1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường xuân hà, quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2013

103 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Khuyết Tật Và Hòa Nhập Cộng Đồng Của Người Khuyết Tật Trong Độ Tuổi Lao Động Tại Phường Xuân Hà, Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng Năm 2013
Tác giả Phan Thị Hoàng Ngân
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thủy, TS Nguyễn Hữu Quốc Nguyên
Trường học Đại học Y tế công cộng
Chuyên ngành Y tế công cộng
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2013
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 515,39 KB

Cấu trúc

  • Chương 1 TÕNG QUAN TÀI LIỆU (14)
    • 1.1. Đại cương về khuyết tật và người khuyết tật (14)
      • 1.1.1. Khái niệm về khuyết tật và người khuyết tật (14)
      • 1.1.2. Phân loại khuyết tật (16)
      • 1.1.3. Hậu quả của khuyết tật (18)
      • 1.1.4. Hòa nhập cộng đồng (19)
    • 1.2. Thông tin chung về tình hình khuyết tật (22)
      • 1.2.1. Trên thế giới (22)
      • 1.2.2. Tại Việt Nam (23)
    • 1.3. Các nghiên cứu về hòa nhập cộng đồng trên thế giới và Việt Nam (24)
      • 1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới (24)
      • 1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam (27)
      • 1.3.3. Địa bàn nghiên cứu (29)
    • 1.4. Khung lý thuyết (32)
  • Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu (34)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (0)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (35)
    • 2.4. Mau và phương pháp chọn mẫu (0)
    • 2.5. Phương pháp thu thập số liệu (35)
      • 2.5.1. Công cụ thu thập số liệu (35)
      • 2.5.2. Thu thập số liệu sơ cấp (36)
    • 2.6. Các biến số nghiên cứu (37)
    • 2.7. Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá hòa nhập cộng đồng bằng ACPQ (37)
      • 2.7.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu (37)
      • 2.7.2. Đánh giá mức độ khuyết tật (38)
      • 2.7.3. Đánh giá về mức độ hòa nhập (38)
      • 2.7.4. Đánh giá nhận thức hòa nhập cộng đồng (39)
    • 2.8. Xử lý và phân tích số liệu (39)
    • 2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (40)
  • Chuông 3 KÉT QUẢ NGHIÊN cứu (0)
    • 3.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu (0)
    • 3.2. Đặc điểm khuyết tật ở người khuyết tật tuổi lao động (42)
    • 3.3. Mức độ hòa nhập cộng đồng ở người khuyết tật tuổi lao động tại phường Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nang năm 2013 (46)
      • 3.3.1. Đánh giá độ tin cậy của cấu phần đo mức độ hòa nhập trong Bộ công cụ ACPQ (0)
      • 3.3.2. Kết quả hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật tuổi lao động phường Xuân Hà (47)
    • 3.4. Mức độ nhận thức HNCĐ (53)
    • 3.5. Một số yếu tố liên quan đến mức độ và nhận thức HNCĐ (55)
      • 3.5.1. Ket quả phân tíchđơn biến (0)
      • 3.5.2. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến (0)
  • Chương 4 BÀN LUẬN (64)
    • 4.1. Thực trạng và đặc điểm khuyết tật của người khuyết tật trong độ tuổi lao động phường Xuân Hà, Đà Nang năm 2013 (64)
    • 4.2. Thực trạng hòa nhập cộng đồng và mức độ nhận thức hòa nhập ở người khuyết tật tuổi lao động (66)
    • 4.3. Một số yếu tố liên quan đến mức độ hòa nhập và nhận thức hòa nhập (0)
      • 4.3.1. Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân và mức độ hòa nhập cộng đồng (69)
      • 4.3.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân và nhận thức hòa nhập (70)
      • 4.3.3. Mối liên quan giữa mức độ hòa nhập cộng đồng và nhận thức hòa nhập (70)
    • 4.4. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu (71)
      • 4.4.1. Ưu điểm của nghiên cứu (71)
      • 4.4.2. Hạn chế của nghiên cứu (71)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (79)

Nội dung

TÕNG QUAN TÀI LIỆU

Đại cương về khuyết tật và người khuyết tật

1.1.1 Khái niệm về khuyết tật và người khuyết tật

Theo Phân loại của Quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe (ICF) thì Chức năng của con người là sự tương tác qua lại giữa cá nhân với điều kiện sức khỏe, yếu tố môi trường và yếu tố cá nhân [28].

KT được định nghĩa theo ba mức tương ứng với cấp cơ thể, cá nhân và môi trường,bao gồm khiếm khuyết, hạn chế hoạt động và hạn chế sự tham gia Khiếm khuyết là tình trạng mất mát, thiếu hụt hay bất bình thường cấu trúc sinh lý, giải phẫu, chức năng Hạn chế hoạt động là sự hạn chế, khó khăn hoặc không thực hiện được một hoặc nhiều hoạt động nào đó trong hoạt động sống hằng ngày của một cá nhân Khái niệm này chỉ ra mối tương tác của cá nhân với môi trường khi thực hiện các việc cụ thể (như ăn uổng, chải đầu,tắm ) Hạn chế sự tham gia là sự hạn chế, không thể tham gia vào hoặc không thực hiện được vai trò cá nhân trong gia đình và xã hội do các rào cản khác nhau Khái niệm này chủ yếu để chỉ các hạn chế của môi trường đã cản trở NKT tham gia đầy đủ vào trong cuộc sống xã hội (như đi học, đi làm ) [28],

Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1999, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Khiếm khuyết chỉ đen sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ [27].

Nhiều mô hình khuyết tật đuợc đề cập trong các nghiên cứu khác nhau, theo nhà giáo dục học Marta Pegoiani, có 4 mô hình khuyết tật bao gồm: mô hình từ thiện, mô hình y tế, mô hình xã hội và mô hình dựa vào quyền Alison lại đưa ra ba mô hình trong đó mô hình y học của khuyết tật và xã hội của khuyết tật là hai mô hình chính [20],

- Mô hình y học của khuyết tật cho rằng khuyết tật là tình trạng suy giảm thể chất, tinh thần của một cá nhân ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của cá nhân đó Như vậy việc chữa trị hoặc kiểm soát khuyết tật đồng nghĩa với việc xác định, tìm hiểu, cũng như tác động lên khuyết tật Do đó nếu chính phủ, khu vực tư nhân và toàn xã hội đầu tư cho việc chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ có liên quan để chữa trị các khuyết tật về mặt y học sẽ giúp người khuyết tật có một cuộc sống bình thường Mô hình này nhấn mạnh đến bản chất của chính khuyết tật.

- Mô hình xã hội của khuyết tật cho thấy những rào cản và định kiến của xã hội dù là có chủ ý hay vô ý là những nguyên nhân chính xác định ai là người khuyết tật và ai không là người khuyết tật Mô hình này cho rằng một số người có những khác biệt về mặt tâm lý, trí tuệ hoặc thể chất (những khác biệt mà đôi khi có thể coi là những khiếm khuyết) so với chuẩn mực chung, nhưng những khác biệt này sẽ không dẫn đến các khó khăn nghiêm trọng trong cuộc sống nếu xã hội có thể giúp đỡ và có suy nghĩ, ứng xử tích cực.

Mô hình xã hội nhấn mạnh tới sự bình đẳng và chú trọng đen những thay đổi cần thiết của xã hội.

1.1.2.1 Theo mức độ nặng nhẹ của khuyết tật

Theo Luật về Người khuyết tật của Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Viêt Nam (có điều chỉnh) thì mức độ nặng nhẹ của KT được chia thành 4 cấp độ [6], [13]:

Mức độ đặc biệt nặng: KT dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

Mức độ nặng: KT dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

Mức độ trung bình: có thể tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày, vận động và di chuyển, giao tiếp và hòa nhập xã hội với sự hỗ trợ một phần của người khác.

Mức độ nhẹ: có thể tự thực hiện các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, vận động và di chuyển, giao tiếp và hòa nhập xã hội với sự hỗ trợ của dụng cụ trợ giúp.

KT bẩm sinh: hay dị tật bẩm sinh là các bất thường thai nhi khi sinh ra về cấu trúc, chức năng hay chuyển hóa là loại KT hình thành do gen, xuất hiện ngay sau sinh.

KT mắc phải: là loại KT thứ phát, xuất hiện sau khi sinh mà không phải do di truyền Nguyên nhân có thể từ di chứng bệnh lý, chấn thương, điều kiện môi trường sống, hay thái độ và quan niệm xã hội không tổt [17].

Bộ luật về Người khuyết tật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng đã phân loại KT thành 6 dạng tật [6], bao gồm:

KT về vận động: do tổn thương thần kinh hay tổn thương cơ xương khớp.

KT về nhìn: do các bệnh lý ở mắt bẩm sinh hay mắc phải, như: đau mắt hột, đục thuỷ tinh thể, bệnh glocôm, viêm mống mắt, tổn thương do vật lạ, khô giác mạc, viêm kết mạc, lác mắt bẩm sinh, bệnh phong, tuổi già.

KT về nghe nói: do tổn thương cơ quan thính giác làm giảm hoặc mất khả năng nghe, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm Bệnh có thể mắc phải sau khi đã phát triển ngôn ngữ nói, cũng có thể bẩm sinh hoặc trước khi biết nói làm cho trẻ lớn lên không thể nói được.

KT trí tuệ: do chậm phát triển tinh thần bẩm sinh hay mắc phải, hay gặp là hội chứng Down, ngu đần

KT tâm thần kinh: hay người bị bệnh tâm thần là người có biểu hiện khác lạ về lời nói, hành vi, nhân cách so với những người bình thường Người có bệnh tâm thần thường không nhận thức được KT và sự bất thường của mình Với những người này, khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và làm việc đều giảm sút Tình trạng bất thường về tâm thần có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau hàng tháng Người bị bệnh tâm thần đôi khi cũng có những lúc có những biểu hiện bình thường như trước khi mắc bệnh.

1.1.3 Hậu quả của khuyết tật

KT hiện là một vấn đề đáng được quan tâm, nó có mối liên quan hai chiều với tình trạng đói nghèo: KT làm gia tăng nguy cơ đói nghèo và ngược lại đói nghèo làm tăng nguy cơ KT Các nghiên cứu cho thấy NKT và gia đình của họ chịu nhiều bất lợi về kinh tế và xã hội hơn là những người phát triển bình thường KT có thể làm xấu đi nền kinh tế, xã hội cũng như làm giảm đi phúc lợi và tăng nghèo đói, gây những tác động bất lợi đến giáo dục, việc làm và thu nhập thông qua tăng các chi phí xã hội cho KT [30].

Thông tin chung về tình hình khuyết tật

Theo báo cáo của WHO về KT, tháng 6 năm 2011, có trên 15% dân số toàn thế giới, ước tính trên 1 tỷ người có liên quan với một số dạng KT [30].

Tỷ lệ hiện mắc KT tại khu vực Đông Nam Á từ 1- 7% Khu vực này có gánh nặng

KT tăng gấp đôi, xuất phát từ các bệnh truyền nhiễm và các bệnh không lây nhiễm cùng với sự gia tăng của các bệnh mãn tính [29].

Tại các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp thì ước tính trong tổng thời gian sống của NKT có 66,5% thời gian sống với các bệnh mãn tính không lây, 1,7% thời gian sống cùng tai nạn giao thông đường bộ và 1,4% số năm sống cùng bạo lực và xung đột [31].

Nhiều nghiên cứu cho thấy nam giới bị KT nhiều hơn phụ nữ tại các nước Băng-la- đét, Ấn Độ và Đông Ti-mo; trong khi đó, tại Bu-tan, Triều Tiên, In-đô-nê- xi-a, Mi an-ma,Ne-pan, Thái Lan và Sri Lan-ca thì ngược lại số NKT vận động chiếm đa phần trong hầu hết các nước ngoại trừ Bu-tan, Ân Độ và Đông Ti-mo Tại Bu-tan, số người có KT nghe nói nhiều nhất, tiếp đến là những người có khiếm khuyết về nhìn, KT vận động và thiểu năng trí tuệ Tại Ấn Độ, suy giảm chức năng nhìn chiếm con số lớn nhất sau đó là hạn chế vận động, nghe nói và KT tâm thần Đông Ti-mo cũng có tỷ lệ suy giảm chức năng nhìn cao nhất, kế tiếp là khiếm khuyết vận động, nghe và trí tuệ [30].

Tại Việt Nam, năm 2009, trong số 78,5 triệu người từ 5 tuổi trở lên có 6,1 triệu người (tương ứng với 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên) có khó khăn trong việc thực hiện ít nhất một trong bốn chức năng nhìn, nghe, vận động và hoạt động trí tuệ Trong số 6,1 triệu người này, có 385 nghìn NKT nặng Tỷ lệ người bị KT thị giác là lớn nhất, tiểp đến là KT vận động và trí tuệ Tuy nhiên, trong nhóm KT mức độ vừa và nặng thì KT vận động và trí tuệ lại phổ biến hơn Theo số liệu tổng điều tra dân số 2009, xấp xỉ 1,5 triệu NKT sống ở thành thị và gần 4,5 triệu NKT (75,7%) sống tại nông thôn Tỷ lệ NKT ở khu vực thành thị và nông thôn tương ứng là 6,3% và 8,3% [12],

Cũng theo “Người khuyết tật ở Việt Nam: một số kết quả chủ yếu từ tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009” được thực hiện bởi sự hỗ trợ của Quỹ dân số liên hiệp quốc UNFPA Báo cáo cho thấy tỷ lệ KT từ mức độ khó khăn trở lên với dạng tật về nhìn là 5,03%, về nghe là 3,13%, vận động là 3,7% và tập trung ghi nhớ là 3,52% Tỷ lệ này thấp hơn ở các mức độ rất khó khăn và không thể thực hiện được Tỷ lệ KT ở nữ cao hơn nam ở tất cả các dạng tật và mức độ khó khăn [12].

Năm 2010, cả nước có 5,1 triệu NKT (6% dân số), trong đó có 1,1 triệu KT nặng, chiếm 21,5% tổng số NKT Bao gồm 29% KT vận động, 17% tâm thần, 14% thị giác, 9% thính giác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ và 17% các dạng khác Tỷ lệ nam là NKT cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả của chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích Nguyên nhân gây nên KT có đến 36% bẩm sinh, 32% do bệnh tật, 26% do hậu quả chiến tranh và 6% do tai nạn lao động.

Thành phố Đà Nằng được xem là Trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung và TâyNguyên, cách thủ đô Hà Nội 759 km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 960 km về phía Nam Phía Bắc giáp Thừa Thiên - Huế; phía Nam và phía Tây giáp tỉnh Quảng Nam;phía đông giáp biển Đông Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,7°c với diện tích tự nhiên 1.256 km 2 và dân số là 868.099 người thuộc 208.858 hộ gia đình, về đơn vị hành chính: thành phố bao gồm 06 quận 2 huyện: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, cẩm Lệ, Liên Chiểu, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng

Sa [3]. Đà Nằng là 1 trong 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ NKT dưới 60 tuổi cao nhất trong cả nước [12] Theo kết quả điều tra năm 2009 - 2011, toàn thành phố có 82,1% số hộ gia đình tham gia điều tra KT, trong số đó có 50,1% số hộ NKT Tỷ lệ hộ có NKT khác nhau giữa các quận huyện, cao nhất là ở quận Thanh Khê (58,6%), tiếp đến là quận Hải Châu (55,8%) và thấp nhất là quận cẩm Lệ (42,9%) Tỷ lệ KT trung bình của Thành phố Đà Nang là 20,3% trong đó cao nhất là quận Hải Châu (23,1%), thấp nhất là quận Sơn Trà (16,5%) [7].

Cũng theo thống kê của báo cáo trên, khó khăn/KT về nhìn chiếm tỷ lệ cao nhất là79,7% tổng số NKT, sau đó đến vận động là 23,8% và nghe nói chiếm 6,8% Các dạng KT khác đều thấp dưới 3%.

Các nghiên cứu về hòa nhập cộng đồng trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Nghiên cứu trên thế giói

Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về HNCĐ theo nhiều hướng và trên nhiều đối tượng khác nhau Các tác giả đã chỉ ra rằng rất nhiều nghiên cứu đó được thực hiện với các cộng cụ không giống nhau với các mục tiêu đánh giá khác nhau như: Nghiên cứu về mối quan hệ cá nhân và cộng đồng ở nhóm người khuyết tật trí tuệ [26], nghiên cứu về việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ và vốn xã hội của nhóm người nhập cư [22], nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến HNCĐ ở nhóm người sau đột quỵ [21], nghiên cứu về cảm nhận và mức độ HNCĐ và các liên quan với tâm lý lo âu [17].

Trong lĩnh vực chính sách y tế, nghiên cứu dịch tể học của Berry và cộng sự (2008) tìm hiểu mức độ và cảm nhận HNCĐ cùng các yếu tố liên quan với tâm lý lo âu ở một nhóm người thuộc địa phận Australia Đối tượng nghiên cứu là 963 người tuổi từ 18 - 97,sống ở khu vực ven biển New South Wales với tình trạng kinh tế khó khăn được lựa chọn ngẫu nhiên Tác giả sử dụng thang đo hòa nhập cộng đồng của Úc để đánh giá các mức độHNCĐ và cảm nhận HNCĐ ở nhóm đối tượng này.

Kết quả cho thấy mức độ hòa nhập của nữ cao hơn nam giới Điểm hòa nhập trung bình chung ở cả hai giới là 3,60 ± 1,61, trong khi đó ở nữ là_3,86 ± 1,57 và ở nam là 3,32 ± 1,61 Điểm thích thú hòa nhập trung bình chung cho cả hai giới là 2,42 ± 1,80, với nữ là 2,53 ± 1,81 và nam là 2,30 ± 1,77 Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy biến tuổi và mức độ hòa nhập có liên quan (p < 0,001), cảm nhận thích hòa nhập cũng có liên quan với độ tuổi (p < 0,001) Nhận thức và mức độ hòa nhập có liên quan thống kê (p = 0,003). Nghiên cứu chỉ tập trung vào nhóm người có khó khăn về kinh tế ở nông thôn, vì vậy kết quả tìm được có thể không phù họp với nhóm người ở thành thị hay thậm chí ở các khu vực nông thôn khác và có nhiều khác biệt lớn khi áp dụng cho người khuyết tật[ 15].

Trong lĩnh vực KT và phát triển Widmer và cộng sự (2008) tìm hiểu vốn xã hội dựa trên nền tảng gia đình ở các các nhân bị khuyết tật về mặt trí tuệ Nghiên cứu đối chứng được thực hiện với 72 ĐTNC có sự tương đồng về giới tính và độ tuổi, chia làm ba nhóm: nhóm KT trí tuệ có rối loạn tâm thần, nhóm KT trí tuệ không rối loạn tâm thần và nhóm hoàn toàn bình thường Bộ công cụ FNM (Family Network Method) được sử dụng nhằm đánh giá cảm nhận của ĐTNC về gia đình và vốn xã hội của họ Ket quả cho thấy có sự khác biệt về vốn xã hội và sự kết nối các thành viên trong gia đình ở các nhóm ĐTNC khác nhau Nhóm KT trí tuệ nhận thấy họ không là nguồn quan tâm của gia đình và tính kết nối giữa các thành viên trong gia đình không cao Các cá nhân KT trí tuệ kèm rối loạn tâm thần có vốn xã hội dựa vào gia đình thấp hơn so với nhóm KT không tâm thần Sự khác nhau về thành phần trong gia đình cũng góp phần tạo nên sự khác biệt, nhất là ở vai trò vợ hoặc chồng[32].

Verdonschot, Witte và các cộng sự đã hệ thống lại các nghiên cứu về sự kết nối cá nhân và các mối quan hệ cộng đồng ở nhóm NKT trí tuệ (2009) trên các nguồn cơ sở dữ liệu uy tín trên thế giới trong giai đoạn 10 năm từ 1996 - 2006 NKT trí tuệ ít được sử dụng hơn so với các bạn đồng trang lứa không bị tàn tật là 3- 4 lần Họ ít có khả năng được tuyển dụng cạnh tranh và có nhiều khả năng làm việc trong những nơi thiết lập tách biệt hơn so với những NKT khác NKT trí tuệ đồng thời ít có khả năng được tham gia vào các nhóm cộng đồng và các hoạt động giải trí, thường bị đơn độc và thụ động Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào NKT nhẹ Tác giả cũng đã kết luận mức độ tham gia của NKT trí tuệ vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nhóm không KT và các nhóm bị dạng tàn tật khác [26].

“Sức khỏe tâm thần, sử dụng dịch vụ và vốn xã hội ở người Ấn Độ tại úc: Những kết quả của một cuộc điều tra phúc lợi” được thực hiện bởi Maheshwari và Steel trên 71 nhóm gia đình người Ấn sống tại úc, công bố tháng 10/2012 Nghiên cứu đã đánh giá chức năng của NKT, việc họ sử dụng các dịch vụ và sức khỏe xã hội Kết quả chỉ ra rằng thời gian bị khiếm khuyết chức năng và tâm lý buồn khổ có liên quan tỷ lệ thuận Người khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần đã không tìm kiếm bất kỳ một dịch vụ tư vấn nào [22],

Chutima Jalayondeja và nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài Các yếu tố liên quan đến HNCĐ ở người bị đột quỵ (2011) Nghiên cứu thuần tập được thực hiện với 180 người sống sót sau đột quỵ bằng các thang đo Quy mô ảnh hưởng đột quỵ đã được chuẩn hóa nhằm đánh giá hoạt động cuộc sống hàng ngày và hoạt động tham gia vào cộng đồng Với thang điểm 40, Chutima đã chọn điểm cắt 24 điểm nhằm đánh giá hòa nhập tốt hay còn hạn chế Ket quả cho thấy có 86,5% ĐTNC cảm nhận thấy họ đã hòa nhập tốt Có 33,1% cho rằng họ gặp hạn chế trong các hoạt động việc làm, tình nguyện, 24% hạn chế trong các hoạt động xã hội, 15% gặp hạn chế trong các hoạt động gia đình hay bạn bè, 61% hạn chế tham gia các hoạt động tôn giáo Ngoài ra, các yểu tố nhân khẩu học như tuổi, giới tính và mức độ đột quỵ không liên quan đến HNCĐ [21],

Hosain và cộng sự thực hiện đề tài Ảnh hưởng của KT đối với chất lượng cuộc sống của NKT ở vùng nông thôn Bangladesh (2002) Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang Tác giả tiến hành một cuộc khảo sát trực tiếp ở hai làng của nước này đế thu thập thông tin kinh tế xã hội và nhân khẩu học trên dân làng và xác định người tàn tật Nghiên cứu cho thấy rằng KT có ảnh hưởng tiêu cực một cách nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của NKT đặc biệt đối với các yếu tố hôn nhân, trình độ học vấn,việc làm, và trạng thái cảm xúc Ngược lại các yếu tố đó cũng ảnh hưởng đến quá trình tham gia vào xã hội của NKT Hon một nửa số người tàn tật nhìn nhận tiêu cực của xã hội Phụ nữ tàn tật và trẻ em gái phải chịu đựng nhiều từ thái độ tiêu cực của xã hội hơn nam giới, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm lý và xã hội của họ [25].

Thực tế cho thấy, các nghiên cứu tập trung vào một dạng KT nhất định và việc giới hạn độ tuổi cho ĐTNC chưa thấy được đề cập đến Các tác giả đã không đưa ra một tỷ lệ mức độ HNCĐ cụ thể ở các nghiên cứu này Chúng ta chưa thấy được mối quan hệ của cảm nhận cá nhân về hòa nhập với mức độ HNCĐ của NKT và liệu chúng có mối liên quan lẫn nhau hay không [15].

1.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam nói chung và Đà Nang nói riêng, các nghiên cứu, báo cáo về KT tương đối nhiều Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào đặc điểm dạng KT[11], sự hòa nhập cộng đồng ở đổi tượng chăm sóc NKT cũng như các chương trình can thiệp dựa vào cộng đồng [24] Chúng tôi chưa tìm được nghiên cứu nào nói về mức độ và nhận thức hòa nhập của NKT.

Nghiên cứu cắt ngang của Nguyễn Thị Minh Thủy và Berry (2008) được thực hiện trên 172 bà mẹ có con bị khuyết tật tại hai tỉnh Ninh Bình và Quảng Nam Tác giả đã sử dụng bộ câu hỏi được dịch từ ACPQ như là một công cụ nghiên cứu nhằm đánh giá cấu phần HNCĐ trong vốn xã hội của đối tượng nghiên cứu Điểm trung bình của HNCĐ là 6,1 ± 3,2 về cảm nhận hòa nhập, điểm trung bình cho cảm nhận hoà nhập ít là 4,9 ± 0,92 và cảm giác thích hòa nhập là4,8 ±1,1 Ket quả cho thấy hầu hết các bà mẹ tham gia thường xuyên vào các hoạt động cộng đồng Các hình thức phổ biến nhất của sự tham gia là liên hệ với các thành viên hộ gia đình, với gia đình, với bạn bè, với đồng nghiệp và cho tiền để làm từ thiện Các hoạt động được cho là ít tham gia bao gồm học tập, hoạt động tình nguyện, thể hiện quan điểm rõ ràng và phản kháng chính trị Hầu hết người được hỏi cho biết họ đã dành quá ít thời gian trong hòa nhập cộng đồng nhưng mà họ rất thích các hoạt động này khi họ có thể Ngoài ra, mức độ và cảm nhận hòa nhập không phải là yếu tố dự báo cho tâm lý lo âu ở đối tượng nghiên cứu Nhìn chung, nghiên cứu trên cũng tập trung vào đối tượng là người có liên quan trực tiếp đến NKT và HNCĐ chỉ là một cấu phần nhỏ trong vốn xã hội mà tác giả muốn tìm hiểu liệu nó có liên quan đến tâm lý lo âu hay không Nghiên cứu không đưa ra tỷ lệ HNCĐ cũng như các yếu tố có liên quan đến HNCĐ đặc biệt là trên đối tượng khuyết tật [24].

Trịnh Thắng thực hiện nghiên cứu Kiến thức, thái độ, thực hành về trẻ KT tại An Giang và Đồng Nai năm 2011 bằng phương pháp định tính Kết quả cho thấy kiến thức về khái niệm, nguyên nhân và phân loại trẻ KT không đồng đều giữa các nhóm đối tượng đích khác nhau, về thái độ, vẫn còn sự phân biệt kỳ thị bằng lời nói và hành động giữa trẻ KT và không KT Sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương là rất nhỏ và không có hệ thống ở tất cả các khu vực nghiên cứu, khiến cho nhiều trẻ KT không được tiếp cận hỗ trợ Việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế cũng vấp phải nhiều thách thức khác nhau về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật và thiếu động lực cho cộng tác viên phục hồi chức năng. Những khó khăn này cũng gặp tương tự trong các tiếp cận với giáo dục, thông tin, giải trí và dịch vụ công cộng[8].

Cũng từ kết quả nghiên cứu, Trịnh Thắng đã cho thấy công tác đào tạo nghề và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp cho trẻ KT đều gặp khó khăn Nhóm chịu thiệt thòi nhiều nhất là trẻ KT vận động, rối loạn hành vi và và chậm phát triển trí tuệ Rào cản đối với đào tạo nghề là số lượng cơ sở đào tạo hạn chế, thiếu giáo viên chuyên giảng dạy cho trẻ KT, khoảng cách từ nhà đến cơ sở đào tạo xa, tình trạng sức khỏe của trẻ KT không phù họp.

Các nghiên cứu khác tương tự như: Kiến thức, thái độ, thực hành về trẻ KT và gia đình trẻ KT tại Đà Nằng; Thực trạng và nhu cầu chăm sóc trẻ KT vận động tại nhà trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2007; Một số yếu tố nguy cơ KT vận động ở trẻ dưới 06 tuổi tại huyện Hoài Đức, Hà Tây - năm 2007 [4],[11],[13] Tuy nhiên, nghiên cứu về sự HNCĐ củaNKT thì rất ít và hầu như chưa thấy quan tâm nhiều.

Với diện tích 928 km 2 , dân số 170.737 người và 10 đơn vị phường trực thuộc, Thanh Khê là một trong những quận nội thành có nền kinh tế phát triển của thành phố Đà Nằng với các loại hình kinh tế thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải và kinh tế biển [14],

Khung lý thuyết

Chúng tôi xây dựng khung lý thuyết sau khi tham khảo nghiên cứu của Helen Berry và Megan Shipley, được thực hiện ở úc năm 2009 [15].

- Họ hàng ĐẶC ĐIẺM KHUYẾT TẬT

- Hạn chể sự tham gia

NHẬN THỨC HÒA NHẬP CỘNG ĐÒNG - Cảm nhận ÍT hòa nhập

- Tham gia công tác tín ngưỡng

- Đi lễ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

- Quyên góp từ thiện THẾ HIỆN CHÍNH KIẾN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích định lượng.

2.4 Mẩu và phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu toàn bộ được sử dụng trong nghiên cứu.

Bộ số liệu thứ cấp về điều tra KT trên địa bàn thành phố Đà Nang 2011 được tách lấy phần số liệu Xuân Hà Nghiên cứu viên phân tích sơ bộ bộ số liệu và tìm thấy có 2015 người (939 nữ và 1076 nam) trong độ tuổi lao động bị khiếm khuyết chức năng cơ thể, trong đó có 298 NKT tuổi lao động có hạn chế hoạt động/hạn chế sự tham gia số người tham gia vào nghiên cứu là 288/298 người, chiếm tỷ lệ 96,6% Thực tế có 10 NKT không tham gia vào nghiên cứu vì lý do đã chết hoặc di cư sang địa bàn khác, không có NKT/gia đình NKT nào từ chối tham gia nghiên cứu.

2.5 Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Công cụ thu thập số liệu

Bộ số liệu điều tra KT trên địa bàn Xuân Hà được tách từ bộ số liệu điều tra toàn thành phố Đà Nằng năm 2009 - 2011, do Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nang quản lý (giới thiệu trong phần 1.3.3).

Bộ công cụ đánh giá HNCĐ ACPQ được bổ sung phần thông tin chung của NKT, gồm 3 phần:

- Thông tin chung của NKT gồm 7 câu với các nội dung: tuổi, giới, tôn giáo, học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, thành phần kinh tế hộ gia đình.

- Mức độ HNCĐ: gồm 30 câu với các nội dung: mối quan hệ gia đình, họ hàng,bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, học tập, niềm tin tôn giáo, các hoạt động xã hội và quan điểm chính kiến.

- Nhận thức HNCĐ: gồm 14 câu, với nội dung: cảm nhận chủ quan của ĐTNC về mức độ đồng ý với tần suất tham gia các hoạt động gia đình và xã hội và sự thích thú khi tham gia các hoạt động đó.

2.5.2 Thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra viên (ĐTV): 07 người bao gồm nghiên cứu viên (NCV), 01 cán bộ của phòng Thương binh xã hội và 06 cán bộ đang công tác tại trạm y tế phường Xuân Hà, họ là những người đã từng tham gia điều tra cho các nghiên cứu về NKT trước đây ĐTV được tập huấn trong 01 ngày cả lý thuyết và thực hành về phương pháp thu thập số liệu. Các ĐTV thảo luận để thống nhất kỹ thuật và cách thức tiến hành thu thập số liệu.

- Bộ câu hỏi ACPQ được bổ sung phần thông tin chung của ĐTNC và được tiến hành thử nghiệm với 10 ĐTNC Kết quả thử nghiệm cho thấy không cần chỉnh sửa gì cho bộ công cụ NCV sử dụng cả 10 trường hợp thử nghiệm này cho kết quả nghiên cứu.

- Tổ chức thu thập số liệu:

+ Chúng tôi đã thu thập số liệu trong 20 ngày.

+ Danh sách ĐTNC được sắp xếp theo từng tổ dân phố và được phân về cho từng ĐTV phụ trách ĐTV sẽ đến từng hộ gia đình nơi ĐTNC sinh sống, tiếp cận với họ và giới thiệu về nghiên cứu cũng như mục đích của nghiên cứu như trong “trang thông tin nghiên cứu” Neu ĐTNC đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào Phiếu đồng ý và bắt đầu trả lời các câu hỏi điều tra.

+ Trong trường hợp ĐTNC mac KT về nhìn hoặc không biết chữ thì ĐTV sẽ đọc câu hỏi phỏng van Neu ĐTNC mắc KT về nghe, nói và không biết chữ thì nhờ người nhà và cộng tác viên hỗ trợ thông dịch Đối với người có KT tâm thần kinh thì việc phỏng vấn được chúng tôi thực hiện khi họ tỉnh táo, tiếp xúc được.

+ Nếu một gia đình có nhiều hơn một NKT đều thuộc danh sách ĐTNC thì phát vấn cả hai cùng lúc hoặc phỏng vấn cả hai nhưng không cùng thời điểm để đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

- Sau khi ĐTV nộp phiếu điều tra cho NCV, NCV kiểm tra phiếu điều tra về số, chất lượng bộ câu hỏi và kiểm tra lại xác suất 1.0% số phiếu điều tra, nếu có phiếu không đạt yêu cầu thì ĐTV đó sẽ phải thu thập lại toàn bộ phiếu mình điều tra.

2.6 Các biến số nghiên cứu

Các biến số bao gồm nhóm biến về thông tin chung của ĐTNC như tuổi, giới, học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tôn giáo và tình trạng kinh tế; nhóm biến về đặc điểm KT như các dạng KT, mức độ KT, sự hạn chế các hoạt động và nhu cầu hòa nhập, sự tiếp cận với các dịch vụ xã hội Ngoài ra, nhóm biến số đo lường mức độ HNCĐ bao gồm các tiểu phần hòa nhập trong gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, học tập, tôn giáo, hoạt động cộng đồng, hoạt động tình nguyện, thời sự, bộc lộ suy nghĩ và cam kết chính trị Bên cạnh đó, nhóm biến cảm nhận về thời gian của sự tham gia các hoạt động hòa nhập cũng được xây dựng (Phụ lục 1)

2.7 Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá hòa nhập cộng đồng bằng ACPQ

2.7.1 Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

Người trong độ tuổi lao động là người từ 18-60 tuổi (đối với nam) và từ 18 -55 tuổi (đối với nữ) (theo bộ luật Lao động Viêt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994) [5].

Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống theo quyết định của Thủ tướng chính phủ ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 [9].

+ Không bao giờ: tuyệt đối không khi nào thực hiện hành động/ hành vi được nhắc đến trong cuộc đời

+ Hiếm khi: mức độ cao hơn không bao giờ về tần suất thực hiện nhưng vẫn rất hiếm hoi để thực hiện hành vi đó

+ ít khi: có thực hiện hành vi nhưng rất ít

+ Thỉnh thoảng: đôi khi thực hiện hành vi trong cuộc sống

+ Thường xuyên: thực hiện hành vi một cách liên tục trong cuộc sống khi có điều kiện thực hiện

+ Rất thường xuyên: hành vi được thực hiện ở mức độ tần suất cao

+ Luôn luôn: thường xuyên thực hiện hành vi như một thói quen trong cuộc sống.

2.7.2 Đánh giá mức độ khuyết tật

Mức độ KT của ĐTNC được đánh giá và thể hiện trong bộ số liệu thứ cấp thông qua thang đo dựa theo Luật NKT Việt Nam (có điều chỉnh) [13], bao gồm các mức độ: không ảnh hưởng - nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng.

2.7.3 Đánh giá về mức độ hòa nhập

Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Công cụ thu thập số liệu

Bộ số liệu điều tra KT trên địa bàn Xuân Hà được tách từ bộ số liệu điều tra toàn thành phố Đà Nằng năm 2009 - 2011, do Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nang quản lý (giới thiệu trong phần 1.3.3).

Bộ công cụ đánh giá HNCĐ ACPQ được bổ sung phần thông tin chung của NKT, gồm 3 phần:

- Thông tin chung của NKT gồm 7 câu với các nội dung: tuổi, giới, tôn giáo, học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, thành phần kinh tế hộ gia đình.

- Mức độ HNCĐ: gồm 30 câu với các nội dung: mối quan hệ gia đình, họ hàng,bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, học tập, niềm tin tôn giáo, các hoạt động xã hội và quan điểm chính kiến.

- Nhận thức HNCĐ: gồm 14 câu, với nội dung: cảm nhận chủ quan của ĐTNC về mức độ đồng ý với tần suất tham gia các hoạt động gia đình và xã hội và sự thích thú khi tham gia các hoạt động đó.

2.5.2 Thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra viên (ĐTV): 07 người bao gồm nghiên cứu viên (NCV), 01 cán bộ của phòng Thương binh xã hội và 06 cán bộ đang công tác tại trạm y tế phường Xuân Hà, họ là những người đã từng tham gia điều tra cho các nghiên cứu về NKT trước đây ĐTV được tập huấn trong 01 ngày cả lý thuyết và thực hành về phương pháp thu thập số liệu. Các ĐTV thảo luận để thống nhất kỹ thuật và cách thức tiến hành thu thập số liệu.

- Bộ câu hỏi ACPQ được bổ sung phần thông tin chung của ĐTNC và được tiến hành thử nghiệm với 10 ĐTNC Kết quả thử nghiệm cho thấy không cần chỉnh sửa gì cho bộ công cụ NCV sử dụng cả 10 trường hợp thử nghiệm này cho kết quả nghiên cứu.

- Tổ chức thu thập số liệu:

+ Chúng tôi đã thu thập số liệu trong 20 ngày.

+ Danh sách ĐTNC được sắp xếp theo từng tổ dân phố và được phân về cho từng ĐTV phụ trách ĐTV sẽ đến từng hộ gia đình nơi ĐTNC sinh sống, tiếp cận với họ và giới thiệu về nghiên cứu cũng như mục đích của nghiên cứu như trong “trang thông tin nghiên cứu” Neu ĐTNC đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào Phiếu đồng ý và bắt đầu trả lời các câu hỏi điều tra.

+ Trong trường hợp ĐTNC mac KT về nhìn hoặc không biết chữ thì ĐTV sẽ đọc câu hỏi phỏng van Neu ĐTNC mắc KT về nghe, nói và không biết chữ thì nhờ người nhà và cộng tác viên hỗ trợ thông dịch Đối với người có KT tâm thần kinh thì việc phỏng vấn được chúng tôi thực hiện khi họ tỉnh táo, tiếp xúc được.

+ Nếu một gia đình có nhiều hơn một NKT đều thuộc danh sách ĐTNC thì phát vấn cả hai cùng lúc hoặc phỏng vấn cả hai nhưng không cùng thời điểm để đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

- Sau khi ĐTV nộp phiếu điều tra cho NCV, NCV kiểm tra phiếu điều tra về số,chất lượng bộ câu hỏi và kiểm tra lại xác suất 1.0% số phiếu điều tra, nếu có phiếu không đạt yêu cầu thì ĐTV đó sẽ phải thu thập lại toàn bộ phiếu mình điều tra.

Các biến số nghiên cứu

Các biến số bao gồm nhóm biến về thông tin chung của ĐTNC như tuổi, giới, học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tôn giáo và tình trạng kinh tế; nhóm biến về đặc điểm KT như các dạng KT, mức độ KT, sự hạn chế các hoạt động và nhu cầu hòa nhập, sự tiếp cận với các dịch vụ xã hội Ngoài ra, nhóm biến số đo lường mức độ HNCĐ bao gồm các tiểu phần hòa nhập trong gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, học tập, tôn giáo, hoạt động cộng đồng, hoạt động tình nguyện, thời sự, bộc lộ suy nghĩ và cam kết chính trị Bên cạnh đó, nhóm biến cảm nhận về thời gian của sự tham gia các hoạt động hòa nhập cũng được xây dựng (Phụ lục 1)

Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá hòa nhập cộng đồng bằng ACPQ

2.7.1 Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

Người trong độ tuổi lao động là người từ 18-60 tuổi (đối với nam) và từ 18 -55 tuổi (đối với nữ) (theo bộ luật Lao động Viêt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994) [5].

Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống theo quyết định của Thủ tướng chính phủ ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 [9].

+ Không bao giờ: tuyệt đối không khi nào thực hiện hành động/ hành vi được nhắc đến trong cuộc đời

+ Hiếm khi: mức độ cao hơn không bao giờ về tần suất thực hiện nhưng vẫn rất hiếm hoi để thực hiện hành vi đó

+ ít khi: có thực hiện hành vi nhưng rất ít

+ Thỉnh thoảng: đôi khi thực hiện hành vi trong cuộc sống

+ Thường xuyên: thực hiện hành vi một cách liên tục trong cuộc sống khi có điều kiện thực hiện

+ Rất thường xuyên: hành vi được thực hiện ở mức độ tần suất cao

+ Luôn luôn: thường xuyên thực hiện hành vi như một thói quen trong cuộc sống.

2.7.2 Đánh giá mức độ khuyết tật

Mức độ KT của ĐTNC được đánh giá và thể hiện trong bộ số liệu thứ cấp thông qua thang đo dựa theo Luật NKT Việt Nam (có điều chỉnh) [13], bao gồm các mức độ: không ảnh hưởng - nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng.

2.7.3 Đánh giá về mức độ hòa nhập

Có 30 câu hỏi về mức độ hòa nhập thể hiện trong 14 nhóm vấn đề, được chia thành 7 mức độ đánh giá tăng dần từ: không bao giờ, hiếm khi, ít khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên và luôn luôn Ngoài ra, nếu ĐTNC không có câu trả lời thì chọn phương án “không đánh giá được”. Điểm trả lời là 0 điểm, ứng với phương án “không đánh giá được”, “không bao giờ” được cho 1 điểm, và “luôn luôn” được cho 7 điểm Từ các phương án trả lời của ĐTNC, NCV tính được điểm tổng tối thiểu và tối đa Mức độ HNCĐ được đánh giá là đạt khi ĐTNC trả lời được 50% tổng số điểm tối đa.

Với mỗi hoạt động hòa nhập, mức độ hòa nhập được đánh giá là “tết” khi ĐTNC chọn phương án trả lời từ “thường xuyên” trở lên, tương ứng với từ 4-5 điểm.

2.7.4 Đánh giá nhận thức hòa nhập cộng đồng

Có 14 câu hỏi về nhận thức hòa nhập, được chia thành 7 mức độ đánh giá tăng dần từ: rất không đồng ý, không đồng ý, không đồng ý một chút, không đồng ý cũng không phản đối, đồng ý một chút, đồng ý và rất đồng ý Ngoài ra, nếu ĐTNC không có câu trả lời thì chọn phương án “không đánh giá được”.

Từ câu 38 đến câu 44, điểm đánh giá được cho đối ngược với mức độ chọn trả lời Điều này có nghĩa rằng nếu câu trả lời là 1 - “rất không đồng ý” thì cho 7 điểm, câu trả lời là 2 - “không đồng ý” thì cho 6 điểm, tưofng tự như vậy nếu đáp án là 6 - “đồng ý” thì cho 2 điểm và 7 - “rất đồng ý” thì cho 1 điểm.

Từ câu 45 đến câu 51, phương án trả lời đồng thời cũng là điếm đánh giá Điều này đồng nghĩa với 1- “rất không đồng ý” được cho 1 điểm, và 7 - “rất đồng ý” được cho 7 điểm.

Từ các phương án trả lời, NCV tính được điểm tổng tối thiểu và tối đa Nhận thức HNCĐ được đánh giá là đạt khi ĐTNC trả lời được 75% tổng số điểm tối đa.

Với mỗi hoạt động nhận thức, mức độ cảm nhận thời gian được đánh giá là “tốt” khi ĐTNC có câu trả lời được từ 6 điểm trở lên.

Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu sau khi làm sạch được nhập vào máy tính với phần mềm Epi-data 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 cho các thông tin mô tả và phân tích thống kê [1].

- Độ tin cậy và tính nhất quán của thang đo được đánh giá bằng chỉ số Cronbach’s alpha.

- Áp dụng các phương pháp phân tích mô tả: tính tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.

- Sử dụng phân tích đơn biến để tìm hiểu mối liên quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc HNCĐ và nhận thức HNCĐ

- Mô hình hồi quy logistic được sử dụng để phân tích mối liên quan để kiểm soát yếu tố nhiễu giữa HNCĐ và mức độ nhận thức HNCĐ với các biến độc lập

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Đề cương đã được Hội đồng đạo đức - Trường Đại học Y tế Công cộng thông qua trước khi triển khai tại địa bàn nghiên cứu.

Nội dung nghiên cứu phù hợp, được sự đồng ý, ủng hộ của lãnh đạo ƯBND phường, trạm y tế phường Xuân Hà - quận Thanh Khê và phối hợp thực hiện

Bộ câu hỏi không bao gồm các câu hỏi mang tính chất riêng tư hay các vấn đề nhạy cảm nên không ảnh hưởng gì đến tâm lý hay sức khỏe của ĐTNC Mặt khác trước khi trả lời câu hỏi, ĐTNC được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu và có sự tự nguyện tham gia.

Các số liệu chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được đề xuất sử dụng vào mục đích nâng cao chất lượng các chương trình HNCĐ cho NKT.Trên cơ sở kết quả thu được đề ra các khuyến nghị có tính khả thi giúp địa phương trong công tác hỗ trợ NKT.

Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN cứu 3.1 Đặc điểm cá nhân của đối tưọng nghiên cứu

Bảng 3 1: Một số đặc điểm chung của ĐTNC (n(8)

Tình trạng hôn nhân Đã có vợ/chồng 152 52,8

Chưa kểt hôn 129 44,8 Đã ly hôn 7 2,4

Thu nhập bình quân đầu người trong gia đình

Bảng 3.1 cung cấp một số thông tin chung về cá nhân của ĐTNC Theo đó, nhóm NKT độ tuổi trên 30 và từ 45 trở lên chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tuổi của nhóm ĐTNC với 40,3% và 39,2%; Nam giới chiếm gần hai phần ba (61%) Phần lớn ĐTNC chưa có công ăn việc làm (74%), chỉ có 1,4% là cán bộ viên chức, số còn lại là công nhân, buôn bán và làm công việc nội trợ. về học vấn, hơn một phần ba có trình độ THCS (36,1%), 27,1% sổ ĐTNC có học vấn THPT và cao hơn, số có trình độ tiểu học là 22,2% và vẫn còn đến 14,6% số ĐTNC không đi học về tình trạng hôn nhân, hơn một nửa NKT đã có vợ/chồng (52,8%), số chưa kết hôn cũng xấp xỉ một nửa (44,8%), chỉ có 2,4% số ĐTNC đã ly hôn Thông tin cũng cho thấy có 11,1% số NKT còn thuộc diện hộ nghèo thành thị về tín ngưỡng, có đến 72,2% số người không theo tín ngưỡng tôn giáo nào, Phật giáo là tôn giáo chiếm tỷ lệ cao nhất 27,1%.

3.2 Đặc điểm khuyết tật ở người khuyết tật tuổi lao động

Bảng 3 2: Phân bố các dạng KT (n(8)

Tần số Tỷ lệ% Tần số Tỷ lệ%

Hành vi xa lạ 36 20,5 21 18,9 57 (19,9) Động kinh 14 8,0 9 8,1 23 (8,0)

Khiếm khuyết về nhìn là dạng tật chiếm tỷ lệ cao nhất (40,8%), dạng khiếm khuyết vận động cũng chiếm tỷ lệ khá cao (29,9%) so với các dạng tật còn lại Tỷ lệ

3 1 mắc KT ở cả hai giới tương đối đồng đều, ngoại trừ trong số 12,5% của dạng Chậm phát triển trí tuệ thì có 17,1% người mắc trong tổng số nữ và 9,7% trong tống số nam (Bảng 3.2)

Bảng 3 3: Mức độ ảnh hưởng của KT (n(8)

Mức độ ảnh hưởng của KT

Nam Nữ Tổng (Tỷ lệ

Tần số Tỷ lệ% Tần số Tỷ lệ% %)

Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ NKT mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (47,2%), mức độ rất nặng chiếm tỷ lệ 19,4%, đây cũng là tỷ lệ của dạng KT mức trung bình KT mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ thấp nhất với 14% Nhìn ở góc độ về giới thì hơn một nửa số nam bị KT mức độ nặng (53,4%), mức độ rất nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất với 17,1% tổng số nam mắc KT Đối với nữ giới, tỷ lệ các mức độ ảnh hưởng của KT phân bố đồng đều hơn. Dạng KT nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (37,5%) và tỷ lệ mức độ nhẹ là thấp nhất (17%)

Bảng 3.4: Sự hạn chế các hoạt động của NKT (n(8)

Sự hạn chế hoạt động Có Không

Tần số Tỷ lệ% Tần số Tỷ lệ%

Hoạt động sống hàng ngày 171 59,4 117 40,6

Sổ NKT chịu sự hạn chế trong hoạt động sống hàng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (59,4%) Có 30,6% số NKT chịu sự hạn chế trong vận động và hạn chế của NKT về giao tiếp là thấp nhất với 24,3% (Bảng 3.4)

Biểu đồ 3.1: Tham gia lao động Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ tham gia lao động với các hình thức việc làm khác nhau là 26%, trong khi đó số người chưa hoặc không tham gia lao động gấp ba lần so với số người lao động (74%).

Biểu đồ 3.2: Tình trạng không việc làm và mức độ khuyết tật

Mặc dù mắc khiếm khuyết mức độ nhẹ và trung bình nhưng tình trạng không/chưa có việc ở nam giới là khá cao Trong tổng số nam giới KT mức độ nhẹ thì có 81% nam không/chưa có việc làm, tỷ lệ này ở nhóm KT mức độ trung bình, nặng và rất nặng tương ứng là 83,9%;90,4% và 83,3% (p = 0,01). Ở nữ giới, trong tổng số người KT nhẹ thì có 47,4% người không/chưa có việc Tỷ lệ này ở mức độ KT trung bình là 48%, mức nặng là 45,2% và 76,9% ở mức KT rất nặng (p = 0,05)

Tình trạng không/chưa có việc làm ở nam luôn phổ biến hơn so với nữ ở cả bốn cấp độ nặng nhẹ của khuyết tật, sự chênh lệch này là tương đối lớn, ngoại trừ ở cấp độ KT rất nặng (83,3% và 76,9%) Từ kết quả này có thể nhận thấy công việc và người sử dụng lao động đòi hỏi ở lao động là nam giới một tình ữạng sức khỏe tốt hơn, mặt khác, trong danh mục trả lời của chúng tôi thì nội trợ cũng được tính là có nghề nghiệp-điều này làm tăng tỷ lệ nữ có việc làm. tronggia người xung gia đình độngxãhội đình, họ hàng quanh

Biểu đồ 3.3: Tham gia hòa nhập xã hội về tham gia hòa nhập, mức độ tham gia thường xuyên được thể hiện trong các hoạt động có tính chất gia đình Có 85,8% ĐTNC thường xuyên gặp gỡ các

3 4 thành viên trong gia đình, họ hàng; tỷ lệ thường xuyên tham gia các hoạt động của gia đình là 70,8%

Mức độ thường xuyên giảm dần trong các hoạt động bên ngoài gia đình, điều này đồng nghĩa với việc NKT hiếm khi tham gia các hoạt động mang tính chất xã hội Tỷ lệ ĐTNC hiếm khi tham gia tự nguyện hoạt động xã hội là 43,2%, tỷ lệ này là 17,4% ở hoạt động chuyện trò với bạn bè và người xung quanh (Biểu đồ 3.3)

3.3 Mức độ hòa nhập cộng đồng ở người khuyết tật tuổi lao động tại phường Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nắng năm 2013

3.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo hòa nhập ACPQ Đánh giá độ tin cậy về tính nhất quán bên trong của cấu phần đo lường hòa nhập cộng đồng trong bộ công cụ ACPQ (14 tiểu mục với 30 câu hỏi) khi áp dụng với NKT tuổi lao động cho kết quả của hệ í tin cậy Cronbach’s alpha là khá cao: 0,961.

3.3.2 Kết quả hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật tuổi lao động phường Xuân Hà

Bảng 3.5: Hòa nhập trong các mối quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp

Hoạt động Điểm đánh giá

Mức độ hòa nhập tốt

Gặp và nói chuyện với thành viên trong gia đình khi bắt đầu một ngày mới

5,03 1,52 0 7 225 78,1 Ăn bữa ăn chính với các thành viên trong gia đình

5,2 1,33 0 7 230 79,9 Đi thăm họ hàng mình 3,89 1,53 0 7 78 27,1

Dành thời gian cho các sự kiện trong họ hàng

Dành thời gian để liên lạc với bạn bè 3,18 1,55 0 7 53 18,4

Bạn bè đến chơi nhà hoặc anh/chị đến nhà họ chơi

Trao đổi với hàng xóm về tin tức của mình hoặc của họ

Tán gẫu với hàng xóm 2,91 1,49 0 7 43 14,9

Trò chuyện với những người cùng làm việc hoặc trong giờ nghỉ

Dành thời gian nghỉ trưa hoặc nghỉ giữa giờ nói chuyện với đồng nghiệp

Như đã đề cập ở phần trên, mức độ HNCĐ được thể hiện trong 14 cấu phần nhỏ. Bảng 3.5 mô tả một cách chi tiết sự hòa nhập trong các mối quan hệ với những người sống trong gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp Theo đó, điểm trung bình cho hoạt động gặp, nói chuyện với thành viên trong gia đình và ăn bữa ăn chính với họ là cao nhất (5,03 và 5,2), đây cũng là hai hoạt động có số ĐTNC đạt mức độ hòa nhập tốt cao nhất tương ứng với tỷ lệ 78,1% và 79,9%.

Các mối quan hệ khác bên ngoài gia đình giảm dần xuống từ cấp độ họ hàng, bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp (nếu có) Chỉ có hơn 27% ĐTNC hòa nhập tốt với họ hàng thông qua hoạt động thăm hỏi và tham gia các sự kiện trong họ tộc Mức độ liên lạc, thăm hỏi bạn bè ở mức tốt chỉ chiếm khoảng 18,4% và 16,3% Việc dành thời gian khi giải lao để trò chuyện với đồng nghiệp chiếm tỷ lệ khá thấp (4,9%).

Bảng 3.6: Hòa nhập trong học tập

Hoạt động Điểm đánh giá

Mức độ hòa nhập tốt

Tham gia các khoá học hoặc lớp học buổi tối bất cứ khi nào có thể

Làm bài tập hoặc thi cử vì bằng cấp 1,3 0,838 0 5 4 1,4

KÉT QUẢ NGHIÊN cứu

Đặc điểm khuyết tật ở người khuyết tật tuổi lao động

Bảng 3 2: Phân bố các dạng KT (n(8)

Tần số Tỷ lệ% Tần số Tỷ lệ%

Hành vi xa lạ 36 20,5 21 18,9 57 (19,9) Động kinh 14 8,0 9 8,1 23 (8,0)

Khiếm khuyết về nhìn là dạng tật chiếm tỷ lệ cao nhất (40,8%), dạng khiếm khuyết vận động cũng chiếm tỷ lệ khá cao (29,9%) so với các dạng tật còn lại Tỷ lệ

3 1 mắc KT ở cả hai giới tương đối đồng đều, ngoại trừ trong số 12,5% của dạng Chậm phát triển trí tuệ thì có 17,1% người mắc trong tổng số nữ và 9,7% trong tống số nam (Bảng 3.2)

Bảng 3 3: Mức độ ảnh hưởng của KT (n(8)

Mức độ ảnh hưởng của KT

Nam Nữ Tổng (Tỷ lệ

Tần số Tỷ lệ% Tần số Tỷ lệ% %)

Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ NKT mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (47,2%), mức độ rất nặng chiếm tỷ lệ 19,4%, đây cũng là tỷ lệ của dạng KT mức trung bình KT mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ thấp nhất với 14% Nhìn ở góc độ về giới thì hơn một nửa số nam bị KT mức độ nặng (53,4%), mức độ rất nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất với 17,1% tổng số nam mắc KT Đối với nữ giới, tỷ lệ các mức độ ảnh hưởng của KT phân bố đồng đều hơn. Dạng KT nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (37,5%) và tỷ lệ mức độ nhẹ là thấp nhất (17%)

Bảng 3.4: Sự hạn chế các hoạt động của NKT (n(8)

Sự hạn chế hoạt động Có Không

Tần số Tỷ lệ% Tần số Tỷ lệ%

Hoạt động sống hàng ngày 171 59,4 117 40,6

Sổ NKT chịu sự hạn chế trong hoạt động sống hàng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (59,4%) Có 30,6% số NKT chịu sự hạn chế trong vận động và hạn chế của NKT về giao tiếp là thấp nhất với 24,3% (Bảng 3.4)

Biểu đồ 3.1: Tham gia lao động Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ tham gia lao động với các hình thức việc làm khác nhau là 26%, trong khi đó số người chưa hoặc không tham gia lao động gấp ba lần so với số người lao động (74%).

Biểu đồ 3.2: Tình trạng không việc làm và mức độ khuyết tật

Mặc dù mắc khiếm khuyết mức độ nhẹ và trung bình nhưng tình trạng không/chưa có việc ở nam giới là khá cao Trong tổng số nam giới KT mức độ nhẹ thì có 81% nam không/chưa có việc làm, tỷ lệ này ở nhóm KT mức độ trung bình, nặng và rất nặng tương ứng là 83,9%;90,4% và 83,3% (p = 0,01). Ở nữ giới, trong tổng số người KT nhẹ thì có 47,4% người không/chưa có việc Tỷ lệ này ở mức độ KT trung bình là 48%, mức nặng là 45,2% và 76,9% ở mức KT rất nặng (p = 0,05)

Tình trạng không/chưa có việc làm ở nam luôn phổ biến hơn so với nữ ở cả bốn cấp độ nặng nhẹ của khuyết tật, sự chênh lệch này là tương đối lớn, ngoại trừ ở cấp độ KT rất nặng (83,3% và 76,9%) Từ kết quả này có thể nhận thấy công việc và người sử dụng lao động đòi hỏi ở lao động là nam giới một tình ữạng sức khỏe tốt hơn, mặt khác, trong danh mục trả lời của chúng tôi thì nội trợ cũng được tính là có nghề nghiệp-điều này làm tăng tỷ lệ nữ có việc làm. tronggia người xung gia đình độngxãhội đình, họ hàng quanh

Biểu đồ 3.3: Tham gia hòa nhập xã hội về tham gia hòa nhập, mức độ tham gia thường xuyên được thể hiện trong các hoạt động có tính chất gia đình Có 85,8% ĐTNC thường xuyên gặp gỡ các

3 4 thành viên trong gia đình, họ hàng; tỷ lệ thường xuyên tham gia các hoạt động của gia đình là 70,8%

Mức độ thường xuyên giảm dần trong các hoạt động bên ngoài gia đình, điều này đồng nghĩa với việc NKT hiếm khi tham gia các hoạt động mang tính chất xã hội Tỷ lệ ĐTNC hiếm khi tham gia tự nguyện hoạt động xã hội là 43,2%, tỷ lệ này là 17,4% ở hoạt động chuyện trò với bạn bè và người xung quanh (Biểu đồ 3.3)

Mức độ hòa nhập cộng đồng ở người khuyết tật tuổi lao động tại phường Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nang năm 2013

3.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo hòa nhập ACPQ Đánh giá độ tin cậy về tính nhất quán bên trong của cấu phần đo lường hòa nhập cộng đồng trong bộ công cụ ACPQ (14 tiểu mục với 30 câu hỏi) khi áp dụng với NKT tuổi lao động cho kết quả của hệ í tin cậy Cronbach’s alpha là khá cao: 0,961.

3.3.2 Kết quả hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật tuổi lao động phường Xuân Hà

Bảng 3.5: Hòa nhập trong các mối quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp

Hoạt động Điểm đánh giá

Mức độ hòa nhập tốt

Gặp và nói chuyện với thành viên trong gia đình khi bắt đầu một ngày mới

5,03 1,52 0 7 225 78,1 Ăn bữa ăn chính với các thành viên trong gia đình

5,2 1,33 0 7 230 79,9 Đi thăm họ hàng mình 3,89 1,53 0 7 78 27,1

Dành thời gian cho các sự kiện trong họ hàng

Dành thời gian để liên lạc với bạn bè 3,18 1,55 0 7 53 18,4

Bạn bè đến chơi nhà hoặc anh/chị đến nhà họ chơi

Trao đổi với hàng xóm về tin tức của mình hoặc của họ

Tán gẫu với hàng xóm 2,91 1,49 0 7 43 14,9

Trò chuyện với những người cùng làm việc hoặc trong giờ nghỉ

Dành thời gian nghỉ trưa hoặc nghỉ giữa giờ nói chuyện với đồng nghiệp

Như đã đề cập ở phần trên, mức độ HNCĐ được thể hiện trong 14 cấu phần nhỏ. Bảng 3.5 mô tả một cách chi tiết sự hòa nhập trong các mối quan hệ với những người sống trong gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp Theo đó, điểm trung bình cho hoạt động gặp, nói chuyện với thành viên trong gia đình và ăn bữa ăn chính với họ là cao nhất (5,03 và 5,2), đây cũng là hai hoạt động có số ĐTNC đạt mức độ hòa nhập tốt cao nhất tương ứng với tỷ lệ 78,1% và 79,9%.

Các mối quan hệ khác bên ngoài gia đình giảm dần xuống từ cấp độ họ hàng, bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp (nếu có) Chỉ có hơn 27% ĐTNC hòa nhập tốt với họ hàng thông qua hoạt động thăm hỏi và tham gia các sự kiện trong họ tộc Mức độ liên lạc, thăm hỏi bạn bè ở mức tốt chỉ chiếm khoảng 18,4% và 16,3% Việc dành thời gian khi giải lao để trò chuyện với đồng nghiệp chiếm tỷ lệ khá thấp (4,9%).

Bảng 3.6: Hòa nhập trong học tập

Hoạt động Điểm đánh giá

Mức độ hòa nhập tốt

Tham gia các khoá học hoặc lớp học buổi tối bất cứ khi nào có thể

Làm bài tập hoặc thi cử vì bằng cấp 1,3 0,838 0 5 4 1,4

Bảng 3.6 thể hiện mức độ hòa nhập trong hoạt động học tập Chỉ có 6 trong tổng số người được hỏi tham gia các khóa học hoặc lóp học buổi tối khi có thể (2,1%) và 1,4% số ĐTNC làm bài hoặc thi cử vì bằng cấp Điểm trung bình cho 2 hoạt động này khá thấp (1,39 và1,3).

Bảng 3.7: Hòa nhập trong tôn giáo

Hoạt động Điểm đánh giá

Mức độ hòa nhập tốt

Dành thời gian để phụ giúp các công việc tại đền/chùa

1,63 1,14 0 5 6 2,1 Đi lễ đền/chùa/nhà thờ với những người cùng tín ngưỡng

1,75 1,24 0 7 8 2,8 về tôn giáo, có 6 người thường xuyên dành thời gian để phụ giúp các công việc tại đền chùa, nhà thờ khi cần, chiếm tỷ lệ 2,1% số người đi lễ với những người cùng tín ngưỡng là 8, chiếm tỷ lệ 2,8% Điểm trung bình cho hai hoạt động này lần lượt là 1,63 và 1,75 (Bảng 3.7)

Bảng 3.8: Hòa nhập trong hoạt động xã hội

Hoạt động Điểm đánh giá

Mức độ diòa nhập tốt

Tích cực tham gia hoạt động đoàn thể tại địa phương.

Tích cực tham gia các câu lạc bộ thể thao hoặc một hội có cùng sở thích

Tham gia các hoạt động đoàn thể gắn kết mọi người với nhau như hội hè, văn nghệ

Tham gia vào ban điêu hành của các nhóm tình nguyện tại địa phương

Tình nguyện dành thời gian rảnh để tổ chức các hoạt động của các câu lạc bộ, nhóm cộng đồng tại địa phương

Góp tiền từ thiện nếu được hỏi 1,95 1,26 0 7 3 1,0

Mua các sản phẩm từ thiện 2,05 1,31 0 5 1 0,3

Trong hoạt động xã hội, có 6,2% số ĐTNC tích cực tham gia đoàn thể địa phương, đây là nội dung có số người tham gia nhiều nhất (18 người) Có 3 người sẽ góp tiền từ thiện nếu được hỏi (1%) Việc mua các sản phẩm từ thiện là hoạt động ít người tham gia nhất (0,3%).(Bang 3.8)

Bảng 3.9: Thể hiện chính kiến

Hoạt động Điểm đánh giá Mức độ hòa nhập tốt

Sẽ kí vào những đơn kiến nghị nếu mình đồng ý với nội dung trong đơn

Nói/Bàn chuyện thời sự với những người khác

1,82 1,26 0 7 15 5,2 Đọc các báo về tin tức trong nước và quốc tế

Nếu cần thiết, tôi có thể đàm luận với lãnh đạo địa phương về các sự kiện thời sự đang điển ra

Mức độ liên hệ với lãnh đạo/cán bộ địa phương về những vấn đề làm mình quan tâm.

Thường xuyên ủng hộ người khác gia nhập các nhóm/hội liên quan đến những các sự kiện thời sự đang diễn ra

Thường xuyên liên lạc với các thành viên khác trong nhóm/hội để nhắc nhở họ về các cuộc họp, thu phí thành viên

Tham gia công đoàn, đảng hoặc các nhóm ủng hộ hoặc phản đối điều gì đỏ tại địa phương

1,26 0,82 0 6 6 2,1 Đến các buổi họp của công đoàn, đảng hoặc hội, nhóm ủng hộ hoặc phản đối điều gì đó

Có 9% số ĐTNC đọc báo, tin tức trong nước và quốc tế và 5,2% nói, bàn chuyện thời sự với những người khác Đây là hai hoạt động có sổ người tham gia nhiều nhất Hoạt động đàm luận với lãnh đạo địa phương cũng như liên hệ với họ về những vấn đề quan tâm chiếm tỷ lệ khá thấp (1%) (Bảng 3.9)

Bảng 3.10: Tỷ lệ đạt của mức độ HNCĐ

Hòa nhập cộng đồng Tần số Tỷ lệ % Đạt 59 20,5

Với việc ĐTNC trả lời 30 câu hỏi, điểm trung bình đạt được là 63,93 ± 25,28, điểm tối đa mà ĐTNC trả lời được trong phần này là 162 điểm Như đã đề cập ở phần 2.7.3, chúng tôi xác định nếu ĐTNC trả lời được 50% tổng số điểm tối đa tương ứng với 81 điểm thì được cho là đạt được mức hòa nhập tốt.

Từ bảng 3.10 có thể thấy số người đạt mức độ hòa nhập tốt là 59 người, chiếm tỷ lệ20,5%; số còn lại 224 người được đánh giá là chưa đạt, chiếm tỷ lệ 79,5%.

Mức độ nhận thức HNCĐ

Hoạt động Điểm đánh giá

Cảm nhận thòi gian tham gia tốt

Dành ÍT thòi gian cho

những người cùng sống với anh/chị (gia đình)

mọi người trong họ hàng 4,9 2,06 0 7 186 64,6

các hoạt động tôn giáo 3,1 2,08 0 7 58 20,1

hoạt động của các đoàn thể địa phương

việc quan tâm tới các sự kiện thời sự

THÍCH dành thòi gian cho

những người sống với anh/chị

mọi người trong họ hàng 5,45 1,70 0 7 211 73,3

các hoạt động tôn giáo 2,77 1,79 0 7 33 11,5

hoạt động của các đoàn thê địa phương

việc quan tâm tới các sự kiện thời sự

Bảng 3.11 cho thấy có 72,2% ĐTNC không tán thành ý kiến cho rằng họ ít dành thời gian cho gia đình, 64,6% không tán thành khi bị nhận xét rằng ít dành thời gian cho mọi người trong họ hàng Việc không đồng ý với ý kiến cho rằng họ ít dành thời gian cho hoạt động của địa phương chiếm tỷ lệ thấp nhất (16,3%) Phần lớn ĐTNC thích dành thời gian cho gia đình và họ hàng (86,1% và 73,3%) Việc thích dành thời gian cho hoạt động tôn giáo và hoạt động của đoàn thể, địa phương chiếm tỷ lệ thấp nhất (11,5%).

Bảng 3.12: Nhận thức HNCĐ chung

Nhận thửc HNCĐ Tần số Tỷ lệ %

Với việc ĐTNC trả lời 14 câu hỏi, điểm trung bình đạt được là 55,45 ± 17,05, điểm tối đa mà ĐTNC đạt được trong phần này là 98 điểm Như đã đề cập ở phần đánh giá, chúng tôi xác định nếu ĐTNC trả lời được 75% tổng số điểm tối đa tương ứng với 73,5 điểm thì được xem là có mức nhận thức hòa nhập tốt.

Bảng 3.12 cho thấy có 35 người có mức cảm nhận thời gian tham gia hòa nhập tốt đạt 12,2%; số còn lại 253 người được đánh giá là chưa đạt, chiếm tỷ lệ 87,8%.

Một số yếu tố liên quan đến mức độ và nhận thức HNCĐ

3.5.1 Kết quả phân tích đơn biến

Bảng 3 13: Một số yếu tố liên quan đến mức độ HNCĐ

Chưa có/không sống chung với vợ/chồng 124 (91,2) 12 (8,8) 21,5 4,6 (2,3 - 9,2)

Ngày đăng: 01/12/2023, 14:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3. 1: Một số đặc điểm chung của ĐTNC (n=288) - Luận văn thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường xuân hà, quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2013
Bảng 3. 1: Một số đặc điểm chung của ĐTNC (n=288) (Trang 41)
Bảng 3.1 cung cấp một số thông tin chung về cá nhân của ĐTNC. Theo đó, nhóm NKT độ tuổi trên 30 và từ 45 trở lên chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tuổi của nhóm ĐTNC với 40,3% và 39,2%; Nam giới chiếm gần hai phần ba (61%) - Luận văn thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường xuân hà, quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2013
Bảng 3.1 cung cấp một số thông tin chung về cá nhân của ĐTNC. Theo đó, nhóm NKT độ tuổi trên 30 và từ 45 trở lên chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tuổi của nhóm ĐTNC với 40,3% và 39,2%; Nam giới chiếm gần hai phần ba (61%) (Trang 42)
Bảng 3. 3: Mức độ ảnh hưởng của KT (n=288) Mức độ ảnh hưởng - Luận văn thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường xuân hà, quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2013
Bảng 3. 3: Mức độ ảnh hưởng của KT (n=288) Mức độ ảnh hưởng (Trang 43)
Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ NKT mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (47,2%), mức độ rất nặng chiếm tỷ lệ 19,4%, đây cũng là tỷ lệ của dạng KT mức trung bình - Luận văn thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường xuân hà, quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2013
Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ NKT mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (47,2%), mức độ rất nặng chiếm tỷ lệ 19,4%, đây cũng là tỷ lệ của dạng KT mức trung bình (Trang 43)
Bảng 3.5 mô tả một cách chi tiết sự hòa nhập trong các mối quan hệ với những người sống trong gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp - Luận văn thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường xuân hà, quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2013
Bảng 3.5 mô tả một cách chi tiết sự hòa nhập trong các mối quan hệ với những người sống trong gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp (Trang 48)
Bảng 3.7: Hòa nhập trong tôn giáo - Luận văn thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường xuân hà, quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2013
Bảng 3.7 Hòa nhập trong tôn giáo (Trang 49)
Bảng 3.8: Hòa nhập trong hoạt động xã hội - Luận văn thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường xuân hà, quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2013
Bảng 3.8 Hòa nhập trong hoạt động xã hội (Trang 50)
Bảng 3.9: Thể hiện chính kiến - Luận văn thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường xuân hà, quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2013
Bảng 3.9 Thể hiện chính kiến (Trang 51)
Bảng 3.10: Tỷ lệ đạt của mức độ HNCĐ - Luận văn thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường xuân hà, quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2013
Bảng 3.10 Tỷ lệ đạt của mức độ HNCĐ (Trang 52)
Bảng 3. 13: Một số yếu tố liên quan đến mức độ HNCĐ - Luận văn thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường xuân hà, quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2013
Bảng 3. 13: Một số yếu tố liên quan đến mức độ HNCĐ (Trang 55)
Bảng 3. 14: Một số yếu tố liên quan đến nhận thức HNCĐ - Luận văn thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường xuân hà, quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2013
Bảng 3. 14: Một số yếu tố liên quan đến nhận thức HNCĐ (Trang 57)
Bảng 3. 15: Liên quan giữa mức độ hòa nhập và nhận thức hòa nhập - Luận văn thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường xuân hà, quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2013
Bảng 3. 15: Liên quan giữa mức độ hòa nhập và nhận thức hòa nhập (Trang 58)
Bảng 3.14 cho thấy giới tính, trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với mức độ nhận thức tham gia hòa nhập - Luận văn thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường xuân hà, quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2013
Bảng 3.14 cho thấy giới tính, trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với mức độ nhận thức tham gia hòa nhập (Trang 58)
Bảng 3. 16: Mô hình hồi quy logistic dự đoán các yếu tố liên quan và mức độ HNCĐ - Luận văn thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường xuân hà, quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2013
Bảng 3. 16: Mô hình hồi quy logistic dự đoán các yếu tố liên quan và mức độ HNCĐ (Trang 59)
Bảng 3. 17: Mô hình hồi quy logictis dự đoán các yếu tố liên quan vói nhận thức HNCĐ - Luận văn thực trạng khuyết tật và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường xuân hà, quận thanh khê, thành phố đà nẵng năm 2013
Bảng 3. 17: Mô hình hồi quy logictis dự đoán các yếu tố liên quan vói nhận thức HNCĐ (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w