MỤC LỤC
Mô hình này cho rằng một số người có những khác biệt về mặt tâm lý, trí tuệ hoặc thể chất (những khác biệt mà đôi khi có thể coi là những khiếm khuyết) so với chuẩn mực chung, nhưng những khác biệt này sẽ không dẫn đến các khó khăn nghiêm trọng trong cuộc sống nếu xã hội có thể giúp đỡ và có suy nghĩ, ứng xử tích cực. Như vậy, HNCĐ là một quá trình mà con người đang được kích hoạt để trở nên tích cực và thực sự tham gia trong việc xác định các vấn đề họ quan tâm, trong việc đưa ra quyết định đối với các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách, lập kế hoạch, phát triển và cung cấp dịch vụ cũng như trong hành động nhằm đạt được sự thay đổi [23].
Ngoài ra, mức độ nhận thức hòa nhập là một đánh giá chủ quan của cá nhân NKT về thái đ_ộ đối với tần suất tham gia các hoạt động trong gia đình, xã hội và cảm giác thích thú của họ khi tham gia các hoạt động đó [15]. Mức độ nhận thức HNCĐ có liên quan hai chiều với mức độ HNCĐ và nhóm các yếu tố thuộc về nhân khẩu học, đồng thời chịu ảnh hưởng bởi các nhóm đặc điểm về KT như dạng tật, mức độ KT và sự hạn chế tham gia [15].
Các thông tin chính bao gồm: thông tin chung về NKT, tình trạng khiếm khuyết và giảm chức năng, hạn chế hoạt động và sự tham gia, hạn chế giao tiếp và hạn chế hòa nhập xã hội; các thông tin về tiếp cận dịch vụ y tế và phục hồi chức năng, sinh kế, việc làm và tham gia hội của NKT/gia đình NKT, các hỗ trợ mà NKT nhận được từ cộng đồng. Với mục tiêu 1, các đặc điểm về tỷ lệ của KT như đặc điểm các dạng tật, mức độ ảnh hưởng của KT, sự hạn chế các hoạt động của NKT cũng như việc tiếp cận các dịch vụ xã hội và lý do NKT có những hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ đó được mô tả hoàn toàn thông qua bộ sổ liệu tại hai vòng điều tra nói trên.
+ Bộ số liệu thứ cấp về NKT phường Xuân Hà (đáp ứng mục tiêu 1) + NKT/gia đình NKT trong độ tuổi lao động cần sự hỗ trợ, thuộc danh sách NKT phường Xuân Hà do phòng Thương binh và Xã hội cấp (đáp ứng mục tiêu số 2 và 3). + Người mắc KT trong danh sách quản lý của phường Xuân Hà có hạn chế hoạt động/hạn chế sự tham gia, tiếp xúc được.
- Nhận thức HNCĐ: gồm 14 câu, với nội dung: cảm nhận chủ quan của ĐTNC về mức độ đồng ý với tần suất tham gia các hoạt động gia đình và xã hội và sự thích thú khi tham gia các hoạt động đó. - Điều tra viên (ĐTV): 07 người bao gồm nghiên cứu viên (NCV), 01 cán bộ của phòng Thương binh xã hội và 06 cán bộ đang công tác tại trạm y tế phường Xuân Hà, họ là những người đã từng tham gia điều tra cho các nghiên cứu về NKT trước đây. ĐTV sẽ đến từng hộ gia đình nơi ĐTNC sinh sống, tiếp cận với họ và giới thiệu về nghiên cứu cũng như mục đích của nghiên cứu như trong “trang thông tin nghiên cứu”.
+ Nếu một gia đình có nhiều hơn một NKT đều thuộc danh sách ĐTNC thì phát vấn cả hai cùng lúc hoặc phỏng vấn cả hai nhưng không cùng thời điểm để đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. - Sau khi ĐTV nộp phiếu điều tra cho NCV, NCV kiểm tra phiếu điều tra về số, chất lượng bộ câu hỏi và kiểm tra lại xác suất 1.0% số phiếu điều tra, nếu có phiếu không đạt yêu cầu thì ĐTV đó sẽ phải thu thập lại toàn bộ phiếu mình điều tra.
+ Hiếm khi: mức độ cao hơn không bao giờ về tần suất thực hiện nhưng vẫn rất hiếm hoi để thực hiện hành vi đó. + Thường xuyên: thực hiện hành vi một cách liên tục trong cuộc sống khi có điều kiện thực hiện. Ngoài ra, nếu ĐTNC không có câu trả lời thì chọn phương án “không đánh giá được”.
Với mỗi hoạt động hòa nhập, mức độ hòa nhập được đánh giá là “tết” khi ĐTNC chọn phương án trả lời từ “thường xuyên” trở lên, tương ứng với từ 4-5 điểm. Nhận thức HNCĐ được đánh giá là đạt khi ĐTNC trả lời được 75% tổng số điểm tối đa.
Từ câu 38 đến câu 44, điểm đánh giá được cho đối ngược với mức độ chọn trả lời. Từ câu 45 đến câu 51, phương án trả lời đồng thời cũng là điếm đánh giá. Từ các phương án trả lời, NCV tính được điểm tổng tối thiểu và tối đa.
Với mỗi hoạt động nhận thức, mức độ cảm nhận thời gian được đánh giá là “tốt”.
Đánh giá độ tin cậy về tính nhất quán bên trong của cấu phần đo lường hòa nhập cộng đồng trong bộ công cụ ACPQ (14 tiểu mục với 30 câu hỏi) khi áp dụng với NKT tuổi lao động cho kết quả của hệ í tin cậy Cronbach’s alpha là khá cao: 0,961. Kết quả hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật tuổi lao động phường Xuân Hà Bảng 3.5: Hòa nhập trong các mối quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng. Các mối quan hệ khác bên ngoài gia đình giảm dần xuống từ cấp độ họ hàng, bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp (nếu có).
Trong hoạt động xã hội, có 6,2% số ĐTNC tích cực tham gia đoàn thể địa phương, đây là nội dung có số người tham gia nhiều nhất (18 người). Hoạt động đàm luận với lãnh đạo địa phương cũng như liên hệ với họ về những vấn đề quan tâm chiếm tỷ lệ khá thấp (1%).
Việc không đồng ý với ý kiến cho rằng họ ít dành thời gian cho hoạt động của địa phương chiếm tỷ lệ thấp nhất (16,3%). Việc thích dành thời gian cho hoạt động tôn giáo và hoạt động của đoàn thể, địa phương chiếm tỷ lệ thấp nhất (11,5%). Như đã đề cập ở phần đánh giá, chúng tôi xác định nếu ĐTNC trả lời được 75% tổng số điểm tối đa tương ứng với 73,5 điểm thì được xem là có mức nhận thức hòa nhập tốt.
NKT là nữ giới hòa nhập cộng đồng kém hơn 2,7 lần so với nam giới, điều này đồng nghĩa với việc nam giới trong tuổi lao động bị khuyết tật sẽ dễ dàng hòa nhập cộng đồng hơn nữ giới (p = 0,002). Chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhận thức tham gia hoạt đông HNCĐ với các biến tuổi, nghề nghiệp, thu nhập bình quân đầu người, tôn giáo, mức độ ảnh hưởng của KT. Để tìm hiểu mối liên quan đa biến giữa các yếu tố với mức độ HNCĐ và với mức độ nhận thức hòa nhập cộng đồng, đồng thời kiểm soát nhiễu, chúng tôi sử dụng phân tích hồi quy logistic đa biến.
Neu như các biến tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với biến tham gia hòa nhập khi phân tích đơn biến thì qua phân tích đa biến không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa chúng (p > 0,05). Với bảng 3.17, kết quả phân tích cũng cho thấy mô hình này là phù họp để phân tích mối liên quan đa biến giữa mức độ cảm nhận thời gian hòa nhập cộng đồng và một số các yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân (p = 0,298).
Mặc dù nghiên cứu đã tập trung vào nhóm người KT trong độ tuổi lao động, thành phần lao động chính của xã hội nhưng số lượng người không có công ăn việc làm ổn định là quá nhiều so với tổng quần thể nghiên cứu, lại tập trung chủ yếu ở nam giới. Nguyên nhân có thể do mặt bằng trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật của người khuyết tật thấp và hạn chế, cộng thêm những rào cản xã hội như thái độ phân biệt, e ngại về chất lượng lao động, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị không phù hợp. ĐTNC chấp nhận đàm luận/liên hệ với lãnh đạo địa phương về những vấn đề làm cá nhân quan tâm, có dưới 2,5% ĐTNC tham gia các buổi họp nhằm ủng hộ hay phản đối điều gì đó và có dưới 1,5% ĐTNC chấp nhận ký vào đơn kiến nghị nếu họ đồng ý với nội dung trong đơn.
Khuyến khích hình thành cơ sở sản xuất - kinh doanh có sử dụng lao động người khuyết tật, đặc biệt đối với lao động là nam giới; tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật hình thành các tổ chức tự lực và hoạt động có hiệu quả để giúp họ tự vươn lên hoà nhập với cộng đồng. -Nâng cao ý thức của cộng đồng về việc xóa bỏ khoảng cách, kỳ thị đối với NKT về mặt khoa học thực tiễn, cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn nhằm tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến các khuyết tật đặc biệt chú trọng dạng KT về nhìn và vận động nhằm hạn chế các dạng tật này.