1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011 2012

139 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành Vi Nguy Cơ Lây Nhiễm HIV Và Các Yếu Tố Liên Quan Trong Nhóm Nam Nghiện Chích Ma Túy Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Nguyễn Thành Đông
Người hướng dẫn TS. Đinh Sỹ Hiền, TS. Hà Văn Như
Trường học Trường Đại học Y tế Công cộng
Chuyên ngành Y tế công cộng
Thể loại luận văn thạc sỹ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,27 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TÔNG QUAN TÀI LIỆU (12)
    • 1.1. Tình hình dịch HIV hiện nay (12)
    • 1.2. Tình hình nghiên cứu về HVNC trong nhóm NCMT (16)
    • 1.3. Các can thiệp về phòng lây nhiễm HIV trên nhóm NCMT (27)
    • 1.4. Một số đặc điểm của địa phương nghiên cứu (27)
  • Chương 2. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN cửu (32)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (32)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm (32)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (33)
    • 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (0)
    • 2.5. Phương pháp thu thập số liệu (0)
    • 2.6. Phương pháp phân tích số liệu (0)
    • 2.7. Các chỉ số, biến số nghiên cứu (36)
    • 2.8. Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu (38)
    • 2.9. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức của người NCMT (39)
    • 2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (39)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu (40)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (75)
  • Chương 5. KẾT LUẬN (90)
  • Chương 6. KHUYẾN NGHỊ (93)

Nội dung

TÔNG QUAN TÀI LIỆU

Tình hình dịch HIV hiện nay

1.1.1 Tình hình dịch HIV trên thế giới

Tình hình chung về nhiễm HIV trên thế giới

Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ từ năm 1981, cho đến nay loài người đã trải qua 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn, phức tạp Tính đến cuối năm 2010, có

34 triệu người đang bị nhiễm HIV, tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8%. Riêng năm 2010 ước tính có 2,7 triệu người nhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử vong do AIDS So sánh với năm 1999, sổ người nhiễm mới HIV đã giảm 21% Báo cáo của UNAIDS cũng ghi nhận tính cuối năm 2010 đã có 33 nước có số ca nhiễm mới giảm, trong đó 22 nước khu vực cận Saharan, Châu Phi Khu vực cận Sahara vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm 66% số trường hợp nhiễm HIV trên toàn thế giới và 72% số trường hợp từ vong do AIDS trong năm 2010 [34].

Nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm tuổi trẻ Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV ở người trẻ tuổi như việc quan hệ tình dục sớm, QHTD với bạn tình có nguy cơ cao, có nhiều bạn tình, ít khi sử dụng BCS, thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết, sử dụng ma túy Một nghiên cứu ở Dublin, Ireland cho thấy 70% những người trẻ tuổi có dùng chung BKT [37].

Tại châu Á, với số dân chiếm 60% dân số thế giới, là khu vực có số người nhiễm HIV đứng thứ hai thế giới với 4,0 triệu người, sau khu vực cận Sahara [35] Hầu hết dịch tại các quốc gia đã có dấu hiệu chững lại Không có quốc gia nào trong khu vực có dịch toàn thể Thái Lan là nước duy nhất trong khu vực có tỷ lệ hiện nhiễm gần 1% và xét một cách tổng thể, dịch ở nước này cũng có dấu hiệu chững lại Tỷ lệ hiện nhiễm HIV năm 2009 trong số người trưởng thành ở châu Á là 1,3% Tại Cam-pu-chia, tỷ lệ hiện nhiễm ở người trưởng thành giảm từ 1,2% năm 2001 xuống còn 0,5% năm 2009.

Tuy nhiên, tỷ lệ hiện nhiễm HIV lại đang gia tăng ở những quốc gia vốn có tỷ lệ hiện nhiễm thấp như Bangladesh, Pakistan, Philippin (nơi tiêm chích ma túy là hình thái lây truyền HIV chính) [4].

Tỷ lệ nhiễm mới HIV ở châu Á cũng có xu hướng giảm ở nhiều quốc gia nhưng lại gia tăng ở một số nước có tỷ lệ nhiễm thấp, số nhiễm mới HIV giảm từ 450.000 người năm 2001 xuống còn 270.000 người năm 2010, giảm 40% Tỷ lệ nhiễm mới giảm hơn 25% tại các nước Ấn Độ, Nepal và Thái Lan trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2010 Dịch cũng chững lại tại Malaysia và Sri Lanka trong khoảng thời gian này Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm mới tăng 25% ở Bangladesh và Philippin từ năm 2001 đến 2010 Khoảng 90% số người nhiễm mới HIV tại Án Độ được cho là đã lây nhiễm từ việc QHTD không an toàn, song việc thường xuyên có 2 hoặc hơn 2 người sử dụng chung BKT mới là hình thái lây truyền HIV chính tại các bang đông bắc của quốc gia này [4], [33], [35] Hình thái lây truyền HIV tại châu Á hiện nay vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm người TCMT, phụ nữ bán dâm, khách làng chơi, và nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) Ước tính đến năm 2020 ở châu Á sẽ có khoảng 8 triệu người nhiễm mới, số trường hợp tử vong do AIDS sẽ tăng lên 500.000 người [26].

Tình hình nhiễm HIV ở người NCMT trên thế giới

Tổng quan y văn về dịch tễ học người NCMT trên toàn cầu và tỷ lệ nhiễm HIV trong những người NCMT dựa trên hệ thống hóa 11.022 tài liệu từ các tạp chí, cơ sở dữ liệu (Medline, EMBASE, và PubMed/BioMed Central), internet có liên quan đến người NCMT và HIV/AIDS của tổ chức Liên Hợp Quốc và các chuyên gia quốc tế cho biết: NCMT đã được phát hiện ở 148 quốc gia trên thế giới, số trường hợp nhiễm HIV do NCMT đã được báo cáo ở

120 quốc gia Ước tính có khoảng 15,9 triệu người NCMT và khoảng 3 triệu người NCMT nhiễm HIV trên toàn thế giới Tỷ lệ nhiễm HIV trong số người NCMT tại Mỹ, Nga lần lượt là:16% và 37% [25],

Tại châu Á, ước tính có khoảng 4,5 triệu người NCMT, một nửa trong số này sống ở Trung Quốc Tính trung bình ở châu Á có khoảng 16% người NCMT đang bị nhiễm HIV, mặc dù tỉ lệ này còn cao hơn đáng kể ở một số nước Ẩn Độ, Pakistan và Việt Nam cũng là những nước có số lượng người NCMT cao trong khu vực Ở Myanmar, tỷ lệ người NCMT nhiễm HIV lên tới 38%, tại Thái Lan tỷ lệ này dao động từ 30% đến 50% Tại Trung Quốc, ước tính có 7% đến 13% người NCMT nhiễm HIV [33],

1.1.2 Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam

Tình hình chung về dịch HIV/AIDS ở Việt Nam

Dịch HIV có thể xảy ra ở Việt Nam cuối những năm 1980, lây qua những người nước ngoài đến TP.HCM hoặc đến những tỉnh biên giới khu vực Tây Nam, sau đó dịch xảy ra rất nhanh ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, tiếp đến các tỉnh khu vực Đông Bắc [4], Tính đến ngày 31/12/2011, cả nước có 197.335 người nhiễm HIV hiện đang còn sống được báo cáo, chiếm khoảng 0,22% dân số, trong đó có 48.720 bệnh nhân AIDS và tổng số người tử vong do AIDS là 52.325 trường hợp [9], Trong thập kỷ qua, dịch phát triển nhanh nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc như các tỉnh Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La và Yên Bái Trước năm 2000 dịch chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị, nhưng hiện nay dịch đã xảy ra ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, kể cả ở cả các địa bàn thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng dân tộc thiểu số Đến năm 2011, đã có 97,8% số quận/huyện và trên 74% số xã phường báo cáo có người nhiễm HIV/AIDS Các tỉnh có số trường họp xét nghiệm phát hiện dương tính lớn nhất trong năm 2011 bao gồm: TP HCM 1942 trường hợp (chiếm 13,75%), Hà Nội 915 trường hợp (chiếm 6,46%), Điện Biên 890 (chiếm 6,3%), Thái Nguyên 678 trường họp (chiếm 4,8%), Sơn

La 601 trường hợp (chiếm 4,25%), Thanh Hóa 502 (chiếm 3,5%), Nghệ An 485 (chiếm 3,4%) Phần lớn những tỉnh có số người xét nghiệm HIV dương tính cao là các tỉnh thành phố lớn và các tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc có đường biên giới giáp Lào [9].

Dịch HIV/AIDS vẫn chủ yếu tập trung trong nhóm NCMT, PNBD và nhóm người tình dục đồng giới nam (MSM) Trong tổng số người được xét nghiệm phát hiện HIV dương tính, người NCMT chiếm khoảng 70%, PNBD chiếm khoảng 5%, còn lại là đối tượng khác Đường lây truyền HIV/AIDS ở Việt Nam chủ yếu lây truyền qua TCMT, hình thái nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở mỗi vùng khu vực cũng có sự khác biệt nhau, trong khi phần lớn các khu vực trong cả nước dịch chủ yếu lây truyền do tiêm chích chung ma túy thì các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long sự lây truyền HIV chủ yếu do truyền qua QHTD [4], Kết quả GSTĐ qua các năm cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT tại cộng đồng đã giảm mạnh từ sau năm 2004, từ 28,6% năm 2004 xuống còn 17,2% năm 2010, và xuống còn 13,4% trong năm 2011 Trái lại, trong 5 năm qua, tỷ lệ người nhiễm HIV do lây truyền qua đường tình dục có xu hướng gia tăng từ 12% năm 2004 lên 39% năm

2010 Nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ PNBD có nghiện chích và tỷ lệ nam QHTD đồng giới nghiện chích gia tăng làm tăng nguy cơ lây truyền qua đường tình dục từ nhóm này sang các loại bạn tình của họ, do đó số người nhiễm HIV do lây truyền qua đường tình dục ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn so với các năm trước đây [9], [4], Lây truyền qua QHTD gia tăng và sự cộng hưởng, đan xen giữa hành vi QHTD và TCMT làm cho nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng ngày một cao hơn [9].

Phân bố người nhiễm HIV theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam đang có chiều hướng thay đổi Trong vài năm trở lại đây, nhiễm HIV trong nhóm tuổi 30-39 tuổi có xu hướng tăng hơn so với các năm trước (từ 30% năm 2008 lên đến 43% trong năm 2011), tỷ trọng người nhiễm HIV là nữ giới ngày càng nhiều (31%) Đối tượng người nhiễm HIV hiện nay rất đa dạng về ngành và nghề như lao động tự do, công nhân, nông dân, ngư dân, bộ đội, công an, học sinh, sinh viên, nhân viên hành chính, phạm nhân, trẻ em [9]. Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam cho thấy dịch HIV/AIDS không tăng nhanh so với thời điểm năm 2005 về trước, về cơ bản đã khống chế được tình hình dịch ở nhiều địa phương và trong các nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS Tuy nhiên dịch HIV/ AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, HVNC lây nhiễm HIV trong nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV vẫn có thể tạo ra mức độ lây nhiễm HIV cao Theo kết quả của chương trình GSHV, hai hành vi nguy cơ lây

8 nhiễm HIV chủ yếu là dùng chung BKT khi TCMT và QHTD không sử dụng BCS Đây là những HVNC cao góp phần làm tăng nguy cơ bùng phát dịch, do đó các biện pháp can thiệp giảm tác hại (CTGTH) cần phải thực hiện một cách hiệu quả mới có khả năng hạn chế các HVNC và khống chế dịch trong thời gian tới [8], [4].

Tình hình nhiễm HIV trong nhóm NCMT

Tình hình nghiên cứu về HVNC trong nhóm NCMT

1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giói

Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV

Tại nhiều nước trên thế giới, hành vi sử dụng ma túy không an toàn khá phổ biến trong nhóm người NCMT là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến lây nhiễm HIV.

Khoảng 3/4 các trường hợp có HIV được biết ở Malaysia, Tây Nam Trung Quốc, Đông Bắc Án Độ và Myanma là những người TCMT Một nghiên cứu cắt ngang khảo sát tỷ lệ hiện nhiễm HIV và các HVNC trên 450 người NCMT tại 2 thành phố ở Estonia năm 2005 được thực hiện bởi Uuskula và cộng sự cho thấy tỷ lệ tiêm chích hàng ngày ở người NCMT là 46% Có đến 29% thừa nhận có dùng chung BKT khi tiêm chích [40] Từ 40% đến 50% người NCMT tại Malindi, Kenya cho biết họ có dùng chung BKT trong năm 2010 Hành vi dùng chung BKT khi TCMT, có nhiều bạn tình và không được tiếp cận với BKT sạch đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây nhiễm HIV tại Malindi, Kenya [30] Không tiệt trùng BKT và dùng chung dụng cụ pha thuốc góp phần làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm người NCMT [38], [30], TCMT không chỉ mang hậu quả cho cá nhân mà còn lây truyền HIV cho bạn tình qua QHTD không an toàn Tại NewYork, người ta ước tính 9/10 trường họp HIV lây truyền qua QHTD khác giới liên quan đến QHTD với người NCMT Ở một số vùng ở Trung Quốc, Án Độ và Myanma, số phụ nữ nhiễm HIV qua QHTD với người NCMT nhiều hơn qua bất kỳ con đường nào khác 83% người NCMT ở Rio De Janerio, Braxin không dử dụng BCS với bạn tình thường xuyên, và 63% không bao giờ dùng BCS với bạn tình bất chợt Tại Thái Lan, tỷ lệ người NCMT có QHTD với PNBD cao, từ đó HIV lan truyền vào cộng đồng được thấy rõ trong diễn biến dịch ở nước này Nghiên cứu trên 212 nam NCMT tại thành phố Quebec ở Canada, tỷ lệ nhiễm trong nhóm NCMT có bán dâm chiếm gần 30% cao hơn so với dưới 10% nam NCMT không bán dâm [32] TCMT cũng góp phần làm lây truyền HIV qua đường mẹ- con, 40% trẻ nhiễm HIV ở Uragoay sinh ra từ mẹ NCMT nhiễm HIV [32],

Các yểu tố cả nhân và môi trường xã hội liên quan tới HVNC lây nhiễm HIV của người NCMT

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra các yếu tố cá nhân, xã hội, kinh tế, và các yếu tố môi trường làm tăng khả năng xuất hiện các HVNC [29], [39] Rohdes và cộng sự đã gọi đó là “môi trường nguy cơ” lây nhiễm HIV và định nghĩa môi trường nguy

10 cơ là không gian, có thể là không gian về mặt địa lý hoặc xã hội, trong đó một loạt các yếu tố bên ngoài của một cá nhân tác động với nhau làm tăng khả năng lây nhiễm HIV Các yếu tố nguy cơ về môi trường được xác định bởi những tác giả này bao gồm hoàn cảnh nghèo khổ, môi trường tiêm chích cụ thể, nhóm đồng đẳng và mạng lưới xã hội, các chính sách và pháp luật, sự bất bình đẳng về dân tộc và giới, kỳ thị và phân biệt đối xử, buôn bán qua biên giới, các liên kết giao thông, sự di chuyển và hòa trộn của dân cư và các thay đổi xã hội ở cấp vĩ mô và chuyển giao nền kinh tế [31] Một điều tra khác về TCMT và QHTD ở người sử dụng ma túy ở Tây Bắc nước Anh đã tìm ra nhiều yếu tố xã hội và yếu tố hành vi có liên quan chặt chẽ với hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV Kết quả nghiên cứu cho biết tình trạng vô cư, tội phạm, không hiểu biết về vấn đề sức khỏe liên quan đến ma túy và sử dụng ma túy của đối tượng có mối liên quan với việc dùng chung các dụng cụ tiêm chích [29] Cũng với thiết kế tương tự, một nghiên cứu tiến hành trên 2.231 người NCMT tại Chiang Mai, Thailand cho rằng người NCMT có nhiều bạn tình, lạm dụng tình dục có mối liên quan đến hành vi bắt đầu tiêm chích ma túy [39] Nghiên cứu này cũng cho biết những đối tượng lần đầu sử dụng Heroin thì có nguy cơ tiêm chích ngay trong lần đầu sử dụng cao hơn so với những người sử dụng thuốc phiện [39].

Tóm lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về HVNC lây nhiễm HIV ở người NCMT Hai HVNC chính là dùng chung BKT khi TCMT và QHTD không dùng BCS.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến HVNC lây nhiễm HIV của người NCMT, bao gồm các yếu tố cá nhân và các yếu tố môi trường Mức độ của các HVNC trong nhóm người NCMT khác nhau giữa các vùng miền và thay đổi theo thời gian Nhiều nghiên cứu về hành vi của người NCMT đang được tiến hành ở các nước trên thế giới để theo dõi chiều hướng thay đổi hành vi nguy cơ của người NCMT.

1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.2.1 Phưong pháp nghiên cứu được sử dụng trong các nghiên cứu HVNC của ngưò’i NCMT Địa điểm và thời gian nghiên cứu: tại Việt Nam, các nghiên cứu về hành vi nguy cơ lây nhiễm

HIV trên đối tượng nghiện chích ma túy được tiến hành ở nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước như ở ngoài cộng đồng [17], [19], [21], trong trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06 [10], ở thành phố [10], [8], [14], ở nông thôn miền núi, dân tộc thiểu số [16], [15] Các nghiên cứu được triển khai với nhiều mốc thời gian nghiên cứu trong năm; thậm chí các có các nghiên cứu được triển khai qua các năm để theo dõi chiều hướng thay đổi của các hành vi nguy cơ [8],

[17] Chúng tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu khoa học nào triển khai trên nhóm NCMT tại tỉnh Quảng Nam. Đối tượng nghiên cứu: các nghiên cứu về người NCMT được tiến hành trên cả đối tượng là nam giới và nữ giới, với khoảng tuổi từ 14 tuổi trở lên [14], Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu về hành vi tập trung điều tra ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới và độ tuổi thường gặp là từ 18 đến

Thiết kế nghiên cứu: các thiết kế nghiên cứu sử dụng trong các nghiên cứu về hành vi nguy cơ lây nhiễm của đối tượng NCMT bao gồm 3 loại chính: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

[8], [21], [15],[17]; nghiên cứu định tính [11], [12], nghiên cứu cắt ngang có phân tích kết hợp giữa định tính và định lượng [22].

Cỡ mẫu: cỡ mẫu trong các nghiên cứu về hành vi nguy cơ rất linh động và thay đổi khác nhau tùy thuộc vào mỗi tác giả và mỗi thiết kế khác nhau Với thiết kế định tính cỡ mẫu thường khoảng 20 người [12], [22] Với các thiết kế định lượng cỡ mẫu thường khoảng 300 đến 400 đối tượng [17], [8].

Cách chọn mẫu: quần thể người NCMT là quần thể “ẩn”, khó tiếp cận Do đó phương pháp chọn mẫu thường được sử dụng trong nghiên cứu hành vi là phương pháp “Hòn tuyết lăn”, phương pháp chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát (Respondent Driven Samplings RDS) [17],

[15], [13] Theo phương pháp này, lúc đầu nhà nghiên cứu tuyển chọn 1 đến 2 “hạt giống” tham gia vào nghiên cứu, sau đó

12 những đối tượng được coi là “hạt giống” này được yêu cầu mời thêm các bạn chích của họ cùng tham gia vào nghiên cứu Tuy nhiên, phương pháp chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát cũng bộc lộ một số nhược điểm như: không chọn được đúng đối tượng đích mà nhà nghiên cứu mong muốn hay không nắm rõ địa điểm của đối tượng để tiếp cận khi can thiệp sau này Ngoài ra, đã có nhiều nghiên cứu về hành vi tiến hành theo phương pháp chọn mẫu cụm hai giai đoạn và theo nhận định của các nhà nghiên cứu thì đây là phương pháp chọn mẫu khả thi hơn cả (Giai đoạn 1: lập khung mẫu, ước tính số người NCMT tại mỗi tụ điểm; Giai đoạn 2: tuyển chọn đối tượng tham gia vào nghiên cứu) [22], [21].

Cách thu thập thông tin: phương pháp thu thập thông tin chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp đối tượng qua bộ câu hỏi có cấu trúc [21], [12], [12], [17] Đối với phương pháp này, các điều tra viên sẽ gặp trực tiếp đối tượng và hỏi các câu hỏi có sẵn trong bản hỏi Phương pháp này tổn nhiều thời gian và nguồn lực nhưng có thể hạn chế được việc mất và sai số thông tin.

Bộ công cụ nghiên cứu về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV: các công cụ nghiên cứu về HVNC và mối liên quan của đối tượng NCMT bao gồm các cấu phần như: TCMT, dùng chung BKT, dùng BCS, QHTD với các loại bạn tình, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiến thức hiểu biết về HIV, tiếp cận các chương trình can thiệp [22], [21] Tuy nhiên mỗi nghiên cứu khác nhau thì lại sử dụng tổng lượng thông tin khác nhau về HVNC mà nhà nghiên cứu quan tâm Ở Việt Nam hiện nay, bộ công cụ nghiên cứu về hành vi dùng trong “Chương trình giám sát lồng ghép hành vi và các chỉ số sinh học” là bộ công cụ chuẩn của Quốc gia được dùng để giám sát hành vi cho các nhóm nguy cơ cao qua các năm [8].

1.2.2.2 Nghiên cứu HVNC lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT ở Việt Nam

Hành vi tiêm chích ma túy không an toàn

Các can thiệp về phòng lây nhiễm HIV trên nhóm NCMT

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của quần thể NCMT trong hình thái lây truyền dịch HIV tại Việt Nam, các can thiệp tích cực trên nhóm này cũng đã được triển khai rộng khắp như chương trình quản lý, tư vấn và chăm sóc người nhiễm, chương trình điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV), chương trình giáo dục đồng đẳng, chương trình khuyến khích sử dụng BCS, BKT sạch, dùng thuốc điều trị thay thế Methadone trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện và gần đây nhất là mô hình thí điểm tiếp cận điều trị 2.0 tại Việt Nam Hiệu quả của các chương trình can thiệp ở Việt Nam đã được quốc tế đánh giá là một trong những nước ở khu vực có nhiều nỗ lực trong phòng chống HIV/AIDS Tuy nhiên, việc triển khai còn chưa thực sự bài bản và thiếu đánh giá đầy đủ hiệu quả của chương trình dự phòng Để triển khai các chương trình truyền thông, can thiệp và điều trị hiệu quả thì việc thực hiện tốt chương trình giám sát, theo dõi tình hình dịch, nghiên cứu về hành vi nguy cơ của người NCMT một cách liên tục, dọc theo thời gian là một việc cần thiết để có được một bức tranh thông tin giải thích cho tỷ lệ hiện nhiễm và đưa ra những hoạt động can thiệp phù hợp cho nhóm này, nhất là những tỉnh chưa triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại.

Một số đặc điểm của địa phương nghiên cứu

Quảng Nam là một tỉnh ở khu vực duyên hải miền Trung, là địa phương có 2 di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm Quảng Nam có diện tích 10.406 km 2 , dân số gần 1,5 triệu người, toàn tỉnh có 18 huyện, thành phố, với 241 xã/phường Sự phát triển kinh tế, xã hội trong những năm gần đây kéo theo nhiều tệ nạn, nhất là khu vực tập trung nhiều công nhân, người lao động, các điểm du lịch [1].

Liên quan tới chương trình PC HIV/AIDS, Quảng Nam là tỉnh thành lập trung tâm Phòng chốngHIV/AIDS sau cùng của cả nước, hệ thống tổ chức và nguồn lực ở cơ sở chưa được kiện toàn, chương trình phân phát và thu gom BKT sạch chưa

20 được triển khai Đến hết năm 2011, toàn tỉnh ghi nhận 675 người nhiễm HIV hiện còn sống, 89 người chuyển sang AIDS và 187 người đã tử vong do AIDS Hiện đã có 17/18 huyện/thành phố phát hiện người nhiễm HIV Huyện Thăng Bình có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất (70 người), tiếp đến là TP Tam Kỳ (67 người), huyện Phú Ninh (66 người), Phước Sơn

(55 người), Quế Sơn (53 người) Phân tích đặc điểm dịch tễ học các trường hợp nhiễm được phát hiện qua các năm cho thấy những năm đầu vụ dịch, đa số các trường hợp nhiễm HIV là nam giới trên 40 tuổi, chủ yếu lây nhiễm qua đường máu Trong những năm gần đây, dịch có xu hướng gia tăng, chủ yếu trong đối tượng trẻ, hình thái lây nhiễm chủ yếu qua TCMT và QHTD không an toàn Đối tượng nhiễm nhiều nhất là người NCMT [1] Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nam TCMT của Quảng Nam năm 2011 là 6,8% [23] So với tỷ lệ nhiễm chung trong khu vực ở nhóm NCMT (4,9%) và nhóm PNBD (1,2%) thì tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nam NCMT Quảng Nam hiện đang ở mức cao. Hành vi của con người không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân của họ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường Theo mô hình khái niệm về lý thuyết nhận thức xã hội của Pajares (2002) thì ba yếu tố: môi trường, con người và hành vi liên tục ảnh hưởng qua lại với nhau Hành vi không chỉ đơn thuần là kết quả của sự tác động giữa con người và môi trường, cũng giống như môi trường không chỉ đơn thuần là kết quả của sự tương tác giữa con người và hành vi Yếu tố môi trường được đề cập ở đây bao gồm môi trường xã hội và môi trường thể chất.

(Nhận thức, tác động và các vếu tố sinh hoc)

Mô hình lý thuyết nhận thức xã hội (Pajares, 2002)

Theo mô hình lý thuyết nhận thức xã hội ở trên và dựa trên tình hình thực tế của nhóm NCMT ởQuảng Nam, chúng tôi xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về HVNC của nhóm nam NCMT dưới đây:

- Dùng chung bơm kim tiêm khi TCMT

- Không sử dụng bao cao su khi QHTD

Yếu tố cá nhân: Đăc điểm chung:

Tuổi Dân tộc Trình độ học vấn Nghề nghiệp Thu nhập Tình trạng hôn nhân

Kiến thức về HIV Kiến thức về STI Nhân thức về nguy cơ:

Nguy cơ nhiễm HIV Thưc hành tiêm chích:

Dùng chung thuốc/dụng cụ Tần suất tiêm chích Số năm tiêm chích Đối tượng dùng chung

Thưc hành ỌHTD: Đã từng QHTD

Số lượng bạn tình Loại bạn tình

Sự chấp nhận của cộng đồng

Sự chấp nhận của bạn chích/bạn tình Bạn bè rủ rê, lôi kéo, hùn vốn Tiếp cận BKT sạch Tiếp cận BCSTiếp cận thông tin về HIV/AIDS Tiếp cận VCT và các dịch vụ khác của chương trình PC HIV/AIDS

PHUƠNG PHÁP NGHIÊN cửu

Đối tượng nghiên cứu

Nam giới nghiện chích ma tuý từ 18 tuổi trở lên

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn Đối tượng được chọn vào nghiên cứu định tính phải đáp ứng các điều kiện sau: là nam giới, từ 18 tuổi trở lên, hiện đang sinh sống tại 4 huyện đã điều tra trong nghiên cứu định lượng và tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ Đối tượng không có khả năng hiểu và trả lời PVS, TLN hoặc sau khi tham gia, đã nảy sinh bất kỳ tình huống nào, mà theo ý kiến của điều tra viên là có thể vi phạm thoả thuận tham gia điều tra.

Thời gian và địa điểm

Nghiên cứu định lượng', tiến hành từ tháng 06- 10/2011

Nghiên cứu định tính: tiến hành từ tháng 03 - 04/2012 Địa điểm' Thành phố Tam Kỳ, huyện Thăng Bình, huyện Quế Sơn, huyện Phú Ninh của tỉnh

Quảng Nam Đây là những địa bàn có số lượng người NCMT cao nhất trong tỉnh (bản đồ địa bàn nghiên cứu tại tỉnh Quảng Nam - phụ lục 1).

Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích, kết họp định lượng và định tính Nghiên cứu định lượng'.

Sử dụng một phần nội dung trong bộ câu hỏi điều tra của dự án.

Nghiên cứu định tính: Được thực hiện bằng các kỹ thuật PVS và TLN, để trả lời cho mục tiêu số 2 là chính, đồng thời giải thích, bổ trợ cho những kết quả từ nghiên cứu định lượng trong mục tiêu 1.

Chiến lược và mô hình kết hợp', sử dụng thiết kế kết họp giải thích (theo trình tự)

2.4 Cở mẫu và phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu định lượng: cỡ mẫu phân tích là 350 đối tượng

Nghiên cứu định tính: cỡ mẫu là 45 đối tượng.

Tiến hành 20 cuộc phỏng vấn sâu nam NCMT và 5 cuộc thảo luận nhóm (mỗi nhóm 5 nam NCMT): 1 nhóm đồng đẳng, 1 nhóm NCMT huyện Phú Ninh, 1 nhóm NCMT huyện Quế Son, 1 nhóm NCMT huyện Thăng Bình, 1 nhóm NCMT Thành Phố Tam Kỳ.

Chọn mẫu chùm hai giai đoạn:

• Giai đoạn 1: Xây dựng khung mẫu và phân bổ cỡ mẫu

• Giai đoạn 2: Lựa chọn các cá nhân tham gia nghiên cứu

Giai đoạn I: ước tính trung bình số lượng người NCMT tại một tụ điểm thông qua vẽ bản đồ.

Cỡ mẫu điều tra tại mỗi huyện thị được phân bổ tưong ứng với số lượng Định lương

Phân tích số liệu thứ cấp Tiếp theo

26 người NCMT tại huyện thị đó Tương tự, cỡ mẫu điều tra cho mỗi tụ điểm được phân bổ dựa trên kích cỡ của tụ điểm đó.

Giai đoạn hai: giám sát viên cùng với người có ảnh hưởng và có khả năng tiếp cận tụ điểm được lựa chọn tham gia vào nghiên cứu Các cán bộ điều tra của địa phương tiếp cận đối tượng, phát phiếu mời, tiến hành sàng lọc và chọn đối tượng tham gia vào nghiên cứu.

Nghiên cứu định tỉnh: chọn mẫu thuận tiện

Nhóm nghiên cứu tiếp cận người NCMT qua đồng đẳng viên Đồng đẳng viên là người dẫn đường và trực tiếp liên hệ hẹn gặp người NCMT theo thời gian và địa điểm cụ thể sao cho thuận tiện nhất cho người NCMT Các địa điểm phỏng vấn bao gồm tại các quán cà phê vườn và ở nhà riêng của nhóm NCMT.

2.5 Phuơng pháp thu thập số liệu

Chúng tôi đã sử dụng một phần nội dung trong bộ câu hỏi phỏng vấn định lượng của dự án Nội dung của các câu hỏi được lựa chọn nằm trong 3 phần chính: Phần 1: Đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm chung của người NCMT; Phần 2: Hành vi dùng chung BKT khi TCMT.

Phần 3: Hành vi quan hệ tình dục Các câu hỏi lựa chọn dùng cho nghiên cứu này được bôi đậm trong cột số thứ tự (STT) của bộ câu hỏi (phụ lục 10).

Công cụ thu thập là bản hướng dẫn PVS, hướng dẫn TLN (Phụ lục 6 và 7) Đối với các cuộc PVS và TLN, chúng tôi có ghi chép và ghi âm các cuộc phỏng vấn.Nghiên cứu viên có vai trò điều phối, lắng nghe, quan sát và hướng các đối tượng trả lời theo đúng mục tiêu thu thập thông tin đã đề ra Tất cả các cuộc PVS, TLN được thực hiện tại một không gian thoải mái, thuận tiện cho đối tượng, đảm bảo tính riêng tư, không bị người khác làm phiền, nhằm khai thác tối đa các thông tin.

2.5.3 Điều tra viên và giám sát viên Điều tra viên trong nghiên cứu định tính bao gồm: học viên và 2 cán bộ của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Quảng Nam Học viên là điều tra viên chính và cũng là GSV trong suốt quá trình thu thập số liệu định tính Các điều tra viên được tập huấn kỹ về nội dung và yêu cầu của cuộc điều tra, các kỹ năng tiếp cận, kỹ năng phỏng vấn và ghi chú thông tin.

2.6 Phuong pháp phân tích số liệu

Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra lại toàn bộ số phiếu điều tra, đảm bảo tính chính xác khi đưa số liệu vào phần mềm xử lý Quá trình xử lý và phân tích số liệu được thực hiện bằng phần mềm Stata 10 Các kết quả phân tích và trình bày số liệu được dựa trên thứ tự 2 mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Phân tích mô tả: sử dụng các thông số như tần số, tỷ lệ %, min, max

Phân tích mối liên quan: đưa ra mối liên quan giữa các yếu tố với hành vi dùng chung bơm kim tiêm và hành vi không sử dụng BCS khi QHTD Kiểm định % 2 (Chi - square) với mức ý nghĩa a < 0.05 được dùng để kiểm định cho mối liên quan.

Biến phụ thuộc: dùng chung BKT trong 1 tháng qua và không sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất trong vòng 12 tháng qua.

Biến phục thuộc Định nghĩa, mã hóa biến Ghi chú

Dùng chung BKT khi tiêm chích ma túy Là hành vi dùng lại BKT (xi lanh, ống chích) của người khác đã hoặc vừa dùng xong HAY đưa cho người khác dùng lại BKT của mình vừa dùng để tiêm chích trong 1 thảng trước cuôc điều tra :

Biến này được tạo ra từ 2 câu hỏi (Câu C304 và C305- bộ câu hỏi)

Không sử dụng BCS khi quan hệ tình dục

Là hành vi không sử dụng BCS với các loại bạn tình (vợ/người yêu; PNBD; bạn tình bất chợt) trong lần quan hê tình due gần đây nhất trong 12 tháng qua 0 không sử dụng 1= có sử dụng

Biến này được tạo ra từ 3 câu C702; C802 và C902

Biến độc lập-, tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng gia đình, tình trạng hôn nhân, thời gian tiêm chích ma tuý, tần suất tiêm chích, dùng chung thuốc/dụng cụ pha thuốc, đối tượng tiêm chích, số bạn tình/12 tháng qua, loại bạn tình, kiến thức HIV, kiến thức STI, tự đánh giá nguy cơ nhiễm HIV của bản thân, đã từng QHTD, tiếp cận BKT, BCS (định nghĩa các biến độc lập - Phụ lục 2) 2.6.2 Nghiên cứu định tính

Các cuộc PVS, TLN được gỡ băng và tổng họp theo các bước Đầu tiên, nhóm nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các chủ đề phân tích; sau đó tập họp tất cả các số liệu liên quan theo từng chủ đề; Đọc và tóm tắt vào bảng; sắp xếp và hình thành các tiểu mục theo chủ đề; và cuối cùng là chọn lựa các đoạn trích dẫn phù họp, tiêu biểu.

Các chủ đề phân tích bám sát theo mục tiêu và xoay quanh những nội dung chính như: Các hành vi nguy cơ: lý do, bối cảnh và các yếu tố tác động dẫn đến hành vi nguy cơ, nhận thức của đối tượng, thực hành hành vi nguy cơ Các khó khăn, rào cản ngăn trở đối tượng có được hành vi an toàn (dùng bao cao su, sử dụng bơm kim tiêm sạch, V.V ) và những gợi mở và mối quan tâm của các đối tượng về các vấn đề nêu trên để giúp định hướng cho các chiến lược can thiệp.

2.7 Các chỉ số, biến số nghiên cửu

Các biến số nghiên cứu được lựa chọn dựa trên mục tiêu nghiên cứu và các chỉ số nghiên cứu liên quan.

Mục tiêu 1: Hành vi nguy cơ ở người NCMT bao gồm các chỉ số:

- Tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT theo các khung đo thời gian (6 tháng qua, 1 tháng qua và trong lần gần đây nhất)

- Tỷ lệ người NCMT dùng lại BKT của người khác

- Tỷ lệ người NCMT đưa cho người khác dùng lại BKT của mình

- Tỷ lệ người NCMT dùng chung thuốc, dụng cụ pha thuốc trong 6 tháng qua và trong lần gần đây nhất

- Tần suất tiêm chích trong ngày trong 1 tháng qua

- Tỷ lệ dùng chung BKT và dùng chung thuốc/dụng cụ pha thuốc ở những người NCMT nhiễm HIV (+)

- Số lượng bạn tình của người NCMT (vợ/người yêu, PNBD, bạn tình bất chợt)

- Tỷ lệ không sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình (vợ/người yêu, PNBD, bạn tình bất chợt)

- Tần suất thường xuyên sử dụng BCS với các loại bạn tình trong 12 tháng qua

- Tỷ lệ người NCMT nhiễm HIV (+) có QHTD không dùng BCS với các loại bạn tình trong

12 tháng và lần gần đây nhất.

Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ, bao gồm các chỉ số:

Các chỉ số, biến số nghiên cứu

Các biến số nghiên cứu được lựa chọn dựa trên mục tiêu nghiên cứu và các chỉ số nghiên cứu liên quan.

Mục tiêu 1: Hành vi nguy cơ ở người NCMT bao gồm các chỉ số:

- Tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT theo các khung đo thời gian (6 tháng qua, 1 tháng qua và trong lần gần đây nhất)

- Tỷ lệ người NCMT dùng lại BKT của người khác

- Tỷ lệ người NCMT đưa cho người khác dùng lại BKT của mình

- Tỷ lệ người NCMT dùng chung thuốc, dụng cụ pha thuốc trong 6 tháng qua và trong lần gần đây nhất

- Tần suất tiêm chích trong ngày trong 1 tháng qua

- Tỷ lệ dùng chung BKT và dùng chung thuốc/dụng cụ pha thuốc ở những người NCMT nhiễm HIV (+)

- Số lượng bạn tình của người NCMT (vợ/người yêu, PNBD, bạn tình bất chợt)

- Tỷ lệ không sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình (vợ/người yêu, PNBD, bạn tình bất chợt)

- Tần suất thường xuyên sử dụng BCS với các loại bạn tình trong 12 tháng qua

- Tỷ lệ người NCMT nhiễm HIV (+) có QHTD không dùng BCS với các loại bạn tình trong

12 tháng và lần gần đây nhất.

Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ, bao gồm các chỉ số:

- Nhóm các chỉ số liên quan đến yếu tố cá nhân: o Tuổi o Dân tộc o Trình độ học vấn o Thu nhập bình quân o Thời gian tiêm chích o Kiến thức về HIV, STI

- Nguyên nhân và hoàn cảnh dẫn tới các hành vi nguy cơ: thu thập qua PVS, TLN

- Nhóm chỉ số liên quan đến hành vi: o Dùng chung thuốc/dụng cụ o Tần suất tiêm chích o Số năm tiêm chích o Đối tượng dùng chung o Số lượng bạn tình o Loại bạn tình

Phần mô tả chi tiết các biến số định lượng được nêu tại phụ lục 2; Chi tiết về bản hướng dẫn phỏng vấn sâu, TLN xin xem trong phụ lục 6 và phục lục 7.

Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu

HIV: là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Imumunodeíìcency Virus” là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh [2].

AIDS', chữ viết tắt của cụm từ “Acquired Immuno Deficiency Syndrome” là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong [2].

Hành vi nguy cơ cao: là hành vi dễ làm lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích ma túy không an toàn và những hành vi khác dễ làm lây nhiễm HIV [2].

Người NCMT: được định nghĩa cho mục tiêu của nghiên cứu là nam giới từ 18 tuổi trở lên, đã từng sử dụng ma tuý (không phải thuốc y tế kê theo đơn) bằng cách tiêm trong 1 tháng qua, đang sống và sinh hoạt ngoài cộng đồng [3].

Dùng chung BKT trong thảng qua: tức là sử dụng lại bơm kim tiêm mà người khác đã hoặc vừa dùng xong hoặc đưa cho người khác dùng bơm kim tiêm mà bạn vừa dùng để tiêm chích trong thời gian một tháng qua [3].

Dùng chung thuốc: nghĩa là lấy thuốc từ cùng 1 lọ chứa [3].

Làm sạch bơm kim tiêm: Hút nước sạch vào đầy bơm kim tiêm và phụt ra để làm sạch máu và các chất bẩn còn dính trong bơm tiêm và kim, làm nhiều lần Hoặc tháo rời vỏ, lõi bơm và kim tiêm, bỏ vào xoong nước sạch, đậy nắp xoong và đun sôi trong 20 phút kể từ khi nước sôi [3].

Phụ nữ bán dâm: là phụ nữ QHTD với khách làng chơi để kiếm tiền.

Vợ, người yêu: là người có quan hệ tình dục thường xuyên không trả tiền (người mà

NCMT cưới hoặc sống cùng với người NCMT) [3].

Bạn tình bất chợt không trả tiền: là người mà bạn có quan hệ tình dục nhưng không phải là vợ, người yêu hay phụ nữ mại dâm [3].

Giáo dục viên đồng đẳng: là người nghiện ma túy (NMT) đã hoàn lương được lựa chọn, đào tạo, cung cấp trang bị để tham gia vào các can thiệp giảm tác hại như hoạt động TTGDTT, tư vấn phòng chống HIV/AIDS, phân phát: BKT, BCS, giới thiệu khám chữa NTLTQĐTD cho người NMT [2]

Tụ đỉểm\ là vị trí những người NMT tụ tập để tiêm chích và hút, hít như công viên, bến xe, đường phố, bãi tha ma, nhà trọ v.v [3].

Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức của người NCMT

Một người NCMT được xem là có kiến thức đạt về HIV khi trả lời đúng cả 5 câu hỏi dưới đây (chỉ số dự phòng 21 trong 54 chỉ số quốc gia):

- Chỉ QHTD với một bạn tình chung thủy không nhiễm HIV sẽ làm giảm lây nhiễm HIV.

- Luôn sử dụng BCS khi QHTD có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

- Một người nhìn bề ngoài khỏe mạnh có thể đã bị nhiễm HIV.

- Muỗi cắn không làm lây truyền HIV.

- Án chung với người bị nhiễm HIV không bị lây HIV o Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Thang điểm tối đa cho 5 câu là 5 điểm o Trả lời đúng cả 5 câu -> Kiến thức đạt o Trả lời đúng dưới 5 câu -ỳ Kiến thức không đạt

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu này tuân thủ theo quy trình xét duyệt đạo đức của Trường Đại học Y tế công cộng Việc sử dụng số liệu thứ cấp được sự chấp thuận của Ban quản lý dự án và Viện PasteurNha Trang Kết quả của nghiên cứu này hoàn toàn phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học Các thông tin điều tra, kết quả phân tích của nghiên cứu được lưu trữ và giữ bí mật, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và không ảnh hưởng gì đến đời sống, công việc của người NCMT trên địa bàn nghiên cứu Mặt khác, việc phân tích số liệu trong nghiên cứu này được tiến hành hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào mục tiêu của dự án hay bất kỳ một mục đích nào khác Khi kết thúc nghiên cứu, chúng tôi sẽ có báo cáo phản hồi kết quả cho địa phương để nhận được sự góp ý.

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

Chúng tôi tiến hành phân tích dựa trên kết quả phỏng vấn của 350 đối tượng nam NCMT trong nghiên cứu định lượng và 45 người NCMT qua 20 cuộc PVS, 5 cuộc TLN trong nghiên cứu định tính tại 4 huyện/thành phố của tỉnh Quảng Nam Kết quả nghiên cứu được trình bày dưới đây:

3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIẺM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu

3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu-xã hội học

Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu- xã hội học nhóm nam NCMT Đặc điểm n Tỷ lệ (%)

Khác 1,14 Đã từng lập gia đình 350

Chưa bao giờ 69,71 Đang có vợ 24,86 Đã ly dị 4,29 Đã ly thân 0,86

Sống cùng vợ/bạn gái 20,0

Sổng cùng với người thân 69,43

Thu nhập trung bình hàng 341 tháng (triệu đồng) 10 năm 96,55 Đi xa khỏi tỉnh/thành phố liên tục trong một tháng trở lên Có

Bảng trên cho thấy: tuổi trung bình của nhóm là 27,6 tuổi, đa số là dân tộc Kinh (98,9%). Gần 1/4 đã có vợ, hon 2/3 hiện đang sống với người thân, kế đến là sống với vợ/bạn gái (1/5) và 10% là sống một mình hoặc sống cùng với bạn hoặc sống lang thang Trên 65% đối tượng làm nghề tự do và 16% hiện đang thất nghiệp Thu nhập trung bình hàng tháng của người NCMT là 2,4 triệu đồng, khoảng 38% có thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng Khoảng 50% đối tượng có trình độ học vấn là cấp trung học cơ sở Hầu hết đối tượng có thời gian sinh sống tại Quảng Nam từ 10 năm trở lên Có 1/5 đối tượng di biến động ra khỏi tỉnh/thành phố liên tục từ một tháng trở lên trong 12 tháng trước cuộc điều tra.

Hoàn cảnh gia đình chủ yếu là nghề nông, thu nhập thấp, không có nghề nghiệp, không có việc làm đã được nhiều người NCMT giãi bày "nghề nông mà, cha mẹ thì ở nhà, mình thì lúc nào cỏ việc ai kêu thì đi làm thôi, có tháng thì đi làm được vài ngày, có thảng đi làm đủ, có khi tháng ở nhà chơi (TLN, NCMT, 25 tuổi)

Biểu đồ 3: Trình độ học vấn của ĐTNC

Trên 90% nam NCMT tại Quảng Nam có trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên Tỷ lệ nam NCMT mù chữ chiếm tỷ lệ thấp 0,3%, học hết cấp 1 chiếm 8,3% Một số người NCMT cho biết đã tốt nghiệp ở các trường cao đẳng nghề, nhưng “tZo gia đỉnh nghèo, học hết cẩp 2 thì nghỉ ở nhà sửa xe mảy, sau đó chán đi làm nghề này nghề kia” (NCMT, 25 tuổi).

3.2 HÀNH VI NGUY cơ LÂY NHIỄM HIV

3.2.1 Hành vi tiêm chích ma túy

3.2.1.1 Đặc tính về tiêm chích ma túy

Bảng 2: Đặc tính về tiêm chích ma túy của nam NCMT Quảng Nam Đặc điểm n Tỷ lệ (%)

Thời gian tiêm chích ma túy (năm) < 1 năm 350

Loại ma túy tiêm chích/tháng qua Hêrôin “trắng”

Tần suất tiêm chích/ngày trong 350 tháng qua > 4 lần/ngày 6,3

1 lần/ngày 30,8 ít hơn 1 lần/ngày 38,6

Không biết/không trả lời 0,6

Tiêm chích ma túy ở tỉnh/thành phố khác/12 tháng qua

Tên tỉnh/thành phố mà người NCMT đến tiêm chích/12 tháng qua

Thời gian TCMT trung bình là 4,3 năm, có những người mới tiêm chích trong năm 2011 và cũng có những người đã tiêm chích gần 22 năm Trung bình một người chích một lần/ngày và cao nhất là bốn đến năm lần/ngày Heroin “trắng” là loại ma tuý được sử dụng phổ biến (88%), kế đến là thuốc phiện đen 6,9%, Có 15,7% đã từng TCMT ở các tỉnh/thành phố khác trong 12 tháng qua, TP Đà Nằng là nơi mà người NCMT ở Quảng Nam di chuyển đến thường xuyên nhất với tỷ lệ là 51%, kế đến là TP HCM 29% và 20% di chuyển đến các tỉnh/thành khác Có 19% người NCMT đã từng ở trung tâm cai nghiện

Kết quả PVS, TLN cũng cho thấy sự phù hợp với kết quả nêu trên.

"Cách đây 3 năm thì mỗi ngày mình chích 1 lần, giờ hai lần, chích nhiều tiền đâu ra, mẩy đứa nó có tiền nó chích nhiều, mình không có chích ít hom ” (NCMT, 30 tuổi).

“Ở đây ít việc làm, nhiều khi bọn em phải ra Đà Nang kiếm việc, ngoài đó quen mấy đứa kiếm thuốc cũng dễ Mấy đứa bên Quế Sem lên Tam Kỳ không mua được thuốc cũng ra ngoài đó

3.2.1.2 Hành vi dùng chung BKT ở nhóm nam NCMT tại Quảng Nam

Biểu đồ 4: Tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT theo thòi gian

Biểu đồ 4 cho thấy tỷ lệ sử dụng chung BKT trong những người NCMT vào năm 2011 với nhiều khung thời gian đo lường: từ trước tới giờ, trong 6 tháng qua, 1 tháng qua và lần gần đây nhất Dùng chung BKT còn tương đối phổ biến: gần 75% người NCMT xác nhận đã từng dùng chung BKT, 33,1% có dùng chung BKT trong vòng 6 tháng qua Tỉ lệ dùng chung BKT trong vòng 1 tháng qua chiếm gần 26%.

Trao đổi về hành vi dùng chung BKT, nam NCMT cho biết:

“Dùng chung cỏ, dùng chung (BKT) với tụi bạn đây này, nhóm có 6 thằng, trước kia 7 nhưng mà

1 thằng vừa xét nghiệm tháng rồi bị nhiễm nên hẳn bỏ di rồi, còn 6 thằng vẫn gọi nhau gộp tiền rồi nhờ anh Tấn mua thuốc giùm ” (NCMT, 30 tuổi). Đối với người nghiện, tiền là vấn đề rất quan trọng và theo họ tiền là yếu tố quyết định đến việc dùng chung BKT hay dùng riêng BKT Một nam NCMT khác trong nhóm chơi thẳng thắn chia sẻ “chơi cái này sao mà chơi riêng được, tiền mô cho đủ, ngày mới chơi còn có tiền giờ khó khăn lắm, xỉ bây giờ cũng năm nghìn cái, hôm rồi tiền mua thuốc hết phải xin đứa cháu mấy nghìn chạy mua xi” (NCMT, 24 tuôi).

Dùng lại BKT của người Đưa người khác dùng lọi khác (n= 116) BKT cùa mình (n= 116)

Biểu đồ 5: Các hình thức dùng chung trong tháng qua

Việc dùng lại bơm kim tiêm của người khác tương đương với việc đưa BKT mà mình đã sử dụng cho người khác dùng lại, khoảng 25%. Điều tra định tính cho biết đa phần người NCMT chích theo nhóm nên việc dùng lại BKT của người khác hay đưa cho bạn sử dụng lại BKT của mình là rất phổ biến, kết quả này cũng đã lý giải cho các tỷ lệ trong biểu đồ 5

“Bọn em quen nhau trong nhóm cả mà chị, hồi nào mà mình không có xi thì mượn nó rồi mình mua trả sau Nhiều khi bọn em chích cùng một xi, căn ra mỗi thằng một “cữ”, thằng chích trước thẳng chích sau"(NCMT, 32 tuổi).

Biểu đồ 6: Lý do dùng chung BKT trong lần tiêm chích gần đây nhất

* Không bao giờ Đôi khi Đa số các lần

Lý do phổ biến dùng chung BKT trong lần tiêm chích gần đây nhất là do đối tượng không có đủ BKT để dùng, gần 45%, có 33,3% dùng chung là do không đủ tiền để chích một mình, gần 17% là do thích dùng chung cùng bạn Còn lại khoảng 6% đối tượng không trả lời câu hỏi này.

Có nhiều đối tượng cho biết mình không có BKT để dùng vì ‘‘hồi đó đi làm xa, chỉ mua khoảng 10 cây cầm theo, làm cùng mỗi đứa xin cây hai cây nên hết” (NCMT, 26 tuổi), có đối tượng cho là “ngày chích bốn năm lần, mua cây thôi” (NCMT, 32 tuổi).

Có người NCMT thì thích dùng chung, cho rằng dùng chung thích hcm, vui hơn ‘‘dạo trước em chích riêng, ngày đó chích có lần bị sốc người nó cứ mệt lừ, giựt giựt, nó cứ choáng choáng, sau đó em sợ không dám, bây giờ quen mẩy anh chơi cùng thấy vui ” (NCMT, 25 tuổi)

3.2.1.3 Hành vi dùng chung thuốc/dụng cụ pha thuốc

Bảng 3: Dùng chung thuốc/dụng cụ pha thuốc trong 6 tháng và lần gần nhất Đặc tính n Tỷ lệ (%)

Dùng chung thuốc hoặc 350 dụng cụ pha thuốc/6 tháng Tất cả các lần 8,29 qua Đa số các lần 25,43 Đôi khi 46,00

Không bao giờ 20,29 Đối tượng dùng chung 279 thuốc hoặc dụng cụ pha Phụ nữ bán dâm 0,36 thuốc/6 tháng qua Bạn tình khác 2,87

Dùng chung thuốc hoặc 350 dụng cụ pha thuốc /lần gần Có 42,86 đây nhất Không 57,14

Số người dùng chung thuốc 148 hoặc dụng cụ pha thuốc/ lần 1 người 13,51 gần đây nhất 2 người 60,81

Khoảng 80% người NCMT có dùng chung thuốc, dụng cụ pha thuốc trong 6 tháng qua.

Tỷ lệ này được đo lường trong lần gần đây nhất là 43% Chủ yếu các đối

37 tượng dùng chung thuốc/dụng cụ pha thuốc với bạn chích (96%), có 8/279 người NCMT cho biết dùng chung với bạn tình khác và chỉ có 1 nam NCMT có dùng chung thuốc/dụng cụ pha thuốc với PNBD.

Chung tiền để mua thuốc là phổ biến, nhất là khi thuốc khan hiếm, tăng giá:

BÀN LUẬN

1 Đặc điểm nhân khẩu-xã hội học của nam NCMT

Tuổi của nam NCMT: tuổi trung bình nhóm nam NCMT tại Quảng Nam là 27,6 tuổi, cao hon nhóm tuổi NCMT tại An Giang (25 tuổi), Đà Nang (24,8 tuổi), nhung trẻ hơn so với nhóm NCMT ở nhiều tỉnh như Hải Phòng (31,5 tuổi), cần Thơ (32 tuổi), Quảng Ninh (31,5), Hà Nội (31,5 tuổi) [8] Nhóm tuổi từ 20-29 chiếm 48,6%; nhóm tuổi từ 30-39 chiếm 23,1% Điều này phù hợp với nhận định của Cục Phòng chống HIV/AIDS: nhiễm HIV có xu hướng "trẻ hoá" và có sự đảo ngược về tỷ lệ nhiễm HIV giữa 2 nhóm tuổi (nhóm trên 30 tuổi và dưới 30 tuổi), vào năm 1993 tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm trên 30 tuổi cao hơn nhưng đến năm 2002 thì ngược lại. Chiều hướng này được cắt nghĩa bởi hình thái dịch của Việt Nam chủ yếu qua TCMT và hầu hết những người nghiện ma túy đều trẻ, có thời gian chuyển từ hút sang chích khá nhanh, trong khi đó nguy cơ nhiễm HIV đặc biệt cao do dùng chung BKT.

Thảo luận nhóm NCMT tại một xã trọng điểm ma túy ở huyện Quế Sơn cho biết trên 70 % trai làng chơi ma túy Hầu hết thanh niên trong làng bị bạn bè lôi kéo, buộc hòa nhập với những người nghiện ma túy và coi chơi ma túy như là một trào lưu của tuổi trẻ, ai không chơi thì trở nên lạc hậu và bị cách ly Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng trẻ hóa trong cộng đồng người NCMT tại Quảng Nam Trình độ học vấn: gần 50% có trình độ học vấn hết cấp 2; 40% có trình độ học vấn hết cấp 3 Nhìn chung, NCMT tại Quảng Nam có trình độ học vấn tương đương với trình độ học vẩn của NCMT tại nhiều tỉnh như Bắc Giang [16], cần Thơ [17], Thanh Hóa [28], Hải Phòng [6] Đối với nhóm NCMT, tuổi học phổ thông cơ sở là tuổi thay đổi tâm sinh lý, dễ đua đòi, dễ bị bạn bè rủ rê lôi kéo sử dụng ma túy Trình độ văn hoá thấp làm hạn chế khả năng tiếp thu các kiến thức và nhận thức về vấn đề bệnh tật của người nghiện, do vậy đối tượng dễ thực hành các HVNC lây nhiễm HIV Đây là một thử thách lớn đối với hoạt động truyền thông cũng như giáo dục tạo việc làm và chuyển nghề cho họ, do đó rất cần sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức tổ chức xã hội để giáo dục các em sống có hiểu biết, tránh xa những hành vi thiếu lành mạnh và không bị môi trường xã hội cám dỗ.

Tình trạng hôn nhân, gỉa đình: tỷ lệ người NCMT đã ly dị, ly thân, góa vợ trong nghiên cứu này không nhiều, tổng cộng 6%, khá tương đồng với tỷ lệ ở nhóm nam NCMT Đồng Nai (6,6%) [21], nhưng thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Sang tại Bắc Giang (27%)

[22] Tỷ lệ nam NCMT chưa lập gia đình chiếm chủ yếu (gần 70%), tương đương với tỷ lệ ở điều tra IBBS vòng V năm 2011 ở Pokhara Valley, Nepal (68,5%) [36] và tương đương với tỷ lệ trong nghiên cứu lượng giá nguy cơ nhiễm HIV/AIDS tại 7 tỉnh của Việt Nam: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Sóc Trăng [13].

Kết quả điều tra cũng cho biết, đại đa số đối tượng tham gia nghiên cứu là người dân tộc Kinh (99%); gần 97% người NCMT là người nội tỉnh, một số ít là chuyển từ nơi khác đến Hơn 2/3 hiện đang sống với người thân, kế đến là sống với vợ/người yêu (20%) và 10% là sống một mình hoặc đang sống cùng bạn Tỷ lệ người NCMT sống cùng với người thân trong gia đình (bố mẹ, anh chị em, vợ) chiếm tỷ lệ cao là cơ sở thuận lợi để nâng đỡ tinh thần và chăm sóc đối tượng, vận động người NCMT cai nghiện và thực hiện các biện pháp giảm tác hại phòng lây truyền HIV Tuy nhiên vẫn có 10 % sống độc thân hoặc đang sống cùng bạn nghiện ma túy. Những người này hay di biến động và có thể ngày càng lôi kéo bạn bè sa đà vào nghiện ngập do đó cần chú ý nhóm đối tượng này khi thực hiện các biện pháp can thiệp cho người nghiện. Đặc điểm về nghề nghiệp:

Qua điều tra định tính cho thấy, phần lớn người NCMT có hoàn cảnh gia đình cha mẹ làm nghề nông, tuy nhiên trên thực tế chỉ có 8% người NCMT làm nghề nông (làm ruộng), đa phần (65,1%) làm nghề tự do như chạy xe ôm, khuân thuê, vác mướn, đào vàng, đi rừng, có việc thì làm, không có thì chơi Thỉnh thoảng, lâu lâu không có việc làm thì lại lên núi đào vàng với người quen và bạn bè Tỷ lệ người NCMT thất nghiệp là 16%, tỷ lệ này khá tương đồng với tỷ lệ thất nghiệp của người NCMT tại các tỉnh điều tra IBBS vòng 2 năm 2009 [8] Thu nhập trung bình của người NCMT là 2,4 triệu/tháng và có 38% người NCMT có thu nhập hàng tháng dưới 2 triệu đồng Không có nghề nghiệp hoặc có nghề nghiệp nhưng thu nhập thấp, không ổn định, thường xuyên di biến động, điều này đã khiến sự quản lý của gia đình người nghiện cũng như sự tiếp cận để vận động người nghiện thay đổi hành vi càng trở nên khó khăn hơn.

2 Hành vi nguy cơ lây nhiễm của nam NCMT Quảng Nam

2.1 Hành vi tiêm chích ma túy

Thời gian tiêm chích ma túy

Thời gian tiêm chích ma tuý trung bình của nam NCMT Quảng Nam là 4,3 năm, tương đồng với nhóm NCMT tại Điện Biên, nhưng cao hơn nghiên cứu tại Đà Nang (3,55 năm) và thấp hơn nhóm NCMT ở nhiều tỉnh như: Hải Phòng (7,35 năm); Quảng Ninh (7,23 năm); cần Thơ (7,07); Yên Bái (6,73 năm) [8] Có 29,4% NCMT có thời gian tiêm chích dưới 3 năm, trong đó NCMT có thời gian TCMT dưới 1 năm là 10,6% Có những người mới sử dụng trong năm 2011 và cũng có những người đã sử dụng 22 năm Khảo sát mối liên quan giữa hành vi dùng chung BKT và thời gian tiêm chích, chúng tôi thấy sự kết hợp có ý nghĩa thống kê giữa TCMT

Ngày đăng: 01/12/2023, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu- xã hội học nhóm nam NCMT - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng 1 Đặc điểm nhân khẩu- xã hội học nhóm nam NCMT (Trang 40)
Bảng trên cho thấy: tuổi trung bình của nhóm là 27,6 tuổi, đa số là dân tộc Kinh (98,9%). - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng tr ên cho thấy: tuổi trung bình của nhóm là 27,6 tuổi, đa số là dân tộc Kinh (98,9%) (Trang 41)
Bảng 2: Đặc tính về tiêm chích ma túy của nam NCMT Quảng Nam - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng 2 Đặc tính về tiêm chích ma túy của nam NCMT Quảng Nam (Trang 42)
Bảng 3: Dùng chung thuốc/dụng cụ pha thuốc trong 6 tháng và lần gần nhất - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng 3 Dùng chung thuốc/dụng cụ pha thuốc trong 6 tháng và lần gần nhất (Trang 46)
Bảng 4: Tình trạng hôn nhân và các vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng 4 Tình trạng hôn nhân và các vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục (Trang 50)
Bảng 5: số lượng các loại bạn tình của nhóm nam NCMT tỉnh Quảng Nam - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng 5 số lượng các loại bạn tình của nhóm nam NCMT tỉnh Quảng Nam (Trang 51)
Bảng 6: Đặc điểm về việc sử dụng BCS của nhóm nam NCMT Quảng Nam - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng 6 Đặc điểm về việc sử dụng BCS của nhóm nam NCMT Quảng Nam (Trang 52)
Bảng 7: Lý do người NCMT sử dụng BCS trong quan hệ tình dục Lý do - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng 7 Lý do người NCMT sử dụng BCS trong quan hệ tình dục Lý do (Trang 54)
Bảng trên cho thấy: hai lý do chủ yếu mà người NCMT dùng BCS khi QHTD là tránh thai và phòng bệnh. - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng tr ên cho thấy: hai lý do chủ yếu mà người NCMT dùng BCS khi QHTD là tránh thai và phòng bệnh (Trang 54)
Bảng 8: Địa điểm người NCMT thường nhận BCS - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng 8 Địa điểm người NCMT thường nhận BCS (Trang 55)
Bảng 9. Tỷ lệ kết họp hai HVNC (dùng chung BKT và không dùng BCS) - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng 9. Tỷ lệ kết họp hai HVNC (dùng chung BKT và không dùng BCS) (Trang 56)
Bảng 9 cho biết: - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng 9 cho biết: (Trang 56)
Bảng 10: Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) ờ nhóm nam NCMT tỉnh Quảng Nam - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng 10 Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) ờ nhóm nam NCMT tỉnh Quảng Nam (Trang 57)
Bảng 11: Kiến thức, quan niệm về HIV/AIDS của nam NCMT - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng 11 Kiến thức, quan niệm về HIV/AIDS của nam NCMT (Trang 59)
Bảng 13: Tiếp cận chương trình BKT, BCS và các thông tin về tiêm chích và tình dục an toàn - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng 13 Tiếp cận chương trình BKT, BCS và các thông tin về tiêm chích và tình dục an toàn (Trang 60)
Bảng 12: Tiếp cận chương trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng 12 Tiếp cận chương trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện (Trang 60)
Bảng 14: Một số yếu tố liên quan đến hành vi dùng chung BKT trong tháng qua Yếu tố - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng 14 Một số yếu tố liên quan đến hành vi dùng chung BKT trong tháng qua Yếu tố (Trang 62)
Bảng 15: Một số yếu tố liên quan tới hành vi không sử dụng BCS trong QHTD Yếu tố - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Bảng 15 Một số yếu tố liên quan tới hành vi không sử dụng BCS trong QHTD Yếu tố (Trang 71)
Sơ đồ 2. Các yếu tố liên quan đến hành vi không dùng BCS khi QHTD - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
Sơ đồ 2. Các yếu tố liên quan đến hành vi không dùng BCS khi QHTD (Trang 72)
Phụ lục 3. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu - Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011   2012
h ụ lục 3. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu (Trang 101)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w