1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong người lang thang và đàn trời của cao duy sơn

97 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thi Pháp Nhân Vật Tiểu Thuyết Trong Người Lang Thang Và Đàn Trời Của Cao Duy Sơn
Tác giả Cao Duy Sơn
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Văn Học
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 126,15 KB

Cấu trúc

  • 3.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật - tiếp cận thi pháp hiện đại trên cơ sở kế thừa thi pháp truyền thống (57)
  • 3.2. Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật (64)
    • 3.2.1. Sắc thái nội tâm nhân vật đa dạng, nhiều chiều, nhiều cung bậc…. 3.2.2. Sắc thái nội tâm nhân vật được biểu hiện trực tiếp……………….. 3.2.3. Nội tâm nhân vật được miêu tả gián tiếp…………………………. 3.3. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật……………………………. 3.3.1. Hành động nhân vật xuất phát từ toan tính lợi ích cá nhân……..... 3.3.2. Hành động nhân vật xuất phát từ tình cảm, đạo đức, lý tưởng…… 3.4. Ngôn ngữ nhân vật đặc thù kiểu tư duy người miền núi…………… 3.4.1. Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, giàu hình ảnh núi rừng…………….. 6569767878808181 3.4.2. Độc thoại nội tâm - ngôn ngữ chủ đạo thể hiện tính cách nhân vật 83 PHẦN KẾT LUẬN (65)

Nội dung

Miêu tả ngoại hình nhân vật - tiếp cận thi pháp hiện đại trên cơ sở kế thừa thi pháp truyền thống

kế thừa thi pháp truyền thống

Cao Duy Sơn đã thành công khi chú ý miêu tả ngoại hình nhân vật Nhà văn không áp đặt ý chí chủ quan của mình vào nhân vật mà luôn tạo tính chủ động cho nhân vật Nhân vật tồn tại trong tác phẩm như một thực thể sinh động và chủ động như những con người trong đời thực Vì thế các nhân vật là đại diện của các tính cách xã hội, có ngoại hình và thế giới nội tâm riêng.Nhân vật của Cao Duy Sơn gây ấn tượng với người đọc không chỉ bằng thế giới nội tâm phong phú mà ngay từ những ấn tượng đầu tiên qua những chi tiết miêu tả ngoại hình Vận dụng những thủ pháp của thi pháp hiện đại để miêu tả ngoại hình nhân vật đã mang đến cho Cao Duy Sơn những thành công đáng kể trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.

* Ngoại hình nhân vật trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn được miêu tả hiện dần theo mạch nội dung

Trong văn học cổ, các nhân vật xuất hiện luôn đi kèm với các chi tiết miêu tả đầy đủ, trọn vẹn về ngoại hình như nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

“Râu hùm, hàm én, mày ngài Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”

Hay nhân vật Tú Bà:

“Nhác trông nhờn nhợt màu da Ăn gì to béo đẫy đã làm sao”

Sự tiếp cận thi pháp hiện đại giúp Cao Duy Sơn linh hoạt hơn trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Nhà văn không dồn nén các chi tiết khi miêu tả hình dáng nhân vật mà lựa chọn chi tiết và ở thời điểm đắc dụng mới sử dụng chi tiết đó Cùng là miêu tả một nhân vật nhưng các chi tiết miêu tả mang tính quá trình, rải ra, miêu tả theo tình tiết truyện, tạo cảm giác khám phá, thưởng thức tính cách nhân vật chậm rãi, từ từ

Trong tiểu thuyết Người lang thang, chi tiết miêu tả lão Lâm được rải ra theo tình tiết truyện khiến ta tò mò và thêm ấn tượng về nhân vật này.

- “…Lão Lâm bước ra cửa, quay cái đầu cắt tròn như quả bưởi, ngúc ngắc nhìn sang hai đầu phố…Lão sốt ruột Díp cặp môi dày xì một hơi rõ dài, rồi nhúc nhắc thân hình béo căng…” [41; tr.40]

- “Hai đầu mày rậm như bọ róm, đậu trên cặp mắt him híp của lão, nhiu nhíu vào dọc mũi vẻ ngẫm ngợi.” [41; tr.40]

- “Lão Lâm rướn người, mắt rực lên như mắt cáo ăn đèn, mồm há hốc chờ đợi.” [41; tr.46]

- “…Thân hình như một khối thịt cuồn cuộn tròn của lão Lâm vẫn còn đó.” [41; tr.63]

- “…Dáng thì thấp miệng đã rộng môi lại dày như hai con ốc sên bám vào Cặp mắt thì dim díp như hai nhát dao chém lên trán…mà sao người cứ căng tròn như bong bóng thổi gió…” [41; tr73,74]

Cũng vậy, trong Đàn trời nhà văn luôn ý thức rải các chi tiết theo diễn biến cốt truyện Nhân vật Ấn - Chủ tịch tỉnh hiện dần ra mỗi lúc một rõ nét hơn.

- “…Một người đàn ông không còn trẻ nhưng lịch lãm, hào hoa, có thân hình gọn gàng, nét mặt sáng sủa, ăn nói đĩnh đạc và uy quyền…” [42;tr.101]

- “Cửa xe bật mở, một cẳng chân với chiếc giày da bóng lộn thò ra… Nhìn mái tóc bóng lộn, khuôn mặt trắng trẻo, đôi lông mày đen, rậm giãn ra như cánh chim…” [42; tr.111]

Ngoại hình nhân vật không được miêu tả tập trung như trong văn học cổ - nghĩa là không miêu tả trọn vẹn ngoại hình nhân vật ngay khi nhân vật xuất hiện mà ngoại hình của nhân vật hiện dần theo diễn biến cốt truyện mang đến cho người đọc sự thưởng thức từ từ bằng những đường nét ấn tượng gợi cảm giác cần khám phá, tìm kiếm

* Trong nhiều trường hợp, ngoại hình nhân vật không được miêu tả toàn diện và các chi tiết không được chú ý miêu tả ngang nhau

Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, tác giả tập trung miêu tả những chi tiết, đường nét có liên quan đến việc bộc lộ thế giới nội tâm nhân vật Tuỳ nhân vật mà nhà văn lựa chọn, tập trung miêu tả bộ phận nào sao cho phù hợp với bản chất tính cách nhân vật và thế giới nội tâm nhân vật Đặc biệt Cao Duy Sơn rất chú ý miêu tả đôi mắt của nhân vật Qua ánh mắt, nhân vật mà thế giới nội tâm nhân vật được phơi bày Hầu hết các nhân vật trong tiểu thuyết đều được nhà văn miêu tả đôi mắt, ánh nhìn Có những nhân vật đôi mắt và ánh nhìn được miêu tả khác nhau theo diễn biến nội tâm.

Trong tiểu thuyết Người lang thang:

- Nhân vật Phắn: “Đôi mắt liên láo” [41;tr.9], “Đôi mắt tin hin

[41;tr.48], “Cặp mắt lạnh lùng như mùa đông…” [41; tr.54], “Cặp mắt như hai vết nứt trên trán” [41; tr.55]…

- Nhân vật Ngấn: “Cặp mắt như hai hòn than hồng” [41; tr.10], “Cặp mắt vốn lạnh của Ngấn chợt bùng lên như hai ngọn lửa” [41; tr.27], “Cặp mắt giá băng chợt loé lên man rợ nhìn như xói vào Lão Lâm và thằng Phắn.” [41;tr.69]

Trong tiểu thuyết Đàn trời:

- Nhân vật Diệu: “Đôi mắt sáng lộ vẻ ái ngại cứ chớp chớp liên hồi…” [42; tr.5] “…đôi mắt đẹp như nhung…” [42; tr.5],

- Nhân vật Thục Vy: “…ánh mắt to sáng, luôn cười…” [42; tr.66], “… ánh mắt lộ vẻ ngơ ngác, có lúc thoắt hiện nỗi buồn thầm kín.” [42; tr.168]

- Nhân vật Nhẫn: “Cặp mắt long lanh như có lửa.” [42; tr.75], “cặp mắt long lanh” [42; tr.83]

- Nhân vật Hoóng già: “…ánh mắt canh chừng…” [42; tr.178], “…mắt mơ mơ…”, “…Cặp mắt giá lạnh…” [42; tr.183]

Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, ngoài đôi mắt nhà văn còn chú ý miêu tả nụ cười nhân vật Nói chung nhà văn hướng ngòi bút vào việc miêu tả những chi tiết trên nét mặt và mái tóc nhân vật hơn các bộ phận thuộc về hình dáng bên ngoài

Như vậy không có nghĩa là nhà văn không quan tâm tới việc sử dụng chi tiết miêu tả các bộ phận khác ngoài khuôn mặt và mái tóc, mà nhà văn chỉ sử dụng chi tiết đó khi nó thể hiện được những nét độc đáo, điển hình trong tính cách nhân vật ví như “một cẳng chân với chiếc giày da bóng lộn” của chủ tịch Ấn, “chân phải bị tập tễnh” của Sắn Pì trong Đàn trời hay “nắm tay gân guốc to như cái nồi đất”, “bàn tay cứng như cạm sắt” của lão Tẻn trong

Người lang thang Linh hoạt trong việc lựa chọn chi tiết miêu tả, Cao Duy

Sơn tạo nên ấn tượng độc đáo về nhân vật trong lòng độc giả.

* Ngoại hình nhân vật trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn còn được miêu tả trong sự đa dạng điểm nhìn, nhìn về quá khứ, nhìn hiện tại, điểm nhìn của nhân vật nhìn nhân vật, nhân vật nhìn chính mình; điểm nhìn của tác giả nhìn nhân vật, miêu tả nhân vật Điểm nhìn về quá khứ là khi đứng trong thời điểm hiện tại miêu tả nhân vật trong thời điểm quá khứ Như nhân vật Vương khi hồi tưởng, miêu tả về ngoại hình nhân vật Thức ngày còn nhỏ “một thằng bé có thân hình gầy gò nhút nhát” [42; tr.130] để so sánh sự biến đổi về ngoại hình nhân vật Thức trong thời điểm hiện tại mà tác phẩm phản ánh thời điểm Thức “trở thành một chàng trai cao lớn, trầm tĩnh và ngay thẳng…” [42; tr.130] Nhân vật Nhẫn trong cái nhìn về chính bản thân mình trong thời điểm hiện tại “mái tóc ép suôn, khuôn mặt đã được trang điểm kỹ…” [42; tr.570] Và nhìn về quá khứ

“vấn chiếc khăn chàm lên đầu, mặc bộ quần áo chàm vừa thô vừa dày vừa nặng mùi lá xanh.” [42; tr.570] Điều đó cho thấy sự thay đổi trong nội tâm nhân vật này Điểm nhìn hiện tại ở đây rất rõ ràng và có thể nói đó là điểm nhìn chủ đạo trong tác phẩm Mọi chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật giá trị phản ánh nội dung hiện thực nhất định Bởi vậy sự thay đổi trong việc lựa chọn chi tiết miêu tả ngoại hình chính là sự thể hiện những biến đổi trong thế giới nội tâm nhân vật.

Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật

Sắc thái nội tâm nhân vật đa dạng, nhiều chiều, nhiều cung bậc… 3.2.2 Sắc thái nội tâm nhân vật được biểu hiện trực tiếp……………… 3.2.3 Nội tâm nhân vật được miêu tả gián tiếp………………………… 3.3 Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật…………………………… 3.3.1 Hành động nhân vật xuất phát từ toan tính lợi ích cá nhân…… 3.3.2 Hành động nhân vật xuất phát từ tình cảm, đạo đức, lý tưởng…… 3.4 Ngôn ngữ nhân vật đặc thù kiểu tư duy người miền núi…………… 3.4.1 Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, giàu hình ảnh núi rừng…………… 6569767878808181 3.4.2 Độc thoại nội tâm - ngôn ngữ chủ đạo thể hiện tính cách nhân vật 83 PHẦN KẾT LUẬN

Lecmontop đã từng tuyên bố “Lịch sử tâm hồn con người, dù là tâm hồn nhỏ bé nhất cũng hầu như thú vị và bổ ích hơn lịch sử của cả một dân tộc.” [theo 33; tr.203] Trong lời nói của mình, Lecmontop đã bảo vệ và khẳng định quyền của nhà văn đối với việc phân tích tâm lý và với việc quan tâm tới tâm hồn con người Miêu tả những sắc thái nội tâm nhân vật chính là con đường khám phá cái tôi bí ẩn của con người Trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, những con người miền núi với cái tôi riêng biệt, đầy bí ẩn như được hé lộ qua từng trang sách Với sự tiếp cận thi pháp miêu tả nhân vật trong văn học hiện đại, khi miêu tả con người trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn tập trung hướng vào cái tôi nội cảm, hướng vào thế giới nội tâm với những diễn biến phức tạp, tinh vi mà bản thân các nhà tâm lý học vẫn luôn luôn phải đau đầu nghiên cứu và phân tích.

Nhà văn miêu tả con người nghèo nàn về cuộc sống tinh thần thì việc tái tạo thế giới nội tâm nhân vật không thể toàn diện được Một số nhà văn khi viết về cuộc sống con người miền núi thường chủ quan, chụp mũ cho họ những thói xấu, những tính cách như dữ tợn, thô thiển, hay nhẹ dạ, ngờ nghệch, khờ khạo… Với quan niệm chủ quan mang tính chụp mũ này, các nhân vật người miền núi của họ chỉ được miêu tả như những con người bất động, xuất hiện trong văn học với những mục đích không hoàn toàn giống như mục đích của một tác phẩm nghệ thuật Cao Duy Sơn đã khắc phục được những quan niệm mang tính chủ quan đó trong tư duy tiểu thuyết của mình. Nhà văn nhìn nhân vật bằng con mắt nhân ái, với tư tưởng nhân đạo sâu sắc, nên các nhân vật dù đứng trong thái cực nào của quan niệm sống vẫn được tự do và chủ động bộc lộc bản chất của mình qua những vận động biến chuyển trong thế giới nội tâm Các nhân vật tiểu thuyết của Cao Duy Sơn được xây dựng như những cái tôi cá thể, chủ động trong vị trí xã hội của mình Từ những nhân vật chính như Ngấn, Phắn - Người lang thang; Thức, Vương, Ấn

- Đàn trời, đến các nhân vật phụ như bà Ban, Mảy Nhung - Người lang thang; Sẩm Kỵ, Thang, Thín – Đàn trời, đều có một cuộc sống độc lập và chủ động trong suy nghĩ và hành động

Nắm bắt các quy luật tâm lý người, am hiểu cuộc sống người dân miền núi, những diễn biến trong nội tâm nhân vật cho dù là nhỏ nhất cũng không lọt khỏi con mắt của nhà văn Nhà văn miêu tả những chi tiết này một cách đầy đủ trọn vẹn và rất chính xác.

- “Ngấn rời chỗ ngồi đến gần bọn trẻ, nó muốn nhảy vào giữa đám chơi, nhưng thói mặc cảm làm cho ý định đó trở nên dè dặt ” [41; tr.9]

- “ Nó bỗng sững người , quyển vở của mình loang đầy mực, cả lọ mực đầy ắp Ngấn vừa pha tối qua giờ lăn lóc trên mặt bàn.” [41; tr.T9]

- “Cảm giác mục đích cuộc viếng thăm đã bị người khác biết tỏng, hai bên má phải chợt bấy lên như có đàn kiến bò ” [42; tr.318]

- “Căn phòng làm việc của chủ tịch hiện ra trong sự ngỡ ngàng của

Nhẫn…Nhẫn ngây dại…Nhẫn nhanh chóng thoát khỏi tâm trạng đó , cô tự biết mình có một khả năng trời phú, cái khả năng đó từ khi chồng chết cô đã sử dụng nó như một vũ khí lợi hại, đó là sắc đẹp.” [42; tr.98]

Cao Duy Sơn đã xây dựng được những nhân vật hoàn toàn chủ động và độc lập trong suy nghĩ Diễn biến tâm lý của nhân vật tự nhiên, hợp quy luật không bị gò ép bởi bất cứ quan niệm sáng tác nào Quá trình diễn biến tâm lý, chuyến hoá cảm xúc diễn ra rất nhanh.

Tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn, là những thế giới nghệ thuật ẩn chứa sự đa dạng về sác thái nội tâm Nhân vật của ông có khi được miêu tả trong trạng thái tâm lý gần như tuyệt vọng trong cảm giác bị ruồng bỏ, như tâm trạng của nhân vật Ngấn khi nhìn đàn chim héc bay ngang trời “Mặc dù bị đòn đau nhưng nhìn bầy đàn vỗ cánh bỏ đi, chú chàng bị xua đuổi vẫn hạ cánh mải miết bay theo Nhưng nguyên tắc khắc nghiệt của giống vật này đã không cho phép nó trở về với đồng loại Nhìn cái chấm đen đang bay đến gần, cả đàn bất ngờ quay lại, tiếng héc …héc vang lên rùng rợn làm cho nó hoảng hốt ngoắt cánh bay về hướng khác để lại tiếng héc…héc… lẻ loi thảm thiết mất dần phía đầu núi xa Nhìn hút theo bóng con chim trên mình đày thương tích, Ngấn thấy thương hại nó Trong thâm tâm Ngấn nhận ra giữa mình và nó có gì đồng điệu.” [41; tr.7,8] Lại có khi nhân vật của ông được miêu tả với nội tâm đầy trăn trở nhưng cũng có khi là sắc thái nội tâm của con người cảm nhận được trọn vẹn niềm vui cuộc sống

Cao Duy Sơn có tài trong việc miêu tả sự chuyển hoá của các tình cảm trong con người, ông đề cao vai trò của tình thương và lòng vị tha

Con người là một cơ thể phức tạp và thế giới nội tâm của con người là cực kỳ đa dạng Nhà văn chỉ đưa đến thế giới ấy những dấu hiệu đơn điệu, với vài nét chấm phá, thì nhà văn đó có thể coi là làm nên một đồ chơi hơn là một tác phẩm nghệ thuật Nghệ thuật đích thực là sự tìm tòi, sáng tạo và khổ công với sự tìm tòi, sáng tạo đó Với Cao Duy Sơn tâm hồn con người miền núi trở thành một thế giới bí ẩn và nhà văn không ngừng nghỉ trong việc chuyển tải những cảm hiểu của nhà văn về thế giới bí ẩn đó qua từng trang viết Nhà văn rất tài tình trong nghệ thuật miêu tả những chuyển biến trong tâm hồn con người từ cung bậc này tới cung bậc khác Nhân vật có khi tột cùng tuyệt vọng. Đó là nỗi tuyệt vọng của Na Ban, Mảy Nhung khi bị bắt vào nhà Sèn Sì, nhưng cũng thật mạnh mẽ và can trường khi họ đã tìm cho mình được lý tưởng sống ở cái nơi đen tối đó, lý tưởng sống của họ giản đơn mà thật cao cả

- sống vì Ngấn Những biến cố cuộc sống luôn là cơ sở để nhà văn xoay chiều nội tâm nhân vật Nhân vật Thức trong Đàn trời từ chỗ bi quan cùng cực sau cái chết của người yêu - đến được đánh thức niềm ham mê nghề báo - rồi lại buông xuôi sau đám cưới với Mỷ - tiếp đến là chuyển hướng nghề nghiệp sau cái chết của Mỷ - cuối cùng là sự trở lại với nghề báo Nhân vật Ngấn trong

Người lang thang từ một đứa trẻ luôn mặc cảm bị xã hội ruồng bỏ trở thành một chàng trai cương quyết, dũng cảm, chủ động và bao dung Biến cố cuộc sống luôn là cơ sở để nhân vật vận động theo một hướng mới Sự vận động này xuất phát từ thế giới nội tâm rồi đi đến hành động Sắc thái nội tâm nhân vật dù đa dạng và phức tạp đến đâu cũng vẫn là hệ quả của biến cố trong cuộc sống và đến lượt mình những biến cố cuộc sống lại tác động trực tiếp tới những chuyển biến trong nội tâm nhân vật Cao Duy Sơn rất chú ý khai thác thế giới nội tâm nhân vật - thế giới của cái tôi cá nhân, cá thể trong hoàn cảnh rộng lớn là hoàn cảnh hiện thực tiểu thuyết và trong bối cảnh hẹp là bối cảnh của các mối quan hệ

Nhân vật trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn với những nét tính cách đa dạng mà người đọc có thể cảm nhận được chính là sản phẩm của ngòi bút sáng tạo đầy tìm tòi khám phá của nhà văn. Hầu hết các nhân vật tiểu thuyết của Cao Duy Sơn đều được nhà văn quan tâm khám phá, khai thác thể hiện nội tâm Bởi thế mà sắc thái nội tâm nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn càng phong phú, đa dạng và cuốn hút làm người đọc phải tiếp tục tìm hiểu Đây chính là nét tối ưu trong nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật Không gì chân thực và khách quan bằng việc phơi bày thế giới nội tâm con người Thế giới nội tâm chính là sự thể hiện khách quan nhất bản chất thật ẩn chứa trong “con người bên ngoài” của nhân vật

Thế giới nội tâm con người đầy bí ẩn và rất khó nắm bắt Bởi vậy mà việc thể hiện thế giới nội tâm nhân vật sao cho người đọc hiểu và cảm nhận được đòi hỏi nhà văn phải luôn tìm tòi cách thể hiện trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật Đến Đàn trời, mổ xẻ phân tích tâm lý nhân vật là điểm mạnh của Cao Duy Sơn Từ Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh, Tổng biên tập đài truyền hình địa phương, chủ doanh nghiệp, cho đến lão xẩm hát then, mụ già dị nhân và các phóng viên, bác sĩ miền núi đều được khai thác từ chiều sâu tâm hồn. Qua đó, tạo nên mỗi người một tính cách, một số phận riêng biệt.

Có hai phương diện nghệ thuật miêu tả sắc thái nội tâm nhân vật trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn mà ta cần quan tâm khi tiếp cận tác phẩm Đó là nghệ thuật miêu tả sắc thái nội tâm trực tiếp và nghệ thuật miêu tả sắc thái nội tâm gián tiếp.

3.2.2 Sắc thái nội tâm nhân vật được biểu hiện trực tiếp

Sắc thái nội tâm nhân vật được biểu hiện trực tiếp là hình thức nhà văn để nhân vật tự bộc lộ, thể hiện những sắc thái nội tâm và những biến chuyển trong thế giới nội tâm nhân vật Một số hình thức biểu hiện sắc thái nội tâm trực tiếp mà ta có thể thấy trong hai tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn là bộc lộ qua lời độc thoại nội tâm, qua dòng ý thức nhân vật, qua ngữ điệu lời nói của nhân vật và qua ngoại hình nhân vật

Ngày đăng: 01/12/2023, 09:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w