Đặc điểm nhân vật trong "Người lang thang" và "Đàn trời" của Cao Duy Sơn

MỤC LỤC

Nhân vật tiểu thuyết

Tuy nhiên cần phải xác định, nhà văn sáng tạo ra nhân vật nhưng có thể nói trong thể loại “chúa tể” là tiểu thuyết nhân vật không phải là những nô lệ câm lặng mà là những con người tự do, có thể đứng ngang hàng với người sáng tạo ra chúng, chúng có thể tán thành cũng có thể đứng lên phản bác lại. Ngoài phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật văn học nói chung, ở từng loại tiểu thuyết cụ thể, nhà văn có những cách thể hiện nhân vật riêng, sao cho nhân vật mà nhà văn xây dựng nên thể hiện được quan niệm về con người của tác giả và vấn đề tư tưởng tác phẩm.

Hệ thống nhân vật - Chức năng miêu tả hoàn cảnh của nhân vật trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời

Những nhà báo có lương tâm, trách nhiệm như Vương, Thức, Thục Vy với những cán bộ lãnh đạo nhà nước như phó chủ tịch Bảo, bí thư Bằng, thậm chí cả những công dân bình thường như Mỷ - vợ Thức, lão Mạc – cha nuôi Thức, Lê - vợ Vương … Hệ thống nhân vật hành động khi công khai, khi ngấm ngầm liên hệ với nhau, tạo điều kiện, khích lệ động viên, cổ vũ tinh thần nhau trong công cuộc chống tệ nạn xã hội. Nhân vật trong hai tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời có những nét riêng quy định bởi phạm vi, vấn đề hiện thực phản ánh, nhưng nét chung đã thành phẩm chất tốt đẹp ngàn đời ở con người xứ sở được nhà văn miêu tả hết sức giản dị, giản dị như đời thường mà giá trị nghệ thuật thật sâu sắc.

Nhân vật cội nguồn - bảo tồn giá trị đạo đức, văn hoá, phong tục truyền thống

Trong Người lang thang, bà Ban cả đời cặm cụi nuôi Ngấn “bằng đủ thứ tạp nham thu được ở những hàng quán, khi chợ phiên về” [42; tr6], lão Noọng, lão Tẻn - những con người cô đơn, nuôi Phung bằng khát khao được yêu thương, bao bọc “ngắn thương, dài buồn, ba tháng anh ấy không đi cướp cùng anh em, là cả ba thỏng anh ấy quấn quýt lấy con bộ. Có thể kể như tục bẫy thú rừng được nhà văn miêu tả trong Người lang thang gắn với tập tục săn bắt thú hoang bảo vệ vật nuôi của người miền núi, tục trẻ em khi mất thường được đặt trong chiếc chiếu đơn, cuốn cẩn thận, dùng lạt buộc chặt từ đầu đến chân với quan niệm trẻ con dưới một tuổi không được đóng áo quan để nó sớm được trở về với kiếp sống làm người.

Nhân vật người phụ nữ miền núi

    Mảy Nhung trong Người lang thang, sau khi gửi Ngấn - đứa con nối nghiệp của dòng họ Nùng lại cho Na Ban, nàng đã quyết dùng sinh mạng của mình để kết thúc cuộc đời Sèn Sì, kết thúc cảnh sống đoạ đầy tủi nhục ở cái nơi khủng khiếp, tụ điểm của những tệ nạn xã hội là nhà của cha con Sèn Sì, Pìn Sì. Nhân vật Diên dù đã có lúc đầu hàng, cam chịu số phận, buông xuôi theo quyết định của gia đình, của chồng nhưng với tình mẫu tử với nỗi băn khoăn, day dứt vì đã theo lời chồng bỏ lại con và không thể sinh thêm đứa con nào nữa đã khiến nàng thoát khỏi sự yếu đuối, cam chịu mà vùng lên nhận lại bé Điềm khi Phắn không dám nhận con và hai mẹ con cùng đi khỏi nhà.

    Nhân vật cán bộ, viên chức nhà nước

    Nhân vật trí thức đấu tranh vạch trần các tệ nạn xã hội

    Vấn đề hiện thực chính của tiểu thuyết Đàn trời là phản ánh quá trình tác nghiệp, phát giác vụ rút ruột công trình thuộc dự án 135 - một công trình giao thông nằm trong dự án cải thiện cuộc sống người dân miền núi của một nhóm phóng viên đài truyền hình tỉnh. Trong vai những phóng viên truyền hình, những nhân vật như Thức, Vương, Thục Vy là những người trí thức thời đại, dũng cảm và kiên định, khó khăn dẫu có lúc làm họ chùn bước nhưng họ cùng đoàn kết, đồng lòng sống và làm việc cho một mục đích chung.

    Nhân vật chính trị đại diện, bảo vệ quyền lợi của nhân dân

    Trong lần nói chuyện chủ động, thẳng thắn với Bảo ông đã nhận ra “Có lẽ đây là lần đầu ông được nghe những lời thẳng thắn như dao cứa ngang ruột của cán bộ cấp dưới…Không, không phải bây giờ, từ lâu ông đã mơ hồ biết những hạn chế và tồn tại như Bảo vừa nói. Nhân vật chính trị đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân thuộc vào tuyến nhân vật tích cực, hỗ trợ cho sự vận động của các nhân vật cùng tuyến như nhân vật trung tâm mang lý tưởng (được nói đến ở sau), và nhân vật trí thức đấu tranh vạch trần các tệ nạn xã hội.

    Nhân vật trung tâm mang lý tưởng, khát vọng sống, khát vọng yêu thương Trong tiểu thuyết Người lang thang và tiểu thuyết Đàn trời, có nhân vật

    Nhân vật trung tâm trong Người lang thang và Đàn trời được Cao Duy Sơn xây dựng như những con người mang lý tưởng, và khát vọng sống, khát vọng yêu thương, nhưng đó là lý tưởng, khát vọng trong hoàn cảnh hiện thực mà tiểu thuyết phản ánh. Lý tưởng và khát vọng của nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn không phải là thứ lý tưởng cao xa vượt ngoài khả năng của nhân vật mà là lý tưởng của những con người bình thường về một cuộc sống bình ổn và tốt đẹp.

    Nhân vật có ảnh hưởng xấu tới sự vận động, phát triển của xã hội Trong cả hai tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời, nhân vật có ảnh

    Nhân vật chính trị suy thoái phẩm chất đạo đức

    Có thể là cao nhất tỉnh… Chuyện mặc nhiên tồn tại không bị ai ngăn cản hay nhắc nhở…” [42; tr.60,61] Cánh tay chủ tịch Ấn không chỉ rờ vào đám quan chức nhỏ nhoi như Tuệ mà còn vươn ra Thường vụ, cơ quan quan trọng và tối cao cao của tỉnh. Nếu như Đinh Xuân Ấn là nhân vật điển hình cho kiểu nhân vật suy thoái về phẩm chất đạo đức chính trị mà trong tay hội tụ đầy đủ sức mạnh tiền bạc, quyền lực và thế lực, thì Tuệ - Giám đốc đài truyền hình địa phương, lại được xây dựng là nhân vật điểm hình cho kiểu nhân vật tài hèn nhưng đầy.

    Nhân vật làm ăn phi pháp

    Do buôn bán phát đạt nên tiền của tuôn vào nhà lão như nước suối Tà Tha chui vào hang Hiếu Lễ.” [41; tr.186] “Vài ngày một bận Sèn Sì đích thân cưỡi ngựa đi mời các quan ta quan Tây xuống dự tiệc và vui thú với những khoái lạc mê hồn. Trong tiểu thuyết Đàn trời mối liên hệ này càng chặt chẽ, nhân vật quan chức nhà nước không chỉ bao bọc, che chắn cho những việc làm ăn phi pháp mà còn trực tiếp nhúng tay vào công việc đó, mối quan hệ giữa Chủ tịch tỉnh và chủ doanh nghiệp đã đạt đến mức tương giao, bạn hữu, anh em “Có tin doanh nghiệp Lương Nhân vào nhà Chủ tịch tỉnh như vào nhà mình, cười nói hô hô, tự lấy rượu ngon trong tủ rót mời chủ nhà, giao tiếp với chủ tịch như anh em cốt nhục.” [42; tr.67].

    Nhân vật hư hỏng bởi sự nuông chiều của gia đình

    Do đó sự hình thành các kiểu loại nhân vật trong tác phẩm văn học được căn cứ trên cơ sở hiện thực xã hội, văn hoá, phong tục… Kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của nhà văn Cao Duy Sơn là một phần của sự tái hiện hiện thực xã hội nên điều tất yếu trong đó bao hàm các yếu tố của hiện thực được phản ánh, những nét văn hoá, phong tục, đặc điểm địa phương, và dân tộc. Kết hợp những nét tinh tế trong nghệ thuật truyền thống và hiện đại, tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn là thành công trong bước đường tìm tòi và thể nghiệm những khám phá táo bạo của nhà văn ở lĩnh vực miêu tả nhân vật.

    Miêu tả ngoại hình nhân vật - tiếp cận thi pháp hiện đại trên cơ sở kế thừa thi pháp truyền thống

    Như vậy không có nghĩa là nhà văn không quan tâm tới việc sử dụng chi tiết miêu tả các bộ phận khác ngoài khuôn mặt và mái tóc, mà nhà văn chỉ sử dụng chi tiết đó khi nó thể hiện được những nét độc đáo, điển hình trong tính cách nhân vật ví như “một cẳng chân với chiếc giày da bóng lộn” của chủ tịch Ấn, “chân phải bị tập tễnh” của Sắn Pì trong Đàn trời hay “nắm tay gân guốc to như cái nồi đất”, “bàn tay cứng như cạm sắt” của lão Tẻn trong Người lang thang. Thủ pháp nghệ thuật này có nguồn gốc từ rất lâu đời trong các sáng tác dân gian, như trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của dân tộc Mường và sử thi “Đam San” của dân tộc Êđê… Lối so sánh ví von vẻ đẹp của con người với thiên nhiên còn được các văn nhân, nho sĩ trung đại và các nhà văn hiện đại sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật đắc dụng.

    Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật

    Sắc thái nội tâm nhân vật đa dạng, nhiều chiều, nhiều cung bậc Lecmontop đã từng tuyên bố “Lịch sử tâm hồn con người, dù là tâm

    Với sự tiếp cận thi pháp miêu tả nhân vật trong văn học hiện đại, khi miêu tả con người trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn tập trung hướng vào cái tôi nội cảm, hướng vào thế giới nội tâm với những diễn biến phức tạp, tinh vi mà bản thân các nhà tâm lý học vẫn luôn luôn phải đau đầu nghiên cứu và phân tích. Một số nhà văn khi viết về cuộc sống con người miền núi thường chủ quan, chụp mũ cho họ những thói xấu, những tính cách như dữ tợn, thô thiển, hay nhẹ dạ, ngờ nghệch, khờ khạo… Với quan niệm chủ quan mang tính chụp mũ này, các nhân vật người miền núi của họ chỉ được miêu tả như những con người bất động, xuất hiện trong văn học với những mục đích không hoàn toàn giống như mục đích của một tác phẩm nghệ thuật.

    Sắc thái nội tâm nhân vật được biểu hiện trực tiếp

    Từ tiểu thuyết Người lang thang đến tiểu thuyết Đàn trời, với một khoảng thời gian sáng tác và thể nghiệm hơn chục năm, nhà văn Cao Duy Sơn mới thực sự chủ động khai thác được những nét tối ưu trong nghệ thuật miêu tả tâm lý bằng thủ pháp độc thoại nội tâm và dòng ý thức nhân vật. Từ quan niệm như đó, nhà văn đã xây dựng rất nhiều nhân vật luôn ý thức về việc phải lấy “con người bên ngoài” mà che dậy “con người bên trong” như nhân vật lão Lâm trong Người lang thang và nhân vật chủ tịch Đinh Xuân Ấn, giám đốc đài truyền hình Tuệ… trong Đàn trời.

    Nội tâm nhân vật được miêu tả gián tiếp

    Trước ta là một lão nông trung niên đang khua đũa như điều quân khiển tướng ào ào lao vào chiến trận…Hèo phương, miệng mở hé như chai hồ ngọt, phụt ra tiếng “Ợ” dài như đuôi câu hát…” [42; tr.294] Tiếp đến là những đòn đánh đồng loạt từ nhiều phía khiến Ấn không kịp trở tay, bộ mặt thật của con người này bị vạch trần. Nội tâm nhân vật có khi được miêu tả bởi chính tác giả với vị trí là người thứ ba tham gia chứng kiến sự việc “Căn phòng làm việc vủa chủ tịch hiện ra trong sự ngỡ ngàng của Nhẫn…Nhẫn ngây dại…Nhẫn nhanh chóng thoát khỏi tâm trạng đó, cô tự biết mình có một khả năng trời phú, cái khả năng đó từ khi chồng chết cô đã sử dụng nó như một vũ khí lợi hại, đó là sắc đẹp.” [42; tr.98] Với cách miêu tả này, tác giả như nhập vai vào nhân vật, nói.

    Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật

    Hành động nhân vật xuất phát từ toan tính lợi ích cá nhân

    Trong tiểu thuyết Người lang thang, nhà văn miêu tả một loạt hành động của cha con lão Lâm: bắt nạt Ngấn, cưỡng ép tình cảm của Diên, lập bẫy để vu oan cho Ngấn tội trộm bò, bỏ lại đứa con đứt ruột đẻ ra để thoát thân, Phắn nhẫn tâm vì “ba trăm ngàn” mà ép cha hắn là lão Lâm phải chặt đi ngón tay cái để thề… Trong Đàn trời, nhà văn miêu tả một loạt hành động dằn mặt của tổ chức làm ăn phi pháp nhà Lương nhân với nhóm phóng viên đài truyền hình tỉnh tham gia phanh phui vụ bòn rút ngân sách nhà nước như mưu sát Thức bốn lần nhưng không thành công, loại bỏ Vương khỏi nghề báo…. Nhân vật có thể có hàng trăm, hàng ngàn ý nghĩ xấu nhưng những ý nghĩ đó không biểu hiện ra bên ngoài, không biến thành hành động thì chưa đủ căn cứ để lên án nhân vật, kết tội hay quy chụp tính cách, bản chất của nhân vật.

    Hành động nhân vật xuất phát từ tình cảm, đạo đức, lý tưởng

    Với vai trò phóng viên đài truyền hình tỉnh, Thức là người khơi nguồn trong việc phanh phui vụ bòn rút công trình và những trò làm ăn phi pháp của doanh nghiệp Lương Nhân. Tiểu thuyết Đàn trời viết về hiện thực cuộc sống người miền núi giai đoạn hiện tại, nhưng nhân vật trung tâm của tác phẩm – nhân vật Thức lại được xây dựng mang bóng dáng của người anh hùng dân gian.

    Ngôn ngữ nhân vật đặc thù kiểu tư duy người miền núi 1. Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, giàu hình ảnh núi rừng

    Độc thoại nội tâm - ngôn ngữ chủ đạo thể hiện tính cách nhân vật Ở tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời, độc thoại nội tâm có vai

    Những thủ pháp nghệ thuật tối ưu trong lĩnh vực xây dựng nhân vật như đổi mới trong cách miêu tả ngoại hình nhân vật, đặt trọng tâm của nghệ thuật xây dựng nhân vật vào việc miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, vận dụng tài tình thủ phảp miêu tả nội tâm qua độc thoại và dòng ý thức nhằm bộc lộ toàn bộ thế giới nội tâm nhân vật. Bởi vậy, nhân vật của Cao Duy Sơn vừa mang sức hút của nhân vật truyền thống với tính cách thẳng thắn, bộc trực, quả cảm, bao dung… và số phận mang màu sắc huyền thoại nơi núi rừng như số phận của Thức trong Đàn trời; Ngấn, lão Tẻn trong Người lang thang, vừa mang sức hút của nhân vật hiện đại ở khía cạnh khai thác nhân vật từ chiều.