĐTNC biết có thể phòng được bệnh dại cho chó/mèo

Tỷ lệ ĐTNC biết từng cách tổ chức tiêm phòng Dại cho chó/mèo tại địa phương

Số ĐTNC biết từng cách tổ chức tiêm phòng Dại cho chó/mèo tại địa phương/tổng số ĐTNC được phỏng vấn

28 Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về bệnh Dại

Số ĐTNC có kiến thức đúng về bệnh Dại/tổng số ĐTNC được phỏng vấn

Thái đô của người dãn về PCBD ở người

TT Tên chỉ số Cách tính chỉ số

Tỷ lệ ĐTNC nói cần phải theo dõi con vật cắn người

Số ĐTNC nói cần phải theo dõi con vật cắn/tổng số ĐTNC được phỏng vấn 30.

Tỷ lệ ĐTNC đồng ý đăng ký nuôi chó/mèo với chính quyền

Số ĐTNC nói cần phải theo dõi con vật cắn người//tổng số ĐTNC được phỏng vấn 31.

Tỷ lệ ĐTNC có thái độ tích cực về PCBD

Số ĐTNC có thái độ tích cực về PCBD/tổng số ĐTNC được phỏng vấn

Thực hành PCBD của người dân

TT Tên chỉ số Cách tính chỉ số

Tỷ lệ ĐTNC trả lời có người trong gia đình từng bị chó/mèo cắn

Số ĐTNC trả lời có người trong gia đình từng bị chó,mèo cắn/tổng số ĐTNC được phỏng vấn

Tỷ lệ ĐTNC đã đưa người bị chó/mèo cắn đến cơ sở y tế sau khi sơ cứu vết thương

Số ĐTNC đã đưa người bị chó/mèo cắn đến cơ sở y tế sau khi sơ cứu vết thương/tổng số ĐTNC có người trong gia đình từng bị chó/mèo cắn

34 Tỷ lệ ĐTNC đã theo dõi con vật cắn

Số ĐTNC đã theo dõi con vật cắn/tổng số ĐTNC có người trong gia đình từng bị chó/mèo cắn

Tỷ lệ ĐTNC đã theo dõi con vật cắn từ 15 ngày trở lên

Số ĐTNC đã theo dõi con vật cắn từ 15 ngày trở lên/tổng số ĐTNC có người trong gia đình từng bị chó/mèo cắn

Tỷ lệ ĐTNC đã đưa người bị chó/mèo cắn có đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại

Số ĐTNC đã đưa người bị chó/mèo cẳn có đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại/tổng số ĐTNC có người trong gia đình từng bị chó/mèo cắn

37 Tỷ lệ ĐTNC có xử trí ban đầu đúng

Số ĐTNC có xử trí ban đầu đúng/tổng số ĐTNC có người trong gia đình từng bị chó/mèo cắn

Thực hành PCBD ở chó/mèo

Tỷ lệ ĐTNC hiện tại đang nuôi chó/mèo

Số ĐTNC hiện tại đang nuôi chó, mèo/tổng số ĐTNC được phỏng vấn

Tỷ lệ ĐTNC thực hành từng cách quản lý chó/mèo

Số ĐTNC thực hành từng cách quản lý chó, mèo/tổng số ĐTNC hiện tại đang nuôi chó/mèo

Tỷ lệ ĐTNC có đăng ký với chính quyền về việc nuôi chó/mèo

Sô ĐTNC có đăng ký với chính quyên vê việc nuôi chó, mèo/tổng số ĐTNC hiện tại đang nuôi chó/mèo

TT Tên chỉ số Cách tính chỉ số

Tỷ lệ ĐTNC đã từng tiêm vắc xin phòng Dại cho chó/ mèo

Số ĐTNC đã từng tiêm vắc xin phòng Dại cho chó, mèo/tổng số ĐTNC hiện tại đang nuôi chó/ mèo

Tỷ lệ ĐTNC nêu từng lý do không tiêm vắc xin phòng

Số ĐTNC nêu từng lý do không tiêm vắc xin phòng Dại cho chó, mèo/tổng số ĐTNC hiện tại đang nuôi chó/mèo

Tỷ lệ ĐTNC có thực hành đúng về PCBD

Số ĐTNC có thực hành đúng về PCBD/tổng số ĐTNC được phỏng vấn

Thực trạng chương trĩnh truyền thông về PCBD tại địa phương

TT Tên chỉ số Cách tính chỉ số

Tỷ lệ ĐTNC biết từng nguồn thông tin tuyên truyền về bệnh Dại

Số ĐTNC biết từng nguồn thông tin cung cấp các kiến thức về bệnh Dại/tổng số ĐTNC được phỏng vẩn

Tỷ lệ ĐTNC nêu các nội dung cần tuyên truyền về

Số ĐTNC nêu các nội dung cần tuyên truyền về PCBD/tổng số ĐTNC được phỏng vấn

Các định nghĩa, khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu

2.5.1 Các định nghĩa và khái niệm

- HGĐ là một căn hộ riêng biệt hoặc 1 căn hộ chung cư hay một nhà trọ/nhà thuê mà ở đó có ít nhất một người đang sinh sống Trong nghiên cứu này chỉ chọn các HGĐ có thời gian sinh sống liên tục tại địa bàn nghiên cứu ít nhất từ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm ngày 01/04/2009 (nghĩa là bắt đầu sinh sống tại địa bàn trước hoặc từ ngày 01/04/2008)

- Khái niệm người bị súc vật cắn trong nghiên cứu này được định nghĩa là người có tiếp xúc với súc vật có thể mắc bệnh dại như chó, mèo, chồn, dơi và bị con vật cắn, cào hoặc liếm Trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến con vật truyền bệnh dại chủ yếu ở Việt Nam là chó và mèo vết thương do con vật gây ra có

- thể chỉ là vết xây xước nhẹ hoặc nhiều vết thưong sâu, nguy hiểm, vết thưong có thể chảy máu hoặc không Những trường hợp người không bị súc vật tấn công nhưng có tiếp xúc với dớt, dãi (nước bọt) của con vật đó cũng được đề cập đến trong nghiên cứu này.

Người đại diện của từng HGĐ trong nghiên cứu này là một thành viên của HGĐ, từ

15 đến 65 tuổi, hiện đang sống tại gia đình, không bị các rối loạn về tâm thần, có khả năng hiểu và trả lời nội dung phỏng vấn, đồng ý tham gia vào nghiên cứu và có ký giấy cam kết Sử dụng 6 bảng chọn người phỏng vấn của WHO để chọn người đại diện của HGĐ tham gia nghiên cứu.

Hiện tại chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã đưa ra tiêu chuẩn để đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành PCBD của người dân như thế nào là đạt, vì vậy nghiên cứu đề xuất tiêu chí đánh giá như sau: ■ Đánh giá kiến thức của ĐTNC

- ĐTNC có kiến thức đạt khi biết đúng từ 6 trong 13 vấn đề sau:

1 Đã từng nghe nói đến bệnh dại (trả lời ý 1 câu Q9)

2 Biết cả người và ĐV đều có thể mắc dại (trả lời ý 3 câu Q10)

3 Biết tất cả mọi người đều có thể mắc dại (trả lời tất cả các ý câu Q11)

4 Biết đường và nguồn lây truyền bệnh dại (trả lời ý 3 câu Q12, 1 trong 5 ý đầu câu Q13, 1 trong 4 ý đầu câu Q14)

5 Biết biểu hiện có thể thấy của người mắc bệnh dại (trả lời được 3 trong 9 ý đầu câu Q15)

6 Biết biểu hiện có thể thấy của vật nuôi mắc bệnh dại (trả lời được 3 trong 9 ý đầu câu Q37)

7 Biết cách xử trí đúng với vật nuôi bị bệnh dại (trả lời ý 2 hoặc ý 5 câu Q10)

8 Biết người mắc bệnh dại lên con không thể chữa được (trả lời ý 1 câu Q16)

9 Biết bệnh dại có thể phòng được (trả lời ý 1 câu Q17)

10.Biết cách phòng bệnh dại (trả lời được 2 trong các cách sau câu Q18: hạn chế nuôi chó/mèo, thường xuyên nhốt hoặc xích chó/mèo, tiêm phòng dại

11.cho chó/mèo, không thả rông chó/mèo, diệt chó thả rông, diệt chó/ mèo nghi dại, tiêm phòng dại cho người khi bị chó/mèo cắn)

12.Biết cách sơ cứu và xử trí vết thương do chó/mèo cắn (trả lời được 1 trong 2 ý đầu câu Q15, trả lời ý 3 câu Q20)

13.Biết các trường hợp cần tiêm phòng dại ở người theo hướng dẫn của Bộ Y tế (trả lời được 1 trong 4 ý đầu câu Q22)

14 Biết địa điểm tiêm phòng dại cho người (trả lời ý 3 và/hoặc ý 5 câu Q38)

- ĐTNC có kiến thức không đạt khi không đạt tiêu chuẩn trên (biết đúng từ 5 vấn đề trở xuống)

- Đánh giá thái độ của ĐTNC

- ĐTNC có thái độ tích cực khi trả lời cần thiết phải tiêm và sẵn sàng tiêm phòng dại cho chó/mèo, cần theo dõi con vật đã cắn người, đồng ý tiêm vắc xin phòng dại cho người nếu được CBYT chỉ định và đồng ý đăng ký nuôi chó mèo với chính quyền

- ĐTNC có thái độ không tích cực khi không đạt các tiêu chí trên

■ Đánh giá thực hành của ĐTNC

- ĐTNC có thực hành đạt khi làm đúng từ 1/2 các vấn đề sau trở lên:

1 Quản lý vật nuôi đúng nếu có nuôi chó/mèo (trả lời được 1 trong 2 ý đầu câu Q44 kết hợp quan sát thấy có xích/nhốt vật nuôi)

2 Có đăng ký vật nuôi với chính quyền nếu có nuôi chó/mèo

3 Áp dụng đúng cách phòng bệnh dại (trả lời được 2 trong các cách sau câu Q48: hạn chế nuôi chó/mèo, thường xuyên nhốt hoặc xích chó/mèo, tiêm phòng dại cho chó/mèo, không thả rông chó/mèo, diệt chó thả rông, diệt chó/mèo nghi dại, không buôn bán chó nghi dại)

4 Sơ cứu và xử trí vết thương do chó/mèo cắn nếu trong gia đình đã từng có người bị chó/mèo cắn (trả lời được 1 trong 2 ý đầu câu Q25)

5 Có theo dõi con vật cắn người (trả lời ý 1 câu Q27, ý 1 câu Q28)

6 Có tiêm vắc xin phòng dại khi bị chó/mèo cắn khi được CBYT chỉ định

- ĐTNC có thực hành không đạt khi không đạt tiêu chuẩn trên.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu đã được tiến hành với sự đồng ý và cho phép của Hội đồng Đạo đức Trường Đại học Y tế công cộng, của chính quyền địa phương và các bên liên quan.

- Cơ quản chủ quản quản lý bộ số liệu điều tra định lượng - Viện VSDTTƯ đồng ý cho nghiên cứu viên sử dụng bộ số liệu gốc để nghiên cứu.

- Các ĐTNC đều được giải thích đầy đủ về mục đích của nghiên cứu, tại sao lại được mời tham gia, đối tượng sẽ có vai trò gì trong NC này và tính bảo mật của thông tin.

Sự chấp thuận tham gia nghiên cứu đã được thể hiện bằng chữ ký và ghi rõ họ tên của người tham gia trong giấy đồng ý tham gia nghiên cứu Khi ĐTNC đặt bất kỳ câu hỏi nào, NCV có trách nhiệm trả lời và giải đáp đầy đủ thông tin.

- Toàn bộ các cuộc phỏng vấn sâu trước khi được thu băng, các quan sát và các hình ảnh của nghiên cứu đều có sự đồng ý chấp thuận của các đối tượng tham gia NC.

- ĐTNC có quyền từ chối cuộc phỏng vấn và quan sát và bất cứ thời điểm nào hoặc từ chối cung cấp thông tin/trả lời câu hỏi mà họ không muốn.

- Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cửu được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.

- Các kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học không sử dụng cho các mục đích khác Ket quả nghiên cứu nhằm cải thiện công tác PCBD trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung.

- Kết quả nghiên cứu được báo cáo phản hồi cho chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan.

Điểm mạnh, tính ứng dụng và hạn chế của nghiên cứu

Điểm mạnh và tính ứng dụng của nghiên cứu

- Kế hoạch NC đã được thảo luận với TTYT dự phòng tỉnh Phú Thọ, chính quyền địa phương và quá trình thu thập đã được cán bộ của TTYT dự phòng tỉnh dẫn đường nên dễ dàng tạo được lòng tin và nhận được sự đồng ý của đối tượng tham gia vào nghiên cứu.

- Nghiên cứu có điểm mới so với các nghiên cứu khác là đã tiến hành phỏng vấn sâu người dân để tìm hiểu quan điểm của người dân về hiệu quả công tác PCBD

- tại địa phương và đề xuất một số giải pháp can thiệp Từ đó kiến nghị với lãnh đạo ngành y tế và chính quyền địa phương có kế hoạch giúp công tác PCBD tại địa phương có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

- Bên cạnh đó nghiên cứu cũng góp phần tìm hiểu cách xử trí của CBYT đối với các trường hợp người bị súc vật hoặc súc vật nghi dại cắn qua phương pháp quan sát Từ đó tìm hiểu sự khác biệt trong cách xử trí các trường họp người bị súc vật hoặc súc vật nghi dại cắn của CBYT địa phương hiện nay với hướng dẫn thường quy PCBD của Chương trình Phòng chống bệnh dại quốc gia - Bộ Y tế và hướng dẫn của WHO.

Hạn chế của nghiên cứu

- Có sử dụng các một sổ điều tra viên đi phỏng vấn người dân trong phương pháp định lượng là CBYT tỉnh tại địa phương, do năng lực phỏng vấn và nghiên cứu còn hạn chế và không phải là những người trực tiếp nghiên cứu mà lại là người của địa phương nên có thể dẫn đến một số sai lệch khi thu thập thông tin.

- Điều tra định lượng được tiến hành từ tháng 8 năm 2009 trong khi điều tra định tính được tiến hành năm 2010 nên kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề thời gian.

- Do nguồn lực hạn chế nên không tiến hành nghiên cứu được tất cả các yếu tố liên quan đển thực hành PCBD của người dân mà chỉ tiến hành trên một số yểu tố dựa theo kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây.

- Nghiên cứu được tiến hành có thể gặp phải các sai số sau:

+ Sai số do đối tượng điều tra (cố ý hoặc vô ý cung cấp sai thông tin)

+ Sai số do điều tra viên

Biện pháp khắc phục hạn chế:

- Thử nghiệm bộ công cụ thu thập thông tin trước khi tiến hành chính thức để tránh các câu hỏi dễ gây nhầm lẫn cho đối tượng nghiên cứu hoặc câu hỏi không rõ ràng.

- NCV trực tiếp tham gia thu thập thông tin và giám sát hỗ trợ trong quá trình thu thập thông tin, yêu cầu điều tra viên phỏng vấn bổ sung thông tin còn thiếu nếu có.

- Tập huấn điều tra viên kỹ lưỡng trước khi thu thập thông tin

- Kiểm tra tính logic và sự họp lý của toàn bộ phiếu điều tra định lượng, loại bỏ những phiếu không phù họp.

3.1 Thực trạng bệnh dại ở người, động vật và công tác PCBD tại Phú Thọ

3.1.1 Thực trạng bệnh dại ở người và động vật

Tỉnh Phú Thọ trong nhiều năm luôn dẫn đầu cả nước về tỷ lệ tử vong do dại và có tỷ lệ người tiêm vắc xin phòng dại/100.000 dân khá cao Năm 2006, Phú Thọ có 29 ca tử vong do dại, tỷ lệ chết trên 100.000 dân của Phú Thọ thậm chí còn cao hơn 22 lần so với cả nước (tỷ lệ tương ứng là 2,18 so với 0,09) Năm 2007, số ca tử vong do dại ở Phú Thọ là 25 ca Với những nỗ lực rất lớn trong các hoạt động truyền thông PCBD và tiêm vắc xin phòng dại cho người bị súc vật cắn cũng như tiêm phòng cho vật nuôi, tình hình dại tại Phú Thọ đã có chuyển biến tốt trong 2 năm 2008 và 2009 với tỷ lệ tử vong do dại trên 100.000 dân tương ứng là 0,52 và 0,29 nhưng vẫn cao hơn so với các tỉnh trong khu vực (tỷ lệ 0,13 và 0,19) Trung bình số người đi tiêm phòng dại hàng năm ở Phú Thọ vào khoảng 10.000 người [28] Tính đến hết tháng 9 năm 2010, toàn tỉnh đã có 6 ca tử vong dại tương đương với tổng số ca tử vong năm 2009 Điều đặc biệt là những ca này lại xuất hiện tại địa bàn thành phố - nơi mà trước đây chưa từng có ca tử vong do dại nào (thành phố Việt Trì 2 ca), 4 ca còn lại ở huyện Đoan Hùng và cẩm Khê là nơi không có ca bệnh dại trong nhiều năm liền [11], [12], [27] Theo nhận định của TTYTDP tỉnh Phú Thọ, số ca tử vong do dại ở tỉnh có thể tiếp tục tăng và tình hình dịch dại trên động vật sẽ còn diễn biến phức tạp Trong khi đó theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh, trên địa bàn Phú Thọ số lượng đàn chó nuôi hiện nay rất lớn và chủ yếu là nuôi thả rông Nhiều hộ gia đình nuôi 3-4 con để trông nhà bên cạnh số ít hộ nuôi đến hàng chục con với mục đích kinh doanh. Tuy nhiên tỷ lệ tiêm phòng trên đàn chó của toàn tỉnh rất thấp, chỉ đạt 55% số chỏ nuôi [9].

Một trong những huyện có tỷ lệ tử vong do dại cao nhất trong tỉnh Phú Thọ là huyện Thanh Sơn với 10 ca tử vong năm 2005/tổng số 21 ca toàn tỉnh, 15 ca năm2006/tổng số 29 ca, 2 ca năm 2007 Mặc dù trong năm 2008 - 2009 trên địa bàn huyện Thanh Sơn không có thêm ca tử vong ở người nào do dại nhưng vẫn phát hiện nhiều ổ dịch dại trên đàn chó và nhiều trường hợp chó chết nghi dại Trong khi đó tỷ lệ chó được tiêm phòng chưa đạt hiệu quả cao, chỉ khoảng 20% trong tổng số chó trên toàn huyện.

Tuy nhiên điều đáng lo là Chi cục thú y tỉnh và Trạm thú y huyện - cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc quản lý, kiểm soát và phòng chống bệnh dịch trên động vật ở địa phương lại không nắm rõ được thực trạng bệnh dại trên động vật tại địa phương mình kịp thời.

Thường thì khi mà phát hiện ra động vật nghi dại thì bên y tế người ta biết trước Bởi vì ở Phủ Thọ cái đặc biệt là chúng ta có rất nhiều quy định nhưng mà người dân vẫn nuôi chó thả rông Và khi mà y tế phát hiện người ta đi tiêm phòng, thì thúy ở cái vùng đó mới biết là có người bị chó dại cắn Và thậm chí khỉ mà người ta xác định lại cải việc đó có đúng hay không thì cũng khó bởi vĩ xảy ra lâu rồi Không có người nào lại đi báo con chó cắn người với chính quyền địa phương cả (CB thú y tỉnh, nam, 49 tuổi)

Thực ra khi mà phát hiện chó dại, 1 là con chó đó đã chết rồi 2 là sau 1 thời gian thì mới biết là ở khu vực dấy có chó dại Lúc đấy nó quá cái thời hạn để công bổ dịch Vỉ dụ như là nếu mà con chó đó cắn và người ta phát hiện ra bệnh dại trong vòng 1 tháng chẳng hạn thì mình có thể công bố dịch fCB thú y huyện, nam, 46 tuổi)

Vấn đề đặt ra là chúng ta cần xem lại trách nhiệm của cơ quan thú y trong việc phát hiện sớm dịch bệnh dại trên động vật để kịp thời khoanh vùng, xử lý 0 dịch và kiểm soát không để dịch bệnh lan rộng Bên cạnh đó cần tăng cường sự phối họp chặt chẽ giữa ngành thú y và y tế trong công tác PCBD về việc cung cấp các thông tin về ca bệnh ở người và các trường hợp súc vật nghi dại cho nhau nhằm kịp thời áp dụng các biện pháp dập dịch.

Kết quả nghiên cứu

Thực trạng bệnh dại ở người, động vật và công tác PCBD tại Phú Thọ

3.1.1 Thực trạng bệnh dại ở người và động vật

Tỉnh Phú Thọ trong nhiều năm luôn dẫn đầu cả nước về tỷ lệ tử vong do dại và có tỷ lệ người tiêm vắc xin phòng dại/100.000 dân khá cao Năm 2006, Phú Thọ có 29 ca tử vong do dại, tỷ lệ chết trên 100.000 dân của Phú Thọ thậm chí còn cao hơn 22 lần so với cả nước (tỷ lệ tương ứng là 2,18 so với 0,09) Năm 2007, số ca tử vong do dại ở Phú Thọ là 25 ca Với những nỗ lực rất lớn trong các hoạt động truyền thông PCBD và tiêm vắc xin phòng dại cho người bị súc vật cắn cũng như tiêm phòng cho vật nuôi, tình hình dại tại Phú Thọ đã có chuyển biến tốt trong 2 năm 2008 và 2009 với tỷ lệ tử vong do dại trên 100.000 dân tương ứng là 0,52 và 0,29 nhưng vẫn cao hơn so với các tỉnh trong khu vực (tỷ lệ 0,13 và 0,19) Trung bình số người đi tiêm phòng dại hàng năm ở Phú Thọ vào khoảng 10.000 người [28] Tính đến hết tháng 9 năm 2010, toàn tỉnh đã có 6 ca tử vong dại tương đương với tổng số ca tử vong năm 2009 Điều đặc biệt là những ca này lại xuất hiện tại địa bàn thành phố - nơi mà trước đây chưa từng có ca tử vong do dại nào (thành phố Việt Trì 2 ca), 4 ca còn lại ở huyện Đoan Hùng và cẩm Khê là nơi không có ca bệnh dại trong nhiều năm liền [11], [12], [27] Theo nhận định của TTYTDP tỉnh Phú Thọ, số ca tử vong do dại ở tỉnh có thể tiếp tục tăng và tình hình dịch dại trên động vật sẽ còn diễn biến phức tạp Trong khi đó theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh, trên địa bàn Phú Thọ số lượng đàn chó nuôi hiện nay rất lớn và chủ yếu là nuôi thả rông Nhiều hộ gia đình nuôi 3-4 con để trông nhà bên cạnh số ít hộ nuôi đến hàng chục con với mục đích kinh doanh. Tuy nhiên tỷ lệ tiêm phòng trên đàn chó của toàn tỉnh rất thấp, chỉ đạt 55% số chỏ nuôi [9].

Một trong những huyện có tỷ lệ tử vong do dại cao nhất trong tỉnh Phú Thọ là huyện Thanh Sơn với 10 ca tử vong năm 2005/tổng số 21 ca toàn tỉnh, 15 ca năm2006/tổng số 29 ca, 2 ca năm 2007 Mặc dù trong năm 2008 - 2009 trên địa bàn huyện Thanh Sơn không có thêm ca tử vong ở người nào do dại nhưng vẫn phát hiện nhiều ổ dịch dại trên đàn chó và nhiều trường hợp chó chết nghi dại Trong khi đó tỷ lệ chó được tiêm phòng chưa đạt hiệu quả cao, chỉ khoảng 20% trong tổng số chó trên toàn huyện.

Tuy nhiên điều đáng lo là Chi cục thú y tỉnh và Trạm thú y huyện - cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc quản lý, kiểm soát và phòng chống bệnh dịch trên động vật ở địa phương lại không nắm rõ được thực trạng bệnh dại trên động vật tại địa phương mình kịp thời.

Thường thì khi mà phát hiện ra động vật nghi dại thì bên y tế người ta biết trước Bởi vì ở Phủ Thọ cái đặc biệt là chúng ta có rất nhiều quy định nhưng mà người dân vẫn nuôi chó thả rông Và khi mà y tế phát hiện người ta đi tiêm phòng, thì thúy ở cái vùng đó mới biết là có người bị chó dại cắn Và thậm chí khỉ mà người ta xác định lại cải việc đó có đúng hay không thì cũng khó bởi vĩ xảy ra lâu rồi Không có người nào lại đi báo con chó cắn người với chính quyền địa phương cả (CB thú y tỉnh, nam, 49 tuổi)

Thực ra khi mà phát hiện chó dại, 1 là con chó đó đã chết rồi 2 là sau 1 thời gian thì mới biết là ở khu vực dấy có chó dại Lúc đấy nó quá cái thời hạn để công bổ dịch Vỉ dụ như là nếu mà con chó đó cắn và người ta phát hiện ra bệnh dại trong vòng 1 tháng chẳng hạn thì mình có thể công bố dịch fCB thú y huyện, nam, 46 tuổi)

Vấn đề đặt ra là chúng ta cần xem lại trách nhiệm của cơ quan thú y trong việc phát hiện sớm dịch bệnh dại trên động vật để kịp thời khoanh vùng, xử lý 0 dịch và kiểm soát không để dịch bệnh lan rộng Bên cạnh đó cần tăng cường sự phối họp chặt chẽ giữa ngành thú y và y tế trong công tác PCBD về việc cung cấp các thông tin về ca bệnh ở người và các trường hợp súc vật nghi dại cho nhau nhằm kịp thời áp dụng các biện pháp dập dịch.

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh dại vẫn luôn là một nỗi lo tiềm tàng đối với sức khỏe người dân ở Việt Nam cũng như ở Phú Thọ hiện nay chính là thói quen nuôi chó/mèo thả rông Việc nuôi chó/mèo thả rông sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh dại cho đàn chó/mèo nuôi vì chúng có cơ hội tiếp xúc và lây truyền bệnh từ những ĐV bị dại ở bên ngoài đồng thời cũng làm tăng nguy cơ lây lan bệnh từ động vật sang người Bên cạnh đó nó còn gây khó khăn cho việc kiểm soát và theo dõi con vật sau khi cắn người bởi không thể biết được con vật thả rông đó là của ai.

Người dân mình thì vẫn có thói quen nuôi chó thả rông đẩy thôi Lâu nay vẫn thế bởi nhà người ta vườn rộng, nhà rộng thì xích làm gì cho nỏ mất công (CB thú y xã, nữ,

Rọ mõm á, hiếm khỉ thấy lắm, cả khu này tôi có thấy nhà ai rọ mõm chó bao giờ đâu, cùng lắm là xích những con chó dữ hoặc chó đẻ lại thôi (CB thú y thị trấn, nữ, 23 tuổi)

Mặc dù Nghị định số 05/2007/NĐ-CP của Chính phủ về phòng chống bệnh dại ở động vật và người đã được ban hành và phổ biển tới các ban ngành có liên quan và người dân tại Phú Thọ nhưng hoạt động quản lý và đăng ký nuôi chó/mèo với chính quyền vẫn chưa thực sự được triển khai tại địa phưong.

Văn bản thì có đẩy nhưng tôi nói ngay nhiều khỉ chả ai xem Nó không phải từ đây ra phường cách độ 500, 200 mét mà người dân người ta đi đăng ký đượ Nếu ở các địa phương xa xôi thì từ xóm nọ đến xóm kia đã hàng ki lô mét rồi Như tôi vừa mới vào xóm Đài hôm trước, trên này có dịch của trâu bò, ô tô thì vào được ủy ban xã đấy nhưng mà nếu từ ủy ban xã cách cho ấy phải 12 cây sô' đi bộ nữa (CB thú y huyện, nam, 46 tuổi)

Nhưng dân không bao giờ thực hiện Chỉ có đợt vừa rồi có thong kê trên tổng đàn gia súc, gia cầm của thị trấn, chứ còn để dân mà tự giác đến thì theo chị nghĩ cả thị trấn này chẳng ai làm được (CB thú y thị trấn, nữ, 23 tuổi)

Neu như để tự giác đến đăng ký thì chắc là không, rất là ít chắc chỉ khoảng 20%, còn nếu trong cuộc họp mà anh đưa ra vấn đề này tôi nghĩ chắc là khoảng 60-70% Bởi vì như nhà nông hoặc những nhà buôn bán cũng rất bận rộn mà lại đi đăng ký ở trưởng khu, nếu trưởng khu đã nhiều việc bận thế này mà chỉ đăng ký chó, mèo thì chắc là không có Chi đăng ký khi tiện thôi (CB thú y xã, nữ, 26 tuổi)

Thông tư 05, Nghị định 05 về thực hiện phòng chống bệnh dại yêu cầu là lập sổ, yêu cầu là khi mà chó đẻ phải bảo, cải đấy thì là đủng quá rồi Nhưng mà nó chỉ là ở những nơi có điều kiện, dân cư tập trung, trĩnh độ dân trí cao tôi nói ông nghe, thằng dân tộc đẻ con nó ra, vùng ấy mới là vùng dịch, đến con nó nó không đăng ký thì làm gì đăng ký cho chó (CB thú y tỉnh, nam, 49 tuổi)

3.1.2 Thực trạng công tác PCBD ở người và động vật tại Phú Thọ

Tiêm phòng trên động vật là yếu tố quan trọng hàng đầu để phòng chống bệnh dại ở người vì sẽ ngăn cản được quá trình lây lan từ động vật (ĐV) sang người đặc biệt với thói quen nuôi chó/mèo thả rông của người Việt Nam, nhất là ở các vùng nông thôn Việc tiêm phòng dại cho ĐV được tổ chức ở Việt Nam hiện nay chỉ được triển khai tập trung ở đàn chó nuôi tại các địa phương chứ chưa thể áp dụng cho chó đang được thả rông và vô chủ Ở địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng như nhiều tỉnh khác, tiêm phòng dại hàng năm cho chó thường được tổ chức tập trung thành 2 đợt trong năm kết họp với 2 đợt truyền thông trên loa truyền thanh của địa phương để vận động người dân tiêm phòng cho chó Thông thường trước ngày tiêm phòng 1 tuần, trưởng khu sẽ đi đến từng HGĐ có nuôi chó lấy đăng ký tiêm phòng dại và thống kê số lượng chó cần tiêm Cán bộ thú y của xã sẽ đến tiêm phòng dại cho chó trực tiếp tại từng nhà dân đã đăng ký.

Kiến thức, thái độ, thực hành của CBYT và cán bộ thú y về bệnh dại

3.2.2 Thông tin chung về CBYT và CB thúy tham gia nghiên cứu

Bảng 3.1 Thông tin chung về CBYT và CB thúy tham gia nghiên cứu

STT Tuyến Tuổi Giói Chuyên môn hiện tại số năm số năm công tác công tác PCBD

1 Tỉnh 38 Nam Chuyên trách dại 12 3

2 Tỉnh 45 Nữ Tiêm vắc xin phòng dại 23 1

3 Tỉnh 29 Nữ Tiêm vắc xin phòng dại 7 7

4 Huyện 51 Nữ Tiêm vắc xin phòng dại 26 26

5 Huyện 42 Nữ Tiêm vắc xin phòng dại 20 20

6 Huyện 33 Nữ Chuyên trách dại 9 8

7 Thị trấn 37 Nam Khám chữa bệnh 15 Kiêm nhiệm

8 Xã 27 Nữ Khám chữa bệnh 5 Kiêm nhiệm

9 Tỉnh 49 Nam Lãnh đạo 25 Kiêm nhiệm

10 Huyện 46 Nam Lãnh đạo 22 Kiêm nhiệm

11 Thị trấn 23 Nữ Tiêm vắc xin 4 Kiêm nhiệm

12 Xã 26 Nữ Tiêm vắc xin 6 Kiêm nhiệm

Có tổng cộng 8 cán bộ y tế và 4 cán bộ thú y tham gia vào phỏng vấn định tính trong nghiên cửu này Các ĐTNC đều nằm trong độ tuổi từ 23 đến 51 và có trên 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tể hoặc thú y Thâm niên làm về lĩnh vực phòng chống bệnh dại cao nhất là 26 năm, thấp nhất là 1 năm Qua phỏng vấn sâu cho thấy có

1 cán bộ mới được điều chuyển vị trí công tác (từ huyện lên tỉnh) và 1 CB chuyển từ công tác chuyên trách HIV và vệ sinh an toàn thực phẩm sang làm về PCBD.

3.2.3 Kiến thức của CBYT và CB thú y về bệnh dại và PCBD

Kiến thức chung về bệnh đại

Nhìn chung các CBYT và CB thú y có kiến thức tương đối tốt về bệnh dại Tất cả cán bộ được phỏng vấn đều nói đúng về nguyên nhân và cách lây truyền bệnh dại từ động vật sang người Điều này cũng dễ hiểu vì phòng chống bệnh dại là công việc chuyên môn của họ Tuy nhiên các CBYT có kiến thức toàn diện hơn với các kiến thức sâu hơn hơn về bệnh dại cả ở người và động vật trong khi các CB thú y thì chỉ nắm vững kiến thức về bệnh dại trên động vật (mà chủ yếu là chó và mèo).

Nhiều người cho rằng vết thương do chó/mèo trưởng thành cắn hoặc gây ra mới nguy hiểm, còn chó/mèo con thì không thể truyền bệnh dại cho người được Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm Bởi chó con thường được người nuôi gần gũi, có những hành động thân mật và có cơ hội tiếp xúc nhiều với chủ, hơn nữa khi mắc bệnh dại thường chó con thường không có biểu hiện rõ ràng và diễn tiến bệnh lặng lẽ, chậm hơn so với chó lớn mắc bệnh Điều này đã được thể hiện trong kết quả nghiên cứu định tính.

Bệnh dại lây ra từ chó con cũng nhiều Cái thứ nhẩt là nó luẩn quẩn với người nhà mình Mà vết thương nó cắn hoặc là nó gây xây xát thì rất là nhỏ, cho nên người nhà rất chủ quan, mà đặc điểm nữa theo tôi theo dõi thì bệnh dại ở chó con ở dạng tăm, nó không biểu hiện như vật thể dại của chó to (CB thú y thị trấn, nữ,

Kiến thức về dự phòng trước phơi nhiễm

Tại Thanh Sơn cũng như Phú Thọ hiện nay CBYT chưa chú trọng đến dự phòng trước phơi nhiễm cho các đổi tượng nguy cơ cao như người giết mổ chó/mèo, người nuôi chó/mèo để kinh doanh, CB thú y, CB tiêm vắc xin phòng dại đã được nêu trong thường quy PCBD của Bộ Y tế Khi được hỏi về lĩnh vực này hầu hết CBYT từ tuyến xã đến tuyến huyện và tỉnh đều chưa nắm được nhiều kiến thức về dự phòng trước phơi nhiễm Trong khi đó các CB thú y thậm chí còn nói chưa nghe đến điều này bao giờ.

Có cả tiêm phòng trước khi bị chó mèo cắn cơ à? Nói thật là chị cũng không biết đâu Đã nghe đến bao giờ đâu mà biết (CB thú y xã, nữ, 26 tuổi)

Các CBYT chỉ nhắc đến trường họp người bị súc vật cắn đến tiêm vắc xin phòng dại và theo dõi chó trong vòng 15 ngày không có dấu hiệu gì bất thường thì các CBYT khuyên bệnh nhân nên tiêm đủ 3 mũi để có hiệu quả dự phòng dại lâu dài. ừ, chị cũng có lần đi tập huấn được các cán bộ trung ương nói đấy nhưng mà lâu rồi nên không nhớ rõ nữa À, mà các trường hợp tiêm được 2 mũi rồi thì đợi đến mũi thứ 3 là 21 ngày theo dõi con chó nó bình thường nhiều người người ta không muốn tiêm nữa nhưng các chị cũng khuyên người ta nên tiêm đủ 3 mũi đế có tác dụng dự phòng dại lâu dài đấy Hĩnh như sau 1 năm thì tiêm lại 1 mũi là được. Mới lại ở dây người ta bị chó/mèo cắn thì mới đi tiêm chứ có aỉ tự nhiên không đâu lại đi tiêm đâu (CB YT, tiêm vx huyện, nữ, 51 tuổi) Điều này cho thấy cần bổ sung kiến thức về dự phòng dại trước phơi nhiễm cho các CB YT tại địa bàn nghiên cứu thông qua hình thức tập huấn ngắn hạn.

Kiến thức về dự phòng sau phơi nhiễm - cách xử trí người bị súc vật cắn Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bao gồm xử trí vết thương do súc vật gây ra tại chỗ bằng cách rửa vết thương bằng nước và xà phòng đặc, sau đó sử dụng các chất sát khuẩn để rửa, tiếp theo là điều trị dự phòng dại đặc hiệu bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại nếu cần.

Hầu hết các CBYT và cán bộ thú y đều nhận thức được tầm quan trọng của xử lý y tế đối với người bị súc vật cắn khi có nguy cơ bị dại.

Chị hướng dẫn người ta như thế này: thứ nhất rửa xà phòng thật nhiều, sau đấy nặn cải máu đấy ra nhưng vẫn xổi nhiều xà phòng và nước nhiều vào, sau đó lấy bông cồn chấm từ trong giữa ra xung quanh như thế đấy là nói với người ta an tâm được 50% thực ra mình cũng không biết được bao nhiêu, dấy là thực tế Trong theo mình hiểu biết, những cái mĩnh được học hỏi đúng là người ta bảo cũng được gần 50% (CBYT, xã, nữ, 27 tuổi) À ở người thì chị cũng không nắm bắt rõ nhưng mà như bọn chị hiểu biết là nếu như bị chó dại cắn thì đi truyền kháng huyết thanh là tốt nhất, sau đó là tiêm theo định kỳ (CB thú y thị trấn, nữ, 23 tuổi)

Tuy nhiên nặn máu là biện pháp xử trí chưa đúng vì việc làm đó sẽ khiến vết thương do súc vật gây ra thêm trầm trọng và vi rút dại có nguy cơ xâm nhập vào các tế bào sâu hơn CBYT tại trạm thường chỉ nắm được sơ qua và không chính xác điều trị dự phòng sau phơi nhiễm mà chủ yếu chỉ biết rửa vết thương bằng xà phòng và mục đích của TYT là hướng dẫn chuyển người bị súc vật cắn lên tuyến trên (TTYT huyện) để được tư vấn và xử trí tiếp theo.

thì họ cũng biết là sau khi bị cắn là biết là dội nước, rửa xà phòng không biết nhiều ít như thế nào nhưng khâu đấy là họ biết rồi và sau đấy lao lên trung tâm, chứ có bao giờ qua trạm mấy đâu Hầu như là họ cứ lên thẳng trung tâm, lên thẳng trên đẩy là người ta tiêm phòng (CB YT, xã, nữ, 27 tuổi)

Tất cả các CBYT tại huyện và tỉnh đều nắm chắc chuyên môn và có kiến thức về xử trí người bị súc vật cắn tuy nhiên thực tế quan sát thì không được như vậy Các CBYT tại huyện và tỉnh chủ yếu căn cứ vào hướng dẫn thường quy phòng chống bệnh dại của BYT để xử trí như vị trí vết thương gần thần kinh trung ương, mức độ nặng nhẹ của vết thương, số lượng vết thương, và có chảy máu hay không Hầu hết khuyến khích bệnh nhân tiêm phòng bằng vắc xin và không xác định kỹ tình trạng con chó và hoàn cảnh đúng để đưa ra xử trí như theo dõi chó 1 thời gian rồi mới quyết định tiêm hay không.

Căn cứ để CBYT lựa chọn phác đồ tiêm vắc xin ở huyện và tỉnh là khác nhau. CBYT tỉnh cho rằng trẻ con thì cần tiêm vắc xin theo phác đồ tiêm bắp, người lớn thì tiêm phác đồ tiêm trong da vì trẻ con tiêm trong da sẽ không đảm bảo được kỹ thuật và chất lượng do trẻ sợ mà giãy giụa Trong khi đó đối với CBYT huyện phác đồ tiêm trong da chỉ dùng khi có 2 bệnh nhân đến tiêm cùng lúc và mục đích để tiết kiệm kinh phí cho bệnh nhân (tiêm trong da thường rẻ hơn tiêm bắp do giá thành tiêm chỉ bằng 75% số tiền so với tiêm bắp). Đối với tuyến huyện, nhất là huyện miền núi thì mình thấy là những bệnh nhân họ đến không được tập trung, mà đến không đông lắm nên chủ yếu là sử dụng phác đồ tiêm bắp Còn phác đồ tiêm trong da thích hợp chủ yếu trong trường hợp 2 bệnh nhân đến cùng 1 lúc thì áp dụng phác đồ tiêm trong da đế giảm tổn kém cho bệnh nhân (CBYT, tiêm vx huyện, nữ, 51 tuổi)

Hiệu quà thì giữa phác đồ tiêm bap V tiêm trong da thì đều cao như nhau.

Các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác PCBD

Một nội dung NCV đã trao đổi với các CBYT và CB thú y tại địa phương đó là các cần cải thiện công tác PCBD hiện nay ra sao và các biện pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả công tác PCBD trong thời gian tới.

Các ĐTNC đã gợi ý sử dụng các hình thức TTGDSK linh hoạt, hiệu quả như nói chuyện trực tiếp, qua TV, đài báo, loa truyền thanh đối với các nhóm đối tượng khác nhau ví dụ dùng các phương tiện truyền thông đại chúng mà người dân nói chung dễ dàng tiêm cận để tuyên truyền như ti vi, đài, báo hay hình thức phát tờ rơi, sử dụng áp phích trong khi tổ chức các đợt nói chuyện trực tiếp hoặc TTGDSK qua các buổi họp thôn/bản đối với đồng bào dân tộc thiểu số hay người dân ở vùng sâu Bên cạnh đó các ĐTNC cũng lưu ý việc sử dụng tờ rơi hợp lý, tránh lãng phí và thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, Không chỉ tập trung vào các đợt trước khi tiêm phòng chó dại.

Hạn chế về truyền thông hiện tại: sử dụng tờ rơi chưa hiệu quả (CB YT, chuyên trách dại tỉnh, nam, 38 tuổi)

Nhưng mà những tờ rơi phát được nhiều thì tot nhất phải thiết thực, tôi thấy rất xót xa về tờ rơi ấy (CB YT, tiêm vx huyện, nữ, 51 tuổi)

Còn để làm tốt đổi với vùng nghèo thì phải tuyên truyền để người ta biết được, mà hĩnh thức tuyên truyền cần linh hoạt hơn chứ như hiện nay thì chưa được hiệu quả cho lắm (CBYT, tiêm vx huyện, nữ, 51 tuổi)

Ngoài cái tiêm phòng thì cũng có treo băng rôn, khẩu hiệu, vẽ hĩnh con chó đấy mà. Qua giao ban thì có tháng triển khai thì cho ông trưởng khu về a lô trên loa, thông báo người dân đợt này có tiêm phòng chó dại, thì người dãn kê khai chó Thì có băng rôn tuyên truyền, tờ rơi thì hơi ít (CBYT, xã, nữ, 27 tuổi)

Công tác tuyên truyền thì cũng hiệu quả, vĩ trên địa bàn thị trấn thì cũng có loa hết rồi Tuy rằng người ta không tập trung đâu, vĩ đang giờ cơm nước, hoặc giờ đấy người ta làm thì người ta không cỏ thời gian mà nghe Nhưng hình ảnh nó đập vào mắt trên tivi, hoặc phát trên loa đài quốc gia thì người ta cũng thấy (CB thú y thị trấn, nữ, 23 tuổi)

Còn mặt truyền thông người ta đã có những pano, áp phích quảng cảo, đài truyền hĩnh thì tuyên truyền mạnh hơn, đặc biệt là Đài Truyền hĩnh trung ương, đặc biệt là tháng 4,5,6 nhắc nhở phòng chống bệnh dại là bảo vệ con người, cho dân họ hiểu được cái đó thì có lẽ kết quả phòng bệnh dại của cả nước sẽ hiệu quả hơn (CB thú y huyện, nam, 46 tuổi)

Nhưng cái quan trọng là các trưởng khu vận động nhân dân như thế nào vì em thấy thế này em nghe các trưởng khu, có những khu người ta vận động nghe rất lọt tai thì những khu đó dân người ta tiêm nhiều Bởi vì người ta vận động là nguy hiểm của bệnh dại nó như thế nào Nhưng có những khu kiểu như người ta ra lệnh thì dân người ta tiêm rất lẻ tẻ (CB thú y xã, nữ, 26 tuổi)

Các biện pháp khác cũng được ĐTNC nhắc tới như giảm chi phí tiêm vắc xin phòng dại ở người bệnh, phạt tiền hộ gia đình có chó/mèo thả rông cắn người hoặc bắt trả tiền tiêm cho người bị cắn.

Các CB thú y còn đề xuất việc huy động nguồn kinh phí từ ngân sách và các nhà tài trợ để hỗ trợ người dân tiêm phòng dại cho chó đầy đủ và tăng cường vận động nhân dân và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm đạt tỷ lệ 85% quần thể chó tại địa phương, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong truyền thông, tiêm phòng cho chó và điều trị dự phòng dại cho người

Chúng tôi cho rằng tác động của tỉnh cũng là quan trọng Khỉ ông làm thấp thì phải trực tiếp nhắc nhở tới UB, chứ nhắc tới thú y thì không ăn thua, vai trò sẽ cao hơn Mình cũng muốn làm tốt nhưng lãnh đạo nói một câu bằng mình nói cả trăm câu (CB thú y thị trấn, nữ, 23 tuổi)

3.4 Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành PCBD ờ ngưòi dân Phú Thọ và các yếu tố liên quan

3.4.2 Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn

Biểu đồ 3.1 Phân bổ đối tượng theo giới và địa bàn NC bằng bộ câu hỏi có cấu trúc, tuy nhiên trong đó có 2 phiếu không họp lệ, do vậy chỉ có

298 phiếu được đưa vào phân tích Có thể thấy rằng tỷ lệ nữ tham gia nghiên cứu ở các địa bàn đều trên 50% và cao hơn so với tỷ lệ nam tuy nhiên sự lệch này không đáng kể.

Bảng 3.2 Phân bố một số đặc điểm của ĐTNC và HGĐ theo địa bàn NC Đặc điểm của ĐTNC Thị trấn N-150

Làm nông/lâm/ngư nghiệp 38 25,3 84 56,8 122 40,9

Cán bộ/ viên chức 1 7 11,3 Q 5,4 ọc 8,4 nhà nước 1 / O

Buôn bản/dịch vụ nhỏ 30 20,0 9 6,1 39 13,1

Tổng số ngưòi trong gia đình

Kinh tế hộ gia đình N7 N4 N)1

Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu là người Kinh (81,2%), và có trình độ học vấn từ cấp hai trở lên (53,7%) Có gần 3/4 đối tượng nghiên cứu nằm trong độ tuổi trên

30 Hơn 40% số người tham gia trả lời phỏng vấn làm nông/lâm hay ngư nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ này lại có sự khác biệt đáng kể giữa thị trấn Thanh Sơn (25,3%) và xã Thục Luyện (56,8%) 79,5% hộ gia đình trong nghiên cứu có từ 4 người trở xuống Có 10,7% số hộ gia đình được xếp loại kinh tế hộ gia đình nghèo.

3.4.3 Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành PCBD của người dân tại Phú

Thọ và các yếu tố liên quan:

3.4.3.1 Thực trạng kiến thức của người dân về bệnh dại

Biểu đồ 3.2 Phân bổ tỷ lệ người nghe nói đến bệnh dại theo địa bàn NC

Bàn luận

Thực trạng bệnh dại và công tác PCBD ở người và động vật tại Phú Thọ

Tình hình dại tại Phú Thọ đã có chuyển biến tốt trong 2 năm 2008 và 2009 tuy nhiên theo nhận định của TTYTDP tỉnh Phú Thọ, số ca tử vong do dại ở tỉnh có thể tiếp tục tăng và tình hình dịch dại trên động vật sẽ còn diễn biến phức tạp số lượng đàn chó nuôi hiện nay rất lớn và chủ yếu là nuôi thả rông Tuy nhiên tỷ lệ tiêm phòng trên đàn chó của toàn tỉnh rất thấp Nguyên nhân khiến tỷ lệ tiêm phòng chó thực tế tại địa phương thấp phần nào đã được thể hiên qua kết quả định lượng trình bày ở trên và sẽ được phân tích sâu hơn trong phần sau. Qua phỏng vấn sâu CBYT, Cb thú y đã gợi ý một vài lý do khiến người dân tiêm phòng dại cho chó chưa cao là do ý thức chủ quan của nhân dân Người dân chưa nhận thức được tác dụng của việc phòng ngừa bệnh dại cho người khi tiêm phòng cho chó Họ mới chỉ coi việc tiêm phòng là để phòng bệnh cho con vật nuôi đó mà thôi.

Các báo cáo và số liệu thống kê cho thấy Thanh Sơn là một trong những huyện có tỷ lệ tử vong do dại cao nhất trong tỉnh Phú Thọ Mặc dù trong năm 2008 - 2009 trên địa bàn huyện Thanh Sơn không có thêm ca tử vong ở người nào do dại nhưng vẫn phát hiện nhiều ổ dịch dại trên đàn chó và nhiều trường hợp chó chết nghi dại Trong khi đó tỷ lệ chó được tiêm phòng chưa đạt hiệu quả cao, chỉ khoảng 20% trong tổng số chó trên toàn huyện Tuy nhiên điều đáng bận tâm hơn là các cả cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc quản lý, kiểm soát và phòng chống bệnh dịch trên động vật ở địa phương như Chi cục thú y tỉnh và Trạm thú y huyện - lại không nắm rõ được thực trạng bệnh dại trên động vật tại địa phương mình kịp thời Điều đó cho thấy chúng ta cần xem lại trách nhiệm của các cơ quan thú y trong việc phát hiện sớm dịch bệnh dại trên động vật để kịp thời khoanh vùng, xử lý ổ dịch và kiểm soát không để dịch bệnh lan rộng Bên cạnh đó cần tăng cường sự phối họp chặt chẽ giữa ngành thú y và y tể trong công tác PCBD về việc cung cấp các thông tin về ca bệnh ở người và các trường họp súc vật nghi dại cho nhau nhằm kịp thời.

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh dại vẫn luôn là một nỗi lo tiềm tàng đối với sức khỏe người dân ở Việt Nam cũng như ở Phú Thọ hiện nay chính là thói quen nuôi chó/mèo thả rông Việc nuôi chó/mèo thả rông sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh dại cho đàn chó/mèo nuôi vì chúng có cơ hội tiếp xúc và lây truyền bệnh từ những ĐV bị dại ở bên ngoài đồng thời cũng làm tăng nguy cơ lây lan bệnh từ động vật sang người Bên cạnh đó nó còn gây khó khăn cho việc kiểm soát và theo dõi con vật sau khi cắn người bởi không thể biết được con vật thả rông đó là của ai.

Mặc dù Nghị định số 05/2007/NĐ-CP của Chính phủ về phòng chống bệnh dại ở động vật và người đã được ban hành và phổ biến tới các ban ngành có liên quan và người dân tại Phú Thọ nhưng hoạt động quản lý và đăng ký nuôi chó/mèo với chính quyền vẫn chưa thực sự được triển khai tại địa phương.

Công tác PCBD ở người chủ yếu là các hoạt động dự phòng sau phơi nhiễm tức là sau khi bị súc vật cắn Các CBYT tại TYT do chưa có kiến thức và kỹ năng thực hành xử trí vết thương do súc vật gây ra tốt nên khi có người bệnh đến thì nhiệm vụ chủ yếu của họ là hướng dẫn người bệnh lên tuyến trên Trong khi đó về lý thuyết CBYT tại TYT hoàn toàn có thể thực hiện được tốt khâu rửa vết thường bằng xà phòng và các chất sát khuẩn ngay tại trạm và đây là một biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để làm giảm đáng kể số lượng vi rút tại vết thương cũng như số lượng vi rút có thể xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể người bị súc vật cắn Những kiến thức này không quá khó và phức tạp nên các CBYT tuyến tỉnh hoặc huyện có chuyên môn về xử trí người bị súc vật cắn có thể tập huấn ngay tại địa phương cho các CBYT tuyến xã.

Một vấn đề cũng cần sự quan tâm của cấp chính quyền và ngành y tế đó là việc trang thiết bị, cơ sở vật chất cho địa điểm tiêm phòng dại còn thiếu và chưa đảm bảo Mặc dù ở phòng tiêm dại của TTYT huyện có đến 3 chiểc tủ lạnh chuyên dụng chứa vắc xin nhưng lại không có khu vực rửa vết thương do súc vật cắn thuận tiện, ở địa điểm tiêm của tỉnh và huyện đều chỉ có 1 chiếc bồn rửa mặt gắn trên tường ở độ cao 80 cm - 90 cm được tận dụng để rửa các vết thương cho bệnh nhân nếu vết thương đó ở tay còn với các vết thương như ở bàn chân, cẳng chân thì phải ra phòng

1 vệ sinh chung của trung tâm cách đó 30 mét để rửa hoặc xách nước bằng xô về rửa cho bệnh nhân tại hành lang trước phòng tiêm Các dụng cụ rửa vết thương trong tình huống này thay bằng vòi nước tự động là xô, chậu và gáo múc nước Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị dự phòng dại đặc hiệu bàng vắc xin vì rửa vểt thương là công đoạn quan trọng và có thể loại được phần lớn vi rút dại khỏi vết thương Nguyên tắc rửa vết thương do súc vật gây ra là phải rửa dưới vòi nước chảy và rửa bằng xà phòng đặc Chính vì vậy bản thân các đơn vị quản lý địa điểm tiêm phòng dại là TTYT dự phòng tỉnh và TTYT huyệnThanh Sơn cần nỗ lực tìm các biện pháp và huy động kinh phí từ các nguồn khác nhau cũng như từ các nhà tài trợ để đầu tư, cải thiện và nâng cấp cơ sở vật chất,trang thiết bị thiết yếu để đảm bảo chất lượng và thuận lợi cho công tác chuyên môn của mình.

Kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế và cán bộ thú y về bệnh dại

4.2.1 Thông tin chung về đối tượng CBYT và CB thúy tham gia vào nghiên cứu

Có tổng cộng 8 cán bộ y tế và 4 cán bộ thú y tham gia vào phỏng vấn định tính trong nghiên cứu này Trong đó có 4 cán bộ tuyến tỉnh, 4 cán bộ tuyến huyện và 4 cán bộ tuyến xã. Các ĐTNC đều nằm trong độ tuổi từ 23 đến 51 và có trên 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế hoặc thú y Bên cạnh CBYT có thâm niên 21 năm làm về lĩnh vực phòng chống bệnh dại thì cũng có 1 cán bộ mới được điều chuyển vị trí công tác (từ huyện lên tỉnh) và 1

CB chuyển từ công tác chuyên trách HIV và vệ sinh an toàn thực phẩm sang làm về PCBD. Mặc dù phần kết quả định tính cho thấy hầu hết CBYT ở tuyến huyện và xã có kiến thức tốt về bệnh dại, tuy nhiên việc điều chuyển công tác này có thể gây ra những xáo trộn về mặt tổ chức và ảnh hưởng đến chất lượng công tác chuyên môn vì những cán bộ khi được phân công làm nhiệm vụ mới sẽ cần có thời gian để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực đó về công tác chuyên môn trong lĩnh vực PCBD của y tế có 2 cán bộ chuyên trách dại và 4 cán bộ phụ trách tiêm vắc xin và tư vấn xử trí các trường hợp người bị súc vật cắn Trong số 12 đối tượng, có 8 nữ và 4 nam.

4.2.2 Kiến thức của cản bộy tế và cán bộ thúy về bệnh dại ở người và động vật

Nhìn chung các CBYT và CB thú y có kiến thức tương đối tốt về bệnh dại Tất cả cán bộ được phỏng vấn đều nói đúng về nguyên nhân và cách lây truyền bệnh dại từ động vật sang người Điều này cũng dễ hiểu vì phòng chống bệnh dại là công việc chuyên môn của họ Cũng có thể do môi trường làm việc nên toàn bộ đối tượng đều đánh giá bệnh dại vô cùng nguy hiểm, có thể gây chết người Không chỉ đứng trên phương diện sức khỏe cá nhân, các cán bộ còn nhìn nhận mức độ nguy hiểm và trầm trọng của bệnh từ khía cạnh sức khỏe cộng đồng bởi địa bàn huyện có số lượng đàn chó/ mèo tại địa phương tương đối lớn, tỷ lệ số hộ gia đình có nuôi chó/mèo là 73,8%, bên cạnh đó người dân lại có thói quen nuôi chó thả rông nên nguy cơ bùng phát dịch từ động vật sang người là rất lớn Tuy nhiên các CBYT có kiến thức toàn diện hơn với các kiến thức sâu hơn hơn về bệnh dại về bệnh dại cả ở người và động vật trong khi các CB thú y thì chỉ nắm vững kiến thức về bệnh dại trên động vật (mà chủ yếu là chó và mèo).

Tại Thanh Sơn cũng như Phú Thọ hiện nay CBYT chưa chú trọng đến dự phòng trước phơi nhiễm cho các đối tượng nguy cơ cao như người giết mổ chó/mèo, người chăn nuôi chó/mèo để kinh doanh, CB thú y, CB tiêm vắc xin phòng dại như đã được khuyển nghị trong thường quy PCBD của Bộ Y tế Khi được hỏi về lĩnh vực này hầu hết CBYT từ tuyến xã đến tuyến huyện và tỉnh đều chưa nắm được kiến thức về dự phòng trước phơi nhiễm Các CBYT chỉ nhắc đến trường hợp người bị súc vật cắn đến tiêm vắc xin phòng dại và theo dõi chó trong vòng 15 ngày không có dấu hiệu gì bất thường thì các CBYT khuyên bệnh nhân nên tiêm đủ 3 mũi để có hiệu quả dự phòng dại lâu dài. Điều này cho thấy cần bổ sung kiến thức về dự phòng dại trước phơi nhiễm cho các CBYT tại địa bàn nghiên cứu thông qua tập huấn ngắn hạn.

Hầu hết các CBYT và cán bộ thú y đều nhận thức được tầm quan trọng của việc xử trí người bị súc vật cắn khi có nguy cơ bị dại CBYT tại trạm thường chỉ nắm được sơ qua và không chính xác điều trị dự phòng sau phơi nhiễm mà chủ yếu

3 chỉ biết rửa vết thương bằng xà phòng và mục đích của TYT là hướng dẫn chuyển người bị súc vật cắn lên tuyển trên (TTYT huyện) để được tư vấn và xử trí tiếp theo.

Tất cả các CBYT tại huyện và tỉnh đều nắm chắc chuyên môn và có kiến thức về xử trí người bị súc vật cắn tuy nhiên thực tế quan sát thì không được như vậy Các CBYT tại huyện và tỉnh chủ yếu căn cứ vào hướng dẫn thường quy phòng chống bệnh dại của BYT để xử trí như vị trí vết thương gần thần kinh trung ương, mức độ nặng nhẹ của vết thương, số lượng vết thương, và có chảy máu hay không Hầu hết khuyến khích bệnh nhân tiêm phòng bằng vắc xin và không xác định kỹ tình trạng con chó và hoàn cảnh đúng để đưa ra xử trí như theo dõi chó 1 thời gian rồi mới quyết định tiêm hay không.

Căn cứ để CBYT lựa chọn phác đồ tiêm vắc xin ở huyện và tỉnh là khác nhau. CBYT tỉnh cho rằng trẻ con thì cần tiêm vắc xin theo phác đồ tiêm bắp, người lớn thì tiêm phác đồ tiêm trong da vì trẻ con tiêm trong da sẽ không đảm bảo được kỹ thuật và chất lượng do trẻ sợ mà giãy giụa Trong khi đó đối với CBYT huyện phác đồ tiêm trong da chỉ dùng khi có 2 bệnh nhân đến tiêm cùng lúc và mục đích để tiết kiệm kinh phí cho bệnh nhân.

Hầu hết các CBYT tuyển tỉnh và huyện đều biết những điều cần tư vấn cho bệnh nhân sau tiêm đúng và cẩn thận Bên cạnh đó các CBYT đều có kiến thức tốt về xử trí các trường hợp sau tiêm có phản ứng phụ hoặc sốc phản vệ, có sự phối hợp với bệnh viện huyện và tỉnh để xử trí kịp thời.

4.2.3 Thái độ của CBYTvà CB thúy về bệnh dại và PCBD

Cũng có thể do môi trường làm việc nên toàn bộ số CBYT và CB thú y được phỏng vấn đều đánh giá bệnh dại vô cùng nguy hiểm, có thể gây chết người Không chỉ đứng trên phương diện sức khỏe cá nhân, các cán bộ còn nhìn nhận mức độ nguy hiểm và trầm trọng của bệnh từ khía cạnh sức khỏe cộng đồng bởi địa bàn huyện có số lượng đàn chó/ mèo tại địa phương tương đối lớn, tỷ lệ số hộ gia đình có nuôi chó/mèo là 73,8%, bên cạnh đó người dân lại có thói quen nuôi chó thả rông nên nguy cơ bùng phát dịch từ động vật sang người là rất lớn.

Tất cả các cán bộ được phỏng vấn đều hiểu được tầm quan trọng của công tác PCBD tại địa phương bởi mức độ nguy hiểm của bệnh, thực trạng bệnh trong những năm gần đây đang ở mức nghiêm trọng và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch trên động vật cũng như trên người của bệnh

Bên cạnh đó, hầu hết cán bộ y tế và cán thú y đều tận tình trong công việc của mình và hết lòng vì người dân Mặc dù lương chính cho công việc mà họ đảm nhận không cao trong khi khối lượng công việc tương đối nhiều và thậm chí có người phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau nhưng tất cả các cán bộ đều đặt lợi ích về sức khỏe của người dân lên trên quyền lợi của mình.

4.2.4 Thực hành PCBD và xử trí người bị súc vật cắn

Nghiên cứu viên đã quan sát được 4 trường hợp xử trí người bị súc vật cắn tại địa điểm tiêm của cả 4 CBYT có nhiệm vụ tiêm vắc xin tại tuyến tỉnh và huyện Nhìn chung các CBYT đều đã xử trí tốt các trường hợp theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về xử lý vết thương tại chỗ (rửa vết thương do súc vật cắn) và điều trị dự phòng đặc hiệu bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại Các CBYT cũng đã xử lý đúng khi có báo trường hợp người bệnh đến tiêm phòng dại về TYT nơi bệnh nhân sinh sống để TYT theo dõi.

Tuy nhiên quy trình khám-hỏi-tư vấn của các CBYT còn bỏ bước Các CBYT chủ yếu quên hỏi tiền sử của bệnh nhân và chỉ hỏi các thông tin từ bệnh nhân, nhiều khi không xác minh lại thông tin từ người nhà bệnh nhân đi cùng Có một số bệnh nhân tiếc tiền tiêm vắc xin hoặc vì lý do nào đó mà nói dối ràng bản thân họ biết con chó cắn người và chó vẫn khỏe mạnh vào thời điểm đó Với những trường hợp như thế, nếu không tìm kiếm thông tin chính xác từ các nguồn khác nhau thì CBYT sẽ khó có được cách xử trí tốt nhất và hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó CBYT đã không cung cấp cho bệnh nhân số điện thoại của CSYT hoặc CBYT trực tiếp điều trị để bệnh nhân có thể liên lạc nếu có vấn đề xảy ra khi về nhà, không lấy số điện thoại và địa chỉ cụ thể của bệnh nhân để theo dõi

Các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác PCBD

Khi được hỏi ý kiến về các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh dại tại địa phương mình, các ĐTNC đã đề cập đến việc sử dụng các hình thức TTGDSK linh hoạt, hiệu quả như nói chuyện trực tiếp, qua TV, đài báo, loa truyền thanh đối với các nhóm đối tượng khác nhau ví dụ dùng các phương tiện truyền thông đại chúng mà người dân nói chung dễ dàng tiêm cận để tuyên truyền như ti vi, đài, báo hay hình thức phát tờ rơi, sử dụng áp phích trong khi tổ chức các đợt nói chuyện trực tiếp hoặc TTGDSK qua các buổi họp thôn/bản đối với đồng bào dân tộc thiểu số hay người dân ở vùng sâu Bên cạnh đó các ĐTNC cũng lưu ý việc sử dụng tờ rơi hợp lý, tránh lãng phí và thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, Không chỉ tập trung vào các đợt trước khi tiêm phòng chó dại.

Các biện pháp khác cũng được ĐTNC nhắc tới như giảm chi phí tiêm vắc xin phòng dại ở người bệnh, phạt tiền hộ gia đình có chó/mèo thả rông cắn người hoặc bắt trả tiền tiêm cho người bị cắn.

Các CB thú y còn đề xuất việc huy động nguồn kinh phí từ ngân sách và các nhà tài trợ để hỗ trợ người dân tiêm phòng dại cho chó đầy đủ và tăng cường vận động nhân dân và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm đạt tỷ lệ 85% quần thể chó tại địa phương, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong truyền thông, tiêm phòng cho chó và điều trị dự phòng dại cho người

Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại tại cộng đồng và các yểu tố liên quan

4.2.1 Thông tin chung về đối tượng người dãn tham gia nghiên cứu

Tổng số có 300 đối tượng đã được lựa chọn vào nghiên cứu tương ứng với 300 bộ câu hỏi cấu trúc đã được hoàn thành, tuy nhiên trong đó có 2 phiếu không hợp lệ, do vậy chỉ có 298 phiếu được đưa vào phân tích Có thể thấy rằng tỷ lệ nam nữ tham gia nghiên cứu chênh lệch không đáng kể Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu là người Kinh (81,2%), và có trình độ học vấn từ cấp hai trở lên (93%) Có gần 3/4 đối tượng nghiên cứu nằm trong độ tuổi trên 30 Hơn 40% số người tham gia trả lời phỏng vấn làm nông/lâm hay ngư nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ này lại có sự khác biệt đáng kể giữa thị trấn Thanh Sơn (25,3%) và xã Thục Luyện (56,8%) Phần lớn các hộ gia đình trong nghiên cứu (79,5%) có dạng gia đình hạt nhân, nghĩa là trong gia đình có bố mẹ và 2 người con Thu nhập bình quân theo đầu người/năm của huyện Thanh Sơn nói chung ước tính khoảng hơn 9 triệu đồng tương đương với 473,7 USD (1 USD= 19.000 VND). Tương ứng có 10,7% số hộ gia đình được xếp loại kinh tế hộ gia đình nghèo (thu nhập bình quân ở vùng nông thôn dưới 2.400.000 đồng/người/năm) theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Chính phủ, Ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 [23] Tuy nhiên có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người hàng năm giữa thị trấn Thanh Sơn và xã Thục Luyện (hơn 10 triệu đồng/năm so với hơn 7,7 triệu đồng) Điều này có thể lý giải là do phần đông người dân ở xã Thục Luyện làm nghề nông hoặc ngư nghiệp, thu nhập phụ thuộc vào mùa màng và không ổn định trong khi cơ cấu ngành nghề của người dân thị trấn lại đa dạng hơn và chỉ có tỷ lệ nhỏ người dân ở thị trấn làm nông nghiệp.

4.2.2 Kiến thức về bệnh dại tại cộng đồng

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người có thể gây thành dịch và có tính chất tối nguy hiểm Bệnh phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới tuy nhiên tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á và Châu Phi Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do dại trên 100.000 dân cao nhất trong khu vực ở Việt Nam trong nhiều năm bệnh dại lưu hành và phát triển ở tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước Tuy nhiên mức độ lưu hành khác nhau ở các khu vực Tại Phú Thọ, số ca tử vong do dại năm 2006 là 29 ca và 23 ca năm 2007 Do đó có thể thấy vì sao tỷ lệ người nghe đến bệnh dại ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tương đối cao 91,9% (Biểu đồ 3.2) Tuy nhiên tỷ lệ này ở Phú Thọ thấp hơn với tỷ lệ người dân đã từng nghe nói đến bệnh dại ở Bắc Giang(95,5%) trong nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương năm 2009 [31] số liệu cũng cho thấy mặc dù ở thị trấn

Thanh Sơn có tỷ lệ người nghe nói đến bệnh dại (93,4%) cao hơn so với tỷ lệ của xã Thục Luyện tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bên cạnh đó cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nghe nói đến bệnh dại giữa các nhóm đối tượng có trình độ học vấn khác nhau, giữa nhóm có việc làm và không có việc làm, giữa nhóm hộ gia đình nghèo và không nghèo với p

Ngày đăng: 01/12/2023, 14:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ lây truyền bệnh dại từ động vật sang người - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Sơ đồ l ây truyền bệnh dại từ động vật sang người (Trang 18)
Bảng 1.1. Hướng xử trí tùy theo tình trạng con vật - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 1.1. Hướng xử trí tùy theo tình trạng con vật (Trang 24)
Bảng 1.2. Tóm tắt điều trị dự phòng cho người bị súc vật cắn - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 1.2. Tóm tắt điều trị dự phòng cho người bị súc vật cắn (Trang 25)
Bảng 2.1. Tóm tẳt đối tượng nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 2.1. Tóm tẳt đối tượng nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin (Trang 53)
Bảng 3.1. Thông tin chung về CBYT và CB thúy tham gia nghiên cứu - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 3.1. Thông tin chung về CBYT và CB thúy tham gia nghiên cứu (Trang 73)
Bảng 3.2. Phân bố một số đặc điểm của ĐTNC và HGĐ theo địa bàn NC - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 3.2. Phân bố một số đặc điểm của ĐTNC và HGĐ theo địa bàn NC (Trang 81)
Bảng 3.4. Phân bố người biết đường truyền của bệnh dại - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 3.4. Phân bố người biết đường truyền của bệnh dại (Trang 84)
Bảng 3.5. Kiến thức của người dân về biểu hiện bệnh dại ở người (theo từng biểu  hiện) - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 3.5. Kiến thức của người dân về biểu hiện bệnh dại ở người (theo từng biểu hiện) (Trang 85)
Bảng 3.6. Kiến thức về cách xử trí tiếp theo sau khi bị chó/mèo cắn - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 3.6. Kiến thức về cách xử trí tiếp theo sau khi bị chó/mèo cắn (Trang 87)
Bảng 3.7. Kiến thức của người dãn về các trường hợp cần tiêm phòng dại - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 3.7. Kiến thức của người dãn về các trường hợp cần tiêm phòng dại (Trang 88)
Bảng 3.9. Kiến thức của người dân về cách phòng bệnh dại ở người - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 3.9. Kiến thức của người dân về cách phòng bệnh dại ở người (Trang 89)
Bảng 3.10. Kiến thức của người dân về biểu hiện bệnh dại ở chó - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 3.10. Kiến thức của người dân về biểu hiện bệnh dại ở chó (Trang 90)
Bảng 3.11. Kiến thức của người dân về - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 3.11. Kiến thức của người dân về (Trang 92)
Bảng 3.13. Phân bổ tỷ lệ hộ gia đình có người từng bị chó/mèo can và cách xử trí - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 3.13. Phân bổ tỷ lệ hộ gia đình có người từng bị chó/mèo can và cách xử trí (Trang 94)
Bảng 3.15. Phần bổ tỷ lệ thái độ và thực hành tiêm phòng vắc xin - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 3.15. Phần bổ tỷ lệ thái độ và thực hành tiêm phòng vắc xin (Trang 95)
Bảng 3.18.Hiểu biết của người dân về bệnh dại theo nhóm có nuôi và không nuôi chó/mèo - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 3.18. Hiểu biết của người dân về bệnh dại theo nhóm có nuôi và không nuôi chó/mèo (Trang 98)
Bảng 3.20. Nguồn thông tin tiếp cận được và nguồn thông tin người dân mong muốn trong PCBD - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 3.20. Nguồn thông tin tiếp cận được và nguồn thông tin người dân mong muốn trong PCBD (Trang 100)
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa các yếu tố và kiến thức PCBD của người dân - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa các yếu tố và kiến thức PCBD của người dân (Trang 102)
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa các yếu tố và thực hành phòng chống dại của người dân - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa các yếu tố và thực hành phòng chống dại của người dân (Trang 106)
Sơ đồ vị trí tiêm vói phác đồ tiêm 8 mũi trong ngày 0 - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
Sơ đồ v ị trí tiêm vói phác đồ tiêm 8 mũi trong ngày 0 (Trang 146)
Bảng Tóm tắt điều trị dự phòng cho người bị súc vât cắn [45] - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
ng Tóm tắt điều trị dự phòng cho người bị súc vât cắn [45] (Trang 146)
BẢNG KIỂM CÁCH xử TRÍ NGƯỜI BỊ súc VẬT CẮN CỦA CÁN Bộ Y TÉ - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
x ử TRÍ NGƯỜI BỊ súc VẬT CẮN CỦA CÁN Bộ Y TÉ (Trang 148)
BẢNG CHỌN NGƯỜI PHỎNG VẤN TRONG Hộ GIA ĐÌNH - Luận văn thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân tại phú thọ năm 2009 2010
BẢNG CHỌN NGƯỜI PHỎNG VẤN TRONG Hộ GIA ĐÌNH (Trang 164)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w