MỤC LỤC
Ở các nước đang phát triển, biện pháp phòng chống chủ yếu tập trung vào việc: thiết lập hệ thống giám sát trung tâm có trang bị phòng thí nghiệm chẩn đoán, cú đội ngũ cỏc chuyờn gia theo dừi, thành lập chương trỡnh kiểm soỏt và hạn chế đàn chó lang thang, thực hiện việc tiêm phòng vắc xin dại đạt hiệu quả cao trong việc gây miễn dịch cho đàn chó nuôi, thực hiện giám sát kiểm dịch quốc tế khi xuất nhập các súc vật qua biên giới và tăng cường họp tác khoa học giữa các nước và khu vực có bệnh dại lưu hành [44]. Các chiến lược phòng chống bệnh dại ở người tại Việt Nam được xây dựng nhằm đạt mục tiêu “Khống chế bệnh dại vào năm 2000 và loại trừ bệnh dại vào năm 2020” bao gồm tăng cường sự ủng hộ của Chính phủ và trách nhiệm của Chính quyền các cấp, tăng cường sự phối họp liên ngành, sự tham gia của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các tổ chức cộng đồng và mỗi người dân, thành lập các Ban chỉ đạo đa ngành ở các cấp, tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của cộng đồng về bệnh dại và các biện pháp phòng chống, tăng cường công tác giám sát bệnh dại ở người và động vật, thực hiện các chương trình kiểm soát đàn chó, mèo; tiêm phòng dại thường xuyên cho đàn chó đạt tỷ lệ trên 85% để loại trừ bệnh dại ở chó, điều trị sau phơi nhiễm đúng và kịp thời sử dụng vắc xin dại tế bào thế hệ mới an toàn, hiệu quả và giá thành hợp lý, tăng cường sự họp tác quốc tế với các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, thực hiện mô hình: “Xã hội hoá công tác phòng chống bệnh dại” tiến tới Chính phủ phê duyệt chương trình “Khống chế và loại trừ bệnh dại ở Việt Nam vào năm 2020” ở cấp Quốc gia, có như vậy mới đủ mạnh để thực hiện được mục tiêu loại trừ bệnh dại ở Việt Nam [8], [32],.
Vì vậy sự phối hợp giữa ngành y tế và ngành thú y là cần thiết để thực hiện giám sát có hiệu quả những nơi có ổ dịch chó dại cũ, nơi thường xẩy ra bệnh dại ở người và súc vật. Bên cạnh đó hoạt động PCBD cho người chỉ có thể đạt hiệu quả khi có nền tảng ít nhất 85% quần thể súc vật nuôi (chủ yếu là đàn chó tại cộng đồng) được tiêm vắc xinphòng dại có hiệu lực cao [1], [32].
Nhiều biện pháp can thiệp tích cực đã được thực hiện như: thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống bệnh dại, tăng cường vai trò của Chính quyền các cấp, tăng cường sự kết hợp của các Bộ, ngành, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng kiến thức về bệnh dại để người dân có thể biết cách phòng ngừa bệnh, tăng cường đào tạo và xây dựng mạng lưới chuyên trách, nâng cao chất lượng khám và điều trị dự phòng cho người bị súc vật dại và nghi dại cắn, chỉ đạo 12 tỉnh/thành phố trọng điểm có bệnh dại phát triển cao, nâng cao số lượng và chất lượng tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, giám sát và quản lý các ổ dịch dại và đàn chó. Đứng trước tình hình bệnh dại gia tăng vào cuối năm 2004, đầu năm 2005, ngoài Ban Chỉ đạo PCBD của tỉnh, Trung tâm Y tế Dự phòng (TTYTDP) tỉnh đã thành lập tiểu ban PCBD của Trung tâm với nhiệm vụ xây dựng và triển khai các hoạt động PCBD trên địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo cung ứng vắc xin và huyết thanh kháng dại cho tất cả các điểm tiêm phòng, chỉ đạo TTYTDP huyện/thị xây dựng kế hoạch triển khai các biện pháp PCBD tại địa phương, tổ chức tuyên truyền giáo dục PCBD sâu rộng cho nhân dân trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp ở cộng đồng 2-3 lần/tuần nhằm nâng cao kiến thức PCBD cho người dân, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát bệnh dại tại địa phương có sự phối họp với cơ quan thú y và các ban.
Trong đánh giá thực trạng bệnh dại và công tác phòng chống bệnh dại tại tỉnh Phú Thọ trong 2 năm 2004 - 2005 của tác giả Trần Kim Bình bên cạnh việc mô tả các đặc điểm dịch tễ học của các số trường hợp nghi chó dại cắn đi tiêm phòng tại TTYT tuyến tỉnh và huyện, đặc điểm của các trường hợp tử vong do dại, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn kiến thức về bệnh dại của người bị chó nghi dại cắn đi tiêm phòng. Qua kết quả phỏng vấn cho thấy số CBYT biết cách sơ cứu vết thương đúng, chỉ định các trường hợp tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại (HTKD) đúng, biết cách xử lý chống sốc cho bệnh nhân, biết cách sử dụng đúng các phác đồ tiêm bắp và tiêm trong da của các loại vắc xin và biết cách bảo quản vắc xin, HTKD đúng có tỷ lệ thấp nhất là 93,3%, còn lại đều đạt 100%.
Đối tượng nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin, xử lý.
- Nhóm biến kiến thức về loài vật có thể mắc bệnh, cách truyền bệnh, biểu hiện của bệnh ở người và ĐV, kiến thức về cách xử trí khi bị chó/mèo cắn, tiêm phòng dại - Nhóm biến thái độ: sẵn sàng tiêm phòng dại cho người và chó/mèo, việc đãng ký. - Nhóm biến thực hành: cách xử khi bị chó/mèo cắn, các biện pháp PCBD, tiêm phòng dại cho người và chó/mèo, đăng ký nuôi chó/mèo với chính quyền.
Hiện tại chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã đưa ra tiêu chuẩn để đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành PCBD của người dân như thế nào là đạt, vì vậy nghiên cứu đề xuất tiêu chí đánh giá như sau: ■ Đánh giá kiến thức của ĐTNC. 10.Biết cách phòng bệnh dại (trả lời được 2 trong các cách sau câu Q18: hạn chế nuôi chó/mèo, thường xuyên nhốt hoặc xích chó/mèo, tiêm phòng dại. 11.cho chó/mèo, không thả rông chó/mèo, diệt chó thả rông, diệt chó/. mèo nghi dại, tiêm phòng dại cho người khi bị chó/mèo cắn).
Từ đó tìm hiểu sự khác biệt trong cách xử trí các trường họp người bị súc vật hoặc súc vật nghi dại cắn của CBYT địa phương hiện nay với hướng dẫn thường quy PCBD của Chương trình Phòng chống bệnh dại quốc gia - Bộ Y tế và hướng dẫn của WHO. - Có sử dụng các một sổ điều tra viên đi phỏng vấn người dân trong phương pháp định lượng là CBYT tỉnh tại địa phương, do năng lực phỏng vấn và nghiên cứu còn hạn chế và không phải là những người trực tiếp nghiên cứu mà lại là người của địa phương nên có thể dẫn đến một số sai lệch khi thu thập thông tin.
Không có người nào lại đi báo con chó cắn người với chính quyền địa phương cả (CB thú y tỉnh, nam, 49 tuổi). Thực ra khi mà phát hiện chó dại, 1 là con chó đó đã chết rồi. 2 là sau 1 thời gian thì mới biết là ở khu vực dấy có chó dại. Lúc đấy nó quá cái thời hạn để công bổ dịch. Vỉ dụ như là nếu mà con chó đó cắn và người ta phát hiện ra bệnh dại trong vòng 1 tháng chẳng hạn thì mình có thể công bố dịch fCB thú y huyện, nam, 46 tuổi). Không chỉ đứng trên phương diện sức khỏe cá nhân, các cán bộ còn nhìn nhận mức độ nguy hiểm và trầm trọng của bệnh từ khía cạnh sức khỏe cộng đồng bởi địa bàn huyện có số lượng đàn chó/mèo tại địa phương tương đối lớn, tỷ lệ số hộ gia đình có nuôi chó/mèo là 73,8%, bên cạnh đó người dân lại có thói quen nuôi chó thả rông nên nguy cơ bùng phát dịch từ động vật sang người là rất lớn.
Các biện pháp khác cũng được ĐTNC nhắc tới như giảm chi phí tiêm vắc xin phòng dại ở người bệnh, phạt tiền hộ gia đình có chó/mèo thả rông cắn người hoặc bắt trả tiền tiêm cho người bị cắn. Các CB thú y còn đề xuất việc huy động nguồn kinh phí từ ngân sách và các nhà tài trợ để hỗ trợ người dân tiêm phòng dại cho chó đầy đủ và tăng cường vận động nhân dân và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm đạt tỷ lệ 85% quần thể chó tại địa phương, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong truyền thông, tiêm phòng cho chó và điều trị dự phòng dại cho người.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữ người dân ở thị trấn và xã về việc có đưa người bị chó mèo cắn đi tiêm phòng hay không cần dựa vào mức độ nguy hiểm của vết cắn để đưa người đi tiêm phòng như: vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục hay có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu. Sau khi bị chó/mèo cắn người dân sống ở thị trấn thường tìm đến trung tâm y tế dự phòng huyện để tiêm vắc xin, người dân sống ở xã thường tìm tới bệnh viện Huyện sự khác biệt về cách tìm địa điểm để tiêm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Khi được hỏi ý kiến về các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh dại tại địa phương mình, các ĐTNC đã đề cập đến việc sử dụng các hình thức TTGDSK linh hoạt, hiệu quả như nói chuyện trực tiếp, qua TV, đài báo, loa truyền thanh đối với các nhóm đối tượng khác nhau ví dụ dùng các phương tiện truyền thông đại chúng mà người dân nói chung dễ dàng tiêm cận để tuyên truyền như ti vi, đài, báo hay hình thức phát tờ rơi, sử dụng áp phích trong khi tổ chức các đợt nói chuyện trực tiếp hoặc TTGDSK qua các buổi họp thôn/bản đối với đồng bào dân tộc thiểu số hay người dân ở vùng sâu. Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người dân ở 2 địa bàn nghiên cứu có xử trí vết thương do súc vật cắn ban đầu đúng và chênh lệch nhau không nhiều nhưng tỷ lệ người dân ở xã có xử trí tiếp theo đó là đến CSYT lại thấp hơn đáng kể so với người dân thị trấn vì khoảng cách từ nơi gần nhất của xã tới Trung tâm Y tế huyện - nơi có địa điểm tiêm phòng dại khá xa, đường đi lại khó khăn, mất nhiều thời gian nên khiến tỷ lệ thực hành PCBD chung ở xã chưa cao.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế và thú y để thực hiện giám sát có hiệu quả những nơi có ổ dịch chó dại cũ, nơi thường xẩy ra bệnh dại ở người và súc vật đồng thời tổ chức các hoạt động TTGDSK lồng ghép một cách có hiệu quả, tiết kiệm. - Tiếp tục tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về bệnh dại cũng như các nghiên cứu tập trung đánh giá kỹ năng xử trí các trường hợp người bị súc vật cắn tại các CSYT trên địa bàn nghiên cứu rộng hơn để mang tính đại diện cao hơn.