1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022

107 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Tăng Huyết Áp Ở Người Trưởng Thành Dân Tộc Gia Rai Tại Xã Ia Khươl, Huyện Chư Păh, Tỉnh Gia Lai Năm 2022
Tác giả Lê Đình Kim
Người hướng dẫn PGS.TS. Đinh Thị Phương Hòa
Trường học Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
Chuyên ngành Y Tế Công Cộng
Thể loại Luận Văn Thạc Sỹ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 336,86 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (12)
    • 1.1. Một số khái niệm, định nghĩa và số liệu vềtăng huyết áp (0)
    • 1.2. Thực trạng và một số yếu tố liên quan tăng huyếtáp (0)
    • 1.3. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp (22)
    • 1.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu (0)
    • 1.5. Khung lý thuyết (32)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (34)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (34)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (34)
    • 2.4. Cỡ mẫu (34)
    • 2.5. Phương pháp chọn mẫu (35)
    • 2.6. Phương pháp thu thập số liệu (35)
    • 2.7. Các biến số nghiên cứu (38)
    • 2.8. Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu (39)
    • 2.9. Phương pháp phân tích số liệu (42)
    • 2.10. Đạo đức nghiên cứu (43)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (44)
    • 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (44)
    • 3.2. Thực trạng tăng huyết áp (48)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp (52)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (58)
    • 4.1. Thực trạng tăng huyết áp (58)
    • 4.2. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp (63)
    • 4.3. Hạn chế nghiên cứu (74)
  • KẾT LUẬN (75)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (77)
    • 1.2 Khung lý thuyết nghiên cứu (101)
    • 3.1 Tỷ lệ THA chung (0)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Người dân tộc Gia Rai hiện đang cư trú tại xã la Khươl, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai năm 2022.

Người dân tộc Gia Rai từ 18 tuổi trở lên (năm sinh 2004 trở về trước, bao gồm cả người bệnh đang được quản lý điều trị THA tại TTYT huyện và TYT xã Ia Khươl), hiện đang sinh sống và làm việc tại địa bàn xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai và đồng ý tham gia nghiên cứu, đủ năng lực trả lời phỏng vấn.

Những người có vấn đề nghe, nói, rối loạn tâm thần,

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2021 đến 6/2022, trong đó thời gian thu thập số liệu từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 2 năm 2022.

- Địa điểm thực hiện nghiên cứu: tại xã Ia Khươl huyện Chư Păh, tỉnhGia Lai.

Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang có phân tích sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Cỡ mẫu

Áp dụng công thức ước lượng một tỷ lệ, ta có:

+ p: Tham khảo tỷ lệ THA trong nghiên cứu của Tô Thị Trúc Mai ở người dân tộc Ba Na tại tỉnh Kon Tum là 30,89% (7) Chọn p = 0,3089.

+ d: là sai số mong muốn; chọn d = 0,05.

+ Z(1-a/2) = Hệ số tin cậy (khoảng tin cậy 95%, Z(1-a/2) = 1,96).

+ Thay số vào công thức trên trong phần mềm Sample size của WHO (1.1) ta có n = 329; dự phòng 10% số người không tham gia nghiên cứu Cỡ mẫu thực tế chúng tôi thu thập được là 362 người.

Phương pháp chọn mẫu

Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống:

- Bước 1: Tạo khung mẫu, học viên liên hệ với UBND xã Ia Khươl lập danh sách người dân tộc Gia Rai từ 18 tuổi trở lên; mỗi làng có một danh sách riêng được in từ phần mềm quản lý dân số tại UBND xã Ia Khươl (có 3.777 người người dân tộc Gia Rai từ 18 tuổi trở lên).

- Bước 2: Tính khoảng cách mẫu: k = N/n = 3777/362 = 10,4 làm tròn k

- Bước 3: Theo danh sách khung mẫu chọn ngẫu nhiên một số từ 1 đến 10, học viên chọn ngẫu nhiên được số 5, đây là người đầu tiên Người thứ hai được chọn bằng cách lấy số thứ tự của người thứ nhất là 5 cộng với hệ số k (cụ thể là số 15). Người thứ ba được chọn bằng cách lấy số thứ tự của người thứ hai (15) cộng với hệ số k (10), như vậy người thứ 3 là số 25 Những người còn lại được chọn bằng phương pháp tương tự như trên cho đến người thứ 362 Trường hợp người được chọn không đồng ý tham gia nghiên cứu, chúng tôi chọn người kế tiếp trong danh sách đã được lập sẵn; thực tế chúng tôi chọn đủ 362 người tham gia vào nghiên cứu.

Phương pháp thu thập số liệu

Thông qua phỏng vấn bằng bộ câu hỏi đã được soạn sẵn, được xây dựng chặt chẽ phù hợp với ĐTNC tại địa bàn và có tham khảo các tài liệu tương tự trong nước; nghiên cứu của Hoàng Xuân Hạnh (2020) (9), nghiên cứu của Tô Thị Trúc Mai (2019) (7) Hướng dẫn sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do lạm dụng rượu bia của

Bộ Y tế (phụ lục 2) (48) Bộ câu hỏi tại phụ lục 1.

- Phỏng vấn thử 18 phiếu (5% tổng số phiếu), đối tượng là người dân tộc GiaRai tại xã Ia Kreng (không thuộc địa bàn nghiên cứu) Sau khi phỏng vấn thử chúng tôi đã điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với thực tế (phụ lục 1): tại mục I thông tin chung chúng tôi bỏ các nội dung câu hỏi về tiền sử gia đình THA và tiền sử mắc ĐTĐ vì 2 nội dung này đã có tại mục II (yếu tố gia đình) Tại yếu tố hành vi (bổ sung thêm 2 câu hỏi về hành vi hút thuốc lá) Tại nội dung về việc uống rượu bia học viên đã đưa toàn bộ nôi dung của phụ lục II lên để ĐTV tiện hỏi và đánh giá mức độ uống rượu bia cho phù hợp khỏi tốn thời gian tra phụ lục Tại nội dung về thực trạng THA học viên bổ sung thêm nội dung hỏi về việc ĐTNC có đang dùng thuốc điều trị HA hay không.

- Xã Ia Khươl có 12 thôn, làng nhưng chỉ có 9 làng có người dân tộc Gia Rai sinh sống, 3 thôn còn lại chủ yếu là người Kinh sinh sống nên địa điểm nghiên cứu chúng tôi chỉ chọn 9 làng (làng Pok, làng Gút, làng Wai, làng Tơ Vân 1, làng Tơ Vân

2, làng Kách, làng Brách, làng Klên, làng Tơ Ver) có người dân tộc Gia Rai vào nghiên cứu.

- Học viên chọn 3 ĐTV là CBYT của Trung tâm Y tế huyện Chư Păh là những người có kinh nghiên thu thập số liệu trong cộng đồng Tại Trạm Y tế xã học viên chọn thêm 2 CBYT xã để hỗ trợ điều tra, chọn thêm 1 cộng tác viên thông thạo tiếng Gia Rai để hỗ trợ phiên dịch trong trường hợp ĐTNC không biết tiếng Kinh Học viên là vừa là ĐTV, tham gia điều tra 20% (70 phiếu) số phiếu và là người giám sát các ĐTV trong quá trình thu thập số liệu Học viên giám sát 10% số phiếu.

- Nhóm ĐTV có 7 người (kể cả học viên), học viên phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm bao gồm các công việc: người chịu trách nhiệm đo huyết áp, người đo các chỉ số khối cơ thể, khai thác thu thập thông tin hành chính, khai thác các hành vi có ảnh hưởng đến sức khỏe như hút thuốc, ăn mặn, sử dụng đồ uống có cồn,

- Học viên phối hợp với các bộ dân số của TYT rà soát người dân tộc Gia Rai trên 18 tuổi tại 9 thôn (có người dân tộc Gia Rai sinh sống) của xã Ia Khươl sau đó chọn ĐTNC và phối hợp với CBYT của xã liên hệ với ĐTNC, nói rõ mục đích nghiên cứu để đối tượng hiểu và mời đối tượng tham gia nghiên cứu Sau khi đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu học viên lập danh sách và hẹn ĐTNC ngày giờ tập trung tại nhà văn hóa của làng để thu thập số liệu Đối với những người dân bận công việc không đến được địa điểm hẹn, học viên tổ chức hẹn vào thời điểm thích hợp Thực tế có 3 trường hợp mời 2 lần ĐTNC không ra (do đi làm rẫy xa không liên hệ được) nên học viên chọn người tiếp theo trong danh sách người dân trên 18 tuổi của làng đó.

- Đối với 3 làng gần TYT xã (làng Pok, làng Gút và làng Wai) nhóm điều tra viên thông báo người dân có trong danh sách đến TYT xã để thu thập số liệu, mỗi buổi khoảng 20 người nhằm đảm bảo người dân không phải chờ đợi và tụ tập đông người khi thực hiện thu thập số liệu.

- Đối với 6 làng còn lại xa TYT xã nhóm điều tra viên đến nhà văn hóa cầm theo các dụng cụ cần thiết để thu thập số liệu, cán bộ y tế xã phối hợp với già làng để thông báo cho những người có trong danh sách đến nhà văn hóa của làng để thu thập số liệu như kế hoạch.

- Đối tượng điều tra khoảng 20-30 người/buổi (chỉ thực hiện điều tra thu thập số liệu vào buổi sáng), tổng thời gian thu thập số liệu trong 15-20 ngày làm việc.

- Trước khi thu thập số liệu chính thức học viên là người chịu trách nhiệm tổ chức 01 buổi tập huấn hướng dẫn cho 5 ĐTV cách thức thu thập thông tin tại cộng đồng (phụ lục 1).

- Thu thập thông tin tại các địa điểm điều tra:

- Học viên gặp trực tiếp lãnh đạo xã để xin phép thực hiện nghiên cứu.

- Nhóm nghiên cứu tới địa điểm đã hẹn ĐTNC; giới thiệu về thành phần cho ĐTNC biết ĐTV giải thích các nội dung liên quan đến quá trình nghiên cứu, giải đáp các thắc mắc, những lợi ích mang lại cho người tham gia vào nghiên cứu.

- Người thực hiện phỏng vấn đọc các nội dung trong phiếu phỏng vấn (phụ lục 1), giải đáp những thắc mắc để ĐTNC hiểu và trả lời thông tin chính xác Sau khi ĐTNC đã hiểu rõ nội dung câu hỏi, ĐTV tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin, điền các thông tin thu thập được vào phiếu.

- Sau khi phỏng vấn ĐTV tiếp tục thu thập các thông tin về huyết áp, các chỉ số khối cơ thể của ĐTNC.

- Học viên kiểm tra sự đầy đủ và tính logic của các thông tin trong phiếu điều tra và yêu cầu ĐTV chỉnh sửa kịp thời ngay tại địa điểm điều tra.

2.6.2 Thu thập chỉ số nhân trắc

- Đo chỉ số nhân trắc: Đo chiều cao, cân nặng: Sử dụng cân bàn có thước đo chiều cao Cân chính xác tới 0,1kg; chiều cao chính xác tới 0,5cm.

- Phương pháp cân trọng lượng cơ thể

Chỉnh cân: Đặt cân trên nền bằng phẳng, vững chắc; Kiểm tra kim chỉ ở vị trí

0, cần thiết điều chỉnh bằng núm xoay mặt dưới đồng hồ.

Bước 1: Yêu cầu đối tượng phải tháo giầy hoặc quần áo nặng (như áo veston, áo gió, mũ/nón ), hướng dẫn đối tượng bước nhẹ nhàng lên bàn cân, đứng yên, mắt nhìn thẳng về trước, hai tay buông thõng hai bên.

Bước 2: đọc kết quả, ghi kết quả ở mức 0,1 Kg.

Bước 3: Đề nghị đối tượng bước ra khỏi cân.

Các biến số nghiên cứu

2.7.1 Biến số mục tiêu 1: Thực trạng tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc

Gia Rai tại xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, tỉnh Gia lai năm 2022.

+ Thông tin chung của ĐTNC:

+ Thông tin cá nhân: Nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tiền sử ĐTĐ.

+ Thông tin gia đình ĐTNC: Kinh tế gia đình, tiền sử gia đình THA.

+ Yếu tố hành vi: Tình trạng hút thuốc lá, tình trạng sử dụng muối, tình trạng hoạt động thể lực; mức độ uống rượu bia.

+ Chỉ số khối cơ thể (BMI).

+ HATT, HATTr, THA, Phân độ THA.

+ THA theo nhóm tuổi, THA theo chỉ số BMI, THA theo mức độ uống rượu bia, THA theo mức độ hoạt động thể lực.

2.7.2 Biến số mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc Gia Rai tại xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai năm 2022.

- Yếu tố các nhân của ĐTNC.

- Yếu tố môi trường, xã hội.

- Yếu tố hành vi, lối sống: Tình trạng hút thuốc lá, thời gian hút thuốc, mức độ hút thuốc, uống rượu bia, thói quen ăn mặn, hoạt động thể lực.

Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu

* Tiêu chuẩn chẩn đoán THA: Áp dụng phân loại THA ở người lớn theo Hội

Bảng 2.1 Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim mạch Việt Nam

Phân độ THA Huyết áp (mmHg)

Bình thường cao 130 - 139 và/hoặc 85 - 89

THA Tâm Thu đơn độc >140 và 30

* Sử dụng đồ uống có cồn hút thuốc lá

Việc đánh giá nguy cơ do sử dụng rượu/bia dựa theo bộ công cụ sàng lọc AUDIT (51) Có 4 mức độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia, bao gồm:

- Mức độ sử dụng rượu bia (75):

Mức 1 Sử dụng rượu/bia hợp lý, nguy cơ thấp: Theo “khuyến cáo khi dùng không quá 2 đơn vị rượu/ngày đối với nam giới và không quá 1 đơn vị rượu/ngày đối với nữ giới Với mức độ dung nạp này, những hậu quả của rượu bia đối với sức khoẻ thường mức tối thiểu, tương ứng với mức” 2 ly chuẩn đối với nam (hoặc > 20g ethanol/ ngày) và > 1 ly chuẩn đối với nữ (hoặc > 10g ethanol/ ngày) (1 ly chuẩn tương đương10g ethanol hoặc 100 ml rượu vang hoặc 240 ml bia) (75).

- Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá

(76) Những người hút thuốc lá trong nghiên cứu này là những người vẫn còn đang hút thuốc hoặc đã bỏ dưới 2 năm tính đến thời điểm tham gia nghiên cứu (77).

* Thời gian hoạt động thể lực

Thời gian vận động trong ngày nếu chỉ làm những công việc vặt ở nhà hoặc công việc hành chính ở cơ quan được xem là mức tĩnh tại (< 30 phút) Nếu ngoài các hoạt động trên có thêm các hoạt động khác như thể dục, đi bộ., tùy theo mức độ xem xét để tính thời gian hoạt động.

Mức hoạt động tĩnh tại: Chỉ làm các việc vặt ở nhà hoặc công việc hành chính ở cơ quan được xem là hoạt động tĩnh tại.

Mức hoạt động bình thường: thời gian ước lượng từ 30 - 0,05).

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa gia đình có người tăng huyết áp, tình trạng tiểu đường với tăng huyết áp (n62)

Có mối liên quan giữa tiền sử gia đình mắc THA, mắc bệnh tiểu đường với

THA ở ĐTNC: những người gia đình có tiền sử THA thì nguy cơ THA cao gấp 13,3 lần so với những người gia đình không có tiền sử THA; Có 16 ĐTNC hiện tại đang mắc bệnh tiểu đường thì tất cả đều bị THA, chiếm tỷ lệ 100% Tỷ lệ THA ở những người không bị tiểu đường thấp hơn nhiều (38,7%) so với những người mắc Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 23 (thừa cân) có nguy cơ THA cao gấp 2,3 lần so với những người có chỉ số BMI < 23.

3.3.4 Yếu tố hành vi của ĐTNC

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa hút thuốc lá với tăng huyết áp (n62)

Số năm hút thuốc lá

> 10 năm 130 (40,6) 190 (59,4)Bảng 3.19 cho thấy những người hiện tại có hút thuốc lá có nguy cơ THA cao gấp 3,3 lần so với những người không hút thuốc lá.

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa tình trạng ăn mặn, uống rượu bia và hoạt động thể lực với tăng huyết áp (n62)

Hợp lý 130 (38,2) 210 (61,8) Hoạt động thể lực

Bảng 3.20 cho thấy những người ăn mặn thì có nguy cơ THA cao gấp 35,7 lần so với những người không ăn mặn; những người uống rượu/bia ở mức nguy cơ trở lên thì có khả năng THA cao gấp 16,1 lần so với những người uống rượu/bia ở mức hợp lý.

Bảng 3.21 Mô hình hồi quy logistic đa biến phân tích mối liên quan giữa tăng huyết áp với một số yếu tố liên quan Biến phụ thuộc:

Tăng huyết áp Đặc điểm

- Trên 40 tuổi (nhóm so sánh) 1 -

Tăng huyết áp Đặc điểm

- Từ THCS trở xuống (nhóm so sánh) 1 -

- Làm nông (nhóm so sánh) 1 -

Tiền sử gia đình THA

- Chỉ số BMI từ 23 trở lên (nhóm so sánh) 1 -

- Mức nguy cơ/nghiện (nhóm so sánh) 1 -

Ghi chú ♦.• Có ý nghĩa thống kê.

Phân tích đa biến cho thấy nhóm tuổi, tiền sử gia đình THA, chỉ số BMI, ăn mặn và uống rượu bia có liên quan đến THA, cụ thể là những người ở từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ THA cao gấp 4,8 lần so với những người từ 40 tuổi trở xuống (OR 4,8; 95%CI: 2,1 - 10,9); Những người gia đình có tiền sử THA thì nguy cơ THA cao gấp 9,9 lần so với những người gia đình không có tiền sử THA (OR = 9,9; 95%CI: 4,5 - 22,3) Những người có chỉ số BMI ở mức > 23 (thừa cân) có nguy cơ THA cao gấp 3,4 lần so với những người có chỉ số BMI < 23 (OR = 3,4; 95%CI: 1,3 - 8,9). Những người ăn mặn thì có nguy cơ THA cao gấp 27,4 lần so với những người không ăn mặn (OR = 27,4; 95%CI: 12,7 - 59,1) Những người uống rượu/bia ở mức nguy cơ trở lên nguy cơ THA cao gấp 12,4 lần so với những người uống rượu/bia ở mức hợp lý (OR = 12,4; 95%CI: 1,8 - 84,7).

Không thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hút thuốc lá và THA.

BÀN LUẬN

Thực trạng tăng huyết áp

4.1.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Độ tuổi trung bình của ĐTNC là 42,4 ± 16,6 tuổi; trong đó ít tuổi nhất là 18 tuổi và nhiều nhất là 87 tuổi Kết quả này cũng tương đồng với kết quả mghiên cứu của Tô Thị Trúc Mai năm 2019 tại tỉnh Kon Tum khi cho thấy độ tuổi trung bình của ĐTNC là 44,4±15,4 tuổi (7) Trong các nhóm tuổi thì nhóm từ 25-44 tuổi chiếm phần đông Kết quả này cũng phù hợp với thực tế vì chúng tôi chọn đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên; độ tuổi từ 25-44 cũng là độ tuổi lao động đang chiếm đa số trong cấu trúc dân số Việt Nam hiện nay (42), (37), (8).

Tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu là nữ nhiều hơn nam (54,7% so với 45,3%) Nghiên cứu của Ngô Thị Phương Thảo năm 2019 tại xã Hữu Hoá, huyện Thanh Trì, Hà Nội cũng cho thấy tỷ lệ tham gia nghiên cứu ở nữ là 53,2%, nam giới là 46,8% (80) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tú Trang năm 2018 tại xã EaKao, tỉnh Đắk Lắk lại cho thấy tỷ lệ tham gia nghiên cứu giữa nam và nữ là tương đồng nhau (50,5% và 49,5%) (37) Nghiên cứu của Hoàng Xuân Hạnh năm 2021 tại xã Đắk Drông huyện Cưjut tỉnh Đắk Nông cho thấy tỷ lệ ĐTNC là nam là 52,6% nữ là 47,4% (9) Sự khác nhau này có thể là khác nhau về địa điểm nghiên cứu và thời điểm tiến hành nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của ĐTNC khá thấp, có 59,7% ĐTNC trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống, trong đó vẫn còn 5,0% ĐTNC mù chữ; chủ yếu ở những người cao tuổi (>60 tuổi) Trình độ học vấn thấp thường gặp ở những người lớn tuổi (>50 tuổi) do trước đây khó khăn về kinh tế xã hội nên người dân không có điều kiện để tham gia học hành đầy đủ Nghiên cứu của Ngô ThịPhương Thảo năm 2019 tại xã Hữu Hoá, huyện Thanh Trì, Hà Nội cũng cho thấy có

63,3% ĐTNC trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống (80), tuy nhiên đối tượng trong nghiên cứu này là người cao tuổi, trong khi nghiên cứu của chúng tôi đối tượng có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tú Trang năm

2018 tại xã EaKao, tỉnh Đắk Lắk cũng cho thấy có 41,9% ĐTNC trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống (37) Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng trình độ học vấn của người dân tại địa bàn nghiên cứu còn thấp, việc này làm ảnh hưởng đến nhận thức của người dân trong việc phòng, chống bệnh tật trong đó có THA; đây là vấn đề mà địa phương cần quan tâm, cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng chống THA ở những đối tượng này.

Hầu hết ĐTNC nghề nghiệp là làm nông (90,1%) Kết quả này phù hợp với thực tế địa bàn nghiên cứu là một xã khó khăn chủ yếu là người dân tộc thiểu số Đời sống người dân phụ thộc chủ yếu vào việc làm nương làm rẫy Nghiên cứu của Hoàng Xuân Hạnh năm 2021 tại xã Đắk Drông huyện Cư Jut tỉnh Đắk Nông cũng cho thấy hầu hết (97,4%) ĐTNC nghề nghiệp là làm nông (9) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tú Trang năm 2018 tại xã EaKao, tỉnh Đắk Lắk cũng cho thấy có 85,4% ĐTNC nghề nghiệp là làm nông (9).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vẫn còn 11,9% ĐTNC kinh tế gia đình thuộc hộ nghèo/cận nghèo Tỷ lệ này thấp hơn kết quả trong nghiên cứu của Tô Thị Trúc Mai năm 2019 tại tỉnh Kon Tum cho thấy có 26,44% ĐTNC thuộc hộ nghèo/cận nghèo (7) Xã Ia Khươl là một xã khó khăn của huyện Chư Păh, tuy nhiên trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương về xoá đói giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo/cận nghèo trên địa bàn xã đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo/cận nghèo được giảm xuống từng năm; đời sống của người dân dần được cải thiện; nhiều gia đình đã thoát nghèo.

Kết quả nghiên cứu cho thấy gần 1/3 (29,6%) ĐTNC hiện tại có hút thuốc lá.

Tỷ lệ này trong nghiên cứu của của Ngô Thị Phương Thảo năm 2019 tại xã HữuHoá, huyện Thanh Trì, Hà Nội là 45% (80) Trong số những người hiện tại có hút thuốc lá thì phần lớn (60,8%) hút thuốc trên 10 năm và đa số (62,6%) hút từ 10 điếu/ ngày Nghiên cứu của Tô Thị Trúc Mai năm 2019 tại tỉnh Kon Tum cho thấy có27,11% ĐTNC có hút thuốc lá, trong đó 31,14% hút trên 10 điếu/ngày và 51,64% hút từ 10 năm trở lên (7).

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 22,7% ĐTNC có chỉ số BMI ở mức thừa cân trở lên (BMI > 23) Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Bùi Xuân Tiến năm 2020 tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, Hoà Bình là 17,4% (43), nghiên cứu của Tô Thị Trúc Mai năm 2019 tại Kon Tum chó thấy tỷ lệ thừa cân béo phì là 12,89% (7), nghiên cứu của Hoàng Xuân Hạnh năm 2020 tại xã Đắk Drông huyện Cư Jut là 25,4% (9).

Có thể thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở các nghiên cứu là khác nhau, mặc dù có tương đồng về điều kiện kinh tế xã hội, ĐTNC cũng đa số là người làm nông với đặc thù hoạt động thể lực nhiều Giải thích sự khác nhau này có thể là tập quán, thói quen sinh hoạt, ăn uống ở các địa phương khác nhau.

4.1.2 Thực trạng tăng huyết áp ở người dân tộc Gia Rai

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA ở người dân tộc Gia Rai ở địa bàn nghiên cứu là khá cao (41,4%) So với một số nghiên cứu gần đây ở người dân tộc

Xê Đăng (30,9%) tại Kon Tum của Tô Thị Trúc Mai năm 2019; ở người H’Mông tại xã Đắk Drông huyện Cư Jut (19,2%) của Hoàng Xuân Hạnh năm 2020 và ở người Ê Đê tại xã EaKao (20%), tỉnh Đắk Lắk của Nguyễn Thị Tú Trang năm 2018 (7); (9)(37) thì tỷ lệ THA của người dân tộc Gia Rai trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn rõ rệt Tuy nhiên so với kết quả của Nguyễn Thanh Bình năm 2015 ở ngườiKhmer tại Trà Vinh với tỷ lệ THA là 33,5% (34) cho thấy tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả của chúng tôi không nhiều Có thể thấy tỷ lệ THA ở người dân tộc Gia Rai tại xã Ia Khươl là khá cao Nguyên nhân có thể do từ hệ thống y tế và ý thức phòng bệnh của người dân Công tác quản lý các bệnh KLN trong đó có THA đã được ngành y tế quan tâm, trong những năm gần đây nhiều hoạt động đã được triển khai đồng bộ xuống các xã trên địa bàn huyện Chư Păh, tuy nhiên kết quả mang lại chưa đạt hiệu quả cao, số bệnh nhân THA được phát hiện trong cộng đồng còn thấp Ở hầu hết các xã đã triển khai khám sàng lọc phát hiện các bệnh KLN, trong đó có bệnh THA, tuy nhiên do thiếu nguồn lực việc khám sàng lọc chỉ thực hiện ở nhóm đối tượng là người cao tuổi là chủ yếu, việc khám sàng lọc trong cộng đồng gây tốn kém, do không đủ nguồn lực, quan trọng là ý thức phòng bệnh của người dân Tuy nhiên người dân trên địa bàn xã đến nay chưa có thói quen khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh, chỉ khi đau ốm nặng họ mới tới CSYT để KCB và được khám phát hiện ra bản thân mắc THA Nhằm phát hiện sớm bệnh THA trong cộng đồng để đưa vào quản lý và điều trị hiệu quả thì phải phụ thuộc vào ý thức của người dân, người dân phải chủ động đến CSYT khám bệnh định kỳ thì mới phát hiện bệnh THA một cách kịp thời Đây là vấn đề mà địa phương cần quan tâm, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh THA, vận động người dân đến CSYT để khám bệnh định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh THA để được điều trị kịp thời nhằm tránh những tai biến có thể xảy ra khi phát hiện muộn Bên cạnh công tác tuyên truyền vận động nhằm từng bước thay đổi nhận thức của người dân thì vẫn tiếp tục thực hiện công tác khám sàng lọc để phát hiện bệnh nhân THA trong cộng đồng để công tác phòng, chống bệnh THA được hiệu quả hơn.

Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của S Asgari và cộng sự (2019) nghiên cứu về tình trạng tăng huyết áp tại Tehran cho thấy tỷ lệ THA của ĐTNC là 47,2% (22) So sánh với kết quả nghiên cứu ở các nước trong khu vực Đông Nam Á: Nghiên cứu của Kanya Somprasong và cộng sự (2021) tại miền bắc Thái Lan cho thấy có 24,3% mắc THA, trong đó thì bộ tộc Yao có tỷ lệ mắc THA cao nhất là 29% (24) Kết quả nghiên cứu của Gek Cher Chan MB và cộng sự (2021) về thực trạng THA ở cộng đồng người gốc Á đa sắc tộc tại Singapore cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp chung là 23,6%, trong đó tỷ lệ cao nhất ở nhóm người Mã Lai là 28% (30) Nghiên của YC Chia và cộng sự năm 2020 tại Malaysia cho thấy tỷ lệ THA ở ĐTNC là 28,9%, (25).

Trong tổng số 362 người có 26,5% huyết áp ở mức bình thường cao, trong số 41,4% ĐTNC bị THA thì có 19,3% THA độ 1; có 12,2% THA độ 2; 4,4% THA độ 3 và 5,5 THA tâm thu đơn độc Nghiên cứu của Tô Thị Trúc Mai năm 2019 tại Kon Tum cho thấy có 24,0% ĐTNC tiền THA, 25,33% THA độ 1; 5,56% THA độ 2 (7). Nghiên cứu của Hoàng Xuân Hạnh năm 2020 cho thấy 15,0% THA độ 1; 3,6% THA độ 2 và 0,6% THA độ 3 (9) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tú Trang năm 2018 tại xãEaKao, tỉnh Đắk Lắk cho thấy có 16,2% THA độ 1; 19,7% THA độ 2 (37) Mỗi nghiên cứu áp dụng cách phân độ THA khác nhau, do đó có sự khác nhau trong phân độ THA; trong nghiên cứu này chúng tôi phân độ THA theo WHO năm 2020

(11) Việc phân độ THA sẽ giúp NVYT có hướng quản lý, điều trị bệnh nhân được tốt hơn, trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi không đề cập đến công tác quản lý điều trị bệnh nhân THA, cần có đánh giá cụ thể hơn về tuân thủ điều trị, đạt huyết áp mục tiêu trong các nghiên cứu sau.

Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp

Ia Khươl, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai năm 2022

* Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân của đối tượng nghiên cứu với tăng huyết áp

Nhóm tuổi: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm tuổi có liên quan đến tình trạng THA của ĐTNC, cụ thể những người trên 40 tuổi có nguy cơ THA cao gấp 4,8 lần so với những người từ 40 tuổi trở xuống Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa nhóm tuổi và tình trạng THA: nghiên cứu của Phạm Thế Xuyên (2019) tại Điện Biên cũng cho thấy những ở nhóm 55-64 tuổi có xác suất mắc THA cao gấp 37,3 lần nhóm tuổi 45-54 (42) Nghiên cứu của Sơn Vinh Quang năm 2017 tại Sóc Trăng cũng cho thấy những người từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ THA gấp 2,9 lần so với những người dưới 45 tuổi (69) Nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi có liên quan đến THA, mỗi nghiên cứu đều có cách chia nhóm tuổi khác nhau, trong nghiên cứu này chúng tôi chia nhóm tuổi (mỗi bậc 10 tuổi) tham khảo theo nghiên cứu của tác giả Nguỵ Văn Đôn tại Bình Phước, Nguyễn Thị Tú Trang tại Đắk Lắk và nghiên cứu của Tô Thị Trúc Mai tại Kon Tum (31), (37), (7) Tuy nhiên khi phân tích chúng tôi tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ THA ở nhóm dưới từ 40 tuổi trở xuống và trên 40 tuổi trở lên, nên lấy độ tuổi này để phân tích, so sánh Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy nhóm tuổi là yếu tố nguy cơ đối với THA ở ĐTNC, tuổi càng cao thì nguy cơ THA càng nhiều, vì vậy trong quá trình thực hiện công tác phòng, chống THA cần chú trọng đối tượng là những người trên 40 tuổi, nhất là những người cao tuổi Trong những năm gần đây chương trình phòng, chống THA cũng đang chú trọng tổ chức khám sàng lọc THA ở những người trên 40 tuổi và đặc biệt hàng năm tổ chức khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 1 lần cho người từ 60 tuổi trở lên, tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực nên việc triển khai chỉ chú trọng ở một số xã chưa tổ chức nhân rông trên địa bàn toàn huyện.

Giới tính: Nghiên cứu cũng cho thấy nam giới có nguy cơ THA cao gấp 2,2 lần so với nữ giới Kết quả này tương đồng với kết quả của nhiều nghiên cứu khi cho thấy có mỗi liên quan giữa giới tính với THA, nam giới có nguy cơ THA cao hơn nữ giới: Kết quả nghiên cứu của Singh Shikha và cộng sự năm 2017 tại Ấn Độ cho thấy tỷ lệ THA ở nam cao gấp 1,5 lần so với nữ (40,9% so với 26,0%) (67).Nghiên cứu của Phạm Tiến Dũng năm 2015 cũng cho thấy nam giới có nguy cơ

THA cao gấp 1,8 lần so với nữ giới (52) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tú Trang năm

2018 ở người Ê Đê tại xã EaKao, tỉnh Đắk Lắk cho thấy nam giới có nguy cơ THA cao gấp 3,9 lần so với nữ giới (37) Giải thích cho việc nam giới có nguy cơ THA cao hơn nữ giới có thể là do thói quen sinh hoạt, nam giới thường có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như uống rươu/bia, hút thuốc lá, đây là những thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc THA, các yếu tố này chúng tôi sẽ bàn luận kỹ hơn ở phần sau trong nghiên cứu Tuy nhiên, khi phân tích đa biến kết quả cho thấy chưa tìm thấy mối liên quan giữa giới tính với THA.

Trình độ học vấn: Trình độ học vấn có liên quan đến THA, những người trình độ học vấn từ THCS trở xuống thì có nguy cơ THA cao gấp 6,9 lần so với những người trình độ học vấn từ THPT trở lên Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Sơn Quang Vinh năm 2017 tại Sóc Trăng cũng cho thấy những người trình độ học vấn từ THCS trở xuống có nguy cơ THA cao gấp 4,1 lần so với những người trình độ học vấn từ THPT trở lên (69) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tú Trang năm 2018 tại xã EaKao, tỉnh Đắk Lắk cũng cho thấy những người trình độ học vấn từ tiểu học trở xuỗng có nguy cơ THA cao gấp 2,3 lần so với những người trình độ học vấn từ THCS trở lên (37) Nghiên cứu của Y Biêu Mlô (2014) tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lắk cũng cho thấy nhóm không biết chữ có tỷ lệ THA cao nhất (36) Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình (2015) tại tỉnh Trà Vinh cũng cho thấy những nhóm trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống có nguy cơ THA cao gấp 2,0 lần so với nhóm trình độ học vấn từ THCS trở lên (34) Giải thích cho việc này có thể là do trình độ học vấn thấp dẫn đến nhận thức cũng như hiểu biết về phòng bệnh THA hạn chế hơn những người có trình độ học vấn cao Trong nghiên cứu này chúng tôi chưa đánh giá được kiến thức của người dân về bệnh THA để có thể đánh giá một cách chính xác hơn về kiến thức của người dân về bệnh THA Nhưng qua kết quả nghiên cứu có thể thấy trình độ học vấn của người dân trên địa bàn xã Ia Khươl còn hạn chế, tỷ lệ người dân trình độ học vấn còn thấp Đây là vấn đề mà địa phương cần quan tâm, trong quá trình truyền thông phòng chống bệnh THA cần chú trọng nhóm người trình độ học vấn thấp, để xây dựng nội dung truyền thông phù hợp nhằm nâng cao nhận thức để họ hiểu biết được cách phòng bệnh THA cho bản thân và gia đình nhằm giảm tỷ lệ

THA trong cộng đồng Tuy nhiên, khi phân tích đa biến chưa tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn với THA.

Nghề nghiệp: Khi xác định mối liên quan giữa nghề nghiệp và tình trạng

THA, kết quả nghiên cứu cho thấy những người làm nông thì có nguy cơ THA cao gấp 3,9 lần so với những người làm nghề khác (buôn bán, CBVC, công nhân, ) Tỷ lệ THA ở những người làm nông là 44,7% trong khi tỷ lệ này ở nhóm nghề khác là 16,67% Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của một số tác giả nghiên cứu trên đối tượng là người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên: nghiên cứu của Tô Thị Trúc Mai năm 2019 đối tượng là người dân tộc Xê Đăng tại tỉnh Kon Tum kết quả cho thấy những người làm nông có tỷ lệ THA cao hơn những người làm nghề khác (33,14% so với 23,0%) (7); nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị

Tú Trang (tỷ lệ THA ở nghề nông 21,2%, nghề khác 15,6%) (37) Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác: nghiên cứu của Đỗ Thái Hòa năm

2015 tại Thanh Hóa cho thấy nhân viên văn phòng có nguy cơ mắc THA cao hơn 1,9 lần so với nông dân; các ngành nghề khác (tiểu thương, công nhân, nội trợ, ) có nguy cơ THA cao hơn 2,24 lần so với nghề nông (40) Nghiên cứu của Sơn Quang Vinh tại Sóc Trăng cũng cho thấy những người lao động trí óc có nguy cơ THA cao gấp 2,1 lần so với những lao động chân tay (69) Có thể thấy kết quả của chúng tôi ngược so với kết quả của một số tác giả, một số tác giả cho rằng lao động trí óc căng thẳng từ đó dẫn đến THA (80), (42) Đối tượng tham gia nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là người làm nông, chỉ có số ít (3,59%) là lao động trí óc nên yếu tố nghề nghiệp chưa phải là yếu tố liên quan chính đến THA, do có nhiều yếu tố cùng liên quan đến THA trong nghiên cứu này Tuy nhiên, kết quả phân tích đa biến cho thấy chưa tìm thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp với THA * Mối liên quan giữa tiền sử gia đình mắc tăng huyết áp với tăng huyết áp

Kết quả nghiên cứu (bảng 3.21) cho thấy tiền sử gia đình có liên quan mật thiết đến THA, những người gia đình có tiền sử THA thì nguy cơ THA cao gấp 9,9 lần so với những người gia đình không có tiền sử THA Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả: nghiên cứu của Phạm Tiến Dũng tại huyện Sơn Trà, Quảng Ngãi (2015), cho thấy nguy cơ THA ở những gia đình có tiền sử THA cao gấp 3,2 lần những gia đình không có tiền sử THA (52) Nghiên cứu của

Tô Thị Trúc Mai (2019) tại Kon Tum cũng cho thấy những người có tiền sử gia đình THA thì có nguy cơ THA cáo gấp 11,4 lần so với những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh THA (7) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tú Trang năm 2018 tại Đắk Lắk cũng cho thấy những người gia đình có tiền sử THA thì nguy cơ THA cao gấp 1,8 lần so với những người gia đình không có tiền sử (37) Giải thích cho mối liên quan này do một phần liên quan đến di truyền, nguy cơ bị THA ở những đưa trẻ có bố, mẹ bị THA cao hơn những đứa trẻ bố mẹ không bị THA (81) Một phần có thể do cùng môi trường sinh sống khi ông bà, bố mẹ anh, chị em cùng sống trong một môi trường sống, có chế độ sinh hoạt, ăn uống giống nhau, cùng yếu tố nguy cơ. Nếu những thành viên trong gia đình (ông, bà, bố mẹ, ) cùng có thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh như ăn mặn, uống rươu/bia, hút thuốc lá, thì nguy cơ bị

THA là rất cao, từ đó dẫn đến nguy cơ THA cho các thành viên trong cùng một gia đình.

* Mối liên quan giữa tình trạng mắc bệnh đái tháo đường với tăng huyết áp

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 362 người có 16 người hiện tại đang mắc ĐTĐ, toàn bộ (100%) bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều bị THA, trong khi đó tỷ lệ THA ở những người không mắc bệnh tiểu đường là 38,73% (p 23 (thừa cân) có nguy cơ THA cao gấp 3,4 lần so với những người có chỉ số BMI < 23 Kết quả này tương đồng với kết quả của nhiều tác gia khi chứng minh thừa cân, béo phì là yếu tố hàng đầu dẫn đến THA(70), nghiên cứu của Paul A năm 2014 tại Mỹ cho thấy những người thừa cân do béo phì (BMI > 23) nguy cơ THA cao gấp 3,41 lần so với người có chỉ số BMI < 23(72) Kết quả nghiên cứu của Phạm Tiến Dũng năm 2015 tại Quảng Ngãi cũng cho thấy những người thừa cân béo phì trở lên (BMI > 23) có nguy cơ THA gấp 1,9 lần những người có chỉ số BMI < 23 (52) Nghiên cứu của Trịnh Quang Trí năm 2015 tại Đắk Lắk cũng cho thấy những người có chỉ số BMI > 23 thì có nguy cơ mắcTHA cao gấp 1,5 lần so với những người có chỉ số BMI < 23 (53) Địa bàn xã laKhươl là xã khó khăn có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống tuy nhiên vẫn có một số người dân có chỉ số BMI ở mức cao, nguyên nhân là do người dân tộc GiaRai có thói quen tụ tập uống rượu bia sau mỗi ngày làm việc, chế độ ăn uống chưa hợp lý, thường ăn nhiều tinh bột và mỡ động vật để có năng lượng cho hoạt động lao động sản xuất Việc ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến thừa cân,béo phì ở một số người dân tộc Gia Rai Việc thừa cân béo phì dẫn đến nguy cơ

THA làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như gây ra gánh nặng bệnh tật đối với người dân trên địa bàn Để có thể kiếm soát tình trạng THA trong cộng đồng cần tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức người dân về chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống hợp lý, ngoài hạn chế ăn mặn còn phải hạn chế ăn dầu mỡ, nhất là mỡ động vật.

* Mối liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá với tăng huyết áp

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA ở những người hút thuốc lá cao hơn những người không hút thuốc (61,68% so với 32,94%), khi xác định mối liên quan kết quả cho thấy những người hút thuốc lá có nguy cơ THA cao gấp 3,3 lần so với những người không hút Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy hút thuốc lá có liên quan đến THA: nghiên cứu của Haye TB và cộng sự năm 2020 tại Ethiopia cho thấy những người hút thuốc lá có nguy cơ THA cao gấp 16,11 lần so với những người không hút (51); nghiên cứu của Trịnh Quang Trí năm 2015 tại Đắk Lắk cũng cho thấy nguy cơ THA ở những người hiện đang hút thuốc lá cao hơn gấp 3,2 lần người chưa bao giờ hút thuốc lá (53) Nghiên cứu của Tô Thị Trúc Mai năm 2019 tại Kon Tum cũng cho thấy nguy cơ THA ở người hút thuốc lá cao gấp 5 lần những người không hút (7) Kết quả này trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Tú Trang năm 2018 là 3,14 lần (37), của tác giả Y Biêu Mlô là 2,1 lần (36) Như vậy có thể thấy hút thuốc lá rất có hại cho sức khoẻ là yếu tố nguy cơ THA Trong khói thuốc lá có rất nhiều chất độc hại có khả năng gây ung thư và bao gồm cả chất gây nghiện và chất độc(82) Tác dụng của khói thuốc là làm tăng nhịp tim và các mạch máu bị co thắt lại làm THA và khiến tim hoạt động khó khăn hơn Các hóa chất độc hại trong khói thuốc lá cũng làm hỏng tế bào máu, ảnh hưởng đến chức năng của tim và mạch máu,làm xơ vữa động mạch, làm cho người hút có khả năng bị đau tim và đột quỵ [38].Việc hút thuốc lá không chỉ có hại đến sức khỏe bản thân người hút mà còn ảnh hưởng đến những người khác (hút thuốc thụ động), ảnh hưởng đến môi trường xung quanh Hầu hết những người hút thuốc lá lâu năm thường rất khó bỏ, đa số họ đã nghiện thuốc lá, việc cai thuốc lá một lúc là rất khó cần phải có nhiều thời gian, quan trọng là người hút phải hiểu được tác hại của việc hút thuốc lá từ đó họ mới có ý thức bỏ hút thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng Việc hút thuốc lá sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh liên quan đến hút thuốc lá trong đó có THA, ngoài việc ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân người hút còn ảnh hưởng gián tiếp đến những người xung quanh (hút thuốc lá thụ động) Do đó cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về tác hại thuốc lá. Tuy nhiên, việc cai thuốc lá không dễ dàng với đa số những người nghiện, những người đã hút lâu năm Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng chưa tìm thấy mối liên quan giữa số năm hút thuốc, số điếu thuốc hút/ngày với THA ở ĐTNC Quá trình thu thập số liệu thực tế chúng tôi thấy người dân chủ yếu là hút thuốc lá, chưa thấy người dân hút thuốc lá điện tử hay thuốc lào Tuy nhiên, kết quả phân tích đa biến cho thấy chưa tìm thấy mối liên quan giữa hút thuốc lá với THA.

* Mối liên quan giữa thói quen ăn nhiều muối với tăng huyết áp Ăn mặn là yếu tố kết hợp làm THA dễ phát triển hơn hoặc gây nguy hiểm cho những người đã bị THA Theo khuyến cáo những người bị THA phải hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều muối Trung bình, 80% lượng muối đến từ thực phẩm chế biến sẵn, chỉ 20% lượng muối là do thêm vào khi nấu ăn hoặc khi ăn (83) Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần bớt đi 1 gam muối/ngày đã làm giảm 3,1 mmHg HATT ở bệnh nhân THA và 1,6 mmHg ở người không THA Tính chất của muối là giữ nước, nên khi cơ thể dung nạp một lượng muối lớn sẽ dẫn đến làm tăng lượng chất lỏng trong lòng mạch, áp lực trong mạch máu sẽ tăng cao dẫn đến THA Thành mạch của người cao tuổi nhạy cảm kém, nên khi bị THA trong chế độ ăn cần điều chỉnh lượng muối ăn hợp lý, cũng không nên giảm quá nhiều (15) Ở Việt Nam lượng muối ăn vào trung bình 9-12g/ngày, gấp đôi lượng cho phép (84) Các chứng cứ đều khẳng định ăn giảm muối là một cách quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim mạch và các biến cố đột quỵ, giảm muối có thể bằng cách lựa chọn chế dộ ăn uống khác nhau (hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thay đổi cách chế biến thực phẩm, giảm lượng muối đưa vào khi chế biến.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 68,23% ĐTNC thường ăn thức ăn có chứa nhiều muối như: tương, mắm tôm, mắm cá, dưa muối, cà muối, ; có 43,65% ĐTNC thường dùng thêm nước chấm trong các bữa ăn hàng ngày Hơn 1/3 (35,08%) ĐTNC bị mọi người nhận xét ăn mặn hơn người khác trong gia đình 1/3 ĐTNC thường dùng nhiều nước chấm hơn mọi người khi đi ăn ở bên ngoài Có thể thấy người dân tộc Gia Rai thường có thói quen ăn mặn, trong các bữa ăn hàng ngày họ thường có thêm nước chấm, ăn những thức ăn có chưa nhiều muối như dưa cà, dưa măng, các thức ăn này đều được bỏ nhiều muối để bảo quản trong thời gian dài Tuy nhiên đây là thói quen không tốt, có hại cho sức khoẻ tiềm ẩn nguy cơ gây ra các bệnh như THA, suy thận, Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước: nghiên cứu của của Ngô Thị Phương Thảo năm 2019 tại xã Hữu Hoá, huyện Thanh Trì, Hà Nội cho thấy có 44,6% người dân có thói quen ăn mặn (80), nghiên cứu của Tô Thị Trúc Mai tại Kon Tum cho thấy có 37,56% ĐTNC có thói quen ăn mặn; tỷ lệ này trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Tú Trang năm 2018 tại xã EaKao, tỉnh Đắk Lắk là 36,7% (80) Tuy nhiên việc đánh giá tình trạng ăn mặn của ĐTNC ở nhiều nghiên cứu chủ yếu là định tính, trong nghiên cứu này chúng tôi cũng chưa định lượng được lượng muối tiêu thụ hàng ngày của ĐTNC được để có thể đánh giá ĐTNC có ăn mặn hay không Việc đánh giá ăn mặn chỉ dựa vào bảng câu hỏi thiết kế sẵn tại bộ công cụ, chứ chưa đo lường chính xác ĐTNC ăn bao nhiêu gram muối trên ngày, vì việc đo lường thực tế là khó khăn do ĐTNC khó ước lượng được số gram muối dùng hàng ngày qua các bữa ăn từ các thực phẩm,

Hạn chế nghiên cứu

Do hạn chế về nguồn lực chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên một nhóm đối tượng là người dân tộc Gia Rai tại một xã của huyện Chư Păh nên kết quả nghiên cứu không đại diện cho cả huyện, vì mỗi địa bàn xã trong huyện có đặc thù về đối tượng, kinh tế xã hội khác nhau.

Kết quả nghiên cứu có thể chưa tìm được hết các yếu tố liên quan đến THA ở ĐTNC, như nhóm yếu tố về kinh tế, xã hội hoặc một số yếu tố liên quan đến chế độ ăn không hợp lý Không thực hiện được phương pháp nghiên cứu định đính để thu thập các thông tin cũng là hạn chế của nghiên cứu vì người dân tộc Gia Rai có nhiều phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt không có lợi cho sức khoẻ có thể ảnh hưởng đến việc THA.

Thời điểm tiến hành nghiên cứu trùng với thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên việc thu thập số liệu gặp khó khăn do thiếu nhân lực và các qui định về giãn cách Để khắc phục khó khăn chúng tôi đã tổ chức thu thập số liệu vào ngày nghỉ cuối tuần và tổ chức thành nhiều ngày để đảm bảo giãn cách và đủ số đối tượng theo ban đầu.

Việc xây dựng công cụ nghiên cứu được tham khảo từ nhiều nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu nhóm đã thử nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế Tuy nhiên, cũng gặp một số khó khăn do ĐTNC chưa hợp tác vì những thông tin có liên quan đến thói quen sinh hoạt như uống rượu/bia, hút thuốc lá ĐTNC ngại chia sẻ thật Để có được những thông tin chính xác nhóm ĐTV đã giải thích kỹ mục đích nghiên cứu, tạo không khí thân mật để ĐTNC có thể yên tâm chia sẻ thông tin chính xác và cần thiết cho nghiên cứu.

Việc đánh đo lường, đánh giá hoạt động thể lực của đối tượng nghiên cứu còn chung chung chưa chi tiết, đây là hạn chế mà các nghiên cứu sau cần khắc phục.

Ngày đăng: 01/12/2023, 14:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp (theo WHO năm 2020 và theo Hội Tim mạch Việt Nam) - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp (theo WHO năm 2020 và theo Hội Tim mạch Việt Nam) (Trang 12)
Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (Trang 13)
Bảng 1.3. Tỷ lệ tăng huyết áp ở một số dân tộc tại Việt Nam - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 1.3. Tỷ lệ tăng huyết áp ở một số dân tộc tại Việt Nam (Trang 19)
Hình 1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Hình 1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu (Trang 33)
Bảng 2.1. Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim mạch Việt Nam - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 2.1. Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim mạch Việt Nam (Trang 39)
Bảng 2.2. BMI người châu Á (WPRO - BMI) - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 2.2. BMI người châu Á (WPRO - BMI) (Trang 40)
Bảng 3.1. Đặc điểm về nhóm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu (n=362) - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 3.1. Đặc điểm về nhóm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu (n=362) (Trang 44)
Bảng 3.2. Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n=362) - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 3.2. Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n=362) (Trang 44)
Bảng 3.3. Đặc điểm kinh tế gia đình, tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu (n=362) - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 3.3. Đặc điểm kinh tế gia đình, tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu (n=362) (Trang 45)
Bảng 3.4. Tình trạng hút thuốc lá ở đối tượng nghiên cứu (n=362) - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 3.4. Tình trạng hút thuốc lá ở đối tượng nghiên cứu (n=362) (Trang 46)
Bảng 3.5. Tình trạng sử dụng muối ở đối tượng nghiên cứu (n=362) - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 3.5. Tình trạng sử dụng muối ở đối tượng nghiên cứu (n=362) (Trang 46)
Bảng 3.8. Mức độ uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu (n=362) - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 3.8. Mức độ uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu (n=362) (Trang 48)
Bảng 3.9 cho thấy có 26,5% ĐTNC có HA ở mức bình thường cao; 19,3% - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 3.9 cho thấy có 26,5% ĐTNC có HA ở mức bình thường cao; 19,3% (Trang 49)
Bảng 3.11. Tỷ lệ tăng huyết áp theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu (n=362) - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 3.11. Tỷ lệ tăng huyết áp theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu (n=362) (Trang 50)
Bảng 3.12. Tỷ lệ tăng huyết áp theo chỉ số BMI (n=362) - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 3.12. Tỷ lệ tăng huyết áp theo chỉ số BMI (n=362) (Trang 50)
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu với tăng huyết áp (n=362) - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu với tăng huyết áp (n=362) (Trang 52)
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa các yếu tố môi trường, xã hội với tăng huyết áp (n=362) - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa các yếu tố môi trường, xã hội với tăng huyết áp (n=362) (Trang 52)
Bảng 3.16 cho thấy trình độ học vấn và nghề nghiệp có liên quan đến THA: - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 3.16 cho thấy trình độ học vấn và nghề nghiệp có liên quan đến THA: (Trang 53)
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa chỉ số BMI với tăng huyết áp (n=362) - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa chỉ số BMI với tăng huyết áp (n=362) (Trang 54)
Bảng 3.18 cho thấy những người có chỉ số BMI ở mức &gt; 23 (thừa cân) có nguy cơ THA cao gấp 2,3 lần so với những người có chỉ số BMI &lt; 23. - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 3.18 cho thấy những người có chỉ số BMI ở mức &gt; 23 (thừa cân) có nguy cơ THA cao gấp 2,3 lần so với những người có chỉ số BMI &lt; 23 (Trang 54)
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tình trạng ăn mặn, uống rượu bia và hoạt động thể lực với tăng huyết áp (n=362) - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tình trạng ăn mặn, uống rượu bia và hoạt động thể lực với tăng huyết áp (n=362) (Trang 55)
Bảng 3.21. Mô hình hồi quy logistic đa biến phân tích mối liên quan giữa tăng huyết áp với một số yếu tố liên quan - Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người trưởng thành dân tộc gia rai tại xã ia khươl, huyện chư păh, tỉnh gia lai năm 2022
Bảng 3.21. Mô hình hồi quy logistic đa biến phân tích mối liên quan giữa tăng huyết áp với một số yếu tố liên quan (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w