MỤC LỤC
Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng trình độ học vấn của người dân tại địa bàn nghiên cứu còn thấp, việc này làm ảnh hưởng đến nhận thức của người dân trong việc phòng, chống bệnh tật trong đó có THA; đây là vấn đề mà địa phương cần quan tâm, cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng chống THA ở những đối tượng này. Xã Ia Khươl là một xã khó khăn của huyện Chư Păh, tuy nhiên trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương về xoá đói giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo/cận nghèo trên địa bàn xã đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo/cận nghèo được giảm xuống từng năm; đời sống của người dân dần được cải thiện; nhiều gia đình đã thoát nghèo. Công tác quản lý các bệnh KLN trong đó có THA đã được ngành y tế quan tâm, trong những năm gần đây nhiều hoạt động đã được triển khai đồng bộ xuống các xã trên địa bàn huyện Chư Păh, tuy nhiên kết quả mang lại chưa đạt hiệu quả cao, số bệnh nhân THA được phát hiện trong cộng đồng còn thấp.
Ở hầu hết các xã đã triển khai khám sàng lọc phát hiện các bệnh KLN, trong đó có bệnh THA, tuy nhiên do thiếu nguồn lực việc khám sàng lọc chỉ thực hiện ở nhóm đối tượng là người cao tuổi là chủ yếu, việc khám sàng lọc trong cộng đồng gây tốn kém, do không đủ nguồn lực, quan trọng là ý thức phòng bệnh của người dân. Đây là vấn đề mà địa phương cần quan tâm, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh THA, vận động người dân đến CSYT để khám bệnh định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh THA để được điều trị kịp thời nhằm tránh những tai biến có thể xảy ra khi phát hiện muộn. Bên cạnh công tác tuyên truyền vận động nhằm từng bước thay đổi nhận thức của người dân thì vẫn tiếp tục thực hiện công tác khám sàng lọc để phát hiện bệnh nhân THA trong cộng đồng để công tác phòng, chống bệnh THA được hiệu quả hơn.
Việc phân độ THA sẽ giúp NVYT có hướng quản lý, điều trị bệnh nhân được tốt hơn, trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi không đề cập đến công tác quản lý điều trị bệnh nhân THA, cần có đánh giá cụ thể hơn về tuân thủ điều trị, đạt huyết áp mục tiêu trong các nghiên cứu sau. Như vậy có thể thấy tỷ lệ THA độ 2 và độ 3 trong nghiên cứu của chúng tôi là khá cao, đây là vấn đề và TTYT cần quan tâm; đối với những người THA độ 2 trở lên nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ theo quy định thì nguy cơ có thể xảy ra tai biến do THA là rất cao; vì vậy cần phải tăng cường công tác truyền thông để người dân chủ động đi khám sức khoẻ định kỳ, đồng thời tổ chức các đợt khám sàng lọc để phát hiện đối tượng THA trong cộng đồng để quản lý và điều trị nhằm nâng cao hiệu quả chương trình phòng, chống THA trên địa bàn huyện. Nghiên cứu của Nguỵ Văn Đôn năm 2012 tại Bình Phước cho thấy tuổi có mối liên quan thuận với THA, tuổi càng cao thì nguy cơ THA cào lớn, tác giả đã chia nhóm tuổi từng bậc (mỗi bậc 10 tuổi), kết quả cho thấy khi tăng lên 10 tuổi thì tỷ lệ THA tăng lên 1,5 lần (31).
Người dân càng uống rượu bia nhiều thì tỷ lệ THA càng cao, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA ở những người uống rượu bia ở mức hợp lý là thấp nhất (27,8%), uống hợp lý là việc uống theo khuyến cáo không quá 2 đơn vị đối với nam và không quá 1 đơn vị đối với nữ. Kết quả này cũng phù hợp với thực tế xã la Khươl là một xã khó khăn, người dân còn vất vả, đa số là làm nông nghiệp, làm nương làm rẫy nên họ phải lao động chân tay nhiều, vì vậy phải hoạt động nhiều là điều dễ hiểu; số ít ĐTNC hoạt động tĩnh tại chủ yếu là ở những người làm CBVC hoặc người cao tuổi, già yếu không thể lao động được.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi có liên quan đến THA, mỗi nghiên cứu đều có cách chia nhóm tuổi khác nhau, trong nghiên cứu này chúng tôi chia nhóm tuổi (mỗi bậc 10 tuổi) tham khảo theo nghiên cứu của tác giả Nguỵ Văn Đôn tại Bình Phước, Nguyễn Thị Tú Trang tại Đắk Lắk và nghiên cứu của Tô Thị Trúc Mai tại Kon Tum (31), (37), (7). Đây là vấn đề mà địa phương cần quan tâm, trong quá trình truyền thông phòng chống bệnh THA cần chú trọng nhóm người trình độ học vấn thấp, để xây dựng nội dung truyền thông phù hợp nhằm nâng cao nhận thức để họ hiểu biết được cách phòng bệnh THA cho bản thân và gia đình nhằm giảm tỷ lệ. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác: nghiên cứu của Đỗ Thái Hòa năm 2015 tại Thanh Hóa cho thấy nhân viên văn phòng có nguy cơ mắc THA cao hơn 1,9 lần so với nông dân; các ngành nghề khác (tiểu thương, công nhân, nội trợ,..) có nguy cơ THA cao hơn 2,24 lần so với nghề nông (40).
Béo phì là một trong số những bệnh rối loạn chuyển hóa và là một trong số những yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp và tim mạch; nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng BMI có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng THA, mối liên quan này là tỷ lệ thuận; những người càng thừa cân, bép phì thì khả năng rối loạn chuyển hóa, xơ vữa động mạch và THA càng cao (7), (37), (52). Địa bàn xã la Khươl là xã khó khăn có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống tuy nhiên vẫn có một số người dân có chỉ số BMI ở mức cao, nguyên nhân là do người dân tộc Gia Rai có thói quen tụ tập uống rượu bia sau mỗi ngày làm việc, chế độ ăn uống chưa hợp lý, thường ăn nhiều tinh bột và mỡ động vật để có năng lượng cho hoạt động lao động sản xuất. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy hút thuốc lá có liên quan đến THA: nghiên cứu của Haye TB và cộng sự năm 2020 tại Ethiopia cho thấy những người hút thuốc lá có nguy cơ THA cao gấp 16,11 lần so với những người không hút (51); nghiên cứu của Trịnh Quang Trí năm 2015 tại Đắk Lắk cũng cho thấy nguy cơ THA ở những người hiện đang hút thuốc lá cao hơn gấp 3,2 lần người chưa bao giờ hút thuốc lá (53).
Hầu hết những người hút thuốc lá lâu năm thường rất khó bỏ, đa số họ đã nghiện thuốc lá, việc cai thuốc lá một lúc là rất khó cần phải có nhiều thời gian, quan trọng là người hút phải hiểu được tác hại của việc hút thuốc lá từ đó họ mới có ý thức bỏ hút thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Các chứng cứ đều khẳng định ăn giảm muối là một cách quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim mạch và các biến cố đột quỵ, giảm muối có thể bằng cách lựa chọn chế dộ ăn uống khác nhau (hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thay đổi cách chế biến thực phẩm, giảm lượng muối đưa vào khi chế biến. Nghiên cứu của Hoàng Xuân Hạnh 2020 tại Đắk Nông cũng cho thấy những người có thói quen khi ăn cho thêm hoặc chấm mắm, muối thì tỷ lệ bị THA là 29,0% cao hơn so với nhóm còn lại (p<0,05), tương tự nhóm thích ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm được bảo quản với hàm lượng muối cao như dưa cà, dưa măng, tương,.
Để thay đổi thỏi quen không tốt này cần phải tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân; tổ chức các buổi truyền thông để người dân hiểu được tác hại của việc ăn nhiều muối để họ tự ý thức và điều chỉnh lượng muối trong quá trình ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Nếu uống nhiều hơn ở mức khuyến cáo sẽ gây những tác hại cho sức khỏe bản thân; tuy nhiên nếu uống đều đặn 1 lượng rượu phù hợp theo khuyến cáo thì mang lại lợi ích đối với sức khỏe của người sử dụng, bao gồm phòng các nguyên nhân tử vong và các bệnh tim mạch, vì vậy không nhất thiết phải cấm sử dụng hoàn toàn mà nên khuyên sử dụng ở mức phù hợp theo quy định (85).